Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.79 KB, 24 trang )

ĐỀ CƯƠNG SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
1, Khái niệm về môi trường và các nhân tố sinh thái
Giai thích lấy ví dụ làm rõ hơn (Khái niệm MT (nguồn) Căn cứ phân loại, giải thích
chức năng lấy ví dụ, Phân loại nhân tố sinh thái: giải thích và lấy ví dụ phân tích)


Môi trường là một phần ngoại cảnh , bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự
nhiên mà ở đó cá thể , quần thể , loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản
ứng thích nghi của nình
- Phân loại : MT đất , nước , không khí , sinh vật
- Chức năng : Không gian sống , cung cấp tài nguyên , cung cấp thông tin ,
hạn chế tác động bất lợi của từ bên ngoài, chứa đựng chất thải
- Môi trường sống của sinh vật : MT trên cạn , nước , sinh vật , đất



Các nhân tố sinh thái : là những yếu tố môi trường khi chúng tác động lên đời sống sinh
vật mà sinh vật phản ứng lại một cách thích nghi .
- Phân loại nhân tố sinh thái
+ Dựa vào bản chất : Nhân tố vô sinh : là các nhân tố vật lí và hóa học của
môi trường xung quanh sinh vật
Nhân tố hữu sinh : sinh vật , con ng
+ Dựa vào tác động : NTST phụ thuộc và mật độ : NT sống
NTST không phụ thuộc vào môi trường : NT k sống
2, Quy luật sinh thái cơ bản . Lấy ví dụ phân tích
Nêu được nội dung. Lấy ví dụ để phân tích làm rõ ( Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật
và môi trường chưa có phân tích ví dụ)

1. Quy luật tác động tổng hợp.
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố có tác động qua lại, sự biến đổi các nhân tố này
có thể dẫn đến sự thay đổi về lượng, có khi về chất của các yếu tố khác và sinh vật chịu


ảnh hưởng sự biến đổi đó. Tất cả các yếu tố đều gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một
tổ hợp sinh thái. Ví dụ như chế độ chiếu sáng trong rừng thay đổi thì nhiệt độ, độ ẩm
không khí và đất sẽ thay đổi và sẽ ảnh hưởng đến hệ động vật không xương sống và vi
sinh vật đất, từ đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng khoáng của thực vật.
– Mỗi nhân tố sinh thái chỉ có thể biểu hiện hoàn toàn tác động khi các nhân tố khác
đang hoạt động đầy đủ. Ví dụ như trong đất có đủ muối khoáng nhưng cây không sử
dụng được khi độ ẩm không thích hợp; nước và ánh sáng không thể có ảnh hướng tốt đến
thực vật khi trong đất thiếu muối khoáng.
2. Qui luật giới hạn sinh thái Shelford
1

1


Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc
vào tính chất của các yếu tố sinh thái mà cả vào cường độ của chúng. Đối với mỗi yếu tố,
sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái
vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của
cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống hoặc hoạt động. Khi cường độ tác động tới
ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể thì sinh vật không
tồn tại được.
Giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một yếu tố sinh thái nhất định đó là giới
hạn sinh thái hay trị số sinh thái (hoặc biên độ sinh thái). Còn mức độ tác động có
lợi nhất đối với cơ thể gọi là điểm cực thuận (Optimum). Những loài sinh vật khác
nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận khác nhau, có loài giới hạn sinh thái rộng
gọi là loài rộng sinh thái, có loài giới hạn sinh thái hẹp gọi là loài hẹp sinh thái. Như vậy
mỗi một loài có một giá trị sinh thái riêng. Trị sinh thái của một sinh vật là khả năng
thích ứng của sinh vật đối với các điều kiện môi trường khác nhau.
Nếu một loài sinh vật có giới hạn sinh thái rộng đối với một yếu tố nào đó thì ta nói
sinh vật đó rộng với yếu tố đó, chẳng hạn “rộng nhiệt”, “rộng muối”, còn nếu có giới hạn

sinh thái hẹp ta nói sinh vật đó hẹp với yếu tố đó, như “hẹp nhiệt”, “hẹp muối”…
Trong sinh thái học người ta thường sử dụng các tiếp đầu ngữ: hep (Cteno-), rộng
(Eury-), ít (Oligo-), nhiều (Poly-) đặt kèm với tên yếu tố đó để chỉ một cách định tính về
mức thích nghi sinh thái của sinh vật đối với các yêu tố môi trường.
Ví dụ: loài chuột cát đài nguyên chịu đựng được sự dao động nhiệt độ không khí tới
800C (từ -500C đến +300C), đó là loài chịu nhiệt rộng hay là loài rộng nhiệt
(Eurythermic), hoặc như loài thông đuôi ngựa không thể sống được ở nơi có nồng độ
NaCl trên 40/00, đó là loài chịu muối thấp hay loài hẹp muối (Stenohalin).
3. Qui luật tác động không đồng đều của yếu tố sinh thái lên chức phận sống
của cơ thể.
Các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng khác nhau lên các chức phận sống của cơ
thể, nó cực thuận đối với quá trình này nhưng có hại hoặc nguy hiểm cho quá
trình khác. Ví dụ như nhiệt độ không khí tăng đến 400 – 50 0C sẽ làm tăng các quá trình
trao đổi chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hảm sự di động của con vật.
Có nhiều loài sinh vật trong chu kỳ sống của mình, các giai đoạn sống khác nhau có
những yêu cầu sinh thái khác nhau, nếu không được thỏa mản thì chúng sẽ chết hoặc
khó có khả năng phát triển. Ví dụ loài tôm he (Penaeus merguiensis) ở giai đoạn
thành thục sinh sản chúng sống ở biển khơi và sinh sản ở đó, giai đoạn đẻ trứng và trứng
nở ở nơi có nồng độ muối cao (32 – 36 0/00), độ pH = 8, ấu trùng cũng sống ở biển,
nhưng sang giai đoạn sau ấu trùng (post-larvae) thì chúng chỉ sống ở những nơi có nồng

2

2


độ muối thấp (10 – 250/00) (nước lợ) cho đến khi đạt kích thước trưởng thành mới di
chuyển đến nơi có nồng độ muối cao.
Hiểu biết được các qui luật này, con người có thể biết các thời kỳ trong chu kỳ sống
của một số sinh vật để nuôi, trồng, bảo vệ hoặc đánh bắt vào lúc thích hợp.

4. Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
Trong mối quan hệ tương hổ giữa quần thể, quần xã sinh vật với môi trường, không
những các yếu tố sinh thái của môi trường tác động lên chúng, mà các sinh vật cũng có
ảnh hưởng đến các yếu tố sinh thái của môi trường và có thể làm thay đổi tính chất của
các yếu tố sinh thái đó.
5. Quy luật tối thiểu
Quy luật này được nhà hoá học người Đức Justus Von Liebig đề xuất năm 1840
trong công trình “Hoá học hữu cơ và sử dụng nó trong sinh lý học và nông nghiệp”. Ông
lưu ý rằng năng suất mùa màng giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với sự giảm hay tăng các chất
khoáng bón cho cây ở đồng ruộng. Như vậy, sự sinh sản của thực vật bị giới hạn
bởi số lượng của muối khoáng. Liebig chỉ ra rằng “Mỗi một loài thực vật đòi hỏi một
loại và một lượng muối dinh dưỡng xác định, nếu lượng muối là tối thiểu thì sự tăng
trưởng của thực vật cũng chỉ đạt mức tối thiểu”.
Khi ra đời, quy luật Liebig thường áp dụng đối với các loại muối vô cơ. Theo thời
gian, ứng dụng này được mở rộng, bao gồm một phổ rộng các yếu tố vật lý,
mà trong đó nhiệt độ và lượng mưa thể hiện rõ nhất. Tuy vậy quy luật này cũng có
những hạn chế vì nó chỉ áp dụng đúng trong trạng thái ổn định và có thể còn bỏ
qua mối quan hệ khác nữa. Chẳng hạn, trong ví dụ về phốt pho (phosphor) và năng
suất, Liebig cho rằng phốt pho là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi năng suất. Sau này
người ta thấy rằng sự có mặt của muối nitơ (nitrogen) không chỉ ảnh hưởng lên
nhu cầu nước của thực vật mà còn góp phần làm cho thực vật lấy được phốt pho ở dưới
dạng không thể đồng hoá được. Như vậy, muối nitơ là yếu tố thứ 3 phối hợp tạo ra hiệu
quả.
3, Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống thực vật và động vật (????)
4, Mối quan hệ trong quần thể . Lấy ví dụ phân tích
Quan hệ hỗ trợ: Hiệu quả nhóm là gì. Lấy ví dụ phân tích về Hiệu quả nhóm
cạnh tranh: Cạnh tranh, ăn thịt đồng loại, ký sinh đồng loại
giao tiếp: giải thích khái niệm, lấy ví dụ phân tích cách thức giao tiếp

3


3


1. Quan hệ hỗ trợ
– Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như
lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản, …
– Vai trò: + Đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn
sống của môi trường.
+ Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
 Hiệu quả nhóm

– Các ví dụ:
Biểu hiện của quan hệ hỗ trợ

Ý nghĩa

– Hỗ trợ giữa các cá thể trong khóm tre

Các cây dựa vào nhau nên đứng vững, chống được gió
bão

– Các cây thông nhựa mọc gần nhau có
hiện tượng liền rễ

Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn

Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn

Bắt mồi và tự vệ tốt hơn


Bồ nông xếp thành hàng khi săn mồi

Bắt được nhiều cá hơn

2. Quần thể cạnh tranh
– Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng
lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần
thể.
– Các cá thể cạnh tranh về nơi ở, thức ăn, ánh sáng; các con đực tranh giành con cái.
Biểu hiện của quan hệ cạnh tranh

Kết quả

– Thực vật cạnh tranh giành ánh sáng,
chất dinh dưỡng,

Đào thải những cá thể cạnh tranh yếu, mật độ giảm

– Trong các quần thể cá, chim, thú, …
đánh nhau, dọa nạt nhau, một số ăn thịt
lẫn nhau

– Mỗi nhóm cá thể bảo vệ một khu vực sống riêng, một
số buộc phải tách ra khỏi đàn– Làm phân hoá ổ sinh
thái
– Một số ăn thịt tiêu diệt lẫn nhau.

4


4


– Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự
phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của quần thể.
3, Quần thể giao tiếp
-

Vai trò : duy trì tổ chức bầy đàn
Phương tiện giao tiếp : “ngôn ngữ”

5, Đặc trưng cơ bản của quần thể
Phân tích giải thích phải rõ rang hơn
a, Tỉ lệ giới tính
Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực, số lượng cá thể cái trong quần thể.
Tỉ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/1. Tuy nhiên, trong quá trình sống tỉ lệ này có thể thay đổi
tùy thuộc vào từng thời gian và điều kiện sống (
Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của
quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Ý nghĩa về hiểu biết tỉ lệ giới tính
Sự hiểu biết về tỉ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi gia súc, bảo vệ
môi trường.. Trong chăn nuôi, người ta có thể tính toán một tỉ lệ các con đực và cái phù
hợp để đem lại hiệu quả kinh tế. Ví dụ, các đàn gà, hưu, nai, ... người ta có thể khai thác
bớt một số lượng lớn các cá thể đực mà vẫn duy trì được sự phát triển của đàn.
- Các nhân tố ảnh hưởng : Do tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái,
Tỉ lệ giới tính thay đổi theo điều kiện môi trường sống, Do đặc điểm sinh sản và đặc tính
đa thê ở động vật, Do sự khác nhau về đặc điểm sinh lí và tập tính của con đực và con
cái, Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào chất dinh dưỡng tích lũy trong cơ thể.
b, Tuổi và cấu trúc tuổi

-

Tuổi là thời gian sống của cá thể
Cấu trúc tuổi là tổ hợp các nhó tuổi của quần thể

-

Các cá thể trong quần thể được phân chia thành các nhóm tuổi : nhóm tuổi trước sinh sản,
nhóm tuổi sinh sản, nhóm tuổi sau sinh sản.

-

Ngoài ra, người ta còn phân chia cấu trúc tuổi thành tuổi thọ sinh lí, tuổi thọ sinh thái và
tuổi quần thể.
5

5


Nhân tố ảnh hưởng đến các nhóm tuổi
Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng, nhưng cấu trúc đó cũng luôn thay đổi phụ thuộc
vào điều kiện sống của môi trường.
- Khi nguồn sống từ môi trường suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hoặc có dịch
bệnh... các cá thể non và già bị chết nhiều hơn cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.
- Trong điều kiện thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú, các con non lớn lên nhanh
chóng, sinh sản tăng, từ đó kích thước quần thể tăng lên.
- Ngoài ra, nhóm tuổi của quần thể thay đổi còn có thể phụ thuộc vào một số yếu tố
khác như mùa sinh sản tập tính di cư, ...
c, Sự phân bố của cá thể
Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống

trong khu vực phân bố. Có ba kiểu phân bố cá thể :

Kiểu
phân bố
Phân bố
theo
nhóm

Đặc điểm

Ý nghĩa sinh
thái

Là kiểu phân bố phổ biến nhất,
các cá thể của quần thể tập trung
theo từng nhóm ở những nơi có
điều kiện sống tốt nhất. Phân bố
theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh
vật sống thành bầy đàn, khi chúng
trú đông, ngủ đông, di cư...

Các cá thể hỗ
trợ lẫn nhau
chống lại điều
kiện bất lợi của
môi trường.

Ví dụ
Nhóm cây bụi mọc
hoang dại, đàn trâu

rừng...

Phân bố
Thường gặp khi điều kiện sống Làm giảm mức
Cây thông trong
đồng đều phân bố một cách đồng đều trong độ cạnh tranh
rừng thông...chim hải
môi trường và khi có sự cạnh
giữa các cá thể
âu làm tổ...
tranh gay gắt giữa các cá thể của trong quần thể.
quần thể.
Phân bố
ngẫu
nhiên

6

Là dạng trung gian của hai
dạng trên.

Sinh vật tận
dụng được nguồn
sống tiềm tàng
trong môi
trường.

6

Các loài sâu sống

trên tản lá cây, các
loài sò sống trong
phù sa vùng triều,
các loài cây gỗ sống
trong rừng mưa nhiệt


đới...

d, Mật độ quần thể
Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay
thể tích của quần thể.
- Ảnh hưởng của mật độ cá thể :
+ Mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản (là
đặc trưng cơ bản rất quan trọng) của quần thể, vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới nhiều
yếu tố khác như mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử
vong của cá thể từ đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể (kích thước quần thể).
Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt để
giành thức ăn, nơi ở... dẫn tới tỉ lệ tử vong tăng cao. Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì
ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
+ Mật độ cá thể trong quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy
theo điều kiện của môi trường sống.
e, Mức độ sinh sản của quần thể
Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời
gian.
Mức độ sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ, số lứa
đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể... và tỉ lệ đực/cái
của quần thể.
Khi thiếu thức ăn, nơi ở hoặc điều kiện khí hậu không thuận lợi mức sinh sản của
quần thể thường bị giảm sút.

f, Mức độ tử vong của quần thể
Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
Mức độ tử vong của quần thể phụ thuộc trước hết vào tuổi thọ trung bình của sinh vật và
các điều kiện sống của môi trường, như sự biến đổi bất thường của khí hậu, bệnh tật,
lượng thức ăn có trong môi trường, số lượng kẻ thù,... và mức độ khai thác của con
người.
g, Phát tán của quần thể.
Phát tán là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. Xuất cư là hiện tượng một số cá
thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở quần thể bên cạnh hoặc di chuyển đến
nơi ở mới. Nhập cư là hiện tượng một số cá thể nằm ngoài quần thể chuyển tới sống
trong quần thể.
Ở những quần thể có điều kiện sống thuận lợi, nguồn thức ăn dồi dài... hiện tượng
xuất cư thường diễn ra ít và nhập cư không gây ảnh hưởng rõ rệt tới quần thể. Xuất cư
7

7


tăng cao khi quần thể đã cạn kiệt nguồn sống, nơi ở chật chội, sự cạnh tranh giữa các cá
thể trong quần thể trở nên gay gắt.
h, Sự tăng tưởng
-

Sự tăng trưởng liên quan đến các chỉ số cơ bản : Mức sinh sản , mức tử vong , mức xuất
nhập cư của quần thể
6 , Mối quan hệ trong quần xã. Lấy ví dụ phân tích
Quan hệ cạnh tranh: Kết quả của quan hệ canh tranh là gì?

Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và
sự phân li ổ sinh thái. Các loài tuy khác nhau, nhưng lại cùng có chung nhucầu về thức ăn, nơi ở và những điều kiện

sống khác. Điều đó sẽ dẫn đến sự cạnh tranh và ngày càng gay gắt, nhất là khi các nhu cầu đó không được đáp ứng
đầy đủ cho tất cả các loài trong quần xã. Các loài càng gần nhau về quan hệ sinh thái, như cùng một loại thức ăn và
nơi ở thì cạnh tranh lại càng khốc liệt. Quan hệ cạnh tranh là nhân tố chủ yếu quyết định cấu trúc và sự phát triển
của quần xã. Quan hệ cạnh tranh của quần xã ảnh hưởng đến 4 mặt sau:
+ Ảnh hưởng đến sự biến động số lượng loài của quần xã: Ở động vật, sự cạnh tranh biểu hiện rõ rệt và
sớm thấy kết quả, thậm chí có loài bị tiêu diệt, như quan hệ vật ăn thịt-con mồi. Ở thực vật cũng có biến động,
nhưng không bộc lộ rõ như động vật, nó diễn ra từ từ, chậm chạp; loài thực vật ưu thế sẽ loại dần hoặc làm cho loài
thực vật khác bị suy yếu đi và giảm dần sự sống, như việc tự tỉa thưa ở thực vật.
+ Ảnh hưởng đến sự phân bố địa lý và phân bố theo nơi ở, thể hiện rõ ở trường hợp khi có xuất hiện sự
nhập cư của những loài mới đến một cách bất ngờ và ngẫu nhiên, nếu phù hợp thì chúng sẽ sớm thích nghi và phát
triển mạnh, đẩy lùi và loại dần những loài cũ vốn là chủ nhân ở đó.
+ Ảnh hưởng đến sự phân li (phân hóa) các ổ sinh thái: Nhiều loài sinh vật cùng sống chung ở một nơi,
nhưng lại không có sự cạnh tranh, do tự chúng đã có sự phân hóa về thức ăn hoặc nơi kiếm ăn và nơi sinh sản, nghĩa
là đã có sự phân hóa về ổ sinh thái.
+ Ảnh hưởng đến sự phân hóa về mặt hình thái, gặp ở những loài động vật có vị trí phân loại gần nhau và cùng sống
ở một nơi, do đó chúng sẽ có các đặc điểm hình thái và tập tính khác nhau, sao cho cùng chung sốngvới nhau, nhưng
bằng những cách khác nhau hay những ổ sinh thái khác nhau.
Phần này lấy ví dụ em phải phân tích cụ thể hơn. Chứ không chỉ nêu ra

a. Quan hệ cộng sinh:
- Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy
nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.
+ Cộng sinh giữa thực vật, nấm hoặc vi khuẩn:
Ví dụ: * Cộng sinh giữa tảo đơn bào với nấm và VK trong địa y.
* VK cố định đạm (Rhizobium) cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu.
+ Cộng sinh giữa thực vật và động vật:

8

8



Ví dụ: * Cộng sinh giữa kiến và cây kiến.
+ Cộng sinh giữa động vật và động vật:
- Trùng roi sống trong ruột mối: giúp mối tiêu hóa xenlulôzơ thành đường (là nguồn
cung cấp cho cả mối và trùng roi)
- Một số loài cua mang trên thân những con hải quỳ (hải quỳ tiết chất độc giúp cua
tự vệ, cua giúp hải quỳ di chuyển khỏi nơi khô hạn)
b. Quan hệ hợp tác:
- Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu
tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được.
Ví dụ:
+ Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng (chim ăn con ve, bét dưới lớp lông của trâu,
khi có thú dữ chim bay lên báo động cho trâu)
+ Hợp tác giữa chim nhỏ ăn thức ăn thừa ở răng cá sấu (cá sấu không khó chịu vì
thức ăn thừa trong răng, chim nhỏ có thức ăn)
c. Quan hệ hội sinh:
- Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì
Ví dụ:
+ Cá ép sống bám trên cá lớn (cá voi, cá mập), nhờ đó cá ép được mang đi xa,
kiếm thức ăn dễ dàng.
+ Hội sinh giữa dương xỉ và cây gỗ (dương xỉ bám trên thân cây để lấy nước và
ánh sáng, cây gỗ chẳng hại gì)
d. Quan hệ cạnh tranh:
Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh
nhau giành thức ăn, nơi ở…
- Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sang, những
cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có
cơ hội sống sót hơn.
9


9


- Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi
ở…
Ví dụ:
+ Cạnh tranh giữa cú và chồn trong rừng (vì cùng hoạt động vào ban đêm và bắt
chuột làm thức ăn).
+ Cạnh tranh làm dẫn đến phân hóa kích thước mỏ chim (có 3 loài chim mỏ chéo ở
châu Âu chuyên ăn hạt thông)
e. Kí sinh:
- Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh
dưỡng để sống.
- Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ.
- Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.
Ví dụ:
+ Chấy, rận, kí sinh trên cơ thể người và động vật
+ Cây tầm gởi sống bám trên thân cây khác.
f. Ức chế cảm nhiễm:
- Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát
triển của loài khác. Ức chế cảm nhiễm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của 1 loài
nào đó.
Ví dụ: + Tảo giáp phát triển mạnh gây vào mùa sinh sản tiết ra chất độc gọi là
“thuỷ triều đỏ“ hay “nước nở hoa“ làm chết nhiều động vật không xương sống và nhiều
loài khác chết do ăn phải những động vật bị nhiễm độc này.
g. Sinh vật ăn sinh vật khác:
Động vật ăn thực vật: trong quá trình ăn lá, quả, hạt mật hoa … động vật đã góp
phần thụ phấn cho thực vật.
Động vật ăn động vật: động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên chúng thường

bắt được những con gìa hoặc bệnh tật à chọn lọc tự nhiên loại bớt những con yếu.
10

10


Thực vật ăn động vật: cây bắt ruồi, cây nắp ấm …lá cây tiết ra chất phân giải thịt
sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây
7, Diễn thế sinh thái
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song
có sự biến đổi của môi trường, để đến cuối cùng có một quần xã tương đối ổn định.
Ví dụ???
Diễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên nhân :
- Nguyên nhân bên ngoài: đó là tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay
đổi môi trường vật lí, nhất là thay đổi khí hậu, thường gây nên những biến đổi sâu sắc về
cấu trúc của quần xã. Mưa bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa..
Nguyên nhân bên trong : bên cạnh những tác động ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt
giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
Hoạt động khai thác tài nguyên của con người như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước,
xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển,... là nguyên nhân bên
trong đóng vai trò rất quan trọng làm biến đổi và nhiều khi dẫn tới suy thoái các quần xã
sinh vật.
Các loại diễn thế sinh thái

(Khái niệm và ví dụ, so sánh giữa các loại diễn thế)
Giai đoạn
khởi đầu
Diễn
Khởi đầu từ
thế

môi trường
nguyên trống trơn
sinh

11

Giai đoạn
giữa

Giai đoạn Nguyên nhân
cuối
của diễn thế

Các quần xã Hình
- Tác động mạnh
sinh vật biến thành quần mẽ của ngoại
đổi tuần tự,
xã tương
cảnh lên quần xã
thay thế lẫn
đối ổn định - Cạnh tranh gay
nhau và ngày
gắt giữa các loài
càng phát
trong quần xã
triển đa dạng

11

Tính chất


-Thời gian
dài
-Phức tạp ,
khó dự đoán,
qtrinh tốc độ
chậm


Diễn Khởi đầu ở
thế thứ môi trường đã
sinh có một quần
xã sinh vật
phát triển
nhưng bị hủy
diệt do tự
nhiên hay khai
thác quá mức
của con người
Diễn
thế
phân
hủy

Một quần
xã mới phục
hồi thay thế
quần xã bị
hủy diệt, các
quần xã biến

đôi tuần tự
thay thế lẫn
nhau

Có thể
hình thành
nên quần
xã tương
đối ổn
định, tuy
nhiên rất
nhiều quần
xã bị suy
thoái

Khởi đầu là
môi trường
đang dần suy
thoái

- Tác động mạnh -Tgian ngắn
mẽ của ngoại
-Ít phức tạp,
cảnh lên quần xã ít cạnh tranh,
- Cạnh tranh gay có thể dự
gắt giữa các loài đoán , tốc độ
trong quần xã
nhanh
- Hoạt động khai
thác tài nguyên

của con người
-Sự thay đỏi của
các yếu tố MT

-Thời gian rất
ngắn
-Đơn giản, k
cạnh tranh,
dự đoán đc

8, Hệ sinh thái
-Khái niệm : Là tổ hợp của 1 qxsv với môi trg vật lí mà qxa đó tồn tại, trong đó các
sinh vật tương tác với nhau và với môi trường để tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển
hóa năng lượng
-Cấu trúc HST :

+ Thành phần vô sinh :
1. Các chất vô cơ: nước, điôxit cacbon, ôxi, nitơ, phốtpho...
2. Các chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, vitamin, hoocmôn...
3. Các yếu tố khí hậu: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, khí áp...
+ Thành phần hữu sinh :
1. Sinh vật sản xuất: đó là những loài sinh vật có khả năng quang hợp và hóa tổng
hợp, tạo nên nguồn thức ăn cho mình và để nuôi các loài sinh vật dị dưỡng.
2. Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài động vật ăn thực vật, sau là những loài động vật ăn
thịt.
3. Sinh vật phân hủy: nhóm này gồm các vi sinh vật sống dựa vào sự phân hủy các
chất hữu cơ có sẵn. Chúng tham gia vào việc phân giải vật chất để trả lại cho môi
trường những chất ban đầu.
12


12


- Chức năng của hệ sinh thái : (Trao đổi năng lượng và tuần hoàn vật chất)

Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống
Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống, qua sự trao đổi vật chất
và năng lượng giữa các sinh vật trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh
của chúng. Trong đó, quá trình "đồng hóa" - tổng hợp các chất hữu cơ, sử dụng năng
lượng mặt trời do các sinh vật tự dưỡng trong hệ sinh thái thực hiện và quá trình "dị
hóa”
-Ví dụ ; HST trên cạn : hoang mạc , xavan, thảo nguyên,… HST dưới nước : nước mặn ,
nước ngọt ,..
9, Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
-Chuỗi thức ăn (Foodchain): là một dãy bao gồm nhiều loài sinh vật, mỗi loài là một
"mắt xích" thức ăn; mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ mắt xích thức ăn phía dưới và nó
lại bị mắt xích thức ăn phía trên tiêu thụ.
-Các thành phần sinh học trong chuỗi thưc ăn Lưới thức ăn (Foodweb): là phức hợp các
chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau trong HST.
Vì mỗi loài trong quần xã không phải chỉ liên hệ với một chuỗi thức ăn mà có thể liên hệ
với nhiều chuỗi thức ăn. Tất cả các chuỗi thức ăn trong quần xã hợp thành lưới thức ăn.
Ví dụ minh họa: Chuỗi và lưới thức ăn trên cạn : Xén tóc Thằn lằn Chim gõ kiến Chuỗi
thức ăn Quả sồi→chuột→rắn→VSV phân hủy \
- Gồm có : Chuỗi thức ăn bắt đàu bằng svsx và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sv phân giải
-Bậc dinh dưỡng : bao gồm nhuwxg mắt xích thức ăn thuộc 1 nhóm sắp xếp theo các
thành phần của chuỗi thức ăn như : sv cung cáp , sv tiêu thụ cấp 1,2,….
Trình bày cẩn thận hơn về bậc dinh dưỡng, ví dụ, tháp sinh thái, phân loại tháp sinh thái,
so sánh ưu nhược điểm của các loại tháp sinh thái.
10, Trình bày khái niệm và kí hiệu : Sản lượng sv toàn phần, sản lượng sv thực tế,
sản lượng sv riêng, sản lượng sv sơ cấp , sản lượng sv thứ cấp

-

-

-

Sản lượng sv toàn phần ( PB hay A) là lượng chất sống ( hay số năng lượng ) do một cơ
thể hay các sv trong 1 bậc dinh dưỡng sản sinh ra trong một khoảng tgian nhất định nào
đó ( 1 ngày đêm , 1 năm .. ) trên đvi diện tích
Sản lượng sinh vật thực tế ( PN hay Ps ) là sản lườn sinh vật toàn phần trừ đi phần chất
sống ( số năng lượng ) đã bị tiêu hao trong quá trình hô hấp ( R ) . Đó là chất hữu cơ
được tích lũy
Sản lượng sv riêng ( P/B) ( trong đó P là slg sv toàn phần hoặc thực tế , B là sinh khối )
biểu thị slg sv của một đvị sinh khối trong một khoảng thời gian nhất định
Sản lượng sv sơ cấp ( PN ) : là sản lượng sv toàn phần ( PG ) hoặc slg thực tế (PN)
Sản lượng sv thứ cấp: là sản lượng sv đối với vật tiêu dùng
13

13


Ví dụ : Nói chung, khi năng lượng đi vào hệ sinh thái, thực vật cũng chỉ đồng hóa
được một lượng rất nhỏ, trung bình từ 0,2 đến 0,5% để tạo nên sản lượng sơ cấp
thô (PG), còn phần lớn bị phản xạ trở lại, hoặc biến đổi thành nhiệt để hâm nóng môi
trường xung quanh, hoặc để thực vật thoát hơi nước

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, thực vật cũng đã sử dụng một phần năng
lượng tổng hợp được. Mức độ tiêu hao phụ thuộc vào đặc tính của quần xã thực vật,
vào tuổi và nơi phân bố của chúng (trên cạn, dưới nước, theo vĩ độ, độ cao,…). Chẳng
hạn, các loài động vật trên đồng cỏ non chỉ tiêu hao 30% tổng sản lượng sơ cấp, còn ở

đồng cỏ già lên đến 70%. Rừng ôn đới sử dụng 50 – 60%, còn rừng nhiệt đới 70 –
75%. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hô hấp của sinh vật tự dưỡng dao động từ 30
đến 40% tổng sản lượng sơ cấp, do đó chỉ khoảng 60 – 70% còn lại (thường ít hơn)
được tích lũy để làm thức ăn cho các sinh vật tự dưỡng. phần này được gọi là sản
lượngthựctế
11, Vòng tuần hoàn Cacbon
Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon được trao đổi
giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển và khí quyển của Trái Đất. Nó là một
trong các chu trình quan trọng nhất của Trái Đất và cho phép cacbon được tái chế và tái
sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó.

Cacbon tồn tại trong khí quyển Trái Đất chủ yếu dưới dạng khí điôxít cacbon (CO2)
14

14


Cacbon được giải phóng vào khí quyển theo vài cách:thông qua hô hấp của động và thực
vật. ,Thông qua phân hủy các chất có nguồn gốc từ động vật và thực vật bởi vi
khuẩn,Thông qua quá trình cháy của vật chất hữu cơ, trong đó cacbon chứa trong vật chất
này bị ôxi hóa, sinh ra điôxít cacbon ,Sản xuất xi măng. Điôxít cacbon được giải phóng
khi đá vôi (cacbonat canxi) bị nung nóng để tạo ra vôi sống (ôxít canxi), một thành phần
của xi măng.,Tại bề mặt đại dương, nơi nước trở nên ấm hơn, điôxít cacbon đã hòa tan
được giải phóng ngược trở lại khí quyển, do độ hòa tan của nó giảm xuống, Các vụ phun
trào núi lửa và biến chất giải phóng các khí vào khí quyển.
Trong sinh quyển:


Sinh vật tự dưỡng là các sinh vật có khả năng tạo ra các hợp chất hữu cơ của chính
chúng bằng cách sử dụng điôxít cacbon từ không khí hay từ trong nước mà trong đó

chúng sống. Quá trình sản xuất ra năng lượng được gọi là quang hợp.



Cacbon được di chuyển trong phạm vi sinh quyển như là nguồn thức ăn của
các sinh vật dị dưỡng, khi chúng ăn các sinh vật khác hay các bộ phận của sinh vật
khác (như hoa, quả, củ). Quá trình này cũng bao gồm cả việc hấp thụ các vật chất hữu
cơ từ sinh vật chết của nấm và vi khuẩn (trong quá trình lên men hay phân hủy).



Phần lớn cacbon rời khỏi sinh quyển thông qua hô hấp



Sự đốt cháy sinh khối (như cháy rừng, đốt củi gỗ để lấy nhiệt v.v.) cũng chuyển
một lượng đáng kể cacbon vào khí quyển.



Cacbon cũng luân chuyển trong phạm vi sinh quyển khi vật chất hữu cơ chết
(như than bùn) nhập vào trong địa quyển.

Trong thủy quyển
Các đại dương chứa, chủ yếu dưới dạng ion bicacbonat . Các trận bão tố lớn vùi lấp một
lượng lớn cacbon, do chúng cuốn trôi nhiều trầm tích
Cacbon vô cơ, là quan trọng trong các phản ứng của chúng với nước. Trong khu vực có
sóng cuộn từ dưới lên của đại dương, cacbon được giải phóng vào khí quyển. Ngược lại,
tại các khu vực sóng cuộn từ bề mặt xuống sâu thì cacbon dưới dạng CO 2 lại từ không khí
chuyển vào lòng đại dương

Trong địa quyển:
Các thành phần địa chất của chu kỳ carbon hoạt động chậm chạp so với các phần khác
của chu trình carbon toàn cầu. Nó là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất
của lượng carbon trong khí quyển
15

15


Hầu hết cacbon của trái đất được lưu trữ rất lâu trong thạch quyển của trái đất. Phần lớn
carbon được lưu trữ trong lớp vỏ của trái đất đã được lưu trữ ở đó khi trái đất hình thành.
Một phần của nó đã được di chuyển vào các dạng carbon hữu cơ từ sinh quyển . trong số
carbon được lưu trữ trong các địa quyển, khoảng 80% là đá vôi và các dẫn xuất của nó,
mà hình thành từ sự bồi lắng của cacbonat canxi được lưu trữ trong các vỏ của các sinh
vật biển. 20% còn lại được lưu giữ hình thành qua quá trình trầm tích và chôn các sinh
vật trên cạn dưới nhiệt độ và áp suất. carbon hữu cơ được lưu trữ trong các địa quyển có
thể vẫn còn có hàng triệu năm.
Tác động của con người đến vòng tuần hoàn :
Trong lịch sử phát triển trái đất có quy mô và xu hướng của chu trình cacbon đã có nhiều
thay đổi. Trước khi con người xuất hiện có xu hướng nghiêng về tích lũy cacbon trong
nhiên liệu hóa thạch và giảm nồng độ co2 trong khí quyên. Hiện nay con người do phục
vụ các mục đích của mình như phát triển kinh tế, công nghiêp, nông nghiêp… đã sử dụng
phần lớn nguồn cacbon hóa thạch như than đá, dầu, gas… chặt phá rừng bừa bãi. Đã phát
thải ra 1 số lượng lớn nồng độ khí c02 trong khí quyển. dẫn đến chu trình cacbon bị thay
đổi. gián tiếp làm thay đổi chu trình cacbon ở thủy quyển và sinh quyển . Việc thay đổi
sử dụng đất và chặt phá rừng bừa bãi cũng làm cho khả năng hấp thụ cacbon của các sinh
vật tự dưỡng bị thay đổi.
Việc phát thải quá nhiều cacbon vào khí quyển là 1 trong những nguyên nhân chính gây
ra biến đổi khí hậu và làm cho nhiệt độ nước biển gia tăng làm thay đổi hệ sinh thái biển,
tăng nồng độ axit và thay đôi thành phần hóa học của đại dương

12, Vòng tuần hoàn nước

Vòng tuần
hoàn nước
là sự tồn tại
và vận động
của nước
trên mặt đất,
16

16


trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển
từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại.
Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất
đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có
nước.
Mô tả chu trình:


Vòng tuần hoàn nhỏ

Số lượng nước tham gia vòng tuần hoàn chiếm 92% tổng lượng nước tuần hoàn, song chỉ
trải qua 2 giai đoạn: bốc hơi và nước rơi. Quãng dường đi rất ngắn. Vòng tuần hoàn thể
hiện như sau: nước, bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi lại bốc hơi.


Vòng tuần hoàn lớn


Khối lượng nước tham gia vòng tuần hoàn lớn chỉ chiếm 8% lượng nước, song lại nhiều
tới 3 giai đoạn nếu nước chảy ngay vào sông ngòi và đến 4 giai đoạn nếu nước thấm
xuống đất, sau đó lại cung cấp cho sông ngồi . Vòng tuần hoàn này thể hiện như sau:
nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gió thổi mây gây mưa vào lục địa,
gây mưa, nước mưa rơi xuống đất theo sông suối hoặc thấm xuống đất theo dòng chảy
ngầm về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi….
Tuần hoàn lớn có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi vật chất và năng lượng và
góp phần duy trì và phát triển sự sống trên Trái Đất
Tác động của con người lên vòng tuần hoàn:
-

Gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước mặn bằng cách thải ra môi trường những chất
độc hại các kim loại nặng …
Thay đổi dòng chảy của các con sông bằng việc xây các đập thủy điện làm biến
đổi chu trình nước
Sử dụng nước tràn lan làm thiếu hụt nước ngọt ở 1 số nơi gây ảnh hưởng đến chu
trình

13, Vòng tuần hoàn nitơ :
-

Chu trình nitơ là một quá trình mà theo đó nitơ bị biến đổi qua lại giữa các dạng
hợp chất hóa học của nó. Việc biến đổi này có thể được tiến hành bởi cả hai quá
trình sinh học và phi sinh học.

Các quá trình trong chu trình nito


17


Nitrat hóa

17


Quá trình chuyển đổi amoni thành nitrat được tiến hành đầu tiên bởi các vi khuẩn
sống trong đất và các loại vi khuẩn nitrat hóa khác. Trong giai đoạn nitrat hóa đầu tiên
này, sự ôxy hóa amoni (NH4+) được tiến hành bởi các loài vi khuẩn Nitrosomonas,
quá trình này chuyển đổi amoniac thành nitrit (NO2-). Các loại vi khuẩn khác
như Nitrobacter có nhiệm vụ ôxy hóa nitrit thành nitrat (NO3-). Việc biến đổi nitrit
thành nitrat là một quá trình quan trọng vì sự tích tụ của nitrit sẽ gây ngộ độc cho thực
vật.


Amoni hóa

Khi thực vật hoặc động vật chết đi thì dạng ban đầu của nitơ là chất hữu cơ. Vi khuẩn
hoặc nấm, trong một số trường hợp, chuyển đổi nitơ trong xác của chúng
thành amoni(NH4+), quá trình này được gọi là quá trình amoni hóa hay khoáng hóa.


Khử nitrat

Đây là quá trình khử nitrat thành khí nitơ (N2), hoàn tất chu trình nitơ. Quá trình này xảy
ra nhờ các loại vi khuẩn như Pseudomonas và Clostridium trong môi trường kỵ
khí.Chúng sử dụng nitrat làm chất nhận electron từ ôxy trong quá trình hơ hấp. Các vi
khuẩn kỵ khí ngẫu nhiên này cũng có thể sống trong các môi trường hiếu khí.


Cố định đạm


Cố định đạm hay cố định nitơ là một quá trình mà nitơ (N2) trong khí quyển được
chuyển đổi thành amoni (NH4+). Nitơ trong khí quyển hoặc phân tử khí nitơ (N2) tương
đối trơ, tức là nó không dễ dàng phản ứng với các hóa chất khác để tạo ra hợp chất mới.
Quá trình cố định phân giải các phân tử nitơ dạng hai nguyên tử (N 2) thành các nguyên
tử.
Cố định đạm trong tự nhiên và tổng hợp, là quá trình cần thiết cho tất cả các hình thái của
sự sống bởi vì nitơ là cần thiết để sinh tổng hợp các yếu tố cấu tạo cơ bản của thực
vật, động vật và các hình thái sự sống khác.
Cố định đạm cũng gồm những dạng chuyển đổi sinh học khác của nitơ, chẳng hạn như
chuyển đổi sang nitơ điôxit (NO2). Vi sinh vật có thể cố định được nitơ là những sinh vật
nhân sơ (cả vi khuẩn và vi khuẩn cổ) gọi chung là các vi khuẩn cố định đạm (diazotroph).
Một số thực vật bậc cao, và một số động vật (mối), đã có những hình thức cộng sinhvới
các vi khuẩn (diazotroph) này.


Qúa trình oxi hóa amoni kị khí

Quá trình oxi hóa amoni kị khí (Anaerobic ammonium oxidation - Anammox), trong đó,
amoni và nitrit được oxi hóa một cách trực tiếp thành khí N 2 dưới điều kiện kị khí với
amoni là chất cho điện tử, còn nitrit là chất nhận điện tử để tạo thành khí N 2

18

18




Đồng hóa nitơ


Thực vật lấy nitơ trong đất bằng cách hấp thụ chúng qua rễ cây ở
dạng ion nitrat hoặc amoni. Tất cả nitơ mà động vật tiêu thụ có thể quay ngược trở lại
làm thức ăn cho thực vật ở một vài giai đoạn trong chuỗi thức ăn.
Thực vật có thể hấp thụ các ion nitrat hoặc amoni từ đất thông qua lông của rễ, đây là quá
trình khử đầu tiên là các ion nitrat và sau đó là các amoni cho việc tổng hợp thành amino
axit, nucleic axit, và diệp lục.Trong các loài thực vật có mối quan hệ hỗ sinh với rhizobia,
một vài nitơ được đồng hóa trực tiếp thành dạng các ion amoni từ các nốt. Động vật,
nấm, và các sinh vật dị dưỡng khác tiêu thụ nitơ từ việc ăn các amino axit, nucleotide và
các phân tử hữu cơ nhỏ khác.

Tác động của con người đến vòng tuần hoàn:
Theo tính toán của các nhà khoa học hiện nay, nhiệt độ trái đất đang tăng lên không
ngừng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người. Hiện nay khu vực ô nhiễm
nhiều nhất là các nước có nền công nghiệp phát triển trong đó có thể kể đến châu Âu và
Bắc Mĩ cũng như phần lớn Đông Bắc Trung Quốc
Theo sau là Đông Nam Á và châu Phi với nồng độ NO2 khá cao do việc đốt rừng.
Mặc dù NO2 được hình thành tự nhiên dưới tác động của ánh mặt trời và do vi khuẩn
trong đất, song nó còn được giải phóng vào khí quyển từ quá trình đốt cháy nguyên liệu
hóa thạch của các nhà máy điện các ngành công nghiệp nặng và khí thải xe cộ. Lượng khí
thải này là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thủng tầng ozone làm nóng lên trái đất
Theo 1 thống kê khác khí NO2, cũng theo bản báo cáo của Liên Hợp Quốc là do kĩ thuật
công nghệ chăn nuôi gây ra.Mặc dù lượng NO2 thải ra hiện nay trên thế giới không bằng
CO2 nhưng tác động của NO2 lại đáng kể hơn rất nhiều so với CO2
Khí protoxyt nitrogen N2O là một trong các khí gây nên hiệu ứng nhà kính phá vỡ tầng
ozone. Lượng khí này được “ sản xuất” bởi các vi trùng trong đất tuy nhiên bên cạnh
chúng còn các vi khuẩn “hiếu khí” , có nghĩa là độ hoạt tính của khí này phụ thuộc vào
lượng khí “ không ăn hết” xâm nhập vào khí quyển.
14, Đa dạng sinh học


19

19


Đa dạng sinh học : Đa dạng sinh học là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể sống và
các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng bên trong và giữa các
loài, và sự đa dạng cửa các hệ sinh thái.
-Các cấp độ của đa dang : 3 cấp độ
+ Đa dạng loài : sự phong phú về số lượng loài trong quần xã , là cơ sở để tạo nên
một lưới thức ăn với nhiều mắt xích cho 1 hst ổn địch và bền vững.
+ Đa dạng di truyền : là sự đa dạng về gen trong mỗi quần thể và giữa các quần
thể với nhau . Đây là đa dạng ở cấp độ phân tử và đa dạng trao đổi chất, đem lại
những khác nhau cốt lõi quyết địh sự đa dạng của sự sống
+ Đa dạng sinh thái : sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái và các hệ sinh
thái ở các cấp độ khác nhau. Là đa dạng về mt sống của sv trong việc thích nghi vs
đk tự nhiên của chúng( sinh đới , vùng sinh thái , cảnh quan , hệ sinh thái , nơi ở ,
tổ sinh thái )
- Đánh giá đa dạng sinh học
2.1 Giá trị sinh thái và môi trường
-

-

-

Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài người. Các hệ
sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa (thủy vực): ôxy và
các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong

việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ mức độ hạn
hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước
Điều hòa khí hậu: quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa
phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu
- Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải
nguy hại khác
2.2

Giá trị kinh tế

- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài
nguyên ĐDSH.
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất nước,
đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông
vải,
cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
20

20


- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.
2.3 Giá trị xh-nhân văn
Giá trị xã hội - nhân văn của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:
- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân. Qua
các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều kết cấu,
nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái đẹp.
- ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ,

lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người. Điều này đặc biệt
có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và đầy sôi
động.
- ĐDSH góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực, thực
phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng, về ăn mặc,
tham quan du lịch và thẩm mỹ.
15, Nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học
15.1

Nguyên nhân trực tiếp:

- Khai thác quá mức và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học:
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống, con người đã thường xuyên săn bắn,
hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác .Chiến tranh: chiến tranh
không những là nguyên nhân trực tiếp mà còn là nguyên nhân sâu xa gây suy thoái
ĐDSH
- Khai thác quá mức:






Khai thác gỗ: Các phương thức khai thác gỗ (hợp pháp hay bất hợp pháp) không
bền vững từ trước đến nay đều được coi là mối đe dọa lớn đối với ĐDSH
Khai thác củi làm nhiên liệu:Khai thác củi làm nhiên liệu có quy mô lớn và kho
kiểm soát, đây cùng là mối đe dọa rất lớn đối với ĐDSH.
Khai thác, buôn bán lâm sản ngoại gỗ (kể cả động vật).
Đánh bắt cá: Tại nhiều nơi vẫn còn tình trạng đánh bắt cá mang tính huỷ diệt như

dùng mìn, chất nổ, điện, thậm chí cả chất đôc (Xyanua).
Khai thác trái phép tài nguyên các rạn san hô.

- Mở rộng đất làm nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản:
- Cháy rừng:
21

21


- Di nhập và xâm lấn của các loài sinh vật lạ:
- Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các vận động của tự nhiên: Việc phát sinh mới hay
hoạt động trở lại của các núi lửa, sóng thần, sạt lở đất, động đất, sa mạc hóa, cháy rừng...
- Ô nhiễm môi trường sống: nước , đất , không khí
- Sự chuyên hóa trong sản xuất nông nghiệp:Do sức ép của sự gia tăng dân số trên thế
giới, dẫn đến nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các loại nguyên, nhiên, vật liệu sẵn
có trong tự nhiên
- Sự lây nhiễm các sinh vật gây bệnh là điều thường xảy ra đối với động vật nuôi hay
động vật hoang dã
15.2

Nguyên nhân gián tiếp:

- Gia tăng dân số và di cư.: . Hệ quả tất yếu dẫn tới là phải mở rộng đất nông nghiệp,
xâm lấn vào đất rừng, làm suy thoái ĐDSH.
- Sự nghèo đói.
- Sự thay đổi trong thành phần HST :Chẳng hạn như mất hoặc suy giảm của một loài
có thể dẫn đến sự suy giảm ĐDSH.
- Sự bất lực của chính quyền và những chiến lược phát triển không hợp lý: nguyên nhân
này có vai trò tương đối lớn, nhất là đối với các loài có nguy cơ tuyệt chủng và ở các

nước nghèo. Hệ thống các văn bản pháp luật chưa hoàn thiện và không được những
người có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc.
16, Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học
-Các phương pháp:
+ Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ
các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên.
Thông thường bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn
(KBT) và đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp
+ Bảo tồn chuyển vị là biện pháp chuyển dời và bảo tồn các loài cây, con và các vi
sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là
để nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ. Bảo tồn chuyển vị bao gồm
các vườn thực vật (VTV), vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi
sinh vật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy...Do
các sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật đựoc lưu giữ trong môi trường nhân tạo,
nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hoá tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa
bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn ĐDSH.

22

22


+ Bảo tồn trang trại: Hình thức này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cho sự bảo tồn
một số giống cây trồng địa phương, có đặc tính nông sinh học quý như vải thiều Thanh
Hà, nhãn lồng Hưng Yên, bưởi Đoan Hùng, các loại cây có giá trị: hồi, quế...
+ Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn:
+ Hồi phục và khôi phục các loài, chủng quần và HST
- Giải Pháp Xây dựng nguồn nhân lực:









Lớp ngắn hạn về khoa học chuyên ngành, về kỹ thuật quản lý, hay về vấn đề
hành chính.
Lớp đại học hay sau đại học về chuyên ngành trong nước hay ngoài nước.
Hội thảo, tập huấn về vấn đề riêng
Trao đổi khoa học, kinh nghiệm giữa các nước hay các cơ quan khoa học, viện
nghiên cứu.
Tập huấn ngắn ngày cho cán bộ thực địa.
Chương trình soạn thảo tài liệu chuyên môn và phân phát tài liệu.
Tổ chức xây dựng chiến lược, kế hoạch quốc gia, địa phương có sự tham gia
của các cơ quan chính phủ, các cộng đồng địa phương, các tổ chức kinh
doanh, các nhóm dân tộc và những có liên quan.

-Mở rộng các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức về ĐDSH: + Xây dựng
chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về ĐDSH.
+ Nghiên cứu và xây dựng các hình thức giáo dục về nâng cao nhận thức ĐDSH
phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi.
+ Tổ chức tờ tin về giáo dục và truyền thông
ĐDSH.
+ Xây dựng mạng lưới giáo dục, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức
thực hiện công tác giáo dục, nâng cao nhận thức ĐDSH.
- Bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng:
Giải quyết được các mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên bao gồm cả
ĐDSH.
• Quản lý và sử dụng ổn định bền vững tài nguyên thiên

nhiên.
• Hạn chế các mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn thiên
nhiên.
• Giảm thiểu được các tác động tới đa dạng sinh học và môi trường sống tự
nhiên.


23

23


Giảm thiểu mức đầu tư ngân sách nhà nước đối với công tác bảo tồn thiên
nhiên;….
• Giảm sức ép về dân số:


-Bảo tồn đa dạng sinh học bằng pháp chế: bằng pháp luật và thỏa thuận quốc tế

24

24



×