Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP – NÔNG THÔN HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.31 KB, 85 trang )

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

RÀ SOÁT, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP –
NÔNG THÔN HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
TỈNH HÀ TĨNH

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

1


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hà Tĩnh có diện tích 602.650 ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp 486.978
ha, chiếm 80,8% diện tích tự nhiên của tỉnh. Dân số toàn tỉnh 1.280.549 người,
trong đó sống ở nông thôn 1.123.824 người, chiếm 87,8% tổng dân số; lao động
nông nghiệp 435.400 người, chiếm 70,4% lao động xã hội; GDP nông nghiệp năm
2008 chiếm 37,63% tổng GDP toàn tỉnh. Với cơ cấu dân số, lao động và kinh tế
như vậy, có thể khẳng định rằng nông nghiệp - nông thôn đã, đang và tiếp tục có
vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an
ninh, chính trị của tỉnh nhà.
Ngay từ ngày đầu tái lập tỉnh, công tác điều hành, chỉ đạo trên lĩnh vực nông
nghiệp-nông thôn luôn được Tỉnh uỷ, HĐND và Uỷ ban nhân tỉnh quan tâm. Quy
hoạch phát triển Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 đã được
xây dựng và được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1399
QÐ/UB-NL2 ngày 26/6/2002. Cùng với quy hoạch tổng thể, quy hoạch cho các
lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, thuỷ lợi, các cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số
lĩnh vực khác cũng đã được xây dựng và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt,
để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị
quyết 08/NQ-TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 20092015 và định hướng đến năm 2020, đây là bước chuyển lớn trong điều hành, chỉ


đạo cho phát triển nông nghiệp-nông thôn tỉnh nhà.
Như vậy, vấn đề phát triển nông nghiệp-nông thôn đã đặt ra yêu cầu mới.
Các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà quy hoạch NN-NT đến 2010 đã đưa ra sẽ
không còn phù hợp, cần có sự rà soát, điều chỉnh đáp ứng với yêu cầu của giai
đoạn mới. Thực hiện nhiệm vụ Uỷ ban nhân dân tỉnh giao tại Quyết định số
3390/QĐ-UBND ngày 27/12/2007, trên cơ sở đề cương nhiệm vụ được UBND
tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 03/12/2008, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành rà soát lại Quy hoạch phát triển Nông
nghiệp - Nông thôn đã được xây dựng, đánh giá tình hình quản lý và tổ chức thực
hiện quy hoạch. Trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung một số chỉ tiêu đảm bảo phù
hợp với tình hình và yêu cầu mới.
Nội dung Báo cáo “Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Nông
nghiệp - Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” gồm
các phần sau:
Phần thứ nhất: Đánh giá chung về công tác quy hoạch
Phần thứ hai: Kết quả và tình hình thực hiện quy hoạch giai đoạn 2001 2008
Phần thứ ba: Điều chỉnh, bổ sung đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Phần thứ tư: Đề xuất một số giải pháp chính và tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

2


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH
I. CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH


1. Những kết quả đã đạt được
Trong những năm qua, công tác quy hoạch đã được quan tâm xây dựng trên
tất cả các lĩnh vực: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Thuỷ lợi... Các quy
hoạch đã được xây dựng gồm:
- Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2010 đã được xây dựng và phê duyệt năm 2002;
- Quy hoạch phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu tỉnh Hà Tĩnh giai
đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2020 được xây dựng và phê duyệt năm
2008.
- Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng và phê duyệt năm 2006
và được điều chỉnh năm 2008;
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2020
được xây dựng và phê duyệt năm 2009.
- Chiến lược phát triển thuỷ sản;
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2001-2010
được xây dựng và phê duyệt năm 2002;
- Quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản trên cát đến năm 2010 được xây dựng và
phê duyệt năm 2004;
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2005-2010 được xây dựng và phê duyệt năm 2006;
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn
2006-2010, định hướng đến 2015 (rà soát sửa đổi) được xây dựng và phê duyệt
năm 2007;
- Quy hoạch một số điểm dịch vụ hậu cần nghề cá như: Cảng cá, bến cá, khu
neo đậu tránh trú bão...
- Chiến lược phát triển thuỷ lợi tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2020 được
phê duyệt năm 2007;
- Quy hoạch Thuỷ lợi sông Nghèn được xây dựng và phê duyệt năm 2000.
- Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Cả được xây dựng
và phê duyệt năm 2004.

- Quy hoạch phát triển nguồn nước lưu vực sông Trí - Nam Kỳ Anh và vùng
phụ cận được xây dựng và phê duyệt năm 2008.
- Quy hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới... trên
địa bàn tỉnh đến năm 2010, định hướng đến năm 2015 được xây dựng và phê
duyệt năm 2007.
- Quy hoạch sản xuất chế biến, lưu thông muối đến 2010 tỉnh Hà Tĩnh, được
xây dựng và phê duyệt năm 2001.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

3


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

- Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2010 tỉnh Hà Tĩnh được
xây dựng và phê duyệt năm 2003;
Các quy hoạch đã phục vụ tốt cho công tác quản lý, chỉ đạo, góp phần vào
tăng trưởng của ngành Nông nghiệp - Nông thôn. Phần lớn chỉ tiêu của các quy
hoạch được lập đều phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa
phương nên đảm bảo có tính khả thi cao.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Công tác lập quy hoạch chưa thực hiện theo quy trình, còn mang tính chắp
vá, thiếu chổ nào làm chổ đó, chưa đảm bảo tính chọn lọc để tạo ra một kịch bản
cho phát triển Nông nghiệp - Nông thôn.
- Công tác điều tra cơ bản, cập nhật hiện trạng còn yếu nên thông tin phục
vụ cho xây dựng chiến lược, quy hoạch thiếu, độ tin cậy thấp.
- Việc phối, kết hợp quy hoạch giữa các lĩnh vực trong ngành cũng như với
các ngành khác có liên quan chưa thực sự gắn kết được với nhau, chưa đáp ứng
được yêu cầu khai thác tổng hợp đa mục tiêu, còn có sự chồng chéo giữa quy
hoạch của các ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- Phần lớn các quy hoạch phát triển trong nông nghiệp và nông thôn đang
dừng lại ở quy hoạch chung cấp tỉnh. Cấp huyện, xã hầu như chưa thực sự được
quan tâm, không tổ chức triển khai xây dựng quy hoạch cho cấp mình vì vậy trong
quá trình tổ chức sản xuất có sự chồng chéo, trùng lặp.
- Do tầm nhìn hạn chế nên các quy hoạch chỉ phù hợp trong thời gian ngắn,
sớm lạc hậu so với thực tiễn nhưng việc điều chỉnh, bổ sung chưa thực hiện được
kịp thời.
- Năng lực của một số đơn vị tư vấn còn hạn chế nên chất lượng của một số
quy hoạch còn chưa cao.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUY HOẠCH

1. Những kết quả đã đạt được
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về các
quy hoạch thuộc Ngành, trong thời gian qua đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ
của mình. Công tác quản lý quy hoạch đang dần được đi vào nề nếp và có chất
lượng. Những công việc đã triển khai thực hiện tốt gồm:
- Công tác lập quy hoạch ngành và lĩnh vực: Đã xây dựng quy hoạch tổng
thể và quy hoạch cho các lĩnh vực đảm bảo theo đúng niên độ quy định.
- Nghiệm thu, thẩm định các quy hoạch đúng nội dung và đảm bảo chất
lượng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời.
- Sau khi quy hoạch được phê duyệt đã tổ chức công bố.
- Công tác lập kế hoạch hàng năm cơ bản đã bám sát các chỉ tiêu của quy
hoạch đã đề ra.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

4


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020


2. Một số tồn tại, hạn chế
- Thiếu đầu mối quản lý, cập nhật quy hoạch.
- Việc công bố quy hoạch làm chưa đúng quy trình.
- Công tác quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đầy đủ các quy
định của Nhà nước đã ban hành.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc xây dựng và tổ chức thực hiện
quy hoạch chưa đi vào nền nếp, nên công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chưa
được triển khai kịp thời.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Những kết quả đã đạt được
Trong thời gian qua, Ngành Nông nghiệp & PTNT đã bám các quy hoạch để
chỉ đạo thực hiện, xây dựng các chương trình, dự án, đề xuất xây dựng các quy
hoạch cụ thể... đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của tỉnh, một số địa phương đã triển khai
thực hiện khá tốt nên đã góp phần phát triển sản xuất, khai hoang mở rộng diện
tích, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành nhiều vùng sản xuất tập
trung, chuyên canh, sản xuất hàng hoá có hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội
cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Cấp huyện, xã hầu như chưa thực sự quan tâm nên việc tổ chức triển khai
thực hiện quy hoạch của tỉnh còn hạn chế, sản xuất phát triển tự phát không theo
quy hoạch; mặt khác chưa quan tâm dành nguồn lực để tổ chức thực hiện. Sự phối
kết hợp giữa Ngành cấp tỉnh và chính quyền địa phương cấp huyện, TP, thị xã còn
chưa chặt chẽ.
- Một số dự án, công trình chưa được quy hoạch, nhưng vẫn được thẩm định
và đầu tư xây dựng, một số địa phương tự ý xây dựng các công trình không theo
quy hoạch, ảnh hưởng đến quy hoạch tổng thể (nhất là lĩnh vực thuỷ lợi).
- Một số dự án xây dựng chưa tuân thủ quy hoạch dẫn đến khi công trình

đưa vào sử dụng có những bất cập đáng kể làm phá vỡ quy hoạch theo hệ thống.
Một số công trình xây dựng không theo quy hoạch, hoặc xây dựng không phù hợp
với chế độ của cây trồng và tập quán canh tác...
- Một số giải pháp, chính sách đã đề ra trong quy hoạch nhưng trong quá
trình triển khai thực hiện chưa ban hành kịp thời, một số chính sách đã ban hành
thì không đủ các điều kiện đảm bảo (nhất là vốn ngân sách) dẫn đến chậm tiến độ
hoặc không thực hiện được.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

5


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Phần thứ hai
KẾT QUẢ VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
GIAI ĐOẠN 2001 - 2008
I. CÁC MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN
ĐẾN NĂM 2010 ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG

Quy hoạch tổng thể phát triển Nông nghiệp - Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1399 QÐ/UB-NL 2
ngày 26/6/2002. Trong thời gian qua quy hoạch tổng thể tuy chưa được điều
chỉnh, bổ sung nhưng trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển các lĩnh vực,
các sản phẩm chủ yếu... đã có sự điều chỉnh cho một số mục tiêu liên quan, vì vậy
các mục tiêu phát triển dưới đây có sự sai khác so với mục tiêu đã phê duyệt tại
Quyết định số 1399 QÐ/UB-NL2. Tổng hợp các mục tiêu phát triển chủ yếu đã
được xây dựng và điều chỉnh như sau:
- Tổng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản đạt 4.000 tỷ đồng, chiếm 36-38% GDP

của tỉnh.
- Giá trị sản xuất đạt 5.642 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng: 6-6,2%. Cơ cấu
Nông - Lâm - Thuỷ sản: 67% - 10% - 23%
- Sản lượng lương thực có hạt 55 vạn tấn.
- Thịt hơi các loại đạt 6,7 vạn tấn.
- Mủ cao su khô 2.118 tấn
- Cây ăn quả 8,1 vạn tấn
- Kim ngạch xuất khẩu đạt 60 triệu USD.
- Độ che phủ của rừng đạt 53%
- Sản lượng gỗ khai thác đạt 264.321m3, trong đó rừng tự nhiên 10.178 m3.
- Sản lượng nhựa thông 2,2 vạn tấn
- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 3,4 vạn tấn, trong đó nuôi mặn lợ 1,1
vạn tấn.
- Sản lượng muối 4,1 vạn tấn.
- 100% hộ nông dân có nhà kiên cố và bán kiên cố, giảm hộ nghèo xuống
10% (theo tiêu chí cũ).
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH
TRÊN CÁC LĨNH VỰC

1. Về giá trị
1.1. Tổng sản phẩm Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng GDP bình quân 10,07%/năm, trong đó
Nông - Lâm - Thủy sản tăng 2,75%/ năm. Cơ cấu GDP khu vực Nông - Lâm Thủy sản giảm dần, từ 49,88% xuống 37,63% (mục tiêu đến 2010 là 36-38%).
Tổng sản phẩm Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản năm 2008 đạt 4.107 tỷ đồng. Cơ
cấu và tốc độ tăng GDP các năm như sau:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

6



Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

GDP theo giá so sánh (tỷ đ)

2001

Nông-lâm
-thuỷ sản
2.886,7
1.415,9

2002

3.303,3

1.476,7

2003

3.603,6

2004

Năm

Tổng

CN - Xây
dựng
341,5


Tốc độ tăng (%)
Dịch vụ

Chung

N-LTS

CNXD

Dịch
vụ

1.129,3

7,48

587,2

1.239,4

14,43

4,29

71,96

9,75

1.554,8


733,3

1.315,4

9,09

5,29

24,88

6,14

3.946,5

1.632,6

881,8

1.432,1

9,52

5,01

20,24

8,87

2005


4.298,9

1.654,5

1.062,7

1.581,8

8,93

1,34

20,52

10,45

2006

4.708,2

1.677,5

1.291,4

1.739,3

9,52

1,39


21,52

9,96

2007

5.116,3

1.608,2

1.514,1

1.994,0

8,67

-4,13

17,25

14,64

2008

5.650,2

1.711,8

1.813,7


2.124,7

10,44

6,44

19,79

6,55

2,75
26,94
Cơ cấu (%)
N-LCNTS
XD

9,45
Dịch
vụ

1.315,2 100,00
1.457,9 100,00

49,88

14,06

36,06


49,10

15,46

35,43

1.554,4 100,00
1.720,5 100,00

48,02

18,05

33,93

44,62

23,92

31,45

1.967,9 100,00
2.326,1 100,00

41,36

26,40

32,24


40,29

26,68

33,03

36,67

29,69

33,64

37,63
40,00

30,35
25,00

32,02
35,00

Bình quân/năm

2001

10,07

GDP theo giá hiện hành (tỷ đ)
Nông-lâm CN - Xây
Tổng

-thuỷ sản
dựng
3.647,0
1.819,2
512,6

Dịch vụ

Tổng

2002

4.114,3

2.020,3

636,1

2003

4.581,5

2.200,1

827,0

2004

5.469,7


2.440,6

1.308,6

2005

6.104,4

2.524,7

1.611,8

2006

7.041,7

2.836,9

1.878,7

2007

8.791,0

3.223,4

2.609,9

2008


10.913,8

4.107,2

3.311,9

2.957,6 100,00
3.494,6 100,00

QH 2010

10.000,0

4.000,0

2.500,0

3.500,0 100,00

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 và QH phát triển NN-NT đến năm 2010

1.2. Giá trị sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Giai đoạn 2001 - 2008, GTSX nông, lâm, thuỷ sản từ 2.122,7 tỷ đồng, tăng
lên 2.742,5 tỷ đồng (giá so sánh), tốc độ tăng bình quân đạt 3,73%/năm (so với
mục tiêu đề ra thì chưa đạt). GTSX theo giá thực tế đạt 7.364/7.542 tỷ đồng của
mục tiêu đến năm 2010, đạt 97,6%.
Trong nông nghiệp: chăn nuôi từ 29,73% tăng lên 32,58%; trồng trọt từ
67,33% xuống còn 65,32%;
Trong lâm nghiệp: cơ cấu giá trị khoanh nuôi trồng rừng - khai thác - dịch
vụ từ 11,27 - 69,83 - 18,8%, chuyển sang 12,31 - 69,97 - 17,72%.

Trong thuỷ sản: cơ cấu giá trị nuôi trồng - đánh bắt - dịch vụ từ 17,13 79,74 - 3,13%, chuyển sang 41,6- 54,42- 3,98%.
Cơ cấu và tốc độ tăng GTSX toàn ngành được thể hiện như sau:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

7


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

GTSX theo giá so sánh (tỷ đ)

Tốc độ tăng (%)

2.122,7

Nông
nghiệp
1.754,1

Lâm
nghiệp
163,1

Thuỷ
sản
205,5

2002


2.238,7

1.854,2

164,4

220,0

5,46

5,71

0,81

7,06

2003

2.412,4

1.977,2

171,0

264,3

7,76

6,63


4,01

20,10

2004

2.527,1

2.065,5

178,1

283,5

4,75

4,47

4,14

7,28

2005

2.532,8

2.031,8

183,4


317,6

0,23

-1,63

3,01

12,03

2006

2.564,9

2.069,8

187,0

308,1

1,27

1,87

1,95

-2,99

2007


2.457,4

1.939,2

204,0

314,2

-4,02

-6,31

9,11

3,40

2008

2.742,5

2.221,6

197,9

323,0

11,40

14,56


-2,99

1,39

B. quân

3,73

3,43

2,80

6,67

Năm

Tổng

2001

Chung

GTSX theo giá hiện hành (tỷ đ)

Nông
nghiệp

Lâm
nghiệp


Thuỷ
sản

Cơ cấu (%)

Nông

Lâm

Thuỷ

nghiệp

nghiệp

sản

Tổng

Nông

Lâm

Thuỷ

nghiệp

nghiệp

sản


Năm

Tổng

2001

2.835,0

2.378,3

185,9

270,8

100,00

83,89

6,56

9,55

2002

3.069,5

2.593,4

188,3


287,8

100,00

84,49

6,14

9,38

2003

3.422,6

2.869,8

203,0

349,9

100,00

83,85

5,93

10,22

2004


3.787,0

3.162,5

224,6

399,8

100,00

83,51

5,93

10,56

2005

4.035,2

3.324,1

240,8

470,4

100,00

82,38


5,97

11,66

2006

4.349,0

3.582,6

252,8

513,7

100,00

82,38

5,81

11,81

2007

4.936,2

4.045,2

286,9


604,1

100,00

81,84

5,82

12,34

2008

7.363,6

6.337,6

295,1

730,8

100,00

QH 2010

7.542,0

5.230

412,0


900,0

100,00

86,07
69,35

4,01
5,46

9,92
11,93

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 và QH cây, con chủ yếu

1.3. Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản từ 9,8 triệu USD tăng lên 32,46 triệu
USD (bình quân tăng 22,6%/năm), trong đó: Nông nghiệp từ 5,28 triệu USD tăng
lên 6,74 triệu USD, lâm nghiệp từ 1,53 triệu USD tăng lên 19,4 triệu USD, thuỷ
sản từ 2,98 triệu USD tăng lên 6,32 triệu USD. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm:
lạc nhân, dăm gỗ, thuỷ sản đông lạnh...
1.4. Tình hình thực hiện quy hoạch
- Tổng sản phẩm năm 2008 đạt 102,68% so với mục tiêu đến năm 2010.
- GTSX đạt 97,6% so với mục tiêu đến năm 2010.
- Xuất khẩu đạt 54,1% so với mục tiêu đến năm 2010.
Các chỉ tiêu về giá trị cơ bản đạt và vượt so với quy hoạch đã đề ra. Riêng
về giá trị xuất khẩu đạt thấp, một mặt do việc sản xuất các mặt hàng có khả năng
xuất khẩu phát triển chậm, mặt khác thì năng lực xuất khẩu trực tiếp của tỉnh còn
yếu, phần lớn phải qua trung gian hoặc xuất khẩu tiểu ngạch nên số liệu phản ánh

chưa chính xác.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

8


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

2. Lĩnh vực Nông nghiệp
2.1. Về trồng trọt
2.1.1. Cây lương thực
a- Cây lúa: Diện tích gieo trồng năm 2001 đạt 108.300 ha, cơ cấu mùa vụ
Ðông xuân - Hè thu - Mùa là 51,5% - 33,7% - 14,8% thì đến 2008 giảm xuống còn
100.476 ha và cơ cấu là 53,1% - 40,4% - 6,6% (bình quân giảm 1.118 ha/năm).
Năng suất từ 38,24 tạ/ha đã tăng lên 44,36 tạ/ha (BQ 3,76%/năm); sản lượng
từ 41,4 vạn tấn lên 46,5 vạn tấn (năm 2007 do ảnh hưởng của cơn bão số 2 nên sản
lượng chỉ đạt 38,8 vạn tấn).
Vùng trọng điểm lúa tập trung chủ yếu ở Ðức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà,
Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh và TX Hồng Lĩnh với diện tích gieo trồng
khoảng 80 ngàn ha, chiếm 82% diện tích trồng lúa của tỉnh.
b- Cây ngô: Năm 2001 có 2.355 ha, sản lượng 6.139 tấn và tăng khá nhanh
qua các năm, đến năm 2008 đạt 9.816 ha, sản lượng đạt 24.411 tấn, tuy nhiên năng
suất còn thấp và chưa ổn định. Ngô chủ yếu được trồng vụ Xuân, vụ Hè thu và vụ
Đông, trong đó vụ Ðông chiếm hơn 80% diện tích.
Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng và bình quân lương thực như sau:
Năm
2001
2002
2003
2004

2005
2006
2007
2008
QH 2010

Diện tích gieo trồng
cây lương thực (ha)
Tổng
Riêng lúa
110.655
108.300
110.569
108.126
109.377
104.657
111.334
102.244
109.616
98.468
109.670
101.849
109.434
100.844
110.292
100.476
103.280
91.880

Năng suất

BQ/vụ (tạ/ha)
Lúa
Ngô
38,24
26,07
41,26
24,38
44,21
23,40
47,46
31,42
46,12
29,32
46,73
24,29
36,07
28,41
44,36
46,26
54,42
43,43

Sản lượng lương
thực (tấn)
Tổng
Riêng lúa
420.328 414.176
452.044 446.077
473.691 462.648
513.780 485.215

486.816 454.126
494.937 475.938
388.115 363.707
489.239 464.828
549.536 500.026

B.quân đầu người
(kg)
Tổng Riêng lúa
355
326
349
349
369
361
399
377
378
352
384
369
303
284
382
363
412
375

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và QH phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu


c- Cây khoai lang: Diện tích từ 17.284 ha đã giảm xuống 12.811 ha do
chuyển đổi sang trồng các cây khác có giá trị cao hơn như lạc, đậu, ngô.
d- Cây sắn: Diện tích từ 2.570 ha đã tăng lên 4.119 ha do gần đây có sự đầu
tư của Công ty VEDAN tại huyện Kỳ Anh. Sắn trồng để chế biến là giống sắn
công nghiệp như KM94, KM98... còn lại là giống địa phương.
2.1.2. Cây công nghiệp ngắn ngày
a- Cây lạc: Diện tích từ 17.371 ha lên 20.615 ha. Nhờ đưa các giống mới
vào sản xuất nên năng suất từ 15,33 tạ/ha tăng lên 21,62 tạ/ha; sản lượng từ 31.903
tấn lên 45.578 tấn.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

9


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

b- Cây vừng: Diện tích từ 2.273 ha đã giảm xuống 1.475 ha, thể hiện quy mô
diện tích gieo trồng và sản lượng còn nhỏ và chưa ổn định, chưa hình thành vùng
sản xuất tập trung lớn.
Diễn biến diện tích và sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày như sau:
Năm
2001 2002
I. Diện tích (ha)
Lạc
17.371 18.909
Vừng
2.273
1.957
Đay

20
20
Cói
100
100
Mía
396
365
II. Sản lượng (tấn)
Lạc
26.631 33.136
Vừng
452
545
Đay
100
50
Cói
1.000
500
Mía
22.389 19.232

2003

2004

2005

2006


2007

2008

19.930
2.022
20
100
322

21.425
2.299
20
100
308

21.701
1.553
20
100
292

20.252
1.366
12
100
290

20.450

1.567
20
100
280

20.615
1.475
25
100
260

33.342
599
100
600
17.399

37.348
893
100
800
16.751

35.797
508
20
360
15.771

37.347

434
30
650
15.768

36.908
419
70
650
14.571

45.578
504
78
650
13.710

QH 2010
22.700
Chưa QH

44.415
Chưa QH

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và QH phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu

2.1.3. Cây công nghiệp dài ngày
a- Cây cao su: Đến cuối năm 2008 đã trồng được 5.661 ha và đã đưa vào
khai thác 1.080 ha, sản lượng đạt 900 tấn mủ khô. Cao su chủ yếu được trồng tập
trung ở các huyện: Hương Khê, Kỳ Anh, Can Lộc, Thạch Hà và Vũ Quang.

b- Cây chè: Diện tích hiện có 837 ha, trong đó có 609 ha đang cho sản
phẩm, còn lại một số là chè trồng mới; năng suất 70 tạ/ha, sản lượng 750 tấn chè
thành phẩm; giá trị xuất khẩu đạt 500.000 USD.
Diễn biến diện tích và sản lượng cây công nghiệp dài ngày như sau:
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Tổng
Chè
Cao su
Chè
Cao su
2001
2.942
717
2.225
600
2002
4.145
790
3.355
619
2003
4.715
1.060
3.655
710
2004
4.854
1.091
3.763

639
2005
4.900
777
4.123
589
5,5
2006
5.108
850
4.258
638
25
2007
5.384
811
4.573
657
477
2008
6.398
837
5.661
750
900
QH 2010
8.600
1.180
7.500
1.150

2.118
Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và QH phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu
Năm

2.1.4. Cây ăn quả
a- Cây bưởi: Diện tích bưởi từ 1.033 ha lên 1.625 ha, sản lượng từ 2.098 tấn
lên 12.719 tấn. Ngoài cây bưởi Phúc Trạch nổi tiếng khắp cả nước và đã có
thương hiệu, vùng Hương Sơn còn có cây bưởi đường tuy diện tích không nhiều
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

10


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

và chủ yếu trồng rải rác trong vườn tạp nhưng về giá trị không thua kém bưởi
Phúc Trạch.
b- Cây cam: Diện tích từ 1.347 ha lên 2.420 ha, trong đó chủ yếu là cam
chanh. Diện tích cam bù năm 2001 đã có 741 ha, nhưng mấy năm nay do bị bệnh
vàng lá nên một số diện tích bị phá bỏ, nhân dân hạn chế đầu tư vì vậy đến năm
2007 chỉ còn lại khoảng 251 ha.
Ngoài 2 cây ăn quả chủ lực trên, còn có một số loài cây khác như quýt,
hồng, nhãn, vải, chanh, dứa, chuối ... được trồng rải rác trong vườn tạp.
2.1.5. Cây rau đậu
a- Cây rau đậu thực phẩm: Diện tích biến động trong khoảng 9.205 - 10.721
ha. Một số nơi đã trồng các loại rau cao cấp như xu hào, cải bắp, dưa chuột, dưa
đỏ, hành... đã cho thu nhập cao trên một đơn vị diện tích và đem lại lợi nhuận cho
người sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rau được trồng xen vụ là chính, chưa
được quy hoạch thành vùng tập trung chuyên canh.
b- Cây đậu đỗ: Diện tích biến động trong khoảng 11.174 - 13.163 ha (đạt,

trong đó việc trồng đậu Hè thu trên đất lúa cao cưỡng và vùng đồi đã đem lại kết
quả khả quan, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và tăng thu nhập
trên đơn vị diện tích.
Diễn biến diện tích và sản lượng cây rau đậu như sau:
Cây \ Năm

2001

I. Diện tích (ha)
Rau đậu TP
9.641
Đậu đỗ
12.121
II. Sản lượng (Tấn)
Rau đậu TP
56.133
Đậu đỗ
6.504

2002

2003

2004

2005

2006

2007


2008

QH 2010

10.377
12.311

10.576
12.742

10.721
13.163

9.373
11.910

9.277
11.729

9.575
11.857

9.205
11.174

15.000
13.368

62.111

7.333

64.539
7.555

67.325
9.824

59.105
8.213

60.028
9.717

55.562
3.850

54.749
10.282

88.384
11.775

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và QH phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu

So sánh kết quả sản xuất năm 2008 thì sẽ có khả năng đạt mục tiêu đề ra đến
năm 2010.
2.2. Về chăn nuôi
2.2.1. Chăn nuôi trâu bò
Tổng đàn trâu từ 100.000 con tăng lên 109.780 con năm 2007 (năm 2008

giảm xuống 101.961con).
Tổng đàn bò từ 148.000 con lên 191.442 con, tăng 6.200 con/năm; tỷ lệ đàn
bò lai Zêbu từ 5,9% lên 14% tổng đàn.
2.2.2. Chăn nuôi lợn
Tổng đàn từ 406.259 con lên 422.639 con năm 2007, tăng 2.700 con/năm
(năm 2008 do ảnh hưởng của dịch tai xanh nên tổng đàn chỉ đạt 365.613 con, sang
năm 2009 đã phục hồi trở lại khá tốt); chất lượng đàn lợn được tăng lên theo
hướng siêu nạc. Ðã có nhiều mô hình chăn nuôi tập trung an toàn dịch bệnh quy
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

11


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

mô từ 100 - 300 con ở các huyện, thị xã, một số trang trại nuôi thâm canh với quy
mô 500 - 800 con, song nhìn chung vẫn còn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu.
2.2.3. Chăn nuôi gia cầm
Tổng đàn gia cầm từ 3,6 triệu con tăng lên 4,7 triệu con. Thời gian qua, do
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên tổng đàn có sự biến động, nhưng nói chung
vẫn phát triển khá, đã xuất hiện nhiều mô hình nuôi gà công nghiệp, vịt siêu thịt,
siêu trứng ở quy mô nhỏ.
2.2.4. Chăn nuôi thú đặc sản
Tổng đàn dê từ 13.700 con tăng lên 23.900 con. Đàn hươu từ 7.900 con tăng
lên 19.352 con. Đàn ong có 4.887 tổ, sản lượng 10,9 tấn.
Diễn biến về chăn nuôi được thể hiện như sau:
2002

2003


2004

2005

2006

2007

2008

QH
2010

99.958

101.079

104.848

109.006

115.026

109.248

109.780

101.961

120.000


Bò (con)

148.029

146.465

156.987

167.692

186.299

210.778

210.139

191.442

245.300

Lợn (con)

406.259

400.257

473.907

466.452


452.939

405.014

422.639

365.613

527.790

3.616

3.571

4.631

4.829

4.976

4.158

4.379

4.732

5.361

13,7


13,6

14,6

17,4

20,4

21,4

23,9

17,1

15,0

7,9

4,2

8,5

10,2

11,5

12,1

14,8


19,4

21,6

SL XC (tấn)

31.666

32.607

36.564

36.480

38.211

39.510

44.604

55.080

66.986

T. đó lợn (tấn)

27.154

28.077


31.833

31.530

32.791

33.696

36.736

46.647

47.262

Vật nuôi
Trâu (con)

G. cầm (ng. con)
Dê (ngàn con)
Hươu (ngàn con)

2001

Nguồn: Niên giám thống kê 2008 và QH phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu

Mấy năm qua do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã xảy ra khá
phức tạp và diện rộng, làm cho tổng đàn có biến động nhưng sản lượng xuất
chuồng tăng mạnh nhờ được đầu tư giống, thâm canh và phát triển chăn nuôi tập
trung quy mô lớn và vừa ở một số nơi. Dự báo tình hình phục hồi đàn gia súc, gia

cầm trong thời gian tới rất khả quan, vì vậy khả năng sẽ đạt mục tiêu đã đề ra đến
năm 2010, trong đó có một số chỉ tiêu có thể vượt.
2.3. Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất
2.3.1. Công tác giống
a- Giống cây trồng: Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh và Trại giống cây
ăn quả Truông Bát thực hiện việc tiếp nhận, khảo nghiệm, chọn lọc, phục tráng và
nhân thuần các loại giống cây trồng để cung cấp giống gốc cho các cơ sở sản xuất
giống trong toàn tỉnh. Ngoài ra còn có các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
giống, đã đảm bảo phần lớn nguồn giống cho người nông dân.
b- Giống vật nuôi: Trung tâm giống chăn nuôi đã đặt 8 điểm cung ứng tinh
nhân tạo ở các huyện Ðức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, Thành phố Hà Tĩnh để thụ
tinh nhân tạo bò cho người chăn nuôi. Ðồng thời với thụ tinh nhân tạo còn thực
hiện biện pháp nhảy trực tiếp ở các địa phương. Ðã đầu tư xây dựng Trại giống bò
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

12


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

chất lượng cao tại Hương Khê để cung cấp nái nền cho nhu cầu của người chăn
nuôi trong tỉnh.
Trung tâm Giống chăn nuôi tỉnh và 8/12 huyện, thị xã đã có trạm truyền
giống lợn cấp ông bà và bố mẹ, hàng năm cung ứng được trên 4 vạn liều tinh, đáp
ứng được hơn 50% yêu cầu công tác phối giống lợn, còn lại được sản xuất trong
nhân dân. Tổng công ty KSTM Hà Tĩnh cũng đã tham gia sản xuất, cung ứng
giống lợn nái ngoại và giống thương phẩm trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống các trạm trại trên đã có những đóng góp không nhỏ trong việc
cung cấp các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt cho sản xuất. Xây dựng
mô hình và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân để tăng năng suất, chất

lượng sản phẩm, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng
hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của các trạm trại còn mỏng,
nên nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa được thường xuyên tiếp
cận với các tiến bộ kỹ thuật mới. Lượng giống cây trồng, vật nuôi cung ứng hàng
năm còn thiếu, phải mua ở nơi khác về, một số ít chất lượng không đảm bảo yêu
cầu làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như tư tưởng của người dân.
2.3.2. Hệ thống dịch vụ BVTV, Thú y và vật tư nông nghiệp
Hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất như Bảo vệ thực vật, Thú y, vật tư nông
nghiệp đã được củng cố, tổ chức đến tận cơ sở, góp phần vào thắng lợi của sản
xuất nông nghiệp. Song công tác quản lý chất lượng vẫn còn có lúc, có nơi làm
chưa tốt, gây thiệt thòi cho nông dân.
2.3.3. Công tác khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao KHKT:
Hệ thống tổ chức khuyến nông, khuyến lâm đã được củng cố và tăng cường
từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm: Trung tâm khuyến nông và khuyến lâm tỉnh, 12 Trung
tâm ứng dụng KHCN tại 12 huyện, thị và 261 xã phường, thị trấn đã có các
khuyến nông viên cơ sở (mỗi xã có ít nhất 1 khuyến nông viên).
Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm trong thời gian qua đã góp phần nâng
cao năng lực cộng đồng, thay đổi dần nhận thức cũng như tập quán canh tác của
đại bộ phận nông dân. Ðã tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, đưa
các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, xây dựng được nhiều
mô hình trình diễn làm nơi học tập cho nông dân, qua đó đã góp phần thúc đẩy
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ trong sản xuất.
Tuy nhiên công tác khuyến nông, khuyến lâm trong thời gian qua vẫn còn
bộc lộ một số mặt tồn tại như: Nội dung và phương pháp khuyến nông chưa đáp
ứng yêu cầu của thời kỳ sản xuất hàng hoá và sự phát triển của khoa học kỹ thuật;
việc xây dựng, chuyển giao và nhân rộng các mô hình trình diễn ra sản xuất đại trà
vẫn còn hạn chế; năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông ở cơ sở chưa đáp ứng
yêu cầu, chế độ chính sách cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn bất cập. Việc cập
nhật kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ khuyến nông chưa được thường

xuyên và kịp thời, kinh phí hoạt động nhìn chung còn eo hẹp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

13


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

2.4. Đánh giá một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chăn nuôi chủ yếu là quy mô nhỏ, cơ cấu
các loại cây trồng, vật nuôi manh mún, phân tán và tự cung, tự cấp là chính.
- Chưa xây dựng được bộ giống chuẩn cho nông nghiệp của tỉnh, hệ thống
cung ứng giống cho nông dân vẫn còn nhiều bất cập, nhiều nơi nông dân đã phải mua
giống trôi nổi, song Nhà nước chưa kiểm soát được.
- Năng suất các cây trồng, vật nuôi tuy tăng qua các năm, nhưng so với cả nước
và các tỉnh có điều kiện tương đồng thì vẫn còn thấp. Hàng hoá chỉ mới đáp ứng yêu
cầu nội tiêu, chưa đủ khả năng vươn ra các thị trường lớn.
- Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới cho năng suất, hiệu quả cao, song việc nhân rộng
vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Công tác khuyến nông vẫn còn nhiều hạn chế, cán
bộ khuyến nông cơ sở vừa thiếu lại vừa yếu. Các tiến bộ kỹ thuật về cơ giới hoá trong
sản xuất nông nghiệp chậm được áp dụng. Việc chỉ đạo sản xuất và đưa các tiến bộ
kỷ thuật mới nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức, đôi lúc còn chủ quan, duy ý
chí, áp đặt; có lúc thì thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, buông lỏng.
- Lợi nhuận trong nông nghiệp thấp, sản xuất chưa gắn với chế biến và thị
trường tiêu thụ, tình trạng đầu tư quảng canh trong sản xuất nông nghiệp đang phổ
biến hiện nay. Lao động thủ công đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khâu của
quá trình sản xuất;
- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tục, sâu bệnh, dịch
hại ở cây trồng, vật nuôi phát triển mạnh luôn đe dọa đến sản xuất, đất đai phân

tán, manh mún sẽ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, làm tăng giá thành sản
phẩm, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nông lâm sản.
2.5. So sánh kết quả thực hiện với các chỉ tiêu quy hoạch
- Diện tích trồng lúa có xu hướng giảm nên đã điều chỉnh quy mô từ
110.000 ha xuống 91.880 ha, đến năm 2008 đạt 100.476 ha. Để thực hiện chủ
trương của Chính phủ về việc ổn định diện tích trồng lúa thì cần phải điều chỉnh
cho phù hợp.
- Tổng diện tích cây ăn quả đến năm 2008 đạt 49,56% so với chỉ tiêu quy
hoạch đến 2010. Lý do không đạt, chủ yếu là do vùng dứa nguyên liệu Kỳ Anh
không thực hiện được nên đã giảm 5.725 ha, diện tích cam và bưởi đã điều chỉnh
tại quy hoạch phát triển cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
- Diện tích cao su có khả năng đạt và vượt chỉ tiêu quy hoạch vì cao su đang
là thế mạnh trong tập đoàn cây công nghiệp dài ngày, do đó cần phải điều chỉnh
cho phù hợp với xu thế phát triển.
- Một số cây trồng, vật nuôi khác có khả năng đạt mục tiêu quy hoạch như:
Ngô, lạc, đậu, trâu bò, lợn, gia cầm, hươu... Một số cây trồng, vật nuôi chưa đưa
vào quy hoạch cần được bổ sung như: Sắn nguyên liệu, hoa cây cảnh, dê, ong...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

14


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

3. Lĩnh vực Lâm nghiệp
3.1. Quy hoạch 3 loại rừng
Theo kết quả quy hoạch lại 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt và kết
quả rà soát hiện trạng rừng đến hết năm 2008, hiện trạng 3 loại rừng như sau:
Loại rừng

Tổng DT đất L. nghiệp
I. Có rừng
- Rừng tự nhiên
- Rừng trồng
II. Chưa có rừng
- Ia (ĐT không có cây gỗ TS)
- Ib (ĐT không có cây gỗ TS)
- Ic (Đất trống có cây gỗ TS)
- Đất khác

Tổng diện
tích (ha)
364.468,2
307.981,5
210.485,2
97.496,4
56.486,7
2.155,6
17.761,3
35.937,9
631,9

Phân theo ba loại rừng (ha)
Đặc dụng Phòng hộ
Sản xuất
74.597,9
71.056,7
70.448,3
608,4
3.541,2

352,9
3.130,8
57,5

118.310,2
101.418,1
78.707,3
22.710,8
16.892,1
1.726,6
7.814,5
7.248,6
102,4

171.560,1
135.506,8
61.329,6
74.177,2
36.053,3
428,9
9.593,9
25.558,5
472,0

3.1.1. Rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên có 210.485,5 ha, chiếm 57,75% đất lâm nghiệp, trong đó
rừng giàu chỉ chiếm 27,1%; rừng trung bình chiếm 17,7%, còn lại trên 54% diện
tích tập trung ở trạng thái nghèo kiệt và rừng phục hồi.
3.1.2. Rừng trồng
Rừng trồng có 97.496,4 ha, chiếm 26,75% đất lâm nghiệp và chiếm 31,67%

đất có rừng, nhưng chất lượng rừng không cao. Tập trung vào một số loài cây
chính như: Thông nhựa, keo, bạch đàn, phi lao và cây bản địa.
3.1.3. Đất chưa có rừng
Đất chưa có rừng 56.486,7 ha, chiếm 15,5% đất lâm nghiệp, nhưng diện tích
thuộc đối tượng trồng được rừng chiếm tỷ lệ nhỏ, phần lớn diện tích không trồng
được rừng hoặc trơ sỏi đá, khó trồng rừng nằm ở vùng núi ven biển. Đối tượng đất
trống có cây gỗ tái sinh có khả năng khoanh nuôi thì cây tái sinh mục đích kinh tế
thấp, chất lượng cây kém, các loại cây phi mục đích lớn, dây leo cây bụi nhiều.
3.2. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp
3.2.1. Kết quả sản xuất
a- Trồng rừng: Trong mấy năm gần đây việc phát triển rừng sản xuất đang
từng bước tạo ra các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến
trong tỉnh. Cơ cấu cây trồng đã có những cải thiện đáng kể, với sự đa dạng, phong
phú về loài, kể cả cây bản địa và các loài nhập nội, vừa đảm bảo được giá trị
phòng hộ, vừa sớm mang lại hiệu quả kinh tế cho người làm rừng. Việc sử dụng
giống mới và công nghệ tạo giống từ mô, hom đang thay thế cho giống gieo từ hạt.
Chất lượng rừng trồng ngày càng được nâng lên, tỷ lệ thành rừng đạt trên 95%.
Giai đoạn 2001-2008 đã trồng được 43.777 ha rừng các loại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

15


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

b, Khoanh nuôi rừng: Bằng nguồn vốn đầu tư của dự án 661, vốn tự có của
các chủ rừng, giai đoạn 2001- 2008 đã khoanh nuôi phục hồi thành rừng được
38.187 ha. Tuy diện tích rừng phục hồi tăng, nhưng chất lượng cũng như tỷ lệ cây
mục đích, có giá trị kinh tế còn thấp.

c- Khai thác lâm sản: Mỗi năm khai thác khoảng 10.000 m 3 gỗ rừng tự
nhiên và khoảng 30.000 - 50.000 m3 gỗ rừng trồng, 1.575 tấn nhựa thông và các
loại lâm sản phi gỗ khác như: Song, mây, lá nón, lá dong, giang, nứa...
Kết quả sản xuất lâm nghiệp được thể hiện ở biểu sau:
Hạng mục
Trồng rừng T.trung (ha)
Chăm sóc rừng (Ha)
Gỗ tròn khai thác - m3
Củi khai thác - ster
Tre, nứa (ngàn cây)
Nhựa thông (tấn)

2001
4.162
11.507
28.422
699.086
31.099
1.492

2002
3.168
17.430
28.422
700.180
30.959
1.358

2003
4.708

17.690
41.378
685.630
26.930
1.570

2004
5.976
18.065
44.054
692.790
27.555
1.600

2005
6.246
18.480
47.490
702.147
27.635
2.010

2006
6.530
18.680
49.200
713.000
2.470
1.870


2007
6.427
18.950
73.112
727.000
2.530
1.650

2008
6.560
19.170
64.420
715.250
2.115
1.575

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh năm 2008

3.2.2. Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng
a- Bảo vệ rừng: Hệ thống tổ chức bảo vệ rừng được xác lập từ tỉnh đến
huyện, xã và các chủ rừng, vì vậy đã từng bước ngăn chặn và đẩy lùi nạn khai thác
rừng trái phép; ngoài ra rừng còn được khoán cho các hộ gia đình, tổ chức bảo vệ.
b- Quản lý: Hiện nay rừng và đất lâm nghiệp tỉnh ta có các loại hình chủ thể
quản lý, bao gồm: 2 Ban QL rừng đặc dụng quản lý 91.439,8 ha; 7 Ban QL rừng
phòng hộ quản lý 87.846,2 ha; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quản lý
100.630,1 ha; các loại hình quản lý khác (chính quyền địa phương, hộ gia đình và
một số tổ chức khác) quản lý 84.892,7 ha.
c- Giao đất, giao rừng: Ðến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho 20/20 đơn vị quốc doanh với diện tích 280.264,8 ha, chiếm 77% đất lâm
nghiệp; giao cho hộ gia đình và cá nhân 33.425,7 ha, chiếm 9%; UBND xã đang

quản lý 50.965,0 ha, chiếm 14%. Hiện nay các huyện đang thực hiện việc giao
rừng cho các hộ gia đình, cá nhân theo Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày
25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.
3.2.3. Công tác giống
Việc sản xuất giống cây Lâm nghiệp từ trước đến nay chủ yếu được tổ chức
tại các chủ rừng theo hình thức cung ứng tại chổ, chưa có cơ sở chuyên sản xuất
giống để cung cấp cho người trồng rừng vì vậy chất lượng cây giống còn thấp.
3.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Nhận thức về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp chính quyền còn
chưa đầy đủ, bộ máy quản lý lâm nghiệp các cấp còn thiếu và yếu (nhất là ở cấp
xã, huyện). Nhận thức về lâm nghiệp, về giá trị của rừng ở một bộ phận cán bộ
còn phiến diện, chưa đánh giá đầy đủ vai trò của rừng trong việc bảo vệ môi
trường sinh thái.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

16


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

- Hoạt động của các đơn vị lâm nghiệp còn chậm chuyển biến, chưa thực sự
năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trình độ cán bộ, công
nhân còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
- Chưa huy động tối đa các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển rừng, do
đó chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của tỉnh.
- Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp ngày càng tăng tạo nên sức ép trong công
tác quản lý đất lâm nghiệp, nhiều nơi đất đã cho doanh nghiệp thuê nhưng khi
triển khai sản xuất lại bị nhân dân sở tại ngăn cản nên doanh nghiệp không tổ chức
sản xuất được, đây là vấn đề khá lớn làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện các
chủ trương phát triển của tỉnh

- Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn nhiều bất cập, việc giao đất với quy
mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự lựa chọn đối tượng đang là những trở ngại trong
quá trình công nghiệp hoá, sản xuất lớn. Mặt khác việc giao đất, giao rừng trước
đây còn có sự chồng chéo, trùng lặp; hồ sơ giao đất thiếu rõ ràng, chủ yếu đang
giao trên bản đồ và sổ sách, nên dẫn đến tranh chấp, gây khó khăn cho công tác
quản lý, đầu tư phát triển rừng. Việc rà soát đất đai ở các chủ rừng theo chủ trương
của Nhà nước chưa triệt để và còn nhiều bất cập. Hiện nay nhu cầu được giao đất
rừng sản xuất của cộng đồng dân cư là rất lớn đã dẫn đến tình trạng tranh chấp, lấn
chiếm xẩy ra ở nhiều nơi.
- Kết quả trồng rừng nhiều năm qua đã tạo được nhiều việc làm, tạo ra vùng
nguyên liệu tập trung và phát huy được chức năng bảo vệ môi trường sinh thái,
nhưng hiệu quả kinh tế từ rừng vẫn còn thấp.
- Giống cây lâm nghiệp là yếu tố quyết định chất lượng rừng trồng, nhưng
trong nhiều năm qua công tác này đang ở tình trạng thả nổi, cây giống xô bồ, chất
lượng kém, sinh trưởng chậm vẫn được đưa vào trồng rừng.
- Công nghiệp chế biến chậm đổi mới và chưa kịp thích ứng với cơ chế thị
trường, sản phẩm làm ra chưa đa dạng, chất lượng chưa cao, sức cạnh tranh thấp,
chưa thâm nhập được các thị trường lớn. Nguyên liệu rừng trồng hiện nay vẫn tập
trung cho các nhà máy sản xuất dăm, nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả kinh tế
chưa cao.
- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho lâm nghiệp còn chưa tương xứng
với yêu cầu, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất còn thiếu và yếu, nhất là hệ
thống đường lâm nghiệp, công trình phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại...
- Quỹ đất chưa sử dụng có khả năng phát triển lâm nghiệp lại manh mún, ở
vùng sâu, vùng xa, điều kiện khai thác sử dụng khó khăn, giá thành đầu tư cao do
không có đường lâm nghiệp.
3.4. Tình hình thực hiện quy hoạch
Quy hoạch 3 loại rừng vừa được điều chỉnh trong năm 2008, Quy hoạch bảo
vệ và phát triển rừng được xây dựng và phê duyệt năm 2009, vì vậy các bất cập
trong quy hoạch cho lĩnh vực Lâm nghiệp đã được điều chỉnh, bổ sung trong các

quy hoạch trên.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

17


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

4. Lĩnh vực Thuỷ sản
4.1. Tiềm năng và nguồn lợi
4.1.1. Nguồn lợi thuỷ hải sản
Hà Tĩnh có chiều dài bờ biển 137 km, với lãnh hải 18.400 km2, có 4 cửa lạch
lớn gồm: Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu, thuận lợi cho tàu thuyền
ra vào, buôn bán, giao lưu hàng hoá Thuỷ sản.
- Có 6 huyện thị tiếp giáp biển: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Thành phố
Hà Tĩnh, Cẩm xuyên, Kỳ Anh với tổng số 64 xã có khai thác và NTTS mặn lợ;
- Khả năng khai thác hàng năm: 84.000 tấn hải sản.
- Chủng loại hải sản đa dạng: Gồm 267 loài trong đó có 60 loài cá; 20 loài
tôm và nhiều loài mực, cua ghẹ có giá trị kinh tế cao.
4.1.2. Tiềm năng về nuôi trồng thủy sản
Diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thuỷ sản: 20.000 ha
Trong đó: + Diện tích nước mặn lợ: 7.000 ha
+ Diện tích nước ngọt: 13.000 ha.
4.2. Kết quả sản xuất
4.2.1. Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ
Đây là nghề mới nhưng có tốc độ phát triển khá nhanh, diện tích tăng hàng
năm 15-20%. Từ 1.000 ha năm 2000 nay đã phát triển lên 3.200 ha, đã có 52 xã/6
huyện thành phố phát triển NTTS mặn lợ. Nhiều đồng nuôi được đầu tư xây dựng,
huy động được nguồn vốn trong nhân dân. Đa số diện tích cho hiệu quả tốt, trình

độ kỹ thuật của người dân ngày càng nâng cao, nhiều mô hình, điển hình sản xuất
xuất hiện, giống mới được ứng dụng rộng rãi... Thực sự NTTS đang trở thành một
nghề quan trọng trong kinh tế thuỷ sản, thu hút lao động, chuyển đổi cơ cấu nghề,
cơ cấu lao động trong nông thôn ven biển. Đây còn là một nghề mang tính bền
vững góp phần giảm áp lực khai thác ven bờ, tận dụng các bãi triều đất đai hoang
hoá nhiễm mặn, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo vùng biển ngang, ven
cửa sông. Tỷ trọng NTTS trong cơ cấu kinh tế ở nhiều xã ven biển thay đổi nhanh
chóng.
Ngoài việc mở rộng diện tích tôm sú, đã mở rộng phát triển một số loại có
giá trị kinh tế như cua, ngao, sò, tôm thẻ, các loài cá... Bước đầu đã có những cơ
sở SX cung ứng giống, kỹ thuật, dịch vụ thức ăn, hoá chất NTTS, trang thiết bị về
kiểm dịch, phòng dịch ...
Kết quả NTTS mặn lợ hàng năm như sau:
Chỉ tiêu \ Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008


QH
2010

Diện tích (ha)

1.375

1.758

2.140

2.680

2.850

3.161

3.200

3.200

3.600

NSBQ (tấn/ha)

0,95

1,44


1,76

1,39

1,74

1,74

1,63

1,88

2,97

Sản lượng (tấn) 1.300

2.534

3.780

3.750

4.950

5.500

5.200

6.000


10.700

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

18


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

4.2.2. Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Diện tích nuôi từ 2.415 ha năm 2001 đã tăng lên 4.500 ha, tốc độ tăng
trưởng đạt 9,3%. Tuy vậy so với chỉ tiêu quy hoạch đề ra đến năm 2010 thì còn
đạt thấp (34,6%).
NTTS nước ngọt còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, manh mún chưa nhân ra
diện rộng trong toàn tỉnh các mô hình cá - lúa, cá - lúa - vịt, cá - vịt... mà chỉ tập
trung ở một số địa phương có truyền thống và có sự quan tâm chỉ đạo cũng như hỗ
trợ nhiều mặt của các cấp uỷ đảng, chính quyền.
Kết quả NTTS nước ngọt qua các năm như sau:
Chỉ tiêu \ Năm

2001

2002

2003

2004

2005


2006

2007

2008

QH
2010

Diện tích (ha)

2.415

2.415

2.630

2.700

3.500

4.150

4.300

4.500

13.000

NSBQ (tấn/ha)


1,15

1,44

1,63

1,94

1,45

1,41

1,58

1,55

1,84

Sản lượng (tấn) 2.800

3.466

4.280

5.250

5.065

5.860


6.800

7.000

23.900

4.2.3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
a- Khai thác hải sản: Là nghề truyền thống một thời đã nuôi sống gần 30%
dân số trong tỉnh và là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu cho nhân dân. Đến nay
phương tiện được hiện đại hơn, thuyền thủ công tồn tại không đáng kể, thuyền
máy lớn ngày càng nhiều.
Tổng số tàu thuyền 3.740 chiếc, với tổng công suất 56.000 CV.
Số lao động trực tiếp khai thác 10.000 người, số lao động gián tiếp và dịch
vụ gần 20.000 người, số lao động xuất khẩu và đánh cá phía Nam 2.500 người.
Kết quả khai thác thủy sản qua các năm như sau:
Chỉ tiêu \ Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008

Số tàu thuyền (chiếc)

3.901

3.830

3.316

3.030

2.444

2.450

2.494

3.740

Tổng công suất (CV)

63.480 63.954 61.490 61.490 43.500 41.800 46.424 56.000

Sản lượng (tấn)

21.000 20.250 20.000 20.000 20.020 22.900 21.300 22.400


b, Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản: Trong những năm qua ngành Thuỷ sản đã có
nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ và phát triển NLTS như: Đẩy mạnh công
tác quản lý tàu cá, thả con giống xuống biển để tăng khả năng tái tạo NLTS, tích
cực tuyên truyền các qui định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển NLTS….
4.3. Công tác giống
Toàn tỉnh hiện có 5 cơ sở sản xuất giống thuỷ sản mặn lợ, mỗi năm sản xuất
được trên 23 triệu con giống (chủ yếu là tôm sú) và 2 cơ sở sản xuất giống thuỷ
sản nước ngọt, mỗi năm sản xuất được 80 triệu con cá bột.
Ngoài ra còn có khoảng 30 cơ sở ương giống, thuần dưỡng cá nước ngọt
trên địa bàn với quy mô 40 vạn con giống/năm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

19


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

Tổng nguồn giống thuỷ sản nước ngọt sản xuất và cung ứng trong tỉnh là 15
triệu con, đạt 75% nhu cầu giống cho người nuôi. Một số đối tượng có giá trị kinh
tế cao như ếch, ba ba, cá lóc môi sề… đã cho sinh sản nhân tạo thành công nhưng
lượng giống chưa đủ đáp ứng yêu cầu của người dân vì vậy phải khuyến khích các
cơ sở đầu tư vào sản xuất giống thuỷ đặc sản.
4.4. Tình hình thực hiện quy hoạch
Trong những năm gần đây NTTS tỉnh ta đã có bước phát triển mạnh, các địa
phương đều bám sát quy hoạch để xây dựng và phát triển, khai hoang mở rộng
diện tích NTTS, chuyển đổi cơ cấu sản xuất như chuyển đổi các vùng làm muối,
trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm. Đã hình thành nhiều vùng nuôi tập trung,
chuyên canh, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm trên cát... đạt hiệu quả tốt.
Tuy nhiên việc thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt chưa đạt
yêu cầu, việc phát triển nuôi cá tại các hồ lớn chưa triển khai tốt, mô hình cá lúa

phát triển chậm do quá trình chuyển đổi từ ruộng nhỏ thành các ruộng lớn chậm,
chưa có quy hoạch chi tiết cho các vùng nuôi, năng suất nuôi còn đạt thấp. Quy
hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chưa được xây dựng.
5. Về Diêm nghiệp
5.1. Tình hình sản xuất
Sản xuất muối được tập trung ở 8 xã, nằm trên địa bàn 4 huyện với tổng
diện tích đồng muối 444 ha, trong đó diện tích sản xuất 328 ha, nhưng do năng
suất thấp hoặc thiếu lao động và không có vốn đầu tư cải tạo nên một số bị bỏ
hoang, năm 2007 và 2008 chỉ đưa vào sản xuất được 252 ha.
Kể từ 2002 đến nay một số công trình đê bao ngăn mặn trọng điểm đã cơ
bản hoàn thành do đó nghề sản xuất muối có điều kiện để phát triển, mặt khác việc
đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật xuống đồng muối như các mô hình khuyến diêm,
các dự án cải tạo đồng muối .v.v. nên năng suất, sản lượng tăng. Năng suất đồng
muối bình quân tăng lên từ 70 tấn lên 85-100 tấn/ha/năm, sản lượng cũng tăng lên,
năm 2007, 2008 ước đạt 23.000 tấn.
Do sự tàn phá của bão số 2 và số 5 nên nhân dân nhiều huyện trong tỉnh bị
thiếu hụt một lượng muối đáng kể, khoảng 3,5-4 ngàn tấn. Riêng lượng muối
nguyên liệu cho các xí nghiệp chế biến muối của Công ty cổ phần muối và thương
mại Hà Tĩnh dự kiến thiếu hụt khoảng 5-7 ngàn tấn (năm 2008). Giá muối cũng có
chiều hướng tăng cao và đạt mức bình quân 1.600-1.800đ/kg.
5.2. Tình hình đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất
- Một số đồng muối tại xã Hộ Độ, Mai Phụ huyện Lộc Hà, xã Cẩm Long
huyện Cẩm Xuyên đã được đầu tư nâng cấp từ nguồn vốn ngân sách Trung ương,
vay tín dụng, huy động trong diêm dân và các nguồn khác.
- Đã làm được một số đường vận chuyển muối tại xã Thạch Bàn (Thạch Hà)
và Hộ Độ (Lộc Hà), kết hợp giao thông nông thôn vùng muối.
- Từ năm 2002 đến nay, tỉnh đã bố trí qua nguồn kinh phí sự nghiệp của Sở
Nông nghiệp và PTNT để đầu tư vào chương trình khuyến diêm.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh


20


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

- Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư theo các chương trình như: Khuyến
công, xoá đói giảm nghèo.
5.3. Về đời sống diêm dân
- Hà Tĩnh có khoảng 3.100 hộ sản xuất muối, thu nhập bình quân từ 3-4
triệu đồng/hộ/năm. Nếu tính theo tiêu chí quy định thì 100% các hộ sản xuất muối
thuộc diện hộ nghèo.
- Hàng năm diêm dân không đủ vốn để đầu tư sản xuất đã bỏ hoang một số
diện tích trong lúc lao động không có việc làm, thiếu nguồn thu nhập, đời sống hết
sức khó khăn.
5.4. Một số tồn tại, hạn chế
- Kết cấu hạ tầng đồng muối xuống cấp không đảm bảo an toàn, thuận tiện
cho dân sinh đi lại và phục vụ sản xuất.
- Đầu tư dàn trải, kéo dài, hiệu quả thấp.
- Nghề muối nhìn chung chưa được quan tâm như những ngành kinh tế
khác. Công tác quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo thực hiện gặp nhiều bất cập rất dễ
dẫn tới buông lỏng quản lý.
- Thiếu vốn để khắc phục sự yếu kém, xuống cấp của kết cấu hạ tầng phục
vụ sản xuất muối và để thực thi các chính sách cho diêm dân.
5.5. Tình hình thực hiện quy hoạch
So với chỉ tiêu quy hoạch đã đề ra, diện tích và sản lượng đến năm 2008 chỉ
đạt 70 - 76%. Nếu ngành muối không được quan tâm đầu tư phục hồi thì khó có
khả năng đạt được mục tiêu.
6. Thuỷ lợi, đê điều PCBL và cấp nước sinh hoạt, VSMT nông thôn
6.1. Thuỷ lợi
6.1.1. Hiện trạng các công trình thuỷ nông

Ðến nay toàn tỉnh có: 345 hồ, đầm chứa nước lớn nhỏ, với tổng dung tích
chứa trên 762,6 triệu m3 nước; 48 đập dâng có lưu lượng cơ bản 17,88 m 3/s; 352
trạm bơm điện, có lưu lượng cơ bản trên 117,2 m 3/s; hơn 5.320 km kênh mương
các loại và hàng ngàn công trình trên kênh. Nhìn chung các công trình đã phát huy
hiệu quả phục vụ sản xuất dân sinh.
Hàng năm các công trình thuỷ nông đã tưới nước cho 49.900 ha lúa Ðông
xuân, 40.000 ha lúa Hè thu và 6.000 ha lúa Mùa; cấp nước cho NTTS nước lợ hơn
5.000 ha. Tổng diện tích tưới thiết kế của toàn bộ hồ đập và trạm bơm là 105.481
ha, diện tích thực tưới là 53.627,7 ha (cho lúa 49.700, màu và cây công nghiệp
khác 3.930 ha) đạt 62,23% diện tích thiết kế. Diện tích canh tác chưa được tưới
toàn tỉnh là 32.544 ha.
6.1.2. Tình hình hạn hán
Hạn hán thường xảy ra mạnh trong vụ Hè Thu từ tháng 5 đến tháng 7. Diện
tích hạn điển hình một số năm như sau: Năm 1998: 12.005/32.134 ha lúa; năm
2005: 1.488/33.793 ha lúa; năm 2007: 5.724/38.400 ha lúa.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

21


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

6.1.3. Công trình tiêu nước
Hệ thông kênh tiêu của tỉnh chủ yếu lợi dụng các sông, suối, các trục tiêu tự
nhiên để tiêu úng là chính. Mấy năm gần đây do việc xây dựng các cơ sở hạ tầng
đã lấn chiếm các trục tiêu, lòng dẫn, hành lang tiêu thoát lũ trên các dòng sông làm
tắc nghẽn các hệ thống trục tiêu chính gây cản trở dòng chảy thoát lũ khi gặp mưa
lớn. Mặt khác từ trước lại nay công tác quy hoạch tiêu, quản lý quy hoạch tiêu và
đầu tư xây dựng các hệ thống tiêu úng nội đồng chưa thực sự quan tâm đúng mức
nên có một số vùng thường bị ngập úng cục bộ nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến

sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ của nhân dân.
6.2. Đê điều phòng chống lũ
Toàn tỉnh có 32 tuyến đê, với chiều dài 316,2km trong đó tuyến đê La Giang
là đê cấp II dài 19,2km, còn lại 31 tuyến đê cấp IV, cấp V với chiều dài 297 km;
Hệ thống đê rải khắp trên địa bàn 11 huyện, TP, thị xã (chỉ còn huyện Hương Khê
không có đê). Ngoài tuyến đê La Giang hàng năm được Bộ Nông nghiệp và PTNT
đầu tư vốn tu bổ thường xuyên đang từng bước được củng cố, trong 3 năm (2006
đến 2008), toàn tỉnh đã nâng cấp được 23,2/280 km đê biển, đê cửa sông. Hệ
thống công trình trên đê với 209 cống cấp, tiêu thoát lũ, ngăn mặn giữ ngọt lớn
nhỏ dưới đê, 68 km kè bảo vệ mái, 8 km kè bảo vệ bờ sông, 95 mỏ hàn.
6.3. Cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn
6.3.1. Cấp nước sinh hoạt nông thôn
Đến tháng 7/2008, toàn tỉnh có 331.657 công trình cấp nước sinh hoạt nông
thôn các loại, trong đó 49 công trình cấp nước tập trung; 151.551 giếng đào;
79.653 giếng khoan; 100.287 lu, bể chứa nước và 117 giếng làng. Các công trình
đã cung cấp nước dùng cho 95,6% số dân vùng nông thôn. Số người dân được sử
dụng nước hợp vệ sinh chiếm 56,1% so với số người có nước dùng và có 20,6% số
người được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn TC 09.
6.3.2. Vệ sinh môi trường nông thôn
Theo kết quả điều tra đến tháng 7 năm 2008, toàn tỉnh có 267.623 hộ gia
đình có hố xí. Trong đó có 84.876 số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh, đạt 31,7%.
Đến nay 32 xã đã có tổ chức thu gom rác thải, 6 xã có hệ thống thoát nước
thải chung. Nhiều xã cấp ngân sách cho dân xây dựng hố chứa rác hộ gia đình
như: xã Thiên Lộc (Can Lộc), Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)... Hơn 80% hộ gia đình
có chuồng trại chăn nuôi và hố xí 2 ngăn hợp vệ sinh.
6.4. Những tồn tại và nguyên nhân
6.4.1. Những tồn tại chính
- Hiệu quả sử dụng công trình còn thấp, công tác quản lý còn yếu (đặc biệt
là các công trình do địa phương quản lý), việc sử dụng nước còn lãng phí.
-Việc tưới tiêu khoa học chưa làm được, mới chỉ chú trọng tưới cho lúa, còn

các cây trồng khác tưới chưa được nhiều.
- Chưa có hệ thống kênh tiêu riêng nên việc tiêu úng cho cây trồng nhiều
vùng chưa kịp thời, còn xảy ra hiện tượng úng ngập dài ngày.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

22


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

- Việc sữa chữa, nâng cấp công trình hàng năm còn hạn chế, công trình ngày
càng xuống cấp nghiêm trọng.
6.4.2. Những nguyên nhân cơ bản
- Công tác lập và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức.
- Công trình xây dựng chưa đồng bộ, tổ chức quản lý chưa khép kín.
- Phần lớn các công trình xuống cấp, nhất là đầu mối công trình và hệ thống
kênh mương các hồ chứa, đập dâng nhỏ, hàng năm thường bị thiên tai đe doạ.
- Hệ thống các văn bản định mức kinh tế - kỹ thuật, cơ chế, chính sách về
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn thiếu, chưa đồng bộ.
- Cán bộ có trình độ chuyên môn quản lý ở các công trình thiếu (đặc biệt là
các công trình do địa phương quản lý).
- Ý thức của người dân chưa cao trong công tác quản lý và khai thác công
trình thuỷ lợi.
- Hàng năm kinh phí cấp bù cho các tổ chức quản lý thuỷ nông không đủ
nên các đơn vị thuỷ nông hoạt động khó khăn.
6.5. Tình hình thực hiện quy hoạch
So sánh với các mục tiêu đã đề ra, tình hình thực hiện như sau:
- Về thuỷ nông: Cơ bản đạt chỉ tiêu tưới cho 85 - 90% diện tích lúa, còn lại
màu và cây công nghiệp chưa thực hiện được, công tác tiêu úng chưa đạt yêu cầu.
- Về đê điều phòng chống lũ: Hệ thống đê sông cơ bản đã đảm bảo phòng

chống lũ nhưng đê biển chưa được xây dựng đáng kể, một số nơi còn bị bão và
triều cường đe doạ, người dân sống ven biển chưa thực sự an tâm.
- Về nước sinh hoạt và VSMT nông thôn: Tỷ lệ số dân được dùng nước hợp
vệ sinh năm 2008 đạt 56,11%, so với quy hoạch thì còn đạt thấp (tỷ lệ dùng nước
sạch QH đến năm 2010 là 90%).
7. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản và ngành nghề nông thôn
7.1. Chế biến nông sản
7.1.1. Chế biến lúa gạo
Toàn tỉnh hiện có 1.060 cơ sở xay xát lúa, gạo ngô của tư nhân, quy mô nhỏ
nên chất lượng gạo kém, tỷ lệ thu hồi gạo thấp, chỉ đáp ứng tiêu dùng trong tỉnh.
Toàn tỉnh có 213 cơ sở chế biến bún, bánh tráng, miến, trong đó có 42 cơ sở
có dây chuyền chế biến tương đối hiện đại, khép kín từ nguyên liệu đến sản phẩm.
7.1.2. Chế biến, kinh doanh lạc, đậu
Toàn tỉnh có 131 cơ sở kinh doanh lạc + đậu, hàng năm tiêu thụ khoảng
60% sản lượng của tỉnh, thu hút được 690 lao động. Hiện nay tỉnh ta chưa có nhà
máy chế biến lạc, đậu quy mô công nghiệp, chỉ qua giai đoạn sơ chế rồi bán cho
các cơ sở tư nhân và bán đi các tỉnh bạn để xuất khẩu. Hiện tại lượng xuất khẩu
trực tiếp còn hạn chế, chỉ chiếm 18,6%.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

23


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

7.1.3. Chế biến chè
Công nghiệp chế biến chè tại các cơ sở của Công ty cổ phần chè Hà Tĩnh có
công nghệ khá hiện đại, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang một số nước như
Pakistan, Nga, Trung Quốc, Ấn Ðộ... Ngoài ra còn có các lò thủ công chế biến

nhỏ lẻ của các hộ gia đình, sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ nội địa.
7.1.4. Chế biến thức ăn gia súc
Từ năm 2000 đến 2005 đã có 3 xưởng chế biến thức ăn gia súc mini được
đầu tư xây dựng (Nhà máy CBTĂ nuôi tôm Thanh Bình, Nghi Xuân; xưởng
CBTĂ gia súc Hùng Hưng, Ðức Thọ; xưởng CBTĂ gia súc Hồng Kỳ, Thạch Hà).
Các cơ sở này có công suất nhỏ, công nghệ cũ, chất lượng không cao nên khó tiêu
thụ, hiện nay đã ngừng hoạt động. Năm 2005 Tổng Công ty khoáng sản và thương
mại Hà Tĩnh đã đầu tư xây dựng nhà máy CBTĂ gia súc Thiên Lộc có công suất
150.000 tấn/ năm với công nghệ tiên tiến.
7.1.5. Giết mổ và chế biến thịt gia súc, gia cầm
Giết mổ gia súc gia cầm của Hà Tĩnh vẫn đang còn manh mún, chủ yếu là tại các
hộ gia đình. Một số địa phương đã lò mổ tập trung nhưng vẫn còn mang tính hình thức,
các lò mổ tập trung chưa được đầu tư trang thiết bị hiện đại mà vẫn giết mổ theo
phương pháp thủ công, vì vậy công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh
thú y, phòng dịch chưa được quan tâm đúng mức.
Chế biến thực phẩm đang còn mang tính nhỏ lẻ, chỉ có ở các hộ gia đình, chưa
đăng ký tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vì vậy công tác an toàn VSTP đáng lo ngại.
7.1.6. Sản xuất chế biến cói
Nghề dệt chiếu cói được duy trì tại làng Nam Sơn (Thị trấn Nghèn) và làng
Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân). Nghề chiếu cói chưa được sự quan tâm về xây
dựng vùng nguyên liệu, việc cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm đều do tư
thương đảm nhận. Nguyên liệu tại chỗ không đảm bảo chất lượng để làm ra sản phẩm
đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của khách hàng, phần lớn mua ở ngoài tỉnh cho nên giá
thành cao, vì vậy thu nhập của người lao động thấp, sản phẩm hàng năm giảm dần.
7.2. Chế biến lâm sản
7.2.1. Chế biến mủ cao su
Công ty cao su Hà Tĩnh đã đưa nhà máy chế biến tại xã Hà Linh, huyện
Hương Khê vào hoạt động. Năm 2006 sản xuất được 240 tấn mủ tờ, năm 2007 sản
xuất được 540 tấn mủ khô. Nhìn chung sản phẩm làm ra chỉ mới ở dạng sơ chế,
chưa có sản phẩm tinh chế, nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

7.2.2. Chế biến nhựa thông
Xưởng chế biến nhựa thông của Công ty cổ phần Hà Vinh có dây chuyền công
nghệ chưng cất do Trung Quốc lắp đặt năm 2001 tương đối hiện đại, tiêu thụ 2.500 3.500 tấn nguyên liệu/năm, trong đó nguồn trong tỉnh chỉ cung cấp được 2.500 tấn,
phần còn lại phải mua từ các tỉnh khác nên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

24


Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch Nông nghiệp - Nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

7.2.3. Chế biến gỗ
Toàn tỉnh có 732 cơ sở chế biến gỗ, trong đó có 2 doanh nghiệp nhà nước, 20
doanh nghiệp tư nhân, 2 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, 10 công ty cổ phần,
6 công ty trách nhiệm hữu hạn, còn lại là các cơ sở tư nhân.
Tỷ lệ nguyên liệu gỗ rừng trồng đưa vào chế biến đang dần thay thế gỗ rừng tự
nhiên, tuy nhiên sản phẩm sơ chế còn chiếm tỷ trọng cao (trên 85%, chủ yếu là dăm
mảnh) vì vậy hiệu quả SXKD doanh còn thấp, thu ngân sách không đáng kể.
7.2.4. Chế biến song, mây, tre đan
Hà Tĩnh có 16 cơ sở chế biến mây tre đan, trong đó có 7 hợp tác xã còn lại là các
cơ sở nhỏ lẻ của các hộ gia đình. Lợi nhuận của các cơ sở không ổn định và hầu như
không đáng kể, chủ yếu là lấy công làm lãi, giải quyết việc làm khi nông nhàn. Quy
mô các Hợp tác xã còn nhỏ, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, hàng hóa sản xuất ra
chưa xuất khẩu trực tiếp mà phải qua các đại lý lớn ở Hà Nội, Hà Tây, TP Hồ Chí
Minh.
Nguồn nguyên liệu hiện nay rất khó khăn do nguồn khai thác từ rừng tự nhiên đã
cạn kiệt, nguồn cung cấp từ rừng trồng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Trình độ tay nghề
còn nhiều hạn chế nên nhu cầu về đào tạo rất lớn, đặc biệt là khâu thiết kế mẫu mã.
7.3. Chế biến thuỷ hải sản và muối

7.3.1. Chế biến thuỷ hải sản
Đến nay đã có 3 nhà máy với công suất 3.000 tấn thành phẩm/ năm. Chế biến
thuỷ sản xuất khẩu được duy trì ổn định và phát triển, sản phẩm chế biến và giá trị tăng
lên hàng năm: năm 2000 đạt 1.870 tấn sản phẩm, giá trị 10 triệu USD; Năm 2008 đạt
3.800 tấn, giá trị trên 21 triệu USD, tăng gấp 2 lần. Từ chỗ chỉ sản xuất một số mặt
hàng truyền thống như tôm đông, mực đông Blok, đến nay đã sản xuất trên 10 mặt
hàng như: mực sasơhmi, Xuxi, mực lột da, tôm nguyên con, chả cá, lẩu thuỷ sản tổng
hợp, mực khoanh… Thị trường tiêu thụ ổn định và được mở rộng, đặc biệt là thị
trường Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông…. Ngoài Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Hà
Tĩnh và Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Nam Hà Tĩnh, nhiều cơ sở tư nhân, tổ hợp
cũng đang vươn lên tìm kiếm thị trường thu mua và chế biến xuất khẩu thuỷ sản tại các
vùng cửa lạch như: Thạch Kim, Cẩm Nhượng, Cửa Hội, Kỳ Anh với doanh số đạt 9 10 triệu USD/ năm, giải quyết công ăn việc làm cho trên 1.000 lao động trực tiếp và
hàng ngàn lao động dịch vụ khác. Ngoài ra còn có trên 50 cơ sở chế biến nước mắm,
ruốc, hàng năm SX được 5,5 triệu lít nước mắm, 3.000 tấn mắm ruốc các loại, 500 tấn
sản phẩm khô, 500 tấn bột cá...
Tuy vậy với tiềm năng và lợi thế của kinh tế thuỷ sản tỉnh nhà và sự phát triển
của kinh tế thị trường thì chế biến thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh phát triển còn chậm và
chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, sản xuất còn nhỏ lẻ, nguyên liệu chủ yếu
đang ở dạng sơ chế chưa khai thác và tận thu hết giá trị của sản phẩm.
7.3.2. Chế biến muối
Cả tỉnh có 3 cơ sở chế biến muối được Nhà nước đầu tư trước năm 1995,
cho đến nay chưa có thêm một cơ sở nào được đầu tư xây dựng mới. Sản lượng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

25


×