Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

AN TOÀN SINH học xử lí CHẤT THẢI NGUY hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.36 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học

MÔN : AN

TOÀN SINH HỌC VÀ LUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI : XỬ

LÍ CHẤT THẢI NGUY HẠI

GVDH : VÕ THỊ THÚY HUỆ
Sinh viên thực hiện :
Ngô Thị Nga

Tháng 4 -2013

10172033

Châu Minh Hoàng

11172076

Huỳnh Thị Điêp

11172235

Huỳnh Minh Phong

11172138



MỤC LỤC
Đặt vấn đề
I.
Khái niệm
II.
Nguần gốc, phân loại chất thải nguy hại
1. Nguồn gốc phát sinh nguồn thải
2. Phân loại chất thải nguy hại
III.
Biện pháp xử lí chất thải nguy hại
1. Biện pháp háo học , hóa lí
1.1 Hấp thụ khí
1.2 Chưng cất
1.3 Xử lí bằng trích ly bay hơi
1.4 Hấp phụ
1.5 Oxy hóa học
2. Phương pháp sinh học
2.1 Khái niệm
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học
2.3 Các loại hệ thống xử lí
3. Phương pháp nhiệt
3.1 Lò đốt chất lỏng
3.2 Lò đốt thùng quay
4. Xử lí bằng phương pháp oornr định hóa rắn
5. Chon lấp
5.1 Khái niệm
5.2 Nguyên tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp chất
thải nguy hại
IV.

Kết luận – kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trườglà một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi con
người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự phát triển và bền vững của xã hội, bất cứ


hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động
nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công
nghiệp hóa và đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Tổn thất này
đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính
toàn cầu hiện nay là những biện pháp hiệu quả nhất bảo vệ môi trường trái đất. Ở Việt
Nam vấn đề quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có
biện pháp giải quyết. Cùng với sự phát triển kinh tế thì mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao thì hàm lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người. Tất cả thế giới đều nhận
thức được rằng : Nếu không có biện pháp xử lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả
đúng đắn thì những hậu quả không thể lường trước được của nó khiến chúng ta và cả thế
hệ mai sau phải gánh chịu.
I.

Khái niệm chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại là các chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc
tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các
đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường
và sức khỏe con người.

II.


Nguồn gốc, phân loại chất thải nguy hại
1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong
cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều
nguồn thải khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ
dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo cách nhìn nhận mà
có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh
chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:
- Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi
methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là
toluene hay xylene…)
- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệthực vật độc hại)
- Thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay
hàng quá date…)
- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụviệc sửdụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa
học, …)


Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải
nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp.
2. Phân loại chất thải nguy hại

Phân loại theo 2 cách: theo đặc tính nguy hại, theo nguồn thải.
2.1 Phân loại theo tính chất nguy hại chính :
- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của
phản ứng hoá học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở
nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy : Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất
rắn hoà tan hoặc lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.

+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do
bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều
kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng
bắt lửa.
+ Chất thải tự bốc cháy :
- Ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng
các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu,
hàng hoá và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các
chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2), hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc
bằng 12,5).
- Oxi hoá : Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt
mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
- Dễ lây nhiễm : Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh
cho con người và động vật.
- Có độc tính: Bao gồm:
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại
cho sức khoẻ qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc
mãn tính, kể cả gây ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối
với môi trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
2.2 Phân loại theo nguồn :
























III.






Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và
than
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ
Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
Chất thải từ ngành luyện kim
Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh

Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật
liệu khác
Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản
phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và
mực in
Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột
giấy
Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm
Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm)
Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp
sinh hoạt và công nghiệp
Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này)
Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản
Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ
hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải
Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất
lạnh và chất đẩy (propellant)
Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
Các loại chất thải khác
Biện pháp xử lí chất thải nguy hại
Phương pháp hóa học và hóa lí
Phương pháp sinh học
Phương pháp nhiệt
Phương pháp ổn định hóa rắn
Chôn lấp chất thải nguy hại

1. Phương pháp hóa học và hóa lý

Khái niệm : các kỹ thuật sử dụng để tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải nguy hại đồng

thời cũng được dùng để xử lý nước ngầm hay đất bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại.
Các kỹ thuật bao gồm:


Hấp thu khí







Chưng cất
Xử lý đất bằng trích ly bay hơi
Hấp phụ
Oxy hóa hóa học

1.1 Hấp thụ khí
Là kỹ thuật hay được dùng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ bay hơi với
nồng độ thấp < 200 mg/l. Không thích hợp với chất ô nhiễm kém bay hơi. Các thiết bị sử
dụng: tháp đệm, tháp mâm, hệ thống phun, khuếch tán khí hay thông khí cơ học. Trong
các thiết bịnày thì tháp đệm là thiết bị hay được sử dụng nhất.
1.2 Chưng cất
Kỹ thuật được dùng để loại chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước thải và
nước ngầm. Quá trình này được áp dụng khi nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải
hay nước ngầm cao và có khả năng giảm nồng độ xuống rất thấp. Thiết bị sử dụng:
tháp mâm chóp, tháp mâm xuyên lỗ, tháp đệm. Quá trình này và quá trình hấp thụ khí
đều dựa trên cơ sở sự truyền khối giữa hai pha. Tuy nhiên có một số khác biệt như

1.3. Xử lý đất bằng trích ly bay hơi

Xử lý đất bằng trích ly bay hơi kỹthuật dùng để xử lý
đất bị ô nhiễm chất hữu cơ bay hơi (VOC). Kỹ thuật được áp dụng đối với tầng đất
chưa bão hòa (nằm trên tầng nước ngầm) hoặc đối với đất bị ô nhiễm đã được đào lên.
1.4. Hấp phụ


Là quá trình tách chất ô nhiễm trong khí, nước bằng chất hấp phụ. Trong kỹ thuật xử lý
chất thải nguy hại, chất hấp phụ thường được dùng là than hoạt tính để loại bỏ các thành
phần chất hữu cơ độc hại trong nước ngầm và nước thải công nghiệp. Nó có thể được
dùng một mình hoặc kết hợp với quá trình xử lý sinh học
1.5 Oxy hóa hóa học
Đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hóa để oxy hóa chất hữu cơ trong chất thải với
mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải là mất đi hoặc giảm độc tính của nó.
2. Phương pháp sinh học

2.1 Khái niệm: Là phương pháp sử dụng sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ
trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường. Trong quản lý chất
thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được nếu sử dụng đúng
loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học bao gồm:
- Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất: nguồn năng lượng có thể là ánh sáng, phản
ứng oxy hóa khử của chất vô cơ và chất hữu cơ. Còn nguồn carbon (cơchất) có
thể là CO2 và chất hữu cơ.
- Quá trình enzyme
- Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất
- Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với vi sinh vật
- Cộng đồng vi sinh vật
Trong xử lý sinh học việc kiểm soát và duy trì lượng vi sinh vật là rất quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả xử lý. Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến qúa trình cần phải kiểm
soát bao gồm: Chất nhận điện tử , độ ẩm, nhiệt độ, pH, tổng chất rắn hòa tan (< 40.000

mg/L), chất dinh dưỡng …..
2.3 Các loại hệ thống xử lý
Các hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các
loại sau
- Các hệ thống thông thường: bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí


- Xử lý tại nguồn: dùng xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm
- Xử lý bùn lỏng: dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5-50%
- Xử lý dạng rắn: xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp
3 PHƯƠNG PHÁP NHIỆT
Đây là kỹ thuật xử lý chất thải nguy hại có nhiều ưu điểm hơn các kỹ thuật xử lý khác
được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại không thể chôn lấp mà có khả năng cháy.
Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn, lỏng, khí. Trong
phương pháp này, nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, các chất hữu cơ sẽ được khử độc
tính và phá vỡ cấu trúc. Tùy theo thành phần của chất thải mà khí sinh ra từ quá trình đốt
có thành phần khác nhau. Nhìn chung, thành phần khí thải cũng có các thành phần như
sản phẩm cháy thông thường (bụi, CO2, CO, SOX, NOX). Tuy nhiên trong thành phần khí
thải còn có các thành phần khác như HCl, HF, P2O5, Cl2…Bên cạnh các ưu điểm là phân
hủy gần như hoàn toàn chất hữu cơ(hiệu quả đến 99,9999%), thời gian xử lý nhanh, diện
tích công trình nhỏ gọn, xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp nhiệt cũng có một
nhược điểm là có thể sinh ra khí độc hại (dioxin và furan) khi đốt chất hữu cơ chứa clo
trong điều kiện sử dụng lò đốt không đảm bảo về mặt kỹthuật hay chế độ vận hành không
được kiểm soát chặt chẽ. Để giảm khả năng hình thành dioxin (hay furan), người ta
thường kiểm soát nhiệt độ của khí sau đốt một cách chặt chẽ. Thông thường, để hạn chế
sự hình thành dioxin (furan), người ta khống chế nhiệt độ trong lò đốt hai cấp. Nhiệt độ
o

trong buồng thứ cấp được duy trì trên 1200 C, sau đó khí thải lò đốt (sản phẩm cháy) sẽ
o


được giảm nhiệt động ngay lập tức xuống dưới 200 C trước khi đưa qua hệ thống xử lý
khí thải. Hiện nay các thiết bị lò đốt sau thường được sử dụng:
- Lò đốt chất lỏng
- Lò đốt thùng quay
- Lò đốt gi cố định
- Lò đốt tầng sôi
- Lò xi măng
- Lò hơi
3.1 Lò đốt chất lỏng


Lò đốt chất lỏng : được sử dụng để đốt các chất thải nguy hại hữu cơ có thể bơm được,
ngoài ra còn kết hợp để đốt chất thải nguy hại dạng khí. Chất lỏng sẽ được phun vào lò
đốt dưới dạng sương bụi với kích thước giọt lỏng từ 1mm trở lên. Loại thiết bị này
thường có dạng hình trụ nằm ngang, tuy nhiên trong trường hợp chất thải lỏng có hàm
lượng chất vô cơ cao thì thiết bị có dạng thẳng đứng. Sơ đồ một thiết bị đốt chất lỏng
được minh họa trong hình sau.
Thiết bị này có những ưu và nhược điểm sau
Ưu điểm:
- Đốt được nhiều loại chất thải lỏng nguy hại
- Không yêu cầu lấy tro thường xuyên
- Thay đổi nhiệt độnhanh chóng theo tốc độ nhập liệu
- Chi phí bảo trì thấp
Nhược điểm
- Chỉ áp dụng được đối với các chất lỏng có thể nguyên tử hóa
- Cần cung cấp đểquá trình cháy được hòan tất và tránh ngọn lửa tác động lên gạch chịu
lửa
- Dễ bị nghẹt béc phun khi chất thải lỏng có cặn



Sơ đồ lò đốt chất lỏng

3.2 Lò đốt thùng quay
Lò đốt thùng quay: thường được sử dụng để đốt chất thải rắn, bùn, khí và chất lỏng. Thiết
bị thường có dạng hình trụ có thể đặt nằm ngang, hay nghiêng một góc so với mặt ngang
hoặc thẳng đứng. Thùng thường quay với vận tốc 0,5-1 vòng/phút, thời gian lưu của chất
thải rắn trong lò từ 0,5-1,5 giờ với lượng chất thải rắn nạp vào lò chiếm khoảng 20% thể
o

tích lò. Thiết bị lò đốt dạng này có nhiệt độ trong lò có thể lên đến trên 1400 C, vì vậy có
thể phân hủy được các chất hữu cơ khó phân hủy nhiệt. lò đốt thùng quay thường có kích
thước cơ bản như sau đường kính trong khoảng 1,5 – 3,6 m với chiều dài từ 3 đến 9m. Tỷ
lệ đường kính theo chiều dài nên theo tỷ lệ 4:1.
Một số ưu và nhược điểm của lò đốt thùng quay như sau
Ưu điểm


- Phù hợp với nhiều quy mô (nhỏ, vừa, lớn)
- Áp dụng cho cả chất thải rắn và lỏng
- Có thể đốt riêng chất lỏng và chất rắn hoặc kết hợp đốt cả chất rắn và chất lỏng
- Không bịn ghẹt gi(vỉ lò) do có quá trình nấu chảy
- Có thể nạp chất thải ở dạng thùng hoặc khối
- Linh động trong cơ cấu nạp liệu
- Cung cấp khả năng xáo trộn chất thải và không khí cao
- Quá trình lấy tro liên tục mà không ảnh hưởng đến quá trình cháy
- Kiểm soát được thời gian lưu của chất thải trong thiết bị
- Có thểnạp chất thải trực tiếp mà không cần phải xử lý sơ bộ gia nhiệt chất thải
- Có thể vận hành ở nhiệt độ trên 14000C
Nhược điểm

- Chi phí đầu tư cao
- Vận hành phức tạp
- Yêu cầu lượng khí dưlớn do thất thoát qua các khớp nối
- Thành phần tro trong khí thải ra cao


Hệ thống lò đốt thùng quay
Hệ thống bao gồm các bộ phận: cấp liệu, lò sơ cấp (lò quay), lò thứ cấp (lò tĩnh) và bộ
phận tháo tro. Lò đốt thùng quay có buồng sơ cấp là một trống quay với tốc độ điều chỉnh
được, có nhiệm vụ đảo trộn chất thải rắn trong quá trình cháy. Lò đốt được đặt dốc với độ
với độ nghiêng 1- 5% ,nhằm tăng thời gian cháy của chất thải và vận chuyển tự động rác
từ khi vào cho đến khi thành tro ra khỏi buồng đốt. Các quá trình sấy,
hóa hơi (nhiệt phân), đốt cháy carbon và tháo tro diễn ra trong trống quay này theo trình
tự từ khi nạp rác vào buồng đốt đến khi thành tro. Sản phẩm khí từ buồng sơ cấp tiếp tục
được đốt trong buồng thứ cấp có bổ sung nhiệt lượng để đốt cháy hoàn toàn các chất hữu
cơ trong khí thải. Các quá trình sấy, nhiệt phân và đốt cháy cặn carbon xảy ra độc lập trên
mỗi đoạn chiều dài của trống quay và nhờ có sự xáo trộn tốt nên tốc độ khí hóa của lò đốt
thùng quay cao hơn lò đốt tĩnh 2-3 lần (trong lò đốt tĩnh các quá trình sấy, nhiệt phân và
đốt cháy cặn cac bon xảy ra tại một vị trí và xảy ra đồng thời).khi đốt chất thải rắn ,lò đốt


sơ cấp quay giúp choi quá trình xử lí được triệt để.Thời gian lưu ttrong lò là 0,5 – 1,5
giờ, lượng chất thải nạp vào chiếm 20 % thể tích lò. Phần đầu của lò đốt có lắp một béc
phun dầu hoặc gas kèm quạt cung cấp cho quá trình đốt nhiên liệu nhằm đốt nóng hệ
thống lò đốt .Tốc độ phun gas vào lò khoảng 3,1 m/s nhằm hạn chế tối đa sự thất thoát.
Khi nhiệt độ lò đạt 80000C thì chất thải rắn được đưa vào để đốt . Trong buồng đốt sơ
cấp , nhiệt độ lò quay được khống chế từ 800-9000C, nếu chất thải cháy tạo đủ năng
lượng giữ được nhiệt độ này thì bộ đốt phun dầu /gas tự động ngắt .Khi nhiệt độ hạ thấp
hơn 8000C thì bộ đốt làm việc trở lại.
Sản phẩm khí sinh ra trong quá trình đốt ở lò sơ cấp được đốt tiếp tục ở buồng thứ cấp.

Buồng đốt thứ cấp: là một buồng đốt tĩnh, nhằm để đốt các sản phẩm bay hơi và khí
hóa do quá trình nhiệt phân từ buồng sơ cấp. Nhiệt độ ở đây thường từ 9500C – 11000C.
Thời gian lưu của khí thải qua buồng thứ cấp từ 1,5 - 2 giây. Hàm lượng oxy dư tối thiểu
cho quá trình cháy là 6%.


4

Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

Quá trình ổn định hóa rắn
Khái niệm
Ổn định và hóa rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả
năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất ô nhiễm. Phương pháp
này được sửdụng rộng rãi trong quản lý chất thải nguy hại.
Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xử lý chất thải nguy hại
- Xử lý chất thải từ quá trình khác (ví dụ tro của quá trình nhiệt)
- Xử lý đất bị ô nhiễm khi hàm lượng chất ô nhiễm cao trong đất cao
Làm ổn định là một quá trình mà chất thêm vào được trộn với chất thải để giảm tới mức
tối thiểu khả năng phát tán của chất nguy hại ra khỏi khối chất thải và giảm tính độc hại
của chất thải. Như vậy quá trình làm ổn định có thể được mô tả như một quá trình nhằm
làm cho các chất gây ô nhiễm bị gắn từng phần hoặc hoàn toàn bởi các chất kết dính hoặc
các chất biến đổi khác. Cũng tương tự như vậy, quá trình đóng rắn là một quá trình sử


dụng các chất phụ gia làm thay đổi bản chất vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén
hay độ thấm). Như vậy mục tiêu của quá trình làm ổn định và hóa rắn là làm giảm tính
độc hại và tính di động của chất thải cũng như làm tăng các tính chất của vật liệu đã được
xử lý. Trong xử lý chất thải nguy hại, đây là quá trình được sử dụng rộng rãi để xử lý chất

thải nguy hại vô cơ. Trước khi thực hiện quá trình hóa rắn/ổn định, bùn thải cần phải
được tách nước, điều chỉnh pH cho đạt yêu cầu và chuyển kim loại sang dạng không hòa
tan để giảm khả năng dịch chuyển của chất nguy hại. Hiệu quả của quá trình phụ thuộc
rất nhiều vào chất sử dụng để ổn định hóa rắn.
5. . Chôn lấp
5.1 Khái niệm
Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống quản lý chất thải nguy
hại. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải làm giảm thiểu khả năng phát tán chất
thải vào môi trường. Các chất thải nguy hại được chôn trong bãi chôn lấp cần đáp ứng
các tiêu chuẩn sau:
– Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ)
– Tiềm năng nước rỉ rác thấp
– Không có chất lỏng
– Không có chất nổ
– Không có chất phóng xạ
– Không có lốp xe
– Không có chất thải lây nhiễm
Thông thường các chất thải nguy hại thường được chôn lấp bao gồm:
– Chất thải kim loại có chứa chì
– Chất thải có thành phần thủy ngân
– Bùn xi mạ và bùn kim loại
– Chất thải rắn có xyanua


– Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại
– Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải
Trong quá trình chôn lấp, cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương
thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau. Ví dụ như khi chất thải chứa
axit kết hợp với chất thải chứa dầu mỡ sẽ gây hỏa hoạn, kết hợp với chất ăn da tỏa nhiệt
và làm bắn tung tóe chất thải, chất thải chứa bột nhôm kết hợp với amoni nitrate sẽgây

nổ, chất thải chứa xyanua gặp axít sẽ hình thành khí HCN rất độc… kiểm soát các chất
khí sinh ra cũng nhưnước rò rỉ từ khu chôn lấp ra môi trường xung quanh.
Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại, phải thực hiện các biện pháp
quan trắc môi trường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi. Sau khi
đóng bãi, việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng nhằm đảm bảo không có sựtiếp xúc của
chất thải nguy hại đối với con người và môi trường. Các công tác quan trắc trong thời
gian hoạt động và sau khi đóng bãi cũng nhưcông tác bảo trì góp phần phát hiện sựrò rỉ
và lan truyền của chất thải nguy hại từ đó kịp thời ngăn chặn sựlan truyền của chất thải
nguy hại trong môi trường.
5.2 Nguyên tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại :
a. Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: phải phù hợp với qui hoạch xây dựng đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cần xem xét đến công suất dự kiến cho hiện tại và
tương lai, xem xét các vấn đề địa hình, thổnhưỡng, thủy văn… các điều kiện khí hậu, môi
trường địa phương, bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo các khoảng cách đến các công
trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần các khu dân cư, sân bay, di tích
lịch sử, cảnh quan, du lịch, khu canh tác cây lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy
cơ động đất và khu vực không ổn định gần sông suối, ao hồ và các nguồn nước sửdụng
trong sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng phải quan tâm đến ý kiến của cơ quan địa phương và
cộng đồng dân cư trong khu vực.
b. Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: các chất thải nguy hại khi tiếp xúc với nhau có
thểsinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thểxảy ra phản ứng tạo thành


các chất ô nhiễm và gây cháy nổ. Vì vậy, khi thiết kếcần thiết kếcác ngăn chôn
lấp riêng hay các đê ngăn nhằm tránh sựkết hợp của các chất khi có rò rỉxảy ra.
Cấu tạo lớp lót đáy và lớp che phủbềmặt sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào điều
kiện địa hình, địa chất của khu vực đặt bãi chôn lấp.
c. Quy tắc vận hành bãi chôn lấp:
1. Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: chất thải cần phải đóng gói theo đúng tiêu chuẩn
quy định về an toàn trước khi chôn lấp. Đối với một số chất có thể không cần đóng

gói mà có thểhóa rắn trước khi chôn lấp.
2. Trong khi bãi đang hoạt động cần phải có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây
bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực
hiện các chương trình quan trắc môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh bãi
chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy.. khi vận hành cũng như khi đóng bãi.
3. Xây dựng và thực hiện các chương trình tu bổ, nâng cấp bãi chôn lấp và các
chương trình ứng cứu khi có các sựcốcháy, nổ, rò rỉ, lũlụt, ô nhiễm nước ngầm xảy
ra tại bãi chôn lấp. Thực hiện các chế độbảo trì bảo dưỡng và kiểm soát bãi chôn lấp
định kỳsau khi đóng bãi.
5.3 Ưu, nhược điểm của phương pháp
Ưu điểm của các hầm chôn lấp CTNH có khả năng cô lập các CTNH chưa có khả năng
xử lý bằng công nghệ khác, công suất lớn và giá thành xử lý khá rẻ so với nhiều phương
pháp tiêu huỷ khác như đốt. Hơn nữa, CTNH tương lai có thể đào lên để xử lý nếu có
công nghệ phù hợp. Các hầm chôn lấp đều có mái che kín trong quá trình vận hành nên
biện pháp này có tính chất là đóng kén hơn là chôn lấp, không có khả năng phát sinh
nước rò rỉ nhưng vẫn có hệ thống thu gom nước rò rỉ.
Tuy nhiên phương pháp này khá tốn diện tích. CTNH không được xử lý triệt để, mối
nguy cơ rò rỉ vẫn còn nên cần giám sát lâu dài sau khi đóng hầm. Một lý do chôn lấp
CTNH chưa được triển khai rộng do phải đảm bảo các điều kiện ngặt nghèo, hay có thể
nói là bất khả thi về khoảng cách với các khu dân cư theo TCXDVN 320:2004.


VI. Kết luận – Kiến

nghị

Nền công nghệ xử
lý CTNH ở Việt
Nam trong những
năm vừa qua đã có

những bước phát
triển đáng kể. Tuy
nhiên những công
nghệ hiện có của
nước ta chưa thực
sự hiện đại, chưa
được áp dụng
nhiều, quy mô
nhỏ… Nhưng đã
đáp ứng phần nào
nhu cầu xử lý chất thải ở VN. Tuy nhiên để thực sự đảm bảo công tác xử lý CTNH đạt
yêu cầu, cần phải phát triển công nghệ xử lý CTNH về cả số lượng và chất lượng. Ngoài
ra cần phải nghiên cứu các công nghệ chuyên biệt để xử lý chất thải đặc thù. Bên cạnh đó
cần phải tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo các công nghệ đã
cấp phép hoạt động tuân thủ đúng quy định, đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Để lựa chon các công nghệ phù hợp với điều kiện của VN không phải là dễ. Do đó cần
xây dựng và ban hành các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật…làm cơ sở khoa học cho
công nghệ xử lý chất thải.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>%20thai%20nguy%20hai&source=web&cd=2&ved=0CDQQFjAB&url=http%3A%2F
%2Ftailieu.vn%2Fxem-tai-lieu%2Fbai-giang-cac-phuong-phap-xu-ly-chat-thai-nguyhai.1211664.html&ei=kr5RUZ76HsrNrQfxs4H4Ag&usg=AFQjCNGXecHTOne93Tmd2
nQoXB0HkYr6MQ


/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDQQFjAB&url=http
%3A%2F%2Fvea.gov.vn%2Fvn%2Fkhoahoccongnghe%2Fcongnghemt
%2Fxulychatthainguyhai%2FPages
%2Fdefault.aspx&ei=gb9RUYaFBsL9rAfQoIHQCg&usg=AFQjCNEYQjww061NLtxEr
WztrYhEww4WwA

/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&ved=0CDQQFjAB&url=http
%3A%2F%2Fvea.gov.vn%2Fvn%2Fkhoahoccongnghe%2Fcongnghemt
%2Fxulychatthainguyhai%2FPages
%2Fdefault.aspx&ei=gb9RUYaFBsL9rAfQoIHQCg&usg=AFQjCNEYQjww061NLtxEr
WztrYhEww4WwA
/>sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=6&cad=rja&ved=0CEwQFjAF&url=http%3A
%2F%2Ftailieu.vn%2Ftag%2Ftai-lieu%2Fph%25C6%25B0%25C6%25A1ng%2520ph
%25C3%25A1p%2520x%25E1%25BB%25AD%2520l%25C3%25BD%2520ch
%25E1%25BA%25A5t%2520th%25E1%25BA
%25A3i.html&ei=bsBRUebhOMf3rQfX_IHoCg&usg=AFQjCNF3wsQxorCL4Fsu5jix0s
fJen7DSA



×