Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Phân tích những cải cách ở chính quyền cấp xã của vua Minh Mệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.62 KB, 5 trang )

Phân tích những cải cách ở chính quyền cấp xã của vua Minh Mệnh
Lịch sử Việt Nam thời Trung đại cho thấy mỗi khi đất nước có yêu cầu canh tân thì
đồng thời cũng xuất hiện những tư tưởng cải cách và những cuộc cải cách do nhà
nước phong kiến tổ chức thực hiện. Đặc biệt, xây dựng và cải cách bộ máy chính
quyền để quản lý đất nước luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Các
triều đại phong kiến Việt Nam đã có những cuộc cải cách lớn tác động tích cực đến
sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, tổ chức bộ máy nhà nước địa phương dưới
triều Nguyễn đã đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất trong chế độ quân chủ ở nước ta.
Ngay từ khi mới lên ngôi các vua Gia Long và Minh Mệnh đã cho thiết đặt một hệ
thống chính quyền khá hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương để giúp nhà vua
quản lý đất nước trong đó có bộ máy chính quyền cấp cơ sở.
Để hiểu rõ phần nào vấn đề này, em xin chọn đề tài số 8: “Phân tích những cải
cách ở chính quyền cấp xã của vua Minh Mệnh” làm đề tài cho bài tập lớn của
mình.
B. NỘI DUNG
I. Vài nét sơ lược
1. Giới thiệu sơ lược vua Minh Mệnh
Minh Mệnh (1791-1841), tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Nguyễn Phúc
Kiểu, là vị vua thứ nhì của nhà Nguyễn, trị vì từ những năm 1820 đến 1841. Ông là
hoàng tử thứ tư của vua Gia Long. Năm 1816, ông được phong làm Hoàng Thái
Tử . Tháng giêng năm canh thìn (1820), ông lên ngôi lấy niên hiệu là Minh mạng.
Từ nhỏ, Minh Mạng có tư chất thông mình, hiếu học, năng động và quyết đoán. Là
người tinh thông Nho học.


Trong 20 năm trị vì, Minh Mệnh đã thi hành nhiều chính sách và biện pháp, trong
nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhưng những biện pháp có ý nghĩa
cải cách chủ yếu và tập trung là cải cách hành chính, bộ máy quản lý nhà nước và
hệ thống quan lại.
Trong tiến trình lịch sử của chế độ quân chủ Việt Nam, triều Minh Mệnh được các
nhà sử học ghi nhận là triều đại đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác


hành chính và sử dụng quan lại.
2. Nguyên nhân dẫn đến cải cách của Minh Mệnh
Trải qua mấy chục năm, bộ máy hành chính nhà nước dần bộc lộ những điểm hạn
chế, yếu kém, bất cập, cơ chế hành chính còn nhiều tầng, quyền hạn quan lại rất lớn.
Tình trạng đó thường dẫn đến lộng quyền và có nguy cơ nội chiến
Nền kinh tế còn lạc hậu, kém phát triển, quan tham còn nhiều, đời sống của nhân
dân trở nên khổ cực trăm đường. Cần có đội ngủ quan lại có trình độ cao, yêu nước,
thương dân, thấm nhuần tư tưởng nho giáo và thuyết “an dân”
Nhu cầu phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước, để hoạt động của bộ máy
nhà nước hiệu quả hơn.
Vì vậy, việc tiến hành cải cách chính quyền cấp xã là việc cấp thiết nhằm hạn chế
nguy cơ và thế lực của những lực lượng phong kiến địa phương, ngăn ngừa sự phân
quyền cát cứ, tăng cường quyền lực của trung ương. Mặt khác là tăng sự lãnh đạo,
quản lí ở địa phương có hiệu lực và hiệu quả hơn
II. Những cải cách chính quyền cấp xã của vua Minh Mệnh
1. Tổ chức chính quyền cấp xã thời vua Minh Mệnh.


Cấp Xã là đơn vị hành chính cấp cơ sở, đồng thời là đơn vị kinh tế, xã hội và tôn
giáo. Làng xã trực tiếp quản lí dân cư, thực thi các chính sách thuế đinh, điền, lao
dịch, binh dịch. Vua Minh Mệnh đặt ra một số quy chế về tổ chức và nguyên tắc
quản lí làng xã. Tổ chức xã gồm có: Cơ quan quyết nghị và cơ quan chấp hành
Cơ quan quyết nghị là hội đồng kì mục (Hội đồng kì hào, Hội đồng làng). Bất kì
công việc chung nào của xã đều được đứa ra bàn bạc trước hội đồng. Trụ sở hội họp
là đình làng. Hội đồng kì mục thường họp vào mùng một và ngày rằm hàng tháng
để bàn việc làng như: thu thuế, tuyển lính,… Người có quyền cao nhất trong hội
đồng là Tiên chỉ có quyền hòa giải các việc hộ và xét các tội phạm nhỏ về hình…
các chế tài chủ yếu là: phạt tiền, đòn roi, phạt vạ. Tiêu chuẩn tham gia vào Hội đồng
kì mục là các thân hào có danh tiếng trong xã. Họ là những người đã đỗ đạt trong
các kì khoa cử: tú tài, cử nhân, tiến sĩ đã từng làm việc quan trọng hoặc đang làm

quan. Cũng có thể là những người có phẩm hàm do vua ban, những người có tài sản
hoặc là những bậc cao niên uy tín trong làng. Các tiêu chuẩn khác còn phụ thuộc
vào hương ước, khoán ước của từng làng xã. Hội đồng kì mục không phải do dân
bầu, không giới hạn về số lượng hoặc nhiệm kì; không chịu trách nhiệm trước cơ
quan hành chính nhà nước mà chỉ chịu trách nhiệm trước cư dân bản xã. Tuy nhiên,
đa số thành viên của hộ đồng đều là những người có phẩm hàm do vua ban hành
hoặc xuất thân từ khoa mục, quan trường. Do đó, triều đình có thể áp dụng kỉ luật,
kiểm soát bằng chế tài thu hồi bằng sắc, hạ phẩm tước. Khi họ trở thành bạch đinh
thì đương nhiên không đủ tiêu chuẩn tham gia Hội đòng kì mục.
Cơ quan chấp hành gồm có Lí trưởng, phó lí và Trương tuần
Lí trưởng: ¬
Thời Minh Mệnh, tất cả các xã đều đặt một viên Lí trưởng. Lí trưởng được làng xã
đặt lên theo nguyên tắc dân chủ. Tuy nhiện, người ứng cử chức vụ này phải là
người “vật lực cán”, nghĩa là phải có một số tài sản nhất định và phải có đức tính


siêng năng cần mẫn. Lí trưởng phải là người trên 30 tuổi, không có quan hệ ruột thịt
hoặc thông qia với các viên cai, phó tổng nếu là người cùng làng, phải có một số tài
sản nhất định và có những phẩm chất cần thiết, được dân chúng bầu lên trong nhiệm
kì 3 năm. Nếu muốn dự bầu Lí trưởng thì phải được viên cai tổng sở tại giới thiệu,
quan Tri phủ, Tri huyện xét trình lên quan đứng đầu cấp tỉnh bằng văn bằng và mộc
triện. Lí trưởng là một trong những nhân viên hành chính của nhà nước ở cấp xã,
thôn. Nhiệm vụ của họ là thi hành mệnh lệnh chính quyền cấp trên, chịu trách
nhiệm mọi công việc trong xã. Là người trực tiếp quản lí sổ định, sổ điền.
Phó lí: ¬
Do dân bầu nhiệm kì 3 năm như Lí trưởng, là người giúp việc cho Lí trưởng. Phó lí
cũng là một trong những nhân viên hành chính chủ yếu của nhà nước ở cấp xã thôn,
quản lí mọi mặt của xã thôn.
Trương tuần: Do hội Hội đồng kì mục chỉ định, phụ trách công việc tuần phòng
trong xã¬

Tuần đinh:¬
Là lực lượng an ninh trong xã đặt dưới sự điều hành của Trương tuần. Tuần đinh
thường được lựa chọn trong số các tráng đinh khỏe mạnh nhất làng. Họ có một số
tài sản để có thể bồi thường nếu canh phòng sơ suất để xảy ra các vụ trộm cắp
2. Nhận xét những cải cách chính quyền cấp xã của vua Minh Mệnh
Chúng ta thấy rằng: Nếu chức xã trưởng trước đây có thể có từ một đến nhiều người
thì đến khi vua Minh Mênh cải cách, mối xã chỉ có một Lí trưởng bất kể xã có quy
mô lớn hay nhỏ. Đồng thời, chức Phó lí trưởng cũng được giảm xuống tối đa còn
hai người. Nếu trước đây xã trưởng áp dụng đối với các trường hợp đơn vị hành


chính cơ sở là xã hoặc thôn, còn người đứng đầu các sở, trang trại, giáp về hành
chính gọi là Sở trưởng, Trang trưởng, Trại trưởng thì đến khi vua Minh Mệnh cải
cách, đồng loạt gọi là Lí trưởng. Việc thống nhất đơn vị chức danh người đứng đầu
đơn vị hành chính cơ sở là một biện pháp quan trong để Nhà nước có thể quản lí
khu vực nông thôn một cách thuận lợi hơn. Trong giai đoạn này, nếu một xã có
nhiều thôn thì dường như xã đó không có đầy đủ ý nghĩa cề mặt hành chính nữa
Những cải cách hành chính ở cấp xã của Minh mệnh đã tập trung quyền tối thượng
vào tay nhà vua và có nhiều tiến bộ hơn. Bộ máy hành chính trở nên gọn nhẹ hơn,
các quan chức trong hệ thống trở nên gọn nhẹ, gắn kết và hoạt động hiệu quả hơn.
Các quan chức trong hệ thống quản lí có chức năng và nhiệm vụ rõ ràng, vai trò cá
nhân quan chức được đặc biệt đề cao và hạn chế được sự lạm quyền. Vì vậy năng
lực cá nhân đã được phát huy tối đa
Tuy những cải cách đó có nhiều điểm tích cực, nhưng vẫn có những điểm hạn chế,
bất cập và khó để linh hoạt, ứng phó khi biến cố xảy ra.
C. KẾT THÚC
Cuộc cải cách của vua Minh Mệnh nhìn chung vẫn còn có những hạn chế nhất định,
nhưng đây được coi là một trong những cuộc cải cách thành công nhất trong lịch sử
Việt Nam. Cuộc cải cách đã đem lại sự phát triển cho đất nước, đem lại cho người
dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những cải cách này đã giúp vua Minh Mệnh nắm

chắc hơn bộ máy chính quyền cấp xã và kiểm tra, kiểm soát hoạt động bộ máy tự trị
của xã thôn



×