Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG CỤ PHÁI SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.34 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN CÔNG CỤ PHÁI SINH

1.

2.

-

-

-

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
PHÁI SINH
Khái niệm thị trường tài chính phái sinh
Là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các công cụ tài chính phái
sinh, những công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng
được xác định trên một hoặc một số công cụ tài chính khác.
Các chủ thể tham gia thị trường tài chính phái sinh
Cơ quan tổ chức, quản lý, điều hành, giám sát thị trường
Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: chịu trách nhiệm
xây dựng một hành lang pháp lý hoàn chỉnh nhằm quản lý, giám sát
thị trường chứng khoán phái sinh một cách bao quát, hiệu quả nhằm
đảm bảo giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch, công bằng; tạo
tiền đề phát triển thị trường chứng khoán phái sinh bền vững và bảo
vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Chức năng, nhiệm vụ:
+ Banhành các văn bản quy phạm pháp luật.
+ Cấp phép hoạt động cho các tổ chức kinh doanh cung cấp dịch vụ
liên quan đến công cụ phái sinh. Ví dụ: công ty chứng khoán, cty tài
chính,…
+ Chấp thuận, niêm yết các sản phẩm phái sinh (phê chuẩn hợp đồng).


+ Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.
Sở giao dịch chứng khoán: với vai trò là cơ quan vận hành thị trường,
Sở giao dịch chứng khoán phái sinh thực hiện các chức năng nhiệm vụ
như sau:
+ Xây dựng các quy chế có liên quan.
+ Xây dựng hệ thống, các chỉ số làm tài sản cơ sở.
+ Tổ chức vận hành và giám sát thị trường.
Tổ chức bù trừ, lưu ký (CCP): việc hình thành CCP nhằm đảm bảo
quy trình bù trừ, thanh toán chứng khoán diễn ra thuận lợi, an toàn,
công bằng. CCP thực hiện chức năng, nhiệm vụ sau:
+ Xây dưng các quy chế có liên quan.
+ Xây dựng hệ thống phục vụ bù trừ đảm bảo cơ chế CCP cho các
giao dịch.
+ Thực hiện chức năng quản trị rủi ro.
1

1



-

-

-


-

-


Nhà phát hành, cung cấp sản phẩm dịch vụ
Công ty chứng khoán, Ngân hàng Thương mại: được thành lập và hoạt
động theo Luật các tổ chức tín dụng và được phép cung ứng sản phẩm
lãi suất. Ví dụ: quyền được vay 1 khoản tiền nào đó trong tương lai
với lãi suất hiện tại,…
Thể chế tài chính trung gian khác: tổ chức này có thể mua bán hoặc
làm cầu nối mua bán chứng khoán phái sinh để tìm kiếm lợi nhuận.
Thành viên giao dịch (Cty chứng khoán, Ngân hàng Thương mại, quỹ
đầu tư): đáp ứng được quy định về nghiệp vụ môi giới, tự doanh cho
giao dịch sản phẩm phái sinh do cơ quan quản lý yêu cầu và được Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động. Có hai loại
thành viên giao dịch là thành viên giao dịch có chức năng bù trừ và
thành viên giao dịch không có chức năng bù trừ,
Ví dụ: A vay B 500, B vay lại A 600 -> B phải trả 100.
Thành viên bù trừ: là các tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện
nghiệp vụ bù trừ cho các giao dịch sản phẩm. sau khi đăng ký và được
chấp nhận tư cách thành viên bù trừ, các tổ chức này được phép thực
hiện dịch vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho khách hàng và cho các
giao dịch tự doanh của mình.
Thành viên tạo lập thị trường: vai chính của nhà tạo lập thị trường là
để tạo lập ra tính thanh khoản cho các sản phẩm tài chính phái sinh.
Nhà đầu tư, đầu cơ
Nhà đầu tư:là các thành phần tham gia đầu tư vào thị trường chứng
khoán phái sinh bao gồm nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư có tổ
chức.
Nhà đầu cơ:là sử dụng những đặc tính hoặc lợi thế của sản phẩm phái
sinh để tạp những cơ hội thu được siêu lợi nhuận cho mình.

3.


4.

Khái niệm công cụ tài chính phái sinh
Là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như
cổ phiếu, trái phiếu, hàng hoá, tiền tệ, lãi suất, chỉ số thị trường,…
nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận
hoặc tạo lợi nhuận.
Vai trò của công cụ tài chính phái sinh

2

2


a.

b.

c.

-


-

-

-


Quản trị rủi ro: thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người
muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người
sẵn sàng chấp nhận nó.
Thông tin hiệu quả hình thành giá: thị trường kì hạn và tương lai là
nguồn thông tin quan trọng đối với việc hình thành giá cả. thị trường
tương lai là một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản
và thường giá tương lai của những giao dịch sớm nhất sẽ được xác
định là giá giao ngay của chúng.
Các lợi thế về hoạt động và tính hiệu quả
Lợi thế
Chi phí giao dịch thấp hơn.
Tính thanh khoản cao hơn hẳn so với thị trường giao ngay.
Các giao dich bán khống được thực hiện dễ dàng hơn do đó các nhà
đầu tư có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận đáng kể từ chênh
lệch và lãi suất.
Tính hiệu quả
Xét ở góc độ tổng thể của nền kinh tế: thị trường công cụ tài chính
phái sinh đóng góp cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc phát huy
tốt các chức năng của hệ thống tài chính như cầu nối giữa tiết kiệm và
đầu tư, sàng lọc, chuyển giao phân tán rủi ro trên thị trường, giám sát
doanh nghiệp, tăng tính thanh khoản cho công cụ tài chính
Xét ở góc độ hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp: DN có thể mua
bán công cụ tài chính phái sinh theo hai mục đích: mục đích phòng
ngừa rủi ro tài chính và đầu cơ tạo lợi nhuận.
Xét ở góc độ kinh doanh của các tổ chức tài chính: các lợi ích thu
được khi ứng dụng công cụ phái sinh cũng tương tự DN. Ngoài ra các
tổ chức này tăng nguồn thu từ chi phí với tư cách là người môi giới.

3


3


CHƯƠNG 2: QUYỀN MUA CỔ PHẦN VÀ CHỨNG QUYỀN
1.



-

-

2.


Quyền mua cổ phần
Khái niệm: theo luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định tại
khoản 5 điều 6:
“Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát
hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ
đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được
xác định”.
đặc điểm:
phát hành theo từng đợt, mỗi cổ phiếu đang lưu hành được kèm theo
một quyền. số quyền cần để mua cổ phiếu mới được quy định theo
từng đợt phát hành cổ phiếu mới.
bảo đảm số cổ đông hiện hữu duy trì tỉ lệ sở hữu đối với công ty.
Giá cổ phiếu ghi trên quyền thường thấp hơn so với giá hiện hành của
cổ phiếu.
quyền mua cổ phần mà cty đưa ra cho các cổ đông hiện hành là một

đặc quyền ngắn hạn.
quyền mua có giá trị tách biệt với cổ phiếu và có thể được giao dịch
trên thị trường thứ cấp trong khoảng thời gian trước khi quyền mua
được thực hiện. giá quyền mua có thể lên xuống trong khoảng thời
gian chào bán tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu.
là một phần vốn của cổ đông, nếu quyền bị huỷ bỏ, người chủ sở hữu
sẽ bị mất tiền.
quyền mua không sử dụng trong thời hạn quy định sẽ không còn giá
trị.
quyền mua do công ty cổ phần phát hành.
Chứng quyền
Khái niệm: theo luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 quy định tại
khoản 6 điều 6:
“ Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát
hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng
khoán được quyền mua 1 số chiếu phổ thông nhất định theo mức giá
đã xác định trước trong thời kỳ nhất định.
4

4



3.


đặc điểm:
chứng quyền thường được phát hành kèm với trái phiếu hoặc cổ phiếu
ưu đãi của công ty.
tỉ lệ mua cổ phiếu phổ thông là 1:1

thời hạn dài hơn so với quyền mua cổ phần, thường là 5-10 năm.
Giá trong chứng quyền thường cao hơn giá thị trường.
So sánh quyền mua cổ phần và chứng quyền
giống nhau:
- Cả 2 đều có thể giao dịch trên thị trg tách biệt với cổ phiếu và trái
phiếu của công ty
- phương pháp phát hành cũng tương tự nhau
- giá ghi trên quyền thường cố định
- giá cả của quyền phụ thuộc vào giá cả cổ phiếu phổ thông
- cả 2 đều có thể bán đi, thức hiện hoặc để hết hạn tùy vào quyết định
của cổ đông
- cả 2 sẽ có giá trị thực =0 nếu giá thị trg thấp hơn giá thực hiện vào
thời điểm thực hiện quyền

5

5




khác nhau:
Tiêu chí
Chứng quyền
1.khái
Là chứng khoán phát sinh
niệm
cùng với việc phát hành trái
phiếu or cổ phiếu ưu đãi, cho
phép người sở hữu chứng

khoán được quyền mua 1 số
cổ phiếu phổ thông nhất định
theo mức giá đã xác định
trước trong thời kì nhất định.
- trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu
2.
đối đãi
tượng phát
hành kèm - Dài ( thg 5-10 năm)
3. thời hạn
- thg cao hơn giá thị trg
lưu hành
4. giá ghi
trên quyền _dài hơn
5. Thời hạn
nộp
tiền _ thg là 1:1
mua
6. tỷ lệ _ Giúp cho việc phát hành
mua
cổ chứng khoán mới dễ dàng hơn
phiếu phổ _ đẻ đc mua cp thg
_ dành cho mọi nhà đầu tư
thông
7.
mục mua trái phiếu or cổ phiếu ưu
đãi
đích
_ cty chứng khoán


Quyền mua cổ phần
Là loại chứng khoán do
cty cphan phát hành kemg
theo đợt phát hành cổ
phiếu bổ sung nhằm đảm
bảo cho cổ đông hiện hữu
quyền mua cổ phiếu mới
theo những điều kiện đã
đc xác định.
- cổ phiếu thường
- Ngắn (thường là vài
tháng)
_ thg thấp hơn giá hiện
hành của cổ phiếu
_ Ngắn hơn
_ quy định theo từng đợt
phát hành cổ phiếu mới
_ bảo vệ quyền lợi của cổ
đông hiện hữu
_để mua cổ phiếu mới
- chỉ dành cho cổ đông
hiện hữu
-chỉ công ty cổ phần phát
hành

8.
đối
tượng được
mua
9. cty phát

hành

6

6


CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
1.

Khái niệm
Là những sự thoả thuận mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại thời điểm
xác định trong tương lai với mức giá ấn định trước ngay tại thời điểm
thoả thuận hợp đồng.

2.

Đặc điểm
Tại thời điểm kí kết hợp đồng kỳ hạn không có sự trao đổi tài sản cơ
sở hay thanh toán tiền.
hoạt động thanh toán sẽ diễn ra tại một thời điểm trong tương lai theo
thoả thuận đã được kí kết trong hợp đồng.
hợp đồng kì hạn bắt buộc các bên tham gia phải thực hiện thoả thuận
hợp đồng.
trong hợp đồng kỳ hạn, bên mua và bên bán đều không phải trả phí
hợp đồng.
không có sự tham gia của các tổ chức trung gian.

3.


-


-

Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm:
Là công cụ phòng chống rủi ro: hợp đồng kỳ hạn được sử dụng để cố
định khoản thu nhập hay chi phó của doanh nghiệp theo một mức ấn
định trước bất chấp sự biến động của tài sản cơ sở.
Linh hoạt về thời gian thực hiện hợp đồng, quy mô hợp đồng, thời
gian giao dịch,…
nhược điểm
tính thanh khoản thấp: bên bán hoặc bên mua không thể dễ dàng
chuyển nhượng vị trí của mình trong hợp đồng trước ngày đáo hạn.
rủi ro một trong hai bên tham gia không có khả năng thực hiện hợp
đồng.

7

7


CHƯƠNG 4: HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
1.

Khái niệm
Là thoả thuận mua bán một loại tài sản cơ sở nhất định theo mức giá
chuyển giao đó tại một thời gian có hiệu lực trong tương lai (thời gian
đáo hạn) và việc chuyển giao này sẽ được thực hiện theo các quy định

của Sở giao dịch có tổ chức.

2.

Đặc điểm
mức giá chuyển giao được điều chỉnh theo tình hình thị trường. mức
giá này được ấn định ban đầu và sau đó thay đổi theo hàng phiên giao
dịch.
Là sự chuẩn hoá: nội dung của hợp đồng tương lai đều được chuẩn
hoá về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở.
được niêm yết: được giao dịch và niêm yết trên thị trường tập trung.
Luôn quy định tỷ lệ ký quỹ: khi tham gia hoạt động mua bán, người
mua, người bán phải mở tài khoản ký quỹ tại sàn giao dịch và ký quỹ
một 1 tỷ lệ % của giá trị hợp đồng và bù trừ thông qua trung tâm thanh
toán bù trừ. số dư tài khoản ký quỹ của các bên tham gia giao dịch sẽ
luôn thay đổi theo giá giao dịch hàng ngày và không được thấp hơn
mức ký quỹ bắt buộc do sở giao dịch quy định.
Giá trị lỗ lãi của hợp đồng tương lai được xác định hàng ngày.
dễ dàng đóng vị thế: nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất kỳ lúc nào trong
giao dịch hợp đồng tương lai. Nhà đầu tư đóng vị thế mua hoặc bán
hợp đồng tương lai có thể đóng vị thế của mình bằng cách tham gia vị
thế bán hoặc mua trong giao dịch 1 hợp đồng tương lai tương tự. đặc
điểm này giúp người mua và bán hợp đồng tương lai có khả năng sử
dụng vốn linh hoạt hơn mà không chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ
như hợp đồng kỳ hạn.
chủ thể: có hai loại thương nhân trên sàn giao dịch là người môi giới
ăn hoa hồng và người tự đầu tư.
thời điểm thực hiện hợp đồng: ngày giao dịch không được xác định
chính xác mà được quy định theo tháng hoặc khoảng thời gian của
tháng.


-

-

-

-

3.

Cơ chế vận hành
8

8


-

-

-

-

4.





Bước 1: nhà đầu tư mở tài khoản và tài khoản bù trừ tại thành viên
giao dịch.
bước 2: trước khi giao dịch, nhà đầu tư nộp ký quỹ ban đầu cho thành
viên giao dịch.
bước 3: nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh giao dịch. số luowjg ký quỹ ban
đầu phải tương ứng với lệnh đặt, đồng thời phải đảm bảo nếu lệnh
được khớp thì tổng số vụ thế nắm giữ của nhà đầu từ sẽ không vượt
quá giới hạn vị thế. lệnh bao gốm các thông tin: mua hay bán hợp
đồng nào, tháng đáo hạn mà nhà đầu tư mong muốn, giá tương lai của
hợp đồng, số hợp đồng muốn giao dịch.
bước 4: hệ thống giao dịch xác nhận lệnh được khớp và gửi kết quả
giao dịch lai cho thành viên giao dịch và trung tâm giao dịch. Thành
viên giao dịch thông báo kết quả khớp lệnh cho nhà đầu tư.
bước 5: dựa trên kết quả giao dịch, sở tính toán ra giá trị thanh toán
hàng ngày. Trung tâm thanh toán vù trừ dựa vào đó tính được lãi lỗ
của từng vị thế trong ngày giao dịch đó.
bước 6: trung tâm bù trừ tiến hành gọi ký quỹ đối với những tài khoản
có số dư ký quỹ dưới mức quy định.
bước 7: nếu bị gọi ký quỹ, nhà đầu tư thực hiện nộp đầy đủ số ký quỹ
bị thiếu hụt. ngược lại, nếu tài khoản ký quỹ có số dư, nhà đầu tư có
thể rút phần dư này.
Các chủ thể tham gia thị trường hợp đồng tương lai
Cơ quan quản lý
Ban hành các văn bản pháp quy.
Giám sát và thanh tra các hoạt động của thị trường chứng khoán phái
sinh.
Sở giao dịch
tổ chức niêm yếu và giao dịch sản phẩm chứng khoán phái sinh.
Giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh.
Tính toán các loại giá cần thiết như giá lý thuyết, giá thanh toán cuối

ngày.
Cung cấp thông tin giao dịch và các thông tin khác về sản phẩm.
Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh
Hoạt động theo mô hình bù trừ đối tác trung tâm (CCP) được tổ chức
dưới 1 trong 2 hình thức: là một đơn vị trực thuộc Sở giao dịch chứng
9

9








-

khoán phái sinh hoặc là 1 tổ chức độc lập với Sở giao dịch chứng
khoán phái sinh để thực hiện các chức năng như sau:
Tính toán ký quỹ ban đầu cho từng hợp đồng.
Tính toán ký quỹ và yêu cầu bổ sung ký quỹ cho từng thành viên bù
trừ.
Tính giới hạn vị trí cho từng nhà đầu tư đối với từng loại hợp đồng.
Giám sát khối lượng giới hạn vị thế cho phép của từng thành viên
hoặc nhà đầu tư.
thực hiện hạch toán hàng ngày.
quản lý và giám sát các thành viên bù trừ.
quản lý tài khoản ký quỹ của khách hàng và thành viên.
quản lý các quỹ dự phòng được thành lập để sử dụng trong trường hợp

thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
Đưa ra những cơ chế quản lý rủi ro cho thị trường, các văn bản pháp
quy liên quan đến sản phẩm, quản lý và giám sát thị trường.
Thành viên giao dịch phái sinh
Là các tổ chức tài chính như công ty chứng khoán, ngân hàng thương
mại, quỹ đầu tư,… đáp ứng được các quy định thực hiện nghiệp vụ
môi giới, tự doanh, tư vấn với giao dịch sản phẩm phái sinh, là thành
viên với Sở giao dịch chứng khoán đã đăng ký tư cách là thành viên
giao dịch cho sản phẩm phái sinh, phải thực hiện các nghĩa vụ và trách
nhiệm của thành viên giao dịch của SỞ giao dịch Chứng khoán hoặc
Sở giao dịch Chứng khoán phái sinh.
Thành viên bù trừ
Là các tổ chức tài chính đáp ứng được các quy định để thực hiện
nghiệp vụ bù trừ do giao dịch sản phẩm phái sinh, đã đăng ký tư cách
thành viên với trung tâm thanh toán vù trừ hay bộ phận bù trừ nằm
trong Sở. thành viên vù trừ thực hiện việc bù trừ chứng khoán phái
sinh cho khách hàng và cho các giao dịch tự doanh của chính mình
đồng thời thực hiện kiểm định giá trị của các tài sản ký quỹ và báo cáo
với trung tâm thanh toán bù trừ.
Nhà tạo lập thị trường
mục đích có thị trường là để thanh khoản và đảm bảo cân bằng cho
giao dịch của các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Nhà tạo lập thị
trường phải tuân thủ các quy định do Sở đặt ra như:
Chào giá hai chiều và chào giá liên tục.
10

10


-






5.
a.
b.

Khi nhận được yêu cầu chào giá, nhà tạo lập thị trường bắt buộc phải
thực hiện chào giá hai chiều với thời gian chào giá và thời gian tồn tại
của lệnh theo quy định của Sở đặt ra.
khối lượng và mức chênh lệch giữa giá chào mua và bán phải thực
hiện theo quy định của Sở.
Ngân hàng thanh toán
thực hiện hạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch sản
phẩm phái sinh dựa trên kết quả hạch toán theo giá thực tế hàng ngày
của trung tâm thanh toán bù trừ.
Nhà đầu tư
Có thể là các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc có tổ chức, họ không thể trực tiếp
tham gia mà phải thông qua các tổ chức trung gian đóng vai trò người
môi giới thực hiện hoạt động giao dịch trên thị trường với 1 trong các
mục đích sau:
đầu cơ về giá.
phòng ngừa rủi ro.
giao dịch hạn chế chênh lệch giá.
Các loại rủi ro trong hợp đồng
Rủi ro giá cả: tình trạng biến động giá cả hiện nay rất phức tạp và ảnh
hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Rủi ro ký quỹ: DN có khả năng bị thua lỗ và mất toàn bộ số tiền ký

quỹ ban đầu hoặc bấtkỳ khoản quỹ nào khác đã or có nghĩa vụ đặt cọc
để duy trì trạng thái trên thị trường hàng hóa tg lai và hh giao ngay.
Nếu thị trg bất lợi cho trạng thái của công ty, cty phải ký quỹ bổ sung
để duy trì trạng thái
c. Rủi ro về điều kiện, điều khoản hợp đồng:
- trì hoãn or hạn chế quan hệ giao dịch và định giá: các đk về thị trg
(tính thanh khoản) hoặc việc vận hành các quy tắc của thị trg ( 1so thị
trg có thể ngừng bất kỳ giao dịch nào hay thánggiao dịch nào vượt quá
quy định về phạm vi biens động giá có thể làm gia tăng khả năng thua
lỗ do không thanh toán hoặc không thực hiện được giao dịch.
- các lệnh giao dịch hạn chế: đặt các lệnh hạn chế như “ stop-loss” hay
“stop-limit” không đủhạn chế thua lỗ bởi điều kiện thị trg trong 1 số
trương hợp không cho phép thực hiện lệnh này.
11

11


d. Rủi ro tiền tệ: mức biên động tỷ giá trong những trường hợp phải
chuyển đổi dòng tiền chỉ định trong hợp đồng sang 1 dòng tiền khác
có thể ảnh hươnhr đến mức lợi nhuận or thua lỗ trong các giao dịch
HĐTL.
e. Rủi ro về giao dịch điện tử: giao dịch trên 1 số hệ thống diedjn tử
thường có những đặc trưng khác với hệ thống giao dịch thông thường,
doanh nghiệp khi giao dịch có thể gặp các rủi ro, trục trặc phần cứng,
phần mềm khi hệ thống bị trục trặc, lệnh giao dịch của doanh nghiệp
có nguy cơ không thực hiện được hoặc bị vô hiệu hóa hoàn toàn.
6.





So sánh hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai
giống nhau:
- Đều là thỏa thuận mua bán 1 loại tài sản cơ sở tại thời điểm xác
ssijnh trong tg lai với mức giá được xác định trước.
- Mục đích: + giảm thiểu rủi roc ho cả bên mua và bên bán trước biến
động giá cả của hàng hóa trên thị trường.
+ giúp doanh nghiệp cố định được mức thu nhập hay chi trả
theo mức giá ấn định trước.
khác nhau:
chỉ tiêu

hợp đồng kỳ hạn

loại hợp đồng

Chưa chuẩn hoá

Quy chế giao dịch

tự đàm phán

người mua người
chủ thể
bán trực tiếp thương
lượng với nhau

nhân,
song

Tính chất hợp đồng
phương
thời hạn chuyển giao Quy định chính xác
tài sản
ngày
tất toán
thực hiện hợp đồng
12

hợp đồng tương lai
Đã được chuẩn hoá
theo quy định của Sở
giao dịch
Theo quy định của
Sở
Thông qua môi giới

được giao dịch trên
thị trường có tổ chức
Quy định khoảng
thời gian
cuối mỗi phiên giao
Khi đáo hạn
dịch
thường được thực Ít đưọc thực hiện,
12


hiện (90%)
Giá trị hợp đồng

Ký quỹ
rủi ro thanh toán
thị trường giao dịch
khả năng đóng vị thế
Tỷ giá kỳ hạn

13

thuờng bị đóng lại
trước khi đáo hạn
Giá trị có thể nhỏ

thấp do có ký quỹ
tập trung
dễ dàng

Giá trị thường lớn
Không
Cao
Phi tập trung
Khó khăn
giữ cố định đến ngày
Thay đổi hàng ngày
đáo hạn

13


CHƯƠNG 5: HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
1.


2.
-

3.

-

-

-


-

-

-

Khái niệm
Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người sở hữu nó có
quyền mua hoặc bán một tài sản cơ sở với giá đã ấn định trước hoặc
đúng ngày đã được xác định trong tương lai.
Đặc điểm
Là một công cụ tài chính duy nhất cho phép người mua nó có quyền
chứ không phải nghĩa vụ.
người bán hợp đồng quyền chọn có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng
nếu ngời mua nó yêu cầu.
hợp đồng quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị.
Giá cả trên thị trường của tài sản cơ sở là căn cứ để xác định giá trị

của hợp đồng quyền chọn.
Các loại hợp đồng
Quyền chọn mua
Khái niệm: là loại hợp đồng chính cho phép người nắm giữ quyền
được quyền mua tài sản cơ sở vào một thời điểm hoặc trước một thời
điểm trong tương lai được xác đinh trước với một mức giá xác định.
vị thế:
+ Mua quyền chọn mua: mua hợp đồng, mua tài sản.
+ Bán quyền chọn mua: bán hợp đồng, bán tài sản.
giá trị nhận được của:
+ Người mua: VT = max (ST – X; 0)
Khi X > ST thì giá trị người mua nhận được là 0. Khi X < S T thì
giá trị người mua nhận được là ST – X.
+ Người bán: VT = - max (ST – X; 0) = min (X– ST ; 0)
Quyềnchọn bán
Khái niệm: là một hợp đồng tài chính cho phép người nắm giữ quyền
được quyền bán tài sản cơ sở vào một thời điểm hoặc trước một thời
điểm trong tương lai đã được xác định trước với mức giá xác định.
vị thế:
+ Mua quyền chọn bán: mua hợp đồng, bán tài sản.
+ Bán quyền chọn bán: bán hợp đồng, mua tài sản.
giá trị nhận được của:
14

14


+ người mua: VT = max (X – ST; 0)
+ người mua: VT = - max (X- ST; 0) = min ( ST – X; 0)
4) Khái niệm thị trường quyền chọn:

Là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán các loại hợp đồng quyền
chọn
5) Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn:
- Nhà tạo lập thị trường:
Một cá nhân mua một seat (gọi nôm na là quyền được tham gia
thị trường) trên sàn giao dịch có thể đăng ký để trở thành nhà tạo lập
thị trường hay môi giới trên sàn. Nhà tạo lập thị trường chịu trách
nhiệm đáp ứng nhu cầu của công chúng đối với quyền chọn. Khi một
nhu cầu mua hay bán quyền chọn nhưng không kiếm được người bán
hay mua. Nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch đó để đảm bảo
tính thực hiện ngay lập tức của thị trường. Nhà tạo lập thị trường về
bản chất là một doanh nghiệp. Để tồn tại, nhà tạo lập thị trường phải
tạo ra lợi nhuận bằng cách mua vào ở một mức giá và bán ra với một
mức giá cao hơn, thực hiện thông qua việc yết giá hỏi mua và chào
bán, là các mức giá cao nhất và giá thấp nhất mà nhà tạo lập thị trường
chấp nhận mua hay bán quyền chọn. Các nhà tạo lập thị trường sử
dụng đa dạng các biện pháp kỹ thuật để giao dịch quyền chọn sao cho
có lợi nhuận. Nhiều người quan sát các nhân tố cơ bản, điều kiện kinh
tế và biểu hiện của Công ty. Một số dựa vào các nhân tố kỹ thuật từ
các dữ liệu lịch sử, hoặc đơn giản chỉ dựa vào trực giác và kinh
nghiệm.
- Các nhà môi giới
Môi giới sàn giao dịch là một dạng nhà kinh doanh khác trên sàn
giao dịch. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các giao dịch cho các thành
viên của công chúng. Nếu một người nào đó muốn mua hay bán một
quyền chọn, cá nhân người đó phải thiết lập một tài khoản tại công ty
môi giới. Công ty này phải thuê một nhà môi giới trên sàn, hoặc hợp
tác với nhà môi giới độc lập hay nhà môi giới sàn giao dịch của các
công ty khác. Nhà môi giới trên sàn thực hiện các lệnh của những
người không phải là thành viên (để nhận mức lương thuần hay hoa

hồng trên mỗi lệnh giao dịch thành công). Nhà môi giới trên sàn
thường không cần quan tâm đến việc giá tăng hay giảm, tuy nhiên,
15

15


một nhà môi giới giỏi sẽ tận dụng các khả năng để đạt được mức giá
tốt nhất cho khách hàng của mình.
- Trung tâm thanh toán
Sau khi các giao dịch được thực hiện, trung tâm thanh toán –
Công ty thanh toán bù trừ trên quyền chọn - là một công ty độc lập
đảm bảo cho việc thực hiện của người bán. Công ty thanh toán bù trừ
trên quyền chọn là trung gian trong mỗi giao dịch. Người mua sẽ thực
hiện quyền chọn không hướng vào người bán mà hướng vào trung tâm
giao dịch. Người bán quyền chọn được thực hiện chỉ trả hoặc giao
chứng khoán cho trung tâm giao dịch. Mỗi thành viên của Công ty
thanh toán bù trừ trên quyền chọn, được gọi là công ty thanh toán, có
mở một tài khoản tại Công ty thanh toán bù trừ trên quyền chọn. Các
nhà tạo lập thị trường phải thanh toán tất cả các giao dịch thông qua
một công ty thành viên, cũng như mỗi công ty môi giới, mặc dù trong
một số trường hợp một công ty môi giới có thể đồng thời là một công
ty thanh toán
- Hệ thống giám sát, kiểm soát:
Ở Mỹ, ngành kinh doanh quyền chọn giao dịch trên sàn được
quản lý theo nhiều cấp độ. Mặc dù các quy định của liên bang và từng
bang giữ vai trò lớn nhất, ngành kinh doanh này cũng tự quản lý thông
qua các quy tắc và chuẩn mực, được thiết lập bởi sàn giao dịch và
Công ty thanh toán bù trừ trên quyền trọn, Công ty này cũng quản lý
các thành viên của mình để giúp đảm bảo tất cả các hoạt động trên thị

trường quyền chọn là phù hợp mà không tạo ra rủi ro đối với sự tồn tại
của thị trường. Bên cạnh đó, SEC (the US Securities and Exchange
commission) là cơ quan quản lý chính của thị trường quyền chọn ở
Mỹ. SEC là một tổ chức liên bang được thiết lập vào năm 1934 để
giám sát lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái
phiếu, quyền chọn và quỹ đầu tư. Mục tiêu chung của SEC là đảm bảo
công khai đầy đủ các thông tin thích đáng về các khoản đầu tư được
chào bán rộng rãi ra công chúng. SEC có quyền thiết lập một số quy
định, quy trình và điều tra các vụ vi phạm luật chứng khoán liên bang.
Ở hầu hết các nước, quyền chọn và hợp đồng giao sau được quản lý
bởi các cơ quan liên bang giống nhau với mục tiêu chính là bảo vệ các
nhà đầu tư.
16

16



×