Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề cương Lịch sử triết học tây âu Trung cổ phục hưng – khai sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.46 KB, 23 trang )

Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Hệ thống kiến thức lịch sử triết học châu Âu thời kỳ
Trung cổ - Phục hưng- Khai sáng
1. Thời kỳ trung cổ
a. Sơ đồ khái quát về triết học giai đoạn này
Kinh tế

Triết học tây âu thời kỳ trung cổ

Hoàn cảnh lịch sử

Chính trị , xã hội

Đặc điểm triết học

Văn hóa , tri thức
Triết học phát triển dựa trên cơ sở đạo cơ đốc
Chủ nghĩa kinh viện thống trị nền triết học tây âu
Con người bị hạ thấp và tiêu
tán

Các nhà triết học tiêu biểu

Téc tu liêng ( tertulian)
Ô guýt tanh ( Aurelius augustinus – saint
Augustine)
Giăng xcốt Êrighêna ( eriugena )
Chủ nghĩa kinh viện
giai đoạn dầu
Pi-e A-bơ-la ( abailard)
Chủ nghĩa kinh viện


giai đoạn hưng thịnh

Thô-mát Đa-canh ( Thomas
Aquinas – saint Thomas )
Đơn – xcốt ( duns scotus )


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng

Chủ nghĩa kinh viện giai đoạn suy tàn
và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
kinh viện

Rốtgie bê-cơn ( roger bacon)

Guyliam ốccam ( William
Ockham)


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Câu 1: Phân tích đặc điểm Triết học Trung Cổ ở Tây Âu? Và phân tích hoàn cảnh lịch sử của
giai đoạn này?
Trả lời: Triết học thời kỳ Trung cổ có những đặc điểm sau
1.

triết học được phát triển dựa trên tinh thần của đạo Cơ Đốc

đạo cơ đốc ra đời do sự phản kháng của những người bị áp bức bóc lột chống lại chế độ nô lệ tàn
bạo. Các thế lực phong kiến và nhà thờ đã dựa vào đạo cơ đốc để duy trì sự thống trị của mình.
Tư tưởng triết học của họ mang tính chất thống trị qua thế giới quan thần học.

2. chủ nghĩa kinh viện thống trị trong Triết học trung cổ, chủ nghĩa kinh viện tương
đương với trường học, với hệ tư tưởng triết học xa rời cuộc sống, tách rời thực tiễn,
bàn luận xuông những vấn đề không gian với con người. Chủ nghĩa kinh viện có 3
thời kỳ:
- Thời kỳ đầu từ thế kỉ 9 đến thế kỉ 12, đại biểu là G.ơ rigen nơ. Thời kỳ này chủ nghĩa
kinh viện bàn về những vận động xung quanh mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng những tri thức và niềm tin tôn giáo, xuất hiện 2 đường lối giải quyết là chủ
nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực.
o chủ nghĩa duy danh cho rằng cái chung không tồn tại độc lập chỉ là cái chung
thực sự, cái riêng mới tồn tại thực sự, không có người nói chung mà chỉ có
anh A, B, C tồn tại => có xu hướng duy vật.
o Chủ nghĩa duy thực cho rằng cái chung cũng tồn tại độc lập như cái riêng,
không tồn tại phụ thuộc vào tư tưởng của con người.==> có xu hướng rơi vào
duy tâm khách quan.
- Thời kỳ 2: thế kỉ 13- thời kỳ hưng thịnh. đại biểu là Tô mát đa canh, ông đã làm sống
lại triết học của Arixtot, đó là TH nhị nguyên, ông làm sống lại TH của Arixtot về
mặt duy tâm để phục vụ cho nhà thờ bằng cách đưa ra lý thuyết 3 mặt của cái chung
o cái chung tồn tại trước cái riêng tồn tại trong ý thức của thượng đế, đó là cái
chung mẫu mực
o cái chung tồn tại trong cái riêng.
o cái chung tồn tại sau khi cái riêng ra đời do con người khái quát nó từ những
cái riêng khác nhau.
- Thời kỳ 3: sau thế kỉ 13- thời kỳ suy thoái: đại biểu là R. Bê cơn và G. ốc cam. Lúc
này do khoa học thực nghiệm bắt đầu phát triển, vì vậy chủ nghĩa kinh viện mất dần
uy tín và đi tới suy tàn.
3. Con người bị hạ thấp, tiêu tàn, mờ nhạt, mất tự do, tha hóa. TH cho rằng con người
không còn là 1 tập hợp của nguyên tử mà là 1 cá nhân riêng biệt được cứu giỗi, thể
xác hứa hẹn được phục sinh. Con người chỉ là 1 mắt khâu trong quá trình sáng tạo ra
thế giới của thượng đế, dù cho hình thái của CN giống với TĐ nhưng cuộc sống của
họ k thể giống như các bậc thần thành, con người k có tự do, k có sức mạnh, thậm trí

là xấu xí hơn so với thần thánh.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng

 về phần hoàn cảnh lịch sử :
 về xã hội:
 vào khoảng thế kỷ thứ IV – V đế chế La Mã đi vào suy tàn và dẫn tới sụp đổ.
 Các phong trào nổi dậy của nô lệ cùng với sự tràn xuống xâm lược của người
Germaint đã làm cho La Mã hùng mạnh sụp đổ.
 Việc này đã thay đổi hoàn toàn xã hội tây âu thời kỳ này. Chuyển từ chế độ chiếm nô
sang chế độ phong kiến
 Về chính trị
 Việc chuyển từ chế độ chiếm nô sang chế độ phong kiến đã làm thay đổi nhiều điều.
Dưới chế độ phong kiến tây âu các quốc gia như Anh , Pháp ... đã ra đời cùng với đó
là sự phân chia lãnh địa của các lãnh chúa tạo nên tình trạng cát cứ tại tây âu
 Trong suốt thời kỳ trung cổ nhà thờ có một vai trò vô cùng đặc biệt với chế độ phong
kiến tây âu. Đó là cánh tay nối dài để thống trị người dân không chỉ về thể xác mà
còn cả về tinh thần. Giáo hội cơ đốc nắm nhiều các đặc quyền , đặc lợi không chỉ
trong các quốc gia lớn mà còn có quyền lợi ở các khu lãnh địa của các vị lãnh chúa
 Về kinh tế
 Người germaint tới mang tới một nền kinh tế nông nghiệp manh múm , nhỏ lẻ và
mang tính tự cung tự cấp cao
 Các thành tựu về kinh tế , ngoại thương trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã đã bị xóa bỏ
hoàn toàn.
 Thành thị và ngoại thương bị xóa bỏ , cuộc sống chuyển từ các trung tâm đô thị lớn
về các làng mạc. Thành phố trở nên tiêu điều
 có thể nói với sự xâm lược của người germaint và những gì mà họ mang tới đã tạo
ra 1 cơ sở về kinh tế , chính trị xã hội để có thể xây dựng lên 1 nền triết học đậm chất
kinh viện và thiếu tính thực tế.

Câu 2: phân tích đặc trưng cơ bản của TH kinh viện, chứng minh qua các triết gia tiêu biểu?
-Đặc trưng cơ bản của TH kinh viện là 1 thứ TH xa rồi cuộc sống, tách rời thực tiễn, bàn luận
xuông những vấn đề không gắn với con người.
- chứng minh qua các triết gia tiêu biểu:
+ G.Êrigienno: ông là đại biểu đầu tiên của TH kinh viện trung cổ, ông là nhà thần học nên các
tác phẩm của ông chủ yếu chứng minh cho sự tồn tại vài trò tối cao của thượng đế đối với đời
sống con người. Ông chia thế giới làm 4 giai đoạn phát triển:
● giai đoạn 1: thiên chua- thiên nhiên sáng tạo ra thế giới là đấng sáng tạo duy nhất.
● giai đoạn 2: giới TN biểu hiện ra vừa là vật sáng tạo vừa là vật được sáng tạo đó là con của
thượng đế,là công cụ sáng tạo hay lí trí của TĐ, là kẻ trung gian giữa thiên chúa và thế giới.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
● giai đoạn 3: vũ trụ, vạn vật, con người, giới TN biểu hiện không phải là vật sáng tạo mà như
là vật được sáng tạo- đó là thế giới các sự vật cụ thể, thế giới muôn loài, trong đó có con người.
● giai đoạn 4: giới TN biểu hiện là vật không phải sáng tạo cũng không phải được sáng tạo- đó
cũng là thượng đế nhưng ở đây TĐ được xem như mục đích của quá trình thế giới.
Ông còn cho rằng thế giới và con người không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào thượng đế,
con người chỉ như một thế giới nhỏ đặc biệt, trong đó tái hiện những giai đoạn phát triển căn bản
của giới tự nhiên.
Trong việc giải quyết mqh giữa lòng tin và ý trí, ông cho rằng lý trí và lòng tin hoàn toàn dung
hợp với nhau, phủ nhận lý trí để đề cao tôn giáo, hoặc đề cao lý trí để phủ nhận tôn giáo đều là
nguy hiểm cho nhà thờ, mục đích cuối cùng là củng cố niềm tin tôn giáo và uy tín của nhà thờ.
+ Tô- mát- đa-canh:
Khác với các nhà kinh viện cung thời Tô mát đa canh giữ nguyên quan điểm độc lập trong việc
giải quyết mqh tôn giáo và TH, lòng tin và lý trí. Ông phân định rõ ranh giới nhưng không đối
lập TH và thần học. Ông cho rằng đối tượng nghiên cứu của TH là “ chân lý của lý trí”, còn đối
tượng của thần học là “chân lý của lòng tin tôn giáo”. Thượng đế là khách thể cuối cùng của cả
thần học và TH, là nguồn gốc của mọi chân lý. Tô mát đa canh là nhà thần học nên ông đã hạ
thấp vai trò của TH, bắt TH phải phục tùng thần học, ông coi những chân lý của thần học là “siêu

lý trí”, trí tuệ của con người thấp hơn sự anh minh của thượng đế.
Trong khi lý giải các hiện tượng tự nhiên Tô mát cũng thể hiện quan điểm duy tâm thần học của
mình, theo ông tất cả sự hoàn thiện của thế giới đều được quyết định bởi sự thông minh của
thượng đế. Thượng đế là hình thức thuần túy là mục đích tối cao là quy luật vĩnh cửu thống trị
mọi cái. Ông chứng minh sự sáng tạo của TĐ như sau:
● thế giới vận động cần có 1 động lực ban đầu
● thế giới vận động cần có 1 nguyên nhân đầu tiên
● mọi sự vật tồn tại là ngẫu nhiên nhưng lại phụ thuộc vào 1 cái tất nhiên tuyệt đối
● các sự vật hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của 1 thực thể tuyệt đối
● tính chất hợp lý của giới TN do 1 lý trí siêu TN điều khiển.
Quan điểm về Xh theo ông mục đích của con người là cuộc đời lạc thú hoàn toàn ở nơi nước
chúa, thiên đường.
Lý luận nhận thức của Tô mát từ bỏ quan sát, từ bỏ thực nghiệm, xa vời thực tế, chỉ phân tích có
tính kinh viện khi chia thành 2 loại hình dạng là hình dạng cảm tính và hình dạng trí lực.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
-

Ngoài tính xa rời thực tiễn , thuần túy sách vở lìa xa đời sống thực tiễn cuộc sống thì
triết học thời kỳ trung cổ còn mang nhiệm vụ giải thích kinh thánh và vai trò của chúa
trời.
o Chứng minh ở các triết gia:
G. Xcốt Êrighêna: là 1 nhà thần học nên vấn đề trung tâm trong học thuyết của ông là
chứng minh sự tồn tại của chúa trời và vai trò của chúa trời với đời sống xã hội và từ đó
ca ngợi và làm vững chắc cho vị trí của nhà thờ trong xã hội đương thời. Đây là 1 vấn đề
vô cùng quan trọng của kinh thánh. Theo G. Xcốt Êrighêna bản thân của quá trình thế
giới là sự giáng thế liên tục của Thượng đế thông qua người con của mình là chúa giê-su.
Tất cả mọi vật trên thế giới kể cả con người đều không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào
thượng đế.

Với Tô-mát Đa-canh triết học của ông về cơ bản là phục vụ cho thần học. Nó chủ yếu
chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế , “ chứng thực cho những tín điều Thiên chúa
giáo” , bênh vực cho quyền lực thống trị thế giới của giáo hoàng. Ông mang mưu đồ làm
cho triết học A-ri-xtốt phù hợp với kinh thánh , biến triết học của mình thành cơ sở của
những tín điều tôn giáo, tước bỏ đi những yếu tố duy vật trong triết học của A-ri-xtốt.
Câu 3. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong TH Tây Âu thời kỳ
Trung Cổ, chứng minh qua các Triết gia tiêu biểu?
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong TH tây Âu thời kỳ trung cổ
được thể hiện rõ nét trên 3 mặt đó là:
-

Cuộc dấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực
Cuộc đấu tranh giữa TH kinh viện và Th thực nghiệm
Thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh với chủ nghĩa duy thực trong lòng triết học kinh viện:

-

o Chủ nghĩa duy danh : chủ nghĩa duy danh cho rằng cái chung không tồn tại
độc lập chỉ là cái chung thực sự, cái riêng mới tồn tại thực sự => có xu hướng
duy vật.
o Chủ nghĩa duy thực : Chủ nghĩa duy thực cho rằng cái chung cũng tồn tại độc
lập như cái riêng, không tồn tại phụ thuộc vào tư tưởng của con người.==> có
xu hướng rơi vào duy tâm khách quan.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy danh và duy thực là cuộc đấu tranh trong nội bộ
của triết học kinh viện thời kỳ bấy giờ.
Các đại biểu của trường phái duy danh : Pi-e A-bơ-la( duy danh cực đoan) và Đơnxcốt ( nhà duy danh luận lớn nhất thế kỷ XIII.Các đại biểu của trường phái duy thực :
G.xcốt Êrighêna và Tô-mát Đa-canh.



Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Nội dung
đấu tranh

Vấn đề mối
quan hệ
giữa lý trí
và lòng tin

Triết học kinh viện giai đoạn đầu
G.xcốt Êrighêna
(duy thực)

Pi-e A-bơ-la
(duy danh)

Tô-mát Đa-canh.
(duy thực)

Đơn-xcốt
( duy danh)

Ông cho rằng lý trì và
lòng tin hoàn toàn dung
hợp với nhau , phu nhận
lý trí để đề cao tôn giáo
hoặc ngược lại đề cao lý
trí để phủ nhận tôn giáo
đều nguy hiểm với nhà

thờ.
Bảo vệ , củng cố niềm
tin tôn giáo và đề cao
vai trò của nhà thờ

A-bơ-la là người đề cao lý trí
và vai trò của nó với mệnh
đề “ cần phải hiểu để mà
tin”. Ông cho rằng lòng tin
phụ thuộc vào lý trí. Lý trí ko
phải đc đảm bảo bởi sự linh
cảm mà là ngược lại lý trí
đảm bảo cho sự linh cảm.
Ông luôn hướng tới việc
vạch ra và lập luận chân lý.
Cùng với đó ông đã phê phán
đại biểu của nhà thờ và bị
cho là kẻ chống chúa trời

Theo Tô-mát Đa-canh đối tượng
nghiên cứu của triết học là “ chân lý
của lý trí” còn đối tượng của thần học
là “ chân lý của lòng tin tôn giáo”.
Khách thể chung của 2 lĩnh vực này
đều là thượng đế nên giữa chân lý và
lòng tin là ko có sự mâu thuẫn về
nguyên tắc.
Tuy nhiên do đứng trên lập trường là
1 nhà thần học nên ông hạ thấp vai
trò của lý trí “ không phải mọi chân

lý của niềm tin tôn giáo có thể đạt
được bằng sự chứng minh hợp lý

Đơn-xcốt là người đề cao vai trò
của lòng tin hơn lý trí tuy nhiên ông
ko hạ thấp vai trò của lý trí. Ông
cho rằng nhận thức thượng để mà
bằng lý trí thì bị hạn chế. Lý trí chỉ
nhận thức đc ở tồn tại cái j mà nó
ko thể tách ra khỏi tài liệu cảm tính
 trong con người ko có 1 khái
niệm nào về bản chất phi vật chất
như thượng đế và thiên thần

Tô-mát Đa-canh hạ thấp vai trò của
triết học và bắt triết học phải phục
tùng thần học. Ông cho rằng “ không
phải mọi chân lý của niềm tin tôn
giáo có thể đạt được bằng sự chứng
minh hợp lý” còn chân lý thần học
tuy ko “chống đối lý trí” mà nó là
siêu lý trí. Triết học phải dựa vào
thần học và thấp hơn thần học

Đơn-xcốt cho rằng đối tượng của
thần học là nghiên cứu thượng đế
còn đối tượng của triết học ( siêu
hình học) là tồn tại ( hiện thực
khách quan – vật chất , giới tự
nhiên)

bước đầu có tư tưởng giải phóng
cho triết học ra khỏi thần học

Về vấn đề này thì ông đứng trên lập

Khác với các nhà duy danh đương

Vấn đề mối
quan hệ triết
học – thần
học

Vấn đề cái

Triết học kinh viện giai đoạn hưng thịnh

Ông cho rằng , cái

Ông nhấn mạnh rằng khái


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
chung – cái
riêng

chung có trước cái riêng
và là cơ sở của cái riêng.
Nhưng vì các sự vật đều
bắt nguồn từ cái chung
và cái chung chứa đựng

các sự vật bên trong nên
cái chung là bản chất
của sự vật. Cách lập
luận của ông là sự phát
triển tiếp tục của Platon
mới

niệm cái chung ko tồn tại độc
lập vs các sự vật cụ thể. Nếu
cái chung có đời sống độc
lập thì cái chung phải trở
thành sự thật  mâu thuẫn.
Khái niệm có thật thì khi đó
làm thế nào để sự vật có thể
đc biểu hiện trong khái niệm
và các từ?  vô lý nếu sự
vật đc biểu hiện nhờ vào sự
vật
Theo ông khái niệm chung
ko phải là thực thể đặc biệt
tồn tại bên ngoài tg vật thể
những cũng ko tồn tại trong
bản thân sự vật.  ý nghĩa
khái niệm chung ko nằm
trong bản thân từ ngữ chỉ
khái niệm mà nằm trong ý
nghĩa của từ ngữ

trường duy thực ôn hòa. Theo ông cái
chung tồn tại trên 3 mặt

-1 là , nó tồn tại trước sự vật trong trí
tuệ của thượng đế như là 1 mẫu mực
lý tưởng của các sự vật riêng lẻ
-2 là cái chung đc tìm thấy trong các
sự vật , cái chung chỉ tồn tại khách
quan khi mà nó chứa đựng các sự vật
riêng lẻ
-3 là cái chung được tạo ra sau các sự
vật ở trong trí tuệ con người bằng con
đường trừu tượng hóa các sự vật
riêng lẻ

thời Đơn –xcốt cho rằng cái chung
là sản phẩm của lý trí , nó có cơ sở
trong bản thân sự vật. Cái chung
vừa tồn tại trong sự vật ( với tính
cách là bản chất của chúng) vừa tồn
tại sau sự vật( với tính cách là
những khái niệm đc lý trí con ng
trừu tượng hóa từ bản chất đó). Tuy
nhiên ông khẳng định chỉ có những
sự vật cá biệt , đơn nhất mới là thực
tại cao nhất

Chú ý : khái niệm siêu hình học ( metaphysics) là khái niệm được tiền bối Aristot đưa ra với nội dung như sau : đây là triết học
thống nhất. Trong lĩnh vực này không bàn tới các sự vật cụ thể mà bàn tới cái gì đó trừu tượng và chi phối tất cả.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
-


Chủ nghĩa chống kinh viện được thể hiện ở 2 yếu tố
Thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.
Cuộc đấu tranh giữa TH kinh viện và Th thực nghiệm
a.
Cuộc đấu tranh giữa TH kinh viện và Th thực nghiệm
Đây là cuộc đấu tranh diễn ra giữa 2 xu hướng triết học ở giai đoạn suy tàn của chủ nghĩa kinh
viện ở tây âu. Với sự suy yếu của triết học kinh viện và việc triết học thực nghiệm có sự tái sinh
với sự xuất hiện của các nhà triết học theo khuynh hướng này là Rốtgie Bê-cơn.
Rốtgie Bê-cơn: triết học của ông đóng 1 vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
kinh viện của các nhà triết học tây âu giai đoạn trung cổ.
i. Ông đưa ra những quan điểm mới mẻ và đặc sắc về đối tượng của
Triết học ( siêu hình học). Theo ông thì siêu hình học là khoa học lý
luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận và mang
lại cho khoa học đó những quan điểm cơ bản.
ii. Ông phê phán 1 cách quyết liệt với chủ nghĩa kinh viện tách rời cuộc
sống. Ông đưa ra 4 nguyên nhân gây ra sự ngu dốt , sai lầm cản trở
chân lý
1. thái độ sùng bái trước các uy tín không có cơ sở và không xứng
đáng
2. thói quen lâu đời đối với những kinh nghiệm đã có
3. tính vô căn cứ của những phán đoán về số đông
4. sự che dấu của 1 cá nhân về sự ngu dốt của mình thông qua 1
vỏ bọc thông thái
iii. Ngoài ra Bê-cơn cũng mang lại 1 quan điểm vô cùng hay là “ không có
sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt” qua đó chứng minh vai trò của
lý trí , trí tuệ , sự hiểu biết về các vấn đề xã hội
b.
Thể hiện trong việc giải quyết mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.
Đây là cuộc đấu tranh đã diễn ra xuyên suốt trong quá trình phát triển từ thấp tới cao của chủ

nghĩa kinh viện. Nó nằm trong tư tưởng của không ít các nhà triết học thuộc phái duy danh luận
mà tiêu biểu là Đơn-xcốt và Guyliam-ốccam
i. Đơn-xcốt: Đơn-xcốt cho rằng đối tượng của thần học là nghiên cứu
thượng đế còn đối tượng của triết học ( siêu hình học) là tồn tại ( hiện
thực khách quan – vật chất , giới tự nhiên)
bước đầu có tư tưởng giải phóng cho triết học ra khỏi thần học
ii. Guyliam-ốccam: ông là 1 nhà thần học , nhà tư tưởng của giai cấp
phong kiến thế kỷ XIV trong cuộc đấu tranh chống lại tham vọng của
giáo hoàng và sự thống trị của giáo hội cơ đốc.
1. Ông là 1 lãnh tụ của phái đối lập với kinh viện , chống chủ
nghĩa Tô-mát. Tiếp tục các vị tiền bối ông tiến hành phát triển
tư tưởng cho rằng lý trí không có quan hệ với lòng tin, triết học
không có quan hệ với tôn giáo. Ông khẳng định sự hiện hữu
của thượng đế và những tín điều tôn giáo chỉ có thể là đối


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
tượng của niềm tin tôn giáo chứ không phải là đối tượng của
triết học, cái được xây dựng bằng chứng cứ , tri thức lý trí.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Triết học tây âu thời kỳ phục hưng
Kinh tế: kinh tế TBCN bắt đầu xuất hiện

Sơ đồ hóa khung nội dung
Hoàn cảnh lịch sử

Xã hội : những phát kiến địa lý , sự ra đời của
thuyết nhật tâm , cuộc đấu tranh giai cấp nổ ra

Chính trị : sự suy yếu về quyền lực của nhà thờ và
phong kiến tây âu

Triết học tây âu phục hưng:

Đặc điểm triết học

Khôi phục các thành tựu của triết học Hy Lạp La Mã cổ
Tư tưởng còn nhiều yếu tố duy tâm và mang tính
thỏa hiệp với nhà thờ
Các yếu tố duy vật và duy tâm còn xen kẽ nhau.
Biểu hiện ở chủ nghĩa phiếm thần

Các nhà triết học tiêu biểu
Nicolai-kudan
Tư tưởng tiến
bộ xã hội
Tô-mát Morơ
Campanella
Tô-mát Muyn


(1401-1464)
Triết học
phục hưng
Italia:
G.dano-bruno
galile

Nicolai-côpécníc

( 1473-1543)

Có các tư tưởng tiến bộ xã hội : chủ nghĩa xã hội ko tưởng và đề
cao con người


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Câu 4 phân tích đặc điểm của TH Tây Âu thời kỳ phục hưng?
- TH thời kỳ phục hưng tiếp tục phát triển các xu thế tiến bộ của TH thời kỳ trung cổ trên cơ sở
kế thừa những tinh hoa của TH Hy Lạp cổ đại.
- các nhà tư tưởng tiến bộ đã đấu tranh bênh vực THDV, chống CNKV và thần học. TH duy vật
của Đêmô crít, Hêraclít, Êpiquya được khôi phục và phát triển trên cơ sở các thành tựu cảu khoa
học tự nhiên.
- TH chứa đựng các tư tưởng tiến bộ về xã hội, thấm nhuần tư tưởng nhân văn, phản ánh tâm
trạng, nguyện vọng của người dân, báo trước được tương lai xa bằng những học thuyết không
tưởng về CNXH.
- tuy nhiên TH thời kỳ này vẫn chưa thoát hết được những yếu tố duy tâm hoặc còn những biểu
hiện thỏa hiệp với giáo hội. CNDV được thể hiện qua các hình thức phiếm thần.
Câu 5: phân tích những nội dung cơ bản của CNDV thời kỳ phục hưng?
- CNDV thời kỳ phục hưng đã kế thừa và tiếp tục phát triển TH duy vật của Đemocrit, Heraclit,
Epiquya. Ngoài ra các các Triết gia thời kỳ này đã tự mình đưa ra những quan điểm duy vật khá
sâu sắc góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong cuộc sống đặc biệt trong việc đấu
tranh chống lại giáo hội và phong kiến. Các triết gia có các quan điểm duy vật tiến bộ:
Ta có thể thấy điều đó trong triết học của Nicolai Kudan khi TH của ông có yếu tố biện chứng,
ông đưa ra và chứng minh tư tưởng về sự phù hợp của các mặt đối lập. Theo kudan chỉ bằng thực
nghiệm trong khoa học tự nhiên con người mới hiểu được những mặt đối lập trùng hợp với nhau
trong sự thống nhất tối cao của thế giới, hay quan điểm về chân lý tối cao là “ giới hạn vô cùng
tận của chân lý chúng ta... hiểu biết của chúng ta càng rộng, càng sâu bao nhiêu thì chúng ta càng
tiến tới chân lý bấy nhiêu” => chính quan điểm trên đã đặt nền móng cho tư tưởng biện chứng
sau này.

Nói về tư tưởng duy vật thời kỳ này k thể k nhắc đến Nicolai Copecnic. Trong số những thành
tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nội trội hơn cả là
thuyết nhật tâm của Copecnic, ông đã đứng trên lập trường duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm tồn
tại từ thế kỷ thứ 2- một giả thuyết sai lầm khi coi trái đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ.
Chính vì vậy thuyết nhật tâm của ông đã chứng minh mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ. Các
hành tinh khác, kể cả tái đất phải quanh quanh mặt trời. Hàng ngày trái đất quanh quanh trục của
nó và quay xung quanh mặt trời. Những quan điểm của Copecnic đã bảo vệ và phát triển quan
điểm duy vật trong TH cổ đại.
Bruno: Ông tiếp tục thuyết nhật tâm của Copecnic đồng thời kế thừa tư tưởng DV thời kỳ cổ đại.
Bruno khẳng định sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, của những quy luật TG, ông cho
rằng TG không do ai sáng tạo ra và không thể bị tiêu diệt. Ông cũng cho rằng giới TN là một TG
độc lập không di một cái j sáng tạo ra, ông đồng nhất thượng đế với giới TN, chỉ thừa nhận TĐ
trên danh nghĩa. Về tư tưởng biện chứng Bruno cho rằng trong giới TN mọi cái đều có liên hệ


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
với nhau và đều vận động, kể từ hạt vật chất nhỏ nhất(nguyên tử) đến vô số thế giới của vũ trụ vô
tận cái này bi tiêu diệt cái kia ra đời.
Ngoài ra ta còn thấy được tư tưởng duy vật trong các quan niệm của hầu hết các triết gia khác
thời kỳ này.
- CNDV phát triển gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Như chúng ta đã biết thời kỳ phục hưng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của KHKT đặc biệt là
khoa học tự nhiên, đây là cơ sở quan trọng giúp CNDV phát triển dựa trên các thành tựu mà
KHKT đã đạt được. Tiêu biểu trong đó phải kể tới thuyết nhật tâm của Copecnic còn Galile phát
hiện ra thể trạng vật chất của mặt trăng.
- Tuy nhiên dù đã có những bước phát triển đáng kể nhưng CNDV thời kỳ nay vẫn còn một số
hạn chế như CNDV được thể hiện qua hình thức phiếm thần tức là vẫn công nhận sự tồn tại của
thượng đế, một số nhà TH vẫn đề cao vai trò của thượng đế và giáo hội. CNDV trưa triệt để hoàn
toàn và bị rơi vào vật hoạt luận trong quan điểm về linh hồn của Bruno.
Câu 6 khái quát những tư tưởng tiến bộ về xã hội trong TH thời kỳ Pục Hưng?

Các nhà TH đã nhìn thấy mặt trái của sự phát triển của CNTB, gây ra thực trạng khốn quẫn, bần
cùng của đời sống người dân. Họ mơ ước một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người lao động, một xã
hội bình đẳng không có chế độ tư hữu. Đó là kiểu CNXH của các nhà không tưởng Anh, Ý và
Đức. Một số tư tưởng tiến bộ về XH thời kỳ này:
Theo Galile: nền sản xuất TB ngày càng phát triển lớn mạnh, đi đôi với nó là sự phát triển về tư
tưởng, văn hóa trong đó đối đỉnh cao là chủ nghĩa nhân đạo. Nhiều nhà tư tưởng TS tiến bộ lên
tiếng phê phán những bất công trong XH hiện đại, thể hiện mong muốn xây dựng xã hội mới tốt
đẹp đem lại hạnh phúc cho đông đảo mọi người, đưa ra ý tưởng về một xh mới.
Theo Morơ: ông phê phán và chỉ ra nguyên nhân của mọi bất công và tệ nạn xã hội là chế độ tư
hữu. Chính sự thống trị của chế độ tư hữu làm cho con người trở nên ích kỷ, xã hội trở thành một
xã hội trong đó “cừu ăn thịt người “. Morơ cùng với Campenla vàMuynxơ là những người theo
chủ nghĩa xã hội không tưởng khi đề xuất và dự kiến ra một xã hôi rất tốt đẹp mà ở đó con người
chỉ cần làm việc rất ít nhưng vẫn đủ ăn và được phát triển nhân cách. Chủ nghĩa nhân đạo trên đã
vượt qua chủ nghĩa nhân đạo tư sản trở thành chủ nghĩa nhân đạo cho tất cả mọi người trong xã
hội. Điều đáng tiếc là nó không tim được lực lượng để thực hiện ý tưởng tiến bộ của mình.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Triết học tây âu thời kỳ cận đại
Kinh tế: ptsx thay đổi  khoa học kỹ thuật thay đổi
cho phù hợp  khoa học bị phân ngành

Sơ đồ hóa khung nội dung

Xã hội: mâu thuẫn giai cấp lên tới đỉnh điểm  cm tư sản ở
Anh , Pháp và Hà Lan. Các cuộc cm này thành công  cntb
hình thành

Bối cảnh lịch sử


Chính trị : TB nắm chính quyền thay thế phong kiến. 
thay đổi mọi mặt xã hội chính trị tây âu

Triết học tây âu cận đại:
Đặc điểm nền triết học

Cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT tiếp tục diễn ra
CNDV phá triển rực rỡ. Đặc biệt CNDV pháp gắn với CN
vô thần

Các nhà triết học và các trường phái chính

Các tư tưởng tiến bộ xã hội xuất hiện nhiều và phát triển
mạnh mẽ

Triết học Pháp
R.Đề các tơ

Triết học Anh

Khai sáng:

Triết học
Hà Lan

LaMetri ,D.diDro

Xpinoza

Hôn bách , G.rút xô

Mông tét xki ơ

Vấn đề nhận thức được quan tâm. Phương pháp luận trở
thành chủ đề nghiên cứu trong giai đoạn này

DV: F.Bê-cơn ,
T.Hốp xơ , J. Lốc
cơ.
DT: G. Bec cli ,
D.Hium

Phương pháp tư duy siêu hình là phương pháp chủ yếu trong thời kỳ
này và đó là hạn chế của triết học tây âu cận đại


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
Câu 7 Phân tích đặc điểm cuả TH Tây Âu thế kỷ 17-18?
- Đặc điểm 1: thời kỳ này CNDV có sự phát triển rực rỡ do khoa học phát triển để chống
tôn giáo và mê tín. Đặc biệt CNDV Pháp thế kỷ 18 còn có xu hướng vô thần gắn với chủ nghĩa
vô thần.
- Đặc điểm 2: Các nhà TH cận đại đặc biệt quan tâm và nghiên cứu sâu đến vấn đề nhận
thức, trên cơ sở quan niệm TH phải phục vụ con người, giúp con người làm chủ thế giới, vấn đề
đặt ra là con người nhận thức thế giới như thế nào. Hầu hết các nhà TH đều đặt ra và giải quyết
những vấn đề như khả năng nhận thức, phương pháp nhận thức, con đường nhận thức... theo tinh
thần của thời đại để đề cao thực nghiệm, tôn trọng tri thức và tránh ràng buộc, tuyệt đối hóa
những tri thức có sẵn.
- đặc điểm 3: cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT tôn giáo diễn ra quyết liệt, thể hiện cuộc
đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến quý tộc trong xã hội. Cuộc đấu tranh giữa
CNDV vad CNDT gắn liền với cuộc đấu tranh của TH và khoa học với thần học và giáo hội.
Giai cấp tư sản trong việc khẳng định tính ưu việt của mình đã ra sức ủng hộ TH và khoa học.

Khoa học và TH dần thoát ra khỏi ảnh hưởng của thần học và giáo hội. Sự kháng cự của chế độ
PK và tôn giáo đuợc thể hiện tập trung trong các quan điểm trong CNDT chủ quan của Beccli ,
nhăm mục đích bảo vệ thần học, duy trì quyền lực của giáo hội trong xã hội.
- đặc điểm 4: thời kỳ này cũng là thời kỳ xuất hiệ nhiều các tư tưởng tiến bộ về xã hội; các tư
tưởng phê phán chế độ tư hữu, chủ trương “khai sáng” cho nhân dân, đặt vấn đề giải phóng con
người, đặt vấn đề về sự khẳng định mình, sự tự do và khả năng của con người làm chủ thế giới tự
nhiên.
- đặc điểm 5: tuy nhiên thời kỳ này có những hạn chế như phương pháp siêu hình vẫn là pp chủ
yếu trong TH Anh, Pháp, Hà Lan. Những yếu tố biện chứng còn hạn chế, tư tưởng còn nhiều yếu
tố duy tâm, thỏa hiệp với giáo hội.
Câu 8: những nội dung cơ bản của CNDV Anh thế kỉ 17?
- CNDV thời kỳ này có bước phát triển đáng kể, xuất hiện các tư tưởng biện chứng trong quan
niệm về cật chất:
+ Bê Cơn cho rằng thế giới khách quan tồn tại độc lập và ý thức con người, đó là vật chất, sự
tồn tại của thế giới vật chất khách quan là điều không thể tranh cãi được.
+ Hốp xơ cho rằng thế giới tự nhiên, thế giới vật chất tồn tại khách quan, không di thần thanhs
sáng tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức con người.
- Mặc dù đã có những bước phát triển, đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định trong
quan niệm về vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản vẫn


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc với khối
lượng. Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi cơ học cổ điển của Newton, một lĩnh vực
của vật lý được coi là phát triển hoàn thiện nhất thời bấy giờ. Tiêu biểu cho nội dung trên phải kể
tới TH của Hốp xơ khi ông phủ nhận tính đa dạng về vật chất của tự nhiên, sự vật trên thế giới
đều được ông quy về quan hệ số lượng, quan hệ toán học. Ngay cả con người cũng được ông
hình dung một cách máy móc cứng nhắc; trái tim là lò xo, dây thần kinh là mạch máu, các khớp
xương là bánh xe.
- CNDV chưa triệt để khi xen lẫn những yếu tố duy vật là các yếu tố duy tâm, do sự thỏa hiệp

với giáo hội và phong kiến. Mặt khác lại có tư tưởng tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác như quan
niệm về quá trình nhận thức của Lốc Cơ.
Câu 9 Đặc điểm cơ bản của CNDT Anh thế kỉ 17?
- chủ nghĩa duy tâm là công cụ trấn áp của giai cấp tư sản với quần chúng nhân dân:
Lơi dụng vào lòng tin tôn giáo để ru ngủ các cuộc đấu tranh của nhân dân lao động. Mục đích thể
hiện rõ nhất THDT của Beccli. Ông xuất thân từ giai cấp tư sản nên mục đích của Beccli là
chống CNDV, khôi phục và và bảo vệ tôn giáo bằng những cứ liệu TH.
- CNDT chủ quan cho rằng không tồn tại khái niệm vật chất
+Beccli cho rằng không có sự vật cụ thể mà “ vật thể trong thế giới quanh ta là sự phức hợp
của cảm giác”
+ Hium cho rằng quá trinh nhận thức không phải là nhận thức thế giới mà là nhận thức các quá
trình đang xảy ra trong con người, cụ thể là cảm xúc, ấn tượng, đó là nguồn gốc tuyệt đối của
nhận thức.
- mặc dù CNDT mang tính cực đoan nhưng cũng có một số vai trò nhất định như phê phán sự bất
lực và hạn chế của các quan niệm triết học và khoa học trước đó, chúng có ảnh hưởng to lớn đối
với sự phát triển tư tưởng thòi kỳ này, thậm chí còn sống lại trong những giai đoạn tiếp sau.
Không những vậy CNDT thời kì này còn đề cao vai trò cá nhân của con người, phù hợp với xu
hướng đồi dân chủ và tự do cá nhân, đòi giải phóng con người khỏi những luật tục chật hẹp của
CĐPK, do đó các nhà duy vật Anh TK 17 đều là những nhà TT được ngưỡng mộ ngay cả trong
thời đại ngày nay.
Câu 10 nội dung cơ bản của Triết học Xpinoda?
* quan điểm về thế giới:
Không nhất trí với nhị nguyên luận của Đề Các, Xpinoda cho rằng chỉ có tự nhiên mới, tự nhiên
là nguyên nhân tự nó – tự nó vận động, tự nó biến đổi tự là nguyên nhân của nó. Tự nhiên được


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
biểu hiện ra rất nhiều sự vật cụ thể => dạng thức mqh nhân-quả tất yếu trong TG “ cái khẳng
định đồng thời là cái phủ định” . TN là thực thể duy nhất có 2 thuộc tính:
+ quảng tính tức là thực thể chiếm chỗ trong không gian.

+ tư duy chỉ khả năng cảm giác. Rơi vào vật hoạt luận.
* quan niệm về nhận thức
- theo ông nhiệm vụ của nhận thức là phải khám phá ra các quy luật TN và tuân theo các quy luật
đó.
- ông chia nhận thức ra làm 3 loại:
+ nhận thức cảm tính : hiểu được cái đơn nhất, chỉ đem lại những hiểu biết chưa đầy đủ, đồng
thời hay đưa đến sự nhầm lẫn. Nhưng vẫn chứa đựng những yếu tố tâm lí.
+ nhận thức lý tính là nguồn gốc duy nhất của chân lý.
+ quá trình nhận thức thứ 3 là trực giác là khả năng khám phá ra chân lý của con người chứ
không phải những tri thức có sẵn, bẩm sinh.
*quan điểm về con người
Xpinoda coi mục đích chính của TH là phục vụ con người, giúp con người có học thức, làm chu
thiên nhiên, sống theo những lý tưởng đạo đức cao đẹp. Con người không phải là gì khác mà
cũng là một dạng thức của thực thể, là sản phẩm của TN, do đó mọi hoạt động của CN phải tuân
theo các quy luật của TN.
Thể xác và linh hồn là một thể thống nhất trong con người, những quan niệm tách rời linh hồn và
thể xác hoặc coi linh hồn có nguồn gốc siêu nhiên đều là giả dối.
Tư duy của con người khác với tư duy của loài vật ; chỉ con người mới có tư duy ý thức và ý
thức sẽ mất đi khi con người chết.
* quan niệm chính trị xã hội:
Xpinoda nêu ra và giải quyết mqh giữa tất yếu và tự do,chúng không loại trừ mà phụ thuộc vào
nhau. Quá trình nhận thức là quá trình con người ngày càng đi tới tự do. Chỉ có những nhà hiền
triết mới có tự do, còn quần chúng thì không thể.
Là nhà vô thần nên ông phản đối sự thần thánh hóa kinh thánh, ông coi kinh thánh chỉ như một
văn bản, văn kiện bình thường nào đó. Ông cho rằng mục đích của tôn giáo không phải là nhận
thức sự vật, mà chỉ là khuyên răn con người sống có đạo đức. Do đó tôn giáo cũng như nhà nước


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
không nên xâm phạm tới tự do tư tưởng, không nên can thiệp vào khoa học. Tôn giáo cần thiết

với bộ phận nhân dân kém hiểu biết.
Ông tiếp tục quan điểm xã hội khế ước của Hốpxơ và khẳng định “lợi ích công dân là điều cao
quý nhất”. Đông thời ông đòi hỏi quản lý xã hội phải dân chủ, phải hạn chế quyền lực vô hạn của
nhà nước bằng những đòi hỏi về tự do. Đây là quan niệm phê phán kịch liệt nhà nước, xã hội
phong kiến, bảo vệ nhà nước TS và lợi ích giai cấp TS.
Câu 11 nội dung cơ bản của TH Đê các tơ?
* quan niệm về vai trò và nhiệm vụ của TH:
-Ông đặc biệt đề cao vai trò của TH, theo ông quan niệm về TH được hiểu trên 2 nghĩa:
+ nghĩa rộng: TH là tổng thể các tri thưc của con người về mọi lĩnh vực
+ nghĩa hẹp: TH là siêu hình học, nó nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của tồn tại nói chung,
là nền tảng của thế giới quan.
-TH phải làm nhiệm vụ phục vụ con người, gián tiếp phục vụ CN thông qua các khoa học khác,
phải có nhiệm vụ cung cấp khoa học.
- ông kịch liệt phản đối THKV và các tư tưởng của giáo hội.
* quan niệm về vấn đề thế giới.
- khẳng định thế giới hình thành từ những hạt vật chất nhỏ. Vật chất là vô hạn.
- Thế giới thống nhất về tính vật chất nhưng điều đó không làm mất đi sự đa dạng phong phú của
các sự vật trên thế giới.
- quan niệm về sự vận động : mọi vận động là vận động qua lại, là sự dịch chuyển của vật chất.
- lý thuyết giả định về sự hình thành vũ trụ từ các hạt đầu tiên chúng chuyển động hỗn độn trong
không gian, luôn chuyển động theo hình lốc xoáy, đàn tạo thành những đám mây xoáy tròn, làm
tụ lại các hạt vũ trụ (ete). Các hạt vũ trụ tạo ra ba dạng vật chất khác nhau tùy thuộc vào mức độ
đặc trưng của chúng. Những hạt có mật độ VC đậm đặc nhất tạo thành “chất đất”, hình thành đất,
đá và các vật cứng. Những hạt nhỏ tạo thành “không khí” tạo thành các đám mây. Những hạt cực
nhỏ (mật độ chất loãng nhất) tạo thành “chất lửa” bao phủ toàn bộ khoảng không.
Thuyết “gió xoáy” của Đề các tơ dù có tính chất phác, thiếu căn cứ khoa học tuy nhiên nó có tác
dụng lớn chống tôn giáo, chống siêu hình, đặt nền móng cho quan niệm biện chứng về sự phát
triển của giới tự nhiên.
* quan niệm về vấn đề cơ bản của TH.



Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
-ông đứng trên quan điểm nhị nguyên, cho rằng có 2 thế lực là vật chát và tinh thần tồn tại song
song, phụ thuộc vào nhau và phụ thuộc vào thực thể thứ 3 là thượng đế.
- mọi sự vật trên thế giới đều được tạo nên từ một trong 2 thực thể trên chỉ có con người là được
tạo nên từ cả 2 thực thể là vật chất (thể xác) và thực thể tinh thần(linh hồn). Ông cho rằng linh
hồn và thể các của con người là 2 mảnh hoàn toàn tách rời nhờ thượng đế liên kết lại để tạo
thành con người.
* nhận thức luận
- ông đề suất học thuyế về tư tưởng bẩm sinh – duy tâm.
- khẳng định đối tượng để nhận thức chính là thế giới khách quan, khẳng định đã là con người thì
đều có khả năng nhận thức.
- đề cao phương pháp thực nghiệm, phương pháp diễ dịch
- đề các tơ đã xây dựng nguyên tác nhận thức:
+ trước hết phải nghi ngờ, trước khi chưa thấy chắc chắn nó là chân lý, tránh những phán đoán
và thành kiến vội vã, thiếu thận trọng.
+ cần chia nhỏ đối tượng để nhận thức.
+ trong quá trình nhận thức cần xuất phát từ những vấn đề đơn giản đến phức tạp hơn theo
logic của vấn đề.
+ phải xem xét đủ mọi dữ kiện, không bỏ sót một dữ kiện nào trong quá trình nhận thức.
* quan điêm chính trị xã hội.
Đề các tơ là nhà TH chống kinh viện. Là đại biểu của giai cấp tư sản Pháp chống quý tộc, chống
tôn giáo. Ông muốn cải tiến xã hội dựa trên sự phát triển TH và khoa học.
Tư tưởng Đề các tơ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KHKT sau này. Những mâu thuẫn
trong TH của ông phần nào thể hiện tính chất thảo hiệp của GCTS Pháp TK 17, nhưng yếu tố
duy vật biện chứng nổi trội, tư tưởng về khả năng dựa vào lý trí để cải tạo đời sống con người là
rất tiến bộ và cách mạng.
Câu 12: khái quát những nội dung cơ bản của TH khai sáng Pháp TK 18?
TH khai sáng TK 18 là vũ khí lý luận của giai cấp Tư sản Pháp trong thời kỳ chuẩn bị cho
CMTS Pháp 1789. Nội dung nổi bật là những vấn đề tiến bộ xã hội, tự do của con người, kiên

quyế chống thế giới quan tôn giáo và phong kiến, vạch trần chính sách ngu dân thời trung cổ,


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
kiên quyết chống chế độ chuyên chế và chế độ nông nô. Ta bắt gặp các tư tưởng đó trong các
quan điểm của các triết gia thời kỳ này như;
- LaMetri:
+ ông tiếp tục tư tưởng duy vật của Đề các tơ. LaMetri cho rằng thế giới tự nhiên là vật chất,
vật chất vận động vĩnh viễn.
+ LaMetri thừa nhận thế giới vật chất là đối tượng của nhận thức.
+ ông chủ trương xây dựng một xã hội được quản lí bằng pháp luật, đảm bảo quyền tựu do
chính trị, tự do buôn bán, đảm bảo quyền công dân. Ông đề cao vai trò của giáo dục, ông chủ
trương bằng con đường khai sáng và truyền bá tư tưởng tiến bộ để xóa bỏ những thành kiến, tập
quán xâu, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
- Đê ni Điđrô :
+ ông phê phán và bác bỏ các quan điểm như CNDTCQ của Beccli, CNDV không triệt để
ở Anh và TH nhị nguyên coi tinh thần thể xác là 2 thực thể độc lập, song song tồn tại. Ông khẳng
định trên thực tế chỉ có một thực thể là vật chất, vật chất là cơ sở, nguồn gốc của mọi sự vật,
động vật cũng như con người, vc tồn tại vĩnh viễn.
+ theo Điđrô để đạt được xã hội tiến bộ hơn phải mở mang hệ thống giáo dục trong nhân
dân và xây dựng các đạo luật tiến bộ.
Ông phủ nhận thượng đế, cho rằng TĐ chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sống của con
người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo.
Ông kêu gọi mọi người đừng hoang tưởng, hãy xây dựng cuộc sống hiện thực, hãy bằng giáo
dục, luật pháp tiến bộ để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Hôn Bách:
+ ông lên án chế độ phong kiến, cho rằng có thể thoát khỏi ách PK bằng phổ cập giáo dục
cho nhân dân, làm lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung cổ.
+ Trong TH của Hôn Bách theo chủ nghiã vô thần và sự phê phán tôn giáo. Những quan
điểm vô thần của Hôn Bách tấn công mạnh mẽ vào vào tôn giáo nó có ảnh hưởng rất lớn, là vũ

khí tư tưởng của giai cấp TS Pháp cpi cho cuộc CMTS Pháp năm 1789.
- G. Rút Xô
+ ông cho rằng lịch sử loài người là kết quả của hoạt động của bản thân con người chứ
không phải do TĐ sắp đặt.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
+ Rút xô nhận định sự ra đời của sở hữu tư nhân là tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy
nhiên sự sở hữu tư nhân nhân dẫn tới sự phân chia giàu nghèo, sự bất bỉnh đẳng... vì thế ông đã
có tư tưởng xóa bỏ tư hữu bằng cách xây dựng nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội, nhà nước
quản lí XH bằng luật pháp, quyền lập pháp thuộc về công dân.
- Mông tet xki ơ
+ ông bác bỏ các quan niệm duy tâm tìm nguyên nhân của sự vận động xã hội ở thượng
đế.
+ ông sáng lập ra trào lưu địa lý xã hội, ông khẳng định đk lịch địa lý có vai trò quyết định
trong sự phát triển cảu lịch sử.
+ông đưa ra các tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ông phê phán gay gắt chế độ PK, phhe phán
sự bất công trong quan hệ giữa mọi người.
+ mông tet xki ơ đề nghị các quốc gia nên sử dụng những thành tựu KH vào sựu phát
triển XH chứ không nên tiến hành chiến tranh, kêu gọi các dân tộc hướng tới hòa bình và công
lý.
Câu 13; phân tích những tư tưởng tiến bộ về xã hội của TH Tây Âu thế kỉ 17-18?
thời kỳ này là thời kỳ xuất hiện nhiều các tư tưởng tiến bộ về xã hội; các tư tưởng phê phán chế
độ tư hữu, chủ trương “khai sáng” cho nhân dân, đặt vấn đề giải phóng con người, đặt vấn đề về
sự khẳng định mình, sự tự do và khả năng của con người làm chủ thế giới tự nhiên.Chống phong
kiến và giáo hội vạch trần chính sách ngu dân thời trung cổ, kiên quyết chống chế độ chuyên chế
và chế độ nông nô. Ta bắt gặp các tư tưởng tiến bộ trên trong quan điểm TH của một số triết gia
sau:
- Tô Mát Hốp Xơ:
+ông bác bỏ quan niệm tôn giáo cho rằng TĐ sinh ra và xếp đặt xã hội. Ông xây dựng khế

ước XH.
+ Hốp xơ cũng đạt tới lập trường vô thần, mọi lực lượng siêu nhiên đều bị đuổi khỏi TH
của ông. Ông cho rằng gốc rễ của tôn giáo là sự sợ hãi do ngu rốt đẻ ra.
- Xpino da: tiếp tục quan điểm xã hội khế ước cảu Hốp Xơ và khẳng định “lợi ích của công dân
là điều luật cao nhất”. Ông đòi hỏi việc quản lý xã hội phải dân chủ, han chế quyền lực vô hạn
của nhà nước bằng những đòi hỏi về tựu do.
- Đề các tơ:


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
+Đề các tơ là nhà TH chống kinh viện. Là đại biểu của giai cấp tư sản Pháp chống quý tộc,
chống tôn giáo. Ông muốn cải tiến xã hội dựa trên sự phát triển TH và khoa học.
+Tư tưởng Đề các tơ có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển KHKT sau này. Những mâu thuẫn
trong TH của ông phần nào thể hiện tính chất thảo hiệp của GCTS Pháp TK 17, nhưng yếu tố
duy vật biện chứng nổi trội, tư tưởng về khả năng dựa vào lý trí để cải tạo đời sống con người là
rất tiến bộ và cách mạng.
- LaMetri: ông chủ trương xây dựng một xã hội được quản lí bằng pháp luật, đảm bảo quyền tựu
do chính trị, tự do buôn bán, đảm bảo quyền công dân. Ông đề cao vai trò của giáo dục, ông chủ
trương bằng con đường khai sáng và truyền bá tư tưởng tiến bộ để xóa bỏ những thành kiến, tập
quán xâu, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.
-Điđrô: theo Điđrô để đạt được xã hội tiến bộ hơn phải mở mang hệ thống giáo dục trong nhân
dân và xây dựng các đạo luật tiến bộ.
Ông phủ nhận thượng đế, cho rằng TĐ chỉ là sự thần thánh hóa các điều kiện sống của con
người. Không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người đã sáng tạo ra tôn giáo.
Ông kêu gọi mọi người đừng hoang tưởng, hãy xây dựng cuộc sống hiện thực, hãy bằng giáo
dục, luật pháp tiến bộ để đạt được cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Hôn Bách:
+ ông lên án chế độ phong kiến, cho rằng có thể thoát khỏi ách PK bằng phổ cập giáo dục
cho nhân dân, làm lý tính thắng chủ nghĩa ngu dân thời trung cổ.
+ Trong TH của Hôn Bách theo chủ nghiã vô thần và sự phê phán tôn giáo. Những quan

điểm vô thần của Hôn Bách tấn công mạnh mẽ vào vào tôn giáo nó có ảnh hưởng rất lớn, là vũ
khí tư tưởng của giai cấp TS Pháp cpi cho cuộc CMTS Pháp năm 1789.
- G. Rút Xô:
+ ông cho rằng lịch sử loài người là kết quả của hoạt động của bản thân con người chứ
không phải do TĐ sắp đặt.
+ Rút xô nhận định sự ra đời của sở hữu tư nhân là tất yếu của sự phát triển xã hội, tuy
nhiên sự sở hữu tư nhân nhân dẫn tới sự phân chia giàu nghèo, sự bất bỉnh đẳng... vì thế ông đã
có tư tưởng xóa bỏ tư hữu bằng cách xây dựng nhà nước trên cơ sở khế ước xã hội, nhà nước
quản lí XH bằng luật pháp, quyền lập pháp thuộc về công dân.
- Mông tét xki ơ:
+ông đưa ra các tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ông phê phán gay gắt chế độ PK, phhe phán
sự bất công trong quan hệ giữa mọi người.


Lịch sử triết học tây âu Trung cổ - phục hưng – khai sáng
+ mông tet xki ơ đề nghị các quốc gia nên sử dụng những thành tựu KH vào sựu phát
triển XH chứ không nên tiến hành chiến tranh, kêu gọi các dân tộc hướng tới hòa bình và công
lý.



×