Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

kỹ năng ra quyết định trong nghệ thuật lãnh đạo,quản lý tiểu luận môn nghệ thuật lãnh đạo quản lý lớp cao học quản lý xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.13 KB, 21 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Hiện nay vai trò của nhà lãnh đạo, quản lý là rất quan trọng đối với sự
phát triển của xã hội, vì nhà lãnh đạo, quản lý là người đứng đầu cơ quan nhà
nước và doanh nghiệp nên vai trò của họ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển
của cơ quan. Khi họ thực hiện tốt vai trò của mình, họ sẽ thúc đẩy cơ quan
phát triển. Khi họ làm sai vai trò, họ sẽ kìm hãm sự phát triển của cơ quan.
Khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt đúng thời điểm là yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của toàn bộ cơ quan.Các nhà lãnh đạo giỏi
không tự dưng sinh ra. Nếu có ước mơ và khát vọng, bạn có thể có cơ hội trở
thành một nhà lãnh đạo giỏi. Thực tế đã chứng minh rằng, phần lớn những
nhà lãnh đạo, quản lý thành công nhất hiện nay đều gây dựng năng lực lãnh
đạo của mình thông qua sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của bản thân cũng
như việc trau dồi kiến thức và kinh nghiệm lãnh đạo.. Nghệ thuật và khoa học
lãnh đạo là một đề tài bổ ích, thiết thực dành cho các nhà lãnh đạo, quản lý,
các giám đốc công ty, các trưởng bộ phận, phòng ban, tổ chức, cơ quan và bất
kỳ ai đang khao khát một ngày nào đó mình sẽ đứng trong hàng ngũ của
những người lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, cơ quan.
Ra quyết định là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà
lãnh đạo, quản lý. Quyết định quản lý có thể có ảnh hưởng đến vấn đề rất
quan trọng của tổ chức hoặc có thể ảnh hưởng đến vấn đề thứ yếu hơn. Tuy
nhiên, tất cả các quyết định đều có ảnh hưởng, dù lớn hay nhỏ đến kết quả
hoạt động của của tổ chức. Vì vậy, yêu cầu đối với những nhà lãnh đạo đó là
họ cần phải phát triển được những kỹ năng, phương pháp ra quyết định hiệu
quả. Có thể nói chất lượng các quyết định quản lý lãnh đạo chính là thước đo
đánh giá tính hiệu quả của những nhà lãnh đạo đối với tổ chức. Bản chất của
quyết định trong lãnh đạo, quản lý đó là hành vi sáng tạo của nhà lãnh đạo
nhằm định ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết
một vấn đề đã chín muồi, trên cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách


1


quan của hệ thống bị quản lý và việc phân tích các thông tin của hệ thống đó. Vì
vậy kỹ năng ra quyết định trong tổ chức, cơ quan là rất bổ ích cho sự thành đạt,
nên tôi chọn đề tài “Kỹ năng ra quyết định trong nghệ thuật lãnh đạo,quản
lý” làm đề tài tiểu luận hết môn học Kỹ năng Lãnh đạo, quản lý.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Kỹ năngra quyết định trong nghệ thuật lãnh đạo, quản lý là vấn đề được
nhiều thế hệ lãnh đạo và giới khoa học quản lý quan tâm. Vì vậy vấn đề này
trước đây đã được bàn đến, xem xét và nghiên cứu. tuy nhiên nó vẫn là vấn đề
luôn mới, vẫn có nhiều ý kiến và các cuộc tranh luận về nó vẫn chưa ngã ngũ.
Tôi nghiên cứu vấn đề này tuy không phải ở góc nhìn mới, đối tượng mới
nhưng nó khác các bài nghiên cứu trước đây ở bối cảnh nghiên cứu. trong bối
cảnh biến động và hội nhập thì một vấn đề truyền thống cũng trở nên mới mẻ
và đó cũng là điểm mới, điểm khác của trong đề tài của tôi.

-

Cuốn sách “kỹ năng lãnh đạo, quản lý”,hvbctt, PGS.TS Lưu Văn An.

-

Cuốn sách “nghệ thuật lãnh đạo trong thời đại mới”, nhà xuất bản văn hóa
Sài Gòn

3.


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đốitượng mà tôi hướng đến xem xét, nghiên cứu trong đề tài này là kỹ
năng ra quyết định, nó là một yêu cầu quan trọng của nhà lãnh đạo quản lý, nó
cũng có thể được coi là nhân tố đầu tiên đưa đến thành công trong những
hành động tiếp sau, một yêu cầu bắt buộc cho những ai muốn thành công, đặc
biệt là trong thời đại ngày nay.
Phạm vi nghiên cứu vấn đề được giới hạn về không gian và thời gian. Về
không gian đề tài nghiên cứu nó chủ yếu trong hoạt động thường ngày của
nhà nước và doanh nghiệp. về thời gian đề tài tập trung nghiên cứu kỹ năng ra
quyết định trong giai đoạn đổi mới, hội nhập của nước ta hiện nay.

4.

Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài thì tôi đã sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp, gồm:
2


Phương pháp lịch sử: Xem xét vấn đề trong quá trình tồn tại, phát triển
của nó, xem xét các yếu tố lịch sử tác động và những thứ nó được kế thừa
trong quá khứ cũng như sự vận động của nó trong tương lai.
Phương pháp phân tích: Xem xét nó dưới nhiều góc độ, hoàn cảnh, tầng
nấc, bộ phận để từ đó có cái nhìn, đánh giá đúng đắn nhất về vấn đề.
Tôi cũng xem xét nó trong nhiều hoàn cảnh, trong sự vận động và quan
hệ của nó đối với các đối tượng liên quan.
Ngoài ra trong đề tài còn kết hợp nhiều phương pháp khác để quá trình
nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu đạt được sự thành công cao nhất,
khách quan, đầy đủ nhất.
5.


Cấu trúc của đề tài
Kết cấu của bài tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết
luận.Trong đó nội dung gồm 3 chương và 10 tiết
Chương I: Một số cơ sở lí luận về kĩ năng ra quyết định trong lãnh đạo
quản lí.
Chương II: Thực trạng ra quyết định trong lãnh đạo quản lí hiện nay
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ra quyết định trong
lãnh đạo, quản lí.

3


CHƯƠNG I:
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÍ
Khái niệm về kỹ năng ra quyết định.

1.1.

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một
hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm)
nhằm tạo ra kết quả mong đợi.
Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các
hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra.
Quyết định lãnh đạo quản lí là sản phẩm phẩn ánh quan điểm các cách
tiêp cận của nhà lãnh đạo, quản lí trong việc lựa chọn phương án tối ưu để
giải quyết các vẫn đề nảy sinh trong quá trình lãnh đạo, quản lí. Để đi đến một
quyết định, nhà lãnh đạo, quản lí phải xác định mục đích hành động, lựa chọn
những khả năng và thực hiện lựa chọn này. Quyết định và quá trình ra quyết

định là nền tảng của mọi quy trình lãnh đạo, quản lí.
Kỹ năng ra quyết định là tổng hoà một loạt các kết luận và hoạt động của
bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo
mong muốn của bản thân. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp chúng
ta đạt được mục đích đã đề ra trong học tập, trong cuộc sống ở gia đình và
nhà trường cũng như cuộc sống tương lai.Tránh được những sai lầm có thể để
lại hậu quả không tốt.
1.2 Đặc điểm
Những nhà lãnh đạo, quản lý giỏi không cho phép cá tính kiểm soát quá
trình ra quyết định hay kết quả của nó.Để đảm bảo sự cân bằng, rõ rằng, minh
bạch trong suy xét, từ đó kiểm soát quy trình ra quyết định, cần chú ý các
điểm sau:


Tính chuẩn xác của các quyết định phụ thuộc vào khả năng tiếp cận thong tin
có kịp thời, đầy đủ và chuẩn xác hay không?

4




Các phương pháp hệ thống để đạt đến các quyết đinh có thể hổ trợ đắc lực





cho sự sáng tạo.
Tất cả các trợ ngai cần được xem xét kỹ trước khi ra quyết định.

Chấp nhận rủi ro và chủ động xử lý các rủi ro có thể xảy ra.
Suy nghĩ một cách chin chắn, cẩn thận trước khi ra quyết định.
Quá trình ra quyết định của nhà lãnh đạo, quản lý theo cách từ trên
xuống đòi hỏi phải ủy thác công việc cho cấp dưới. Dây là một điều hết sức tự
nhiên trong hệ thống cấp bậc của tổ chức, cơ quan, nó đòi hỏi nhà lãnh
đạo,quản lý phải xác định những quyết định nào là của chính mình và những

-

quyết đinh nào nên ủy thác cho người khác.
Khi ủy quyền hạn, nhà lãnh đạo, quản lý phải nắm vững các nguyên tắc:
Không được quên trách nhiệm của mình đối các quyết định đã được ủy thác.
Cần phải giám sát người được ủy thác, đặc biệt là đối với các quyết định có

-

tầm quan trọng hay vấn đề nhảy cảm.
Phải xây dựng lòng tin ở người được ủy thác, duy trì chế độ thông tin hai
chiều, và khuyến khích mọi người phát huy sáng kiến của mình.
1.3 Phân loại quyết định
Không thể thiếu của nhà lãnh đạo, quản lý. Trong quá trình lãnh đạo,
quản lý có những loại quyết định sau:
-Kiểu quyết định không thế đảo ngược: Là những quyết định khi đưa ra
thì không thể rút lại. Nhà lãnh đạo, quản lý không có phương án nào đước coi
là tối ưu và phải biết chấp nhận rủi ro.
- Kiểu quyết định có thể đảo ngược: Là những quyết định có thể được
thay đổi hoàn toàn trước khi, trong khi hoặc sau khi thực hiện. Kiểu quyết
định này giúp nhà lãnh đạo, quản lý sớm nhận ra sai sót, thay vì cứ để kéo dài
tình trạng sai lầm mãi.
-Kiểu quyết định thử nghiệm: Là những quyết định cần phải xem xét.

kiểm tra lại độ chính xác và hiệu quả, có thể phải điều chỉnh, sửa đối. Quyết
định này đòi hỏi phải có nguồn thông tin phản hồi tích cực trước khi nhà lãnh
đạo, quản lý đi đến quyết định cuối cùng.

5


-Kiểu quyết định từng giai đoạn: Do tính chất của công

việc,

mỗi

giaiđoạn có những quyết định khác nhau. Kiểu quyết định này cho phép theo
dõi sát các rủi ro vì nhà lãnh đạo, quản lý tập hợp được bằng chứng của các
kết quả và những trở ngại ở từng giai đoạn. Nó cho phép thông tin phản hồi
và thảo luận trực tiếp trước khi đi đến giai đoạn tiếp theo trong quá trình ra
quyết định.
-Kiểu quyết định cẩn trọng: Đây là kiểu quyết định mà nhà lãnh đạo,
quản lý sẽ có dự phòng những tình huống bất trắc và những vấn đề có thể
phát sinh về sau. Kiểu quyết định này cho phép hạn chế rủi ro tiềm ẩn
trong quá trình ra quyết định, tuy vậy nó cũng có thể hạn chế thành quả
cuối cùng.
1.4

Các mô hình
1.4.1 Xác định vấn đề giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải
nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại đòi hỏi một quyết định.
Nhận biết vấn đề Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn
tại và điều mà bạn cho là “tiêu biểu”.

Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề thành kiến thiên lệch
do nhận thức : Bảo thủ, Ảnh hưởng chính trị bởi người khác. Mô hình trí
năng : mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau. Kỹ năng
phân tích kém : Không rõ những gì đang xảy ra hay gán cho nó 1 vấn đề gì
đó. Thiếu thời gian. Tình huống phức tạp. Coi giải pháp là vấn đề.
Xác định vấn đề một cách hiệu quả ý thức được những hạn chế về mặt
nhận thức. Xem xét các mối quan hệ nhân quả. Thảo luận tình huống với các
đồng sự. Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau.

1.4.2

Phân tích các nguyên nhân tập hợp các dữ liệu về tình huống. Xác định
phạm vi vấn đề. Ước lượng hậu quả của vấn đề. Xem xét những hạn chế
có thể có ảnh hưởng đến các giải pháp của vấn đề.

6


Tập hợp dữ liệu về tình huống , điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa
sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề giữa các cá nhân với nhau, ý kiến
của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng bởi xúc cảm.
Xác định phạm vi của vấn đề Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan.
Xác định hậu quả của vấn đề Quyết định những hậu quả có thể có của
vấn đề để thấy có phải phân tích thêm hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay
không ?
Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề
Có những yếu tố nào có thể ngăn cản một giải pháp đạt kết quả tốt hay không
1.4.3

Đưa ra các giải pháp bạn sẽ chọn giải pháp tốt nhất, là giải pháp cho phép

đạt được những mục tiêu của bạn v có lưu ý đến những ràng buộc của tình
huống. Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình : suy
nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích.
Suy nghĩ sáng tạo Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát
sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu
chí. Đó là : Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến: Xử lý mỗi vấn đề như là một vấn đề
mới và khác nhau.
Sử dụng phương thức động não Yêu cầu mỗi người tham gia đóng góp ý
kiến một cách rõ ràng.
Chọn giải pháp tối ưu: Có một số cách để đánh giá các đề nghị, giải pháp

1.4.4

hoặc ý kiến.
Thực hiện quyết định: Nếu bạn muốn thành công ở giai đoạn quan trọng
này thì bạn phải cần triển khai ít nhất một số trong những kỹ năng sau đây
: Làm rõ Thiết lập cấu trúc để thực hiện, Trao đổi thông tin, Xác định
tiến trình, Đưa ra ví dụ chuẩn Chấp nhận rủi ro, Tin tưởng, Làm rõ vấn
đề Bạn phải thật sự rõ ràng ngay từ trong suy nghĩ của riêng bạn về việc

1.4.5

cần phải làm
Đánh giá quyết định thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi
một cách tiếp cận từ hai phía.

7


1.5 Các phương pháp ra quyết định trong lãnh đạo, quản lí.

1.5.1 Phương pháp độc đoán
Phương pháp độc đoán là khi bạn tự quyết định hoàn toàn và sau đó
công bố cho nhân viên. Khi bạn ra một quyết định không được ưa thích bạn
có thể cố gắng thuyết phục nhân viên về quyết định này, mà không đề nghị
đối thoại hoặc thử thách.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian. Thuận lợi đối với quyết định theo chuẩn.
Lãnh đạo có kinh nghiệm.
Nhược điểm: Nhân viên ít quyết tâm. Nhân viên dễ bất mãn. Công việc
liên quan đến 1 người.
1.5.2 Phương pháp phát biểu cuối cùng
Trong phương pháp phát biểu cuối cùng bạn cho phép nhân viên thảo
luận và đề nghị giải pháp cho vấn đề. Bạn có thể lưu ý hoặc không lưu ý đến
những đề nghị này khi ra quyết định. Bạn có thể cho phép tình huống được
thảo luận theo cách thật cởi mở nhưng ở cuối cuộc thảo luận bạn tự ra quyết
định. Ưu điểm Sử dụng một số nguồn lực của nhóm. Cho phép một số sáng
kiến Nhược điểm Nhân viên ít quyết tâm.
1.5.3 Phương pháp nhóm tinh hoa
Phương pháp nhóm tinh hoa có sự tham gia của bạn và ít nhất một người
khác và việc ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của những người
khác. Bạn tranh luận và đưa ra giải pháp, đưa ra quyết định và trình bày
quyết định cho số nhân viên còn lại. Bạn thậm chí có thể thảo luận về cơ sở
của quyết định của bạn trước các nhân viên. Ưu điểm Tiết kiệm thời gian.
Thảo luận cởi mở. Phát triển nhiều ý tưởng. Nhược điểm Nhân viên ít quyết
tâm. Xung đột vẫn duy trì Ít có sự tương tác.
1.5.4 Phương pháp cố vấn
Phương pháp cố vấn đặt bạn vào vị trí của người cố vấn. Bạn có thể đưa
ra một quyết định ban đầu thăm dò và trình bày quyết định này cho nhóm để
thảo luận và thu thập dữ liệu Bạn xem xét cẩn thận và cởi mở ý kiến của
8



nhóm trước khi ra quyết định. Thường bạn sẽ đi tới quyết định đầu tiên và
trình bày quyết định này trước nhóm để thảo luận. Bạn phải có đầu óc cởi mở
và cho phép chính bạn thay đổi do những lý lẽ mà nhân viên đưa ra. Bạn cũng
cho phép người khác cải tiến một cách chi tiết quyết định ban đầu của bạn
hoặc, ngược lại, đưa ra đề nghị và ủng hộ cho các quan điểm khác. Quyết
định cuối cùng là do bạn đưa ra, có xem xét cẩn thận và một cách cởi mở các
quan điểm khác.
Ưu điểm: Sử dụng nguồn lực cả nhóm. Thảo luận cởi mở. Phát triển
nhiều ý tưởng.
Nhược điểm:Ai là chuyên gia ? Lãnh đạo phải cởi mở.
1.5.5 Phương pháp luật đa số.
Phương pháp luật đa số có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm
trong quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành viên có một lá
phiếu bình đẳng. Nhóm biểu quyết về việc chọn quyết định nào. Quyết định
nhận được từ đại đa số phiếu sẽ thắng và trở thành quyết định cuối cùng.
Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian. Cho phép kết thúc các cuộc thảo luận.
Nhược điểm: Thiểu số cô lập. Quyết tâm trong toàn nhóm không cao.
1.5.6 Phương pháp nhất trí.
Phương pháp nhất trí có sự tham gia của toàn thể nhân viên vào việc ra
quyết định. Một quyết định không thể đạt được cho tới khi toàn bộ nhân viên
đồng ý về một quyết định nào đó. Phương pháp này có thể đưa ra một quyết
định có chất lượng cao do đầu vào lớn mạnh và phong phú, nhưng có thể tốn
nhiều thời gian.

9


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG RA QUYẾT ĐỊNH TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ

HIỆN NAY
2.1 Thực trạng
Quản lý nói chung và quản lý trong công việc nói riêng chưa bao giờ là
điều dễ dàng, bởi lẽ 1 quyết định của người lãnh đạo dù đúng hay sai đều sẽ
có ảnh hưởng rất lớn đến cả tập thể lẫn cá nhân người ra quyết định. Khi đó,
kỹ năng ra quyết định của người quản lý sẽ đóng vai trò then chốt đến thành
công hay thất bại của tổ chức.
Tất nhiên là những kỹ năng này sẽ được hình thành trong quá trình làm
việc, tích lũy kinh nghiệm, và không ai là hoàn toàn giống với ai cả. Đã có rất
nhiều những lời khuyên được đưa ra để nâng cao kỹ năng ra quyết định cho
người quản lý, tuy nhiên sẽ không có một “con đường chung” dành cho tất cả
mọi người khi học kỹ năng sống.
Thách thức đặt ra là làm thế nào để mọi quyết định đưa ra trong bất kỳ
tình huống nào cũng chính xác và hợp lý. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải
có được những kỹ năng ra quyết định một cách khoa học chứ không thể làm
theo cảm tính.
Hiểu được thách thức ấy, tác giả Robert Heller, một cố nhà báo, tác giả
nổi tiếng về đề tài kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, đã đem đến cho các
nhà quản lý một cẩm nang để ra quyết định với tựa đề kỹ năng ra quyết
định (tựa tiếng Anh:
Essential Managers Making Decisions, do Nhà xuất bản Dorling
Kindersley Limited, London phát hành năm 1998).
Kỹ năng ra quyết định bao gồm ba phần: Phân tích việc ra quyết định,
đạt được một quyết định, thực thi một quyết định. Xuyên suốt nội dung của
cuốn sách là tổng hợp những lời khuyên, các điểm cần lưu ý được trình bày
trong những nội dung riêng biệt, giúp người đọc dễ dàng ghi nhớ hoặc tra
cứu lại khi cần thiết.
10



Tác giả đã dẫn dắt người đọc qua từng chủ đề với một văn phong giản dị
và những ví dụ thực tế sinh động, từ việc tìm hiểu quyết định là gì, ai là người
ra quyết định, các loại quyết định, các phương pháp ra quyết định cho đến xử
lý quyết định do người khác đưa ra.
Dưới đây là một số chủ đề khá thú vị về kỹ năng ra quyết định được tác
giả đề cập trong cuốn sách mà không phải nhà quản lý nào cũng hiểu và quan
tâm đúng mực trong quá trình ra quyết định.
Nhà quản lý cần phải hiểu rõ văn hóa của tổ chức để biết được những
quyết định nào có thể được chấp nhận và những quyết định nào chắc chắn bị
loại trừ.
Liên quan đến việc ra quyết định, văn hóa tổ chức có thể chia thành hai
xu hướng chính: thích mạo hiểm và không thích mạo hiểm. Một tổ chức
không thích mạo hiểm sẽ khó có thể chấp nhận những ý tưởng mới mà chỉ tập
trung vào việc xử lý các vấn đề phát sinh.
2.2. Trách nhiệm của nhà quản lý.
Nhà quản lý nên tránh việc tham gia quá nhiều vào một quyết định mà
mình đã phân cấp. Luôn đưa ra được lý do nếu phản đối một quyết định đã
được phân cấp. Một tổ chức càng có nhiều cấp nhưng thiếu sự phân cấp trong
việc ra các quyết định thì công việc sẽ bị ùn tắc.
Phát triển khả năng gắn kết hoạt động cá nhân theo một triển vọng. Làm
một việc trong thời gian dài, bạn sẽ trải nghiệm cả thành công lẫn thất bại.
Khiêm tốn khi thành công và không nản chí khi thất bại là những đặc điểm
của một người lãnh đạo giỏi.
- Sẵn sàng đầu tư vào việc phát triển người khác. Rộng rãi và hào phóng
trong việc giúp đỡ đồng nghiệp nhận ra tiềm năng của họ.
- Học cách kết nối những người kém may mắn hơn. Người lãnh đạo giỏi
phải có tầm bao quát, mặc dù điều đó không hề dễ dàng. Hầu hết các xã hội
đều phải giải quyết những vấn đề khác biệt bằng việc né tránh hoặc loại bỏ
chúng, giải quyết, phản ứng với sự khác biệt bằng việc tránh hoặc loại bỏ
11



chúng đi, ít xã hội nào lại tìm cách đồng hóa những gì khác biệt với xã hội
của họ.
- Hãy quan tâm đến quá trình. Mọi người đều tìm kiếm sự công bằng chứ
không phải sự ban ơn. Họ muốn được lắng nghe. Họ thậm chí thường không
bận tâm nếu quyết định của họ không đúng hướng chừng nào quá trình của nó
vẫn công bằng và rõ ràng.
- Ghi nhận tầm quan trọng của sự trung thành đối với tổ chức, nghề
nghiệp, cộng đồng và xã hội và trên tất cả là gia đình. Hầu hết những thành
tựu chúng ta có được đều nhờ sự ủng hộ của gia đình.
- Thừa nhận trách nhiệm với kết quả cũng như với quá trình và những
người bạn làm việc cùng. Làm thế nào bạn có thể đạt được kết quả sẽ định
hình kiểu người bạn sẽ trở thành.
- Ghi nhớ rằng bạn là một số ít có đặc quyền. Đó là điểm mạnh nhưng nó
cũng là một gánh nặng bạn phải mang theo. Hãy cân bằng giữa thành tựu với
tấm lòng và học hỏi với một cái nhìn bao dung hiểu biết.
- Hy vọng được đánh giá bởi những gì bạn làm và bạn làm tốt như thế
nào - chứ không phải là bởi những điều bạn nói bạn muốn làm. Tuy nhiên,
định kiến đối với những hành động cũng phải được cân bằng bởi sự thông
cảm và quan tâm đến với những người khác.
- Hãy ý thức được vai trò của bạn. Quan tâm đến các vấn đề của người
nghèo và người tàn tật, chấp nhận khiếm khuyết của người khác, tự cười bản
thân và tránh xa những cám dỗ. Lãnh đạo là tự nhận thức bản thân, chấp nhận
sai lầm của bản thân, phát huy tính khiêm tốn và nhân đạo.
2.2.1 Một số loại quyết định.
Heller đã giúp các nhà quản lý hệ thống hóa các loại quyết định và ý
nghĩa, trường hợp áp dụng, của từng loại quyết định như: quyết định có thể
thay đổi được và không thay đổi được, quyết định mang tính thử nghiệm, thử
nghiệm và sai lầm, quyết định chia thành nhiều giai đoạn, quyết định cẩn

thận, quyết định có điều kiện và quyết định trì hoãn. Chẳng hạn, quyết định
12


thử nghiệm và sai lầm cho phép nhà quản lý điều chỉnh kế hoạch một cách
liên tục trước khi có cam kết hoàn toàn và cuối cùng.
2.2.2 Đối tượng tham gia vào việc quyết định.
Tác giả đưa ra ba phương pháp với đặc điểm và tình huống áp dụng cho
từng phương pháp: tham gia ít, tham gia trung bình và tham gia nhiều. Trong
đó, phương pháp tham gia ít liên quan đến những quyết định mang tính mệnh
lệnh do nhà lãnh đạo tự quyết định và thường được đưa ra trong những tình
huống khẩn cấp.
2.2.3 Sử dụng phân tích SWOT.
Đó là phân tích các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses),
cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) để xác định vị trí của tổ chức,
nhóm làm việc, hay sản phẩm trên thị trường để từ đó đưa ra những kết luận
vững chắc và những quyết định mang tính chiến lược.
2.2.4 Giảm thiểu rủi ro.
Hầu hết các quyết định đều có một mức độ không chắc chắn nào đó.
Nhà quản lý cần sử dụng kinh nghiệm và phán đoán riêng của mình để loại
trừ những nghi ngờ ra khỏi tình huống càng nhiều càng tốt. Tác giả cũng
khuyên các nhà quản lý đừng bao giờ hy sinh tương lai cho ngắn hạn trừ khi
không còn chọn lựa nào khác.
2.3 Sử dụng các chiến lược đảo ngược tình huống.
Những người ra quyết định cần phải có tầm nhìn rộng và cân nhắc ảnh
hưởng của nhiều kết quả khác nhau. Sau khi đánh giá các rủi ro, hãy cố gắng
xây dựng một mạng lưới an toàn để giảm thiểu những rủi ro đó. Những quyết
định vội vã sẽ khó có thể thành công.
2.3.1 Xử lý phản đối. Heller khuyên các nhà quản lý nên xem sự
phản đối như là một phần đóng góp quý giá trong quá trình ra quyết

định. Hãy luôn tìm hiểu nguyên nhân thực sự đằng sau sự phản đối và
giải quyết chúng bằng sự thông minh và khéo léo.
2.3.2 Xử lý quyết định của người khác.
13


Hầu hết các quyết định được phân cấp và liên quan đến cấp dưới. Người
được phân cấp nên làm rõ công việc được phân công cho mình, mức độ ra
quyết định và trách nhiệm liên quan đến những công việc ấy.
Đừng nhượng bộ quá dễ dàng việc can thiệp của cấp trên đối với một
công việc đã được phân cấp mà hãy thuyết phục để họ ủng hộ cho dự án
của mình

14


CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KĨ NĂNG
RA QUYẾT ĐỊNH LÃNH ĐẠO, QUẢN LÍ
3.1 Một số giải pháp
Việc đưa ra quyết định có hiệu quả là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất của các doanh nhân, nhưng trên thực tế ít người chú trọng rèn
luyện cho mình kỹ năng này. Mười yếu tố dưới đây sẽ giúp bạn trong việc đưa
ra được những quyết định đúng đắn nhất vào bất kỳ thời điểm nào và góp
phần đểnâng cao công việc của mình.
-

Xác định các vấn đề cần được giải quyết: Hãy dành một khoảng thời gian hợp
lý để xác định các tình huống cụ thể, sau đó sắp xếp các vấn đề theo thứ tự
cần giải quyết. Đừng vội vàng đưa ra quyết định mà hãy xem xét kỹ lưỡng đó

có thực sự là vấn đề quan trọng cần giải quyết hay không? Có cần thiết phải
chia nhỏ các vấn đề để giải quyết cho dễ dàng hơn không? Cân nhắc xem hôm

-

nay bạn sẽ ở đâu và nơi nào bạn muốn tới?
Nắm bắt nhanh triển vọng mới: Lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề theo
một cách mới mẻ hơn. Mỗi quyết định của bạn phải hướng về tương lại, còn
quá khứ chỉ để tham khảo chứ không phải để chi phối tư tưởng của mình.
Người lãnh đạo giỏi là người rút ra được bài học cả từ thất bại cũng như thành
công trong quá khứ. Thêm vào đó, họ còn biết khai thác thông tin cần thiết

-

mới và nắm bắt triển vọng mới khi tham khảo ý kiến người khác.
Cân nhắc các phương án để giải quyết vấn đề: Cân nhắc các phương án giải
quyết với mọi khả năng có thể xảy ra. Phải chuẩn bị ít nhất 5 phương án khác
nhau để giải quyết một vấn đề. Luôn sáng tạo và nghĩ ra các phương án thay
thế. Đừng bỏ qua bất kỳ một phương án nào vì có thể những ý tưởng bất chợt

-

lại là giải pháp tốt nhất.
Phân tích từng phương án mà mình lựa chọn: Đối với từng phương án, hãy
cân nhắc kỹ những điều sau: Mặt tích cực của phương án này là gì? Mặt tiêu
cực là gì? Phương án này có ảnh hưởng tới ai hay tới việc gì không ? Quản lý

15



thời gian hiệu quả. Liệu phương án này có thể chấp nhận được không và liệu
-

nó có phù hợp với các mục tiêu và chiến lược lâu dài của bạn?
Chấp nhận những thất bại mà bạn đã gặp phải: Trong số chúng ta cũng có
người bị thất bại là bởi vì trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy
phương án mà bạn cho rằng tốt nhất hôm nay cũng chỉ là tương đối! Nhận
thức rõ được điều này thì mọi việc đều có thể được thu xếp ổn thoả. Nên nhớ

-

rằng không có một quyết định nào mà không có mặt hạn chế cả.
Ra quyết định: Dựa trên những những phân tích thực hiện ở những phần đã

-

nêu trên, bạn có thể đưa ra được phương án tốt nhất mà bạn có thể.
Lập kế hoạch khả thi: Nên cụ thể hoá những mục tiêu mà mình có thể đạt
được. Khi thấy cần, có thể xem xét lại những quyết định của mình và hoàn
toàn có thể thay đổi chúng. Trong kế hoạch thành công của bạn phải bao gồm
các bước mà các bạn cần thực hiện, nguồn nhân lực, vật chất cần thiết để thực
hiện quyết định, một khung thời gian cho mỗi hành động và lịch trình tiến
hành để có thể tổng kết đánh giá. Học cách lập kế hoạch hiệu quả thông qua

-

chương trình đào tạo kỹ năng quảnlý thời gian và sắp xếp công việc:
Công bố quyết định: Truyền đạt quyết định của bạn và niềm tin vào thành
công của bạn tới những người liên quan tới dự định này. Như vậy là bạn đã
đem lại niềm tin đến cho chính mình và cho họ. Vì thế mọi quyết dịnh của


-

bạn cần phải rõ ràng, xúc tích và có sức thuyết phục.
Thực hiện: Hãy tập trung vào việc thực hiện quyết định của bạn. Khi đã bắt
tay vào thực hiện một công việc nào đó thì thường xuất hiện tâm trạng lo
lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đã đưa ra một quyết định sai lầm, mà
đó chỉ là trạng thái tâm lý thường thấy mỗi khi chúng ta đối diện với khó

-

khăn.
Đánh giá: Học hỏi từ chính những công việc mà bạn đã làm. Tích góp kinh
nghiệm từ những công việc mà bạn đang làm hoặc chưa làm rồi cùng trao đổi
với những người khác. Nếu phát hiện ra điều gì mới thì bạn cần thay đổi lại
kế hoạch của mình, hãy trở về với lời khuyên thứ 3 và cùng với những kiến
thức mới đó để sửa lại kế hoạch của mình!
3.2 Một số đóng góp ý kiến nhằm nâng cao kỹ năng ra quyết định
16


Ra quyết định là một phần trong công việc của tất cả mọi người. Tuy
nhiên, với những người làm vị trí quản lý, nhiệm vụ này còn quan trọng
hơn nữa.
Ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo: Rất nhiều nhà quản lý danh tiếng chia sẻ
họ thích nhận được bản báo cáo ( dù chỉ hoàn thành được 80%) sớm vài tiếng
hơn là nhận báo cáo muộn 5 phút dù nó đã được hoàn thành 100%. Câu
chuyện này cho thấy: Không nên kỳ vọng mọi thứ phải thật hoàn hảo. Thay vì
tìm kiếm những điều không thể, người ra quyết định hiệu quả có xu hướng
nắm lấy ngay mọi cơ hội, và tin tưởng rằng quyết định của họ là chính xác.

Độc lập: Người đưa ra quyết định tốt là người độc lập kể cả khi hợp tác
với người khác. Họ có xu hướng để những người giỏi nhất bên mình và hỏi ý
kiến của mọi người. Ví dụ, trong một cuộc thảo luận với một nhóm chuyên
gia, họ sẽ không bao giờ hỏi:" Tôi nên làm gì?". Thay vào đó, câu hỏi của họ
sẽ là:" Anh/ chị nghĩ gì về việc này?" Họ sẽ nhận được những ý kiến của mọi
người, phân tích và ra quyết định.
Biết thời điểm nên nghỉ ngơi: Những ý tưởng sẽ đến khi bạn ít mong đợi
nhất. Cũng tương tự như việc bỗng nhiên bạn nhớ ra tên một diễn viên mà bạn
nghĩ là mình đã quên. Thật đơn giản, bạn chỉ cần để bộ não nghỉ ngơi một
chút, hoặc tập trung sang một vấn đề khác, não của bạn sẽ có cơ hội kiểm tra
mọi dữ liệu. Từ đó, bạn sẽ có sự phân tích logic và đưa ra quyết định một
cách chính xác nhất.
Chú ý tới trực giác: Trực giác cũng có vai trò quan trọng trong việc đưa
ra quyết định. Một quyết định có thể giải quyết một vấn đề, nhưng mọi vấn đề
sẽ không thể được giải quyết chỉ với một quyết định. Đôi khi, việc ra quyết
định phụ thuộc nhiều vào trực giác hơn là phân tích. Ví dụ, để quyết định nên
chọn lựa 1 trong 2 đại lý tiềm năng, bạn sẽ phải dựa vào trực giác của mình để
đưa ra quyết định cuối cùng.
Thẳng thắn nhận lỗi: Không ai là người hoàn hảo và không phải lúc nào
mọi việc cũng xảy ra như theo ý muốn của chúng ta. Đôi khi, quyết định của
17


bạn là sai lầm dù bạn đã cố gắng cân nhắc kỹ lưỡng trước. Khi đó, hãy trung
thực nhận sai và sửa sai. Thậm chí, nếu ra quyết định sai, bạn sẽ nhận được
nhiều sự tôn trọng và lòng trung thành hơn từ nhân viên khi biết nhận sai và
giải quyết nó một cách tốt đẹp thay vì tìm cách giấu giếm chúng.

18



KẾT LUẬN
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở thành
một chủ đề được quan tâm đặc biệt. mỗi một cơ quan đều cần có người đứng
đầu để điều hành mọi công việc. bởi vậy đòi hỏi người đứng đầu (người lãnh
đạo) phải giỏi cả quản lý lẫn lãnh đạo để có được những quyết định sáng suốt
nhất và được nhân viên ủng hộ thì con đường đi đến thành công sẽ dễ dàng
hơn. Chúng ta lại đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế
thế giới, điều đó có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam khiếncho
Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và cả những thách thức to lớn. yêu
cầu đối với người lãnh đạo là phải không ngừng học hỏi bồi đắp thêm kiến
thức cũng như thêm kinh nghiệm để thích nghi với điều kiện thực tại. Họ cần
phải chèo lái con thuyền của mình đứng vững và tiến ra biển lớn. Muốn làm
được như vậy, những nhà lãnh đạo cần phải có những năng lực, kỹ năng thực
thụ để có thể đương đầu với những thách thức từ bên ngoài tác động vào Việt
Nam. Họ cần phải có những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo và đặc biệt là kỹ
năng ra quyết định để đương đầu với sự biến đổi của nền kinh tế, chính trị
cũng như xã hội. Học hỏi rút kinh nghiệm từ những nhà lãnh đạo kiệt xuất
trên thế giới, tránh việc lãnh đạo theo kiểu tự phát, bị động, chủ quan duy ý
chí.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

“Making Dicisions – kỹ năng ra quyết định”- ROBERT HELLER
2. Bài giảng phát triển kỹ năng lãnh đạo: TS. Lê Thị Thu Thủy
3.


Các

Website:

www.vietnamleader.com;

www.ceoclub.com.vn,

www.kynang.edu.vn ,
4

www.saga.vn; />
lanh-dao- lanh-dao-quan-tri
Đề cương bài giảng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của PGS.TS Lưu Văn An
( HVBC và TT )
5.

/>
20


MỤC LỤC

21



×