Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn tài NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.78 KB, 13 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VIỆT NAM
Câu 1: Khái niệm và phân loại TNTN
• KN: Là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành và phát triển,
cuộc sống sinh vật và con người. Các loại vật chất này cung cấp nguyên nhiên vật liệu,
hỗ trợ và phụ vụ cho các nhu cầu phát triển của con người
• Phân loại:
- Theo nguồn gốc:
+ TNTN: Là các dạng của cải vật chất nguyên khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà
con người có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống
+ TN nhân tạo: Là loại tài nguyên do con người lao động tạo ra
- Phân loại theo môi trường thành phần:
+ TN đất: đất nông nghiệp, đất rừng, đất đô thị, đất hiếm, đất cho CN
+TN môi trường nước: TN nc mặt, TN nc trong đất ( TN nc thổ nhưỡng, TN nc ngầm )
+TN mt không khí: TN k gian, TN khí hậu, TN ngoài trái đất ( mặt trăng, các hành tinh)
+ TN sinh vật: TN động vật, TN thực vật, TN vi sinh vật, TN HST cảnh quan, TN khoáng sản
kim loại và phi kim
+ TN khoáng sản: NL gió, NL địa nhiệt, NL mặt trời…
- Phân loại theo khả năng phục hồi của TN
+ TN có kn phục hồi: Là các TN mà thiên nhiên có thể tạo ra liên tục và đc con người sử dụng
lâu dài như rừng, các loại thủy hải sản
+ TN k có kn phục hồi: nhiên liệu dưới đất, khoáng sản kim loại, ks phi kim
- Phân loại theo sự tồn tại:
+TN hữu hình: Là dạng tồn tại trong hiện diện thực tế mà con người có thể đo lường và ước tính
trữ lượng, tiềm năng khai thác, sử dụng với mục đích khác nhau trong cuộc sống.
+ TN vô hình: là dạng TN mà con người sử dụng cũng mang lại hiệu quả cao nhưng tồn tại ở
dạng không nhìn thấy.
+ TN trí tuệ: con người là 1 động vật bậc cao, do đó mọi hoạt động, mọi cư cử đều chịu sự chi
phối của não bộ ( hay nhờ vào kn nhận thức)
+TN văn hóa: nguồn TN VH đc xem như là tất cả những gì làm cho con người thích ứng vs môi
trường về mặt tinh thần’
+TN sức lđ: LĐ là nguồn gốc tạo ra mọi của cải vật chất


Câu 2: Sức ép của vấn đề dân số đến TN và mt
Con người làm chủ trái đất là nguyên nhân chính làm tăng thêm giá trị của các điều kiện kinh tế
xã hôi và chất lượng cuộc sống. tuy nhiên việc xung lượng gia tăng dân số hiện nay của một số
nước đi đôi với nghèo đói, suy thoái môi trường và tình hình kinh tế bất lợi đã gây ra xu hướng
làm mất cân bằng nghiêm trọng giữa dân số và môi trường.
• Tác động của dân số tới tài nguyên rừng
 Dân số gia tăng dẫn đến làm thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy, mở
đường giao thông, phá hoại hệ sinh thái.


 Rừng nhiệt đới đang bị tàn phá ở mức 11 triệu ha mỗi năm, 10 triệu ha rừng khác. 80% rừng

nhiệt đới bị phá hoại gần đây do gia tăng dân số, nguồn tài nguyên động thực vật cũng theo đó
mà suy giảm. rừng bị tàn phá khiến cho 26 tỷ tấn đất bề mặt bị rửa trôi, thiên tai lũ lụt xảy ra
thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn
• Tác động của đân số tới tài nguyên nước
 Làm giảm bề mặt ao hồ sông
 Ô nhiễm các nguồn nước do chất thải, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật
 Làm thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy do phá rừng, xây đập công trình thủy điện, rác thải
bồi lắng
• Tác động của dân số tới khí quyển và biến đổi khí hậu
 Việc gia tăng dân số ở các nước phát triển và các nước đang phát triển chịu 2/3 trách nhiệm
trong việc gia tăng lượng CO2
 Nhiều trung tâm công nghiệp lớn càng nhiều khí thải được đưa vào khí quyển như CO, CO2,
NOx. Môi trường ở các thành phố đông dân, các khu công nghiệp ngày càng ô nhiễm trầm
trọng
khí hậu toàn cầu bị biến đổi theo hướng nóng dần lên gần như là kết của của tác động do gia
tăng dân số.
• Tác động của dân số tới các vùng biển, ven biển
 Đánh bắt thủy hải sản, thâm trí bằng các phương tiện có tính hủy diệt đã làm suy giảm nguồn

lợi thủy sản
 Diện tích rừng ngập mặn nơi cửa sông bị suy giảm nghiêm trọng do bị khai thác chuyển đổi
thành đầm nuôi tôm
 Các dạn san hô bị tàn phá để dùng là vôi
 Nước của sông bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, công nghiệp, khai thác dầu, khí đốt , sự cố
tràn dầu
Câu 3: Đặc điểm thiên nhiên Việt Nam.
-Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện ở mọi thành phần tự nhiên Việt Nam nhưng rõ nhất là
khí hậu
-Có nơi, có mùa lại bị khô hạn, lạh giá khác nhau
-Địa hình nước ta kéo dài theo bờ biển trên 3000km, khá hẹp bề ngang nhất là miền trung. Ảnh
hưởng bển rất mạnh mẽ, sâu sắc rộng khắp trở thành đặc điểm chung của thiên nhiên Việt Nam,
duy trì, tăng cường tính chất nóng ẩm, gió mùa của thiên nhiên Việt nam
-Nước ta có cảnh quan đồi núi;có thuận lợi là Đất đai rộng lớn, tài nguyên da dạng nhưng khó
khăn là địa hình bị chia cắt , khí hậu, thời tiết khắc nhiệt, đường xá khó xây dựng , bảo dưỡng,
dân cư ít và phân tán. Cảnh quan đồi núi thay đổi théo độ cao
-Nhiệt độ trung bình không khí đều vượt 210C tăng dần từ Bác vào Nam
-Bầu trời nhiệt đới quanh năm chan hòa ánh nắng, số giờ nắng đạt 1400-3000
-Độ ẩrrn tương đối trên 80%, lượng mưa đạt 1500-2000mm/năm
-Có hai mùa gió:
+gió mùa đông lạnh, hướng chính là đông bắc
+gió mùa hạ ẩm nóng, hướng gió chính là tây nam


Câu 4: Khái niệm tài nguyên vị thế và một số nét về tài nguyên vị thế của đất nước Việt
Nam
TN vị thế là những giá trị và loiwj ích có đc từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc hình thể
sơn văn và cảnh quan, sinh thái của 1 k gian có thể phục vụ cho mđ KTXH, đảm bảo an ninh
quốc phòng và chủ quyền quốc gia.
Có 3 loại tài nguyên vị thế:

• Tài nguyên vị thế tự nhiên là giá trị và lợi ích có được từ các yếu tố không gian, tổng thể các
yếu tố hình thể, cấu trúc không gian của khu vực nào đó và tính ổn định của các quá trình tự
nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai tại đó
• Tài nguyên vị thế kinh tế là giá trị và lợi ích có được từ đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến
trình phát triển kinh tế của một vùng, quốc gia, thậm trí là cả khu vực
• Giá trị vị thế chính trị là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý về tự nhiên và nhân văn với một
bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế nào đó
Đặc điểm tài nguyên vị thế ở Việt nam
• Vị thế chính trị có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng trong đối với vân mệnh mỗi quốc
gia. Trong bối cảnh kinh tế quốc tế hiện nay, một trật tự thế giới mới đang được hình thành
Việt Nam nằm ở vị trí tương đối trung tâm của tranh chấp nước lớn và khu vực. Diều này đặt
ra những thách thức to lớn và vận hạn ko hề nhỏ cho Việt Nam
• Tài nguyên vị thế tự nhiên có tính ổn định khá là cao phụ thuộc vào sự ổn định của hình thể
không gian
• Tài nguyên vị thế kinh tế có tính ổn định kinh tế phụ thuộc vào vị thế tự nhiên và bối cảnh
kinh tế xã hội
• Tài nguyên vị thế chính trị có tính ổn định tương đối thấp
Câu 5: Khái niệm tài nguyên khoáng sản, phân loại tài nguyên khoáng sản theo chức năng
sử dụng. Nêu các ví dụ cụ thể.
KN: là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vỏ TĐ, mà ở ĐK hiện tại con
người có đủ KN lấy ra những nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hằng
ngày.
Phân loại theo CN sử dụng:
- KS kim loại:
+ Nhóm KL sắt, hợp kim sắt, crom, niken,…
+ Nhóm kl cơ bản: đồng, kẽm, chì,…
+ Nhóm kl quý: vàng, bạc, bạch kim,…
+ Nhóm kl phóng xạ: uranium thori,…
- KS phi kim: hóa chất, phân bón,…
- KS cháy: lưu huỳnh,…

Câu 6: Tác động của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường.
- Tác động của HĐ khai thác:


+ Tác động tới môi trường không khí: tạo ra bụi và các khí độc hại. Bụi bao gồm các mảnh vụn
đất đá, bụi than, bụi phóng xạ rất độc hại cho sức khỏe con người. Các khí độc hại bao gồm khí
cabuahydro, SiO2, CO2, CO, Nox, khí trơ và nhiều loại khí khác.
+ Tác động tới môi trường nước mặt: phát sinh từ dòng thải bùn cát trên các khai trường, nước
ngầm, nước chảy tràn qua khai trường… thành phần độc hại trong các dòng nước thải gồm: chất
rắn lơ lửng trong nước, các loại muối hòa tan, các kim loại nặng, dầu mỡ và hóa chất sử dụng
trong quá trình khai thác.
+ Tác động tới nước ngầm: suy thoái, cạn kiệt và hạ thấp mức nước ngầm do đào móng và khai
thác,ô nhiễm các tầng chứa nước ngọt và thấu kính nước ngọt.
+ Mất đất và mất rừng thường xảy ra với quy mô lớn: HĐ khai thác KS bị bóc đi lớp đất màu,
dễ bị sói mòn, k thuận lợi cho việc tái phủ xanh. Mất rừng, nhiều loài động vật quý hiếm sẽ di cư
hoặc bị tiêt diệt.
+ Cảnh quan và địa hình khu vực: bị biến đổi mạnh mẽ
+Khu vực khai thác KS thường có tiếng ồn cao hơn mức cho phép: Tiếng ồn có tác động tiêu cực
tới sức khỏe con người và động vật hoang dã trong khu vực.
+ Một số công trình khai thác trên biển gây tác động mạnh mẽ đến HST nước
Tác động của HĐ chế biến ( Tđ của công nghiệp truyền khoáng)
Môi trường
Dạng tác
Nguyên nhân
động
MT không
Sinh bụi
- Các quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu và sản
khí
phẩm

- Các quá trình đập, nghiền, sàng
- Các quá trình say nguyên liệu và sản phẩm
Khí thải chứa
- Các quá trình gia công nhiệt sp
khí độc
- Các qt đốt cháy nhiên liệu
CO2,CO,
- Khí thải bốc ra từ nhiên liệu và sp trong qt vận
NO2
chuyển và lưu kho bãi
Gây tiếng ồn
- Tiếng ồn do thiết bị có công suất lớn: đập nghiền
- Tiếng ồn do toàn bộ hệ thống hoạt động
MT đất
Mất đất
- Xây dựng mặt bằng CN
nông, lâm
- Bãi rác thải rắn và bể thải bùn
nghiệp
- Các hồ trữ nước mùa khô
- Các công trình phụ trợ khác
Thay đổi
- Do nước bùn tràn vào
chất lượng
- Do các chất hìa tan tong nước ngấm vào đất
đất
- Thải bừa bãi do không có bể chưa quặng thải sx và
bãi thải sự cố
- Các chất thải tập trung các nguyên tố độc hại gây ô
nhiễm không được chôn lấp

MT nước
Mất cân bằng
- Trữ nước cho sx
nước khu
- Sử dụng nước cho sx
vực
Nước nhiễm
- Sd các thuôc tuyền, hóa chất khi chế biến quặng
độc
- Các nguyên tố trong quặng hòa tan


Nước đục
MT sinh thái

Phá rừng

MT kinh tế
xã hội

Động thực
vật bị thoái
hóa
Bệnh nghề
nghiệp
Bùng nổ dân
cư khu vực
Đô thị hóa
với mức độ
khác nhau

Trật tự an
ninh xã hội
kém
Pt kinh tế
văn hóa khu
vực

Diện tích bể lắng nước không đủ
Bùn sét trôi trong nước trong qt tuyền
Chiếm dất xd CN và dân dụng
Cung cấp nguyên liệu cho CN
Cung cấp nguyên nhiên liệu cho khu dân cư
Do khí độc
Do nước đục hoặc có chất độc
Do chất lượng mt đất thay đổi
Ảnh hưởng của chất lượng mt lđ thay đổi và sinh
hoạt động thay đổi
- Vệ sinh mt SH không đảm bảo
- Không sd nhân lực địa phương
- Người nơi khác đến tìm việc làm và vận may
- Hình thành các gia đình và gia tăng dân số
- Mức độ hợp lý về giải pháp về dịch vụ các nhu cầu
ăn ở, học hành của khu dân cư
- Sự pt của các loại dịch vụ khác
- Quy hoạch pt vùng mỏ chưa hợp lý hoặc không có
quy hoạch
- Quản lý xã hội kém
- Có ảnh hưởng tốt hay xấu tùy thuộc
+ Khả năng và trình độ quản lý địa phương
+Hiệu quả kt của cơ sơ sx

+ Mức độ thu nhập của người lđ
-

Câu 7: Khái niệm tài nguyên năng lượng, phân loại tài nguyên năng lượng. Nêu các ví dụ
cụ thể.
KN: là 1 dạng TN vật chất, xuất phát từ 2 nguồn chủ yếu là NL mặt trời và NL lòng đất
Phân loại:
+ NL từ khí thiên nhiên
+ NL điện
+ Các nguồn NL khác: NL mặt trời, NL gió, NL sóng biển và thủy triều, khí sinh học, NL địa
nhiệt
Năng lượng mặt trời
bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học ( sinh khối thực vật)
Năng lượng chuyển động của khí quyển và thủy quyển (gió,
Năng lượng hóa thạch( than, khí đốt
Năng lượng lòng đất bao gồm: các nguồn địa nhiệt, núi lửa, năng lượng phóng xa
Câu 8:Tiềm năng tài nguyên năng lượng củaViệt Nam
Nước ta có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào nhưng chưa được chú trọng
khai thác. Nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam được phân bố trên khắp cả nước
+Năng lượng mặt trời


Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tiềm năng khá đáng kể về năng lượng mặt trời. các địa
phương ở phía Bắc có bình quân 1800-2100 giờ nắng, phía Nam có bình quan 2000-2600 giờ
nắng. nhưng tỷ trọng của năng lượng mặt trời trong cán cân năng lượng của cả nướ vẫn còn rất
nhỏ bé. Tổn công suất điện trên phạm vi toàn quốc chỉ vào khoảng 1,2MWp
+Năng lượng gió
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Vùng có tiềm năng gió tốt chiếm 2% diện tích
lãnh thổ Việt Nam. Tiềm năng năng lượng gió của Việt nam nhìn chung nhỏ , phần lớn lãnh thổ
có tổng năng lượng gió cả năm không vượt quá 200kWh/m2

+Năng lượng thủy điện nhỏ
Tính đến năm 2010 toàn quốc đã xây dựng và đưa vào khai thác trên 500 trạ thủy điện nhỏ có
công suất 5-10000kW/trạm với tổng công suất lắp đặt khoảng 106MW, sản lượng điện hàng năm
120-150 triệu kWh/năm
+Năng lượng sinh học
Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới ẩm có sự đa dạng về điều kiện khí hậu và đất đai cho các
loại cây trồng cung cấp nhiên liệu sản xuất cồn nhiên liệu như lúa, ngô, khoai, sắn, mía. Việt nam
có thể sản xuất 5 tỷ lít cồn/ năm
Ngoài ra Việt nam còn có tiềm năng sản xuất dầu diesel sinh học từ dầu thực vật, mỡ động vật,
mỡ cá trơn, dầu ăn phế thải là nguồn nguyên liệu cho sản xuất diesel sinh học giúp giải quyết
được vấn đề môi trường và chế biến thực phẩm
+Năng lượng địa nhiệt và thủy điện
Việt nam đang bỏ trống nguồn tài nguyên năng lượng xanh, sạch, vĩnh cửu còn rất nhiều tiềm
năng với địa nhiệt với hơn 300 nguồn nước khoáng nóng có nhiệt độ bề mặt 30- 1050C. tổng
công suất nhà máy địa nhiệt nếu được xây dựng là 400MW
Việt nam có tiềm năng khai thác năng lượng thủy triều cao bỏi có nhiều vùng vịnh, cửa sông,
đầm phá. Đặc biệt có bờ biển dài 3260km
Năng lượng tái tạo của Việt Nam phân bố khắp cả nước. so với tiềm năng thì khai thắc năng
lượng tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn.
Câu 9:Một số khái niệm về tài nguyên khí hậu.
- Khí hậu là trạng thái trung bình của khí quyển hoặc trạng thái trung bình của các yếu tố
khí tượng và hiện tượng khí tượng. Hay khí hậu là trạng thái thời tiết trung bình và qúa
trình thời tiết ở 1 nơi
- Khí hậu là hệ thống khí bao phủ trên Trái đất, hệ thống này vẫn do qúa trình tác động
tương hỗ lâu năm giữa bức xạ, mặt đất và hoàn lưu khí quyển xác định nên
- TN khí hậu là nguồn lợi về as, nhiệt độ, độ ẩm, gió ở 1 nơi 1 vùng nào đó có thể khai
thác nhằm thúc đẩy qúa trình sinh trưởng và phái triển của vật nuôi, cây trồng hoặc phục
vụ mục đích phát triển của các ngành kinh tế xã hội
- Biến đổi KH là sự biến đổi có quy luật, chu kì KH ở các vùng khac nhau, trong sự biến
đổi có tính hệ thống này xuất hiện sự không dao động thường gọi là k điều hòa của chế

độ khí tượng, từ năm này qua năm khác trong xu thế thay ổi chung của KH
- Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH


Thích ứng với BĐKH là điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh
hoặc mt thay đổi, nhằm mđ giảm sự tồn thương đối với dao động và BĐKH hiện hữu
hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại,
- Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mđ or cường độ phát thải khí nhà kính
- Kịch bản BĐKH là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong
tương lai của các mqh giữa nền kt-xh, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và mực nước
biển dâng
Câu 10: Đặc điểm tài nguyên khí hậu Việt Nam.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và
theo độ cao:
+ Phân hoá theo mùa: ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ
có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở
miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 - T10 còn mùa lạnh từ T11 - T4.
Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ.Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa
và khô ở miền Nam nước còn có mùa gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 - T4 ở miền Bắc,
gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 ® T10 ở cả nước và gió Lào
khô, nóng thổi từ T5 - T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 - T9, ở miền Trung từ
T9 - T11 và ở miền Nam từ T11 - T12.
+ Khí hậu phân hoá từ Bắc vào Nam:
Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần
chí tuyến đồng thời miền Bắc từ T11- T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra
mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không những đã bị yếu dần mà lại bị dãy
núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam
được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh
năm.
Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác

nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 - T4, miền
Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Còn
khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó
mùa đông đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng
của gió Lao khô và nóng từ T5 - T8.
+ Khí hậu phân hoá theo độ cao: càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Tb cứ
lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi gần 0'6 0C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi
với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh (2431m), Ngọc Linh
(2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa
và Đà Lạt
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa tb năm đạt từ
1500 - 2000mm/năm
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:
+ Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường
trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít,
năm rét sớm, năm rét muộn.
-


+ Khắc nghiệt nhiều thiên tai là vì tb năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên
30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...
Câu 11:Khái niệm tài nguyên đất, phẫu diện đất, các yếu tố tham gia vào quá trình hình
thành đất.
Đất là thể tự nhiên đặc biệt được hình thành do tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa
hình, thời gian và tác động của con người.
Đất đai là tư liệu sx chủ yếu, là đối tượng lđ đồng thời là sp lđ sd cho NN, CN
Phẫu diện đất là bề mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống đến tấng đất mẹ. Tùy từng điều
kiện sinh hóa và các tác nhân bên ngoài mà phẫu diện đất có thể có đủ hoặc không đầy đủ các
lớp đất, tầng đất
Các yếu tố tham gia vào quá trình hình thành đất.

Yếu tố đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, ảnh hưởng đến tp cơ giới, khoáng hóa
và hóa học của đất. Khoáng vật được hình thành từ việc sắp xếp các nguyên tố hóa học ( sx
proton, neutron, electron). Thành phần và tính chất của đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ
Yếu tố khí hậu: có vai trò quan trọng trong thúc đẩy qt hình thành đất bởi những yếu tố này ảnh
hưởng trực tiếp tới qt phong hóa hình thành đất.
Yếu tố địa hình:
Yếu tố địa hình tham gia vào qt hình thành đất được quyết định bởi các yếu tố:
+ Độ cao của khu vực: ĐH càng cao qt tích lũy mùn và chất hữu cơ càng tốt và ngược lại giảm
mức độ phân hóa Feralit, tích tụ sắt
+ Hướng dốc và trạng thái bề mặt địa hình: dễ gây rửa trôi, sói mòn, và dễ thoát nc. Ở kv cao đất
trở nên bạc màu, có sự phân hóa các tầng phát sinh thể hiện khá rõ nét. Ở kv thấp, nước đc tích
lũy và ngập nc nên đất thường chặt, bí và nhiều chất hữu cơ.
Yếu tố sinh vật: đc coi là một trong những yếu tố qtong trong qt hình thành đất
Động vật ăn các chất hữu cơ:làm tăng kết cấu đất, tăng độ thoáng khí và giữ ẩm cho đất.
Thực vật: cung cấp chất mùn, tạo độ tơi xốp và thoáng khí cho đất; tiết ra các hợp chất phá hủy
đá.
Vi sinh vật: phân giải chất hữu cơ, tổng hợp chất hữu cơ,cố định đạm
Yếu tố thời gian: yếu tố này đc gọi là tuổi của đất. Đất có độ tuổi càng cao thời gian hình thành
đất càng dài dẫn đến sự pt của đất ngày càng rõ. Các tính chất lý học, hóa học, và độ phì nhiêu
của đất phụ thuộc vào độ tuổi của đất.
Yếu tố con người: Ngày nay,con người tác động vào đất với 2 khía cạnh
+ Tác động tích cực: làm cho đất tơi xốp, màu mỡ hơn
+ Tác động tiêu cực: mt đất bị suy giảm, sinh thái học mt đất bị giảm thiểu, thậm chí nó trở
thành đất chết
Câu 12: Biện pháp nông lâm kết hợp trong cải thiện và duy trì độ phì nhiêu của đất.
Sử dụng cây họ đậu làm cây tiên phong trong việc cải tạo, cải thiện đất, nhằm tăng cường chất
hữu cơ và đạm cho đất
Sử dụng kết hợp cây dài ngày và ngắn ngày trong đó các chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu, đc
cây dài ngày hấp thụ và biến đổi chúng ở tầng đất mặt nhờ hệ rễ cọc ngược lại với cây ngắn ngày



thời gian sinh trưởng ngắn có vai trò cung cấp chất mùn, giữ ẩm thông qua phần rơi rụng, cắt tỉa,
tàn tích rễ, hình thành chu trình dinh dưỡng.
Cung cấp đồng bộ và tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, thông qua khả năng công
phá mạnh các chất khoáng bởi các cây dài ngày.
Cây dài ngày và cây ngắn ngày tạo độ che phủ đất, giảm lực đập của hạt mưa phá vỡ cấu trúc
đất, có tác dụng chống xói mòn và rửa trôi do dòng chảy bề mặt,
Các hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống,
góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giảm áp lực vào rừng do du canh, di cư
Hạn chế đáng kể sự phá hoại của sâu hại do việc trồng xen nhiều loại cây, tạo tính đa dạng SH
cao, do đó các sp NN an toàn và k gây ÔNMT
Câu 13:Bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên đất
Bảo vệ đất: là những hoạt động chống lại những tác động xấu do thiên nhiên và con người gây
ra, nhằm duy trì diện tích và độ phì nhiêu cho đất.
Bảo vệ đất là bảo vệ cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về mặt TN và xh
Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý và sd đất. Đất có thể tốt lên hay xấu
đi, thậm chí mất đất do con người chưa biết cách quản lý và sd nó
SD bền vững TN đất:
-Cần có quy hoạch sd đất hợp lý. Ngoài quy hoach tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá
trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sd đất với các ngành CN và DV như du lịch,
chế biến nông sản, pt ngành nghề thủ công mà thị trường đòi hỏi
-Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gđ, cá nhân sd ổn định, lâu dài theo
kế hoạch, kế hoạch nhà nước. Xác định rõ, công khai và tăng quyền sd đất
-Tăng cường quản lý đất đai về số lượn và chất lượng mà nòng cố là quản lý tổng hợp với sự
liên kết nhiều ngành, nhiều lunhx vực
-Cần có các chương trình, dự án nghiên cứu về triển khai và quản lý, sd đất lâu dài gắn kết
chặt chẽ với các chương trình pt kt-xh
- Cần pt mạnh thị trường về quyền sd đất. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động
sản. Nghiêm chỉnh thi hành luật đất đai, kết hợp với các biện pháp chính sách, nhằm khuyến
khích việc qly và sd đất đúng mđ

Câu 14: Khái niệm tài nguyên nước, đặc điểm của các nguồn nước.
+ Khái niệm
Tài nguyên nước là lượng nước trên một vùng đã cho hay một lưu vực biểu diễn ở dạng nước có
thế khai thác
Theo luật tài nguyên nước Việt Nam ‘’ Tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước mưa, nước
dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ Việt Nam  Tài nguyên nước của một lãnh thổ là toàn bộ
lượng nước mà trong đó con người có thể khai thác sử dụng được xét về mặt lượng và chất cho
sinh hoạt sản xuất, trong hiện tại và tương lai.
+ Đặc điểm của nguồn nước
Nguồn nước mặt:
• Chứa nhiều chất bản do hiện tượng rửa chôi, độ đục và hàm lượng chất bẩn cao
• Chịu ảnh hưởng và tác động của con người






Có độ đục cao nên việc sử lý phức tạp tốn kém
Dễ bị nhiễm bẩn
Bao gồm: dòng chảy có khả năng tự làm sạch như sông, suối và nước mặt không có dòng
chảy như ao hồ có rong rêu và động vật thủy sinh nước có màu và dễ bị nhiễm bẩn
Nguồn nước ngầm: gồm dòng chảy mặt và dòng chả ngầm
• Tốc độ luân chuyển chậm,

Khả năng giữ nước ngầm nhien chung lớn hơn nước mặt khi so sánh lượng nước đầu vào
• Nguồn cung cấp là nước mặt thấm vào các tầng chứa
• Có khả năng bị nhiễm mặn một cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác
quá mức các tầng
• Con người cũng có thể làm cạn kệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm

Câu 15: Một số vấn đề liên quan đến tài nguyên nước ở Việt Nam.Nêu các ví dụ cụ thể.
A, Tài Nguyên nước mặt nước ta phụ thuộc vào nước ngoài
- Việt Nam có 7/9 hệ thống sông chính chảy qua từ 2-5 nước tỷ lệ diện tích lưu vực thuộc
Vn 9-87% và tỷ lệ dòng chảy ngoại nhập từ 5-90%.
- Các nước có dòng chảy đổ vào VN đều đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa… dẫn đến thay đổi chế độ thủy văn của các dòng sông xuyên qua biên giới chảy vào
nước ta, ảnh hưởng đến quá trình rửa mặn, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt.
- Do đặc thù là dòng chảy xuyên biên giới nên chất lượng nước ngày càng bị ô nhiễm
B, Phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian
- Về không gian: lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian do bị đặc
điểm địa lí, địa hình và loại hình thời tiết gây mưa chi phối.
- Về thời gian: Miền Bắc lượng mưa của các tháng mùa mưa chiếm 75% lượng mưa của cả
năm. Trong khi đó ở miền Nam với 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
C, Suy giảm về chất lượng và trữ lượng
So với nhiều nước trên thế giới thì nước sông ở Vn phần lớn bắt đầu từ bên ngoài và tại 1 số
hồ lớn của Vn nên chất lượng nước còn tương đối sạch.
+ Các khu công nghiệp, khu dân cư nước thải không qua xử lí mà thải trực tiếp ra hệ
thống thoát nước chung gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt nông thôn cũng góp phần tích cực vào làm ô nhiễm
nguồn nước.
D, Nhu cầu sửa dụng nước ngày càng tăng
- Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông thôn, dẫn đến nhu
cầu về nước tăng.
Câu 16: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam.
Căn cứ hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sử đổi, bổ sung
một số điều theo nghị quyết số 51/2001/ QH10. Quốc hội ban hành luật tài nguyên nước
+Chỉ thị về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trog lĩnh vực tài nguyên nước
+Nghị định 58/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định 192/2013/NĐ-CP quy
phạm việc sử phạm hành chính trong quản lý sử dụng tài nguyên nước,thực hành tiết kiệm chống
lãng phí dự trữ quốc gia, kho bạc nhà nước



+Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi
trường đơn giản
+Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
+Quyết định số 1226/QĐ-BTNMT ban hành kế hoạch khai thác thực hiện pháp luật đển hệ thống
quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của bộ tài nguyên môi trường
+thỏa thuận hợp tác chiến lược về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông giữa bộ TNMT
vè bộ bưu chính viễn thông năm 2015-2020
+Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
Câu 17: Khái niệm tài nguyên biển, phân loại tài nguyên biển. Nêu các ví dụ cụ thể.
• Tài nguyên biển
- Biển được quan niệm trên nhiều khía cạnh cụ thể được thể hiện trên 5 khía cạnh cơ bản:
+ Thứ 1: biến và đại dương có tác động điều hòa chế độ khí hậu thủy văn, đảm bảo chu
trình và cân bằng nước toàn cầu
+ Thứ 2: Biển và đại dương là hệ sinh thái khổng lồ với các thành phần sinh vật rất đa
dạng, phong phú, năng suất cao…
+ Thứ 3: Biển và đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên, khoáng sản và năng lượng to
lớn.
+ Thứ 4: Biển và đại dương là đường giao thông vận tại quan trọng nối liền gữa các quốc
gia, các khu vực khác trên thế giới.
+ Thứ 5: Biển và đại dương còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi và chữa bệnh lí tưởng của loài
người
• Phân loại tài nguyên biển:
- Tài nguyên sinh vật: Động vật, thực vật biển
- Tài nguyên vi sinh vật: đất hiếm, titan, cát thủy tinh
- Tài nguyên du lịch biển
Câu 18: Thực trạng tài nguyên biển Việt Nam.
- Tài nguyên sinh vật biển: Đang tăng lên cùng với sự gia tăng dân số và mở rộng hoạt

động kinh tế, khai thác biển. Phương thức đánh bắt, hủy diệt, phát triển kinh tế và các
ngành nghề một cách bất hợp lý.v..v.. cộng với ý thức kém của con người đã làm suy
giảm tính ĐDSH biển. Các rạn san hô đã bị giảm sút cả về chất lượng và độ che phủ.
- Tài Nguyên du lịch biển: khai thác quá mức và không hợp lí hải sản phục vụ nhu cầu
thưởng thức đặc sản biển cho du khách, buôn bán các hàng mỹ nghệ từ hải sản phục vụ
khách du lịch, đây là nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt một số loài san hô, trai, ốc
- Tài nguyên phi sinh vật:Vn không giàu về tài nguyên khoáng sản, những thứ khoáng
sản thiết yếu mà thế giới cần như dầu khí, vàng, kim cương.. thì Vn có rất ít hoặc không
có. Một số loại khoáng sản Vn có nhiều như đất hiếm, quặng titan.. thì thế giới có nhiều
đảm bảo tiêu thụ hàng trăm năm.
Câu 19: Các biện pháp nhằm quản lý và khai thác bền vững tài nguyên biển.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng, dân cư ven biển về môi trường và tài nguyên biển trở
thành vấn đề ưu tiên.


Đảm bảo cân bằng sinh thái, hợp lý và bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng đối với phát
triển kinh tế biển. Coi trọng phục hồi và bản tồn nguồn lợi thủy sản.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, lôi cuốn cộng đồng tham gia vào sử dụng và quản lý hiệu
quả tài nguyên biển và bảo vệ môi trường sinh thái ven biển
- Tăng cường thể chế và chính sách quản lý hiệu quả và bảo vệ theo cách tiếp cận liên
ngành lồng ghép cân nhắc và bảo vệ vào trong kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng
bờ.
Câu 20: Vai trò của tài nguyên rừng. Nêu các ví dụ cụ thể.
- Rừng là 1 bộ phận sống của con người, đem lại cân bằng sinh thái cho tự nhiên, hạn chế
tác hại của thiên tai, lũ lụt…
- Rừng tham gia vào hình thành, phát triển đất tạo nên những biến đổi to lớn trong các quá
trình đất, đất lại duy trì và bảo vệ rừng.
- Cành lá của rừng tạo thành mùn, những chất dinh dưỡng bị phân hủy từ thực vật được
cây rừng hấp thụ dễ dàng hơn.
- Rừng ẩm nhiệt đới là 1 kho dự trữ sinh khối, trong đó có tới 75% cacbon hữu cơ với 1

khối lượng đạm thực vật rất quan trọng.
- Rừng là tác nhân tham gia vào cán cân bằng oxy trong khí quyển.
- Rừng là còn nước để sinh hoạt và cầy cấy, mất rừng thì nguồn nước sẽ cạn đi trong mùa
khô hạn, nhưng trong mùa mưa thì nước gây ra lũ ở thượng nguồn và ngập lụt ở vùng hạ
lưu đồng bằng…
Câu 21: Những hiểm hoạ về môi trường do nạn phá rừng.Nêu các ví dụ cụ thể.
• Thoái hóa đất
Khi con người bắt đầu tấn công 1 cách có quy mô các khu rừng thì sau 1 thời gian ngắn, đất
đai sẽ xói mòn và xuống cấp, lớp đất màu mỡ bị cuốn đi sau mưa. Những cuộc di chuyển dân cư
không có kế hoạch và nằm ngoài sự kiểm soát đã phá hoại hàng triệu ha rừng nguyên sinh và đã
gây ra trọc hóa trên đất rừng.
• Phá hủy thảm thực vật rừng
Các vấn đề về thảm thực vật rừng không chỉ đc phân tích đơn giản về 2 mặt: khai thác rừng
và trồng rừng. Sự khai thác trắng trợn diện tích rừng làm giảm khả năng cân bằng oxy trong khí
quyển. Sự tái sinh của rừng bị ảnh hưởng. Những cây còn sót lại đa số kém chất lượng.
• Suy thoái tài nguyên rừng:
Suy thoái về chất lượng thương mại: do chặt phá rừng, lấy gỗ khai thác làm cho chất lượng
gỗ khai thác bị suy giảm.
Suy thoái nặng về số lượng: Do áp lực gia tăng dân số, cho nên nhiều nơi gỗ đã bị lạm dụng
quá mức.
• Gia tăng tác hại do hiệu ứng nhà kính:
Hậu quả của việc gia tăng khí nhà kính do sự tàn phá rừng. Vai trò của thực vật vô cùng to lớn
trong việc hấp thụ CO2 và thải ra O2 trong tự nhiên để duy trì sự cân bằng CO2 và O2, đảm bảo
sự tồn tại và phát triển của thế giới động thực vật trên Trái đất. Thế nhưng,con người không
ngừng tàn phá rừng, làm cho khả năng hấp thụ CO2 bị giảm.
• Làm giảm độ ẩm đất và mực nước ngầm tụt sâu xuống
-


Khi bị mất thảm thực vật rừng thì lượng nước thấm trong lòng đất bị giảm sút nghiêm trọng.

Mùa khô trở nên khốc liệt hơn
• Gây ra lũ lụt:
Do mất rừng đầu nguồn nên những năm gần đây thường xảy ra lũ lụt. Lũ lụt làm gia tăng
cường độ xói mòn đất, vật liệu bị xói mòn lại bồi cạn lòng sông, làm cho lũ lụt càng trở nên
nghiêm trọng.
• Làm cho khí hậu trở nên bất thường:
Mất rừng đã tạo ra biên độ nhiệt lớn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời tiết và khí hậu. Lượng
mưa hàng năm càng có chiều hướng giảm. Những cơn bảo thường xuyên xảy ra ở các vùng mất
rừng thậm chí ngay cả những vùng thung lũng.



×