Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo nhóm an toàn sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.08 KB, 27 trang )

An toàn Sinh học và Luật Môi trường

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
DH10SM

BÁO CÁO
AN TOÀN SINH
LUẬT MÔI TRƯỜNG

HỌC VÀ

AN TOÀN SINH HỌC TẠI VIỆT NAM
GVHD: Ths. Võ Thị Thúy Huệ
Thực hiện: Nhóm 10

I.

Thàm Lỷ Cúa

10172006

Đào Thị Ngọc Diệp

10172008

Đặng Thị Hoàng

10172023

Trương Vũ Băng Sa



10172042

Trần Ngọc Giáng Tiên

10172058

GIỚI THỆU CHUNG VỀ AN TOÀN SINH HỌC
An toàn sinh học (biosafety) là khái niệm chỉ sự bảo vệ tính toàn vẹn sinh học. Đối
tượng của các chiến lược an toàn sinh học bao gồm biện pháp bảo vệ môi trường sinh
thái và sức khỏe con người.
1


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
Khái niệm này đề cập đến nhu cầu bảo
vệ sức khoẻ con người và môi trường
khỏi những tác động tiêu cực có thể có
của các sản phẩm của công nghệ sinh
học hiện đại. Đồng thời, Công nghệ sinh
học hiện đại cũng được công nhận là có
nhiều tiềm năng phát triển cuộc sống con
người, đặc biệt là đáp ứng được nhu cầu
thiết yếu về thực phẩm, nông nghiệp và
sức khoẻ.
An toàn sinh học liên quan đến các lĩnh vực sau:
- Sinh thái học: Đảm bảo an toàn trong việc di chuyển sinh vật giữa các vùng sinh
thái.
- Trong nông nghiệp: Hạn chế nguy cơ, tác hại có thể sảy ra do
virus hoặc sinh vật biến đổi di truyền, prion (protein trong hội

chứng xốp não - bệnh bò điên), hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn
trong thực phẩm...
- Trong y học: Đảm bảo an toàn trong sử dụng các mô hay cơ quan
có nguồn gốc sinh vật, sản phẩm trong liệu pháp di truyền, các loại
virus, đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm theo mức độ nguy cơ
(cấp 1,2,3,4).
- Trong hóa học: Theo dõi nồng độ của nitrate trong nước, hóa
chất thuộc nhóm polychlorinated biphenyl (các PCB ảnh hưởng
đến sinh sản).
-An toàn trong kỹ thuật công nghệ sinh học :Quản lý các chất thải nguy hại, các nguy
cơ từ đối tượng thí nghiệm có hại hoặc chưa xác định nguy cơ.
Các quy định an toàn sinh học quốc tế chủ yếu đề cập đến an toàn sinh học trong
nông nghiệp nhưng nhiều tổ chức tiến hành vận động để đi đến thống nhất các quy
đinh về an toàn sinh học "hậu biến đổi gene" như nguy cơ ra đời các phân tử mới,
sinh vật nhân tạo và thậm chí cả những robot có khả năng can thiệp trực tiếp vào
chuỗi thức ăn tự nhiên.
An toàn sinh học trong nông nghiệp, hóa học, y học, sinh vật ngoài trái đất yêu cầu
việc áp dụng các nguyên tắc phòng chống các nguy cơ sinh học và đặc biệt là cần
phải xác định rõ đặc tính sinh học của các sinh vật mang nguy cơ hơn là đặc tính của
nguy cơ từ những sinh vật đó.
Khi có giả thuyết và sự cân nhắc về mối đe dọa từ chiến tranh sinh học hiện đại (sử
dụng các robot sinh học hay vi khuẩn nhân tạo...) thì các cảnh báo an toàn sinh học
đang có sẽ không còn đủ khả năng hạn chế nữa. Khi đó an ninh sinh học sẽ phải được
đặt ra và mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều.

I.

AN TOÀN SINH HỌC TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC
1. Sinh thái học


2


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
Đảm bảo an toàn trong việc di chuyển
sinh vật giữa các vùng sinh thái.
Đảm bảo đa dạng sinh học, ngăn chặn
các nguy cơ từ GMO và sự xâm hại hay
nhập khẩu loài ngoại lai.
Đa dạng sinh học là yếu tố đặc biệt quan
trọng, sống còn đối với phát triển bền
vững, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của con người trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Luật đa dạng sinh học của Quốc hôi khóa XII, kì thứ 4 số 20/2008/QH12 qua
ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng
sinh học; mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh
học.
2. Nông nghiệp
a. Trong chăn nuôi

Nghị định của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Thú y số 33/2005/NĐ-CP được ký ngày 15/03/2005theo đề nghị của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệpvà Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy
Sản.
An toàn sinh học trong chăn nuôi tập trung
Quản lý vật nuôi mới nhập trại - ngăn ngừa sự xâm nhập của bệnh dịch
Bệnh truyền nhiễm thường lan truyền trực tiếp từ con vật mang mầm bệnh
sang con vật chưa mắc bệnh. Có 3 chỉ dẫn chung để ngăn ngừa dịch bệnh xâm
nhập vào trại khi có lứa vật nuôi mới.





Đóng kín đàn vật nuôi
Trại nuôi nên áp dụng các nguyên tắc chung sau:
- Sử dụng vật nuôi sinh trưởng trong trại của mình để duy trì và phát triển
quy mô chăn nuôi.
- Không cho vật nuôi tiếp xúc "qua hàng rào" với động vật bên
ngoài.Không cho con đực từ ngoài vào để giao phối.
- Không đưa vật nuôi ra ngoài trại rồi lại đưa vào trại.
- Không nuôi hỗn độn nhiều lứa, nhiều giống và vật nuôi có nhiều độ tuổi
khác nhau trong cùng chuồng, dãy.
- Trong cùng một ngăn, một dãy nên thực hiện nguyên tắc "cùng nhập,
cùng xuất", không nuôi gối đầu, luân chuyển trong một khu chuồng.
Cách ly vật nuôi mới nhập trại
Việc nuôi cách ly lứa vật nuôi mới nhập trại là điều bắt buộc, cần thực hiên
các việc sau:
- Sử dụng chuồng nuôi, hệ thống cấp thức ăn và bãi nuôi (nếu có) riêng
biệt để nuôi lứa mới.
3


An toàn Sinh học và Luật Môi trường



- Không cho vật nuôi cũ và mới tiếp xúc nhau.
- Chất thải đàn vật nuôi mới nhập không được đưa qua khu vực nuôi
chung.
- Nuôi cách ly đủ thời gian cần thiết (tuỳ thuộc vào loại vật nuôi) và theo

dõi mọi biểu hiện của bệnh dịch.
- Kiểm tra bệnh dịch trước khi thả lứa mới vào chuồng nuôi chung.
Biết rõ nguồn gốc lứa mới và qua kiểm tra thú y
Cần biết rõ lai lịch của lứa mới, tình trạng bệnh dịch của nơi bán và các
loại văcxin đã được tiêm vào vật nuôi.

Hạn chế sự dịch chuyển trong trại của các vật chủ mang bệnh - ngăn ngừa
bệnh dịch phát tán
Mầm mống bệnh dịch như vi khuẩn, virus, nấm... có thể được mang theo từ
người và các loại động vật khác vào trại và trong điều kiện thuận lợi sẽ phát
triển và phát tán trong khắp trại. Cần thực hiện các biện pháp sau:


Kiểm soát chim
Chim chóc bay quanh trại có thể mang mầm bệnh trong chân và hệ tiêu
hóa. Để hạn chế chim trong trại:

4


An toàn Sinh học và Luật Môi trường





- Loại bỏ tất cả các lỗ, hốc nhỏ chim có thể làm tổ trong các mái nhà, bức
tường, bụi cây trong trại.
- Các lỗ thông hơi và quạt gió cần có lưới chắn.
- Không cho chim đầu vào khu vực chế biến thức ăn chăn nuôi của trại. Loại bỏ những vật gần chuồng nuôi mà chim có thể đậu.

Kiểm soát loài gặm nhấm, chuột và chó, mèo
Chuột và các loại gặm nhấm rất dễ mang mầm bệnh vào thức ăn của vật
nuôi vì bản thân chúng là những ổ bệnh tiềm năng. Để hạn chế chuột và
các loài gặm nhấm:
- Các chuồng nuôi được thiết kế chống sự xâm nhập của các loài gặm
nhấm.
- Loại bỏ các tổ chuột, nơi trú ẩn của loài gặm nhấm trong trại nuôi
- Kho chứa thức ăn và bể nước cách xa chuồng nuôi.
- Thường xuyên tổ chức diệt chuột và các loài gặm nhấm trong và xung
quanh trại nuôi.
- Kiểm tra sự di chuyển của chó và mèo trong trại.
- Hạn chế chó mèo tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi hoặc vào khu vực cho vật
nuôi ăn.
- Chó và mèo nuôi trong trang trại phải tiêm vắc xin.
Kiểm soát người
Người có thể mang mầm bệnh trên giầy, quần áo và trên tay. Cần thực hiện
các biện pháp:
Kiểm soát khách thăm:
Thông báo cho mọi nhân viên, khách thăm hoặc lái xe vào trại về các biện
pháp phòng dịch và đề nghị họ hợp tác thực hiện.
- Không khuyến khích khách thăm vào chuồng nuôi và nơi vật nuôi ăn.
- Hạn chế tối đa khách đã đi thăm trại chăn nuôi khác 1-5 ngày trước khi
đến trại mình.
Ngoài cổng trại nuôi treo biển "Cấm vào" và không cho người lạ tự do vào
trại.
- Không cho khách thăm tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi.
- Cho khách chỉ được vào những khu vực nhất định trong trại.
- Bắt buộc khách thăm rửa giầy khi vào và ra trại bằng cách nhúng chân
vào hố chứa dung dịch sát trùng.
- Cấp ủng cao su hoặc túi bó giầy bằng chất dẻo, áo khoác sạch cho khách.

+ Kiểm soát nhân viên:
- Công nhân sau khi tiếp xúc với vật nuôi bằng tay phải rửa tay.
- Công nhân làm việc trong chuồng nuôi phải mặc trang phục và đội mũ
bảo hiểm lao động. Quần áo lao động trong trại cần được khử trùng trước
khi giặt.
- Hạn chế tối đa công nhân đi từ khu vực chăn nuôi này sang khu vực chăn
nuôi khác trong trại hay tiếp xúc với quá nhiều nhóm vật nuôi trong một
ngày.
- Nhân viên trại nuôi không nên chăn nuôi thêm ở gia đình mình. Cán bộ
thú y của trại không hành nghề thú y bên ngoài.

5


An toàn Sinh học và Luật Môi trường







- Không mang các loại thực phẩm sống vào khu vực quanh chuồng nuôi để
nấu ăn. Nhìn chung không mang thức ăn có nguồn gốc sản phẩm thịt vào
trại nuôi.
Kiểm soát phương tiện chuyên chở trong trại
Tổ chức đường vận chuyển thức ăn không qua khu vực bị nhiễm phân.
- Không chung phương tiện vận chuyển phân với trại nuôi bên cạnh.
- Không dùng phương tiện chở phân để chở thức ăn, trong trường hợp cần
phải dùng thì cần rửa rất sạch trước khi chở thức ăn.

Kiểm soát thức ăn và đồ dùng cho vật nuôi ăn
- Mua thức ăn có chất lượng bảo đảm và đã được kiểm tra.
- Tránh để thức ăn bị nhiễm hóa chất, chất bảo vệ thực vật và thuốc chữa
bệnh trong quá trình bảo quản.
- Không để thức ăn bị nhiễm phân.
- Sắp xếp các loại thức ăn cẩn thận để không cho vật nuôi ăn nhầm thức
ăn.
- Bảo quản thức ăn đúng quy cách.
- Cho vật nuôi uống nước có chất lượng đảm bảo, đã được khử trùng và
luôn làm sạch hệ thống cấp nước.
Làm sạch dụng cụ chăn nuôi
- Mỗi khu chuồng nên có dụng cụ chăn nuôi riêng. Nếu cần luân chuyển
trong trại thì phải rửa sạch và khử trùng khi đưa từ khu chuồng này sang
khu chuồng khác.
- Dụng cụ chăn nuôi mang vào hoặc mang ra khỏi trại cần được rửa sạch
và khử trùng bên trong, bên ngoài và sau thời gian khử trùng cần thiết mới
dùng.

Quản lý vệ sinh và khử trùng - Ngăn chặn sự phát sinh của dịch bệnh




Xử lý xác động vật
Vật dụng chuyên chở xác súc vật có thể gây nguy hiểm cho người và các
loại đông vật khác.Thậm chí đất, nước, không khí ở trong khu vực đó cũng
phải được chú ý một cách đặc biệt. Nhằm giảm thiểu mức độ lây nhiễm
nguy hiểm cần phải:
- Đưa ra ngoài trại xác động vật chết trong vòng 48 tiếng (sau khi động vật
chết).

- Gọi đội chuyên xử lý xác động vật chết đến để mang xác đi.
- Nếu phải chôn trong trại thì cần chôn xác vật nuôi tối thiểu ở độ sâu
0,6m.
- Vệ sinh và khử trùng toàn bộ khu vực ngay sau khi đã đưa xác vật nuôi
đi.
- Mặc quần áo bảo hộ khi vệ sinh và khử trùng chuồng trại lưu giữ xác vật
nuôi.
- Giữ xác vật nuôi nhỏ trong những thùng chứa cho đến khi đem vứt bỏ.
Quản lý phân và chống ruồi nhặng
Sự lây lan dịch bệnh thông thường từ phân, nước tiểu và từ xác chết của
vật nuôi. Tác nhân trung gian có thể gây bệnh là từ thức ăn, nước uống và
6


An toàn Sinh học và Luật Môi trường





chuồng trại. Các biện pháp sau làm giảm bớt sự lây lan dịch bệnh qua phân
vật nuôi:
- Xây dựng và láp đặt hệ thống chứa phân nhằm ngăn chăn sự ô nhiễm môi
trường phù hợp với các tiêu chuẩn về vệ sinh chăn nuôi.
- Ủ và chứa đựng phân đúng qui cách để loại trừ hầu hết các loại dịch bệnh
từ vi khuẩn.
- Thường xuyên lấy phân cũ trong các bể chứa để không cho động vật ký
sinh và ruồi sống qua chu kỳ sống ở đó.
- Hạn chế sự phát triển của ruồi bằng cách dọn phân, sử dụng các loai bẫy,
các loại mồi và giấy dính ruồi, sử dụng thuốc diệt côn trùng.

Khử trùng chuồng nuôi
- Chuồng nuôi phải được làm vệ sinh hàng ngày và phải được khử trùng
định kỳ theo chế độ phòng bệnh của thú y.
- Sau khi xuất toàn bộ vật nuôi phải tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng
nuôi theo chế độ tổng vệ sinh và khử trùng trước khi nuôi lứa mới.
- Trường hợp trong chuồng nuôi có vật nuôi bị chết vì bệnh dịch thì phải
thực hiện chế độ khử trùng cấp bách theo hướng dẫn của thú y.
Sử dụng các chất khử trùng.
Để khử trùng trại chăn nuôi cần sử dụng thuốc khử trùng có các tính chất
sau:
- Phải có tác dụng diệt khuẩn, nấm và virus.
- Có tác dụng khử trùng rác hữu cơ (nhiễm phân).
- Không bị giảm tác dụng khi pha vào trong nước có độ cứng cao
- Lưu tác dụng trong một thời gian nhất định sau khi đã tiếp xúc với vật
được khử trùng.
- Có thể kết hợp sử dụng với các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa.
- Có thể sử dụng cho các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi (không ăn mòn, làm
hỏng).
- Không làm ô nhiễm môi trường và được phép sử dụng.
- Thích hợp với mục đích sử dụng (vì thông thường không phải chất khử
trùng nào cũng đều diệt được mọi vi sinh gây bệnh).
Thực hiện tốt an toàn sinh học kết hợp với tiêm vắc xin cho vật nuôi là cơ
sở đảm bảo cho thành công trong việc phòng chống dịch bệnh.

Diễn đàn khuyến nông
(Mard17/10/2011) Ngày
14
tháng 10 năm
2011,
tại

huyện
hội
trường UBND
quận Kiến An,
thành phố Hải
Phòng, Trung
tâm Khuyến
7


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành
phố Hải Phòng tổ chức diễn đàn Khuyến nông Nông nghiệp với chuyên đề
“Chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng VietGAHP”.
Diễn đàn lần này được tổ chức nhằm đánh giá kết quả thực hiện chăn nuôi lợn
an toàn sinh học theo hướng VietGAHP tại vùng đồng bằng sông Hồng, qua
đó đề xuất những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi
trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b. Trong trồng trọt

Hiện nay, việc nghiên cứu và phát triển cây trồng biến đổi gen tại Việt Nam
đã và đang nhận được sự quan tâm ủng hộ của Chính phủ.
Việc nghiên cứu sinh vật biến đổi gen tại Việt Nam tập trung vào phân lập,
tuyển chọn các gen quý có giá trị ứng dụng cao tiến tới sử dụng để chuyển vào
sinh vật nhận nhằm tạo nên những giống lý tưởng. Một số gen có giá trị nông
nghiệp đã được tuyển chọn bao gồm gen chịu hạn, lạnh, kháng bệnh ở lúa;
gen cry và vip mã hóa các protein độc tố có hoạt tính diệt côn trùng của vi
khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), gen mã hóa protein bất hoạt hóa ribosome ở
cây mướp đắng và gen mã hóa α-amylase của cây đậu cô ve có hoạt tính diệt
côn trùng; gen mã hóa protein vỏ của virus gây bệnh đốm vòng ở cây đu đủ;

gen mẵ hóa kháng nguyên vỏ của các chủng virus dại… Trên cơ sở đó, các
nghiên cứu chuyển gen có giá trị vào sinh vật nói chung và cây trông nói riêng
đã và đang được tiến hành trên nhiều đối tượng với nhiều nguồn gen khác
nhau. Đới với thực vật, gen Xa21 kháng bệnh bạc lá do vi khuẩn ở lúa gây ra
và gen cry kháng côn trùng đã được chuyển vào lúa; gen kháng virus đốm
vòng được chuyển vào cây đu đủ; gen cry và gen chịu hạn được chuyển vào
cây bông; gen cry và gen bar kháng thuốc diệt cỏ được chuyển vào các cây
thuốc lá, đậu xanh, cải, cà tím, cây bông, cây ngô.
Đối với việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành thông tư số 72/2009/TT-BNN&PTNT ngày 17 tháng
11 năm 2009về việc ban hành danh mục loài cây trồng biến đổi gen được
phép khảo nghiệm đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường cho
mục đích làm giống cây trồng ở Việt Nam chưa chính thức trồng cây biến đổi
gen ở quy mô thương mại. Bắt đầu từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu trồng thử
nghiệm (gọi là khảo nghiệm quốc gia) cây ngô và cây bông chuyển gen,
những thử nghiệm này được quản lí và kiểm soát rất chặt chẽ để đảm bảo về
mặt an toàn sinh học.

8


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
Ở Việt
Ở Vi
Ở Việt Nam, có ba cây trồng biến đổi gen đã hiện diện là lúa, ngô và bông.
Một tỷ lệ nhất định các sản phẩm biến đổi gen đã có mặt trong thức ăn chăn
nuôi. Song, các nhà quản lý, nhà khoa học hiện vẫn chưa nắm được có bao
nhiêu diện tích, chủng loại cây biến đổi gen.
Chủ trương của Việt Nam là cho phép trồng cây biến đổi gen và đẩy mạnh
phát triển loại thực vật, động vật này. Mới đây nhất, Thủ tướng CP đã ký

quyết định đồng ý về Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng CNSH
trong lĩnh vực NN-PTNT đến năm 2020.
Theo đó, ngoài việc đưa một số giống cây trồng biến đổi gen vào sản xuất,
Việt Nam sẽ tiến tới ứng dụng thành công nhân bản vô tính ở động vật... Mỗi
năm, Ngân sách Nhà nước chi khoảng 100 tỷ đồng cho chương trình.
Tất nhiên, Chính phủ cũng yêu cầu phải bảo đảm 100% sinh vật biến đổi gen
lưu hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại Việt Nam, được dán nhãn
và bị theo dõi, giám sát theo quy định; trên 50% dân số được tiếp cận với
thông tin và được tham gia ý kiến trong quyết định cấp giấy chứng nhận an
toàn sinh học.
Kết quả điều tra của Bộ NN-PTNT, công bố tại một cuộc hội thảo về thực
phẩm biến đổi gen hồi tháng 9/2007 cho thấy, hầu hết các mẫu thức ăn chăn
nuôi (TACN) có mặt trên thị trường đều chứa sản phẩm biến đổi gen (ngô và
đậu tương) với một tỷ lệ nhất định nào đó. Phần lớn TACN được nhập theo
con đường chính thức thông qua các công ty liên doanh với nước ngoài.
Bộ NN-PTNT cũng nhận định, rất có thể một số thực phẩm chế biến từ đậu
tương, ngô, cải dầu... trên thị trường cũng có chứa sản phẩm biến đổi gen mà
ngoài nhãn mác không hề ghi thông báo "sản phẩm biến đổi gen".
Hiện nay, ba cây trồng biến đổi gen hiện có mặt tại Việt Nam là lúa, ngô và
bông. Trong một số mẫu ngô biến đổi gen (mang gen BT) được trồng lẫn với
ngô bình thường tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, các nhà khoa học đã
xác định có hiện tượng trội gen. Đáng lưu ý, các giống ngô mới này trên đồng
ruộng Việt Nam được một số công ty nước ngoài, thông qua trung gian, đưa
trực tiếp cho nông dân trồng và bao tiêu toàn bộ sản phẩm.
Người dân tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cũng đã trồng bông biến đổi gen
một cách tự phát. Thậm chí, tại ĐBSCL và các tỉnh phía Bắc như Thái Bình,
Hà Nam, Nam Định, Nghệ An có tình trạng nhập giống lúa biến đổi gen từ
biên giới về bán lại cho các hộ nông dân gieo trồng.
Song, tại Hội thảo về "Thành tựu và hiện toàn cầu về thương mại CNSH/cây
trồng biến đổi gen năm 2007", do Viện Di truyền Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) và Cơ quan Dịch vụ quốc tế về khuyến khích ứng dụng CNSH nông

nghiệp (ISAAA), diễn ra hồi đầu tuần, các nhà quản lý, nhà khoa học thừa
nhận, chưa có một con số thống kê chính xác về diện tích, chủng loại cây
9


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
trồng
việc sử
người,

biến đổi gen ở Việt Nam. Rồi những băn khoăn về
dụng thực phẩm biến đổi gen với gia súc và con
liệu có đảm bảo an toàn?

3. Y học
a. An toàn phòng xét nghiệm (PXN)


Giới thiệu
An toàn sinh học phòng xét nghiệm là thuật ngữ được sử dụng để mô tả
những nguyên tắc, kỹ thuật và thực hành cần thiết để ngăn ngừa những phơi
nhiễm không mong muốn hoặc làm thất thoát tác nhân gây bệnh (TNGB) và
độc tố.
Người làm việc trong PXN luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm tác
nhân gây bệnh. Trên thế giới, rất nhiều trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm
liên quan đến việc không đảm bảo an toàn sinh học trong PXN đã được ghi
nhận.
Tại Việt Nam, để từng bước đảm bảo an toàn sinh học PXN ,Bộ Y tế đã thành
lập Ban Tư vấn an toàn sinh học bao gồm các thành viên từ Bộ Y tế và các
Bộ liên quan (Quyết định Số 2912/QĐ-BYT ngày 4/8/2006). An toàn sinh

học PXN cũng đã được quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Phòng
chống các bệnh truyền nhiễm (số 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm
2007).Các văn bản dưới luật cũng đang được xây dựng để đưa vào thực hiện.
Tài liệu “Chuẩn quốc gia về trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương” đã quy định các các tiêu chuẩn liên quan đến PXN, trong
đó có các tiêu chuẩn về an toàn sinh học phòng xét nghiệm.



Một số nguyên tắc chung
Phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ
Việc phân loại các vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ dựa vào các yếu
tố sau:
- Khả năng gây bệnh của vi sinh vật.
- Phương thức lan truyền bệnh và yếu tố vật chủ. Những yếu tố này có thể bị
ảnh hưởng bởi tính miễn dịch hiện có của cộng đồng trong vùng, mật độ và
10


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
sự di chuyển của các quần thể vật chủ, sự hiện diện của các trung gian truyền
bệnh thích hợp và tiêu chuẩn của vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như tiêm vắc xin (miễn dịch chủ động)
hoặc sử dụng huyết thanh (miễn dịch thụ động), các biện pháp vệ sinh như vệ
sinh nước uống và thức ăn, kiểm soát nguồn động vật hoặc côn trùng.
- Các biện pháp điều trị hiệu quả như miễn dịch thụ động, miễn dịch chủ động
sau khi phơi nhiễm và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng vi rút hay hoá trị liệu,
cần quan tâm đến khả năng xuất hiện các chủng vi sinh vật kháng thuốc.
Dựa theo các đặc điểm trên, các loại vi sinh vật gây bệnh được chia thành 4
nhóm nguy cơ:

Nhóm nguy cơ 1(không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng
thấp): Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc
động vật. Ví dụ: Bacillus subtilis, Naegleria gruberi...
Nhóm nguy cơ 2 (có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây
nhiễm cho cộng đồng): Tác nhân gây bệnh có khả năng gây bệnh cho người
hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với cán bộ xét
nghiệm (CBXN), cộng đồng, vật nuôi hay môi trường. Có phương pháp dự
phòng và điều trị hiệu quả. Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Ví dụ:
Vi rút Viêm gan B, vi khuẩn tả, vi rút cúm A/H1N1...
Nhóm nguy cơ 3(nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho
cộng đồng thấp): TNGB thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy
nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá
thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả.Ví dụ: Vi khuẩn
than, vi rút cúm A/H5N1, vi rút SARS...
Nhóm nguy cơ 4(nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao): TNGB
thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá
thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện
pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: Vi rút Ebola, vi rút Marburg, vi
rút Congo-Crimean hemorrhagic...
Đánh giá nguy cơ vi sinh vật
Vấn đề cốt lõi của thực hành an toàn sinh học là việc đánh giá nguy cơ của vi
sinh vật. Người tiến hành đánh giá nguy cơ cần có hiểu biết đầy đủ về những
đặc điểm riêng của loại vi sinh vật được xét nghiệm, thiết bị, thường quy
được sử dụng, các thiết bị lưu giữ cũng như cơ sở vật chất sẵn có. Người phụ
trách phòng xét nghiệm hoặc người phụ trách an toàn sinh học có trách nhiệm
đảm bảo việc đánh giá mức độ nguy hiểm một cách đầy đủ và kịp thời để đảm
bảo những thiết bị và phương tiện phù hợp phục vụ công tác xét nghiệm. Việc
đánh giá nguy cơ cần được tiến hành định kỳ và bổ sung khi cần thiết để có
thể xác định được cấp độ an toàn sinh học phù hợp, lựa chọn trang thiết bị cần
thiết, sử dụngtrang bị bảo hộ cá nhân đúng, xây dựng thường quy chuẩn kết

hợp với những biện pháp an toàn khác nhằm bảo đảm độ an toàn cao nhất
trong công việc.
11


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
Cấp độ an toàn sinh học của phòng xét nghiệm
Việc xác định một cấp độ ATSH cho một PXN cần quan tâm đến loạivi sinh
vật được xét nghiệm, thiết bị sẵn có cũng như các tiêu chuẩn thực hành và các
quy trình cần thiết để tiến hành công việc trong PXN một cách an toàn.Mối
liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ ATSH của PXN được thể
hiện trong bảng sau:
Bảng 1. Mối liên quan giữa nhóm nguy cơ vi sinh vật và cấp độ
ATSH của PXN
BSC: tủ an toàn sinh học; BSL: cấp độ an toàn sinh học; GMT: an toàn kỹ
thuật vi sinh vật
Nhóm
nguy


Cấp độ ATSH

1

Cấp 1 (BSL1)

Nghiên cứu Kỹ thuật vi sinh Không có gì yêu cầu
và giảng dạy tốt (GMT)
gì đặc biệt, bàn làm
cơ bản

xét nghiệm thông
thường

2

Cấp 2 (BSL2)

Dịch
vụ
chăm sóc sức
khoẻ
ban
đầu; cơ sở
chẩn đoán;
nghiên cứu

GMT và sử dụng
quần áo bảo hộ,
có các biển báo
nguy hiểm sinh
học

3

Cấp 3 (BSL3)

Dịch vụ chẩn
đoán
đặc
biệt, nghiên

cứu

Như cấp độ 2 và Tủ ATSH và/hoặc
sử dụng thêm áo dụng cụ cơ bản cho
quần bảo hộ đặc tất cả các hoạt động
biệt, kiểm soát
lối vào, luồng khí
định hướng

Áp dụng

Tiêu chuẩn thực
hành

Cơ cở vật chất/
trang thiết bị ATSH

Bàn xét nghiệm; tủ
ATSH khi thực hiện
xét nghiệm có nguy
cơ tạo khí dung

12


An toàn Sinh học và Luật Môi trường

4




Cấp 4(BSL4)

Đơn vị có Như cấp 3 và có
bệnh phẩm thêm lối vào
nguy hiểm
khóa khí, tắm
trước khi ra, loại
bỏ chất thải
chuyên dụng

Tủ ATSH cấp 3 hoặc
quần áo bảo hộ áp
lực dương cùng với
tủ ATSH cấp 2, nồi
hấp hai cửa, lọc khí
cấp, khí thải

Yêu cầu
Tổ chức, quản lý
Lãnh đạo Trung tâm, phụ trách PXN và tất cả những người làm việc trong
PXN phải lãnh đạo Trung tâm, phụ trách PXN và tất cả những người làm việc
trong PXN phải có chứng chỉ đã được đào tạo về an toàn sinh học, tùy theo
yêu cầu công việc phải có đủ kiến thức hoặc kỹ năng cần thiết.
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước và Bộ Y tế, mỗi Trung tâm cần ban
hành quy định an toàn sinh học của Trung tâm và thực hiện đúng các quy
định này. Hiện nay, do chưa có hướng dẫn của Bộ Y tế về vấn đề này nên các
Trung tâm có thể tham khảo quy định thực hiện an toàn sinh học của Viện Vệ
sinh dịch tễ Trung ương để xây dựng quy định tạm thời áp dụng cho PXN tại
Trung tâm.

Cần phân công một người phụ trách về an toàn sinh học. Người phụ trách
ATSH có nhiệm vụ lập kế hoạch bảo đảm an toàn sinh học, theo dõi, giám sát
và định kỳ báo cáo lãnh đạo Trung tâm về các vấn đề liên quan đến ATSH.
Cán bộ xét nghiệm cần được kiểm tra sức khỏe trước khi vào làm việc tại
PXN và định kỳ hằng năm, được tiêm phòng hoặc khuyến cáo về việc tiêm
phòng các bệnh truyền nhiễm mà họ có nguy cơ bị phơi nhiễm khi làm việc
trong PXN. Trường hợp nghi ngờ bị phơi nhiễm hoặc nhiễm bệnh phải được
theo dõi, báo cáo, điều trị, cách ly… theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp1
Phòng xét nghiệm ATSH cấp 1 dùng để nghiên cứu, làm việc với các tác
nhân sinh học thuộc nhóm nguy cơ 1.
Đây là yêu cầu tối thiểu cho các PXN ở tất cả các cấp độ ATSH. Mặc dù một
số yêu cầu có thể không cần thiết cho PXN vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 1
(như biển báo nguy cơ sinh học) nhưng những yêu cầu này lại cần thiết cho
mục đích đào tạo để tăng cường các kỹ thuật vi sinh tốt.
Cơ sở vật chất
- Không gian cần đủ rộng để thực hiện các công việc như: lau chùi, bảo
dưỡng PXN và để các dụng cụ, vật tư cần thiết.
13


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Tường trần nhà và sàn nhà cần phải bằng phẳng, dễ lau chùi, không thấm
nước, chịu được hoá chất và chất diệt khuẩn thường dùng trong PXN. Sàn nhà
không trơn trượt.
- Mặt bàn xét nghiệm không thấm nước và chịu được chất khử khuẩn, axít,
kiềm, dung môi hữu cơ và nhiệt.
- Ánh sáng đủ cho các hoạt động, tránh ánh sáng phản chiếu hoặc quá chói.
- Đồ đạc cần chắc chắn.Cần có không gian ở giữa các thiết bị để dễ lau chùi.

- Tủ đựng quần áo thường và đồ dùng cá nhân, chỗ ăn uống và nghỉ ngơi phải
bố trí bên ngoài PXN.
- Bồn rửa tay có vòi nước gần cửa ra vào.
- Cửa ra vào nên có ô kính trong suốt, chịu nhiệt thích hợp và tự đóng.
- Có phương tiện cứu hoả, xử lý sự cố điện.
- Vòi rửa mắt khẩn cấp trong khu vực xét nghiệm.
- Hộp thuốc và dụng cụ sơ cứu ban đầu được trang bị thích hợp và sẵn sàng
cho sử dụng.
- Nếu mở cửa sổ thì các cửa này phải có lưới chắn côn trùng.
- Có hệ thống cấp nước sạch. Đường cấp nước trực tiếp cho PXN cần có van
một chiều hoặc biện pháp phù hợp để tránh trào ngược, bảo vệ hệ thống nước
công cộng.
- Có hệ thống điện ổn định và đầy đủ, tiếp đất toàn bộ hệ thống. Nên có máy
phát điện dự phòng để hỗ trợ cho các trang thiết bị thiết yếu như tủ ấm, tủ
lạnh,…
- Nếu có sử dụng động vật để xét nghiệm thì PXN và chuồng nhốt động vật
cần phải quan tâm đến an toàn cháy nổ và an ninh. Cửa ra vào chắc chắn,
cửa sổ có song và quản lý chặt chẽ chìa khoá.
Thiết bị trong phòng xét nghiệm
- Được thiết kế và lắp đặt để giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc giữa người làm xét
nghiệm với các bệnh phẩm, dụng cụ nhiễm trùng.
- Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và loại vi sinh vật được xét
nghiệm.
- Các thiết bị phải được kiểm tra, hiệu chuẩn hằng nằm hoặc định kỳ theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Các trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp với các kỹ thuật xét nghiệm thực hiện
trong phòng xét nghiệm.
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
Phải đáp ứng các tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm ATSH cấp 1 và các yêu cầu
sau:

Cơ sở vật chất
14


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Có biển báo nguy hiểm sinh học với biểu tượng quốc tế trên tất cả các cửa ra
vào của PXN.
- Nên lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp trong trường hợp có sự cố
như mất điện để nghiên cứu viên có thể ra khỏi PXN một cách an toàn.
- Nên có phòng tắm có vòi hoa sen trong khu vực PXN để sử dụng trong trường
hợp khẩn cấp.
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học
- Tủ ATSH cấp 2.
- Nồi hấp ướt (autoclave) hoặc các thiết bị tiệt trùng thích hợp khác trong khu
vực xét nghiệm.
- Trang bị các loại túi, thùng đựng chất thải phù hợp theo quy định của Bộ Y
tế.
- Nên sử dụng:
Que cấy chuyển bằng nhựa dùng một lần. Nếu dùng que cấy bằng kim loại,
vòng tròn ở đầu que cấy phải khép kín.
Các loại chai, lọ và ống nghiệm có nắp xoáy.
Sử dụng pipet và thiết bị hỗ trợ pipet.
Theo quy định của Bộ Y tế, tiêu chuẩn phòng xét nghiệm chẩn đoán vi rút
cúm A (H1N1) là phải đạt yêu cầu phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2
trở lên. Các tiêu chuẩn đánh giá PXN chẩn đoán cúm A (H1N1) được đưa ra
trong.
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Cơ sở vật chất
PXN ATSH cấp 3 cần đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế của phòng xét nghiệm
an toàn sinh học cấp 2 và các yêu cầu sau:

- Cách biệt với các phòng xét nghiệm khác, cách ly với khu vực có nhiều
người qua lại.
- Có phòng đệm (anteroom) trước khi vào phòng xét nghiệm. Phòng đệm phải
thiết kế chỉ mở được một cửa trong một thời điểm.
- Có cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
- Phòng xét nghiệm phải bịt kín được để tiệt trùng. Hệ thống ống dẫn khí phải
lắp đặt sao cho có thể tiệt trùng được.
- Cửa sổ phải đóng, kín khí và sử dụng vật liệu chống vỡ.
- Trong khu vực phòng xét nghiệm phải có phòng tắm có vòi hoa sen cho
trường hợp khẩn cấp.
15


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Phải có hệ thống thông gió có kiểm soát để duy trì hướng luồng khí vào
phòng xét nghiệm. Nên lắp đặt thiết bị kiểm soát để người làm xét nghiệm lúc
nào cũng có thể biết chắc là luồng khí có hướng thích hợp vào phòng xét
nghiệm đang được duy trì.
- Hệ thống thông khí phải được lắp đặt sao cho không khí từ phòng xét
nghiệm không được hoàn lưu đến khu vực khác trong cùng toà nhà. Không xả
trực tiếp không khí từ phòng xét nghiệm ra ngoài.
- Có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, thông khí và điều hoà nhiệt độ (HVAC) để
duy trì áp lực âm phù hợp trong phòng xét nghiệm.
- Có hệ thống báo động để thông báo lỗi của hệ thống HVAC.
- Tất cả các bộ lọc không khí (bộ lọc HEPA) phải được lắp đặt thuận tiện cho
việc tiệt trùng và kiểm tra các thông số cần thiết.
- Nước thải lây nhiễm phải được tiệt trùng trước khi thải ra ngoài.
- Các quy trình thiết kế cơ sở hạ tầng và vận hành phòng xét nghiệm an toàn
sinh học cấp 3 phải được thể hiện bằng văn bản.
Thiết bị đảm bảo an toàn sinh học

- Tủ an toàn sinh học cấp 2, lắp đặt tránh lối đi lại, cửa ra vào và các cửa cấp,
thải khí.
- Nồi hấp tiệt trùng di động (autoclave) trong phòng xét nghiệm.
- Nồi hấp hai cửa.
- Cần quan tâm đến tính an toàn của thiết bị, ví dụ như máy ly tâm cần có cốc
đựng mẫu bệnh phẩm, rôto an toàn.
Thực hành trong phòng xét nghiệm
Tiêu chuẩn thực hành đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1, 2
Kỹ thuật vi sinh tốt là nền tảng của an toàn trong phòng xét nghiệm. Thiết bị
chỉ là hỗ trợ cần thiết chứ không thể thay thế được các thực hành an toàn.
Quản lý ra vào phòng xét nghiệm
- Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm việc.
- Cửa PXN nên luôn đóng.
- Không cho phép trẻ em vào khu vực làm việc.
- Không cho bệnh nhân vào phòng xét nghiệm để lấy mẫu bệnh phẩm.
Sử dụng trang bị bảo hộ và vệ sinh cá nhân
- Mặc áo choàng, hoặc đồng phục của phòng xét nghiệm trong suốt thời gian
làm việc trong phòng xét nghiệm.
- Đeo găng tay trong tất cả các quá trình tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ
thể, các chất có khả năng gây nhiễm trùng khác hoặc động vật nhiễm bệnh.
Sau khi sử dụng, tháo bỏ găng tay và rửa tay đúng cách.
16


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Rửa tay sau khi thao tác với vật liệu và bề nặt bị nhiễm trùng và trước khi ra
khỏi khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
- Đeo kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác để tránh bị phơi
nhiễm với các dung dịch nhiễm trùng, hóa chất.
- Đeo khẩu trang thường hay khẩu trang có hiệu quả lọc cao (N95, N96, ...)

trong trường hợp có khả năng văng, bắn hoặc tạo khí dung chứa tác nhân gây
bệnh.
- Không mặc quần áo bảo hộ phòng xét nghiệm ra bên ngoài như nhà ăn,
phòng giải khát, văn phòng, thư viện, nhà vệ sinh, ...
- Không sử dụng giày, dép hở mũi chân trong phòng xét nghiệm.
- Không ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ phẩm và đeo hay tháo kính áp tròng
trong khu vực làm việc của phòng xét nghiệm.
- Không để thức ăn, nước uống ở trong khu vực làm việc của phòng xét
nghiệm.
- Không để chung quần áo bảo hộ đã mặc trong PXN với quần áo thông
thường.
An toàn trong quy trình xét nghiệm
- Tuyệt đối không hút pipet bằng miệng.
- Không ngậm bất kỳ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán nhãn.
- Tất cả các thao tác cần được thực hiện theo phương pháp làm giảm tối thiểu
việc tạo các giọt hay khí dung.
- Hạn chế tối đa việc dùng bơm, kim tiêm. Không được dùng bơm, kim
tiêm để thay thế pipet hoặc bất kỳ mục đích khác ngoài mục đích tiêm, truyền
hay hút dịch từ động vật thí nghiệm. Tuyệt đối không được đậy nắp các bơm
kim tiêm lại sau khi sử dụng.
- Khi bị tràn, đổ vỡ, rơi vãi hay có khả năng phơi nhiễm với vật liệu lây
nhiễm phải báo cáo cho người phụ trách phòng xét nghiệm. Cần lập biên bản
và lưu giữ hồ sơ về các sự cố này.
- Phải xây dựng và thực hiện đúng quy trình xử lý các sự cố xảy ra trong
PXN.
- Phải tiệt trùng các dung dịch lây nhiễm trước khi thải ra hệ thống nước thải
chung. Có thể yêu cầu phải xây dựng một hệ thống xử lý nước thải riêng tùy
thuộc vào việc đánh giá nguy cơ của tác nhân sinh học được sử dụng.
Khu vực làm việc của phòng xét nghiệm
- Phòng xét nghiệm cần phải ngăn nắp, sạch sẽ và chỉ để những gì cần thiết

cho công việc.
- Vào cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bàn, ghế phải được khử nhiễm sau khi
làm đổ các vật liệu nguy hiểm.
- Tất cả các vật liệu, vật phẩm và môi trường nuôi cấy nhiễm trùng phải được
khử trùng trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại.
- Đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm phải tuân theo quy định quốc gia hoặc
quốc tế.
17


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Nếu mở cửa sổ cần phải có lưới chống côn trùng.
Tiêu chuẩn thực hành phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3
Áp dụng tất cả những quy tắc của phòng xét nghiệm cơ bản cấp 1, 2 và các
điểm sau:
- Quần áo bảo hộ phòng xét nghiệm phải kín phía trước. Sử dụng loại có mũ
trùm đầu, bao giày cần thiết. Không sử dụng áo choàng cài khuy phía trước
hoặc ngắn tay. Quần áo làm việc trong phòng xét nghiệm phải được tiệt trùng
trước khi đưa ra ngoài.
- Các thao tác có nguy cơ tạo khí dung như: mở hộp chứa vật liệu nhiễm
trùng sau khi ly tâm, lắc, trộn; nuôi cấy, phân lập... nên tiến hành trong tủ an
toàn sinh học.
Xử lý chất thải
Việc phân loại, trang bị dụng cụ đựng rác và xử lý các loại chất thải từ PXN
phải đáp ứng các tiêu chuẩn về xử lý chất thải bệnh viện ban hành kèm
theoQuyết định số 43/2007/QĐ-BYT, ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.
An toàn hóa học, lửa, điện, bức xạ và trang thiết bị
Người làm việc trong PXN vi sinh vật không nhữngbị phơi nhiễm vi sinh vật
gây bệnh mà còn có khả năng nhiễm các loại hóa chất. Họ phải có những kiến
thức cần thiết về tính độc của những loại hoá chất này, kiểu tiếp xúc và những

mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng và bảo quản. Dữ liệu an toàn
nguyên vật liệu hay thông tin về các hoá chất nguy hiểm đều được các nhà
sản xuất hoặc nhà cung cấp đưa ra. Các PXN có sử dụng những hóa chất nguy
hiểm cần tìm hiểu những thông tin này.
Tất cả thiết bị điện và hệ thống đường dây điện cần tuân thủ các tiêu chuẩn và
quy định về an toàn điện quốc gia. Việc kiểm tra thường xuyên tất cả các thiết
bị điện, kể cả hệ thống nối đất là rất cần thiết. Ngoài ra, cần lắp đặt đường dây
điện, ổ cắm phải cao hơn nền PXN khoảng 40 cm, không gần chỗ có vòi
nước. Mỗi PXN cần có cầu dao, cầu chì hay aptomat để có thể cắt điện khi
cần thiết.
Xử lý sự cố trong phòng xét nghiệm
Có nhiều sự cố có thể xảy ra trong PXN. Những sự cố này có thể do sai sót
trong thao tác của người làm xét nghiệm như bị tràn đổ dung dịch chứa
TNGB, bị vật sắc nhọn đâm vào tay chân khi làm việc với TNGB hay sự cố
do mất điện, thiên tai, hỏa hoạn... Cán bộ xét nghiệm phải được cảnh báo về
các sự cố có thể xảy ra và được hướng dẫn xử lý các sự cố. Các hướng dẫn cụ

18


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
thể sẽ được đề cập trong khóa huấn luyện về an toàn sinh học. Nguyên tắc xử
lý trong trường hợp xảy ra sự cố như sau:
- Xử lý tại chỗ theo đúng quy trình;
- Ghi chép lại sự cố, biện pháp xử lý đã thực hiện.
- Báo cáo người phụ trách PXN về sự cố này.
Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay trong khi làm việc với tác nhân gây bệnh
-

Báo với đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).

Bộc lộ vết thương.
Nhẹ nhàng nặn máu (chú ý không làm tổn thương tổ chức mô).
Xả nước tối thiểu trong vòng 5 phút (trong khi vẫn nặn máu).
Sử dụng băng gạc để che vết thương.
Rời khỏi PXN.
Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý PXN.

Sự cố làm đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn sinh học
Trong các PXN nên chuẩn bị trước hộp dụng cụ xử lý đánh đổ dung dịch có
chứa TNGB. Trong hộp này cần có dung dịch khử nhiễm, giấy thấm, panh,
kẹp, túi đựng chất thải lây nhiễm, trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp. Các dụng
cụ này phải làm bằng các vật liệu không bị ăn mòn bởi các hóa chất trong
PXN.
Khi đánh đổ dung dịch chứa TNGB trong tủ ATSH, người làm xét nghiệm
không được tắt tủ và tiến hành các bước sau:
- Báo với đồng nghiệp đang làm việc gần đó (nếu có).
- Để cho tủ hoạt động 10 phút trước khi tiến hành các biện pháp xử lý đảm
bảo cho tất cả các khí dung đã được lọc qua màng lọc HEPA của tủ.
- Thay găng tay sạch và đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu.
- Dùng giấy thấm phủ lên dung dịch bị đổ, đổ hóa chất khử trùng (dung dịch
Bleach pha loãng 10 lần hoặc NaClO 0,5%), để khoảng 30 phút cho chất khử
trùng phát huy tác dụng.
- Thu nhặt vật sắc nhọn (nếu có) bằng kẹp bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
- Dùng kẹp thu nhặt giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm để tiệt
trùng.
- Lau bề mặt làm việc của tủ ATSH.
19


An toàn Sinh học và Luật Môi trường

- Kết thúc quá trình xử lý.
- Sau khi kết thúc xét nghiệm và ra khỏi PXN, phải ghi chép, báo cáo sự
việc với người phụ trách ATSH và người quản lý PXN.
Sự cố đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà hoặc bàn xét nghiệm
Khi đánh đổ dung dịch chứa tác nhân gây bệnh lên sàn nhà hoặc mặt bàn xét
nghiệm, cán bộ xét nghiệm cần tiến hành các bước xử lý như sau:
- Ngay lập tức cảnh báo cho đồng nghiệp đang làm việc trong cùng PXN.
- Thay găng tay sạch và quần áo bảo hộ nếu dung dịch chứa TNGB bắn lên
quần áo.
- Nhặt các vật sắc nhọn nếu có bằng kẹp.
- Phủ giấy thấm lên toàn bộ bề mặt có dung dịch bị đổ theo trình tự từ ngoài
vào trong.
- Đổ hóa chất khử trùng (dung dịch Bleach pha loãng 10 lần hoặc NaClO
0,5%) lên chỗ đã được phủ giấy thấm theo chiều từ ngoài vào trong.
- Đợi 30 phút.
- Thu giấy thấm và tất cả các vật dụng lây nhiễm cho vào tủi đựng rác thải
để tiệt trùng.
- Lau sạch khu vực bị đổ, vỡ.
- Kết thúc quá trình xử lý.
- Sau khi kết thúc quá trình xét nghiệm, ra ngoài, ghi chép và báo cáo người
phụ trách PXN về sự cố và các biện pháp xử lý đã được tiến hành
b. An toàn bức xạ trong y tế

Thông tư liên tịch Bộ KHCNMT - Bộ Y Tế hướng dẫn việc thực hiện An
toàn bức xạ trong y tế ký hiệu 2237/1999/TTLT/BKHCNMT-BYT được
ban hành năm 2000 do Bộ KHCNMT - Bộ YT quy định thực hiện an toàn
bức xạ trong y tế.
Đảm bảo an toàn bức xạ và kiểm chuẩn các thiết bị phát bức xạ trong y tế



Kiểm soát liều cá nhân và các khu vực có nguồn phóng xạ



Kiểm soát An Toàn Bức Xạ



Kiểm tra chất lượng và ATBX cho máy chẩn đoán X – Quang
20


An toàn Sinh học và Luật Môi trường

Hơn 70% liều bức xạ nhân tạo mà dân chúng phải chịu là do bị chiếu trong
quá trình làm các xét nghiệm X - quang. Bởi vậy vấn đề đảm bảo chất lượng
các máy X - quang dùng trong chẩn đoán có một tầm quan trọng lớn trong
công tác phòng chống bức xạ. Tổ chức Y tế thế giới ( WHO) đã định nghĩa
đảm bảo chất lượng trong chẩn đoán tia X như sau:
“Đảm bảo chất lượng trong chẩn đoán X - quang là những cố gắng có tổ chức
của các cán bộ vận hành thiết bị sao cho các hình ảnh chẩn đoán tạo bởi thiết
bị đó đạt được chất lượng đủ tốt để cung cấp lượng thông tin đầy đủ ở mức
chi phí ít nhất và bệnh nhân chịu mức liều bức xạ ion hoá thấp nhất có thể
được”.
Định nghĩa này đề cập tới ba yếu tố cơ bản cấu thành nguyên tắc chung của
công tác an toàn bức xạ đó là: giá thành - rủi ro - ích lợi.
Chương trình đảm bảo chất lượng gồm hai vấn đề:
- Thiết lập các qui trình, tiêu chuẩn và chỉ tiêu kỹ thuật để các thiết bị đang
vận hành và xuất xưởng làm việc tốt (QA).
- Kiểm tra định kỳ các thiết bị sao cho chúng luôn luôn đạt được các chỉ tiêu

và tiêu chuẩn đã đề ra (QC).
Về phương diện chẩn đoán nước ta có hàng nghìn máy X -quang y tế. Hầu hết
các máy đã sử dụng lâu năm, sửa chữa nhiều lần, nhưng không được kiểm tra
về chất lượng.Các cơ quan lắp đặt và bảo dưỡng chưa có công nghệ và
phương tiện kiểm tra máy thích hợp.Chính vì lẽ đó mà nhiều máy kém chưa
được kiểm tra chất lượng vẫn còn được sử dụng ở một số nơi trong y tế.
Kiểm tra chất lượng máy X -quang nhằm đáp ứng những mục đích sau:
- Đảm bảo thiết bị làm việc tốt với độ chính xác cao.
- Đảm bảo các thiết bị cho phép thu được những bức ảnh có chất lượng hoàn
hảo mang đủ thông tin cần thiết để đảm bảo cho viêc chẩn đoán chính xác.
- Đảm bảo sự lặp lại chính xác của các bức ảnh.
21


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
- Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trên nguyên tắc:Quyết định đúng hình thức
xét nghiệm. Giảm liều càng nhiều càng tốt ( ALARA )
- Đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên tiếp xúc trực tiếp với tia X
- Giảm giá thành xét nghiệm.


Các tham số cần được kiểm tra:
- Cao áp kVp: kiểm tra cao áp của máy phát X -quang nhằm xác định sự phù
hợp giữa các chỉ số trên bàn điều khiển và số đo cao áp thực tế giữa hai cực
của bóng phát tia, tính ổn định và độ chính xác của kV. Sai số cho phép là
10%.Loại thiết bị đo gián tiếp:Máy đo độ suy giảm
Phương pháp hai phim lọc
- Kiểm tra thời gian phát tia: Phép thử này bao gồm các phép thử về độ chính
xác, độ ổn định và độ tuyến tính của thời gian phát tia . Sai số cho phép là
10%. thiết bị đo thời gian là đồng hồ đo thời gian phát tia.

- Kiểm tra thông số dòng phát tia (mA): Phép thử này nhằm kiểm tra độ ổn
định, độ tuyến tính và độ chính xác của dòng phát tia. Sai số cho phép là
10%.
- Kiểm tra độ lặp lại của cao áp và thời gian phát tia. Sai số cho phép của các
thông số này là 5%
- Kiểm tra độ ổn định của suất liều phát ra từ ống phát tia. Sai số cho phép là
10%. Thiết bị đo liều là buồng ion hóa, bút đo liều và liều kế nhiệt phát
quang.
- Kích thước tiêu điểm: Kích thước tiêu điểm là thông số quan trọng của ống
phát tia. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ nét của hình ảnh. Để đo kích thước
tiêu điểm người ta sử dụng kỹ thuật pinhole hoặc các vạch chuẩn.
- Kiểm tra sự phù hợp giữa trường sáng và trường xạ.
- Kiểm tra độ đồng trục.
- Xác định độ dày hấp thụ một nửa ( HVL ). Thiết bị dùng để xác định HVL
gồm máy đo liều và các tấm nhôm và đồng.
- Kiểm tra dạng sóng cao áp.
Các thiết bị dùng trong kiểm tra chất lượng máy X - quang chẩn đoán hiện có:
Multifuntion meter 240
kVp meter. Model 07 – 494
Exposure time meter. Model 07 - 457T
Rad - check - TM - plus Model 06-252
Focal Spot test tool
Beam aligment test tool
Máy đo liều xách tay FAG
Ngoài ra Trung Tâm An Toàn Bức Xạ còn được trang bị một số Phantom như
CT -Phantom, Leed Test Objects... để kiểm tra chất lượng hình ảnh của các
máy X - quang chụp ảnh cắt lớp CT, và các máy X - quang truyền hình tăng
sáng là những máy chẩn đoán X - quang hiện đại đã được sử dụng tại một số
bệnh viện ở nước ta. Bên cạnh việc kiểm tra chất lượng máy X - quang chẩn
đoán chúng tôi còn tiến hành điều tra ATBX tại các khoa X - quang như kiểm

tra mức liều bức xạ tại buồng điều khiển, buồng xử lý và đọc phim, buồng
22


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
chờ của bệnh nhân, các cửa của buồng máy và khu vực xung quanh buồng
máy, các cửa sổ có người qua lại.
Các cán bộ nghiên cứu của phòng cũng đã bước đầu nghiên cứu đánh giá liều
bệnh nhân, và nghiên cứu các biện pháp giảm liều trong chẩn đoán X Quang. Hiện chúng ta có thể kết hợp với các thầy thuốc ở các cơ sở y tế để
nghiên cứu các phác đồ chụp, chiếu X -quang thích hợp bảo đảm giảm liều
cho bệnh nhân mà vẫn cung cấp tốt thông tin chẩn đoán.


Đảm bảo chất lượng và ATBX trong xạ trị
Ở Việt nam, trong mấy năm trở lại đây, nhờ sự cố gắng trong nước và sự giúp
đỡ của các tổ chức quốc tế mà số lượng máy xạ trị đã tăng lên một cách đáng
kể và được phân bố rộng hơn trước kia. Tuy nhiên chất lượng máy hiện nay
còn là vấn đề cần được bàn tới vì hầu hết thiết bị này đã cũ, nếu chúng ta
không có qui định cụ thể về chất lượng đối với dạng thiết bị này thì việc sử
dụng nó để điều trị bệnh nhân sẽ trở nên rất nguy hiểm.
Theo các khuyến cáo quốc tế sai số của liều đến bệnh nhân trong xạ trị không
được vượt quá 5% . Để đạt được và giữ mức độ chính xác này, độ chính xác
cao trong đo liều cũng như là việc kiểm tra thường xuyên thông số của thiết
bị xạ trị là cần thiết. Để sử dụng các thiết bị xạ trị một cách an toàn thì việc
che chắn bức xạ và cảnh báo nguy hiểm cũng như hệ thống an toàn cho phòng
và thiết bị là cần thiết.
Đảm bảo chất lượng (QA) cho máy xạ trị bao gồm tất cả thủ tục cần thiết để
đảm bảo việc thao tác thiết bị trên quan điểm an toàn phóng xạ cũng như độ
chính xác liều đến bệnh nhân.
Ở Việt nam các nguồn xạ trị phổ biến là nguồn cobalt - 60 và máy X -ray xạ

trị, hiện chúng ta cũng có một số máy gia tốc tuyến tính (Linac). Trung Tâm
An toàn bức xạ đã được đào tạo cán bộ và trang bị một số thiết bị đo lường
bức xạ có thể thực hiện các biện pháp kiểm tra đánh giá chất lượng của các
quá trình xạ trị . Các thiết bị đó là: FARMER DOSIMETER 2570 cùng các
buồng ion hoá NE 2571, NE 2581.... đã được chuẩn với hệ chuẩn cấp II của
phòng chuẩn cấp II ( SSDL - Seibersdof- IAEA ) và các phantom nước.
Các thông số tối thiểu cần được kiểm tra:
- Đo suất liều chiếu tại khoảng cách điều trị với các trường liều khác nhau
- Đo suất liều hấp thụ trên phantom nước với các trường khác nhau
- Đo phân bố liều của trường xạ
- Kiểm tra thời gian đóng mở nguồn
- Đo phân bố liều theo góc quay của nguồn xạ
Số lượng các máy xạ trị ở nước ta thiếu rất nhiều so với nhu cầu (khoảng 13
máy trên 80 triệu dân), vì vậy cần có một môi trường đàu tư thích hợp với
hoàn cảnh của Việt Nam để tăng số lượng đầu máy xạ trị.



Dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng và cải tạo nhà đặt máy X - quang và
nguồn xạ trị
23


An toàn Sinh học và Luật Môi trường
Theo kết quả của đề tài KC - 09 - 16 , đã đưa ra "khuyến cáo ATBX cho các
cơ sở chẩn đoán X - quang "các tính toán xây dựng nhà đặt máy X - Quang và
xạ trị cần dựa trên cơ sở TCVN về ATBX có tính đến: năng lượng chùm tia
(liên quan đến giá trị cao áp kV), công suất máy (liên quan đến đại lượng
mAs), vật liệu cản xạ để xây cất buồng, hướng chùm tia quay ngang,... đề tài
đã áp dụng kết quả của mình để thực hiện hợp đồng R -D với một số khoa X Quang: Bệnh viện Hà Đông, Viện lao, viện Y Học Dân Tộc.. và đã thiết kế

hai khoa xạ trị với nguồn Co - 60 tại Huế và Hải Phòng, thiết kế cải tạo buồng
máy xạ trị áp sát ở BV Hai Bà Trưng và gần đây đã tham gia thẩm định cho 2
phòng đặt máy gia tốc năng lượng cao tại Bệnh viện U bướu Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực thiết bị chẩn đoán hình ảnh và xạ trị đáng ra công tác tư vấn,
kiểm tra chất lượng cần phải được thực hiện trong quá trình nhập khẩu, bán
hàng, sau khi sửa chữa, nhưng việc này cũng mới làm được một cách bị động
bởi VKHKTHN . Nếu xem đây là một thủ tục bắt buộc thì sẽ có ích cho
người mua hàng (ở đây là các BV nhà nước), bệnh nhân và tránh được những
thiết bị chất lượng thấp.


Đào tạo về ATBX cho các cán bộ chuyên trách về ATBX cũng như cho
toàn thể nhân viên bức xạ
Trong khuôn khổ hợp tác với IAEA chúng ta đã mở được một số lớp về
ATBX và bảo đảm chất lượng trong chẩn đoán và điều trị bằng bức xạ cho
một số nhân viên y tế.
Với sự hợp tác thường xuyên với Cục KS,ATBX & HN và các Sở Khoa học
& Công nghệ ở các tỉnh chúng ta cũng đã mở được nhiều lớp về ATBX với
nhiều trình độ khác nhau cho những người quản lý, sỹ quan ATBX và nhân
viên bức xạ.
Chúng ta cũng có Trung tâm phối thuộc đào tạo về ATBX và đo lường bức xạ
với Viện Năng lượng nguyên tử Nhật Bản (VAEC-JAERI) rất hiện đại, hằng
năm đều tổ chức thành công 2 khoá đào tạo cho 40 học viên đến từ nhiều cơ
sở khác nhau nhưng có một số lớn đến từ các bệnh viện.
Vì nhìn chung trình độ về ATBX của các nhân viên bức xạ trên cả nước còn
thấp nên công tác đào tạo về ATBX và đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều
trị cho các nhân viên y tế ngày càng trở nên quan trọng.

4. Hóa học


24


An toàn Sinh học và Luật Môi trường

Các văn bản quy phạm pháp luật vầ An toàn hóa chất:
Nghị định ban hành danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy
hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (Phụ lục của Nghị định
số 104/2009/NĐ-CP) ban hành ngày 09/11/2009.
Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất số
90/2009/NĐ-CP ban hành ngày 20/10/2009.
Nghị định quy định chi tiết và hường dẫn thi hành một số điều của Luật hóa
chất số 108/2008/N Đ-CP ban hành ngày 07/10/2008.
Luật hóa chất số 06/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007.
Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2006/NĐ-CP (ban hành ngày
20/05/2005) về An toàn hóa chất số 12/2006/TT-BCN ban hành ngày
22/12/2006.
Tiêu chuẩn Việt Nam – Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản
xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản, vận chuyển (Soát xét lần 2) số TCVN
5507:2002 ban hành ngày 10/07/2002.
Ngoài ra các nội dung An toàn Phòng thí nghiệm
5. Kỹ thuật công nghệ sinh học

Thông tư: Quy định về quản lý an toàn sinh học trong hoạt động nghiên cứu,
phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến
đổi gen - Bộ Khoa học và công nghệ ban hành ngày 21/12/2012.

II.

KẾT LUẬN VỀ TÌNH HÌNH AN TOÀN SINH HỌC TẠI VIỆT NAM

Việc ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ sinh học hiện đại đã đạt
được những thành tựu to lớn và ngày càng có nhiều ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn,
đặc biệt là đã tạo ra được những sinh vật biến đổi gen mang các đặc tính mong muốn
có giá trị cao. Song song với việc nghiên cứu tạo ra những sinh vật biến đổi gen, vấn

25


×