Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề xuất giải pháp xử lý nước thải rửa xe ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.64 KB, 10 trang )

BẢN GIỚI THIỆU- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
XỬ LÝ NƯỚC THẢI RỬA XE Ô TÔ
1. Các loại hình rửa xe ô tô
Trên các nước tiên tiến trên thế giới, rửa xe đã trở thành một ngành công nghiệp. Việc
nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ môi trường rất được quan tâm. Các doanh nghiệp được
yêu cầu có biện pháp chủ động quản lý chất thải từ cơ sở mình cả về số lượng và chất lượng
dòng thải, và giảm chi phí xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường.
Hiệp hội Quốc tế rửa xe, một tổ chức công nghiệp đại diện cho các công ty rửa xe thương
mại, cho biết rằng rửa xe tự động sử dụng tiết kiệm hơn một nửa lượng nước cần dùng khi rửa
xe tại nhà. Điều này dẫn đến sự ưa chuộng sử dụng dịch vụ rửa xe bên ngoài phát triển hơn và
vấn đề kiểm soát ô nhiễm chất thải trong quá trình này được quan tâm hơn. Hiện nay có rất
nhiều biện pháp áp dụng trong rửa xe ô tô chuyên nghiệp, một số biện pháp thường dùng được
miêu tả trong Bảng 1:
Bảng 1: Các loại hình Rửa xe
Loại hình rửa xe
Conveyor

Miêu tả
Biện pháp rửa xe tự động, trong đó một chiếc xe được kéo trên một băng

Roll Over

tải đi qua một đường hầm
Biện pháp rửa xe tự động, trong đó bàn chải cuộn qua một chiếc xe đứng

Touchless

yên
Biện pháp rửa xe tự động, trong đó một loạt tia nước phun qua một chiêc

Bays



xe đứng yên. Không sử dụng bàn chải
Chiếc xe được rửa sạch tay bằng lái xe, bằng cách sử dụng thiết bị cung
cấp tại chỗ, như ống áp lực cao.

2. Tác động của hoạt động rửa xe đến môi trường
Tùy thuộc vào loại hình rửa xe mà quá trình rửa xe chuyên nghiệp sử dụng từ 8- 45
gallons nước cho 1 chiếc xe (tương ứng 31- 171 lit nước/xe). (Theo: Hiệp Hội Rửa xe Quốc tế
(ICA))

Các vấn đề môi trường chính trong hoạt động rửa xe:
-

Sử dụng tài nguyên nước và năng lượng

-

Ô nhiêm nước mặt

-

Ô nhiễm nước ngầm

-

Ô nhiễm đất

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải bao gồm:

1 / 10



-

Dầu và mỡ, chứa chất độc hại như benzen, chì, kẽm, crôm, asen, thuốc trừ sâu, thuốc
diệt cỏ, nitrat, và các kim loại khác

-

Chất tẩy rửa, chất tẩy rửa phân hủy sinh học, có thể là độc hại cho cá

-

Phốt phát, là chất dinh dưỡng thực vật và có thể gây ra sự tăng trưởng quá mức của
các nhà máy gây khó chịu trong cơ thể nước

-

Hóa chất, chẳng hạn như axit HF và các sản phẩm bifluoride amoni (ABF) và các giải
pháp dựa trên dung môi có hại cho sinh vật sống

-

Hóa chất và các loại dầu được sử dụng cho việc duy trì máy móc thiết bị làm sạch
(cho các hệ thống tự động)

-

Mảng bám có thể làm tắc nghẽn các cửa hút gió và vỉ thoát nước mưa và do đó ngăn
chặn nước mưa chảy về cống thoát


Các chất lượng và số lượng của chất thải công nghiệp thải ra hệ thống thoát nước phụ
thuộc vào loại quá trình rửa xe.

Đặc trưng dòng thải nước rửa xe
Tính chất đặc trưng của nước thải từ mỗi loại của quá trình rửa xe được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2: Tính chất nước thải tương ứng các loại hình rửa xe công nghiệp
Nhóm

BOD

SS

O&G

T-N

T-P

SO4

Cu

Zn

Bays

158

73


14

5

4

51

0.25

0.50

Rollover + Touchless

21

23

6

1.5

0.5

30

0.15

0.20


Rollover,Touchless, or
Conveyors + Bays
Conveyors

143

58

21

3

10.5

42

0.15

0.30

260

76

11

8

2


92

0.45

0.55

* Đơn vị: mg / l

3. Giải pháp môi trường

Hình 1: Quá trình phát thải và xử lý nước thải rửa xe
2 / 10


Nước rửa được gom và chảy vào hệ thống thu gom, tiền xử lý với tách dầu và cặn lắng nhờ
vách ngăn trong ngăn đầu tiên. Phần nước sẽ theo đường dẫn chảy sang các ngăn tiếp theo. xả vào
cống. Phần dầu, mỡ loại nhờ bẫy thu, cặn lắng chìm xuống đáy bể và sẽ được lấy ra định kỳ.
SO SÁNH CÁC CÔNG NGHỆ
Công nghệ

Mô tả công
nghệ

Ưu điểm

Nhược điểm

BASTAF


Hình 2

- Vận hành đơn giản
- Chi phí vận hành thấp
(không sử dụng hóa chất,
đệm lọc, giá thể vi sinh…)
- Yêu cầu lắp đặt và vận
hành thấp
- Xây dựng bằng vật liệu
bê tông cốt thép

Phương pháp cơ học

Hình 3

- Công nghệ đơn giản
- Vận hành dễ dàng
- Chi phí đầu tư và vận
hành thấp

- Không kiểm soát pH
đầu vào.
- Chất lượng nước đầu ra
chỉ đạt mức C
TCVN5945:2005
- Muốn nâng hiệu quả xử
lý, đầu ra phải qua bãi lọc,
gây tốn diện tích
- Quá trình hoạt động sinh
mùi hôi

- Không xử lý triệt để các
chất ô nhiễm hữu cơ
- Quá trình phát sinh mùi
- Nước thải không đạt các
tiêu chuẩn cho phép
- Không xử lý triệt để các
yếu tố ô nhiễm: chất hữu
cơ, kim loại nặng
- Nước thải ra không đạt
các tiêu chuẩn cho phép

Công nghệ xử lý bằng Hình 4
phương pháp hóa lý

- Công nghệ đơn giản, dễ
vận hành
- Chi phí đầu tư ban đầu
thấp
- Chi phí vận hành ít tốn
kém
- Hiệu quả xử lý cao

Công nghệ hóa lý kết
hợp lọc
Công nghệ kết hợp
phương pháp cơ học
và kết hợp xử lý sinh
học hiếu khí

Hình 5

Hình 6

- Hiệu quả xử lý cao (≥
90%)
- Nước sau xử lý đạt tiêu
chuẩn cho phép

Công nghệ
Enviroceptor

Hình 7

- Hiệu quả xử lý cao
- Chi phí đầu tư cao
- Nước sau xử lý được tuần - Chi phí vận hành cao
hoàn tái sử dụng
- Tiết kiệm nước

- Khối lượng công trình
lớn, tốn diện tích
- Chi phí đầu tư cao
- Chi phí vận hành cao

3 / 10


HÌNH MINH HỌA

Hình 2: Bể BASTAF


Hình 2: Mô hình xử lý nước thải rửa xe theo phương pháp cơ học

4 / 10


Hinh 5: Xử lý nước thải bãi rửa xe theo phương pháp hóa lý lọc

Hình 7: Công nghệ xử lý-tái sử dụng nước thải bãi rửa xe Enviroceptor

5 / 10


LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
Từ các quá trình trên và tiêu chí lựa chọn công nghệ của khách hàng, chúng tôi kiến
nghị sử dụng công nghệ: Công nghệ xử lý kết hợp các quá trình hóa lý và phân hủy sinh học
kỵ khí.
Ưu điểm công nghệ, thiết bị:
- Vận hành đơn giản.
- Không tốn chi phí vận hành, do không sử dụng điện năng, hoá chất...
- Yêu cầu kỹ thuật trong lắp đặt vận hành đơn giản.
Mô tả Quy trình
Quá trình tại ngăn lắng:
Nước thải sẽ được thu gom qua hệ thống đường ống chảy về bể lắng cát trước khi đến
ngăn điều hòa, để tách cát ra khỏi nước thải. Song chắn rác thô được đặt ở phía đầu bể để loại bỏ
các loại rác có kích thức lớn hơn 10mm ra khỏi nước thải. Sau khi qua thiết bị lược rác, nước thải
tự chảy vào bể lắng cát ngang. Dầu mỡ nổi trên bề mặt sẽ được tách theo máng thu. Cát ở bể
lắng cát và rác thải ở song chắn rác được loại bỏ định kỳ.
Các thiết bị này có các ưu điểm sau:
-


Ngăn chặn sự mài mòn động cơ bơm tại các chu trình xử lý đơn vị tiếp theo.

-

Ngăn chặn các chất lạ trong bể xử lý sinh học mà có thể gây kết tụ thành các chất
rắn nổi trong bể sinh học dẫn đến hệ thống xử lý kém hiệu quả.

Quá trình tại ngăn điều hòa:
Đầu tiên sẽ chỉnh pH đến một giá trị nhất định, sau đó hoá chất keo tụ tạo bông được sử
dụng như là chất để kết dính các thành phần lơ lửng có kích thước nhỏ thành các bông cặn có
kích thước lớn. Các bông cặn này sẽ dễ dàng lắng. Vì đặc tính tối ưu của hệ thống xử lý, bể điều
hoà không thể thiếu trong công nghệ xử lý nước thải. Bể điều hoà dòng lưu lượng xuyên suốt
trạm xử lý, giảm đáng kể dao động thành phần nước thải đi vào các công đoạn phía sau. Trong
suốt giờ cao điểm, lưu lượng nước thải dư sẽ được giữ lại trong bể điều hoà. Hơn nữa bể điều
hoà còn có một số thuận lợi như:
-

Cân bằng lưu lượng để sự biến động lưu lượng nhỏ nhất.
Cân bằng tải lượng các chất hữu cơ.
Cân bằng pH.
Đảm bảo tính liên tục có hệ thống và các đơn vị phía sau hoạt động hiệu quả.
Kiểm soát các chất có độc tính cao.
Khử mùi tương đối

Máy thổi khí được sử dụng để điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ của nước thải. Bể này còn
có vai trò như bể chứa khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hoặc bảo trì.
6 / 10


Quá trình tại ngăn phản ứng:

Nhờ vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều
từ dưới lên trên, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều
kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hoá, đồng thời cho phép
tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Cũng đồng thời cho phép tăng thời gian lưu
bùn, nhờ vậy hiệu suất xử lý tăng trong khi lượng bùn cần xử lý lại giảm.
Quá trình tại ngăn lắng cuối:
Ngăn lắng cuối có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo
nước.

Cơ sở pháp lý xây dựng báo cáo xả thải
7 / 10


- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc Hội Nhà nước
CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước ngày 20/05/1998.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2008 của Chính phủ “về việc quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo về Môi trường”.
- Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 28/02/2006 của Chính phủ.
- Nghị định 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về việc “Quy định việc cấp
giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước”.
- Hướng dẫn số 1478/HD-TNMTND-TNĐ về việc “Hướng dẫn thực hiện phân cấp cấp
phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, cấp phép hành nghề
khoan nước dưới đất” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về việc “Hướng dẫn thực hiện Nghị Định 149/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
- Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của Uỷ Ban Nhân Dân thành phố
Hà Nội về việc “Quy định cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn
nước, cấp phép hành nghề khoan nước dưới đất” trên địa bàn Hà Nội.

- Các tiêu chuẩn của Nhà nước Việt Nam về môi trường nước TCVN 2000; TCVN 2005
và quy chuẩn quốc gia về môi trường (QCVN) theo quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày
31/12/2008

Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước
8 / 10


của đơn vị sản xuất công nghiệp
Phần I. Mở đầu
1.

Giới thiệu về đơn xin cấp phép xả thải
Ngành nghề kinh doanh chính của cơ sở
Cơ cấu tổ chức
Công nghệ sản xuất

2.

Nhu cầu sử dụng và xả nước thải

3.

Đánh giá hiện trạng công trình xả nước thải

4.

Cơ sở pháp lý xây dựng báo cáo

5.


Tài liệu sử dụng để viết báo cáo

6.

Phương pháp tổ chức thực hiện báo cáo

Phần II. Đặc trưng nguồn nước thải và hệ thống công trình xử lý, xả nước thải
1.

Đặc trưng nguồn nước thải
Các nguồn thải
Thông số và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải

2.

Hệ thống xử lý nước thải

3.

Mô tả công trình xả nước thải

3.1. Hệ thống công trình xả thải
3.2. Chế độ xả thải
3.3. Lưu lượng xả thải
Phần III. Đặc trưng nguồn nước tiếp nhận nước thải
1.

Mô tả nguồn tiếp nhận nước thải
Vị trí nguồn tiếp nhận nước thải

Đặc điểm tự nhiên

2.

Mục tiêu tổng quát phát triển của kinh tế xã hội của Quận/Huyện/… (nơi cơ sở

đặt) những năm tới
Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu
Các nhiệm vụ chủ yếu
Phát triển không gian đô thị
Phát triển nông thôn
3.

Chất lượng nguồn tiếp nhận

Phần IV. Đánh giá tác động của việc xả nước thải vào nguồn nước
1.

Tác động đến mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước

2.

Tác động đến môi trường và hệ sinh thái thủy sinh
9 / 10


3.

Tác động đến chế độ thủy văn dòng chảy


4.

Đánh giá tác động tổng hợp

Phần V. Đề xuất biện pháp giảm thiểu và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận
do xả nước thải
1.

Kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận

nước thải
Biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm nước thải
Dự trù kinh phí và thời gian thực hiện việc giảm thiếu ô nhiễm và khắc phục sự
cố ô nhiễm nguồn nước thải
2.

Chương trình quan trắc và kiểm soát nước thải vào nguồn tiếp nhận
Quan trắc quy trình vận hành và xử lý nước thải
Quan trắc chất lượng nước trước và sau xử lý
Quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Phần VI. Kết luận và kiến nghị

10 / 10



×