Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nâng cao năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không tại trung tâm thông báo tin tức hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THÔNG BÁO
TIN TỨC HÀNG KHÔNG TẠI TRUNG TÂM
THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG

ĐỖ MẠNH CƯỜNG

HÀ NỘI - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NÂNG CAO NĂNG LỰC NHÂN VIÊN THÔNG BÁO
TIN TỨC HÀNG KHÔNG TẠI TRUNG TÂM
THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG
ĐỖ MẠNH CƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀ NỘI - 2015




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà.
Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Cường


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Viện Đại Học
Mở Hà Nội, sự góp ý của các Thầy, Cô trong Khoa Sau Đại Học, Viện Đại Học
Mở Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới Cô giáo
PGS.TS. Đỗ Thị Hải Hà, Trưởng khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng biết ơn Ban Giám đốc và các đồng nghiệp ở
Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) đã giúp tôi suốt quá trình hoàn
thành luận văn này. Đây không chỉ là luận văn của tôi mà còn là những gì tôi đã đề
xuất thực hiện ở VNAIC. Đề xuất của tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất có giá trị từ
Ban lãnh đạo của VNAIC. Điều đó đã động viên và thử thách tôi thực hiện đề xuất
này. Những đồng nghiệp của tôi ở VNAIC đã chia sẻ với tôi những ý kiến của họ về
năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không tại VNAIC.

Lời cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người từ nhiều
nơi đã gửi những ý kiến của họ về năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không
tại VNAIC, những thành viên gia đình tôi và bạn bè đã ủng hộ tôi trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Cường


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN THÔNG
BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG .......................................................................... 9
1.1. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhân viên thông báo tin tức hàng không ............. 9
1.1.2. Phân loại nhân viên thông báo tin tức hàng không ................................ 10
1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên thông báo tin tức hàng không ....... 11
1.2. Năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không................................................ 14
1.2.1. Khái niệm năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không .......... 14
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không ....... 18
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực của nhân viên thông báo tin tức
hàng không ............................................................................................. 23
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực của nhân viên thông báo tin tức

hàng không ............................................................................................. 25
1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không của
một số công ty và bài học rút ra cho VNAIC ................................................................ 25
1.3.1. Kinh nghiệm ......................................................................................... 25
1.3.2. Bài học rút ra cho VNAIC .................................................................... 26
Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 27
Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN
THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG TẠI TRUNG TÂM THÔNG BÁO
TIN TỨC HÀNG KHÔNG (VNAIC) ................................................................. 28
2.1. Giới thiệu về Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) .................... 28
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của VNAIC ......................... 28
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của VNAIC ..................................................... 30
2.1.3. Sản phẩm dịch vụ của VNAIC .............................................................. 32
2.1.4. Kết quả hoạt động của VNAIC giai đoạn 2011-2014 ............................ 37
2.2. Thực trạng nhân viên thông báo tin tức hàng không của VNAIC...................... 43
2.2.1. Cơ cấu nhân sự của Trung tâm.............................................................. 43


2.2.2. Đánh giá nhân viên ở các phòng: .......................................................... 44
2.3. Yêu cầu về năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không tại VNAIC...... 47
2.4. Thực trạng năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không tại VNAIC ..... 49
2.4.1. Thực trạng về kiến thức ........................................................................ 49
2.4.2. Thực trạng về kỹ năng .......................................................................... 55
2.4.3. Thực trạng về thái độ ............................................................................ 61
2.5. Đánh giá thực trạng năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không tại
VNAIC ................................................................................................................................ 67
2.5.1. Điểm mạnh ........................................................................................... 68
2.5.2. Điểm yếu .............................................................................................. 68
2.5.3. Nguyên nhân của những điểm yếu ........................................................ 69
Kết luận Chương 2 .............................................................................................. 72

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
NHÂN VIÊN THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG CỦA TRUNG TÂM
THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG (VNAIC) GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 .. 74
3.1. Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực nhân viên thông
báo tin tức hàng không của VNAIC ............................................................................... 74
3.1.1. Định hướng phát triển năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không
của VNAIC .................................................................................................... 74
3.1.2. Phương hướng năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không của
VNAIC........................................................................................................... 74
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không
của VNAIC......................................................................................................................... 75
3.2.1. Nhóm giải pháp về tuyển dụng và sử dụng ........................................... 75
3.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển ............................................... 81
3.2.3. Nhóm giải pháp về đánh giá và chế độ đãi ngộ ..................................... 83
3.2.4. Các giải pháp khác................................................................................ 86
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp ............................................................................ 87
3.3.1. Đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ........................................ 87
3.3.2. Đối với Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) ................. 88
Kết luận Chương 3 .............................................................................................. 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
AIM
AIS
CAAV
CADAS ATS

CADAS IMS
DAN
ESRI PLTS
FIR
FPL
GLM
HAN
HCM
ICAO
IS
MET
MIRATS
NBA
NORATS
NOTAM
NTP
PIB
PSTN
RAS
SAR
SORATS
TBTTHK
TSN
VATM
VNAIC
VPN

Diễn giải
Quản lý thông báo tin tức hàng không
Dịch vụ thông báo tin tức hàng không

Cục hàng không Việt Nam
Hệ thống truy cập dữ liệu hàng không của COMSOFT – Dịch vụ
không lưu
Hệ thống truy cập dữ liệu hàng không của COMSOFT –Quản lý
tin tức và các dịch vụ
Đà Nẵng
(ESRI’s Production Line Toolset): chuỗi công cụ dây chuyền sản
xuất của ESRI
Vùng thông báo bay
Kế hoạch bay
Gia Lâm
Hà Nội
Hồ Chí Minh
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
Hệ thống thông tin
Khí tượng
Công ty Quản lý bay miền Trung
Nội Bài
Công ty Quản lý bay miền Bắc
Điện văn thông báo hàng không
(Network time protocol): Mạng giao thức thời gian
Bản thông báo tin tức trước chuyến bay
(Publish switched telephone network): Mạng điện thoại chuyển mạch
(Remote Access Service): Dịch vụ truy cập từ xa
Tìm kiếm cứu nạn
Công ty Quản lý bay miền Nam
Thông báo tin tức hàng không
Tân Sơn Nhất
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
Trung tâm Thông báo tin tức hàng không

(Virtual Private Network) Mạng riêng ảo


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
BẢNG
Bảng 2.1

Kết quả sản xuất của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) .. 38

Bảng 2.2
Bảng 2.3

Kết quả kinh doanh AIP của Trung tâm Thông báo tin tức hàng
không (VNAIC) ........................................................................... 41
Cơ cấu nhân sự của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) .. 43

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6

Kết quả đánh giá nhân viên .............................................................. 45
Yêu cầu về năng lực của các nhân viên trong các phòng ban ............ 49
Thực trạng về trình độ của nhân viên tại các phòng ban của Trung tâm

Bảng 2.7

Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) .......................................... 50
Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Trung tâm về kiến thức của nhân
viên TBTTHK tại Trung tâm ............................................................ 52


Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12

Đánh giá của các đơn vị sử dụng tin tức hàng không về kiến thức của
nhân viên TBTTHK tại Trung tâm ................................................... 53
Kết quả đánh giá về sai sót của các phòng ban trong công tác thông
báo tin tức hàng không ..................................................................... 55
Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Trung tâm về kỹ năng làm việc của
nhân viên TBTTHK tại Trung tâm ..................................................... 57
Đánh giá của các đơn vị sử dụng tin tức hàng không về kỹ năng làm
việc của nhân viên TBTTHK tại Trung tâm ..................................... 60
Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Trung tâm về thái độ làm việc của

Bảng 2.13

nhân viên TBTTHK tại Trung tâm ................................................... 62
Đánh giá của các đơn vị sử dụng tin tức hàng không về thái độ làm
việc của nhân viên TBTTHK ........................................................... 66

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Yêu cầu về năng lực của lãnh đạo phòng ban ................................... 79
Yêu cầu về năng lực của các nhân viên TBTTHK trong các phòng ban .... 80

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1


Cơ cấu tổ chức tại VNAIC .............................................................. 29

Sơ đồ 3.1

Quá trình tuyển chọn nguồn nhân lực ............................................... 76


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) là một đơn vị trực thuộc
Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công
ích, chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Tin tức hàng không cho các cơ quan, đơn vị
trong và ngoài nước liên quan đến các hoạt động bay dân dụng.
Việc cung cấp dịch vụ do các nhân viên Thông thông báo tin tức hàng không đảm
nhiệm:
+ Nhân viên NOTAM;
+ Nhân viên AIP;
+ Nhân viên Bản đồ;
+ Nhân viên cơ sở dữ liệu hàng không;
+ Nhân viên Thông báo tin tức hàng không tại sân bay.
Trải qua hơn năm năm hoạt động Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trung tâm đã cung cấp các dịch vụ Tin tức
hàng không, quản lý điều hành bay an toàn và hiệu quả, sản lượng dịch vụ Tin tức
hàng không liên tục tăng và tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước ngày càng lớn mạnh.
Với sự phát triển không ngừng của giao lưu hàng không trong nước và quốc
tế, mục tiêu chung của ngành Hàng không dân dụng là tiếp tục phát triển nhanh,
hiện đại, an toàn và hiệu quả trên cơ sở đó đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá. Dự kiến đến năm 2020, Hàng không dân dụng Việt Nam trở thành mũi
nhọn kinh tế kỹ thuật của đất nước, đạt trình độ tiên tiến hiện đại của Hàng không

khu vực, rút ngắn khoảng cách với Hàng không dân dụng thế giới.
Trong những năm qua, các nhân viên Thông thông báo tin tức hàng không đã
góp phần đảm bảo cung cấp tin tức hàng không cho các chuyến bay An toàn – Điều
hòa – Hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do có những thay đổi về lưu lượng hoạt
động bay; yêu cầu đổi mới cách thức, chất lượng cung cấp dịch vụ nên các nhân

1


viên thông báo tin tức hàng không đã bộc lộ những hạn chế nhất định về năng lực.
Để đáp ứng xu hướng phát triển của ngành Hàng không dân dụng cũng như
xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế, nhu cầu thông tin ngày càng đòi hỏi một cách cấp
thiết. Việc cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và kiểm soát, điều hành doanh
nghiệp đòi hỏi năng lực của đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng và
có tính quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cần phải được quan tâm
và chú trọng, nó góp phần nâng cao chất lượng và đảm bảo tính kịp thời của thông
tin tin tức hàng không.
Do đó, dựa trên lý thuyết về quản trị nhân lực, về nhân viên Thông thông báo
tin tức hàng không và thực trạng năng lực của nhóm nhân viên này tại Trung tâm
Thông báo tin tức hàng không, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng
lực nhân viên Thông thông báo tin tức hàng không tại Trung tâm Thông báo tin tức
hàng không ”.
2. Tổng quan nghiên cứu
Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao năng lực của cán bộ, nhân viên tại
nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty nhà nước không những ở
Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới là một trong những đề tài rất được quan
tâm, là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động chung của doanh nghiệp như:
Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ khác của doanh

nghiệp, Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Trên thực tế, trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên không
đồng đều, nhiều cán bộ, nhân viên trẻ kinh nghiệm còn non, khả năng nghiên cứu áp
dụng vào thực tiễn của một số cán bộ, nhân viên còn hạn chế.
Vấn đề nâng cao năng lực, chất lượng của cán bộ, nhân viên trong hệ thống
chính trị cấp cơ sở, địa phương và ở nhiều doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế, các
Tổng Công ty đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều
góc độ khác nhau. Qua tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các
thư viện có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về cán bộ, nhân viên và yêu cầu
về tính cấp bách cũng như sự cần thiết nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân

2


lực đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, thời đại Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước, các đề tài nghiên cứu vấn đề này như:
Trần Thị Thu Huyền (2013) “Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nghiệp vụ
tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Apec”. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh tế quốc dân năm 2013. Nội dung luận văn nghiên cứu làm rõ yêu cầu về năng
lực cán bộ nghiệp vụ và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
nghiệp vụ giai đoạn 2013 - 2020.
Lê Hồng Phú (2013) “Nâng cao chất lượng nhân lực tại Chi nhánh Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nam Định”. Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2013. Nội dung luận văn nghiên cứu phân
tích thực trạng chất lượng nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần và
khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Nam Định giai đoạn 2012-2015.
Lê Thanh Cảnh (2013) “Quản trị hoạt động đào tạo và phát triển năng lực
nhân viên của Công ty TNHH đầu tư thương mại Đại Cát”. Luận văn thạc sỹ, Viện
Đại học Mở Hà Nội năm 2013. Nội dung luận văn nghiên cứu tìm ra được các hạn

chế, nguyên nhân của hạn chế trong các hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
có chất lượng, xác định các hình thức, phương pháp đào tạo và phát triển quản lý
thích hợp để khắc phục các hạn chế trong các hoạt động quản trị đào tạo phát triển
năng lực nhân viên của công ty giai đoạn 2013-2020.
Tác giả Cao Thành Trung (2009) “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công
chức ủy ban nhân dân huyện thuộc thành phố Hà Nội”. Luận văn thạc sỹ Quản lý
hành chính công, Học viện Hành chính Hà Nội. Nội dung luận văn nghiên cứu thực
trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện, đưa ra các nhóm tiêu chí
để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ công chức.
Tác giả Vũ Thị Thành với đề tài: “Nâng cao năng lực công chức các phòng,
ban chuyên môn thuộc UBND quận Long Biên - Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010
-2015”, Luận văn thạc sỹ, Viên Đại học Mở Hà Nội năm 2012 đã làm rõ một số cơ

3


sở khoa học về năng lực của công chức các phòng ban chuyên môn thuộc UBND
cấp quận, huyện; xây dựng khung năng lực, đi sâu phân tích đánh giá năng lực công
chức các phòng ban chuyên môn trong mối quan hệ với trình độ, kiến thức, kỹ năng
và thái độ làm việc của công chức, so sánh với yêu cầu công việc. Tác giả đã đưa ra
quan điểm và các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực công chức các
phòng ban chuyên môn thuộc UBND quận Long Biên.
Mặc dù đã có nhiều công trình, tạp chí, bài báo nghiên cứu, trao đổi cũng
đã đưa ra vấn đề nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên ở các công ty, tổ chức, Tập
đoàn kinh tế, các Tổng Công ty thuộc các Bộ, ngành, địa phương nói chung nhưng
mỗi công trình, đề tài, bài báo nghiên cứu tiếp cận vấn đề ở các góc độ khác nhau
song vấn đề nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Thông thông
báo tin tức hàng không chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể.
Trong khi đó, vấn đề nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ, nhân viên Thông

thông báo tin tức hàng không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
(VNAIC) – Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) còn nhiều hạn chế. Do
đó, tác giả chọn đề tài “nNâng cao năng lực nhân viên Thông thông báo tin tức
hàng không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không”. Đây là đề tài mới và
không bị trùng lặp với các công trình đã được công bố. Tuy nhiên trong các công
trình đã công bố có những nội dung liên quan đến đề tài sẽ được tác giả tham khảo
để luận văn có tính kế thừa và chọn lọc.
Với phương châm con người chính là chìa khóa quan trọng đưa Doanh
nghiệp tới thành công, muốn nâng cao được năng lực, chất lượng lao động của
Doanh nghiệp chỉ có cách duy nhất là hoàn thiện và nâng cao năng lực, chất lượng
công tác đào tạo, sử dụng nhân lực của doanh nghiệp. Trong luận văn này, tác giả
không đề cập tới vấn đề hoàn thiện việc quản trị nguồn nhân lực hay xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực mà đưa ra với mục tiêu đánh giá thực trạng năng lực
nhân viên thông báo tin tức hàng không, tìm ra sự cách biệt giữa yêu cầu và thực
tiễn và đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực nhóm nhân viên này.
3. Mục tiêu nghiên cứu

4


Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:
Tổng hợp cơ sở lý luận về năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không.
Xác định các yêu cầu về năng lực đối với nhân viên thông báo tin tức hàng
không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC).
Đánh giá thực trạng năng lực của nhân viên Thông thông báo tin tức hàng
không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) để phát hiện khoảng
cách, thiếu hụt giữa năng lực yêu cầu và năng lực hiện tại của nhân viên.
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng
không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không các phòng chuyên môn
thuộc Trung tâm Thông báo tin tức hàng không.
4.2. Phạm vi nghiên cứu được xác định như sau:

Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá năng lực của
nhân viên thông báo tin tức hàng không theo 3 nhóm: kiến thức, kỹ năng và
thái độ làm việc thuộc Trung tâm. Luận văn sẽ không nghiên cứu năng lực
của cán bộ quản lý làm việc tại Trung tâm.
Không gian: Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC).
Thời gian: Phân tích thực trạng và đánh giá năng lực của nhân viên
thông báo tin tức hàng không từ năm 2011 đến nay 2015 và kiến nghị giải pháp
nâng cao năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không tại Trung tâm
Thông báo tin tức hàng không (VNAIC) đến năm 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo quy trình sau:

5


Nghiên cứu tài
liệu liên quan

Yêu cầu về năng lực của
nhân viên TBTTHK

Dữ liệu
thứ cấp

Khoảng cách và
nguyên nhân
Phỏng vấn sâu

Điều tra

Đề xuấtgiải pháp nâng cao
năng lực nhân viên
TBTTHK tại Trung tâm

Thực trạng năng lực của
Nhân nhân viên Thông báo
tin tức hàng không tại Trung
tâm TBTTHK

khảo sát

Hình 5.1: Quy trình nghiên cứu
5.2 Khung nghiên cứu
Yếu tố ảnh hưởng
đến năng lực nhân
viên:

- Bản thân nhân viên
- Yếu tố thuộc về
đơn vị

Yếu tố cấu thành
năng lực nhân viên:
- Kiến thức

- Kỹ năng
- Thái độ

- Yếu tố môi trường
ngoài
5.32. Thu thập dữ liệu

Yếu tố đánh giá
Năng lực của nhân
viên
- Kết quả làm việc
nhân viên
- Mức độ hoàn thành
công việc
- Hiệu quả công việc

5.32.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập dựa trên phương pháp nghiên cứu tại
chỗ; từ những nguồn như Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, đề tài, tài liệu
hướng dẫn và quy định về dịch vụ tin tức hàng không (TTHK) của Bộ Giao
thông vận tải và ICAO, tài liệu của VNAIC, đặc biệt là những tài liệu về nhân
viên thông báo tin tức hàng không, các tạp chí, báo và website liên quan khác.
Sau khi được thu thập, dữ liệu được sử dụng để làm rõ cơ sở lý thuyết
về năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không và yêu cầu về năng lực

6

Formatted: Normal, Line spacing: 1.5 lines,
No widow/orphan control


Formatted: Centered, Space Before: 0 pt,
After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines, Don't keep
lines together


của nhân viên thông báo tin tức hàng không tại VNAIC để có thể đảm bảo
cung cấp dịch vụ TTHK.
5.32.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng các phương pháp: khảo sát và phỏng
vấn sâu.
5.32.2.1. Khảo sát

Formatted: Font: Not Bold

Nhóm tham gia khảo sát là nhân viên thông báo tin tức hàng không
đang làm việc tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không và các nhân viên
thuộc các đơn vị khác trong Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
+ Nhóm khảo sát là nhân viên thuộc Trung tâm TBTTHK: 50% tổng số
nhân viên chuyên môn làm việc tại Trung tâm, số phiếu phát ra 66 phiếu và số
phiếu hợp lệ thu về là 50 phiếu;
+ Nhóm khảo sát là lãnh đạo Trung tâm TBTTHK: Tổng số lãnh đạo
được khảo sát là 38 10 người, bao gồm Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng,
Phó phòng ban chuyên môn.
+ Nhóm khảo sát là một số nhân viên thuộc các đơn vị khác trong Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam: tổng số nhân viên chuyên môn được khảo sát
290 30 người, số phiếu phát ra 150 30 phiếu và số phiếu hợp lệ thu về là 142
30 phiếu.
5.32.2.2. Phỏng vấn sâu


Formatted: Font: Not Bold

Người được phỏng vấn là Ban lãnh đạo và các cán bộ thuộc Trung tâm
TBTTHK (Giám đốc và Phó Giám đốc, Trưởng phòng AIP, Trưởng phòng
Bản đồ & PTB, Trưởng phòng NOTAM Quốc tế, Phó Trưởng phòng
NOTAM Quốc tế, Trưởng phòng Phòng TBTTHK Tân Sơn Nhất, Phó
Trưởng phòng Phòng TBTTHK Tân Sơn Nhất, Trưởng phòng Bảo đảm kỹ
thuật, Phó Trưởng phòng Bảo đảm kỹ thuật) và một số lãnh đạo cấp cao của

7


TCT QLB VN (Phó Tổng Giám đốc của VATM). Tổng số chuyên gia mà tác
giả tiến hành phỏng vấn là 09 10 chuyên gia, trong đó có 06 08 chuyên gia là
lãnh đạocán bộ Trung tâmcác phòng và 03 02 chuyên gia là lãnh đạo của
Tổng công tyTrung tâm.
Tác giả tổng hợp ý kiến của những chuyên gia được phỏng vấn về yêu
cầu năng lực cũng như để bổ sung vào phương hướng và giải pháp nâng cao
năng lực nhân viên Thông thông báo tin tức hàng không tại Trung tâm Thông
báo tin tức hàng không (VNAIC).
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê để xử lý các số
liệu thu thập được.

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt,
Not Italic
Formatted: Normal, Indent: First line: 0.5",
Line spacing: 1.5 lines, No widow/orphan
control


6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được viết theo cấu trúc 3 chương:
Chương 1 – Cơ sở khoa học về năng lực của nhân viên Thông thông báo tin
tức hàng không.
Chương 2 – Phân tích thực trạng năng lực của nhân viên Thông thông báo
tin tức hàng không tại Trung tâm Thông báo tin tức hàng không (VNAIC).
Chương 3 – Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực của Nhân nhân viên Thông
thông báo tin tức hàng không của Trung tâm Thông báo tin tức hàng không
(VNAIC).

8

Formatted: Font: Times New Roman, 13 pt


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NĂNG LỰC CỦA
NHÂN VIÊN THÔNG BÁO TIN TỨC HÀNG KHÔNG
1.1.

Nhân viên thông báo tin tức hàng không

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nhân viên thông báo tin tức hàng không
1.1.1.1. Khái niệm
Nhân viên thông báo tin tức hàng không (TBTTHK) là một trong số 14 chức
danh nhân viên Hàng không được quy định tại Thông tư 61/2011/TT-BGTVT ngày
21/12/2011 của Bộ Giao thông Vận tải về nhân viên hàng không, cơ sở đào tạo,
huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không và cơ sở đánh giá trình độ tiếng Anh
nhân viên hàng không.

1. Thành viên tổ lái
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên không lưu.
6. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
7. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
8. Nhân viên khí tượng hàng không.
9. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
10. Nhân viên thiết kế phương thức bay hàng không dân dụng.
11. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không.
12. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt
động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
13. Nhân viên an ninh hàng không.
14. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.

9


1.1.1.2. Đặc điểm
Là những người đảm bảo cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức hàng không
theo quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) mà Việt Nam là
thành viên đồng thời tuân thủ các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam.
Đây là nhóm nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp cung cấp một trong sáu
dịch vụ Bảo đảm hoạt động bay (dịch vụ công ích) của Việt Nam (Dịch vụ Không
lưu - ATS, dịch vụ Thông báo tin tức hàng không - AIS, dịch vụ Thông tin-dẫn
đường-giám sát CNS, dịch vụ Khí tượng - MET, Tìm kiếm cứu nạn - SAR và dịch vụ
tại sân bay - AGA).
Là những người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức hàng
không tại các cơ sở cung cấp dịch vụ Thông báo tin tức hàng không bao gồm:

Phòng AIP;
Phòng Bản đồ - Phương thức bay;
Phòng NOTAM Quốc tế;
Các phòng thông báo tin tức hàng không tại 21 Cảng hàng không, sân bay
của Việt Nam (Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Vinh, Đồng Hới, Liên Khương,
Cam Ranh, Phù Cát….).
Là những người có chứng chỉ chuyên môn nhân viên TBTTHK phù hợp;
hoàn thành các chương trình huấn luyện định kỳ; đáp ứng các yêu cầu về chuyên
môn, sức khỏe, độ tuổi và tham gia kỳ thi cấp giấy phép hành nghề hoặc năng định
hàng năm do Cục Hàng không Việt Nam tổ chức.
Là những người làm việc hành chính (08h/ngày) hoặc làm việc theo ca, kíp
(24/24).
1.1.2. Phân loại nhân viên thông báo tin tức hàng không
Theo Quyết định số 21/2007/QĐ-BGTVT ngày 06/04/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế thông báo tin tức hàng không (Được xác
thực hợp nhất tại văn bản số 18/VBHN-BGTVT ngày 04/11/2013), nhân viên thông
báo tin tức hàng không gồm 05 loại:

10


1) Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không, sân bay
(AIS Aerodrome unit officer);
2) Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại Phòng NOTAM quốc tế (NOF
officer);
3) Nhân viên biên soạn các tài liệu thông báo tin tức hàng không (AIS
documentation /editing/text producing officer);
4) Nhân viên đồ bản hàng không (aeronautical cartography officer);
5) Nhân viên cơ sở dữ liệu thông báo tin tức và bản đồ hàng không
(AIS/MAP data base officer).

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của nhân viên thông báo tin tức hàng không
1.1.3.1. Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không, sân bay (AIS
Aerodrome unit officer) có nhiệm vụ:
a) Soạn bản thông báo tin tức hàng không trước chuyến bay (PIB) cho tổ lái;
b) Cung cấp và giải thích thông tin trực tiếp bằng lời cho tổ lái khi có yêu cầu;
c) Thể hiện nội dung NOTAM về cảnh báo dẫn đường lên bản đồ để tổ lái và
người khai thác dễ dàng nắm bắt tin tức;
d) Thu thập, phân loại tin tức hàng không có thể ảnh hưởng đến an toàn bay
trong phạm vi trách nhiệm của cảng hàng không, sân bay. Nếu tin tức hàng không
phù hợp phát hành NOTAM thì soạn dự thảo NOTAM và chuyển cho phòng
NOTAM quốc tế, những tin tức hàng không không phù hợp phát hành NOTAM thì
chuyển cho Phòng AIP và đồ bản hàng không để biên soạn các ấn phẩm tin tức
hàng không phù hợp;
đ) Tiếp nhận tin tức về hoạt động quân sự có khả năng gây nguy hiểm cho
hoạt động hàng không dân dụng từ đơn vị của Bộ Quốc phòng và báo cáo cấp có
thẩm quyền;
e) Thu thập NOTAM nhận từ Phòng NOTAM quốc tế;
g) Đảm nhiệm dịch vụ thông báo tin tức sau chuyến bay bao gồm thu thập và
xử lý tin tức ảnh hưởng đến hoạt động bay từ tổ lái;
h) Thực hiện công tác báo cáo theo quy định;
i) Lưu trữ và đảm bảo cập nhật cơ sở dữ liệu NOTAM; lưu trữ tài liệu thông

11


báo tin tức hàng không theo quy định;
k) Thực hiện chế độ trực tại vị trí làm việc theo đúng quy định;
l) Thực hiện các phương thức hướng dẫn khai thác của đơn vị;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động thông báo tin
tức hàng không khi được phân công.

1.1.3.2. Nhân viên thông báo tin tức hàng không tại phòng NOTAM quốc tế (NOF
officer) có nhiệm vụ:
a) Thu thập các tin tức cần phát hành NOTAM, các dự thảo NOTAM từ
Phòng thông báo tin tức hàng không tại cảng hàng không, sân bay và các cơ quan,
đơn vị liên quan; kiểm tra, xử lý và phát hành NOTAM đến phòng NOF của các
quốc gia theo thoả thuận, các cơ sở thông báo tin tức hàng không trong nước, cơ sở
điều hành bay và cho người khai thác tàu bay khi có yêu cầu;
b) Tiếp nhận tin tức về hoạt động quân sự có khả năng gây nguy hiểm cho
hoạt động hàng không dân dụng từ cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng và báo cáo
cấp có thẩm quyền;
c) Nhận NOTAM nước ngoài; gửi NOTAM cho Phòng thông báo tin tức
hàng không tại cảng hàng không, sân bay, cơ sở điều hành bay và gửi cho người
khai thác tàu bay khi có yêu cầu;
d) Soạn thảo và phát hành bản danh mục NOTAM còn hiệu lực;
đ) Khai thác, bảo quản hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông báo tin tức
hàng không của cơ sở;
e) Thực hiện công tác báo cáo theo quy định;
g) Lưu trữ và đảm bảo cập nhật cơ sở dữ liệu NOTAM; lưu trữ tài liệu thông
báo tin tức hàng không theo quy định;
h) Đảm bảo chế độ trực tại vị trí làm việc theo đúng quy định;
i) Thực hiện các phương thức hướng dẫn khai thác của đơn vị;
k) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động thông báo tin
tức hàng không khi được phân công.
1.1.3.3. Nhân viên biên soạn các tài liệu thông báo tin tức hàng không (AIS/MAP
documentation/editing/text producing officer) có nhiệm vụ:

12


a) Thu thập các tin tức hàng không liên quan, soạn thảo, trình phê duyệt các

ấn phẩm thông báo tin tức hàng không bao gồm: AIP, tu chỉnh AIP, bổ sung AIP,
AIC và bản tóm tắt nội dung NOTAM còn hiệu lực;
b) In ấn, cung cấp, trao đổi và mua, bán các ấn phẩm thông báo tin tức
hàng không;
c) Nghiên cứu nội dung các ấn phẩm thông báo tin tức hàng không nước
ngoài, lựa chọn những ấn phẩm liên quan và gửi cho các cơ sở cung cấp dịch
vụ thông báo tin tức hàng không và các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt
động bay;
d) Thực hiện công tác báo cáo theo quy định;
đ) Khai thác, bảo quản hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông báo tin tức
hàng không;
e) Lưu trữ, cập nhật các bản đồ, sơ đồ, các ấn phẩm thông báo tin tức hàng
không trong nước và nước ngoài, các tài liệu nghiệp vụ về dịch vụ thông báo tin tức
hàng không;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động thông báo tin
tức hàng không khi được phân công.
1.1.3.4. Nhân viên đồ bản hàng không có nhiệm vụ:
a) Thu thập và kiểm tra số liệu để chuẩn bị biên soạn các bản đồ, sơ đồ hàng không;
b) Thiết lập, in ấn các loại bản đồ, sơ đồ hàng không;
c) Tu chỉnh các bản đồ, sơ đồ hàng không và các phương thức bay bằng thiết bị;
d) Thực hiện công tác báo cáo theo quy định;
đ) Khai thác, bảo quản hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông báo tin tức
hàng không;
e) Lưu trữ tài liệu thông báo tin tức hàng không theo quy định;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động thông báo tin
tức hàng không khi được phân công.
1.1.3.5. Nhân viên cơ sở dữ liệu thông báo tin tức và bản đồ hàng không (AIS/MAP
data base officer) có nhiệm vụ:

13



a) Thu thập, xử lý các dữ liệu tĩnh của tập AIP và chuẩn bị các dữ liệu tĩnh
cho cơ sở dữ liệu;
b) Thu thập, xử lý các dữ liệu động và chuẩn bị các dữ liệu động cho cơ sở
dữ liệu;
c) Cập nhật cơ sở dữ liệu;
d) Thực hiện kiểm tra chất lượng và tính toàn vẹn của dữ liệu;
đ) Khai thác, bảo quản hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị thông báo tin tức
hàng không;
e) Lưu trữ tài liệu thông báo tin tức hàng không theo quy định;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến các hoạt động thông báo tin
tức hàng không khi được phân công.
1.2. Năng lực nhân viên thông báo tin tức hàng không
1.2.1. Khái niệm năng lực của nhân viên thông báo tin tức hàng không
1.2.1.1. Khái niệm Năng năng lực
Có rất nhiều nghiên cứu về năng lực, theo quan điểm của những nhà tâm lý
học năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với
yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt
hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá
nhân mới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do
tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và
năng lực chuyên môn.
Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau
như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực học tập,
năng lực tưởng tượng.
Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của
xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội họa,
toán học...

Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau,

14


năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì
càng dễ đạt được thành năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực
chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển
của năng lực chung. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi
người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có các năng lực
chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình.
Những năng lực cơ bản này không phải là bẩm sinh, mà nó phải được giáo
dục phát triển và bồi dưỡng ở con người. Năng lực của một người phối hợp trong
mọi hoạt động là nhờ khả năng tự điều khiển, tự quản lý, tự điều chỉnh ở mỗi cá
nhân được hình thành trong quá trình sống và giáo dục của mỗi người.
Năng lực còn được hiểu theo một cách khác, năng lực là tính chất tâm sinh lý
của con người chi phối quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tối thiểu là
cái mà người đó có thể dùng khi hoạt động. Trong điều kiện bên ngoài như nhau
những người khác nhau có thể tiếp thu các kiến thức kỹ năng và kỹ xảo đó với nhịp
độ khác nhau có người tiếp thu nhanh, có người phải mất nhiều thời gian và sức lực
mới tiếp thu được, người này có thể đạt được trình độ điêu luyện cao còn người
khác chỉ đạt được trình trung bình nhất định tuy đã hết sức cố gắng. Thực tế cuộc
sống có một số hình thức hoạt động như nghệ thuật, khoa học, thể thao ... Những
hình thức mà chỉ những người có một số năng lực nhất định mới có thể đạt kết quả.
Để nắm được cơ bản các dấu hiệu khi nghiên cứu bản chất của năng lực cần
phải xem xét trên một số khía cạnh sau: Năng lực là sự khác biệt tâm lý của cá nhân
người này khác người kia, nếu một sự việc thể hiện rõ tính chất mà ai cũng như ai
thì không thể nói về năng lực. Năng lực chỉ là những khác biệt có liên quan đến
hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nào đó chứ không phải bất kỳ những sự khác
nhau cá biệt chung chung nào.

Khái niệm năng lực không liên quan đến những kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã
được hình thành ở một người nào đó. Năng lực chỉ làm cho việc tiếp thu các kiến
thức kỹ năng, kỹ xảo trở nên dễ dàng hơn. Năng lực con người bao giờ cũng có
mầm mống bẩm sinh tuỳ thuộc vào sự tổ chức của hệ thống thần kinh trung ương,

15


nhưng nó chỉ được phát triển trong quá trình hoạt động phát triển của con người,
trong xã hội có bao nhiêu hình thức hoạt động của con người thì cũng có bấy nhiêu
loại năng lực. Do đó khi xem xét kết quả công việc của một người cần phân tích rõ
những yếu tố đã làm cho cá nhân hoàn thành công việc, người ta không chỉ xem cá
nhân đó làm gì, kết quả ra sao mà còn xem làm như thế nào chính năng lực thể hiện
ở chỗ người ta làm tốn ít thời gian, ít sức lực của cải vật chất mà kết quả lại tốt.
Cần phân biệt năng lực với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tri thức là những hiểu
biết thu nhận được từ sách vở, từ học hỏi và từ kinh nghiệm cuộc sống của mình.
Kỹ năng là sự vận dụng bước đầu những kiến thức thu lượm vào thực tế để tiến
hành một hoạt động nào đó. Kỹ xảo là những kỹ năng được lặp đi lặp lại nhiều lần
đến mức thuần thục cho phép con người không phải tập trung nhiều ý thức vào việc
mình đang làm. Còn năng lực là một tổ hợp phẩm chất tương đối ổn định, tương đối
cơ bản của cá nhân, cho phép nó thực hiện có kết quả một hoạt động, do đó người
có trình độ học vấn cao đại học, trên đại học hoặc có nhiều kinh nghiệm sống do
công tác lâu năm và kinh qua nhiều cương vị khác nhau nhưng vẫn có thể thiếu về
năng lực cần thiết khác như năng lực tổ chức, năng lực trí tuệ ... Nếu chỉ căn cứ vào
bằng cấp hay quá trình công tác mà đề bạt một cán bộ là chưa đủ, chỉ có căn cứ vào
hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được giao để đánh giá năng lực cán bộ, công chức thì
mới đúng đắn, tuy nhiên cũng cần thấy rằng giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo có quan hệ mật thiết với nhau, năng lực tư duy không thể phát triển cao ở người
có trình độ học vấn thấp.
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy năng lực phụ thuộc vào bối cảnh và mục

đích sử dụng những năng lực đó. Năng lực còn là những đòi hỏi của các công việc,
các nhiệm vụ và các vai trò. Vì vậy, năng lực được xem như là những phẩm chất
tiềm tàng của một cá nhân và những đòi hỏi của công việc.
Có rất nhiều cách tiếp cận để tìm hiểu về năng lực, các nhà nghiên cứu trên
thế giới đã sử dụng những mô hình năng lực khác nhau trong tiếp cận của mình:
- Những mô hình dựa trên cơ sở tính cách và hành vi cá nhân của cá nhân
theo đuổi cách xác định “con người cần phải như thế nào để thực hiện được các vai

16


trò của mình”;
- Những mô hình dựa trên cơ sở các kiến thức hiểu biết và các kỹ năng được
đòi hỏi theo đuổi việc xác định “con người cần phải có những kiến thức và kỹ năng
gì” để thực hiện tốt vai trò của mình;
- Những mô hình dựa trên cơ sở các kết quả và tiêu chuẩn đầu ra theo đuổi
việc xác định con người “cần phải đạt được những gì ở nơi làm việc”. Mô hình tiếp
cận với sản phẩm đầu ra được các nhà nghiên cứu và thực hành trên thế giới ủng hộ
rất nhiều.
Theo McLagan (1989), thì năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức,
thái độ và kỹ năng hoặc cách chiến lược tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan
trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng.
Theo Bernard Wyne và David Stringer (1997), thì năng lực là kỹ năng, hiểu
biết, hành vi, thái độ được tích luỹ mà một người sử dụng để đạt được kết quả công
việc mong muốn của họ.
Từ các nhận định trên, ta có thể mô tả năng lực theo công thức:
Năng lực = Kiến thức + Kỹ năng + Thái độ làm việc
Trong đó:
* Kiến thức: Là những hiểu biết về một sự vật hoặc hiện tượng mà con người
có được thông qua trải nghiệm thực tế hoặc được tích lũy từ giáo dục.

* Kỹ năng: Là khả năng áp dụng tri thức khoa học vào thực tiễn để giải quyết
một công việc cụ thể nào đó.
* Hành vi, thái độ: Hành vi, thái độ đối với một công việc được hiểu là quan
điểm, quan niệm về giá trị, thế giới quan, suy nghĩ, tình cảm, ứng xử của cá nhân ấy
với công việc đang đảm nhận.
Như vậy, năng lực là một tập hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ được tích
luỹ mà một người sử dụng để đạt được kết quả công việc mong muốn của họ.
Từ các nhận định của các nhà khoa học, chúng ta thấy rằng “Năng lực” gắn
liền với việc thực hiện công việc, được thể hiện bằng kết quả công việc. “Năng lực”
mang đặc thù công việc và đặc trưng cá nhân. Khi xem xét năng lực làm việc của

17


×