Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích bài thơ : “ Viếng Lăng Bác’’của Viễn Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.55 KB, 12 trang )

Đề bài: Phân tích bài thơ : “ Viếng Lăng Bác’’của Viễn Phương
Mẫu 1:
Bài Làm
Viễn Phương là nhà thơ, người con của An Giang là một trong
những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn học, văn nghệ ở
Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Một trong
những tác phẩm hay nhất của ông là bài “ Viếng Lăng Bác”. Năm
1976, khi thời kì kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đát
nước được giải phóng, cùng lúc đó, lăng Bác vừa được khánh
thành, Viễn Phương cùng đàn con của mình ra ngoài Bắc và vào
viếng lăng Bác. Bài thơ đã được ra đời vào dịp này và xuất bản
trong quyển “Như mây mùa xuân” (1978). Bài thơ là cảm xúc kính
trọng và xúc động của tác giả cũng như những người vào viếng
lăng Bác.
Bài thơ được mở đầu như một lời tự sự:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táo mưa sa đứng thẳng hàng.”
Cách xưng hô “Con-Bác” là cách xưng hô của người Nam Bộ
thể hiện tình cảm gần gũi, thân thiết như tình cha con. Từ “ miền
Nam” trong câu thơ cho ta biết xuất xứ của tác giả. Onng là người
con miền Nam ra ngoài Bắc vào lăng viếng Bác. Đầu câu thơ ta
nhận thấy tác giả đã có ý thay từ so với nhan đề đó là thay từ
“thăm” vào từ “viếng” đây là cách nói giảm nói tránh mong giảm
nhẹ nỗi đau mất Bác. Nhưng bài thơ cũng không dấu được sự
ngậm ngùi của cảnh tử biệt sinh ly.
Cùng đoàn người vào thăm lăng Bác trong màn sương tác giả
thấy:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”



Hàng tre hiện lên trong sương sớm của quảng trường Ba Đình
lịch sử gợi không khí linh thiêng huyền thoại. Xung quanh lăng
Bác có biết bao nhiêu loài cây, hoa từ mọi miền đất nước hội từ về
đây khoe sắc, phô hương đâm chồi. Xong hình ảnh ấn tượng với
người đọc nhất vẫn là hình ảnh cây tre. Tre luôn gắn bó, thân thuộc
với con người Việt Nam :“ Tre ăn ở với con người đời đời kiếp
kiếp. Tre bao bọc xóm làng. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín.” Bởi vậy, khi đến với lăng Bác ta không
phải đến một nơi xa lạ mà như được về với quê hương xứ sở cội
nguồn. Lúc sinh thời Bác sống gần gũi với nhân dân, giờ đây Bác
yên nghỉ đời đời. Nhân dân vẫn đứng canh cho Người giấc ngủ
ngàn thu.
Ngắm nhìn hàng tre bát ngát bao quanh lăng, nhà thơ đã xúc
động thốt lên:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
“Ôi” là một từ cảm thán bộc lộ cảm xúc dâng tròa của nhà thơ.
Từ “ hàng tre xanh” liên tưởng đến “xanh Việt Nam”, đây là hình
ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam thanh cao, giàu
đẹp. Thành ngữ “Bão táp mưa sa” là thành ngữ tượng trưng cho
khóc khăn gian khổ. Nếu như trong bão táp mưa sa tre đứng thẳng
hàng cũng như tre trong khó khăn gian khổ, con người Việt Nam
vẫn kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, thủy chung.
Hình ảnh hàng tre là khúc dạo đầu để mở ra các hình ảnh tiếp
theo sâu lắng hơn. Nối tiếp dòng suy tư ấy, nhà thơ đã sử dụng 1
loạt những hình ảnh tượng trưng để nói lên suy nghĩ của mình khi
đứng trước lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Khổ thơ được bắt đầu bằng hai hình ảnh đối xứng nhau đó là
hình ảnh mặt trời. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên


nhiên tạo hóa. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ ví Bác
Hồ của chúng ta. Thực ra đây không phải lần đầu tiên Viễn
Phương ví Bác với mặt trời mà trước đây Tố Hữu đã từng viết:
“Người rực rỡ như Mặt trời cách mạng”
Xong cách sáng tạo riêng xuất thân của Viễn Phương là để cho
mặt trời thiên nhiên phát hiển ra có một mặt trời trong lăng đã yên
nghỉ rồi mà vẫn còn rất đỏ. Ví Bác với mặt trời nhà thơ muốn ca
ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối với dân tộc ta. Bác chính là
người đem cho dân ta cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no.
Ví Bác với mặt trời, nhà thơ còn muốn khẳng định sự trường tồn
vĩnh cửu của Bác trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Bác luôn
sống mãi trong mỗi người. Ngắm nhìn dòng người vào lăng viếng
Bác, nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh độc đáo:
“Ngày ngày dòng người đi qua thương nhớ
Kết tràng gia dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Điệp từ: “ngày ngày” thể hiện niềm tiếc thương vô hạn của nhân
dân đối với Bác. Từ hình ảnh dòng người, tác giả liên tưởng đến
tràng hoa - hình ảnh ẩn dụ bởi người ta là hòa là đất. Cho nên mỗi
người đến đây là một bông hoa đẹp dâng lên Bác- cuộc đời 79 mùa
xuân niềm tiếc thương và lòng thành kính. “ Bảy mươi chín mùa
xuân” là cách nói rất thơ,, hình ảnh ca ngợi cuộc đời của Bác đẹp
như những mùa xuân. Có lẽ mọi người đến đây không chỉ để viếng
một thi hài mà là viếng một người đã dâng trọn cuộc đời mình cho
dân, cho nước.

Trong niềm xúc động, bồi hồi với tình cảm dồn nén từ lâu, lần
đầu được nhìn thấy Bác bằng sương, bằng thịt. Hình ảnh nhà thơ
như được ngưng hết lại trong sự im lặng trang nghiêm nơi Bác yên
nghỉ đời đời:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Vẫn trong lăng, tác giả nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Người


“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
Đó là giấc ngủ bình yên thanh thản của người đã trọn cuộc đời
cống hiến cho dân, cho nước. Và giờ đây Bác không phải lo nghĩ
gì nữa vì nguyện ước cuối cùng của Bác đã được thực hiện, miền
Nam đã được giải phóng, đát nước được thông nhất một nhà, non
sông được liền một dải, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. Cho
nên gờ đây, Bác có thể ngủ, ngủ một giấc ngủ bình yên, thanh
thản.
Từ ánh sáng đèn nhà thơ liên tưởng tới: “Giữa một vầng trăng
sáng dịu hiền”
Hình ảnh vầng trăng trong câu thơ làm ta liên tưởng tình yêu thiên
nhiên của Bác. Trong cuộc đời của mình Bác luôn coi trăng như
những người bạn. Lúc Bác ở chiến khu Việt Bắc hay khi ở nhà tù
Tưởng Giới Thạch rồi đến khi Bác trở về phủ chủ tịch. Trăng luôn
gần gũi bên người. Bởi vậy, khi Bác đã yên nghỉ đời đời, trăng
luôn canh cho Người giấc ngủ ngàn thu.
Trong tâm trí của nhà thơ, Bác như trời xanh tồn tại mãi trên
đời:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”

Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nhằm khẳng định sự trường tồn bảo
thủ của Bác trong tình cảm con người VIệt Nam Bác luôn sống
mãi. Đúng nhưu nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết:
“Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn”
Nhưng cứ nghĩ đến thực tế Bác nằm đó, đang nằm ngủ một giấc
ngủ ngàn thu không trở dậy, nhà thơ lại cảm thấy:
“Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Ẩn dụ chuyển đổi cám giác diễn tả nỗi đau quặn thắt vô cùng
không diễn tả được thành lời. Sự ra đi của Bác là một mất mát lớn
lao không thể bù đắp được của dân tộc Việt Nam, của quê hương,
của đất nước. “Vẫn – Mà” giúp chúng ta nhận ra sự độc lập của lý
trí và tình cảm. Lý trí mách bảo Bác vẫn còn sống mãi. Nhưng về
mặt tình cảm không thể không đai xót Bác đã trở về với thế giới


người hiền. Càng nhận ra sự vĩnh hằng của Bác, nỗi đau của Bác
càng lớn. Bác ra đi chưa thỏa nguyện thăm miền Nam, thăm bến
cảng Nhà Rồng, thăm quê hương. Còn nhân dân miền Nam day dứt
không nguôi vì trong ngày thống nhất đất nước không được “đón
Bác vào thăm thấy Bác cười”. Bác đã hóa thân vào non sông xứ sở
và trường tồn mãi mãi với dân tộc Việt Nam
Trong niềm xúc động bồi hồi nhà thơ đã nghĩ đến giây phút chia
xa:
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Câu thơ “Mai về miền Nam thường trào nước mắt” đã diễn tả
cảm xúc dâng trào của nhà thơ khi phải ra về trong nỗi nhớ buồn

thương. Tình cảm kìm nén bấy lâu nay đã vỡ òa thành dòng lệ tuôn
trào. Trong lúc về, nhà thơ có những ước nguyện giản dị:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Điệp từ “muốn làm” đứng đầu ba câu như những đợt sóng trào
dâng trong nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hót cho lăng Bác
thêm vui, muốn làm bông hoa tỏa hương cho lăng Bác thêm đẹp,
muốn làm cây tre trung hiếu canh cho Bác giấc ngủ ngàn thu. Hình
ảnh hàng tre ở đầu tác giả đã liên tưởng đến phẩm chất con người
Việt Nam thì ở cuối bài thơ thì lại theo chiều ngược lại từ hình ảnh
con người tác giả muốn hóa thân thành cây tre để mãi ở bên Bác.
Bài thơ kết thúc trong xa cách và không quên nhưng lại tạo được
sự gần gũi về tình cảm và tấm lòng con người. Bởi vậy, cuộc viếng
thăm lăng Bác của con người Việt Nam chưa kết thúc.


Sau hơn bốn mươi năm, Bác Hồ mãi mãi ra đi nhưng hình
ảnh của người, sự nghiệp của người còn sống mãi trong trái tim
người Việt Nam. Với giọng điệu trang nghiêm, hình ảnh đẹp, gợi
cảm, ngôn ngữ bình dị, cô đúc, bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể
hiện lòng kính yêu, xúc động của tác giả và những người con đất
Việt khi đến thăm lăng Bác. Bài thơ là nén hương thơm mà Viễng
Phương thành kính dâng lên người. Là con cháu của Bác, em thấy
mình phải học tập thật giỏi, chăm chỉ để trở thành một bông hoa
đẹp
dâng
lên
Bác
Hồ.



Mẫu 2 :
Bài làm
Bác Hồ là một huyền thoại sáng tác trong thơ văn, đặc biệt con
người. Bác ra đi là nỗi mất mát lớn lao ấy đã làm xót đau tất cả trái
tim người dân Việt Nam và muôn triệu con người trên toàn thế
giới. Có lẽ không có một nhà thơ nào không có bài thơ về Bác.
Thơ ca viếng Bác cứ tuôn trào không ngừng và trong dòng chảy ào
ào ấy bạn đã chợt nhận ra bài thơ khóc Bác rất muộn màng nhưng
vẫn tạc được chỗ đứng trong lòng bạn đọc. Đó là bài: “Viếng lăng
Bác” của Viễn Phương. Bài thơ được sáng tác năm 1976, khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, khi đó lăng Bác vừa
được khánh thành, Viễn Phương cùng con của mình ra thăm lăng
Bác. Bài thơ được ra đời vào dịp này và in trong quốn “Như mây
mùa thu” năm 1978. Bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả
khi vào lăng Bác.
Bài thơ được mở đầu bằng cảm xúc của tác giả khi đứng trước
lăng Bác:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táo mưa sa đứng thẳng hàng.”
Cách xưng hô “Con-Bác” là cách xưng hô của người Nam Bộ
thể hiện tình cảm gần gũi, thân thiết như tình cha con. Từ “ miền
Nam” trong câu thơ cho ta biết xuất xứ của tác giả. Onng là người
con miền Nam ra ngoài Bắc vào lăng viếng Bác. Đầu câu thơ ta
nhận thấy tác giả đã có ý thay từ so với nhan đề đó là thay từ
“thăm” vào từ “viếng” đây là cách nói giảm nói tránh mong giảm
nhẹ nỗi đau mất Bác. Nhưng bài thơ cũng không dấu được sự

ngậm ngùi của cảnh tử biệt sinh ly.
Cùng đoàn người vào thăm lăng Bác trong màn sương tác giả
thấy:


“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Hàng tre hiện lên trong sương sớm của quảng trường Ba Đình
lịch sử gợi không khí linh thiêng huyền thoại. Xung quanh lăng
Bác có biết bao nhiêu loài cây, hoa từ mọi miền đất nước hội từ về
đây khoe sắc, phô hương đâm chồi. Xong hình ảnh ấn tượng với
người đọc nhất vẫn là hình ảnh cây tre. Tre luôn gắn bó, thân thuộc
với con người Việt Nam :“ Tre ăn ở với con người đời đời kiếp
kiếp. Tre bao bọc xóm làng. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà
tranh, giữ đồng lúa chín.” Bởi vậy, khi đến với lăng Bác ta không
phải đến một nơi xa lạ mà như được về với quê hương xứ sở cội
nguồn. Lúc sinh thời Bác sống gần gũi với nhân dân, giờ đây Bác
yên nghỉ đời đời. Nhân dân vẫn đứng canh cho Người giấc ngủ
ngàn thu.
Ngắm nhìn hàng tre bát ngát bao quanh lăng, nhà thơ đã xúc
động thốt lên:
“Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
“Ôi” là một từ cảm thán bộc lộ cảm xúc dâng tròa của nhà thơ.
Từ “ hàng tre xanh” liên tưởng đến “xanh Việt Nam”, đây là hình
ảnh ẩn dụ tượng trưng cho con người Việt Nam thanh cao, giàu
đẹp. Thành ngữ “Bão táp mưa sa” là thành ngữ tượng trưng cho
khóc khăn gian khổ. Nếu như trong bão táp mưa sa tre đứng thẳng
hàng cũng như tre trong khó khăn gian khổ, con người Việt Nam
vẫn kiên cường, bất khuất, ngay thẳng, thủy chung.
Hình ảnh hàng tre là khúc dạo đầu để mở ra các hình ảnh tiếp

theo sâu lắng hơn. Nối tiếp dòng suy tư ấy, nhà thơ đã sử dụng 1
loạt những hình ảnh tượng trưng để nói lên suy nghĩ của mình khi
đứng trước lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”


Khổ thơ được bắt đầu bằng hai hình ảnh đối xứng nhau đó là
hình ảnh mặt trời. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của thiên
nhiên tạo hóa. “Mặt trời trong lăng rất đỏ” là hình ảnh ẩn dụ ví Bác
Hồ của chúng ta. Thực ra đây không phải lần đầu tiên Viễn
Phương ví Bác với mặt trời mà trước đây Tố Hữu đã từng viết:
“Người rực rỡ như Mặt trời cách mạng”
Xong cách sáng tạo riêng xuất thân của Viễn Phương là để cho
mặt trời thiên nhiên phát hiển ra có một mặt trời trong lăng đã yên
nghỉ rồi mà vẫn còn rất đỏ. Ví Bác với mặt trời nhà thơ muốn ca
ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác đối với dân tộc ta. Bác chính là
người đem cho dân ta cuộc sống độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm no.
Ví Bác với mặt trời, nhà thơ còn muốn khẳng định sự trường tồn
vĩnh cửu của Bác trong trái tim mỗi con người Việt Nam. Bác luôn
sống mãi trong mỗi người. Ngắm nhìn dòng người vào lăng viếng
Bác, nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh độc đáo:
“Ngày ngày dòng người đi qua thương nhớ
Kết tràng gia dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
Điệp từ: “ngày ngày” thể hiện niềm tiếc thương vô hạn của nhân
dân đối với Bác. Từ hình ảnh dòng người, tác giả liên tưởng đến
tràng hoa - hình ảnh ẩn dụ bởi người ta là hòa là đất. Cho nên mỗi
người đến đây là một bông hoa đẹp dâng lên Bác- cuộc đời 79 mùa

xuân niềm tiếc thương và lòng thành kính. “ Bảy mươi chín mùa
xuân” là cách nói rất thơ,, hình ảnh ca ngợi cuộc đời của Bác đẹp
như những mùa xuân. Có lẽ mọi người đến đây không chỉ để viếng
một thi hài mà là viếng một người đã dâng trọn cuộc đời mình cho
dân, cho nước.
Trong niềm xúc động, bồi hồi với tình cảm dồn nén từ lâu, lần
đầu được nhìn thấy Bác bằng sương, bằng thịt. Hình ảnh nhà thơ
như được ngưng hết lại trong sự im lặng trang nghiêm nơi Bác yên
nghỉ đời đời:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”


Vẫn trong lăng, tác giả nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Người
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
Đó là giấc ngủ bình yên thanh thản của người đã trọn cuộc đời
cống hiến cho dân, cho nước. Và giờ đây Bác không phải lo nghĩ
gì nữa vì nguyện ước cuối cùng của Bác đã được thực hiện, miền
Nam đã được giải phóng, đát nước được thông nhất một nhà, non
sông được liền một dải, một giấc ngủ bình yên, thanh thản. Cho
nên gờ đây, Bác có thể ngủ, ngủ một giấc ngủ bình yên, thanh
thản.
Từ ánh sáng đèn nhà thơ liên tưởng tới: “Giữa một vầng trăng
sáng dịu hiền”
Hình ảnh vầng trăng trong câu thơ làm ta liên tưởng tình yêu thiên
nhiên của Bác. Trong cuộc đời của mình Bác luôn coi trăng như
những người bạn. Lúc Bác ở chiến khu Việt Bắc hay khi ở nhà tù
Tưởng Giới Thạch rồi đến khi Bác trở về phủ chủ tịch. Trăng luôn

gần gũi bên người. Bởi vậy, khi Bác đã yên nghỉ đời đời, trăng
luôn canh cho Người giấc ngủ ngàn thu.
Trong tâm trí của nhà thơ, Bác như trời xanh tồn tại mãi trên
đời:
“Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”
Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ nhằm khẳng định sự trường tồn bảo
thủ của Bác trong tình cảm con người VIệt Nam Bác luôn sống
mãi. Đúng nhưu nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết:
“Bác là non nước trời mây
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn”
Nhưng cứ nghĩ đến thực tế Bác nằm đó, đang nằm ngủ một giấc
ngủ ngàn thu không trở dậy, nhà thơ lại cảm thấy:
“Mà sao nghe nhói ở trong tim”
Ẩn dụ chuyển đổi cám giác diễn tả nỗi đau quặn thắt vô cùng
không diễn tả được thành lời. Sự ra đi của Bác là một mất mát lớn
lao không thể bù đắp được của dân tộc Việt Nam, của quê hương,
của đất nước. “Vẫn – Mà” giúp chúng ta nhận ra sự độc lập của lý


trí và tình cảm. Lý trí mách bảo Bác vẫn còn sống mãi. Nhưng về
mặt tình cảm không thể không đai xót Bác đã trở về với thế giới
người hiền. Càng nhận ra sự vĩnh hằng của Bác, nỗi đau của Bác
càng lớn. Bác ra đi chưa thỏa nguyện thăm miền Nam, thăm bến
cảng Nhà Rồng, thăm quê hương. Còn nhân dân miền Nam day dứt
không nguôi vì trong ngày thống nhất đất nước không được “đón
Bác vào thăm thấy Bác cười”. Bác đã hóa thân vào non sông xứ sở
và trường tồn mãi mãi với dân tộc Việt Nam.
Trong niềm xúc động bồi hồi nhà thơ đã nghĩ đến giây phút chia
xa:
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Câu thơ “Mai về miền Nam thường trào nước mắt” đã diễn tả
cảm xúc dâng trào của nhà thơ khi phải ra về trong nỗi nhớ buồn
thương. Tình cảm kìm nén bấy lâu nay đã vỡ òa thành dòng lệ tuôn
trào. Trong lúc về, nhà thơ có những ước nguyện giản dị:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
Điệp từ “muốn làm” đứng đầu ba câu như những đợt sóng trào
dâng trong nhà thơ. Tác giả muốn làm con chim hót cho lăng Bác
thêm vui, muốn làm bông hoa tỏa hương cho lăng Bác thêm đẹp,
muốn làm cây tre trung hiếu canh cho Bác giấc ngủ ngàn thu. Hình
ảnh hàng tre ở đầu tác giả đã liên tưởng đến phẩm chất con người
Việt Nam thì ở cuối bài thơ thì lại theo chiều ngược lại từ hình ảnh
con người tác giả muốn hóa thân thành cây tre để mãi ở bên Bác.
Bài thơ kết thúc trong xa cách và không quên nhưng lại tạo được
sự gần gũi về tình cảm và tấm lòng con người. Bởi vậy, cuộc viếng
thăm lăng Bác của con người Việt Nam chưa kết thúc.


Sau hơn bốn mươi năm, Bác Hồ mãi mãi ra đi nhưng hình ảnh
của người, sự nghiệp của người còn sống mãi trong trái tim người
Việt Nam. Với giọng điệu trang nghiêm, hình ảnh đẹp, gợi cảm,
ngôn ngữ bình dị, cô đúc, bài thơ “Viếng lăng Bác” đã thể hiện
lòng kính yêu, xúc động của tác giả và những người con đất Việt
khi đến thăm lăng Bác. Bài thơ là nén hương thơm mà Viễng
Phương thành kính dâng lên người. Là con cháu của Bác, em thấy
mình phải học tập thật giỏi, chăm chỉ để trở thành một bông hoa

đẹp
dâng
lên
Bác
Hồ.



×