Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.25 KB, 4 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lễ cúng Giao thừa gồm những gì?
Lễ Giao thừa được xem là một lễ cúng truyền thống quan trọng của người Việt Nam.
Lễ Giao thừa vừa là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới nhưng nó cũng là sự kết
thúc của một năm cũ? Vậy lễ Giao thừa gồm những gì? Mời các bạn cùng theo dõi
bài viết dưới đây của VnDoc để xem cách chuẩn bị lễ cúng Giao thừa đầy đủ nhất.

1. Ý nghĩa của lễ Giao thừa (Lễ Trừ tịch)
Lễ Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ chuẩn bị bước qua năm mới. Với ý nghĩa để
lại những cái cũ, những cái xui và bắt đầu một năm mới thì ta làm lễ Trừ tịch.
Lễ Trừ tịch còn có ý để “trừ khử ma quỷ” đó cũng là ý nghĩa của từ “trừ tịch“. Vì thời
điểm trừ khử vận xui và đón mừng những điều mới xảy ra ngay vào lúc Giao thừa nên
còn được gọi là lễ Giao thừa. Theo dân gian lưu truyền thì mỗi một năm đều có một ông
(thần) coi khiển việc nhân gian, hết năm thì ông này bàn giao lại cho ông kia cho nên ta
sẽ cúng để tiễn ông cũ và đón ông mới.
Lễ Trừ tịch (lễ Giao thừa) được tiến hành cúng ở ngoài trời vì người xưa hình dung trong
lúc cựu vương hành khiển bàn giao trách nhiệm trông coi việc nhân gian cho tân vương
luôn có quân đi, quân về trong không trung tấp nập. Do đó việc cúng ngoài trời sẽ giúp
“lễ trừ khử tà ma” linh thiêng hơn.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Giây phút cúng Giao thừa của các gia đình với hoa quả,xôi gà, bánh trái sẽ được thực hện
ngoài trời, với lòng thành khẩn tiễn người nhà trời cai quản mình năm cũ và đón người
nhà trời mới cai quản nhân gian trong năm mới.
Cũng vì ý nghĩa việc bàn giao của nhà trời diễn ra trong khẩn trương nên các vị không thế
khề khà măm bát trong nhà được và vì thế sẽ không thể chứng giám lòng thành khẩn của
gia chủ.


2. Cách chuẩn bị lễ vật cúng Giao thừa
Nếu năm nay bạn phải tự tay cúng Giao thừa và không biết phải chọn mua cái gì để cúng
thì hãy chuẩn bị những thứ như sau nhé:


Gà trống tơ luộc



Bánh chưng (miền nam không có cũng được)



Xôi (gấc)



Trái cây (chuối,quít…)



Đèn nến


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Vàng mã (ra tiệm vàng mã hỏi cúng trừ tịch hay cúng giao thừa)




Trầu cau (không có cũng được)



Rượu/trà (rượu trước sau đến trà)





Một chiếc mũ chuồn mua của hàng mã (giống trong Tuồng Chèo), chính là mũ để
cúng tế vị thần.
Nhang đèn.

Sau khi cúng giao thừa ngoài trời ta tiến hành cúng thổ công (được xem là vị thần cai
quản việc trong nhà). Lễ vật cũng chuẩn bị giống lễ trừ tịch nhưng bỏ mũ chuồn ra. Chiều
30 tết ta chuẩn bị bữa cơm tất niên cho gia đình, cách chuẩn bị cơm tất niên ta sẽ chọn
những món ăn truyền thống, dưới đây là những món ăn truyền thống trong mâm cơm tất
niên, nếu bạn nấu được món nào thì làm món đó (chứ không cần phải làm hết) . Ở đây
danh sách không có món xào, đúng ra phải có luôn món xào.
Đồ nếp truyền thống:
- Bánh Chưng
- Xôi Gấc
- Chè kho
Các loại Giò:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Giò lụa
- Giò xào giòn
Các món nộm, salad:
- Nộm Đu Đủ thịt bò
- Nộm rau câu
- Dưa Góp : su hào, cà rốt, dưa chuột… và củ hành muối.
Món Nguội:
- Gà luộc
- Bê tái chanh
- Bắp bò ướp ngũ vị hương, hấp chín
- Bắp bò ngâm mắm
Món chiên, rán:
- Mực ống nhồi tôm, thịt nướng mật ong
- Chả cá Tuyết Hoa
- Chả mực Tuyết Hoa
- Gà rán mật ong, lá chanh
- Nem
Món ninh, hầm:
- Chân Giò ninh măng
- Mọc nấu măng, mộc nhĩ
- Bông Nấm trắng làm từ đậu nành ninh măng, mộc nhĩ
Món nước:
- Miến gà – măng
- Bún sườn – măng
- Bún Thang
- Bún Tôm - Hoặc một nồi lẩu Cá/ Nấm…




×