Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh lai châu giai đoạn 2006 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 90 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết phải quy hoạch

:

Tỉnh Lai Châu mới được thành lập theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày
26/11/2003 trên cơ sở tách từ tỉnh Lai Châu cũ và sát nhập với huyện Than Uyên từ
tỉnh Lào Cai. Lai Châu là tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, vùng đất biên cương
hùng vĩ và giàu tiềm năng của Tổ quốc, nơi sinh sống của 20 dân tộc anh em với sự
đa dạng về bản sắc văn hoá. Nhân dân các dân tộc Lai Châu có truyền thống yêu
nước, yêu quê hương, núi rừng, bản làng, có lòng mến khách và tinh thần đoàn kết
trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương giàu đẹp.
Những di tích lịch sử nổi tiếng như Bia cổ Hoài Lai trên sông Đà, miếu Nàng
Han ở Phong Thổ, các bản văn hoá dân tộc ít người, các cảnh quan thiên nhiên đặc
sắc như cao nguyên Sìn Hồ; động Tiên Sơn - Bình Lư ở Tam Đường; rừng nguyên
sinh ở Mường Tè; suối nước nóng Vàng Bó ở Phong Thổ.v.v…là những tiềm năng
tài nguyên quý giá để Lai Châu phát triển du lịch.
Hiện tại, Lai Châu còn là một trong những tỉnh nghèo, kinh tế hàng hoá chậm
phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp vì vậy tiềm năng du lịch chưa
có điều kiện khai thác, sự phát triển du lịch còn mang tính chất tự phát... Để hội
nhập vào trào lưu phát triển du lịch của cả nước, khu vực và quốc tế, khai thác có
hiệu quả tiềm năng du lịch của Lai Châu, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế
– xã hội của tỉnh thì việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lai Châu là
một yêu cầu cần thiết và cấp bách, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và
những bước đi vững chắc cho ngành du lịch thời kỳ 2006 - 2020 cũng như cho
những năm tiếp sau nhằm khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và lợi thế mà tỉnh có.
Từ những nhận thức trên, thời gian qua Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND
Tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Sở Thương mại & Du lịch phối hợp với Viện Nghiên cứu
phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch và một số cơ quan Trung ương khác xây dựng


dự án “ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 20062020 “ làm cơ sở cho việc thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu kinh tế - xã
hội của tỉnh nói chung và của ngành du lịch nói riêng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung quy hoạch:
2.1. Mục tiêu:
Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Lai Châu giai đoạn 2006 - 2020 là
bước cụ thể hoá các định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu được thể
hiện trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Lai Châu lần thứ X và Quy hoạch TTPT
kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020 nhằm:
1. Xây dựng được hệ thống quan điểm, mục tiêu phát triển ngành du lịch một
cách toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường;
2. Đưa ra các chỉ tiêu cụ thể, các định hướng và giải pháp phát triển du lịch làm
cơ sở để lập các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, các quy hoạch chi tiết và các dự án
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ nay đến năm 2020 đảm bảo tính khả
thi, cân đối cung - cầu, khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, phát huy thế mạnh,
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

1


tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù cho địa phương góp phần “đẩy nhanh phát triển các
ngành dịch vụ trở thành ngành có tỷ trọng cao trong GDP của tỉnh”.
2.2. Nhiệm vụ và nội dung:
1.
Đánh giá các điều kiện, tiềm năng tài nguyên và hiện trạng phát triển
du lịch của tỉnh Lai Châu.
2.
Xác định vị trí du lịch, quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Lai
Châu đến năm 2020.
3.

Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch về lượng khách, doanh thu, GDP
Du lịch, nhu cầu cơ sở lưu trú, lao động…
4. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch;
5. Tổ chức không gian du lịch theo lãnh thổ (tuyến, điểm, khu du lịch, trung
tâm du lịch.v.v…).
6.
Xác định các khu vực ưu tiên đầu tư, đề xuất danh mục các dự án ưu
tiên đầu tư (về quy mô, nhu cầu vốn…) làm cơ sở xây dựng các quy hoạch chi tiết
và các dự án nhằm thu hút vốn đầu tư ở trong và ngoài nước về phát triển du lịch.
7.
Đề xuất một số vấn đề về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch góp
phần đảm bảo phát triển du lịch bền vững.
8.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị tổ chức thực hiện quy hoạch.

3. Các căn cứ xây dựng quy hoạch :
3.1. Các văn bản pháp lý:
- Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam,
tháng 04 năm 2001.
- Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trong tình hình mới
(Số 197/TW ngày 11/11/1998).
- Nghị quyết số 37/NQ-TƯ ngày 1/7/2004 của Bộ Chính trị về phương hướng
phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ đến năm 2010.
- Luật Du lịch Việt Nam;
- Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 của chính phủ về đổi mới và phát triển du
lịch;
- Chỉ thị số 32/1998/CT - TTg ngày 23/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến 2010 và văn bản số 7689

BKH/CLPT ngày 6/11/1998 về việc triển khai thực hiện;
- Nghị định 16/2005NĐ - CP ngày 7/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng;

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

2


- Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006
- 2020;
- Thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 11/1/1999 về hướng dẫn quản lý các dự án
quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ Lai Châu lần thứ XI;
- Quyết định 398/QĐ - UB ngày 07/4/2005 của UBND tỉnh Lai Châu V/v phê
duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lai
Châu giai đoạn 2006 - 2020.
3.2. Các định hướng phát triển :
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010 (Quyết
định phê duyệt số 307/TTg ngày 24/5/95 của Thủ tướng Chính phủ );
- Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 (Quyết định phê duyệt số
97/2002/QĐ - TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ) ;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 20062020;
- Định hướng phát triển du lịch khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm
2010 và tầm nhìn đến năm 2020 (dự thảo báo cáo) ;
- Quy hoạch của các ngành có liên quan trong tỉnh như giao thông, cấp thoát
nước, trồng rừng, đô thị, bưu chính viễn thông.v.v...
3.3. Các căn cứ khác :

- Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới những năm gần đây,
xu thế phát triển du lịch những năm đầu thế kỷ XXI ;
- Các nguồn lực phát triển du lịch của Lai Châu và nhu cầu đối với hoạt động
du lịch của nhân dân trong tỉnh cũng như du khách cả nước và quốc tế.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

3


PHẦN I
ĐÁNH GÍA TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH LAI CHÂU
I. TIỀM NĂNG VÀ CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LAI CHÂU

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên:
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1. Vị trí địa lý: Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới ở phía Tây Bắc Việt
Nam có toạ độ địa lý được xác định từ vị trí 210 40' đến 220 50' vĩ độ Bắc, từ 1020 20’'
đến 1030 50' kinh độ Đông và được giới hạn bởi: phía Đông và Đông Bắc giáp Lào
Cai, Yên Bái; phía Nam và Tây Nam giáp Điện Biên và Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh
Vân Nam của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh Lai Châu có đường biên
giới dài 273 km với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma
Lù Thàng đang được xây dựng thành khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi
phát triển thương mại và dịch vụ du lịch của tỉnh.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên: Diện tích tự nhiên tự nhiên của tỉnh là 9.070,999
km chiếm xấp xỉ 2,75% diện tích cả nước, đứng thứ 6 trong số 64 tỉnh thành phố,
trong đó rừng và đất rừng có gần 3.184,7 km 2 (chiếm 35% diện tích đất tự nhiên toàn
tỉnh), tỷ lệ độ che phủ đạt khoảng 31%, đất trống đồi trọc chiếm 51%.

2

a. Địa hình: Do chịu ảnh hưởng lớn của hoạt động kiến tạo nên địa hình Lai
Châu rất phức tạp, mang những nét riêng biệt mà các vùng khác không có với nhiều
kiểu địa hình, đặc biệt phổ biến địa hình núi cao và núi cao trung bình có độ dốc lớn,
mức độ chia cắt ngang và sâu rất mạnh. Trên 60% diện tích có độ cao trên 1.000m
và trên 90% diện tích có độ dốc lớn hơn 25 o và bị chia cắt mạnh mẽ bởi các dãy núi
chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, trong đó có nhiều đỉnh núi cao từ 2.500
đến trên 3.000m (đỉnh Phanxipăng ở vùng giáp ranh với Lào Cai cao 3.143m) ẩn
chứa nhiều hang động nguyên sơ có giá trị để phát triển du lịch. Nhìn chung địa hình
Lai Châu tương đối đa dạng và phong phú, tạo nên nhiều cảnh núi non hùng vĩ, đẹp
và hấp dẫn. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch như tham
quan, thể thao mạo hiểm. v. v... và đặc biệt là du lịch sinh thái đang thu hút được sự
quan tâm du khách trong và ngoài nước.
b.
Khí hậu, thời tiết: Lai Châu có chế độ khí hậu điển hình của vùng
nhiệt đới núi cao Tây Bắc, ngày nóng đêm lạnh và ít chịu ảnh hưởng của mưa bão.
Do sự thay đổi độ cao biến thiên từ 1.300 đến 3.143m nên chỉ tiêu khí hậu của Lai
Châu biến động mạnh theo khu vực và độ cao, phân chia thành 2 mùa: mùa đông và
mùa hè rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao (mùa hè);
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp
(mùa đông). Tháng 4 và tháng 10 là thời gian chuyển giao giữa hai mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm là 19,6 oC, ở mức mát mẻ. Nhiệt độ trung
bình thấp nhất là 14,3 oC (tháng I) và trung bình coa nhất đạt 23,0 oC (tháng 7). Các
tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 20 oC phổ biến từ tháng 11 đến tháng 3. Các
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

4



tháng có nhiệt độ cao hơn 25 oC phổ biến từ tháng 5 đến tháng 9 và chỉ xảy ra ở các
vùng có độ cao thấp hơn 500m. Tổng lượng nhiệt trung bình cả năm đạt 8.121 oC.
Do có sự thay đổi lớn về độ cao nên chế độ nhiệt giữa vùng cao và thấp cũng rất
khác nhau. Những vùng có độ cao hơn 1.000m như khu vực cao nguyên Sìn Hồ,
Dào San, Sin Suối Hồ, Hồ Thầu...khí hậu mát và lạnh quanh năm rất thích hợp với
hoạt động du lịch nghỉ mát.
Lượng mưa ở Lai Châu khá lớn, đạt bình quân từ 2.500 - 2.700mm/năm và
phân bố không đều trong năm. Mưa lớn tập trung vào mùa hè, nhất là các tháng
6,7,8 và thường chiếm tới 80% lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (từ tháng 12
đến tháng 3 năm sau) có lượng mưa ít, chỉ chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm.
Hướng gió chủ đạo của Lai Châu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh
hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc. Các yếu tố bất lợi về thời tiết đối với phát
triển kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng ở đây có mưa đá, gió
lốc...thường xảy ra vào đầu mùa mưa với tần suất xuất hiện trung bình 1,3 - 1,5
ngày/năm. Ngoài ra, mùa đông thường xuất hiện sương muối, cá biệt có tuyết rơi tại
các vùng núi cao.
c. Địa chất, thuỷ văn: Lai Châu nằm trong khu vực địa chất Tây Bắc Việt Nam,
có đặc điểm địa chất khá phức tạp. Cấu trúc địa chất chủ yếu là núi đất, xen kẽ là các
dãy núi đá vôi có dạng địa chất karst tạo nên các hang động và sông suối ngầm. Đặc
biệt, mức độ hoạt động kiến tạo rất mãnh liệt xảy ra trong những giai đoạn khác
nhau gây nên những đứt gãy lớn. Tính chất phức tạp đó của cấu tạo địa chất đã có
ảnh hưởng lớn đến các yếu tố tự nhiên của Lai Châu.
Tài nguyên nước ngọt của Lai Châu khá dồi dào. Là vùng thượng lưu của sông
Đà, địa hình chia cắt mạnh, lượng mưa lớn...nên Lai Châu có mật độ sông suối khá
cao đạt 5,5 đến 6km/ km2, phân bố tương đối đều và mang tính đầu nguồn nằm trong
các hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Mê Kông...Hệ thống sông này không những
có vai trò cung cấp nước ngọt trong sản xuất nông nghiệp mà cả trong ngư nghiệp
của địa phương.
Dòng sông chính là sông Đà bắt nguồn từ huyện Cảnh Dương (Vân Nam,

Trung Quốc) chạy dọc theo huyện Mường Tè, sau đó chạy dọc phía Nam huyện Sìn
Hồ, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lai Châu và Điện Biên . Trên địa bàn Lai
Châu có ba hệ thống sông chính là chi lưu cấp I của sông Đà, gồm:
+ Sông Nậm Na: Diện tích lưu vực khoảng 2.190 km 2, gồm các địa bàn: toàn
bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường và phần Tây Bắc của huyện Sìn Hồ với
mođun dòng chảy trung bình từ 40 - 80l / s / km2;
+ Sông Nậm Mạ: Gồm toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, có tổng diện
tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, môđun dòng
chảy trung bình khoảng 50l / s / km2;
+ Sông Nậm Mu: Chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên với diện tích
lưu vực khoảng 2.958 km 2, môđun dòng chả mùa kiệt đạt 8l / s / km 2, mùa lũ tần
xuất 2% đạt 12 - 14m3 / s / km2.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

5


Nước mặt là nguồn tài nguyên quý giá cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt,
đồng thời còn để phát triển thuỷ điện. Hiện nay ở Lai Châu đã có một số công trình
thuỷ điện vừa và nhỏ như Nậm Sì Lường (huyện Mường Tè), Nà Khằm (huyện Than
Uyên), Mường Mô (huyện Mường Tè), Phìn Khò (huyện Mường Tè),Vàng Bó
(huyện Phong Thổ),nông trường Thân Thuộc (huyện Than Uyên); trong tương lai sẽ
xây dựng các dự án công trình thuỷ điện lớn như Nậm Hằng (huyện Mường Tè),
Bản Chát (huyện Than Uyên ), v.v…Các công trình thuỷ điện, ngoài việc cung cấp
điện năng còn là tài nguyên phát triển du lịch.
Ngoài ra, với cấu trúc địa hình đặc biệt, phần lớn các dòng sông đều chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam, lòng sông dốc, nhiều thác ghềnh góp phần tạo phong
cảnh hùng vĩ là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch.
d.

Sinh vật: Thảm thực vật Lai Châu mang tính chất nhiệt đới với độ che
phủ tự nhiên khá cao. Tuy nhiên do nhiều điều kiện khách quan như thiên tai, hoả
hoạn, chiến tranh và đặc biệt là hoạt động di cư tự do, tập quán du canh du cư của
một bộ phận nhân dân, rừng đã và đang bị tàn phá nặng nề. Trong những năm gần
đây Chính phủ có chính sách giao đất, giao rừng, khoanh nuôi bảo vệ và trồng mới
diện tích rừng, tỉnh Lai Châu đã bảo vệ, khôi phục và trồng mới được một diện tích
rừng đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2004 , toàn tỉnh Lai Châu có 318.470 ha
rừng, độ che phủ đạt tỷ lệ xấp xỉ 35%, trong đó rừng tự nhiên có 303.758 ha và rừng
trồng là 14.249ha (Số liệu của Sở NN và PTNT Lai Châu).
Rừng có nhiều gỗ quý như: lát, chò chỉ, pơmu...,các lâm sản như cánh kiến đỏ,
song, mây, trầm hương, quế, sa nhân ... nhưng do tình trạng đốt phá rừng làm nương
rãy và khai thác gỗ bừa bãi trước đây đã làm cho suy kiệt thảm rừng. Hiện nay rừng
còn lại của Lai Châu chủ yếu là rừng nghèo, rừng đang được bảo vệ khoanh nuôi tái
sinh và rừng trồng chưa khép kín. Diện tích rừng trung bình và rừng giàu chỉ chiếm
9,2% diện tích rừng hiện có. Các vạt rừng nguyên sinh còn rất ít ở những vùng núi
cao, xa và địa hình hiểm trở.
Rừng ở Lai Châu, đặc biệt là ở khu vực huyện Mường Tè trước những năm
1980 thế kỷ trước có nhiều loại động vật quý hiếm như : Tê giác, Voi, Bò tót, Vượn,
Hổ, Gấu, Công.v.v...nhưng sau thời kỳ dài săn bắn trái phép bừa bãi và diện tích
rừng nguyên sinh bị thu hẹp nên quần thể động vật hoang dã đã bị suy kiệt, hiện còn
lại số lượng rất ít.
Việc phát triển nguồn tài nguyên rừng có quan hệ mật thiết với phát triển kinh
tế xã hội và nguồn tài nguyên đất và nước. Vì vậy, phát triển và làm giàu vốn rừng ở
Lai Châu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái,
rừng đầu nguồn sông Đà mang lại lợi ích kinh tế cho cả nước. Thảm thực vật phong
phú vừa tạo nên môi trường khí hậu tốt vừa là đối tượng nghiên cứu của khách du
lịch.
e.

Đất đai: Đất ở Lai Châu có thể chia thành các nhóm chính sau:


+ Nhóm đất feralit phát triển trên đá macma: Loại này phân bố ở phía Bắc các
huyện Mường Tè, Phong Thổ. Địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên cơ
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

6


giới cát, độ phì thấp, độ chua cao. Loại đất này không phù hợp với các loại cây
trồng.
+ Nhóm đất feralit phát triển trên đá trầm tích: Loại đất này phân bố khắp nơi
trong tỉnh trên dạng địa hình núi thấp, cao nguyên, đất có độ dày cao, thành phần cơ
giới nhẹ đến trung bình, ít chua phù hợp với một số cơ cấu cây trồng như lát hoa,
mỡ, keo...
+ Nhóm đất feralit phát triển trên đá biến chất: Loại này phân bố ở khu vực
Tam Đường và rải rác một số nơi trong tỉnh. Đất có tầng dày, thành phần cơ giới nhẹ
đến trung bình, độ chua cao.
+ Nhóm đất phát triển trên các loại phù sa: Phân bố ven sông suối, ven bồn địa,
thung lũng, có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì cao, ít chua.
Trên tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 9.070,999 km 2, hiện trạng sử dụng đất
như sau: (Số liệu năm 2005):
+ Đất nông nghiệp: Khoảng 43.702,05 ha (chiếm 4,82%)
+ Đất lâm nghiệp: Khoảng 359.252,68 ha (chiếm 39,6%)
+ Đất chuyên dùng: Khoảng 4.779,79 ha (chiếm 0,05%)
+ Đất ở và đô thị hiện có: Khoảng 2.464,62 ha (chiếm 0,03%)
+ Đất chưa sử dụng: Khoảng gần 453.194,75 ha (chiếm 49,9%)
1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên :
Với diện tích tự nhiên trải rộng tới hơn 9.000 km 2, đặc biệt có địa hình đa
dạng được thiên nhiên ưu dãi, nhiều cảnh quan đẹp...đã tạo cho Lai Châu nguồn tiềm

năng du lịch tự nhiên qúi giá làm cơ sở cho việc phát triển các loại hình du lịch như
du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng chữa bệnh, du lịch mạo
hiểm.v.v...Trong các điểm danh thắng quan trọng ở Lai Châu phải kể đến động Tiên
Sơn, Hồ Thầu, thác nước Tắc Tình (xã Bình Lư, huyện Tam Đường); cảnh quan hai
bờ sông Đà, động Ông Tiên (xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ), động Tà Ngảo (xã Tà Ngảo
- huyện Sìn Hồ) ; Dào San, suối nước nóng Mường So (thị trấn Mường So, huyện
Phong Thổ), v.v...Tiêu biểu trong số các điểm danh thắng trên phải kể đến động
Tiên Sơn, thác Tác Tình, Hồ Thầu, Dào San, cảnh quan hai bên sông Đà... là những
tài nguyên du lịch tự nhiên thực sự có khả năng hấp dẫn khách du lịch.
1.2.1. Động Tiên Sơn - Bình Lư (huyện Tam Đường):
Động Tiên Sơn - Bình Lư nằm kề quốc lộ 4D nối liền thị xã Lào Cai, Sa Pa
(tỉnh Lao Cai) với quốc lộ 12 đến thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên)và quốc
lộ 32 đi Than Uyên. Khu vực động còn có cảnh hùng vĩ của dãy Hoàng Liên Sơn với
ngọn Phan Xi Phăng nổi tiếng quanh năm ẩn hiện trong mây trắng, hợp cảnh cùng
dòng Nậm Giê uốn lượn lẩn khuất quanh những dãy núi. Huyện Tam Đường cách Sa
Pa 65km có ngọn núi dáng con sư tử phục. Nói đến quần thể động là nói đến một
chuỗi liên hoàn động có tên từ xưa là động " Đán Đón " hiểu theo tiếng phổ thông là
động "Đá Trắng". Ngày nay người dân nơi đây gọi là động Tiên Sơn hoặc động Bình
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

7


Lư. Động nối tiếp nhau chạy dài gần nửa cây số thông qua 2 sườn núi, tổng số các
vòm động lên tới 69 khoang mà nhân dân thường gọi là các cung, động gồm nhiều
thạch nhũ muôn hình, muôn màu của một " Tây thiên thắng cảnh" tạo cho người
xem một cảm giác thú vị xen lẫn ngỡ ngàng. Một nét đặc trưng của động Bình Lư là
trong lòng động luôn có dòng suối chảy qua tạo nên những cảnh quan và âm thanh
thật kỳ ảo, gây ấn tượng cho người xem.

Ngoài giá trị thắng cảnh, động Bình Lư với địa hình có cửa thông và sâu cho
nên từ xa xưa cho tới các cuộc kháng chiến anh hùng của chúng ta trong thời kỳ
cách mạng vừa qua, nơi này đã trở thành các kho tàng cất giấu lương thực, vũ khí...
phục vụ cho cuộc kháng chiến và trở thành điểm di tích văn hóa của tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Thác Tác Tình (huyện Tam Đường):
Thác Tác Tình nằm ở địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường, cách quốc lộ
4D khoảng 4km và có thể tiếp cận dễ dàng. Thác cao hơn 50m, gồm 2 tầng, nước
chảy quanh năm và có thể được nhìn thấy từ xa. Đến gần thác còn có thể nghe đựợc
những âm thanh của dòng chảy, chiêm ngưỡng hoặc tắm mát vui đùa dưới lòng suối
hoặc có thể leo núi chinh phục đỉnh cao... Đây là một điểm cảnh quan đẹp, một tài
nguyên du lịch sinh thái của địa phương.
1.2.3. Cảnh quan Sông Đà (huyện Sìn Hồ):
Nếu xuất phát từ bờ Bắc sông Đà (nơi hội lưu của dòng Nậm Na với sông Đà)
xuôi dòng sông Đà theo hướng Đông qua các huyện Sìn Hồ, Tủa Chùa, hoặc theo
hướng Tây khoảng vài chục km, du khách đều có thể chiêm ngưỡng những cảnh
quan kỳ vĩ, những mái đá đen, đỉnh núi cao vút tầng mây...Hai bên bờ còn lưu lại
những bản dân tộc với những mái nhà thấp thoáng như những nét chấm phá vào
khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Dọc lòng sông luôn luôn lộng gió, chính vì vậy đây
thực sự là nơi thích hợp với du lịch sông nước trên thuyền vừa vọng cảnh vừa nghe
những làn điệu dân ca Thái và thưởng thức các món ăn dân tộc.
Sau này nếu xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La, cốt nước cao lên đến 215 m
thì khu vực lân cận thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) như một lòng hồ mênh mông
rất thuận lợi phát triển các loại hình du lịch sinh thái hồ nước và trở thành một đặc
thù du lịch của khu vực Tây Bắc, một tiềm năng phát triển du lịch lớn của Lai Châu
và Điện Biên.
1.2.4. Cao nguyên Sìn Hồ (huyện Sìn Hồ):
Cao nguyên Sìn Hồ thuộc địa phận huyện Sìn Hồ, cách thị xã Lai Châu theo
tỉnh lộ 128 qua Nậm Loỏng khoảng 61km, hoặc theo quốc lộ 12 sau đó qua Chăn
Nưa theo tỉnh lộ 128 khoảng 34km. Đây là vùng cao trung bình trên 1.000m có khí
hậu quanh năm mát mẻ (trung bình khoảng 19 oC), thích hợp với loại hình du lịch

nghỉ dưỡng. Tại khu vực Sìn Hồ còn có một số điểm cảnh quan như động Tiên, núi
Đá Ô có khả năng hấp dẫn khách tham quan.
Sìn Hồ còn là nơi có nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú. Tại bản Sìn Hồ có
phiên chợ họp vào các ngày chủ nhật trong tuần. Nếu đúng dịp, du khách được
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

8


chiêm ngưỡng một bức tranh đầy sắc màu trong phiên chợ của người dân vùng núi
cao. Đến với Sìn Hồ du khách sẽ được giao lưu với những cô gái duyên dáng và các
chàng trai khỏe khoắn, rực rỡ trong các trang phục nhiều mầu sắc với những nét văn
hóa tinh tế, khuôn mặt rạng rỡ, nụ cười đằm thắm; đến với những ngày lễ hội, ngày
vui, ngất ngây, đắm say trong lời hát đối giao duyên và men rượu nồng say bên bếp
lửa...
Ngoài ra, đây còn là khu vực có nghề thủ công mây tre là những mặt hàng lưu
niệm có giá trị phục vụ du lịch.
1.2.5. Khu vực Hồ Thầu, Pa Pe (huyện Tam Đường):
Hồ Thầu thuộc địa phận huyện Tam Đường, cách Thị xã Lai Châu khoảng
15km về phía Đông và có khả năng liên hệ thuận tiện với Thị xã qua quốc lộ 4D.
Hồ Thầu là khu vực có tiềm năng du lịch tổng hợp với cảnh quan thiên nhiên
đặc trưng của vùng Tây Bắc, suối khoáng nóng, khí hậu mát mẻ trong lành, bản dân
tộc với lễ hội truyền thống Tủ Cải hấp dẫn du khách.v.v...
Với vị trí giao lưu thuận lợi (gần quốc lộ 4D), nơi đây có thể phát triển du lịch
sinh thái kết hợp văn hóa phục vụ khách du lịch và nhân dân thị xã.
1.2.6. Khu vực Dào San (huyện Phong Thổ):
Dào San thuộc địa phận huyện Phong Thổ, cách thị trấn khoảng 20km về phía
Đông Bắc. Cũng như Hồ Thầu, Dào San là điểm tài nguyên du lịch tự nhiên kết hợp
bản dân tộc của tỉnh Lai Châu.

Ngoài các điểm danh lam thắng cảnh trên, Lai Châu còn có các suối nước nóng
phục vụ du lịch chữa bệnh như suối nước nóng Mường So, Vàng Bó (Phong Thổ),
Nà Đon (Tam Đường); các đỉnh cao trên 2.500m dành cho du lịch mạo hiểm
.v.v...Trong giai đoạn phát triển từ nay đến năm 2020, do có sự hình thành các hồ
thuỷ điện Nậm Hằng (huyện Mường Tè), Bản Chát (huyện Than Uyên), bên cạnh
việc cung cấp điện năng các hồ chứa nước kể trên sẽ là các điểm tài nguyên du lịch
sinh thái hồ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch.
2. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn:
2.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội:
Là một trong những tỉnh có con người đến cư trú rất sớm. Tại các khu di khảo
cổ học ở hang Nậm Phé, Nậm Tun (Phong Thổ) đã tìm thấy công cụ của thời kỳ đồ
đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới. Ngoài ra người ta còn tìm thấy ở đây những công cụ
bằng đồng của nền văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại Hùng Vương như: trống đồng
Mường So (huyện Phong Thổ)...
Thời Hùng Vương, Lai Châu thuộc bộ Tân Hưng, thời Lý thuộc bộ Đà Giang,
thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lê thuộc trấn Gia Hưng...

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

9


Trải qua các thời kỳ lịch sử, mảnh đất "phên dậu" của Tổ quốc luôn đuợc giữ
vững và đã được Lê Lợi khẳng định từ năm 1431 trên vách đá " Sơn xuyên nhập bản
đồ, đề thơ khắc núi đá, trấn giữ Tây Việt ta ".
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Lai Châu luôn là vùng đất có truyền
thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng, nhân dân các dân tộc miền núi
có tinh thần đoàn kết, yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, không chịu áp
bức, bóc lột. Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã và đang vượt qua khó khăn gian khổ

về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố
cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung
và phát triển du lịch nói riêng, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và
quốc tế...Trải qua những thăng trầm cùng đất nước, Lai Châu có nhiều thay đổi. Đến
nay, Lai Châu có 6 đơn vị hành chính gồm 1 thị xã (TX.Lai Châu) và 5 huyện (trong
đó có 3 huyện biên giới) bao gồm 90 xã, phường, thị trấn (81xã, 3 phường và 6 thị
trấn), trong đó có 21 xã biên giới, 74 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn (chiếm 90% số
xã). Tỉnh lỵ Lai Châu đặt ở thị xã Lai Châu.
2.1.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc:
Dân số Lai Châu đến 31/12/2005 có trên 323.665 người (xấp xỉ bằng 0,4% dân
số cả nước), mật độ dân số 36 người /km 2. Dân số khu vực thành thị chiếm 8,2%,
dân số nông thôn chiếm 91,8%, tỷ lệ tăng dân số của tỉnh những năm gần đây có
chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, năm 2003 là 2,31% (cao hơn bình
quân cả nước là 1,2%).
Lai Châu là vùng đất sinh sống của 20 dân tộc anh em, gồm: Thái, Mông,
Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, La Hủ, Giấy, Lự, Mảng Ư, Pù Ná, Kháng, Tày, Cống,
Nùng, Si La, Mường, Hoa, Lôlô, Xinh Mun.
Người Thái, người Kinh, người Mông, người Dao... là những dân tộc có dân số
chiếm tỷ lệ cao ở Lai Châu (dân tộc Thái chiếm khoảng 33,5%, dân tộc Mông
khoảng 23,6%, dân tộc Dao chiếm khoảng 14,4%, dân tộc Kinh khoảng 11,2%, dân
tộc Hà Nhì: 5,6%). Có những dân tộc mà Việt Nam chỉ có ở Lai Châu và Điện Biên
như La Hủ, Mảng Ư, Si La, Cống. Mỗi dân tộc có truyền thống văn hoá mang bản
sắc riêng tạo nguồn cảm hứng vô tận cho du khách đến tìm hiểu và nghiên cứu.
Các dân tộc ở Lai Châu có bản sắc văn hoá truyền thống đặc sắc thể hiện qua
các lễ hội, nghề thủ công truyền thống.v.v..., trong số đó nền văn hoá dân tộc Thái ở
Tây Bắc luôn là đề tài hấp dẫn du khách gần xa tham quan tìm hiểu.
Nhân dân các dân tộc ở Lai Châu có truyền thống đoàn kết và đấu tranh, có
tinh thần cần cù yêu lao động đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, giữ vững biên
cương của Tổ quốc.

Phần lớn đồng bào dân tộc sống rải rác ở các khu vực vùng cao, vùng sâu vùng
xa với cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống còn nhiều khó khăn, tình trạng du canh du cư
còn tồn tại, chính vì vậy phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế tỉnh Lai Châu.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

10


Bảng 1: Tình trạng dân số Lai Châu từ năm 1999 đến năm 2005

Năm
Tổng số

Nam
Nữ
Thành thị
Nông thôn
1 .Thị xã Lai Châu
2.Huyện Tam Đường
3. Huyện Mường Tè
4. Huyện Sìn Hồ
5. Huyện Phong Thổ
6. Huyện Than Uyên

(Đơn vị tính: người)
2000
2001


2002
2003
294.27
279.203
286.597
301.302
8
Chia theo giới tính
147.28
139.601
143.298
151.615
6
146.99
139.602
143.299
149.687
2
Chia theo thành thị và nông thôn
23.423
24.035
24.599
36.073
269.67
255.780
262.562
265.229
6
Chia theo huyện - thị xã
54.223

42.895
69.520
47.574
87.150

2004

2005

316.816

323.665

159.223

162.758

157.593

160.907

49.120

50.422

267.696

273.243

18.377

42.098
45.856
72.051
49.293
89.141

18.934
42.987
46.965
73.363
50.324
91.101

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004 và năm 2005 tỉnh Lai Châu; số liệu quy hoạch
TTKTXHLai Châu đến năm 2020

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a. Tốc độ tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm qua kinh tế Lai Châu tiếp tục phát triển, tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) năm 2004 tính theo giá trị so sánh năm 1994 ước đạt 543,5 tỷ đồng, năm
2005 là 597,8 tỷ đồng.
Nhịp độ tăng GDP trung bình giai đoạn 2000 - 2005 là 8,37%. Trong đó GDP
khu vực nông - lâm nghiệp tăng 3,68%, khu vực công nghiệp - xây dựng 18,7%,
dịch vụ 9,75%.
GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 2,9 triệu đồng theo giá hiện hành,
bằng 38,6% mức trung bình cả nước (7,5 triệu đồng/người).
Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng khu vực
công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 16,53% (năm 2000) lên 23,85% (năm
2004); khu vực nông - lâm nghiệp giảm từ 56,82% (năm 2000) xuống 47,4% (năm
2004) và khu vực dịch vụ tăng từ 26,655 (năm 2000 lên 28,75% (năm 2004).

b. Thu chi ngân sách:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

11


- Tổng thu ngân sách năm 2004 là 823,12 tỷ đồng (trong đó khoảng 90% trợ
cấp từ Trung ương); năm 2005 là 1.264,165 tỷ đồng trong đó các khoản thu trên địa
bàn là 73,117 tỷ, thu từ Trung ương trợ cấp 1.023,750 tỷ đồng. Như vậy hàng năm
Trung ương trợ cấp 85 - 90% tổng thu ngân sách của tỉnh. Qua đó cho thấy, nền kinh
tế Lai Châu phụ thuộc chủ yếu từ trợ cấp từ Trung ương;
- Tổng chi ngân sách năm 2004 là 823,12 tỷ đồng; năm 2005 là 1.264,165 tỷ
đồng trong đó chi đầu tư phát triển 232,686 tỷ đồng (chiếm 18,4%), chi thường
xuyên 426,329 tỷ đồng (chiếm 33,72%), chi đầu tư xây dựng cơ bản 56,110 tỷ đồng
(chiếm 4,43%), chi khác 549,04 tỷ đồng (43,43%). Thu trên địa bàn chỉ đảm bảo
5,83% chi thường xuyên.
c. Xuất nhập khẩu:
Tổng kim ngạnh xuất, nhập khẩu năm 2004 đạt 20,4 triệu USD, trong đó kim
ngạch xuất khẩu đạt 18,6 triệu USD chủ yếu qua cửa khầu Ma Lù Thàng.
d. Vốn đầu tư toàn xã hội:
Tổng số vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn năm 2004 ước khoảng 866,734 tỷ
đồng, bằng 117,3% tổng GDP của tỉnh trong đó khu vực nhà nước là 665,834 tỷ
đồng chủ yếu vào việc phát triển cơ sở hạ tầng.
e.Kết quả sản xuất, kinh doanh của các ngành và lĩnh vực có liên quan:
- Sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2001 – 2004 tăng khá, bình
quân 5,5%/năm. Tổng sản lượng lương thực 105.750 tấn, trong đó ruộng lúa chiếm
79%; sản lượng lương thực bình quân đầu người gần 335kg/người. Các loại cây
công nghiệp như chè, thoả quả, đậu tương, lạc, mía...phát triển khá mạnh. Đàn gia
súc và gia cầm phát triển khá: đàn trâu có 80.149 con, bò 11.134 con, lợn 149.691

con, ngựa 9.103 con, dê 13.187 con và đàn gia cầm 615.879 con. Chăn nuôi theo
hướng hàng hoá được quan tâm và bước đầu phát triển. Công tác khoanh nuôi phát
triển diện tích rừng phòng hộ được chú trọng, cơ bản hoàn thành việc giao đất,
khoán rừng đến hộ và nhóm hộ; năm 2004, tỷ lệ che phủ dần dần được tăng lên.
Việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản chưa phát triển, giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2004
ước đạt 6,2 tỷ đồng, bằng 75,61% so với năm 2003.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo số liệu điều tra sơ bộ 6 tháng đầu
năm 2004, trên địa bàn Lai Châu có 2.226 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 157,1 tỷ đồng, tăng 30% so với năm
2003.
- Dịch vụ thương mại: Năm 2004 tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ trên địa bàn ước đạt 455 tỷ đồng, đạt 108,1% so với kế hoạch năm, tăng 30% so
với năm 2003, trong đó thương nghiệp quốc doanh đạt 155 tỷ đồng (32,19%). Mạng
lưới thương mại phát triển rộng khắp đến các xã trong toàn tỉnh.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông: Đến hết năm 2004 toàn tỉnh có 14 trạm phát
sóng FM, 5 trạm truyền thanh huyện, tỷ lệ xã được phủ sóng phát thanh khoảng
89%; 18 trạm phát lại truyền hình, tỷ lệ xã được phủ sóng truyền hình là 75%.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

12


f. Các thành quả phát triển xã hội:
- Lao động và việc làm: Tổng số người ở độ tuổi lao động năm 2003 có khoảng
155.537 người, chiếm 50,3% dân số toàn tỉnh, trong đó số người có khả năng lao
động là 149.300 người, chiếm 96% dân số ở độ tuổi lao động. Số lao động đã qua
đào tạo có 34.033 người, chiếm 22,8% số người có khả năng lao động trong độ tuổi
lao động. Chất lượng lao động và năng suất lao động còn thấp. Bên cạnh đó, mật độ
dân cư thưa, phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn giữa vùng cao và vùng thấp,

giữa đô thị với vùng xa xôi hẻo lánh, lao động chủ yếu là nông nghiệp chưa theo kịp
với tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dịch vụ của nền kinh tế thị trường. Số
cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và số người lao động có kỹ thuật còn ít. Thực tế
cho thấy, một số cán bộ quản lý và chuyên môn được đào tạo từ miền xuôi lên công
tác tại địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc rất khó phát huy tác dụng. Đây là vấn đề
cần được quan tâm, cần có hướng đào tạo nguồn nhân lực cho phù hợp.
- Giáo dục và đào tạo: Đến năm 2004 toàn tỉnh có 183 trường học, tỷ lệ học
sinh đi học tiểu học đúng tuổi đạt 90%, đến nay mới có 4/86 xã được công nhậ phổ
cập THCS. Đội ngũ giáo viên nhìn chung đã được tăng cường về số lượng và chất
lượng, nhưng tại các xã vùng sâu vùng xa vẫn còn thiếu giáo viên. Về đào tạo trên
địa bàn chưa có cơ sỏ đào tạo dạy nghề.
- Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ: Hiện có 5 bệnh viên đa khoa cấp huyện, 10
phòng khám đa khoa khu vực và 86 trạm y tế xã phường, 5 đội y tế dự phòng, 5 đội
bảo vệ sức khoẻ bà mẹ-trẻ em. Đến hết năm 2004 tổng số cán bộ y té ở Lai Châu là
1.775 người, trong đó có 71 bác sĩ, 2 dược sĩ đại học, 808 cán bộ y tế thôn bản, tỷ lệ
xã có bác sĩ là 3,6%, 565/642 thôn bản có cán bộ y tế. .
- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và khối đoàn kết dân tộc được giữ
vững và ổn định; hệ thống Đảng, Chính quyền, các Đoàn thể nhân dân tiếp tục được
xây dựng và hoạt động có hiệu quả; chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ và
giữ vững; quan hệ đối ngoại giữa Lai Châu với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc được
củng cố, mở rộng và có bước phát triển.
Tất cả các yếu tố trên có ảnh hưởng rất tích cực đến hoạt động du lịch, tạo đà
thuận lợi cho sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh Lai Châu trong xu thế hội nhập.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần do
bàn tay và khối óc cuả sự đoàn kết của 20 dân tộc cùng chung sống ở Lai Châu sáng
tạo và gìn giữ trong dòng chảy cuộc sống. Các tài nguyên này bao gồm những di tích
lịch sử - văn hoá, di tích lịch sử - cách mạng, các làng nghề thủ công truyền thống,
những giá trị văn hoá phi vật thể như văn nghệ dân gian, lễ hội.v.v..thể hiện bản sắc
văn hoá hết sức đa dạng của Lai Châu và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và

ngoài nước đến Lai Châu tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu.
2.2.1. Nhóm các di tích lịch sử - văn hoá:

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

13


Lịch sử hình thành và phát triển đã tạo cho Lai Châu nhiều tiềm năng về di tích
lịch sử - văn hoá có giá trị cho nghiên cứu khoa học, giáo dục và du lịch. Trên mảnh
đất biên cương của tổ quốc trải qua nhiều cuộc binh biến, các di tích lịch sử chủ yếu
liên quan đến thời kỳ nhà Lê, Nguyễn hiện chỉ còn rất ít nhưng đều có giá trị tham
quan nghiên cứu như bia Lê Lợi, khu dinh thự Đèo Văn Long trên bờ sông Đà thuộc
huyện Sìn Hồ, miếu Nàng Han ở huyện Phong Thổ.
* Bia Lê Lợi (Bia cổ hoài lai):
Bia cổ Hoài Lai trên vách đá Pú Huổi Chò trên bờ Bắc sông Đà thuộc địa phận
xã Lê Lợi huyện Sìn Hồ, cạnh đường tỉnh lộ 127 vào huyện Mường Tè, bài thơ Đại
Nam Nhất Thống Chí khẳng định: "Sơn xuyên nhập bản đồ, đề thơ khắc núi đá, trấn
giữ Tây Việt ta " dấu tích ghi lại công lao to lớn của Lê Lợi và Lê Sát đánh tan quân
Minh vào mùa đông năm 1431. Bia Lê Lợi bao gồm nhà bia và tấm bia nếu được
đầu tư tôn tạo sẽ là điểm tham quan của du khách cùng với khu di tích Đèo Văn
Long.
* Dinh thự Đèo Văn Long:
Đây là khu dinh thự của vua Thái thân Pháp trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp nằm trên địa phận xã Lê Lợi, Sìn Hồ trở thành di tích lịch sử giáo dục lòng
căm thù giặc và nơi tham quan tìm hiểu nét kiến trúc, văn hoá Thái. Hiện nay, dinh
thự chỉ còn vết tích, để có thể phục vụ du lịch cần trùng tu, tôn tạo lại.
* Miếu Nàng Han:
Miếu Nàng Han nằm ở bên bờ suối Nậm So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

thờ Nàng Han một người con gái có tài, sắc đã dũng cảm cùng cha đứng lên chống
giặc xâm lăng. Tương truyền sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, nàng xuống suối tắm
rửa sạch sẽ, cùng dân bản vui đón xuân. Vào một hôm Nàng Han lại ra suối tắm, tắm
xong nàng để lại trên bờ một thanh gươm rồi bay về trời. Dân bản đã lập miếu thờ và
từ đó cứ đến ngày 30 tháng giêng âm lịch hàng năm, dân bản lại tổ chức rước cờ
Nàng Han tưởng nhớ đến công tích của nàng đối với dân bản. Đây là một trong
những điểm tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị của Lai Châu.
Ngoài những di tích trên có thể kể đến di tích khu dinh thự Châu Phòng Tô của
Đèo Văn Ẩm ở huyện Phong Thổ với khả năng có thể khai thác kết hợp các di tích ở
lân cận phục vụ tham quan giáo dục tinh thần yêu nước...
2.2.2.Nhóm các di chỉ khảo cổ:
Là mảnh đất có nhiều hang động, Lai Châu lưu giữ nhiều di tích minh chứng
nền văn minh của người Việt cổ. Hiện nay các nhà khoa học tìm thấy nhiều di tích
khảo cổ như tại di tích khảo cổ ở hang Nậm Tun thuộc huyện Phong Thổ đã tìm thấy
công cụ cuả thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới. Ngoài ra ra còn tìm thấy ở đây
những công cụ của bằng đồng thau của nền văn hoá Đông Sơn thuộc thời đại Hùng
Vương như Trống đồng Mường So (huyện Phong Thổ).v.v...Hệ thống các di chỉ
khảo cổ ở Lai Châu đều có giá trị lịch sử văn hoá và hấp dẫn du khách đến tham
quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

14


2.2.3. Lễ hội truyền thống:
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc phán ánh đời sống tâm linh
của mỗi dân tộc, vì vậy khả năng lôi cuốn du khách rất cao. Thông qua lễ và hội,
trong chừng mực nhất định du khách có thể biết được phong tục tập quán của nhân
dân địa phương.

Lai Châu là tỉnh miền núi, nơi cư trú của 20 dân tộc anh em. Ở đây có có
truyền thống văn hoá phong phú và được thể hiện qua các lễ hội đậm chất dân gian
hết sức hấp dẫn khách du lịch.
Một số lễ hội đặc sắc gồm có:
- Lễ Hạn Khuống (Hạn Khuống giao duyên): Là một hình thức sinh hoạt
truyền thống văn hoá vui tươi, giàu sáng tạo của người Thái. Lễ hội thường được tổ
chức sau vụ thu hoạch vào khoảng giữa thu - đông (tháng 11) hàng năm. Lễ hội
được tổ chức trên khoảng đất rộng ở bản, thanh niên nam nữ dựng sàn cao khoảng
1,5m, có hàng rào bao quanh bằng phên mắt cáo, chỉ có một cửa ra vào. Cuộc vui
bắt đầu mở vào đêm bên bếp lửa sàn. Thanh niên nam nữ đến hát làm quen, vui chơi
ca hát và thi tài khéo léo. Nam nữ hát đến sáng hôm sau mới chia tay. Đêm hôm sau
họ lại tiếp tục ca hát, vui đùa trò chuyện. Lễ Hạn khuống do bên gái tổ chức thực ra
là một cuộc vui để tìm hiểu bạn đời sau đó chia tay về nhà chồng. Hạn khuống giao
duyên để lại bao kỷ niệm đẹp và ấn tượng của một thời trẻ trung sôi nổi.
- Lễ hội mừng măng mọc (Kín Lẩu Nó): Đây là lễ hội của các dân tộc ít người
như Mảng, Kháng, Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú...lễ hội diễn ra đầu mùa mưa khi
những búp măng đâm chồi mà theo quan niệm của người dân tộc là thời điểm của
mùa sản xuất trong năm. Họ mở hội với ước mong được mùa, dân bản tươi vui, ấm
no đồng thời bày tỏ lòng biết ơn trời đất.
- Lễ hội Then Kin Pang: Là lễ hội của người Thái Trắng ở Phong Thổ được tổ
chức từ 10 - 12 tháng 3 âm lịch hàng năm kéo dài trong 3 ngày và thường tổ chức
vào 10/3 âl trùng với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Bà con người Thái trong vùng đến
tụ họp đông vui nhộn nhịp để xem các làn điệu múa Then của các cô Sao Chẩu, nghe
tiếng đàn tính tẩu ngân vang, bay bổng theo nhịp điệu của chùm quả nhạc đồng rập
rộn rã, xốn xang lòng người.
- Hội Hoa Ban: Là lễ hội của đồng bào Thái được tổ chức hàng năm vào dịp
tháng hai âm lịch. Đây vừa là hội giao duyên của nam nữ thanh niên vừa là hội cầu
phúc, cầu mùa mang âm hưởng mùa xuân Tây Bắc và bản sắc văn hóa Thái.
Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những
cơn mưa xuân, hoa ban bắt đầu nở trắng núi rừng Tây Bắc thì người Thái Tây Bắc

lại nô nức đi trẩy hội hoa ban. Dịp này, các chàng trai cô gái gặp nhau, hò hẹn, tâm
tình. Chàng trai Thái hái những bông hoa ban đầu xuân đẹp nhất cài lên mái tóc
người mình yêu; cô gái e ấp, thẹn thùng nép mình dưới những lộc ban xanh mướt.
Lễ hội hoa ban không những là lễ hội tình yêu và hạnh phúc, mà còn là dịp
người Thái cầu mùa, cầu phúc, báo hiếu với tổ tiên.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

15


- Lễ cúng bản của người Cống: Tổ chức vào tháng ba âm lịch hàng năm trước
vụ giao hạt. Vào ngày lễ các ngả đường vào bản dựng cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ
không ai được vào bản. Sau đó từng gia đình làm lễ cúng trên nương. Đây là lễ cầu
mừa màng tốt tươi.
- Lễ hội Căm Mường: Thời gian: 30/12 - 5/1 âm lịch.Là lễ hội mùa xuân của
người Lào ở Lai Châu cầu khấn thần sông, thần núi, ông bà, tổ tiên phù hộ cho con
cháu làm ăn thuận lợi. Lễ cúng do thầy cúng đảm nhiệm, lễ rước mâm cúng từ làng
ra rừng. Từ mùng 1 đến mùng 5 tết vui chơi múa hát tại bản, chơi trò ném còn, đánh
quay, uống rượu cần
- Hội bắt cá của người Kháng: Diễn ra vào dịp 5/3 âm lịch tại huyện Than
Uyên, tỉnh Lai Châu. Là lễ hội bắt cá tập thể bằng tay, dâng cúng cá, ăn các món ăn
bằng cá, múa hát giao duyên.
Ngoài ra còn có một số lễ hội như lế hội Gàu Tào là lễ hội giao duyên của
người Mông ở huyện Phong Thổ, lễ hội Tủ Cải của người Dao ở Tam Đường, cơm
mới của người dân tộc La Hủ vào dịp tháng mười đến mười một âm lịch.v.v...
Nhìn chung các lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người Tây Bắc ở Lai Châu
luôn là đề tài hấp dẫn để du khách tham quan và tìm hiểu.
2.2.4. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác:

Quê hương của 20 dân tộc anh em cùng chung sống giàu bản sắc văn hoá dân
gian và là một tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với du khách nghiên cứu tìm hiểu:
- Các điệu hát tình đằm thắm, múa khèn, múa sạp, múa xoè của dân tộc Thái
kết hợp với các điệu múa cồng chiêng, tất cả là biểu tượng của bản sắc văn hoá vùng
Tây - Bắc. Lai Châu còn là địa bàn có truyền thống về các môn thể thao dân tộc như
vật, ném còn, đánh quay, bắn nỏ...
- Các làng nghề thủ công dệt thổ cẩm mang đường nét hoa văn đặc sắc của núi
rừng tạo ấn tượng trong lòng du khách trong và ngoài nước. Nghề này chủ yếu tập
trung ở huyện Tam Đường.
- Nghề thủ công đan lát với các sản phẩm độc đáo như: ghế mây tre, bàn ăn,
gùi ở Sìn Hồ...
Tóm lại, du khách đến với mảnh đất Lai Châu sẽ được thăm các di tích lịch sử
văn hoá, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên rừng núi trùng điệp với hoa ban trắng,
vườn cam vàng, ruộng bậc thang, những cánh rừng nguyên sinh, thăm và tìm hiểu
nét văn hoá của các bản dân tộc và thưởng thức các món ăn đặc sản núi rừng Tây
Bắc như: mật ong, rượu ong, rượu chít, các loại gạo như nếp cẩm, nếp tan, gạo trắng
vừa thơm vừa dẻo, cơm lam, cá nướng, món lạp, món lẩu của dân tộc Thái.v.v. Đây
có thể coi là nguồn tài nguyên du lịch quý giá của Lai Châu trong sự nghiệp phát
triển du lịch của địa phương.
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch:
3.1. Hệ thống giao thông:
3.1.1.Hệ thống giao thông đường bộ, cửa khẩu:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

16


Lai Châu là tỉnh miền núi phái Tây Bắc cách thủ đô Hà Nội hơn 450 km, lãnh
thổ rộng, địa hình chia cắt ảnh hưởng lớn đến giao thông, đi lại trên địa bàn tỉnh và

giao thương với các địa phương khác. Do đặc điểm về địa hình phức tạp, Lai Châu
không thể xây dựng được tuyến đường sắt. Hệ thống giao thông đường bộ bị thời
gian và thiên tai làm cho xuống cấp nghiêm trọng. Mặc dầu có sự quan tâm đầu tư
rất lớn của tỉnh và Trung ương để khôi phục, nâng cấp hệ thống đường quốc lộ,
đường tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đường liên xã nhưng nhìn chung giao thông ở
Lai Châu còn là trở ngại lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và du lịch
của tỉnh nói riêng
- Các tuyến quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có 5 tuyến quốc lộ, trong đó có 4 tuyến
đi qua là 12, 4D, 32, 279 và một tuyến nằm trọn trên địa bàn là quốc lộ 100 với tổng
chiều dài là 319 km. Hiện đã có 139 km thảm bê tộng nhựa, 159 km mặt đường đá
dăm láng nhựa, vẫn còn 4km đường cấp phối và 17 km đường đất. Các tuyến quốc
lộ 12, 4D, 32, là cửa ngõ nối Lai Châu với các tỉnh lân cận trong đó quốc lộ 32 là
tuyến trực tiếp đến thủ đô Hà Nội tạo thành cơ sở xây dựng các tuyến du lịch liên
khu vực trong tương lai.
- Các tuyến đường tỉnh lộ: Gồm 4 tuyến là tỉnh lộ 127 đoạn Lai Hà - Mường
Tè dài 91 km; tỉnh lộ 128 đoạn Chiềng Chăn - Sìn Hồ dài 38 km và đoạn Sìn Hồ Nậm Loỏng dài 61 km; tỉnh lộ 132 đoạn Khổng Lào - Dào San dài 27 km. Tổng
chiều dài các tỉnh lộ là 217 km, trong đó chỉ có 40 km mặt đường được trải nhựa,
còn lại 197 km đường cấp phối.
- Đường liên huyện, đường đến xã và liên xã: Có tổng chiều dài 592,3 km, chủ
yếu là các đường nông thôn loại A, B, mặt đường cấp phối với tổng chiều dài 310,1
km và đường đất tự nhiên với tổng chiều dài 282,2 km. Hầu hết các tuyến mới chỉ đi
lại được vào mùa khô.
- Tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã 76/87 xã, đạt 87,2%. Đến nay,
vẫn còn 10 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã ( 2 xã ở Sìn Hồ, 5 xã ở Mường
Tè và 3 xã ở Phong Thổ) trong đó có 6 xã có dự án và đang triển khai (Thu Lũm, Pa
ủ, Pa Vệ Sử của huyện Mường Tè và Vàng Ma Chải, Ma Li Chải, Sì Lơ Lầu của
huyện Phong Thổ).
- Cửa khẩu Ma Lu Thàng : Là cửa khẩu Quốc gia đường bộ thuộc địa phận
huyện Phong Thổ trên quốc lộ 12 với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Lai Châu là một
trong ít tỉnh của vùng du lịch Bắc Bộ có đường biên giới và cửa khẩu với Trung

Quốc, một thị trường khách du lịch lớn của Việt Nam, đây có thể coi là lợi thế so
sánh của du lịch Lai Châu đối với nhiều địa phương khác.
3.1.2. Hệ thống giao thông đường sông:
Lai Châu là tỉnh có mạng lưới sông suối dày đặc trong đó hệ thống sông Đà
giữ vị trí khá quan trọng. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, nhiều thác, ghềnh không
thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông thông thương với các tỉnh khác mà chỉ
phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá ở những khoảng cách ngắn. Vào mùa
mưa thường có lũ ống, dòng chảy rất mạnh vì vậy không thể tổ chức hoạt động giao
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

17


thông đường sông. Mùa khô thường thiếu nước do ảnh hưởng của sự tàn phá rừng.
Trong tương lai tuyến đường sông Lai Châu – Hoà Bình sẽ phát huy được tác dụng
không chỉ trong kinh tế mà phục vụ cho du lịch đường sông khi công trình thuỷ điện
Sơn La hoàn thành.
3.1.3.Hệ thống vận tải hành khách:
Trên địa bàn Lai Châu hiện có 16 tuyến liên tỉnh liền kề, 1 tuyến Tam Đường
Hà Nội. Tuy nhiên hiện nay do hệ thống giao thông nội tỉnh đi lại còn khó khăn,
việc vận chuyển hành khách còn hạn chế, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết. Điều
này gây khó khăn cho sự tiếp cận của khách du lịch trong mùa mưa.
Về vận tải liên vận quốc tế: Theo thỏa thuận giữa hai tỉnh Lai Châu cũ và Vân
Nam, các tuyến vận tải liên vận quốc tế chỉ dừng lại ở tuyến Tam Đường-Kim Bình
(Vân Nam). Thời gian qua, tuyến vận tải này chưa khuyến khích được giao lưu hàng
hóa và hành khách hai bên. Vì vậy để phát huy thế mạnh cửa khẩu Ma Lù Thàng
phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng tỉnh cần có cơ chế, chính sách phù
hợp để kéo dài các tuyến liên vận quốc tế.
3.2. Hệ thống cấp điện:

Là địa phương có nhiều điều kiện sản xuất điện năng, đặc biệt là thuỷ điện vừa
và nhỏ. Bên cạnh nguồn điện sản xuất tại địa phương, lưới điện quốc gia đến tỉnh
theo hai hướng: Sơn La - Tuần Giáo - Điện Biên Phủ - Phong Thổ - Lai Châu; Sa Pa
-Phong Thổ - Sìn Hồ. Tuy nhiên do địa bàn rộng, địa hình phức tạp điện lưới quốc
gia mới phục vụ 4/5 huyện, thị với 31 /86 xã phường trong toàn tỉnh với tỷ lệ số hộ
là 34%, hiện vẫn còn 55 xã chưa có điện lưới quốc gia, huyện Mường Tè sử dụng
nguồn điện tại chỗ.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6 nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ, phục vụ nhu cầu
tại chỗ với tổng công suất 1.120 KW, bao gồm:
- Thuỷ điện Nậm Sì Lường (huyện Mường Tè) công suất 500KW;
- Thuỷ điện Nà Khằm (huyện Than Uyên) công suất 300KW;
- Thuỷ điện Mường Mô (huyện Mường Tè) công suất 40KW;
- Thuỷ điện Phìn Khò (huyện Mường Tè) công suất 40KW;
- Thuỷ điện Vàng Bó (huyện Phong Thổ) công suất 40KW;
- Thuỷ điện nông trường Thân Thuộc (huyện Than Uyên) công suất 40KW;
Các hồ thuỷ điện bên cạnh việc cung cấp điện năng còn trở thành tài nguyên du
lịch sinh thái của tỉnh Lai Châu sau này.
3.3. Hệ thống cấp, thoát nước:
Với hệ thống sông suối khá dày đặc (5,5-6km/km 2) và ở vị trí đầu nguồn,
lượng mưa trung bình năm 1.800 - 2.500mm, Lai Châu có nguồn nước mặt khá dồi
dào, ổn định đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất và đời sống trước mắt.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

18


Nguồn cấp nước cho các đô thị có lưu lượng nhỏ, nhất là về mùa khô. Hiện ở
Lai Châu có 4 đô thị (Than Uyên, Phong Thổ, Tam Đường, Mường Tè) đảm bảo đủ
lưu lượng nước, còn lại 2 đô thị (thị xã Lai Châu, Sìn Hồ) không đáp ứng đủ nhu cầu

đến năm 2010. Đây có thể được xem là khó khăn thách thức đối với hoạt động kinh
tế nói chung và du lịch nói riêng nếu không có sự quan tâm đầu tư.
Khu vực nông thôn: nước mạch lộ và các suối nhỏ có nhiều nơi nhưng trữ
lượng thường không đáng kể, lưu lượng nước phụ thuộc mùa mưa. Các đập chắn
nước nhỏ có nhiều nơi nhưng thường là các công trình thuỷ lợi phục vụ tưới, không
đủ lượng cấp cho các trạm cấp nước tập trung.
Hệ thống cống thu gom nước thải cho các đô thị chưa phát triển, nước thải tự
chảy theo độ dốc địa hình ra các sông suối. Khu vực nông thôn, nước thải tự thấm.
Các dự án mới: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tỉnh Lai Châu có 6 dự
án đầu tư xây dựng công trình cấp nước đô thị, là :
- Trạm cấp nước ở Bình Lư, công suất 1.000 m 3/ngày đêm năm 2010 và 2.000
m3/ngày đêm vào năm 2020.
- Trạm cấp nước ở Sìn Hồ, công suất 1.000 m 3/ngày đêm năm 2010 và 2.000
m3/ngày đêm vào năm 2020.
- Trạm cấp nước ở Phong Thổ, công suất 1.000 m 3/ngày đêm năm 2010 và
4.000 m3/ngày đêm vào năm 2020.
- Trạm cấp nước ở Thị xã Lai Châu, công suất 8.000 m 3/ngày đêm năm 2010
và 19.000 m3/ngày đêm vào năm 2020.
- Trạm cấp nước ở Than Uyên, công suất 1.000 m 3/ngày đêm năm 2010 và
3.000 m3/ngày đêm vào năm 2020.
- Trạm cấp nước ở Mường Tè, công suất 1.000 m3/ngày đêm.
Các trạm cấp nước này ngoài việc cung cấp nước cho sinh hoạt đô thị, còn có ý
nghĩa quan trọng đối với hoạt động du lịch trên địa bàn.
3.4. Hệ thống thông tin liên lạc:
Do tỉnh mới chia tách nên hệ thống bưu chính viễn thông còn kém phát triển
so với các tỉnh khác trong khu vực. Ví dụ, đến 2004, toàn tỉnh có 6 bưu cục tại các
thị xã và thị trấn; số xã được trang bị điện thoại tại UB xã 52/86 (đạt 60,4%), số xã
có điểm bưu điện văn hoá xã 53/86 (đạt 61,6%); mạng điện thoại di động mới chỉ
phủ sóng khu vực thị xã Lai Châu, thị trấn Bình Lư là một phần lãnh thổ rất khiêm
tốn so với toàn tỉnh.

Tuy vậy, theo phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển bưu chính viễn
thông năm 2010 thì hệ thống bưu chính viễn thông đang tiếp tục được đầu tư, tăng
cường trang thiết bị hiện đại để đảm bảo cho mọi thông tin liên lạc thông suốt với
trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu nhanh, kịp thời, chính xác....Điển hình là sau
khi ổn định tổ chức, bưu điện Lai Châu đã mở mới và đưa vòa khai thác, phục vụ
các dịch vụ bưu chính tại bưu cục cấp II và các bưu cục huyện thị như chuyển tiền
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

19


nhanh, điện hoa, EMS, tiết kiệm bưu điện... đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội Lai Châu nói chung và du lịch nói
riêng.
3.5. Hệ thống đô thị:
Tỉnh Lai Châu mới thành lập có 1 thị xã là thị xã Lai Châu, 5 thị trấn huyện lỵ
đặt tại Than Uyên, Bình Lư, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, 1 thị trấn nông trường
Thân Thuộc. Hệ thống đô thị Lai Châu hiện tại chưa thực sự phát triển.
Quy hoạch hệ thống đô thị Lai Châu đến năm 2020 bao gồm ba loại đô thị:
- Loại đô thị phát triển dọc theo các trục QL4D, QL32 bao gồm: thị trấn Than
Uyên, thị trấn Thân Thuộc, thị trấn Bình Lư, thị xã Lai Châu, Hồ Thầu, khu công
nghiệp Pa So, cửa khẩu Ma Lù Thàng với tính chất là các đô thị công nghiệp,
thương mại - dịch vụ.
- Loại đô thị nằm dọc khu vực ven hồ thủy điện sông Đà gồm: thị trấn thủy
điện Nậm Nhùn, cảng Mường Mô, thị trấn Mường Tè, Pắc Ma với tính chất đô thị
cảng ven hồ;
- Loại đô thị trong khu vực vành đai biên giới gồm: Pa Tần, Pắc Ma, Mường
Tè với tính chất đô thị nông lâm - nghiệp - quốc phòng.
Thị xã Lai Châu là đô thị hạt nhân cấp tỉnh (đô thị loại IV), định hướng đến

2015 là đô thị loại III. Ngoài ra còn hai đô thị hạt nhân khác cấp khu vực là Than
Uyên và Phong Thổ.
3.6. Hệ thống dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm:
Là tỉnh mới thành lập nhu cầu chưa lớn nên hệ thống dịch vụ tài chính ngân
hàng, bảo hiểm chưa mở rộng hoạt động để đáp ứng được các hình thức thanh toán
và cung ứng các dịch vụ tài chính, cấp cứu, chữa bệnh, bảo hiểm...cho khách du lịch
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, cùng với xu thế hội nhập chung, định hưóng phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã đề ra cho hệ thống dịch vụ này là
phải thoả mãn các yêu cầu đơn giản, nhanh, chính xác, kịp thời....
4. Các nguồn lực khác:
Với dân số hơn 32 vạn người (số liệu năm 2005) bao gồm nhiều dân tộc anh
em cùng sinh sống; người dân Lai Châu có đức tính cần cù yêu lao động, yêu quê
hương bản làng và lòng mến khách; có thể nói bản thân con người Lai Châu là một
trong những nguồn lực có tiềm năng để phát triển du lịch.
5. Đánh giá chung về tiềm năng du lịch:
5.1. Những lợi thế:
- Lai Châu với diện tích tự nhiên rộng lớn, địa hình núi cao, có tiềm năng tự
nhiên để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, tham quan, thể thao mạo hiểm,
nghỉ dưỡng chữa bệnh, vui chơi giải trí...Các di tích danh thắng như: động Tiên Sơn
- Bình Lư, cảnh quan sông Đà,v.v...đều có sức hấp dẫn đối với khách du lịch.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

20


- Với lịch sử hình thành lâu đời lại là nơi sinh sống của 20 dân tộc mang nhiều
bản sắc văn hoá khác nhau trong đó có một số dân tộc chỉ có ở Lai Châu và Điện
Biên nên hệ thống tài nguyên du lịch văn hoá của Lai Châu khá hấp dẫn. Các lễ hội,
làng nghề, ẩm thực... của Lai Châu đều mang đặc trưng của vùng Tây Bắc. Đây là

nguồn tài nguyên du lịch nhân văn gía trị để phát triển du lịch văn hoá từ nay đến
năm 2020 của tỉnh Lai Châu.
- Với vị trí địa lý quan trọng và hệ thống quốc lộ với nhiều tuyến nối liền với
các địa phương trong nước đặc biệt là cầu nối giữa Sa Pa và Điện Biên Phủ, có cửa
khẩu quốc gia đường bộ với Trung Quốc nên khả năng đón khách du lịch của Lai
Châu trong tương lai rất lớn và thuận tiện kể cả khách du lịch nội địa và khách du
lịch quốc tế trực tiếp từ Trung Quốc khi hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp,
tuyến đường xuyên Á được hình thành....
5.2. Những hạn chế và nguyên nhân:
- So với nhiều địa phương trong cả nước, tài nguyên du lịch của Lai Châu còn
ở mức khiêm tốn trong đó phải kể đến hệ thống các di tích lịch sử văn hoá. Bên cạnh
đó phần lớn đều đang ở dạng tiềm năng, chưa được đánh gía đầy đủ và thiếu kế
hoạch khai thác;
- Một số tai biến tự nhiên bất lợi như động đất, lũ quét...cùng những tác động
tiêu cực của con người như đốt phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi.v.v...
cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài
nguyên du lịch;
- Nằm ở vị trí xa Thủ đô Hà Nội, xa các trung tâm kinh tế lớn trong khi các
tuyến giao thông đi lại còn khó khăn, địa bàn rộng, địa hình núi cao, chia cắt
mạnh… nên khả năng thu hút đầu tư bị hạn chế.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như giao thông, cấp thoát nước, bưu
chính viễn thông...tuy những năm gần đây đã được chú trọng đầu tư nâng cấp nhưng
nhìn chung vẫn còn kém phát triển nên khó khăn trong việc tiếp cận các điểm du lịch
(hiện nay còn 10 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, mới có 37,2% xã có điện
lưới, 40% xã chưa có điện thoại cố định.v.v...). Hệ thống dịch vụ như y tế, bảo hiểm
ngân hàng.v.v...chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.
- Dân cư thưa thớt và phân tán, chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động nhàn
rỗi, thiếu việc làm còn nhiều;
- Đời sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí còn thấp, hệ thống chính trị ở
một số xã vùng sâu, vùng xa còn yếu kém là khó khăn lớn đối với việc giáo dục

nâng cao nhận thức về du lịch.
II. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH LAI
CHÂU GIAI ĐOẠN 2000 - 2005

1. Hiện trạng khách du lịch:
Trong những năm cuối của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, sự phát triển ổn định
với tốc độ cao của kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn
định về chính trị, an ninh quốc phòng đã góp phần nâng cao mức sống của người
dân. Thu nhập gia tăng, đời sống được nâng cao, điều kiện về giao thông ngày càng
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

21


được cải thiện và thuận lợi và đặc biệt là quyết định của Chính phủ về việc giảm thời
gian lao động xuống còn 40 giờ/tuần và thời gian nghỉ tăng lên 2 ngày… chính là
nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.
Trong những năm qua cùng với chính sách đổi mới, mở rộng giao lưu quốc tế
của Đảng và Nhà nước, Du lịch Việt Nam nói chung và Du lịch Lai Châu nói riêng
đã có những bước tiến đáng kể. Năm 1995, 1996 là thời kỳ mà hoạt động du lịch của
Tỉnh Lai Châu cũ đạt được những kết quả hoạt động khả quan, với 60.000 lượt
khách đến thăm quan vào năm 1995, đến năm 1996 đón được 80.360 lượt khách
tăng gần 34%. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến 1999, do chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng tài chính khu vực nên hoạt động du lịch của Lai Châu cũ nói riêng và
du lịch cả nước nói chung suy giảm đáng kể.
Sang đến năm 2000, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
khu vực đã bắt đầu được phục hồi, kinh tế khu vực và thế giới bắt đầu tăng trưởng
ổn định và cùng với việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và
đường hàng không, khách du lịch đến Lai Châu đã tăng trưởng trở lại. Năm 2000

cũng đánh dấu một bước phát triển quan trọng đối với tỉnh Lai Châu nói chung và du
lịch Lai Châu nói riêng, tỉnh Lai Châu mới được thành lập trên cơ sở sát nhập huyện
Than Uyên của tỉnh Lào Cai với 5 huyện của tỉnh Lai Châu cũ. Mặc dù còn gặp
nhiều khó khăn nhưng với sự kết hợp phong phú hài hòa giữa vị trí địa lý, tài nguyên
tự nhiên, lịch sử và con người... tạo sự thuận lợi cho tỉnh Lai Châu mới phát triển du
lịch. Lượng khách du lịch đến Lai Châu năm 2000 đạt 18.950 lượt, năm 2005 đạt
hơn 38.000 lượt trong đó có 3.695 lượt khách quốc tế và 34.583 lượt khách nội địa
(Xem số liệu ở bảng 2).
Như vậy, kể từ khi chia tách tỉnh đến nay lượng khách du lịch đến Lai Châu
ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 - 2004 đạt 15,74%/năm. Tuy
nhiên hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao do số lượng khách lưu trú không nhiều,
số ngày lưu trú của khách còn thấp. Hơn nữa khách du lịch đến Lai Châu chủ yếu là
khách nội địa với mục đích công vụ, tham quan, nghiên cứu khoa học..., nên có khả
năng chi trả không cao. Khách quốc tế có khả năng chi trả cao hiện tại đến địa bàn
Lai Châu với số lượng còn hạn chế.
Bảng 2: Hiện trạng khách du lịch đến Lai Châu giai đoạn 2000 - 2005
Đơn vị: Lượt
khách
Các chỉ tiêu
1. Lượt khách
- Khách quốc tế
% so với tổng
- Khách nội địa
% so với tổng

2000

2001

2002


2003

2004*

2005

18.950
1.420
7,49
17.530
92,51

19.613
1.470
7,50
18.143
92,50

20.300
1.530
7,54
18.770
92,46

21.120
1.910
9,04
19.210
90,96


78.164
7.817
10,01
70.347
89,99

38.233
3.695
9,66
34.538
90,34

Tăng
trưởng
TB
15,07
21,08
6,64
-

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

22


Các chỉ tiêu

2000


2001

2. Ngày khách lưu trú trung bình
- Khách quốc tế
1,05
1,13
- Khách nội địa
1,43
1,48

2002

2003

1,12
1,51

2004*

1,13
1,54

1,18
1,59

2005

Tăng
trưởng

TB

1,3
1,6

-

Nguồn: - * Niên giám Thống kê tỉnh lai Châu 2004
- Các số liệu khác do Sở Thương mại - Du lịch Lai Châu cung cấp.

Nhìn vào bảng số liệu thống kê cho thấy năm 2004, đã có sự gia tăng đột biến
về lượng khách du lịch đến Lai Châu. Qua khảo sát, sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng
của dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở tỉnh Điện Biên , khách
du lịch về tham dự lễ hội trên đường về ghé thăm các điểm du lịch ở Lai Châu. Sự
tăng trưởng này chỉ là sự đột biến nhất thời, không thể coi đây là cơ sở cho các tính
toán dự báo cũng như lập kế hoạch phát triển dài hạn. Tuy nhiên, ngành du lịch Lai
Châu cũng cần có những kế hoạch và những phương án chuẩn bị cho sự gia tăng đột
biến nhân dịp các sự kiện, các ngày lễ kỉ niệm lớn trong tỉnh cũng như trong khu
vực.
1.1. Khách du lịch quốc tế:
Khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách du lịch đến Lai
Châu, tuy nhiên có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Năm 2000, mặc dù
còn gặp nhiều khó khăn sau khi chia tách tỉnh, nhưng ngành du lịch Lai Châu vẫn nỗ
lực đón được 1.420 lượt khách quốc tế (chiếm tỷ lệ 7,49% trên tổng lượt khách), đến
năm 2002 lượng khách du lịch quốc tế đến thăm đã tăng lên 1.530 lượt (tỷ lệ 7,54%
tổng lượt khách). Năm 2003, trong bối cảnh chung của du lịch cả nước chịu ảnh
hưởng của đại dịch viêm đường hô hấp SARS và dịch cúm gia cầm, lượng khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam có sụt giảm đôi chút, mặc dù vậy Lai Châu vẫn đón được
gần 2.000 lượt khách quốc tế đến tham quan du lịch. Mặc dù tỷ lệ khách quốc tế
tăng từ 7,49% (năm 2000) lên 9,04% (năm 2003), nhưng so sánh với số khách quốc

tế đến hai tỉnh Tây Bắc khác là Hoà Bình và Sơn La thì lượng khách đến Lai Châu
còn thấp mặc dù luồng khách du lịch đến khu vực này là rất lớn (bảng 3).
Bảng 3: So sánh khách quốc tế đến Lai Châu với hai tỉnh Tây Bắc và với
vùng du lịch Bắc Bộ thời kỳ 1995 - 2004
Chỉ tiêu
Lai Châu
Tỷ lệ so với tổng khách
đến Lai Châu (%)
Sơn La
Hoà Bình

2000

2001

2002

2003

Đơn vị: Lượt khách
Tăng trưởng TB
2004*
(%)
7.817
8,94

1.420

1.470


1.530

1.910

7,49

7,50

7,54

9,04

10,01

-

5.367
21.443

5.850
18.400

9.590
23.490

4.298
20.800

6.172
24.000


3,5
2,8

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

23


Chỉ tiêu
Vùng du lịch Bắc Bộ
(ngàn lượt khách)

2000

2001

2002

2003

2004*

Tăng trưởng TB
(%)

1.768,3

2.051,2


2.297,4

-

-

-

Nguồn: - * Niên giám Thống kê tỉnh lai Châu 2004
- Số liệu hiện trạng tỉnh Lai Châu do Sở Thương mại - Du lịch Lai Châu cung cấp.
- Các số liệu khác của Viện NCPT Du lịch.

1.2. Khách du lịch nội địa:
Khách du lịch nội địa hiện đang là thị trường chính của du lịch Lai Châu.
Khách du lịch nội địa đến Lai Châu chủ yếu từ 3 thị trường lớn của miền Bắc là Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Mục đích chủ yếu của khách du lịch đến Lai Châu là
tham quan các di tích lịch sử - văn hoá, lịch sử - cách mạng, tham quan cảnh đẹp,
tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số... Ngoài Hà Nội khách
nội địa đến Lai Châu còn từ các địa phương lân cận như Điện Biên, Sơn La, Hoà
Bình...
Lượng khách du lịch nội địa đến Lai Châu từ năm 2000 đến nay thay đổi theo
từng mùa, từng năm và tương đối ổn định. Số liệu thống kê năm 2000 đạt 17.530 lượt khách, năm 2001 là 18.143 lượt khách, năm 2003 là 19.210 lượt khách; năm 2005
đạt hơn 34.500 lượt khách nội địa đến thăm Lai Châu. Ngoại trừ năm 2004, tốc độ
tăng trưởng trung bình giai đoạn 2000 - 2005 đạt 16,23%/năm. Kết quả hoạt động du
lịch thời gian quan chứng tỏ, tài nguyên du lịch Lai Châu có sức hấp dẫn khách cao
và sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua thực sự đáng ghi nhận.
Tuy vậy, cũng giống như thị trường khách quốc tế, khi so sánh Lai Châu với
các tỉnh lân cận trên tuyến du lịch Tây Bắc xuất phát từ thủ đô Hà Nội là Hoà Bình
và Sơn La thì lượng khách du lịch nội địa nhìn chung vẫn còn thấp. Nguyên nhân

chủ yếu là do dịch vụ du lịch còn chưa phong phú, chất lượng không cao, khả năng
tiếp cận còn gặp nhiều kho khăn do hạ tầng giao thông vận tải chưa được nâng cấp,
đầu tư đồng bộ, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn thiếu và yếu...
Bảng 4: So sánh khách nội địa đến Lai Châu với Hoà Bình, Sơn La
và với vùng du lịch Bắc Bộ thời kỳ 2000 - 2004
Đơn vị: Ngàn lượt khách
Chỉ tiêu
Lai Châu
Tỷ lệ so với tổng khách
đến Lai Châu (%)
Sơn La
Hoà Bình
Vùng Bắc Bộ

Tăng trưởng

2000

2001

2002

2003

2004*

17.530

18.143


18.770

19.210

70.347

16,23

92,51

92,50

92,46

90,96

89,99

-

59.700
185.489
7.868,6

65.200
203.917
9.442,3

75.758
223.000

10.953,

308.422
239.200
-

386.422
251.000
-

TB (%)

59,50
7,85
-

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

24


Chỉ tiêu

2000

2001

2002


(ngàn lượt khách)

2003

2004*

Tăng trưởng
TB (%)

1

Nguồn: - * Niên giám Thống kê tỉnh lai Châu 2004
- Số liệu hiện trạng tỉnh Lai Châu do Sở Thương mại - Du lịch Lai Châu cung cấp.
- Các số liệu khác của Viện NCPT Du lịch.

2. Doanh thu và GDP du lịch:
2.1. Doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động du lịch được phân thành hai loại chính:
+ Thu nhập du lịch thuần túy bao gồm tất cả các khoản do Ngành Du lịch trực
tiếp thu như thu nhập từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển khách du lịch; từ các dịch
vụ khác v.v...
+ Thu nhập xã hội từ du lịch: Trên thực tế, tất cả các khoản thu từ khách du
lịch không phải chỉ do Ngành Du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có
tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn có một số ngành dịch vụ khác
không những chỉ phục vụ người dân địa phương, mà còn phục vụ cho cả khách du
lịch (ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, bảo
hiểm v.v...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các
ngành khác trực tiếp thu. ở các nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh thì tất cả các
khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do Ngành Du lịch
trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch và khoản thu nhập này được gọi

là thu nhập du lịch hay thu nhập xã hội từ du lịch.
Hiện nay, ở Lai Châu việc thống kê thu nhập xã hội du lịch cũng còn gặp nhiều
khó khăn và chưa có hướng dẫn cụ thể mà chỉ ước tính dựa trên chỉ số của doanh thu
du lịch thuần tuý. Qua khảo sát thực tiễn ở Lai Châu nói riêng cũng như các địa
phương khác trong cả nước, thu nhập xã hội từ du lịch thường lớn gấp 2,2 - 2,5 lần
doanh thu du lịch thuần tuý.
Theo số liệu trong Niên giám thống kê Lai Châu năm 2004 và báo cáo tổng kết
ngành của tỉnh năm 2005 doanh thu du lịch thuần tuý được thống kê ở bảng sau:
Bảng 5: Doanh thu du lịch thuần tuý của tỉnh Lai Châu từ năm 2000 - 2005
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm

2000

2001

Tổng số
4.200
5.700
1. Phân theo thành phần kinh tế
Nhà nước
116,7
148,0
Tư nhân, cá thể 4.083,3 5.552,0
2. Phân loại doanh thu
Dịch vụ
1.774,6
7.76,6

2002

5.600

2003
9.000

2004
18.000

Tăng trưởng
TB (%)
39,89
22.500
2005

164,2
5.435,8

337,2
720,8
8.662,8 17.279,2

57,7
43,4

3.211,7

5.851,6

45,5


7.947,5

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 30A-Lý Thường Kiệt-Hà Nội. Tel.: 048257730

25


×