Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị tự động quấn, lống dây vào rãnh stator động cơ điện công nghiệp công suất từ 0.4kw-7.5kw

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 88 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC
Mã số: KC.05./06-10

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DỰ ÁN
“Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị tự động quấn, lống dây
vào rãnh stator động cơ điện công nghiệp công suất từ 0.4kw-7.5kw”
KC.05.DA08/06-10

Cơ quan chủ trì Dự án:

CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

Chủ nhiệm Dự án

Ks. KỲ THIẾT BẢO

:

8614

Hà Nội – 2010
-1-


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

CHƯƠNG TRÌNH KHCN CẤP NHÀ NƯỚC KC05.DA08/06-10

BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI/DỰ ÁN
“Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị tự động quấn, lồng dây vào
rãnh stator động cơ điện công nghiệp công suất từ 0.4kw - 7.5kw”

KC.05.DA08/06-10
Chủ nhiệm đề tài/dự án:

Cơ quan chủ trì

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu)

Ks. KỲ THIẾT BẢO

VŨ THỊ BÍCH THỦY

Ban chủ nhiệm chương trình

Bộ Khoa học và Công nghệ

(ký tên)

(ký tên và đóng dấu khi gửi lưu trữ)


-2-


CTY TNHH SX-TM-DV
THIẾT BẢO
__________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 28 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO THỐNG KÊ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI/DỰ ÁN SXTN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đề tài/dự án:
Mã số đề tài, dự án: KC.05.DA08/06-10
Thuộc:
- Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước “Nghiên cứu, phát triển và ứng
dụng công nghệ cơ khí chế tạo”, mã số KC.05/06-10
- Dự án: “Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị tự động quấn ,
lồng dây vào rãnh stator động cơ điện công nghiệp công suất từ 0.4kw-7.5kw”
- Độc lập: Ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo
2. Chủ nhiệm đề tài/dự án:
Họ và tên:

KỲ THIẾT BẢO

Ngày, tháng, năm sinh:

08/06/1958


Học hàm, học vị:

Kỹ sư cơ khí

Chức danh khoa học:

Nam

Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại Tổ chức:
Mobile: 0903.689311

Nam/ Nữ:

08.54465510
Fax: 08.8955327

Nhà riêng: 08.8959274
E-mail:



Tên tổ chức đang công tác:

CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

Địa chỉ tổ chức:


115/865, Nguyễn Kiệm. P.3, Q.Gò Vấp, Tp.HCM

Địa chỉ nhà riêng:

593/9 Nguyễn Kiệm, P.3,Q.Gò Vấp, Tp.HCM

3. Tổ chức chủ trì đề tài/dự án:
Tên tổ chức chủ trì đề tài:

CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

Điện thoại:

08.54465510

E-mail:



Website:

www.windingmachine.com.vn

Địa chỉ: . :

115/865, Nguyễn Kiệm. P.3, Q.Gò Vấp, Tp.HCM

Fax: 08.38955327

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: KỲ THIẾT BẢO

Số tài khoản:

931.90.09.00011

-3-


Ngân hàng:

Kho bạc Nhà nước Quận Gò Vấp – Tp.Hồ Chí Minh

Tên cơ quan chủ quản đề tài: CTY TNHH SX-TM-DV THIẾT BẢO

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện đề tài/dự án:
- Theo Hợp đồng đã ký kết: 24 tháng từ tháng 01/ năm 2009 đến tháng 12/ năm2010
- Thực tế thực hiện: từ tháng 06/năm 2009

đến tháng 06/năm 2011

- Được gia hạn (nếu có):
- Lần 1 từ tháng…. năm…. đến tháng…. năm….
- Lần 2 ….
2. Kinh phí và sử dụng kinh phí:
a) Tổng số kinh phí thực hiện:

7.700

tr.đ, trong đó:


+ Kính phí hỗ trợ từ SNKH:

2.300

tr.đ.

+ Kinh phí từ các nguồn khác:

5.400

tr.đ.

+ Tỷ lệ và kinh phí thu hồi đối với dự án (nếu có): 1.610 tr.đ
(70% kinh phí hỗ trợ để thực hiện Dự án)
b) Tình hình cấp và sử dụng kinh phí từ nguồn SNKH:
Số
TT
1
2

Theo kế hoạch
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)
2009
1.350.000.000
2010
950.000.000


Thực tế đạt được
Thời gian
Kinh phí
(Tháng, năm)
(Tr.đ)
2009
500.046.053
2010
791.201.000

Ghi chú
(Số đề nghị
quyết toán).
849.953.947
723.752.947

c) Kết quả sử dụng kinh phí theo các khoản chi:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số
TT

Nội dung
các khoản chi

1
2
3
4
5
6

7

Thiết bị, máy móc mua mới
Nhà xưởng xây dựng mới, cải tạo
Kinh phí hỗ trợ công nghệ
Chi phí lao động
Nguyên vật liệu, năng lượng
Thuê thiết bị, nhà xưởng
Khác
Tổng cộng

Theo kế hoạch
Tổng

SNKH

870
1620
850
960
2750

50
850
320
810

640
1940


650
7700

270
2300

380
5040

-4-

Nguồn
khác
820
1620

Thực tế đạt được
Tổng

SNKH

Nguồn
khác


3. Các văn bản hành chính trong quá trình thực hiện đề tài/dự án:
(Liệt kê các quyết định, văn bản của cơ quan quản lý từ công đoạn xác định nhiệm vụ, xét chọn, phê duyệt kinh
phí, hợp đồng, điều chỉnh (thời gian, nội dung, kinh phí thực hiện... nếu có); văn bản của tổ chức chủ trì đề tài,
dự án (đơn, kiến nghị điều chỉnh ... nếu có)
Số

TT
1
2
3
4
5

Số, thời gian ban
hành văn bản
30/01/2009
09/04/2009
15/07/2009
06/08/2009
10/09/2009

6

13/09/2010

7
8

01/10/2009
01/11/2009

9

14/12/2009

10

11
12
13

15/04/2010
05/05/2010
15/05/2010
08/10/2010

14

12/2010

Ghi
chú

Tên văn bản
Bản xác nhận tài khoản chuyển tiền cho Dự án
Công văn gửi Kho bạc Nhà nước quận Gò Vấp
Công văn xin điều chỉnh về phụ lục vật tư
Công văn gửi BCN Chương trình KC05
Báo cáo xác nhận khối lượng công việc hoàn thành
Quy trình công nghệ chế tạo, chạy thử và hiệu chỉnh máy,
hướng dẫn sử dụng các SP1, SP2, SP3
Báo cáo định kỳ
Báo cáo tình hình mua sắm tài sản cố định
Bảng kê kinh phí thanh toán cho sản phẩm, nội dung đã hoàn
thành trong kỳ
Kế hoạch đoàn ra KC05
Quyết định cử người đi nước ngoài Dự án KC05

Báo cáo xác nhận khối lượng công việc hoàn thành
Báo cáo định kỳ
Bảng kê kinh phí chi thanh toán cho các sản phẩm, nội dung
đã hoàn thành trong kỳ

Lần 1
Lần 1

Lần 2
Lần 2

4. Tổ chức phối hợp thực hiện đề tài, dự án:
Số
TT

Tên tổ chức đăng ký
theo Thuyết minh

Tên tổ chức đã tham
gia thực hiện

1

Cty TNHH ĐT&PT
Năng lượng mặt trời
Bách khoa(SOLAR BK)
Cty TNHH điện Khang
Thịnh

Cty TNHH ĐT&PT

Năng lượng mặt trời
Bách khoa(SOLAR BK)
Cty TNHH điện
Khang Thịnh

2

Nội dung
tham gia chủ
yếu

Sản phẩm
chủ yếu đạt
được

Ghi
chú

Góp vốn
Góp vốn

5. Cá nhân tham gia thực hiện đề tài, dự án:
(Người tham gia thực hiện đề tài thuộc tổ chức chủ trì và cơ quan phối hợp, không quá 10 người kể cả chủ
nhiệm)
Số
TT

Tên cá nhân
đăng ký theo
Thuyết minh


Tên cá nhân đã
tham gia thực
hiện

1

Kỳ Thiết Bảo

Kỳ Thiết Bảo

Nội dung tham gia chính
-Chủ nhiệm Dự án.
-Thiết kế tổng thể và phần cơ

-5-

Sản phẩm chủ
yếu đạt được

Ghi
chú


2

Nguyễn
Dương Tuấn

Nguyễn Dương

Tuấn

3

Võ Thái Bình

Võ Thái Bình

4

Đỗ Công
Thành

Đỗ Công Thành

5

Lê Đình Điềm

Lê Đình Điềm

khí
-Quản lý thiết kế đồ họa cơ
khí.
-Theo dõi chế tạo thử nhóm
thiết kế.
-Thiết kế quản lý phần điện.
-Viết phần mềm hệ thống điều
khiển.
-Thiết kế.

-Theo dõi tiến độ,
quản lý hồ sơ tài liệu Dự án
-Thư ký Dự án.
-Theo dõi tiến độ, quản lý hồ
sơ tài liệu Dự án.

7. Tình hình tổ chức hội thảo, hội nghị:
Số
TT

Theo kế hoạch
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa điểm )

Thực tế đạt được
(Nội dung, thời gian, kinh phí, địa
điểm )

Ghi chú

Hội thảo khoa học:
+ Công nghệ mới: Tự động quấn – Xả dây
vào khuôn trung gian trong công nghệ chế
tạo động cơ điện.
+ Công nghệ mới: Tự động lồng dây vào
rãnh stator động cơ điện.
- Chủ trì: 200.000đ
- Thư ký: 150.000đ
- Khách mời: 70.000đ
- Bài tham luận: 500.000đ/bài
- Thuê phòng, nước uống, đi lại.

Hội thảo đánh giá chuyên đề:
- Chủ trì: 200.000đ
- Khách mời: 150.000đ
- Thuê phòng, nước uống
8. Tóm tắt các nội dung, công việc chủ yếu:
(Nêu tại mục 15 của thuyết minh, không bao gồm: Hội thảo khoa học, điều tra khảo sát trong nước và
nước ngoài)
Số
TT

Các nội dung, công việc
chủ yếu
(Các mốc đánh giá chủ yếu)

-6-

Thời gian
(Bắt đầu, kết thúc
- tháng … năm)
Theo kế
Thực tế đạt
hoạch
được

Người,
cơ quan
thực hiện


Mô tả công nghệ, sơ đồ hoặc quy trình công

nghệ
Phân tích những vấn đề mà Dự án cần phải
giải quyết về công nghệ
Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công
việc cần thực hiệnđể giải quyết những vấn
đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng cho việc
thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm

1
2

3

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
1. Sản phẩm KH&CN đã tạo ra:
a) Sản phẩm Dạng I:
Số
TT
1
2
3

4

Tên sản phẩm và chỉ tiêu
chất lượng chủ yếu
Máy tự động theo chương
trình quấn dây trục ngang
Máy tự động theo chương

trình quấn dây trục đứng
Máy tự động lồng dây vào
rãnh stator động cơ điện
công suất từ 0.4kw đến
0.75kw
Máy tự động lồng dây vào
rãnh stator động cơ điện
công suất từ 1.2kw đến
7.5kw

Đơn
vị đo

Số lượng

Máy

04

Máy

04

Máy

04

Máy

04


Theo kế hoạch

Thực tế
đạt được

b) Sản phẩm Dạng II:
Số
TT

1

2

3

Yêu cầu khoa học
cần đạt
Theo kế hoạch
Thực tế
đạt được

Tên sản phẩm
Bộ tài liệu thiết kế và Quy trình công
nghệ chế tạo “ Máy tự động theo
chương trình quấn dây trục
ngang”(SP1)
Bộ tài liệu thiết kế và Quy trình công
nghệ chế tạo: “Máy tự động theo
chương trình quấn dây trục đứng”(SP2)

Bộ tài liệu thiết kế và Quy trình công
nghệ chế tạo: “Máy tự động lồng dây
vào rãnh stator động cơ điện công suất
từ 0.4kw – 0.75kw”(SP3)

-7-

01

01

01

01

01

90%

Ghi chú


4

Bộ tài liệu thiết kế và Quy trình công
nghệ chế tạo: “Máy tự động lồng dây
vào rãnh stator động cơ điện công suất
từ 1.2kw – 7.5kw”(SP4)

01


90%

e) Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tế
Số
Tên kết quả
TT
đã được ứng dụng
1 Máy tự động quấn dây động
cơ điện.
Kiểu: DC 400 – 300 - 01
2
3

4

Máy tự động quấn dây động
cơ điện.
Kiểu: DC 600 – 600 - 01
Máy tự động quấn dây động
cơ điện.
Kiểu: DC 02 – 04
Máy tự động lồng dây vào
rãnh stator động cơ điện.
Kiểu: LD – 02 – 10

Thời
gian

Địa điểm

(Ghi rõ tên, địa chỉ nơi ứng dụng)
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí
Vietsopetro – Vũng Tàu.
- Cty TNHH Minh Nhuận – Đồng Nai.
- Cty TNHH – TM Hoa Nam – Tp.HCM
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí
Vietsopetro – Vũng Tàu.
- Cty CP Thiết bị điện Gia Lai.
- Cty chế tạo điện cơ AXUZU.
- Cty cổ phần Sx – TM – DV Lâm Hưng
Phát – Hà Nội.
- Cty TNHH Minh Nhuận
- Cty TNHH – TM Hoa Nam – Tp.HCM
- Cty cổ phần Sx – TM – DV Lâm Hưng
Phát – Hà Nội

Kết quả
sơ bộ

2. Đánh giá về hiệu quả do đề tài, dự án mang lại:
a) Hiệu quả về khoa học và công nghệ:
(Nêu rõ danh mục công nghệ và mức độ nắm vững, làm chủ, so sánh với trình độ công nghệ so với khu
vực và thế giới…)
- Các thiết bị sản phẩm của Dự án được ứng dụng các công nghệ mới của thế giới và lần đầu tiên
được nghiên cứu ứng dụng tại Việt Nam:
+ Ứng dụng nhập các linh kiện điện tử thế hệ mới để chế tạo lắp ráp các bản mạch điều
khiển cho từng thiết bị với các tính năng sử dụng khác nhau.
+ Tự viết phần mềm và chủ động hoàn toàn trong kỹ thuật điều khiển.
+ Ứng dụng thành thạo các phần mềm thiết kế cơ khí tạo nên hiệu quả cao trong thiết kế và
quản lý kỹ thuật. Tiết kiệm thời gian và cho phép chọn lựa được các phương án hợp lý nhất giảm thiểu

sai sót cho thiết kế chế tạo

-8-


+ Quá trình chế tạo chủ yếu sử dụng các máy công cụ CNC: Phay CNC, tiện CNC, Cắt dây
CNC...tạo ra năng suất và độ chính xác cao trong chế tạo đơn chiếc và hàng loạt. Ứng dụng các công
nghệ mới, ngoài việc nâng cao các tính năng kỹ thuật, độ chính xác năng suất cao, giảm bớt nhiều lao
động thủ công, mà còn tạo dáng cho sản phẩm với hình thức sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao.
- Những sản phẩm của Dự án chuyển giao ứng dụng tại các doanh nghiệp đã đáp ứng được các
yêu cầu kỹ thuật đặt ra và thực tế thay thế được thiết bị nhập ngoại.
b) Hiệu quả về kinh tế xã hội:
(Nêu rõ hiệu quả làm lợi tính bằng tiền dự kiến do đề tài, dự án tạo ra so với các sản phẩm cùng loại
trên thị trường…)
- Đào tạo và xây dựng được một đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có chuyên môn cao, yêu
nghề. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.
- Góp phần xây dựng hình thành những doanh nghiệp khoa học công nghệ.Tạo nên tính đa dạng
cho thị trường trong lĩnh vực nghiên cứu KHCN.
- Chủ động hoàn toàn công nghệ có thể chế tạo các thiết bị tự động hóa trong nước từng bước
thay thế các thiết bị ngoại nhập và hướng tới xuất khẩu.
- Tiết kiệm một lượng kinh phí không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Các thiết
bị của Dự án thường giá chỉ bằng 50 – 60% máy nhập ngoại.
3. Tình hình thực hiện chế độ báo cáo, kiểm tra của đề tài, dự án:
Số
Nội dung
TT
I Báo cáo định kỳ
Lần 1

Lần 2

II
1

Thời gian
thực hiện

Ghi chú
(Tóm tắt kết quả, kết luận chính, người chủ trì…)

01/10/2009 + Về số lượng: Sản phẩm Dự án gồm 4 loại thiết bị, mỗi
thiết bị 04 máy, máy đầu tiên của mỗi thiết bị mang tính
mô hình và phải chỉnh sửa nhiều, máy thứ hai có độ hoàn
chỉnh cao dùng để nghiệm thu và làm cơ sở để sản xuất
hàng loạt.
+ Về chất lượng:
- Lấy thông số kỹ thuật của máy ngoại tương đương làm
tiêu chuản kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn các thông số kỹ thuật tự xây dựng dưa vào
khả năng cho phép của nhà chế tạo.
- Các thông số yêu cầu kỹ thuật được thọa thuận trong
hợp đồng. Phụ thuộc vào yêu cầu sử dụng và mức độ đầu
tư của đơn đặt hàng.
- Tiếp tục triển khai chế tạo chuyển giao các sản phẩm đã
hoàn thành.Các SP1 và SP3 đang được các doanh nghiệp
08/10/2010
đặt hàng với nhiều chủng loại kích cỡ khác nhau.
- Khẩn trương hoàn thành thiết kế chế tạo các SP2 và SP4.

Kiểm tra định kỳ
Lần 1


- Khối lượng công việc thực hiện vượt kế hoạch, tuy
nhiên chưa đạt yêu cầu vì chưa hoàn chỉnh và chưa đánh
13/10/2009 giá, nghiệm thu các nội dung.
- Cần lập kế hoạch cho đoàn ra, kinh phí mua vật tư, thiết
bị cũng phải có báo cáo và giải trình đầy đủ

-9-


2

Lần 2

3

Lần 3

III

Nghiệm thu cơ sở

- Hoàn chỉnh báo cáo, hoàn thiện Hồ sơ về quy trình công
nghệ chế tạo của 04 loại máy.
15/05/2010
- Quyết toán và báo cáo phần kinh phí đối ứng, đăng kí
kiểu dáng công nghiệp.
- Đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương đăng ký sở hữu trí tuệ
08/10/2010
và kiểu dáng công nghiệp.

31/12/2010 - Đã huy động mọi nguồn lực và phương tiện để thự hiện
dự án.
- Cách thức thực hiện các thủ tục và triển khai nghiên cứu
chế tạo đyúng theo quy định.
- Khai thác sử dụng vốn ngân sách có hiệu quả.
- Có vốn đối ứng để thực hiện Dự án
- Báo cáo tổng hợp, bản vẽ, quy trình công nghệ đầy đủ

Chủ nhiệm đề tài

Thủ trưởng tổ chức chủ trì
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

(Họ tên, chữ ký)

- 10 -


CTY TNHH SX-TM-DV
THIẾT BẢO
__________________
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2010

A - MỞ ĐẦU:
I - THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN:
1

Tên Dự án:

2


“Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo hệ thống thiết bị
tự động quấn, lồng dây vào rãnh stator động cơ điện công
nghiệp công suất từ 0,4kW – 7,5kW”.
3

Thời gian thực hiện:

24 tháng.

4

Từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010
5

Mã số:

KC.05.DA08/06-10

Cấp quản lý:

Nhà nước
Tỉnh

Bộ
Cơ sở

Thuộc chương trình:
“Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cơ khí chế tạo”.
Mã số: KC.05/06-10

Thuộc dự án KH&CN.
Dự án độc lập.

Tổng số vốn thực hiện dự án: 7.700 triệu đồng (Bảy tỷ bảy trăm triệu đồng),
trong đó:
Nguồn
Kinh phí (triệu đồng)
- Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học
2.300
- Vốn tự có của tổ chức chủ trì
1.400
- Khác (liên doanh…)
4.000
Kinh phí thu hồi:
1.610 triệu đồng.
7
Bằng 70 % kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH
Đợt 1:
610 triệu đồng sau khi kết thúc 12 tháng.
Đợt 2:
1.000 triệu đồng sau khi kết thúc 24 tháng.
8
Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: Kỳ Thiết Bảo.
Năm sinh: 1958
Nam/nữ:
Nam.
Học hàm: Kỹ sư
Học vị :
Chức danh khoa học:

Chức vụ: Giám đốc công ty.
Điện thoại: Tổ chức : 08.54465510 - 08.38955327
Nhà riêng: 08.38955327
Mobile:
0903689311
Fax
:
08.8955327
E-mail:
Tên tổ chức đang công tác: Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thiết Bảo.
6

- 11 -


Địa chỉ tổ chức: 115/865 Nguyễn Kiệm -Phường 3 - Quận Gò Vấp - Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ nhà riêng: 593/9 Nguyễn Kiệm - Phường 3 - Quận Gò Vấp -Tp. Hồ Chí Minh.
Thư ký Dự án:
8b
Họ và tên: Lê Đình Điềm
Năm sinh: 1976
Nam/Nữ:
Nam
Học hàm:
Kỹ sư
Học vị :
Chức danh khoa học:
Chức vụ:
Phó giám đốc kỹ thuật.
Điện thoại: 0918695659

Tổ chức:
08.8955327
Địa chỉ nhà riêng: 37/12A - Đường 22 - P.Phước long B - Q9 - Tp. Hồ Chí Minh.
9

Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
Tên tổ chức chủ trì dự án: Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thiết Bảo.
Điện thoại : 08.8955327
Fax: 08.8955327
E –mail :
Website : www.mayquanday.com
www.windingmachine.com.vn
Địa chỉ : 115/865 Nguyễn Kiệm - Phường 3 - Quận Gò Vấp - Tp. Hồ Chí Minh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức:
Số tài khoản: 931.90.09.00011
Tại Kho Bạc Nhà nước Quận Gò Vấp. TP. Hồ Chí Minh.
Tên cơ quan chủ quản dự án: Sở Kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh.

- 12 -


10
Tổ chức tham gia chính:
10.1 Tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ:
Tên tổ chức chịu trách nhiệm về công nghệ:
Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ Thiết Bảo.
Điện thoại: 08.8955327
Fax: 08.8955327
E-mail
:

Website : www.mayquanday.com
Địa chỉ : 115/865 Nguyễn Kiệm - Phường 3 - Quận Gò Vấp - Tp. Hồ Chí Minh.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Kỳ Thiết Bảo.
Người chịu trách nhiệm về công nghệ của Dự án: Ks. Kỳ Thiết Bảo.
11 Cán bộ thực hiện Dự án:
STT

Họ và tên

Tổ chức công tác

1

Kỳ Thiết Bảo

Cty TNHH Thiết Bảo

2

Nguyễn Dương
Tuấn

Cty TNHH ĐT và PT
năng lượng mặt trời
Bách khoa

3

Võ Thái Bình


Cty TNHH Thiết Bảo

4

Đỗ Công Thành

5

Lê Đình Điềm

Cty TNHH ĐT và PT
năng lượng mặt trời
Bách khoa
Cty TNHH Thiết Bảo

- 13 -

Nội dung công việc tham
gia
- Chủ nhiệm Dự án.
- Thiết kế tổng thể và phần
cơ khí
- Quản lý thiết kế đồ họa cơ
khí.
- Theo dõi chế tạo thử nhóm
thiết kế
- Thiết kế quản lý phần
điện.
- Viết phần mềm hệ thống
điều khiển

- Thiết kế
- Theo dõi tiến độ, quản lý
hồ sơ tài liệu Dự án
- Thư ký Dự án .
- Theo dõi tiến độ, quản lý
hồ sơ tài liệu Dự án

Thời gian làm
việc cho dự án
24 tháng
12 tháng

24 tháng

12 tháng
20 tháng


II - XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN:
1 - Dự án được thực hiện trên cơ sở chủ nhiệm Dự án và đơn vị chủ trì đã thực hiện
thành công các dự án nghiên cứu khoa học thử nghiệm cấp thành phố (Tp. Hồ Chí Minh) về
việc nghiên cứu chế tạo các thiết bị trong dây chuyền sản xuất quạt điện và biến áp:
- Đề tài thứ 1:
“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động sản xuất linh kiện quạt điện”.
Đề tài đã được nghiệm thu ngày: 01/6/2004 do hội đồng khoa học cấp Thành Phố (Tp.
Hồ Chí Minh) đánh giá loại: Khá. Các thiết bị của đề tài đã được sản xuất hàng loạt và ứng
dụng hiệu quả cho ngành sản xuất quạt điện trong nước.
- Đề tài thứ 2:
“Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các thiết bị tự động quấn dây biến thế”.
Đề tài đã được nghiệm thu ngày: 03/01/2008 do hội đồng khoa học cấp Thành phố (Tp.

Hồ Chí Minh) đánh giá loại: Xuất sắc. Các thiết bị của đề tài đang được ứng dụng tại các nhà
máy chế tạo biến áp, sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất biến áp tự động ổn áp trong nước.
2 - Các giải thưởng khoa học các công trình nghiên cứu liên quan:
- Huy chương vàng hội chợ TECHMART 2007:
- Giải nhất hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh năm 2007:
- Bằng khen của chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh năm 2003.
- Bằng khen của chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh năm 2008.
- Giải 3 VIFOTEC năm 2009
- Giải 2 VIFOTEC năm 2010
- Giải nhất WIPO ( Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) năm 2010.
- Giải thưởng sáng tạo KH&CN Việt Nam năm 2009.
- Bằng khen của Bộ KH&CN năm 2010
3 - Ngoài ra việc tiến hành Dự án còn dựa vào các yếu tố quan trọng sau:
- Xu thế phát triển tự động hóa trong nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghiệp
trong nước.
- Điều kiện khả năng để nghiên cứu chế tạo các thiết bị tự động trong nước. Đã có
quá trình nghiên cứu thử nghiệm trong giai đoạn đầu và có tham khảo tìm hiểu các công nghệ
ứng dụng trên các thiết bị ngoại nhập.
- Nhu cầu đầu tư đổi mới trang thiết bị tự động hóa của các doanh nghiệp sản xuất
máy điện trong nước. Hiệu quả của tự động hóa mang lại.
- Các đơn đặt hàng chế tạo các thiết bị ( có phụ lục kèm theo).

- 14 -


III - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC:
Động cơ điện là thiết bị điện tạo nguồn động lực chuyển động quay được ứng
dụng lắp đặt trong hầu hết các thiết bị máy móc công nghiệp và dân dụng. Động cơ
không đồng bộ 3 pha được phát minh từ năm 1889, đến nay về mặt nguyên lý không có
sự thay đổi nào đáng kể từ những mô hình đầu tiên. Nhưng về kết cấu và công nghệ chế

tạo luôn được cải tiến thay đổi theo theo sự phát triển của tiến bộ khoa học công nghệ.
Đặc biệt từ hơn 20 năm trở lại đây, công nghệ chế tạo động cơ điện không đồng bộ đã
được đổi mới gần như hoàn toàn do được ứng dụng các thành tựu mới về tự động hóa,
cơ điện tử. Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật và các ngành sx
công nghiệp, nhu cầu đòi hỏi phải cung cấp động cơ điện với số lượng lớn, chất lượng
cao thì ngành chế tạo điện cơ nước ta vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được. Ngành
chế tạo máy Việt Nam đang được Nhà nước ưu tiên phát triển, đó là một trong những
điều kiện thuận lợi quan trọng, nhưng thực tế các máy móc thiết bị công nghiệp chế tạo
trong nước chủ yếu vẫn sử dụng động cơ điện ngoại nhập. Hiện tại, sản phẩm động cơ
điện chúng ta sản xuất chưa đáp ứng được tính đa dạng về chủng loại, chất lượng và giá
cả cho các nhà sản xuất. Tại các chợ, trung tâm mua bán thiết bị điện trong cả nước,
động cơ điện VN do chế tạo vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp và hầu như chưa được sử dụng lắp
đặt trong các thiết bị công nghiệp quan trọng.
Ngành chế tạo máy điện của chúng ta đã được xây dựng từ những năm của thập
niên 60 do Liên Xô và một số nước XHCN cũ trang bị, tập trung chủ yếu là các nhà máy
xí nghiệp quốc doanh với số lượng rất ít. Hiện nay, ở nước ta có khoảng 20 doanh
nghiệp chế tạo động cơ điện công nghiệp, hơn 250 doanh nghiệp sản xuất quạt điện, quạt
hút gió, bơm nước và động cơ nhỏ. Về quy trình chung chế tạo động cơ điện cho đến
nay vẫn không thay đổi nhiều, nhưng công nghệ ứng dụng để thực hiện từng công đoạn
thì trên thế giới đã thay đổi rất nhiều và các doanh nghiệp trong nước chúng ta đã bắt
đầu từng bước đầu tư đổi mới công nghệ.
Quy trình chế tạo động cơ điện bao gồm 3 công đoạn chính sau:
- Thiết kế kết cấu, hình dáng,
chi tiết.
- Thiết kế quy trình công nghệ
chế tạo.
- Thiết kế quy trình lắp ráp.
- Thiết kế quy trình kiểm tra.

- Tạo phôi: Đúc, dập…

- Gia công cơ khí.
- Chế tạo các chi tiết phụ: Vòng
đệm, giấy cách điện, ổ điện ra
dây…

- Lắp ráp cụm, nhóm các chi
tiết cơ khí.
- Quấn dây.
- Lồng dây.
- Lắp ráp tổng thể.
- Chạy thử, kiểm tra.

Đổi mới công nghệ ứng dụng tự động hóa đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Nó
quyết định hiệu quả, năng suất và chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp. Đồng thời
cũng quyết định sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp trên thương trường cạnh tranh ngáy
càng khốc liệt. Hiện nay trong nước, các doanh nghiệp chế tạo điện cơ đã bắt đầu đổi
- 15 -


mới đầu tư tự động hóa kỹ thuật cao ở một số công đoạn tạo phôi và gia công cơ khí
như: Đúc áp lực nắp đỡ 2 đầu, đúc áp lực rotor, dập tự động rotor-stator trên máy dập
liên hợp, tiện trục nắp động cơ trên máy CNC…. Các công đoạn này đã trở nên bắt buộc
vì nó quyết định đến chất lượng, năng suất và tiết kiệm vật tư. Thực tế thị trường hiện
nay không chấp nhận các sản phẩm động cơ điện chế tạo bằng phương pháp thủ công.
Công đoạn quấn dây và lồng dây vào stator trước đây các nhà sản xuất trong
nước vẫn chưa quan tâm lắm vì vẫn còn chỗ dựa vững chắc là nguồn nhân công rẻ và kỹ
năng khéo léo của người thợ Việt Nam. Nhưng đến nay mọi việc đã trở nên khác hẳn:
Nguồn nhân công không còn rẻ và nhiều nữa. Quản lý nhân sự luôn là vấn đề đau đầu
phức tạp, đầy biến động và năng suất thường là thấp. Hiện nay công đoạn quấn dây đã
được tự động hóa một vài doanh nghiệp, còn lồng dây thì vẫn sử dụng thủ công hầu như

hoàn toàn. Đây là 2 khâu quan trọng còn phụ thuộc quá nhiều vào tay nghề của công
nhân.
Ngày nay, ở các nước công nghiệp phát triển: Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan…
đã ứng dụng tự động hóa gần hết trong toàn bộ dây chuyền chế tạo động cơ điện. Ví dụ:
Các chi tiết thân vỏ, trục, nắp, rotor được gia công trên máy CNC, khối lá tôn rotor –
stator được dập trên máy liên hợp…. Ứng dụng tự động hóa là con đường bắt buộc của
ngành công nghiệp sản xuất chế tạo máy điện. Các thiết bị tự động quấn - lồng dây tạo ra
năng suất rất cao (gấp 10 ÷20 lần lao động thủ công tùy theo giải công suất), giảm bớt
rất nhiều số lượng lao động chân tay và mức độ nặng nhọc. Đặc biệt về chất lượng: Tạo
nên bối dây đẹp, đồng nhất, tiết kiệm vật tư, chất lượng kỹ thuật ổn định trong sản xuất
hàng loạt.
Công nghệ tự động quấn và lồng dây vào rãnh stator là phát minh mới trong
ngành chế tạo động điện cơ. Công nghệ này đã được ứng dụng ở một số nước công
nghiệp tiên tiến nhưng ở Việt nam vẫn chưa được ứng dụng phổ biến. Việc đầu tư nhập
các thiết bị tự động quấn lồng dây bị rào cản lớn nhất đó là giá cả quá cao đối với năng
lực tài chính của doanh nghiệp trong nước. Sau đó là các chế độ bảo hành sửa chữa bảo
hành cung cấp phụ tùng khuôn mẫu đáp ứng cho công việc hàng ngày trong sản xuất là
vấn đề nan giải với thiết bị nhập khẩu. Trong thời gian trước đây, việc tiến hành nghiên
cứu chế tạo các thiết bị này là hầu như không thể, vì chúng ta chưa có đủ các điều kiện
cập nhật kiến thức, máy móc công cụ, linh kiện và tài chính. Nhưng hiện nay chúng ta
đã có tương đối đủ các điều kiện để tiếp thu, nắm vững làm chủ được các công nghệ này
qua tài liệu, internet, tham quan trực tiếp nước ngoài và tiếp cận thực tế với các thiết bị
nhập khẩu. Đồng thời, hiện nay chúng ta có dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu lựa chọn và
nhập khẩu linh kiện điện, điện tử và cơ khí. Điều kiện thiết bị công nghệ chủ yếu là máy
công cụ CNC bản thân Cty Thiết Bảo và các doanh nghiệp trong nước đã được nhập
khẩu trang bị tương đối nhiều.
Trong Dự án này chúng tôi đăng ký thực hiện nghiên cứu hoàn thiện thiết kế chế
tạo hệ thống thiết bị thực hiện 2 công đoạn: Tự động quấn dây và lồng dây vào rãnh
stator động cơ điện. Bao gồm 04 thiết bị sau:
1 - Máy tự động theo chương trình quấn dây trục ngang.

2 - Máy tự động theo chương trình quấn dây trục đứng.
3 - Máy tự động lồng dây động cơ điện công suất từ 0,4kW đến 0,75kW.
4 - Máy tự động lồng dây động cơ điện công suất từ 1,2kW đến 7,5kW.

- 16 -


IV - MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN:
- Ứng dụng cập nhật các công nghệ mới nhất trong điều kiện có thể về điện tự động
điều khiển và công nghệ chế tạo máy để hoàn thiện thiết kế, xây dựng quy trình công
nghệ chế tạo hàng loạt 04 loại thiết bị đăng ký Dự án.
- Các thiết bị sản phẩm của Dự án phải có tính năng tương đương hoặc gần tương
đương thiết bị nhập ngoại và giá thành phải thấp hơn từ 30 ÷ 50% thiết bị nhập ngoại.
Đưa thiết bị vào sản xuất, hoạt động phải tin cậy đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu
cầu thiết kế, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp ứng dụng.
- Góp phần xây dựng phát triển ngành tự động hóa trong nước, thực hiện mục tiêu
cuối cùng là người Việt Nam có thể chế tạo thiết bị công nghệ thay thế được thiết bị
nhập ngoại với chi phí thấp.

- 17 -


B - NỘI DUNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ THỰC HIỆN:
SẢN PHẨM 1 (SP1)
MÁY TỰ ĐỘNG THEO CHƯƠNG TRÌNH QUẤN DÂY TRỤC NGANG

I – Tổng quan SP1:
Máy quấn dây trục ngang là thiết bị quấn dây điện từ có kết cấu trục quấn nằm theo
phương ngang. Máy được thiết kế chuyên dùng quấn các bối dây stator động cơ điện.
Tuy nhiên đây cũng là loại thiết bị quấn dây thông dụng, đa năng. Ngoài việc quấn dây

động cơ điện, thiết bị này có thể thực hiện quấn các sản phẩm khác như: Biến áp, cuộn
cảm….
Tùy theo đặc điểm về kết cấu, kích thước, yêu cầu năng suất của sản phẩm là cuộn
dây mà Máy quấn dây trục ngang phải được thiết kế chế tạo thích hợp. Vì vậy Máy quấn
dây trục ngang rất có nhiều chủng loại, đa dạng. Từ những thiết bị rất đơn giản: Thao tác
quấn chỉ bằng quay tay thủ công, đếm số vòng bằng bộ đếm cơ khí (Hình – 1), đến
những thiết bị phức tạp hiện đại có mức độ tự động hóa cao, có thể tự động thực hiện
theo một chương trình cài đặt (Hình – 2). Mỗi kiểu kết cấu máy đều có những ưu thế về
đặc tính kỹ thuật và giá cả.
Nghiên cứu chế tạo máy quấn dây trục ngang là vấn đề cấp thiết, vì hiện nay tại
Việt Nam việc sản xuất các linh kiện động cơ trong giải công suất từ 0,4 – 7,5kW đã
được tự động hóa hoàn toàn với sản lượng lớn, chất lượng cao. Vì vậy sự đòi hỏi đồng
bộ tự động hóa trong công đoạn quấn lồng dây cũng trở nên cấp thiết nhằm giảm bớt
nhân lực lao động, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.
Các thiết bị tự động trong công đoạn dập liên hợp, gia công CNC, đúc áp lực… vẫn
là một vấn đề nan giải với khả năng công nghệ của chúng ta. Nhưng máy tự động quấn
dây, qua thực tế nghiên cứu ứng dụng, chúng ta đã đủ khả năng chế tạo và thay thế được
thiết bị nhập khẩu.

- 18 -


Hình – 1: Máy quấn dây quay tay

Hình – 2: Máy tự động quấn dây trục ngang CHLB Đức

- 19 -


II - Các loại bối dây điện từ động cơ điện – Sản phẩm của máy quấn dây:

Động cơ không đồng bộ 3 pha, 1 pha giải công suất từ 0,4 – 7,5kW dây quấn
stator các đều có tiết diện tròn, đường kính dây từ 0,5 ÷ 2mm. Để tạo hình cho các bối
dây người ta dùng máy quấn dây lên khuôn. Kích thước hình dáng của khuôn được thiết
kế bằng cách đo đạc trực tiếp trên rãnh stator. Kết cấu bối dây có 2 dạng chủ yếu: Bối
dây đồng khuôn và bối dây đồng tâm.
- Bối dây đồng khuôn: Các bối dây đơn (tép) trong một cực từ (khoảng từ 1 ÷ 4
cuộn) có kích thước hình dáng và số vòng dây giống nhau. (Hình – 3). Khi lồng vào rãnh
stator các bối dây được xếp xen kẽ nhau.

Sơ đồ bối dây đồng khuôn

Hình 3: khuôn quấn bối dây đồng khuôn

- 20 -


Khuôn quấn dây đồng khuôn Hình – 3: Bao gồm các tấm khuôn đơn giống nhau
hoàn toàn về hình dáng và kích thước, được ghép nối tiếp nhau trên cùng một trục quấn.
- Bối dây đồng tâm: Các bối dây đơn (tép) trong một cực từ (khoảng từ 1 ÷ 4
cuộn) có kích thước hình dáng và số vòng dây không giống nhau. (Hình – 4). Khi lồng
vào rãnh stator các bối dây được xếp đồng tâm nhau.

Bối dây đồng tâm

Hình 4: Khuôn quấn bối dây đồng tâm

- 21 -


Khuôn quấn các bối dây đồng tâm Hình – 4: Bao gồm các tấm khuôn đơn khác

nhau về kích thước khung, chiều rộng khuôn và số vòng dây. Toàn bộ các tấm khuôn
đơn được ghép nối tiếp nhau trên cùng một trục quấn.
Vật liệu khuôn quấn có thể được chế tạo bằng gỗ, nhựa hoặc nhôm.
Từ kích thước của khuôn, người đo đạc lấy thông số để lập trình cho máy.
III – Những nội dung cần giải quyết:
- Nghiên cứu, lựa chọn sơ đồ nguyên lý kết cấu máy quấn trục ngang thích hợp
nhất từ nhiều phương án tham khảo.
- Thiết kế tổng thể, cụm chức năng, chi tiết.
- Thiết kế quy trình công nghệ chế tạo.
- Lựa chọn vật liệu mua sắm vật tư linh kiện kỹ thuật.
- Lắp ráp chạy thử – chuyển giao nghiệm thu.
1 - Nghiên cứu - Lựa chọn sơ đồ nguyên lý:
Qua kinh nghiệm thực tế sản xuất chế tạo và quá trình nghiên cứu tìm hiểu các thiết
bị quấn dây hiện đại của các nước tiên tiến, chúng tôi đã tham khảo học hỏi rút kinh
nghiệm và lựa chọn cho mình một sơ đồ nguyên lý phù hợp với khả năng điều kiện công
nghệ trong nước (hình – 5). Đây cũng là sơ đồ cơ bản của các loại máy quấn dây hiện
đại dùng để quấn các động cơ dây tiết diện tròn công suất dưới 55kW. Động cơ không
đồng bộ công suất trên 55kW thường sử dụng dây dẹt, được quấn trên thiết bị quấn dây
và nắn dây đặc biệt chuyên dùng khác.
- Máy tự động quấn dây trục ngang có thể quấn các bối dây stator động cơ điện 3
pha, 1 pha, một chiều – DC theo chương trình. Từ kích thước và hình dáng của bối dây
stator khai triển phẳng, người ta thiết kế chế tạo nên bộ khuôn quấn dây. Trong một pha
thường có 2 hoặc 4 cực từ, mỗi cực từ được cấu tạo bởi những bối dây đơn nối tiếp và
khi tạo bối thường phải quấn bằng một sợi liên tục nhằm giảm thiểu việc hàn nối trong
bối dây stator. Khi lập trình cho máy, người ta lập trình theo các thông số của khuôn
quấn gồm: Số vòng quấn cho từng khuôn đơn, chiều rộng khuôn, bước khuôn, số khuôn,
số vòng dây cho từng khuôn… Máy quấn sẽ thực hiện quấn liên tục lần lượt các bối dây
theo chương trình.
- Khuôn quấn dây được lắp ghép và xiết chặt trên trục khuôn. Trục khuôn được gá
đặt một đầu liên kết khớp với trục chính để nhận chuyển động quay, đầu còn lại được đỡ

trên ụ chống tâm có điều chỉnh.

- 22 -


Hình - 5: Sơ đồ nguyên lý máy tự động quấn dây trục ngang

Hình - 6: Kết cấu tổng thể máy tự động quấn dây trục ngang
- 23 -


- Trục chính nhận chuyển động quay từ động cơ chính thông qua bộ truyền đai,
chủ yếu là giảm tốc nhằm tăng momen xoắn. Trị số tỷ số truyền phụ thuộc vào yêu cầu
về tốc độ quấn và lực kéo căng dây. Với những sản phẩm bối dây lớn, đường kính dây
lớn thì tỷ số truyền lớn nhằm giảm tốc quấn tăng lực kéo. Trên trục chính có gắn phanh
đĩa điện từ nhằm dừng khuôn đúng vị trí yêu cầu và hãm cứng trục quấn khi cần thao tác
các công việc trên khuôn quấn.
- Tốc độ quấn được điều chỉnh vô cấp bằng bộ biến tần (Inverter). Tốc độ quấn
được điều tiết rất linh hoạt trong quá trình quấn như: Tăng dần tốc độ khi khởi động, ổn
định tốc độ trong quá trình quấn, giảm dần tốc khi gần đạt số vòng cài đặt và dừng trục
quấn đúng vị trí góc yêu cầu.
- Trong quá trình quấn và rải dây, trục chính truyền chuyển động quay cho khuôn,
đầu rải dây dẫn dây phối hợp với trục quấn theo nguyên tắc truyền động bám rải dây
theo bước rải cài đặt. Cần rải có gắn các con lăn dẫn dây, nắn dây và kẹp dây. Cần rải
chuyển động tịnh tiến rải dây qua lại trong chiều rộng khuôn, được truyền động từ động
cơ servo qua khớp nối – vít me bi – ray trượt bi dẫn hướng.
- Sự phối hợp chuyển động giữa trục quấn quay khuôn và cần rải dây theo một
chương trình từ bộ điều khiển trung tâm CPU. Các thông số và chương trình quấn được
cài đặt bằng bộ bàn phím.
2 - Lựa chọn - tính toán - thiết kế – chế tạo phần cơ khí:

a - Công cụ phục vụ cho thiết kế cơ khí sử dụng phần mềm autodesk inventor
(gồm các phiên bản 10 và 2008). Đây là phần mềm chuyên dụng cho thiết kế cơ khí thế
hệ mới có nhiều ứng dụng linh hoạt và xử lý nhanh. Giảm nhẹ được rất nhiều thời gian
thiết kế và có thể kiểm tra thực tế bằng chạy thử mô phỏng trên máy tính. Phần mềm hỗ
trợ đắc lực cho việc tạo dáng mỹ thuật công nghiệp cho máy.
b - Chọn công suất cho động cơ chính phải đảm bảo đủ lực kéo căng dây và tốc
độ quấn định mức (theo yêu cầu): Lực kéo căng dây lớn nhất được cho là tại thời điểm
khởi động quấn và khuôn quấn chứa nhiều dây nhất. Khi đó cuộn dây có trọng lượng
lớn nhất và dây đang ở trạng thái tĩnh trong cơ cấu nắn – hãm dây. Tuy nhiên, lực kéo
dây của máy phải luôn nhỏ hơn lực kéo cho phép:
Fkéo < [F ]
[F ] – Là giới hạn kéo chảy cho phép của dây điện từ.
Nếu Fkéo ≥ [F ] sẽxả ra hiệ tư?ng giãn chả dây, đệ trởđạ bịgiãn sẽtăg đ?ng thờ
lớ men cách đệ bịrạ nứ làm giả chấ lư?ng đ?ng cơvà có nguy cơgây rò chạ chậ đệ.
_

Chọn động cơ chính căn cứ vào công suất quấn:
P cơ động cơ =

Mq . n
(kW)
9750

- 24 -


P cơ động cơ - Công suất đầu trục động cơ.
- Momen trục quấn.
Mq
n

- Số vòng quay trong một phút.
Sau khi chọn công suất động cơ theo tính và được hiệu chỉnh bằng thực nghiệm
quấn thử. Thường phải chọn hệ số dự phòng KDP = 1,5 lần. Để quá trình khởi động nhẹ
nhàng, lực kéo dây ổn định, máy chạy êm, không bị quá tải cục bộ.
c - Chọn kết cấu cơ cấu truyền động quấn và công nghệ chế tạo:
- Với giải công suất động cơ từ 0,4 – 7,5kW, dây quấn stator tiết diện tròn,
đường kính dây từ 0,5 ÷ 2mm. Thì lực kéo căng dây không lớn, tốc độ quấn lớn nhất
nằm trong khoảng 0 ÷ 500 vòng/phút. Chọn bộ truyền đai thang là hợp lý, chi phí gia
công chế tạo thấp, chạy êm không tiếng ồn, chuyển đổi tốc độ nhảy cấp dễ dàng.

Hình - 7: Kết cấu bộ truyền động quấn
- Thân máy: Là bộ khung hộp lắp cụm trục chính và ổ trục quay. Việc lựa
chọn kết cấu, công nghệ chế tạo quyết định độ cứng vững và ổn định cho trục quấn.
Thân máy chế tạo hàn ghép từ thép tấm. Sau khi chế tạo thử loạt đầu ổn định chúng
tôi sẽ tiến hành đúc bằng vật liệu gang nhằm tạo độ đầm cho máy và bớt chi phí cắt hàn.
Công đoạn gia công chế tạo quan trọng nhất của thân máy tạo 2 lỗ đồng trục – đồng
tâm để lắp 2 ổ bi đỡ trục. Trước đây sử dụng máy doa ngang nhưng độ chính xác và độ
bóng lỗ vẫn không đạt yêu cầu.

- 25 -


×