Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tác động của tỉ giá hối đoái đối với kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.53 KB, 7 trang )

Tác động của tỉ giá hối đoái đối với kinh tế quốc tế
I, Lý luận chung về tỷ giá hối đoái
1, Khái niệm tỷ giá hối đoái.
Để hiểu về tỷ giá hối đoái, trước hết chúng ta nên đi từ khái niệm ngoại tệ và ngoại
hối. Ngoại tệ là đồng tiền của nước ngoài do một nước khác phát hành nhưng phải
là một phương tiện chi trả có hiệu lực trong thanh toán. Ngoại hối bao gồm ba yếu
tố cơ bản: Ngoại tệ, vàng, chứng từ có giá trị ngoại tệ như các cổ phiếu lưu hành
bằng ngoại tệ, hối phiếu, chứng khoán có giá trị... Trong đó, đối với hối phiếu, thời
hạn hiệu lực của hối phiếu tuỳ thuộc vào kỳ hạn của hối phiếu đó; còn đối với các
chứng từ có giá khác như trái khoán, trái phiếu khi hết hạn phải quay lại nơi phát
hành để lấy cả gốc và lãi. Khi ngoại hối là vàng thì đó là phao cứu hộ cho sự ổn
định tiền tệ quốc gia bởi lẽ nó là phương tiện chị trả cuối cùng trong thanh toán
quốc tế. Vàng có khả năng chuyển sang bất kỳ ngoại tệ mạnh nào mà chủ sở hữu
mong muốn. Qua đó có thể thấy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động
mua bán ngoại hối kể trên.

Có rất nhiều quan điểm về khái niệm tỷ giá, thông thường theo từng trường phái lại
có các khái niệm khác nhau. Theo quan điểm cổ điển, tỷ giá là so sánh ngang giá
vàng trong nội dung đồng tiền của mỗi nước, quan điểm này chỉ đúng ở chế độ tỷ
giá cố định. Sau đó, đánh dấu một bước phát triển mới trong nhận thức, các nhà
kinh tế học theo trường phái tự nhiên quan niệm tỷ giá là một con số dùng để
chuyển đổi từ đồng tiền nước nay sang đồng tiền nước khác.
Theo các nhà kinh tế học hiện đại, tỷ giá được hiểu đơn giản là giá của đồng ngoại
tệ trên thị trường ngoại hối. Với cách định nghĩa này, tỷ giá tăng lên cũng có nghĩa
là giá của đồng bản tệ giảm xuống. Mặt khác tỷ giá cũng có thể được hiểu là giá của
đồng nội tệ, nếu theo cách hiểu này thì tỷ giá tăng có nghĩa là giá của đồng nội tệ
tăng.


2, Chức năng của tỷ giá.
Chức năng so sánh sức mua giữa các đồng tiền để thấy được năng suát lao động, giá


thành, giá cả, hiệu quả trong kinh tế đối ngoại để từ đó có các biẹn pháp điều chỉnh
kinh tế. Thêm vào đó, tỷ giá còn có chức năng khuyến khích, Nhà nước hoàn toàn
có thể điều tiết tỷ giá để khuyến khích các ngành, chủng loại hàng hoá tham gia
hoạt động kinh tế đối ngoại. Với chức năng thứ ba là chức năng phân phối, tỷ giá có
khả năng phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng tham gia hoạt động kinh tế
đối ngoại, có khả năng phân phối lại thu nhập giữa các nước có quan hệ kinh tế với
với nhau. Ngoài ra, tỷ giá còn được sử dụng như là vũ khí cạnh tranh trong thương
mại để giành giật thị trường.
3, Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá.
Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và nhạy bén
đến sự biến động của tỷ gía hối đoái. Nói chung, mức cầu tiền tệ thường biến đổi
ngược chiều với tỷ giá hối đoái. Ví dụ như Nếu USD tăng giá so với VND hàng
nhập về với giá cao, khó tiêu thụ nên mức cầu về hàng nhập giảm, đưa đến mức cầu
USD cũng giảm theo và đồng USD cũng giảm. Trái lại, khi tỷ giá VND so với USD
giảm nên hàng nhập về sẽ rẻ hơn, do đó nhà nhập khẩu mua nhiều USD hơn tức
mức cầu USD tăng nhiều, từ đó tỷ giá có thể tăng trở lại và người nhập sẽ không
mua USD để nhập hàng thêm nữa, USD có thể trở lại mức giá bình thường.
Ngoài ra mức chênh lệch lạm phát cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá, với một mức
tỷ giá cân bằng nước nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn thì đồng tiền mất giá nhiều hơn.
Xuất phát từ công thức:
enP
e¬r= ----P*


Dễ thấy, khi lạm phát ở trong nước tăng cao hơn so với lạm phát ở nước ngoài, P sẽ
tăng cao hơn P* làm cho tỷ giá thực tế tăng.
Tỷ giá còn chịu tác động rất lớn của tình hình cán cân thanh toán quốc tế của một
nước. Khi mức cung ngoại tệ trên thị trường hối đoái lớn hơn mức cầu ngoại tệ, tỷ
giá hối đoái sẽ tăng tức giá ngoại tệ tính bằng nội tệ sẽ giảm. Trái lại nếu cán cân
thanh toán quốc tế của một nước bị thiếu hụt, có nghĩa là tổng số chi ngoại tệ lớn

hơn tổng số thu ngoại tệ tức cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ; tỷ giá hối đoái sẽ
giảm, ngoại tệ tăng giá và nội tệ giảm giá.
Tình hình chính trị, kinh tế của một nước cũng ảnh hưởng không nhỏ. tình hình
chính trị ổn định sẽ tăng cường cơ hội thu hót vốn ngoại tệ từ nước ngoài vào trong
nước khiến tăng mức cung ngoại tệ; đồng thời người trong nước không muốn
chuyển vốn ra nước ngoài mà để đầu tư trong nước khiến mức cầu ngoại tệ có thể
thay đổi. Kết quả là tỷ giá hối đoái có thể tăng, giá ngoại tệ giảm và tất nhiên giá
nội tệ tăng. Nếu tình hình kinh tế chính trị có những diễn biến ngược lại mức cầu
ngoại tệ sẽ lớn hơn mức cung ngoại tệ vì người có vốn trong nước và vốn của ngứoc
ngoài ở trong nước có chiều hướng mua hoặc chuyển đổi ngoại tệ để chuyển vào
trong nước, nên tỷ giá hối đoái có thể giảm. Hơn thế nữa những người có vốn ở
nước ngoài sẽ e ngại mà không chuyển vốn vào trong nước. Đó cũng là lý do làm
giảm tỷ giá hối đoái.
Nhân tố thứ ba phải kể đến là vấn đề đầu cơ tiền tệ. Trên thị trường hối đoái, những
người kinh doanh tiền tệ, tức mua và bán tiền nhằm mục đích kiếm lời. Nếu dự
đoán một loại tiền nào đó sẽ tăng giá, tức khắc người ta mua loại tiền đó khi giá
mua còn thấp để bán lại sau khi giá lên cao, hưởng chênh lệch giá. Khi dự kiến một
loại tiền nào đó sẽ giảm giá và giảm đến mức nào đó sẽ tăng trở lại, họ lập tức bán
ra đồng tiền sắp mất giá để sau đó mua lại số đó mà vẫn được hưởng chênh lệch giá.
Những việc làm như vậy cũng làm cho mức cung và mức cầu ngoại tệ thay đổi và
dẫn đến làm thay đổi tỷ giá.


Hơn thế nữa, nền kinh tế của một nước tăng trưởng, mức lợi tức tính theo đầu người
gia tăng hay thu nhập thực tế của người dân tăng. Dẫn đến một thực tế là nhu cầu về
hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu tăng do đó làm tăng cung đồng nội tệ để mua ngoại
tệ tăng lên làm cho tỷ giá giảm. Điều này cũng có thể đúng khi xuất hiện một sản
phẩm mới ở nước ngoài mà người trong nước biết được. Nhu cầu mới được kích
thích, gây áp lực tăng cường nhập khẩu, làm tỷ giá biến động giảm.
Một nhân tố không thể không kể đến và có tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái là

mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. Nước nào có lãi suất cáo hơn sẽ thu hót
được vốn ngoại tệ vào nhiều hơn và tăng mức cầu về đồng nội tệ và làm tăng tỷ giá.
II, Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế quốc tế.
Nhìn chung, nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ giá đều bị tỷ giá tác động ngược trở lại.
Trước hết, đối với cán cân thanh toán quốc tế, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt sẽ
làm giảm tỷ giá. Nhưng tỷ giá giảm lại khuyến khích xuất khẩu, bù đắp dần cán cân
thanh toán và có thể đưa cán cân thanh toán trở cân bằng trở lại.
Như dã phân tích ở trên, khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thị người nước ngoài
có khuynh hướng mua hàng trong nước nhiều hơn trong khi người trưong nước
muốn mua hàng của nước ngoài Ýt hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất khẩu tăng, nhập
khẩu giảm, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước nếu tương quan giá cả
không có sự thay đổi. Vì vậy có thể nói, tỷ giá hối đoái có khả năng làm thay đổi
sức cạnh tranh quốc tế.
Cũng vậy, tác động của tỷ giá đối với lãi suất, một công cụ đắc lực trong điều hành,
quản lý kinh doanh, góp phần gia tăng cạnh tranh và là động lực thúc đẩy các hoạt
động đầu tư, tiêu dùng, khi tỷ giá biến động tăng, gây bất lợi cho nền kinh tế buộc
ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng nhiều cách. Một trong số đó là thay đổi
lãi suất chiết khấu. Việc làm này có thể làm thay đổi toàn bộ hoạt động kinh tế xã


hội. Ví dụ, tỷ giá giảm ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu,
các ngân hàng thương mại cũng sẽ phải tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy động.
Trong nước, các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay và dân cư cắt giảm chi tiêu làm tăng
cung về đồng nội tệ. Ngoài nước, việc làm đó sẽ thu hót đầu tư từ nước ngoài, tăng
vốn tiền gửi ngắn hạn và tăng cung ngoại tệ. Hoặc ngân hàng trung ương có thể can
thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ, tổ chức kinh doanh ngoại hối, thực hiện việc
bán, mua ngoại tệ khi tỷ giá biến động giảm hoặc tăng.
Như dã phân tích ở trên, khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thị người nước ngoài
có khuynh hướng mua hàng trong nước nhiều hơn trong khi người trưong nước
muốn mua hàng của nước ngoài Ýt hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất khẩu tăng, nhập

khẩu giảm, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước nếu tương quan giá cả
không có sự thay đổi. Vì vậy có thể nói, tỷ giá hối đoái có khả năng làm thay đổi
sức cạnh tranh quốc tế.
Chỉ một sự thay đổi bất lợi hay sự biến động đột ngột của tỷ giá cũng có thể là
nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào. Do đó, các biện
pháp bình ổn tỷ giá là cần thiết để điều chỉnh tỷ giá theo hướng có lợi.
III, Các chính sách can thiệp vào tỷ giá hối đoái
1, Chính sách phá giá tiền tệ
Phá giá là làm giảm giá đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài, có nghĩa
là làm cho tỷ giá danh nghĩa giảm xuống. Chính phủ áp dụng chính sách này nhằm
hy vọng rằng sẽ giúp gia tăng sản lượng, giảm bớt thất nghiệp và cải thiện cán cân
ngoại thương. Đây là loại chính sách mở rộng.
Muốn phá giá, ngân hàng trung ương phải bỏ nội tệ ra mua ngoại tệ vào. Cung nội
tệ tăng làm giảm tỷ giá. Khi phá giá, nếu như giá cả của hàng hoá trong nước và
nước ngoài không đổi, tỷ giá hối đoái thực sẽ giảm, làm tăng sức cạnh tranh của


hàng trong nước. Nhờ vậy khả năng xuất khẩu được nhiều hơn và hạn chế nhập
khẩu, gia tăng tổng cầu.
Đối với một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, sự mở rộng tiền tệ làm cho lãi suất trong nước
giảm, dẫn tới một dòng vốn chảy ra và đồng nội tệ giảm giá, xuất khẩu tăng, nhập
khẩu giảm. Điều này làm tăng tổng thu nhập.
Các chính phủ cũng áp dụng chính sách phá giá chỉ nhằm mục đích cai thiện cán
cân ngoại thương. Điều này chỉ xảy ra khi sản lượng đã đạt mức tiềm năng. Lúc đó
nếu đơn thuần phá giá sẽ kéo theo sự giá tăng nhanh chóng của giá cả, dẫn đến tình
trạng lạm phát cao. Muốn tránh lạm phát cao chính phủ cần áp dụng chính sách siết
chặt tài chính đồng thời với việc phá giá. Nếu chỉ nhằm vào việc cải thiện cán cân
ngoại thương thì chính sách phá giá phải đi kèm chính sách siết chặt tài chính và
trong điều kiện giá cả trong nước và ở nước ngoài không đổi.
2, Chính sách nâng giá tiền tệ.

Chính sách nâng giá là làm tăng giá đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, nghĩa là làm
cho tỷ giá danh nghĩa tăng lên. Mục đích của chính sách này là để chống lạm phát
cao. Đây là loại chính sách thu hẹp.
Muốn nâng giá, ngân hàng trung ương phải bán ngoại tệ ra mua nội tệ vào. Nâng
giá làm giảm xuất khẩu, tăng nhập khẩu dẫn đến sự sụt giảm tổng cầu.
Nếu xét bề ngoài thì việc phá giá đồng tiền trong nước để tăng xuất khẩu dường như
có lợi, nhưng về thực chất hành động đó có nghĩa là bán rẻ các sản phẩm của quốc
gia làm ra. Mặt khác, giá cả hàng hoá nước ngoài trở nên đắt hơn nên hạn chế người
dân tiều dùng hàng ngoại . Nếu đó lại là hàng hoá không thể sản xuất trong nước thì
lợi Ých tiêu dùng bị mất mát rất lớn.


Đối với việc nâng giá đồng tiền thì sự mất mát lại đi theo hướng ngược lại. Xuất
khẩu giảm, nhập khẩu tăng, sản lượng trong nước giảm, cán cân thương mại có thể
sẽ thâm hụt. Việc chủ động nâng giá có thể dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp trong
nước phải cắt giảm sản xuất hoặc đóng cửa mà lẽ ra trong điều kiện bình thường họ
vẫn hoạt động tốt. Đồng thời, quốc gia sẽ phải mất đi một khoản lợi nhuận thu được
từ xuất khẩu và phải chi ra một khoản để trả cho lợi nhuận của các công ty nước
ngoài khi mua hàng hoá của họ.
Thiệt hại chung cho cả trường hợp phá giá và nâng giá là làm mất niềm tin của
người nước ngoài đối với đông tiền trong nwocs nói riêng và đối với nền kinh tế nói
chung. Sự bất ổn của tỷ giá hối đoái sẽ là môi trương cho các nha đầu cơ nước
ngoài thu lợi, các nha sản xuất và xuất nhập khẩu trong nước khó có chiến lược kinh
doanh lâu dài, họ luôn đững trước tình trạng bấp bệnh của giá cả và khả năng cạnh
tranh của hàng nội địa trên thị trường thế giới, và các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ
e ngại khi đầu tư vào một nước mà giá trị của đồng tiền không ổn định. Chính sách
phá giá và nâng giá chỉ là những biện pháp nhất thời để đối phó với hoàn cảnh khó
khăn của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam, do hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá và các tác động của
nó đến nền kinh tế nên các chính sách kinh tế vĩ mô đã được thực hiện rất phù hợp.

Giai đoạn 1987 - 1988 giá trị đồng nội tệ giảm mạnh, siêu lạm phát đã xảy ra, ngân
hàng nhà nước Việt Nam đã áp dụng mức lãi suất rất cao 12% tháng đối với tiền gửi
kỳ hạn 3 tháng. Giai đoạn 1991- 1992, 1997-1998 chính phủ đã can thiệp bằng vàng
và can thiệp bằng USD để tăng cầu về đồng nội tệ. Có thể nói các chính sách đó đã
được áp dụng một cách rất linh hoạt để có những tác động tích cực đối với tỷ giá
hối đoái.



×