Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.62 KB, 3 trang )

Luật sư tư vấn về thủ tục khai nhận di sản
thừa kế
Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp bố mẹ mất không để lại di chúc
muốn kê khai nhận di sản thừa kế thì phải làm như thế nào? Các bước tiến hành ra
sao? Văn bản pháp luật hướng dẫn vấn đề này như sau:
Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn như sau:
Cha em mất có để lại cho em 2 sổ đất do cha em đứng tên. Nay em là người thừa kế duy
nhất nên em muốn biết được thủ tục và những hồ sơ cần thiết để em xin xác nhận quyền
thừa kế tài sản trên. Ngoài ra em cũng muốn hỏi là 2 sổ đất do cha em đứng tên, nay em
có giấy xác nhận quyền thừa kế thì em có thể bán lại cho người khác không? Và người đó
có thể tự đi sang tên đổi chủ được không? Mong được tư vấn dùm ạ. Em cảm ơn!
Tư vấn cho bạn như sau:
Việc khai nhận di sản thừa kế phải được công khai bằng văn bản khai nhận di sản thừa kế
tại UBND cấp xã nơi để lại di sản thừa kế là nhà đất ...
Căn cứ vào Điều 37, Điều 49, Điều 50 Luật Công chứng thì Thủ tục khai nhận di sản thừa
kế được thực hiện tại các phòng công chứng, Phòng công chứng căn cứ vào đơn yêu cầu
và hồ sơ xin khai nhận thừa kế để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi
có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế của người nhận di sản:
Tại Mục II Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT của Bộ Tư pháp và Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực
hiện quyền của người sử dụng đất thì hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm:
a. Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận di sản thừa kế theo di chúc;


b. Bản sao giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu);
c. Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền sở
hữu nhà hợp pháp;
d. Dự thảo nội dung khai nhận di sản thừa kế (tự soản thảo hoặc do tổ chức hành nghề
công chứng soạn);
e. Bản sao Di chúc (nếu có).


f. Bản sao Giấy chứng tử của người để lại di sản.
g. Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản mà
người nhận thừa kế là người duy nhất;
Tại Điều 106 Luật Đất Đai 2003 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất; quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất thì:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền
sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản
2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e
khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có
các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;


d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Do đó, bạn chỉ có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có đầy đủ các điều kiện nêu
trên. Khi bạn chưa làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, chưa làm thủ tục sang tên quyền
sử dụng đất thì bạn không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất.



×