Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tư vấn ly hôn và bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.93 KB, 4 trang )

Tư vấn ly hôn và bạo lực gia đình
Nếu bây giờ ly hôn thì tôi sẽ được quyền nuôi con, nhưng chồng tôi sẽ không để tôi
sống yên ổn mà anh sẽ quậy phá hoặc cho người quậy phá tôi và sẽ bắt con về cho
ông bà nội nuôi (vì con tôi là cháu đích tôn). Như vậy tôi có được pháp luật bảo vệ
không ah? và thủ tục sẽ như thế nào? tôi có quyền lợi và nghĩa vụ gì? Xin vui lòng tư
vấn cho tôi với.Xin cảm ơn.
Xin chào các luật sư.Tôi năm nay 30 tuồi, kết hôn năm 28 tuổi và có 1 bé trai được 18
tháng tuổi, tôi làm kế toán cho doanh nghiệp (công ty của dì chồng). Chồng tôi 31 tuổi, làm
ngành Công An.Từ lúc lấy nhau tới nay anh luôn nhậu rất nhiều, trước đây khi say xỉn thì
ném vỡ đồ đạc, mắng chửi vợ và những người khác rất tục và hung dữ. Lúc say anh có
đánh tôi 2 lần, và dọa nạt, chửi bới thì không kể hết.Anh giao du với bạn bè chủ yếu là dân
xã hội đen.Được cái anh cũng thương con rất nhiều, nhưng khi say thì a k làm chủ được lời
nói và hành động, ngủ với con thì nói mớ rồi vung tay vung chân, gác con rất nguy hiểm.Tôi
đã khuyên bảo rất nhiều nhưng anh vẫn chứng nào tật nấy. Cứ như vậy cuộc sống của
chúng tôi cũng không hạnh phúc và điều quan trọng là sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển của con tôi khi bố cứ suốt ngày chửi thề, nói tục và say xỉn và có những hành động
bạo lực trong gia đình cũng như ngoài xã hội mặc dù ngành nghề của anh là chuẩn mực
cho xã hội. Tài sản chung của chúng tôi là 1 căn nhà mới mua sau khi kết hôn được hơn 1
năm, nhưng tiền mua nhà chủ yếu là vay người thân và chưa được trả hết, ngoài ra còn
khoản nợ ngân hàng và công đoàn đứng tên chồng tôi.Nếu bây giờ ly hôn thì tôi sẽ được
quyền nuôi con, nhưng chồng tôi sẽ không để tôi sống yên ổn mà anh sẽ quậy phá hoặc
cho người quậy phá tôi và sẽ bắt con về cho ông bà nội nuôi (vì con tôi là cháu đích tôn).
Như vậy tôi có được pháp luật bảo vệ không ah? và thủ tục sẽ như thế nào? tôi có quyền
lợi và nghĩa vụ gì? Xin vui lòng tư vấn cho tôi với.Xin cảm ơn.
Trả lời:
Chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật. Với thắc mắc của chị,
xin tư vấn như sau:


Về trường hợp ly hôn không được sự đồng ý của chồng:
Khoản 1 điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:


“vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”
Vì vậy, chị có quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn theo quy định của
pháp luật và sẽ được pháp luật bảo vệ. Cụ thể:
Khoản 1 điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định:
“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu;
giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của
thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của
họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài
chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”
Nếu chồng chị có hành vi ngăn cản chị thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với con,
đó là hành vi bạo lực gia đình và pháp luật sẽ có biện pháp can thiệp. Cụ thể:
Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình quy định việc xử lý người có hành vi vi phạm
pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình:


“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo
lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị
thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó

để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia
đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.”
Để bảo vệ quyền lợi của mình, chị có thể làm đơn tố cáo hành vi bạo lực của chồng chị lên
cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu giải quyết. Trình tự, thủ tục được thực hiện
theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Về quyền và nghĩa vụ của chị:
Theo quy định của pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình, chị có các quyền và nghĩa vụ
sau:
- được chia tài sản chung của vợ và chồng sau khi ly hôn
- được quyền nuôi con (vì con chị chưa đủ 36 tháng tuổi)
- thực hiện các nghĩa vụ đã phát sinh trong thời kì hôn nhân mà chị chưa thực hiện
Sau khi ly hôn, chị sẽ có quyền và nghĩa vụ của mẹ đối với con và có quyền, nghĩa vụ đối
với người không trực tiếp nuôi con (chồng chị) theo quy định tại điều 83 Luật hôn nhân và
gia đình:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện
các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi
con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người
không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”


Nếu chồng chị có hành vi bạo lực gia đình, chị có các quyền và nghĩa vụ sau:
Theo quy định tại điều 5 Luật phòng chống bạo lực gia đình, quyền và nghĩa vụ của nạn
nhân bạo lực gia đình được quy định như sau:
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân
phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp

xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy
định của Luật này;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình
cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.”



×