Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thép tại công ty thép tây đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
*********

PHẠM VŨ TUẤN ANH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÉP TẠI
CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã ngành: 52340301

Tháng 4 - 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
*********

PHẠM VŨ TUẤN ANH
MSSV: 4114090

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN THÉP TẠI
CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301



CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
NGUYỄN THU NHA TRANG

Tháng 4 – 2015

ii


LỜI CẢM TẠ
Trong quãng thời gian học tập tại trƣờng Đại Học Cần Thơ, em đã đƣợc
quý thầy cô tận tình quan tâm dạy dỗ, truyền đạt nhiều kiến thức hay và bổ
ích, để em có đƣợc hành trang vững chắc khi tốt nghiệp, đi làm và tự tin bƣớc
vào cuộc sống. Trong thời gian thực tập tại công ty thép Tây Đô, em đƣợc quý
anh chị trong công ty và đặc biệt các anh chị trong phòng kế toán của công ty
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin hữu ích giúp em hoàn thành tốt
luận văn tốt nghiệp này.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em xin chân thành gửi lời cám ơn
đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, quý thầy cô khoa Kinh TếQTKD đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, em
xin gửi lời cám ơn chân thành và sự biết ơn sâu xắc đến cô Nguyễn Thu Nha
Trang đã trực tiếp hƣớng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp em
hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này. Em xin chúc cô dồi dào sức khỏe,
gặt hái nhiều thành công trong công việc, luôn vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc
sống.
Em cũng xin cám ơn Ban Giám đốc công ty thép Tây Đô đã tạo điều
kiện cho em thực tập tại đơn vị. Đặc biệt các anh chị trong phòng kế toán đã
hƣớng dẫn, chỉ dạy em tiếp xúc với công việc kế toán.
Do kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu chƣa sâu, nên bài luận văn
của em còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy cô,
quý công ty để bài làm của em đƣợc hoàn thiện hơn.

Cuối lời em xin chúc Ban Giám hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, quý
thầy cô khoa Kinh Tế-QTKD nhiều sức khỏe, hoàn thành tốt công việc. Chúc
quý công ty ngày càng phát triển, góp phần xây dựng đất nƣớc giàu mạnh.

Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Vũ Tuấn Anh

i


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Sinh viên thực hiện

Phạm Vũ Tuấn Anh

ii


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Thủ trƣởng đơn vị

iii


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2015
Ngƣời nhận xét

iv


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Phạm vi không gian .................................................................................. 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ...................................................................................... 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1.1 Chi phí sản xuất ........................................................................................ 3
2.1.1.1 Khái niệm ............................................................................................... 3
2.1.1.2 Phân loại ................................................................................................ 3
2.1.1.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất ........................................................ 6
2.1.1.4 Tài khoản sử dụng và phuong pháp hạch toán chi phí sản xuất ............ 7
2.1.1.5 Tài khoản sử dụng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất ............. 10
2.1.2 Giá thành sản phẩm................................................................................. 12
2.1.2.1 Khái niệm ............................................................................................. 12
2.1.2.2 Phân loại .............................................................................................. 12
2.1.2.3 Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm ...................................................... 13
2.1.2.4 Kỳ tính giá thành.................................................................................. 13
2.1.2.5 Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ........................... 13
2.1.3 Các phƣơng pháp tính giá thành ............................................................ 14
2.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..................... 17
2.1.5 Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................. 18
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18

v


2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.................................................................. 18
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ................................................................ 18
CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ .......................... 19
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY .............. 19
3.2 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUY TRÌNH CÔNG
NGHÊ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY .................................................... 20
3.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của công ty thép Tây Đô ................................. 20
3.2.2 Quy trình công nghê sản xuất sản phẩm ................................................. 21
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 23

3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 23
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 23
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN .............................................................. 26
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ................................................................ 26
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận.............................................. 26
3.4.3 Chế độ kế toán và hình thức kế toán ....................................................... 28
3.5 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN HIỆN NAY ............................. 33
CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY THÉP TÂY ĐÔ ................................................ 34
4.1 ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM THÉP ................................................................................. 34
4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT THÉP .................................................. 35
4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................ 35
4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 40
4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung .............................................................. 45
4.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM ............................................................................................ 50
CHƢƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP
HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ........................... 75
5.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ......................... 75
5.1.1 Ƣu điểm ................................................................................................. 75
vi


5.1.2 Một số hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 76
5.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN ..................... 76
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 77
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 77
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 77

6.2.1 Đối vơi nhà nƣớc ..................................................................................... 77
6.2.2 Đối với cơ quan thuế............................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79

vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Báo cáo tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................ 52
Bảng 4.2 Báo cáo tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ................................... 53
Bảng 4.3 Báo cáo tập hợp chi phí sản xuất chung ........................................... 54
Bảng 4.4 Sổ chi tiết tài khoản chi phí sản xuất dở dang .................................. 55
Bảng 4.5 Bảng tính giá thành sản phẩm thép cuộn 6 ...................................... 61
Bảng 4.6 Bảng tính giá thành sản phẩm thép cuộn 8 ...................................... 62
Bảng 4.7 Bảng tính giá thành sản phẩm thép thanh trơn d20 .......................... 63
Bảng 4.8 Sổ cái tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................ 64
Bảng 4.9 Sổ cái tài khoản chi phí nhân công trực tiếp .................................. 66
Bảng 4.10 Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung ......................................... 67
Bảng 4.11 Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất dở dang ...................................... 70
Bảng 4.12 Bảng so sánh giá thành sản phẩm thép cuộn 6 ............................... 73
Bảng 4.13 Bảng so sánh giá thành sản phẩm thép thanh trơn d20 ................... 74

viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. ............................ 8
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. .................................... 9

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung .......................................... 10
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang ................... 12
Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm thép .................................. 23
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty ....................................... 24
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ........................................................ 27
Hình 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung ..................... 30
Hình 3.5: Sơ đồ trình tự ghi sổ và nhập liệu trên phần mềm kế toán .............. 31
Hình 3.6: Giao diện phần mềm kế toán. .......................................................... 31
Hình 4.1 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ....... 37
Hình 4.2 Lƣu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp ............... 43
Hình 4.3 Lƣu đồ luân chuyển các khoản chi phí bằng tiền khác ..................... 46

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
CCDC: Công cụ dụng cụ
CPCB: Chi phí chế biến
CPSX: Chi phí sản xuất
GTGT: Giá trị gia tăng
KPCĐ: Kinh phí công đoàn
NCTT: Nhân công trực tiếp
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
PKT: Phiếu kế toán
PTTT: Phụ tùng thay thế
PXK: Phiếu xuất kho
QLPX: Quản lý phân xƣởng

SDCK: Số dƣ cuối kỳ
SDĐK: Số dƣ đầu kỳ
SPDD: Sản phẩm dở dang
SXC: Sản xuất chung
TSCĐ: Tài sản cố định
VNĐ: Việt Nam đồng

x


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, 6 tháng đầu năm
2014 cả nƣớc có 33.454 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động,
tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trƣớc, điều này cho thấy nền kinh tế nƣớc
ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn và chịu áp lực hơn khi nƣớc ta đang dần
bƣớc chân vào sân chơi thị trƣờng thế giới. Vì vậy một doanh nghiệp muốn
đứng vững và tiếp tục phát triển để vƣơn ra tầm khu vực xa hơn là thế giới
thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ sức cạnh tranh. Một trong những yếu tố
cạnh tranh ở đây là giá thành. Vì đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến
doanh thu và từ đó quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp – là quan
tâm hàng đầu của doanh nghiệp, đây còn là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động
tới chính sách về giá bán, kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp. Giá thành là thƣớc đo chính xác, phản ánh đầy
đủ kịp thời tất cả các chi phí sản xuất phát sinh trong doanh nghiệp. Kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành là một trong những khâu quan trọng trong
toàn bộ hệ thống kế toán, nếu không đƣợc hạch toán chính xác và kịp thời,

không kiểm soát tốt các yếu tố cấu thành nên chi phí thì sẽ làm cho doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn trong các quyết định kinh doanh.
Vì vậy, ngày nay hầu hết trong các doanh nghiệp, bộ máy kế toán luôn
đƣợc quản lý chặt chẽ và khoa học, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về chi
phí sản xuất nhanh chóng, chính xác từ phía các nhà quản trị. Từ đó tìm ra
phƣơng án sản xuất hợp lý, hiệu quả, đồng thời có những biện pháp quản lý
và sử dụng chi phí một cách tiết kiệm nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm mà
vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng
của doanh nghiệp
Đối với nhà quản lý thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu bởi lợi
nhuận thu đƣợc nhều hay ít chịu ảnh hƣởng trực tiếp của những chi phí bỏ
ra. Do đó, để đứng vững và tạo đƣợc uy tín của thƣơng hiệu trên thị trƣờng
này thì vấn đề đảm bảo chất lƣợng, kiểm soát chi phí và định giá thành sản
phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và tiêu chuẩn quốc
tế là hết sức cần thiết. Hiểu đƣợc tầm quan trọng này và mong muốn nghiên
cứu kỹ hơn về vấn đề chi phí, giá thành sản phẩm, nên em chọn đề tài
1


“Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty thép
Tây Đô” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty thép Tây Đô. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mô tả và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty thép Tây Đô trong một kỳ sản xuất sản phẩm.
- Phân tích sự biến động giá thành sản phẩm, từ đó chỉ ra những ƣu điểm

cần phát huy và những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.
- Đề xuất các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm cho
Công ty Thép Tây Đô.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại công ty thép Tây Đô.
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Đối với số liệu thực hiện kế toán: đề tài sử dụng số liệu tháng 6 năm
2014.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2015.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành sản phẩm thép cuộn 6 và thép thanh trơn d20 trong tháng 6 năm
2014.

2


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Chi phí sản xuất
2.1.1.1 Khái niệm
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lƣu
thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội đƣợc biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả
những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành,
tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến tiêu thụ
(Huỳnh Lợi, 2009).
2.1.1.2 Phân loại

- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế của chi phí:
 Chi phí nhân công: là các khoản tiền lƣơng chính, phụ, phụ cấp theo
lƣơng phải trả cho ngƣời lao động và các khoản trích theo lƣơng (BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ). Nhận thức đƣợc yếu tố này giúp nhà quản lý xác định
đƣợc tổng quỹ lƣơng của doanh nghiệp, là cơ sở để nhà quản lý hoạch định
mức tiền lƣơng bình quân cho ngƣời lao động, tiền đề điều chỉnh chính sách
lƣơng đạt đƣợc sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động.
 Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật
liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thức đƣợc yếu tố này giúp
cho nhà quản lý xác định đƣợc tổng vốn nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh, là cơ sở giúp nhà quản lý hoạch định tổng mức luân
chuyển, tổng mức dự phòng cần thiết để tránh tình trạng ứ động hay thiếu hụt
nguên vật liệu.
 Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao phải trích
trong kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhận thức đƣợc yếu tố này giúp nhà quản lý biết đƣợc mức chuyển dịch giá trị
tài sản vào chi phí sản xuất kinh doanh cũng nhƣ tốc độ hao mòn của TSCĐ,
là cơ sở để nhà quản lý hoạch định chiến lƣợc tái đầu tƣ hoặc đầu tƣ mở rộng
để đảm bảo cơ sở vật chất-kỹ thuật phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các chi phí gắn liền với các dịch
vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ dịch vụ
điện nƣớc, bảo hiểm tài sản nhà cửa, quảng cáo…Nhận thức đƣợc yếu tố này
giúp nhà quản lý biết đƣợc tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của
doanh nghiệp nhằm thiết lập quan hệ trao đổi, cung ứng với các đơn vị dịch vụ
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Chi phí khác bằng tiền: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh
khác bằng tiền chƣa đƣợc phản ánh ở các yếu tố trên mà doanh nghiệp phải
thanh toán trực tiếp trong kỳ kế toán. Nhận thức đƣợc yếu tố này giúp nhà

3



quản lý hoạch định đƣợc ngân sách tiền mặt chi tiêu, hạn chế những tồn động
tiền mặt, tránh bớt những tổn thất, thiệt hai trong quản lý vốn bằng tiền.
- Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động của chi phí:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm nhƣ chi phí
nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật lệu phụ... Chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp thƣờng chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhƣng dễ nhận diện, định
hƣớng chính xác, kịp thời khi phát sinh.
 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lƣơng và các khoản trích
theo lƣơng tính vào chi phí sản xuất nhƣ (KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN) của
công nhân trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công trực
tiếp dễ nhận diện định hƣớng chính xác, kịp thời khi phát sinh.
 Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai
khoản mục chi phí trên nhƣ (chi phí lao động gián tiếp, tiền lƣơng nhân viên
quản lý phân xƣởng, khấu hao TSCĐ dùng sản xuất…). Chi phí sản xuất
chung bao gồm nhiều thành phần chi phí có nguồn gốc phát sinh, đặc điểm
khác nhau liên quan đến nhiều hoạt động sản xuất, ít biểu hiện một cách cụ thể
qua mối quan hệ nhân quả. Vì vậy, việc thu thập thông tin chi phí sản xuất
thƣờng chậm trễ, đây cũng là bộ phận chi phí mà việc tập hợp, phân bổ dễ làm
sai lệch chi phí trong từng hoạt động sản xuất dẩn đến các quyết định sai lầm.
Trong 3 loại chi phí trên có sự kết hợp với nhau để hình thành nên chi
phí ban đầu và chi phí chuyển đổi:
Chi phí NVLTT + chi phí NCTT
Chi phí NCTT + chi phí SXC

chi phí ban đầu
chi phí chuyển đổi


 Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng còn đƣợc gọi là chi phí lƣu thông,
là những phí tổn cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bán hàng,
bao gồm các khoản chi phí nhƣ vận chuyển, bốc vác, bao bì, lƣơng nhân viên
bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao TSCĐ và những chi phí liên quan đến
dự trữ, bảo quản sản phẩm hàng hóa. Chi phí bán hàng gồm nhiều thành phần
có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau. Vì vậy thông tin về chi phí bán hàng cũng
thƣờng thu thập chậm, việc hạch toán phân bổ phức tạp dẫn đến dễ sai lệch
thông tin chi phí trong từng sản phẩm hay bộ phận.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm tất cả chi phí liên quan đến
công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp, chi phí quản lý
doanh nghiệp còn bao gồm cả những chi phí mà chúng ta không thể ghi nhận
vào tất cả những khoản mục chi phí trên. Chi phí quản lý doanh nghiệp là một
khoản mục chi phí gồm nhiều thành phần có nguồn gốc, đặc điểm khác nhau
liên quan khá chặt chẽ đến quy mô, trình độ tổ chức, phƣơng thức quản lý,
hành vi quản trị của doanh nghiệp. Vì vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng
thƣờng tập hợp chậm, phân bổ phức tạp thƣờng dẫn đến những sai lệch, khác
biệt chi phí trong sản phẩm, dịch vụ các bộ phận nên nhà quản lý cấp trên dễ
đánh giá sai lầm thành quả đóng góp, tính năng động và sáng tạo của các bộ
phận.
4


- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận
 Chi phí sản phẩm: là chi phí gắn liền với sản phẩm sản xuất ra hoặc
đƣợc mua vào trong kỳ.
 Sản phẩm sản xuất: chi phí sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
 Sản phẩm mua: chi phi sản phẩm gồm giá mua và chi phí mua.
Chi phí sản phẩm thƣờng thay đổi theo số lƣợng, đƣợc tính là tổn phí
trong kỳ khi sản phẩm tiêu thụ.

 Chi phí thời kỳ: là chi phí gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh, không
gắn với giá trị sản phẩm.
Chi phí thời kỳ thƣờng thay đổi theo thời gian, đƣợc tính là phí tổn trong
kỳ phát sinh chi phí.
Chi phí thời kỳ bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp.
- Phân loại chi phí theo phƣơng pháp quy nạp:
 Chi phí trực tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến
từng đối tƣợng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tƣợng chịu chi phí
nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp... Loại chi
phí này thƣờng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên,
chúng dễ đƣợc nhận dạng, hạch toán chính xác. Vì vậy ít gây ra sai lệch thông
tin chi phí.
 Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối
tƣợng chi phí nhƣ chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí
quảng cáo... Với chi phí gián tiếp, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tƣợng
chịu chi phí rất khó nhận dạng. Vì vậy, thƣờng phải tập hợp chung, sau đó lựa
chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tƣợng chịu chi phí. Và cũng chính điều
này việc hạch toán, phân bổ thƣờng dẫn đến những sai lệch chi phí trong từng
bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng sẽ dẫn đến những quyết
định khác nhau.
-Phân loại chi phí theo cách ứng xử
 Biến phí (chi phí khả biến): là những chi phí nếu xét về tổng số thay
đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động, mức độ hoạt động có thể là số lƣợng sản
phẩm sản xuất ra, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành, tỷ lệ
thuận trong một phạm vi hoạt động. Ngƣợc lại, nếu xét trên một đơn vị mức
độ hoạt động biến phí là một hằng số. Biến phí có thể biểu diễn bằng phƣơng
trình sau:
y = ax
Trong đó: y: Tổng biến phí.

a: Biến phí đơn vị.
x: Mức hoạt động.
5


 Định phí (chi phí bất biến): là những chi phí mà tông số của nó thì ít
thay đổi hoặc không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi
phù hợp, nhƣng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với
mức độ hoạt động. Định phí có thể đƣợc biểu diễn dƣới dạng phƣơng trình
sau:
y=b
Trong đó: y: Định phí.
b: Hằng số.
 Chi phí hỗn hợp: là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở
mức độ hoạt động căn bản chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của
định phí. Thông thƣờng ở mức độ hoạt động vƣợt mức căn bản nó thể hiện đặc
điểm của biến phí. Để xác định thành phần định phí và biến phí trong chi phí
hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt động, có thể áp dụng các phƣơng pháp cơ
bản: phƣơng pháp cực đại, cực tiểu; phƣơng pháp đồ thị phân tán; phƣơng
pháp bình phƣơng bé nhất. Phƣơng trình của chi phí hỗn hợp có dạng:
y = ax + b
Trong đó: y: Chi phí hỗn hợp.
b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ.
a: Biến phí cho một đơn vị hoạt động.
x: Số lƣợng đơn vị hoạt động.
-Một số chi phí khác phục vụ cho việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết
định
 Chi phí chênh lệch: là những chi phí có trong phƣơng án này nhƣng
lại không hoặc chỉ có một phần trong phƣơng án kia, do đó có thể tạo ra chênh
lệch chi phí. Chi phí chênh lệch là những thông tin để ngƣời quản lý lựa chọn

phƣơng án.
 Chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc: chi phí kiểm
soát đƣợc đối với một cấp quản lý là những chi phí do cấp đó ra quyết định,
những chi phí nằm ngoài quyền quyết định của một cấp quản lý gọi là chi phí
không kiểm soát đƣợc.
 Chi phí cơ hội: là những thu nhập tiềm tàng bị mất đi khi chọn phƣơng
án này thay cho phƣơng án khác.
 Chi phí ẩn (chìm, lặn): là những chi phí đã bỏ ra trong quá khứ và
không thể tránh đƣợc dù lựa chọn bất kỳ phƣơng án nào.
(Bùi Văn Trƣờng, 2008)
2.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp
chi phí sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xƣởng, bộ
phận, quy trình sản xuất…) và thời kỳ chi phí phát sinh (trong kỳ hay kỳ
trƣớc) để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…).
6


Căn cứ xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể dựa vào:
- Địa điểm sản xuất
- Cơ cấu tổ chức sản xuất
- Tính chất quy trình công nghệ sản xuất
- Loại hình sản xuất
- Đặc điểm sản xuất
- Yêu cầu quản lý
- Trình độ và phƣơng tiện của kế toán
Ý nghĩa: xác định đối tƣợng chi phí là cơ sở để tổ chức tài khoản, tiểu
khoản, sổ chi tiết để tập hợp chi phí cho các đối tƣợng, phục vụ cho công
tác quản lý chi phí sản xuất, hạch toán kinh tế nội bộ và phục vụ cho
công tác tính giá thành sản phẩm.

(Bùi Văn Trƣờng, 2008)
2.1.1.4 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Tài khoản 621: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. Dùng để
phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất
sản phẩm, thực hiện dịch vụ của các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm,
ngƣ nghiệp, giao thông vận tải, bƣu chính viễn thông, kinh doanh khách sạn,
du lịch, dịch vụ khác
TK 621
- Trị giá thực tế nguyên liệu, vật
liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm, hoặc thực
hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.

Tài khoản 621 không có số dƣ cuối kỳ

7

- Kết chuyển trị giá nguyên
liệu, vật liệu thực tế cho sản
xuất, kinh doanh trong kỳ vào
TK 154 (chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang), hoặc TK 632
(giá thành sản xuất) và chi tiết
cho các đối tƣợng để tính giá
thành sản phẩm dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp vƣợt mức bình
thƣờng vào TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu

trực tiếp sử dụng không hết đƣợc
nhập lại kho.


Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ:
TK 152 ( 611)

TK 621

TK 152

Trị giá NVL xuất kho

Trị giá NVL chƣa

dùng để sản xuất

sử dụng đã nhập kho

TK 111,331

TK 154 (631)

Trị giá NVL mua giao
thẳng cho sản xuất
TK 152
Trị giá NVL còn ở
xƣởng SX cuối kỳ

Kết chuyển chi phí

NVLTT để tính giá thành
TK 632
Chi phí NVLTT
vƣợt trên mức bình thƣờng

Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
 Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Dùng để phản ánh chi
phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bao gồm
các khoản phải trả cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện
dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài.

TK 622
- Chi phí nhân công trực tiếp
tham gia quá trình sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm:
tiền lƣơng, tiền công lao động và
các khoản trích trên tiền lƣơng , tiền
công theo quy định phát sinh trong
kỳ.

- Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp vào TK 154 (chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang), hoặc
vào TK 631 (giá thành sản xuất).
- Kết chuyển chi phí nhân công
trực tiếp vƣợt trên mức bình
thƣờng vào TK 632.


Tài khoản 622 không có số dƣ cuối kỳ.

8


Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ:
TK 334, 111

TK 622

TK 154, 631

Tiền lƣơng, phụ cấp phải

Kết chuyển chi phí

trả cho NCTT sản xuất

NCTT để tính giá thành

TK 338

TK 632

Trích BHXH, BHYT

Chi phí NCTT vƣợt

KPCĐ, BHTN


trên mức bình thƣờng

TK 335
Trích trƣớc tiền lƣơng
nghỉ phép của NC sản xuất
Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí

Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
 Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung. Dùng để phản ánh chi phí
quản lý và phục vụ sản xuất. Bao gồm tiền lƣơng nhân viên quản lý, giá trị vật
liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc nhà xƣởng…
TK 627
- Chi phí sản xuất chung phát
sinh trong kỳ.

Tài khoản 627 không có số dƣ cuối kỳ.

9

- Khoản giảm chi phí sản xuất
chung.
- Kết chuyển chi phí sản xuất
chung trong kỳ vào TK 154 (chi
phí sản xuất kinh doanh dở
dang) hoặc TK 631 (giá thành
sản xuất).
- Kết chuyển định phí sản xuất
chung vào TK 632 do mức sản
xuất thực tế bé hơn công suất
bình thƣờng.

- Kết chuyển biến phí sản xuất
chung vƣợt trên mức bình
thƣờng vào TK 632.


Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ:
TK 334, 338

TK 627

Tiền lƣơng, phụ cấp, trích
theo lƣơng trả cho QLPX

TK 111, 152

Khoản giảm chi phí
SXC

TK 152, 153
Giá trị NVL gián tiếp
và công cụ dụng cụ

TK 154 (631)
Kết chuyển chi phí SXC
để tính giá thành

TK 214

TK 632


Trích khấu hao TSCĐ

Kết chuyển phần định
phí SXC của công suất
thực tế bé hơn công suất

TK 142
Phân bổ dần chi phí

bình thƣờng

trả trƣớc
Biến phí sản xuất vƣợt

TK 335
Tính trƣớc chi phí

trên mức bình thƣờng

phải trả
TK 111, 112…
Chi phí bằng tiền và
chi phí khác

Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
(Bùi Văn Trƣờng, 2008).
2.1.1.5 Tài khoản sử dụng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị

nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, bán thành phẩm mua
ngoài…Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm, thì tập
hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản
xuất nhiều loại sản phẩm, thì tập hợp chung và trƣớc khi tổng hợp chi phí để
tính giá thành phải phân bổ cho từng đối tƣợng tính giá thành.

10


 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lƣơng, phụ
cấp, các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và khoản trích
BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng
loại sản phẩm thì tập hợp theo từng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp của
nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trƣớc khi tổng hợp chi phí để tính
giá thành, phải phân bổ cho từng đối tƣợng tính giá thành.
 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lƣơng nhân viên
quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc nhà
xƣởng, tiền sửa máy…Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xƣởng,
từng bộ phận sản xuất…Trƣớc khi tính giá thành, phải phân bổ chi phí sản
xuất chung cho từng đối tƣợng tính giá thành.
 Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Dùng để tổng
hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm.
TK 154
- Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản
xuất chung kết chuyển cuối kỳ.

SDCK: Chi phí sản xuất dở dang
cuối kỳ


11

- Trị giá phế liệu thu hồi (nếu
có).
- Các khoản làm giảm chi phí
sản xuất trong kỳ.
- Giá thành thực tế của sản
phẩm hoàn thành.


Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ:
TK 621

TK 154

Kết chuyển chi phí
NVL trực tiếp

TK 111, 152

Giá trị phế liệu, phế phẩm
thu tiền mặt hoặc nhập kho

TK 622

TK 138

Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp


Khoản bồi thƣờng thiệt
hại sản xuất

TK 627

TK 155

Kết chuyển chi phí SXC

Giá thành phẩm hoàn
thành nhập kho
TK 157
Gửi bán thành phẩm
không qua nhập kho
TK 632
Xuất bán thành phẩm
không qua nhập kho

Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí

Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
(Bùi Văn Trƣờng, 2008)
2.1.2 Giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lƣợng sản
phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định, là một thƣớc đo giá trị cũng là một đòn
bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thƣờng mang tính khách quan và chủ quan,
đồng thời nó là một đại lƣợng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu,
biện pháp quản lý chi phí (Huỳnh Lợi, 2009).
2.1.2.2 Phân loại

Trong thực tế, để có thể quản lý và điều chỉnh chi phí sản xuất, ngày
càng hạ thấp giá thành sản phẩm (nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng sản phẩm
ngày càng đƣợc nâng cao) và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh
doanh của doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại giá thành nhƣ sau:

12


 Giá thành định mức: để quyết định sản xuất một loại sản phẩm mới và
tung ra thị trƣờng, doanh nghiệp cần phải xác định đƣợc các định mức tiêu hao
về lao động sống và lao động vật hóa. Từ đó xác định đƣợc giá thành sản xuất
sản phẩm theo những định mức đã đƣợc xác định trên cơ sở giá cả đầu vào của
các loại lao động kể trên và đƣa ra giá bán cạnh tranh trên thị trƣờng. Giá
thành sản xuất đƣợc xác định nhƣ trên chính là giá thành định mức của doanh
nghiệp.
 Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): căn cứ vào định mức tiêu hao
về lao động sống và lao động vật hóa đã đƣợc xác định cho từng loại sản
phẩm, vào mỗi kỳ kế hoạch, căn cứ vào giá cả đầu vào hiện hành của các loại
lao động, doanh nghiệp xây dựng giá thành kế hoạch.
 Giá thành thực tế: tiêu hao về lao động sống và lao động vật hóa thực
tế phát sinh kết tinh trong sản phẩm.
(Đại học Quốc gia TP.HCM, 2007)
2.1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là công việc cần thiết đầu
tiên đối với toàn bộ quy trình tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm,
tính chất sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất
ra và các loại dịch vụ cung cấp để xác định đối tƣợng tính giá thành cho phù
hợp. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm có thể là từng chi tiết của sản phẩm,
từng sản phẩm hoàn chỉnh hoặc từng đơn đặt hàng cụ thể.
Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng hệ

thống chứng từ ban đầu và căn cứ để mở sổ , thẻ chi tiết theo dõi chi phí phát
sinh. Xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để tổ chức việc
tính giá thành phù hợp, bao gồm: lựa chọn phƣơng pháp tính giá thành, thiết
lập các bảng tính giá thành, phân tích sự biến động của giá thành nhằm tìm ra
các giải pháp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Giữa đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành có
mối quan hệ mật thiết thể hiện nhƣ sau:
 Một đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất trùng với một đối tƣợng
tính giá thành sản phẩm.
 Một đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất liên quan tới nhiều đối
tƣợng tính giá thành sản phẩm.
 Nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất liên quan tới một đối
tuongj tính giá thành sản phẩm.
( Đại học Quốc Gia TP.HCM, 2007)

13


×