TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HOÀNG BĂNG CHÂU
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN XE ĐIỆN
THAY THẾ CHO XE MÁY Ở QUẬN NINH
KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102
05– 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN HOÀNG BĂNG CHÂU
MSSV: 4115171
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN XE ĐIỆN
THAY THẾ CHO XE MÁY Ở QUẬN NINH
KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Mã số ngành: 52850102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S TRẦN THỊ ÁI ĐÔNG
05- 2015
LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin vô cùng biết ơn gia đình thân yêu của em, cảm ơn ba
mẹ đã tạo điều kiện cho con ăn học và có thể bước chân vào giảng đường đại
học, luôn luôn ở bên cạnh, ủng hộ, lo lắng và động viên con trên con đường
học vấn.
Qua 4 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ em xin chân thành biết
ơn quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng và của trường
Đại học Cần Thơ nói chung đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý giá cho
em trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt em chân thành cám ơn
cô Trần Thụy Ái Đông đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chân thành cám ơn những đáp viên đã được phỏng vấn đã tạo điều kiện
và hỗ trợ nhiệt tình cho em trong quá trình thu thập số liệu thực tế, giúp em
hoàn thành được đề tài.
Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy em rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy/Cô
và các Anh/Chị cùng các bạn để luận văn của em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, cô Trần Thụy Ái Đông hạnh phúc và thành công.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Hoàng Băng Châu
iii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người thực hiện
Nguyễn Hoàng Băng Châu
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
v
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................. 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
CHƯƠNG 2 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1.1 Khái niệm chung về giao thông đô thị ...................................................... 3
2.1.1.1 Vị trí và vao trò của giao thông đô thị ................................................... 3
2.1.1.2 Phân loại giao thông đô thị .................................................................... 3
2.1.2. Tổng quan về xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy .............................. 4
2.1.2.1 Khái niệm về xe điện ............................................................................. 4
2.1.2.2 Khái niệm về xe gắn máy, mô tô ........................................................... 5
2.1.2.3 Các thông số và đại lượng chính của một số xe điện hiện đang có mặt
trên thị trường Việt Nam.................................................................................... 6
2.1.3. Vài điều cần biết về bình ắc quy .............................................................. 6
2.1.3.1 Ắc quy nước ........................................................................................... 6
2.1.3.2 Ắc quy khô ............................................................................................. 7
2.1.4.Vài điềucần biết về pin xe điện................................................................. 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ........................................................ 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 9
vi
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 9
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp ......................................................................................... 9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 11
2.2.3.1 Thống kê mô tả .................................................................................... 11
2.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính hệ số
Cronbach’s Alpha ............................................................................................ 11
2.2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................... 11
2.2.3.4 Mô hình hồi quy nhị biến ..................................................................... 12
2.3 TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH ....................................................................... 14
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 15
3.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........................................... 15
3.1.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 15
3.1.2 Địa hình................................................................................................... 16
3.1.3 Khí hậu và thủy văn ................................................................................ 16
3.1.4 Kinh tế - xã hội ....................................................................................... 17
3.1.4.1 Kinh tế.................................................................................................. 17
3.1.4.2 Dân số và mật độ dân cư ...................................................................... 18
3.1.4.3 Giáo dục ............................................................................................... 19
3.1.4.4 Văn hóa – xã hội .................................................................................. 19
3.1.4.5 Du lịch.................................................................................................. 20
3.1.5 Y tế .......................................................................................................... 20
3.2 TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ........ 21
3.2.1 Vị trí địa lý .............................................................................................. 21
3.2.2 Khí hậu - Thời tiết................................................................................... 21
3.2.3 Địa h́ ình, địa chất .................................................................................... 21
3.2.4 Thủy văn ................................................................................................. 22
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................................... 22
3.2.2.1 Kinh tế.................................................................................................. 22
3.2.2.2 Dân số, mật độ dân cư ......................................................................... 23
vii
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH LỰA CHỌN XE ĐIỆN THAY THẾ CHO XE MÁY Ở QUẬN NINH
KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ..................................................................... 24
4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU .................................................................. 24
4.1.1 Tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân và thu nhập của đáp viên .............. 24
tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .......................................................... 24
4.1.1.1 Tuổi và giới tính của đối tượng phỏng vấn.......................................... 24
4.1.1.2 Tình trạng hôn nhân và thu nhập của đối tượng phỏng vấn tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................................ 25
4.1.2 Đặc điểm xã hội của đáp viên ................................................................. 25
4.1.2.1 Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn tại quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ năm 2015.................................................................................... 25
4.1.2.2 Đặc điểm dân tộc và tôn giáo của đối tượng phỏng vấn tại quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2015 ................................................................ 26
4.2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG XE ĐIỆN KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ.............................................. 27
4.2.1 Tình hình sử dụng phương tiện giao thông của đối tượng phỏng vấn trên
địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ .................................................. 27
4.2.1.1 Phương tiện đi lại được đáp viên nhớ đến đầu tiên tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ........................................................................................... 27
4.2.1.2 Phương tiện chính hiện tại được đáp viên chọn để đi lại hằng ngày tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................... 27
4.2.1.3 Tình trạng thay đổi phương tiện đi lại của đáp viên trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................................ 28
4.2.2 Hình thức tiếp cận và cách thức thanh toán của người dân khi mua xe
điện................................................................................................................... 29
4.2.2.1 Các hình thức tiếp cận xe điện và người ảnh hưởng đến quyết định sử
dụng xe điện của đối tượng .............................................................................. 29
4.2.2.2Các hình thức thanh toán khi sử dụng xe điện của đối tượng và người
trực tiếp sử dụng xe điện tại địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm
2015 ................................................................................................................. 30
4.2.3 Tình hình sử dụng xe điện của đối tượng phỏng vấn trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................................ 31
viii
4.2.3.1 Loại xe, chi phí sử dụng và thời gian sử dụng xe điện của đáp viên tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................................................... 31
4.2.3.2 Chi phí mua xe, đặc điểm và tính năng xe điện của đáp viên tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ........................................................................ 32
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA
CHỌN XE ĐIỆN THAY THẾ CHO XE MÁY CỦA NGƯỜI DÂN Ở QUẬN
NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................... 34
4.3.1 Hiệu chỉnh hệ biến đo lường ................................................................... 34
4.3.1.1 Đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha ............................... 34
4.3.1.2 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa
chọn của đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ............................ 41
4.3.1.3 Phân tích nhân tố EFA ......................................................................... 42
4.3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn xe điện .............. 46
CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG XE ĐẠP ĐIỆN THAY THẾ CHO XE MÁY Ở QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................ 49
5.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................. 49
5.1.1 Ưu điểm của việc sử dụng xe điện .......................................................... 49
5.1.2 Nhược điểm của xe điện ......................................................................... 49
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XE ĐIỆN
TẠI QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................... 50
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 51
6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 51
6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 51
ix
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1:Số quan sát ở các phường của quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ. .................................................................................................................. 10
Bảng 2.2: Đặc điểm của các biến độc lập được đưa vào mô hình logistic ...... 13
Bảng 3.1 Chỉ tiêu dân số và mật độ dân số tại Cần thơ từ năm 2012-2014 .... 18
Bảng 4.1: Mô tả về tuổi của đối tượng phỏng vấn tại quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ năm 2015.................................................................................... 24
Bảng 4.2: Mô tả về tình trạng hôn nhân của đáp viên tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ năm 2014 -2015(n=100) .................................................. 25
Bảng 4.3: Thu nhập của hộ gia đình trên tháng tại quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ năm 2014-2015 (n=100) ................................................................... 25
Bảng 4.4: Đặc điểm về dân tộc và tôn giáo của đáp viên tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ (n=100)............................................................................. 26
Bảng 4.5: Phương tiện đáp viên nhớ đến đầu tiên ( n =100) ........................... 27
Bảng 4.6: Phương tiện đáp viên đang đi lại chính ( n = 100) .......................... 28
Bảng 4.7: Tình hình thay đổi phương tiện đi lại của đáp viên, (n = 100) ....... 28
Bảng 4.8: Thống kê các hình thức tiếp cận xe điện của người dân ở quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2015 ................................................................ 29
Bảng 4.9: Người ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn xe điện của đáp viên (n
= 100 ) .............................................................................................................. 30
Bảng 4.10 Thời gian sử dụng xe điện tính từ lúc mới mua của đáp viên tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ( n = 88) ................................................ 31
Bảng 4.11 Chi phí nguyên liệu phải chi trả của người sử dụng xe điện ở quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2015 ....................................................... 32
Bảng 4.12: Quãng đường xe chạy tối đa khi đầy bình của đáp viên tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ( n = 88 ) ........................................................ 32
Bảng 4.13: Vận tốc tối đa của xe điện được đáp viên tại quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ sử dung ( n = 88 ) ....................................................................... 33
Bảng 4.14 Màu sắc của xe điện được đáp ciên lựa chọn mua ( n = 100 ) ...... 33
Bảng 4.15: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố thương hiệu .......... 34
x
Bảng 4.16: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 nhân tố thương hiệu .......... 35
Bảng 4.17: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố sản phẩm............... 35
Bảng 4.18: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 nhân tố sản phẩm............... 36
Bảng 4.19: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố thiết kế mẫu mã sản
phẩm................................................................................................................. 36
Bảng 4.20: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 nhân tố thiết kế mẫu mã sản
phẩm................................................................................................................. 37
Bảng 4.21: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố giá cả - dịch vụ hậu
mãi.................................................................................................................... 37
Bảng 4.22: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 nhân tố giá cả - dịch vụ hậu
mãi.................................................................................................................... 38
Bảng 4.23: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố hình thức tiếp cận
thông tin ........................................................................................................... 38
Bảng 4.24: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 2 nhân tố hình thức tiếp cận
thông tin ........................................................................................................... 39
Bảng 4.25: Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha lần 1 nhân tố sự thuận tiện cho
khách hàng ....................................................................................................... 39
Bảng 4.26: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định
lựa chọn xe điện ............................................................................................... 41
Bảng 4.27: Kiểm định KMO ........................................................................... 42
Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố EFA ..................................................... 43
Bảng 4.29: Kết quả ma trận hệ số nhân tố ....................................................... 44
Bảng 4.30 Kết quả hồi quy logistic ................................................................. 47
xi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Xe đạp điện ........................................................................................ 5
Hình 2.2. Xe máy điện ....................................................................................... 5
Hình 2.3. Bình ắc quy nước ............................................................................... 7
Hình 2.4. Bình ác quy khô ................................................................................. 7
Hình 2.5 Pin của xe điện .................................................................................... 8
Hình 2.6: Tiến trình thực hiện nghiên cứu....................................................... 14
Hình 3.1 Bản đồ vị trí địa lý thành phố Cần Thơ ............................................ 15
Hình 3.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thành phố Cần thơ từ 2012-2014 .... 18
Hình 4.1 Tỉ lệ nam nữ của đáp viên ( n = 100 ) ............................................... 24
Hình 4.2 Tỉ lệ cấp học của đáp viên ( n= 100 ) ............................................... 26
Hình 4.3 Hình thức thanh toán khi mua xe điện của người dân quận Ninh
Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2015 ................................................................ 30
Hình 4.4: Tỉ lệ đáp viên có và không có sử dụng xe điện tại quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ ( n =100 ).......................................................................... 31
Hình 4.5 Mức phí phải trả khi mua xe điện của đối tượng phỏng vấn tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ( n = 88 ) ........................................................ 34
Hình 4.6 Kết quả mô hình hồi quy Logistic .................................................... 48
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NĐ – CP
Nghị định – Chính phủ
TP
Thành phố
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
KV ĐBSCL
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long
UBND
Ủy ban nhân dân
NQ/TW
Nghị quyết trung ương
TH
Nhóm thương hiệu
SP
Nhóm sản phẩm
MM
Nhóm thiết kế mẫu mã
TT
Nhóm hình thức tiếp cận thông tin
GC
Nhóm giá cả - dịch vụ hậu mãi
STT
Nhóm sự thuận tiện cho khách hàng
xiii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, con người đã tác động
vào thiên nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày
càng cao của mình. Do đó, đi kèm với sự phát triển kinh tế là mối nguy hại về
môi trường tự nhiên ngày càng bị ô nhiễm và tài nguyên thiên nhiên thì trở
nên cạn kiệt dần.
Một trong những nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức là nguồn
nguyên liệu hóa thạch, đặc biệt là dầu mỏ mà cụ thể là xăng dầu. Hệ lụy kéo
theo sau đó là trong tương lai không xa nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt cùng
với những tác hại đến môi trường của hoạt động khai thác mỏ bao gồm xói
mòn, sụt lỡ đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt
do hóa chất từ chế biến quặng.
Khi đất nước ngày một phát triển, tính chất công việc và sinh hoạt đời
sống hằng ngày buộc con người phải di chuyển, bất cứ ai cũng có nhu cầu
được đi lại. Hơn nữa, hệ thống giao thông ngày được mở rộng và nâng cấp,
phổ biến nhất là các tuyến đường giao thông đường bộ ngày càng có nhiều
phương tiện đi lại khác nhau thích hợp với yêu cầu khác nhau của từng cá
nhân. Một trong những phương tiện được sử dụng nhiều nhất là xe đạp và xe
gắn máy. Nhưng vì cấu tạo của xe đạp thô sơ không có động cơ đốt trong nên
tốc độ của xe chậm không đáp ứng hết được nhu cầu sử dụng của người dân.
Họ sử dụng xe máy nhiều hơn vì có nhiều kiểu dáng và kích cỡ cho khách
hàng lựa chọn, hơn nữa xe máy đạt tốc độ mong muốn với nhu cầu của nhiều
người. Vì vậy xe máy (xe động cơ đốt) trong được sử dụng phổ biến nhất dẫn
đến sự cạn kiệt xăng dầu cũng như ô nhiễm môi ngày càng trầm trọng hơn.
Nhưng cũng thật may mắn vì trong thời điểm này công nghệ phát triển
những nguồn năng lượng thay thế dần được phát triển để thay thế sự thống trị
của nguồn năng lượng từ xăng dầu. Một trong những bước tiến đó là sự ra đời
của dòng xe điện đã phát thế độc quyền cho xe gắn máy vốn được xem là
phương tiện quan trọng ở các nước đang phát triển.
Thực trạng giao thông, môi trường tại thành phố Cần Thơ thật tồi tệ, kẹt
xe diễn ra liên tục, không khí đầy khói bụi. Thiết nghĩ, nếu người dân thành
phố sử dụng xe điện nhiều hơn cho nhu cầu đi lại của cuộc sống thì tình trạng
ônhiễm bầu không khí sẽ đỡ hơn, nạn kẹt xe cũng sẽ bớt căng thẳng hơn.
Xe điện có rất nhiều ưu điểm so với xe máy: giá rẻ hơn; tiết kiệm hơn rất
nhiều, đặc biệt trong thời buổi giá cả xăng dầu không ổ định như hiện nay; vận
tốc tối đa của xe điện có thể đạt đến 60 km/h, đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại
trong thành phố, và hoàn toàn không gây ônhiễm môi trường.
Với nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện giao thông, có lợi cho cá nhân,
xã hội như vậy; tại sao người dân thành phố Cần Thơ nói chung và quận Ninh
Kiều nói riêng vẫn chưa sử dụng nhiều xe điện? Nhận thấy được sự quan trọng
1
của việc sử dụng xe điện nên em chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn xe điện thay thế cho xe máy ở quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ ” làm đề tài nghiên cứu của em.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn xe điện thay thế
cho xe máy ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ để từ đó tìm biết được ưu
điểm và nhược điểm của xe điện nhằm khắc phục để đem lại lợi ích cho người
sử dụng cũng như nhà sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu đặc điểm sử dụng xe điện của người dân ở quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn xe điện thay thế cho
xe máy ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ .
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường xe điện tại quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong phạm vi Quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015.
Số liệu thứ cấp là số liệu trong thời gian từ 2012-2014.
Số liệu sơ cấp là số liệu từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2015.
Công tác thu thập được thực hiện trong thời gian từ tháng 2/2015 đến
tháng 3/2015.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào những hộ gia đình có sử dụng xe điện
trong phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bảng câu hỏi tập trung
phỏng vấn người quyết định mua xe điện sử dụng cho cá nhân hoặc gia đình
và người không mua xe điện. Đối tượng được phỏng vấn ở độ tuổi từ 18 tới 70
tuổi.
2
CHƯƠNG 2
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm chung về giao thông đô thị
2.1.1.1 Vị trí và vao trò của giao thông đô thị
Giao thông là một nhân tố gần như quyết định đối với sự hình thành và
phát triển của đô thị. Khi các phương tiện giao thông còn chưa phát triển,
đường thủy đã đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của đô
thị. Các đô thị cổ xưa đều nằm ở những vị trí thuận tiện về giao thông đường
thủy.
Ngày nay, nhờ vào kết quả của cách mạng khoa học, nền công nghiệp
phát triển, các phương tiện giao tông vận tải, nhất là vận tải đường bộ cũng
được phát triển nhanh về số lượng, sức chứa và tốc độ. Sự hình thành và phát
triển đô thị không tách rời sự phát triển của giao thông đường bộ.
Mạng lưới giao thông đô thị có tác dụng nối liền tất cả các khu vực có
chức năng khác nhau của đô thị thành một khối thống nhất. Thực tế chứng
minh rằng, không có hệ thống giao thông đô thị tốt, khó có thể thúc đẩy phát
triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội.
2.1.1.2 Phân loại giao thông đô thị
a. Giao thông đối ngoại
Là giao thông giữa các thành phố với các vùng phụ cận và các địa
phương, là sự liên hệ giao thông giữa đô thị với bên ngoài, giữa các đô thị với
nhau, hoặc giữa các vùng khác trong nước.
Tùy vào điều kiện địa hình, địa lí cũng như quy mô của thành phố mà có
thể dùng các loại hình vận tải khác nhau để phục vụ giao thông đối ngoại như:
Đường sắt: được dùng phổ biến vì có sức chở lớn, vận chuyển được
đường dài, an toàn, tốc độ cao, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, khí hậu; tuy nhiên
đầu tư ban đầu lớn, chiếm nhiều diện tích, dễ gây trở ngại hoạt động của đô
thị.
Đường thủy ( đường sông, đường biển): có thể vận chuyển được khối
lượng lớn hàng hóa cồng kềnh, đi được đường xa, giá thành hạ, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng không cao; tuy nhiên phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
điệu kiện thời tiết và tốc độ chậm.
Đường hàng không: ngày nay trở thành phương tiện giao thông quan
trọng. Vận tải hàng không có tốc độ cao nhất, phạm vi hoạt động rộng, thích
hợp vận tải đường dài hoặc có thể vận tải đến những nơi thực hiện bằng các
loại hình vận tải khác gặp khó khăn.
Đường ô tô: được sử dụng phổ biến nhất vì rất cơ động, có thể thực hiện
từ cửa đến cửa, không phải qua trung chuyển, thiết bị vận tải đơn giản, dễ
thích ứng với mọi trường hợp, cự li di chuyển ngắn và có xu hướng gia tăng
3
nhờ vào sự phát triển của phương tiện vẩn tải và mạng lưới đường bộ cả về
chất lượng và số lượng.
b. Giao thông đối nội
Giao thông đối nội đảm bảo việc lưu thông giữa các khu vực trong thành
phố và thường gọi là giao thông đô thị. Giao thông đối nội bao gồm việc vận
tải hàng hóa, hành khách với các nhiệm vụ cụ thể như sau:
Vận chuyển nguyên liệu phục vụ sản xuất, vận tải hàng hóa phục vụ đời
sống nhân dân trong vùng.
Vận tải hành khách là phục vụ nhu cầu của người lao động từ nhà tới nơi
làm việc, học sinh sinh viên từ nhà đến trường, phục vụ nhu cầu khách tham
quan, khách vãng lai và các nhu cầu đi lại khác.
Tuy nhiên, với giao thông đối nội thì quan trọng nhất vẫn là vận tải hành
khách vì nhu cầu này rất lớn, số lượt đi của người dân không ngừng tăng cao,
và đây cũng là nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông trên các tuyến đường.
Các phương tiện giao thông đối nội bao gồm:
Đường bộ: xe bộ, xe con, ô tô khách, xe tải, mô tô, xe đạp, bộ hành.
Đường sắt: tàu điện, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao.
Đường thủy: tàu thủy, ca nô, thuyền.
Đường hàng không: máy bay thương mại loại nhỏ, máy bay lên thẳng.
Mạng lưới giao thông đối ngoại được nối với mạng lưới giao thông đối
nội thông qua các trạm trung chuyển trung gian là bến xe, nhà ga và bến
cảng,... đảm bảo sự đi lại ra vào đô thị được thuận tiện.
2.1.2. Tổng quan về xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn máy
2.1.2.1 Khái niệm về xe điện
Xe điện là xe sử dụng một động cơ điện để dẫn động thay vì một động cơ
đốt trong. Xe điện được biết đến như là một xe không gây ô nhiễm (Zero
Emission Vehicle)
Xe điện gồm hai loại là xe đạp điện và xe máy điện. Xe đạp điện khác xe
máy điện ở chỗ có hai bàn đạp như xe đạp để hỗ trợ khi xe hết điện hoặc có
nhu cầu muốn tập thể dục.
Theo Điều 3, Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của
Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014), xe máy điện và xe đạp điện được
hiểu như sau:
- Xe đạp điện là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn
nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp
điện).
- Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công
suất lớn nhất không lớn hơn 4kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn
50 km/h.
4
Nguồn Thegioixedien.com.vn
Hình 2.1. Xe đạp điện
Nguồn Thegioixedien.com.vn
Hình 2.2. Xe máy điện
2.1.2.2 Khái niệm về xe gắn máy, mô tô
Theo định nghĩa của TCVN 6888:2001 xe gắn máy được hiểu như sau:
Xe máy (Mopeds) là xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích
xy lanh không lớn hơn 50cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/h.
5
Mô tô (motorcycles) là xe 2, 3 bánh không có thùng bên cạnh lắp động
cơ đốt trong có dung tích xy lanh lớn hơn 50cm3 và có vận tốc thiết kế lớn hơn
50km/h.
2.1.2.3 Các thông số và đại lượng chính của một số xe điện hiện đang
có mặt trên thị trường Việt Nam
Xe Trung Quốc sản xuất: có các thương hiệu sản xuất từ các nhà máy
trung ương và địa phương như: Jili, Asama, robo….
Xe Nhật Bản: đa phần là hàng đã qua sử dụng, tuy nhiên mẫu mã không
bắt mắt bằng hàng Trung Quốc sản xuất nhưng được nhiều người dùng ưa
thích vì chuộng hàng Nhật, giá vừa phải.
Các nước khác chủ yếu là Đài loan với sản phẩm: Yamaha,
Bridgestone...
Trong nước sản xuất với các thương hiệu: Delta, Lieha... Hàng trong
nước thường đơn điệu về mẫu mã, màu sắc, tuy có giá rẻ hơncủa nước ngoài
song vẫn không hấp dẫn người tiêu dùng.
Để chọn được 1 chiếc xe đạp điện phù hợp với khả năng tài chính và sở
thích của mỗi người cũng tương đối dễ dàng. Tuy nhiên để sử dụng được hiệu
quả và thuận tiện lại là những vấn đề người tiêu dùng quan tâm.
Ngoài kiểu dáng, màu sắc ưa thích, khi mua cần nên chú ý đến các
thôngsố kỹ thuật:
Công suất động cơ: tính bằng Watt (250W, 350W...)
Xe sử dụng mấy bình điện (ácquy): 3 hoặc 4 bình
Điện áp và dòng điện của mỗi bình: 12V...12Ah...
Nếu thông số này có giá trị càng lớn, có nghĩa là chiếc xe đó có tính năng
kỹ thuật cao.
Ngoài ra, lưu ý thêm về thông số dung lượng của bình ác quy: Đi được
bao nhiêu km khi sạc đầy bình và thời gian sạc là bao lâu. Tùy theo nhà
sản xuất, có loại phải sạc khi chưa hết bình, có xe phải sử dụng hết bình rồi
mới sạc mới đảm bảo tuổi thọ của bình. Vị trí đặt bình điện,bộ điều tốc và
động cơ cũng rất quan trọng: ở vị trí khô ráo trên xe, động cơ, bộ điều tốc và
bình điện có tuổi thọ cao và ngược lại.
2.1.3. Vài điều cần biết về bình ắc quy
2.1.3.1 Ắc quy nước
Ắc quy nước 12V (thông dụng cho xe máy) có 6 ngăn. Mỗi ngăn được
xem là một ắc quy đơn và được nối với nhau bằng các cầu nối. Cực âm có dấu
(-), cực dương có dấu (+).Trên các ngăn có nắp đậy và lỗ thông hơi.
6
Nguồn: diennang.vn
Hình 2.3. Bình ắc quy nước
Khi ắc quy hoạt động sẽ tạo ra chất khí hyđrô và ôxy bay lên nên sẽ thấy
hiện tượng dung dịch sủi bọt và nước cạn dần, nồng độ dung dịch trở nên đậm
đặc. Ắc quy nước là loại có công suất lớn, việc bảo dưỡng cần phải thường
xuyên. Muốn cho ắc quy hoạt động tốt, phải thường xuyên kiểm tramức dung
dịch điện phân và khả năng phóng điện của bình.
Khi sử dụng ắc quy nước nên chú ý đặt xa kích điện, vì khi nạp hay sử
dụng ắc quy sẽ nóng lên, hơi axit bay hơi, quạt làm mát của kích hút không
khí có hơi axit này sẽ làm cho các mối hàn của kích điện bị ăn mòn, hỏng, hay
tiếp xúc kém, làm giảm tuổi thọ của kích, hỏng kích.
2.1.3.2 Ắc quy khô
Ắc quy khô là một loại bình điện hoàn toàn không cần bảo dưỡng, khi
mua về là có thể dùng ngay, không cần châm nước. Nó khác với ắc quy nước
ở chỗ toàn bộ kết cấu bình nằm ở trạng thái khí. Nhà sản xuất gọi loại bình
này là bình ắc quy được thực hiện theo công nghệ kín khí, không bảo dưỡng.
Nguồn: điennang.vn
Hình 2.4. Bình ác quy khô
7
Ắc quy kín khí sử dụng các phụ kiện có độ dẫn điện tốt nên ắc quy có
điện trở trong nhỏ. Điều này giúp ắc quy có khả năng phóng điện cao hơn và
không gặp tình trạng tự phóng điện trong thời gian không sử dụng. Do đó, đối
với ắc quy khô, mặc dù không sử dụng một thời gian dài vẫn không bị mất
điện, khi tái sử dụng chẳng cần nạp điện tái sử dụng như bình ắc quy nước.
Ắc quy khô có một số ưu điểm cho người sử dụng. Điều đầu tiên là người sử
dụng xe không cần kiểm tra bình để châm nước cho đúng hạn. Sản phẩm này
không sinh ra khí ăn mòn thiết bị nên khoang chứa ắc sẽ sạch sẽ hơn, những
bộ phận xung quanh không bị gỉ sét do điện dịch trào ra. Sẽ không cần đo tỷ lệ
điện dịch và nạp điện bổ sung như ắc quy nước, kết cấu bình nhỏ gọn hơn.
2.1.4.Vài điềucần biết về pin xe điện
Với xe chạy ắc quy, bình ắc quy được cấu tạo chủ yếu từ axit và chì, một
xe đạp điện cần trung bình có 4-6 bình ắc quy để hoạt động, với từng đó chiếc
bình ắc quy làm cho chiếc xe đạp điện trở nên khá nặng và cồng kềnh, bên
cạnh đó việc tháo nắp các bình này cũng khá khó khăn, trong khi đó những
chiếc xe này chỉ đi được quãng đường từ 20km-30km. Một nhược điểm khá
lớn đó là khi những chiếc bình này hỏng thì nó gây ảnh hưởng rất xấu tới môi
trường và sức khỏe người sử dụng.
Những nhược điểm kể trên của ắc quy hoàn toàn có thể khắc phục được
khi xe đạp điện sử dụng pin Lithium, với khả năng lưu trữ điện năng cao gấp 6
lần ắc quy thông thường.
Đối với dòng xe đạp điện, hầu hết động cơ có công suất cực đại của động
cơ là 48V x16A=768 Wat và là động cơ 3 pha điện áp pin là 48 V. Bộ sạc Pin
của xe có dòng sạc tối đa là 1,8A .chỉ nên dùng Pin 12v, 12Ah C10(ở chế độ
phóng 10h dòng phóng 1,2A điện áp cuối 1,7-1,75V/1cell ,bình 12v =6
cell).Hệ thống điều khiển của xe cho phép chạy 2 chế độ . 1 chế độ xả dòng
thấp (tiết kiệm pin) và 1 chế độ xả dòng cao (không tiết kiệm pin). (Nguồn:
xedapdien80km.com)
Nguồn: điennang.vn
Hình 2.5 Pin của xe điện
8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Bài viết nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
xe điện thay thế cho xe gắn máy ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ. Việc
nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn được thực hiện đối với những hộ gia đình
sinh sống tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Quận Ninh Kiều là nơi tập
trung đông dân cư buôn bán sinh hoạt, có nhiều cơ quan tổ chức, ban ngành
của tư nhân cũng như nhà nước ( trường tiểu học, trường trung học phổ thông,
siêu thị, ngân hàng,...). Chính vì vậy tác giả chọn quận Ninh Kiều làm địa bàn
nghiên cứu của đề tài này. Bảng câu hỏi tập trung phỏng vấn chủ thể đưa ra
quyết định mua xe, trong trường hợp chủ hộ già yếu,...thì phương án thay thế
là người hiểu rõ nhất về việc lựa chọn xe điện thay thế cho xe máy của chủ
thể.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ báo cáo của các cơ quan ban ngành liên quan; niên
giám thống kê, các nghiên cứu, các bài báo, và bài viết có liên quan đến thực
trạng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình xản xuất và sử
dụng xe điện.
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp với phương pháp thu thập số liệu thuận tiện
phi xác suấtchọn đối tượng chưa sử dụng xe điện hoặc đã từng mua xe điện.
Các bước thu thập số liệu sơ cấp:
+ Bước 1: Xác định đối tượng khảo sát.
Đối tượng khảo sát được chọn là các HGĐ đã từng hoặc đang sử dụng xe
điện thay thế cho xe máy ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
+ Bước 2: Xác định cỡ mẫu: tổng số mẫu được lấy là 100 quan sát đại
diện cho 206.213 hộ gia đình sinh sống tại Quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ. Căn cứ theo công thức xác định cỡ mẫu của Slovin (1984), cỡ mẫu được
tính như sau:
n
N
(1 N .e 2 )
(2.1)
Trong đó:
N: Tổng số hộ gia đình sinh sống tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
tức là 206.213 hộ trên toàn quận Ninh Kiều.
n là số mẫu.
e: Sai số cho phép, được lấy 10%.
9
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn thông qua bảng câu
hỏi nhằm khảo sát ý kiến của các hộ dân về việc lựa chọn xe điện thay thế
cho xe động cơ đốt trong ở quận Ninh
+ Bước 3: Phương pháp chọn mẫu
Căn cứ trên khu vực hành chính và vị trí địa lý mà sử dụng phương pháp
chọn mẫu phân tầng. Có 13 nhóm nhỏ được hình thành tương ứng với 13
phường của quận Ninh Kiều, thành phố Cần. Trong mỗi nhóm, áp dụng
phương pháp ngẫu nhiên đơn giản để chọn ra các hộ gia đình cần phỏng vấn.
Dựa trên phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ, tức là số lượng
quan sát được chọn trong từng nhóm tỉ lệ so với hộ gia đình trong từng ấp, căn
cứ vào quy mô của từng phường của quận. Vì vậy số lượng mẫu được lấy theo
như bảng 2.1
Bảng 2.1:Số quan sát ở các phường của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Tên phường
Số quan sát (hộ)
Phường An Nghiệp
8
Phường An Lạc
8
Phường Cái Khế
8
Phường Hưng Lợi
8
Phường An Hòa
8
Phường An Hội
8
Phường Thới Bình
8
Phường An Cư
8
Phường An Phú
8
Phường Tân An
7
Phường Xuân Khánh
7
Phường An Khánh
7
Phường An Bình
7
Tổng
100
Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả
+ Bước 4: Lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu thứ cấp
Sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp những hộ gia đình đã từng
sử dụng xe điện hoặc có quan tâm đến xe điện. Những câu hỏi trong bảng câu
hỏi được đưa ra thông qua việc tham khảo một số nghiêncứu trước về khảo sát
mức độ hài lòng, bảng câu hỏi sẽ thể hiện các biến cần nghiên cứu bao gồm
các câu hỏi đóng, câu hỏi mở.
10
+ Bước 5:Khảo sát thử một số đối tượng, sau đó điều chỉnh lại những
thiếu sót mắc phải trong bảng câu hỏi và các kỹ năng phỏng vấn, từ đó hoàn
thiện hơn trong quá trình phỏng vấn.
+ Bước 6: Hoàn thiện bảng câu hỏi, tiến hành phỏng vấn và mã hóa số
liệu từ bảng câu hỏi hoàn thiện tiến hành khảo sát các đối tượng đã được xác
định, phỏng vấn thu thập thông tin đồng thời giải đáp thắc mắc của các đáp
viên. Sau cùng, từ những thông tin thu thập được trong bảng câu hỏi, mã hóa
thành bộ số liệu sơ cấp, cung cấp những số liệu cần thiết cho đề tài
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế. Sau đó rút ra kết luận dựa trên
số liệu và thông tin thu thập được.
2.2.3.2 Đánh giá độ tin cậy của phép đo lường bằng phương pháp tính
hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê được sử dụng
để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên
quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan
của các điểm số của từng biến với điểm số cả toàn bộ các biến của mỗi người
trả lời.
Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến quan sát không phù hợp và
hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó chỉ những biến có hệ
số Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0,3
mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào phân tích những bước
tiếp theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ
số Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo là tốt, từ 0,7 đến
0,8 là sử dụng được và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.
2.2.3.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân
tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập
hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên
hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi
biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là hệ số tải nhân tố (factor loading).
Hệ số này cho biết mỗi biến đo lường sẽ thuộc về nhân tố nào.
Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-MeyerOlkin) – một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố, phải
có giá trị trong khoảng 0,5 đến 1 thì việc thể hiện phân tích nhân tố là thích
hợp, còn nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích
hợp đối với các dữ liệu.
Phương pháp trích hệ số được sử dụng là phương pháp thành phần chính
(principal components) với phép quay cho phương sai tối đa (varimax) và
điểm dừng khi các yếu tố có phương sai tổng hợp của từng yếu tố có
11
eigenvalue bằng 1 (Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố so với biến thiên toàn bộ, nếu phần biến thiên được giải thích
này lớn hơn 1 thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt). Các biến quan
sát có trọng số tải nhân tố nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại và thang đo được
chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50. (Nguyễn Đình
Thọ, 2011)
Các biến còn lại sau khi đã xử lý bằng phương pháp phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là
những biến có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn xe điện.
Phương trình tính điểm nhân tố:
Fi wi1 X 1 wi 2 X 2 ... wik X k
Trong đó:
Fi: ước lượng trị số của nhân tố thứ i
wi: trọng số nhân tố thứ i
k: số biến
Xi: biến quan sát
Số lượng các nhân tố tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng
ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao để không xảy ra hiện
tượng tương quan.
2.2.3.4 Mô hình hồi quy nhị biến
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy nhị biến, hay gọi đơn giản là hồi quy
logistic để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe điện
thay thế cho xe máy ở quận Ninh Kiều.Đây là mô hình hay gặp nhất và hay sử
dụng nhất trong các nghiên cứu. Mô hình hồi quy logistic nghiên cứu sự phụ
thuộc của một biến nhị phân vào các biến độc lập khác. Mục đích của mô hình
là sử dụng các nhân tố ảnh hưởng đến biến độc lập để xác định khả năng
những biến độc lập này sẽ có mối quan hệ như thế nào với biến phụ thuộc.
Hàm hồi quy như sau:
* Hàm hồi qui
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + …+
βkXk + ei
Các biến được sử dụng trong mô hình logistic:
* Biến phụ thuộc
Y: Quyết định lựa chọn xe điện thay thế cho xe máy
Y = 1 đáp viên chấp nhận sử dụng
Y = 0 đáp viên không chấp nhận sử dụng
* Biến độc lập gồm các nhóm nhân tố sau:
12