Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KĨ THUẬT CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KĨ THUẬT
CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên

: Phạm Ngọc Dung

Lớp

: ĐH2QM5

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Quang Hồng
Cơ quan công tác

: Trường đại học kinh tế quốc dân

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



Tên đề tài:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ KĨ THUẬT
CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA ĐỐNG ĐA HÀ NỘI

Giáo viên hướng dẫn 1

Sinh viên thực hiện

Ths.Nguyễn Quang Hồng

Phạm Ngọc Dung

Giáo viên hướng dẫn 2

HÀ NỘI, THÁNG 3 NĂM 2016
2


MỤC LỤC

3


1.Đặt vấn đề
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, song song với việc phát triển
kinh tế - xã hội thì vấn đề môi trường nảy sinh và việc bảo vệ môi trường không chỉ là
vấn đề riêng của một quốc gia mà là vấn đề toàn cầu.
Với sự gia tăng dân số tại các quận nội thành Hà Nội tạo ra sức ép lớn đối với

hệ thống khám chữa bệnh, làm cho nhiều bệnh viện quá tải. Sự gia tăng số lượng bệnh
nhân kéo theo lượng chất thải y tế, nước thải bệnh viện ngày càng tăng. Điều đáng
quan tâm ở đây là khi có nhiều bệnh nhân, phòng khám được đầu tư thì vấn đề môi
trường phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện, phòng khám cũng cần được
quan tâm và đầu tư đúng mức. Theo thống kê hiện nay thì ở nước ta mới chỉ có khoảng
54% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải. Do vậy, Chính phủ và các chủ đầu tư
bệnh viện cần quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường.
Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng có thể
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người. Điều quan
tâm hàng đầu đối với nước thải của bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây bệnh và thuốc
kháng sinh, thuốc sát trùng. Các vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trong một thời gian
nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó
chính là hiện tượng lây lan các bệnh truyền nhiễm. Nguy hiểm hơn trong nước thải
bệnh viện có 20% chất thải nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy
hiểm lớn cho môi trường.Đặc biệt đối với các loại thuốc điều trị ung thư và các sản
phẩm chuyển hóa của chúng nếu xả ra bên ngoài mà không được xử lý sẽ có khả năng
gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng .Đây chính là điểm khác
biệt giữa nước thải bệnh viện với nước thải khác.Ngoài ra, các chất kháng sinh và
thuốc sát trùng xuất hiện cùng dòng thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây
ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ của các vi khuẩn tự nhiên của môi trường
nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật nói chung.
Nếu chất thải rắn y tế có thể thuê các đơn vị có chức năng đem ra ngoài bệnh
viện xử lý thì nước thải bệnh viện buộc các bệnh viện phải có hệ thống xử lý. Tuy
nhiên việc xử lý nước thải bệnh viện đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt, giám sát chặt
chẽ và công nghệ xử lý phải đảm bảo chặt chẽ và công nghệ xử lý phải đảm bảo chất
lượng nước thải ra môi trường đạt được các thông số do nhà nước quy đinh. Bên cạnh
đó hệ thống xử lý phải thực sự tiết kiệm chi phí và có hiệu quả cao trong sử dụng
nhằm giảm thiểu các chi phí thường xuyên của bệnh viện. Điều này rất khó thực hiện
đối với một số bệnh viện ở cấp quận huyện. Là một bệnh viện đa khoa nằm giữa một


4


quận có mật độ dân số cao nhất nhì TP.Hà Nội, bệnh viện đa khoa quận Đống Đa mới
được đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ AAO khoảng 2 năm trở về đây.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế kĩ thuật của hệ thống xử lý, hoàn thiện quy trình
xử lý, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế và kĩ thuật xử lý nước thải tại
bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội” làm đồ án tốt nghiệp.
2.Mục tiêu nghiên cứu
2.1.Mục tiêu tổng quát
-

Phân tích hiệu quả kinh tế và kĩ thuật của hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện đa
khoa Đống Đa Hà Nội từ khi đi vào vận hành ( từ năm 2012 )
2.2.Mục tiêu cụ thể

-

Phân tích hiện trạng môi trường của bệnh viện nói chung và quy trình xử lý nước thải
của bệnh viên.
- Đánh giá những thay đổi về chất lượng môi trường sau khi bệnh viện đưa vào hoạt
đông hệ thống xử lý nước thải.
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của xử
lý nước thải cụ thể.
 Xác định lợi ích tài chính thông qua việc tích kiệm chi phí liên quan đến môi trường
của bệnh viện.
 Đánh giá những tác động tích cực về cải thiện chất lượng môi trường xung quanh,
giảm nguy cơ bệnh tật và chi phí y tế sau khi hệ thống xử lý nước thải bệnh viện vận
hành.
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện và đề xuất giải

pháp hoàn thiện quy trình xử lý.
3.Nội dung nghiên cứu




-

Hệ thống các văn bản pháp lý các quy định, tiêu chuẩn hiện hành về xử lý nước thải
bệnh viện.
Đánh giá những cải thiện môi trường của bệnh viện khi hệ thống xử lý thải đi vào
hoạt động
Hiện trạng môi trường của bệnh viện trước khi có hệ thống xử lý nước thải
Hiện trạng môi trường của bệnh viện sau khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Hiệu quả kinh tế về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.
Cải thiện môi trường giảm nguy cơ nguồn bệnh từ nước thải
Tránh được rủi ro về mặt môi trường
Tránh được những rủi ro cơ quan quản lý xử phạt nếu không có hệ thống xử lý nước
thải theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

5


-

Phân tích những ưu nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải hiện tại, sao sánh và học
hỏi các mô hình xử lý nước thải bệnh viện khác. Từ đó đề ra giải pháp nhằm hoàn
thiện quá trình xử lý nước thải bệnh viện.
4.Tổng quan các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận chung về nước thải

4.1.1.Các khái niệm cơ bản

-

Chất thải y tế là toàn bộ chất thải phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm CTYT thông thường
và CTYT nguy hại. Chất thải y tế tồn tại ở các thể rắn, lỏng, khí.
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay
đổi tính chất ban đầu của chúng.
4.1.2.Nguồn gốc phát sinh, phân loại, thành phần của nước thải bệnh viện
4.1.2.1.Nguồn gốc phát sinh
Nguồn gốc phát sinh chủ yếu:

-

Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, cán bộ, nhân viên trong bệnh viện
Nước thải từ khu nhà ăn
Nước thải từ khu điều trị: khoa xét nghiệm, vi sinh, khu mổ,...
Nước vệ sinh sàn, sân bệnh viện
Nước mưa chảy tràn trên khu vực
4.1.2.2.Phân loại nước thải bệnh viện

-

-

-

Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh của bệnh nhân và từ cán
bộ nhân viên trong bệnh viện như: tắm, giặt quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân,...Thành

phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ. Lưu lượng nước thải của bệnh viện dao động
theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần từ một giá trị cực tiểu qua giá trị cực đại.
Trong tính toán người ta đưa ra hệ số hiệu chỉnh tính không đều K cho quy mô bệnh
viện ( tính theo số giường, số nhân viên phục vụ)
Nước thải y tế (nước thải lây nhiễm)
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn của các
khoa, phòng trong bệnh viện như khoa điều trị, phòng mổ, phòng khám, phòng xét
nghiệm,....Do vậy, nước thải y tế chứa các chất lây nhiễm, tác động xấu đến con người
và môi trường sống cũng như môi trường tiếp nhận nếu không được xử lý triệt để.
Nước mưa chảy tràn trên khu vực
Vào những khi trời mưa, lượng nước mưa chảy tràn qua khu vực bệnh viện ,
sân đường sau mỗi trận mưa sẽ cuốn trôi đem theo các chất bẩn như đất cát, bụi. Nếu
lượng nước mưa này không được xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt. Vì vậy,
nước mưa cần được thu gom và thoát vào hệ thống cống thoát chung của bệnh viện.
6


4.1.2.3.Thành phần của nước thải bệnh viện
Trong quá trình hoạt động, nước thải của bệnh viện có chứa các thành phần ô
nhiễm sau:
-

Các chất hữu cơ: BOD5, COD
Các chất rắn lơ lửng: SS
Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại
liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm,...
Các mầm bệnh sinh học khác như: máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh.
Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí các chất phóng xạ.
4.1.3.Ảnh hưởng của nước thải y tế
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ bệnh

viện là nước thải bình thường (tương tự như nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những
chất thải nguy hại bao gồm các chất thải nhiễm khuẩn từ bệnh nhân, các sản phẩm của
máu, các mẫu chuẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh từ quá trình giải phẫu, lọc máu,
hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn.Với 20% chất thải nguy hại này
cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung quanh. Đặc biết, các loại
thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng... không được xử
lý đúng mà đã xả ra ngoài môi trường sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những
người tiếp xúc với chúng.
4.1.4.Cơ sở pháp lý xử lý nước thải bệnh viện

-

Luật bảo vệ môi trường 2014
Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa
III, ký họp lần thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012.
Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của Chính phủ ban hành “ Quy chế
thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định “ Việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước”.
Thông tư 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/6/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về “
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ”
Quyết dịnh số 35/2010/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội v/v
“Cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước, cấp
phép hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.

-

Quyết định số 16/2008/QĐ-VTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 ban hành Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về môi trường.
QCVN 28:2010/ BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải y tế.

QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
7


4.2.Phương pháp công nghệ xử lý nước thải trên thế giới và Việt Nam
4.2.1.Phương pháp công nghệ xử lý nước thải trên thế giới
4.2.2.Phương pháp công nghệ xử lý nước thải ở Việt Nam
4.2.3. Phương pháp công nghệ xử lý nước thải tại bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội
5.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa Đống Đa
Hà Nội
5.2.Pham vi nghiên cứu
-

Về không gian: Xem xét chất lượng nước đưa vào hệ thống xử lý và chất lượng nước
sau khi xử lý ra môi trường tại bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội.
Thời gian: Từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016.
6.Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
Tác giả kế thừa các thông tin và số liệu:

-

Tài liệu giới thiệu sự hình thành và hoạt động của bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội.
Hồ sơ thiết kệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện và các tài liệu đánh giá hiện trạng
trước và sau khi có hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Các kết quả quan trắc, phân tích các thành phần nước thải định kì của bệnh viện.
6.2.Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
6.2.1.Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích nhằm:


-

Tính toán các chi phí vận hành của hệ thống xử lý nước thải
Lượng giá các lợi ích nhận được khi vận hành hệ thống xử lý nước thải
Xác định các tổn thất môi trường, các chi phí môi trường, các chi phí môi trường nếu
hệ thống không hoạt động được.
Tính toán hiệu quả đầu tư hệ thống xử lý
6.2.2.Phương pháp chuyên gia:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia đề đánh giá công nghệ kỹ
thuật xử lý AAO Nhật Bản, đưa ra nhận định về tính phù hợp của công nghệ AAO
Nhật Bản vào bệnh viện.
Tham vấn chuyên gia: xử lý nước thải và môi trường xung quanh.
6.2.3.Phương pháp điều tra phỏng vấn
8


Phỏng vấn là cuộc nói chuyện được tiến hành theo một kế hoạch nhất định
thông qua cách thức hỏi- đáp trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông
tin dựa theo một bảng câu hỏi (phiếu điều tra được chuẩn bị trước) trong đó người
phỏng vấn nêu các câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát, lắng nghe ý kiến trả lời và ghi
nhận kết quả vào phiếu điều tra.
Sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn các cán bộ, nhân viên vận hành hệ
thống xử lý nước thải nhằm:
-

Đánh giá, phân tích quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Tính ổn định hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn để điều tra những người dân xung quanh bệnh viện
để đánh giá sự cải thiện chất lượng môi trường xung quanh

6.3.Phương pháp phân tích và tổng hợp
Dựa trên nguồn thông tin số liệu thu thập được, đối sánh với các quy định của
ngành y tế và quy định của nhà nước về xử lý nước thải y tế để thấy được những vẫn
đề đang đặt ra đối với hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cụ thể:

-

So sánh thành phần nước thải của bệnh viện với các nghiên cứu trước đây về nước thải
y tế
So sánh thực trạng hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện với nhau.
7.Dự kiến kết quả và sản phẩm

-

Tổng thuật được các tài liệu liên quan đến hiệu quả kinh tế và kĩ thuật xử lý nước thải
tại bệnh viện.
Phân tích được hiện trạng môi trường thông qua số liệu để đánh giá chất lượng nước
đầu vào và hiệu quả kĩ thuật xử lý nước thải.
So sánh được những tồn tại và khó khăn trong hệ thống xử lý nước thải tại bệnh viện.
Đánh giá được hiệu quả kinh tế khi áp dụng hệ thống xử lý nước trước và sau khi xử
lý.
Kết quả tính toán hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Kết quả các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện quá trình xử lý nước thải bệnh viện.
8. Kế hoạch thực hiện
STT
1

9

Thời gian


Nội dung thực hiện

Tuần 1
Nghiên cứu các hướng
(Ngày 8/1 – 14/1) đồ án nhà trường đề ra

Địa điểm
thực hiện
Chọn hướng đồ án Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội
Dự kiến kết quả


2

Tuần 2
(Ngày 15/1 20/1)

Đăng kí hướng đồ án

Đăng kí hướng đồ
án

3

Tuần 3( Ngày

12/2 – 19/2)

Liên hệ và nhận giáo
viên hướng dẫn

4

Tuần 4
( Ngày 27/2 –
10/3)
Tuần 5
( Ngày 11/3 –
20/3)

Làm và chỉnh sửa đề
cương đồ án tốt nghiệp

6

Tuần 6
( Ngày 21/3
-27/3)

Bắt đầu triển khai làm
đồ án

7

Tuần 7
( Ngày 28/3 –

3/4)
Tuần 8
( Ngày 4/4 –
10/4)
Tuần 9
( Ngày 10/4 –
16/4)

Nhận giáo viên
hướng dẫn, chốt
đề tài “Phân tích
hiệu quả kinh tế
và kĩ thuật xử lý
nước thải tại bệnh
viên đa khoa
Đống Đa Hà Nội”
Hoàn thành đề
cương đồ án tốt
nghiệp chi tiết
Nộp đề cương về
văn phòng khoa
và bảo vệ đề
cương trước hội
đồng
Mục lục; lời cam
đoan; lời cảm ơn;
danh mục các từ
viết tắt; danh mục
bảng, hình; mở
đầu

Tổng quan tài liệu

5

8

9

10

Nộp đề cương về văn
phòng khoa và chỉnh
sửa theo góp ý của bộ
môn

Chương I

Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Kinh tế
Quốc dân

Đại học Kinh
tế Quốc dân
Trường Đại
học Tài

nguyên &
Môi trường
Hà Nội
BVĐKĐĐHN

BVĐKĐĐHN

Chương II

Nội dung, phương
pháp nghiên cứu

BVĐKĐĐHN

Chương III
- Hiện trạng môi trường
nước thải của bệnh viện
trước và sau khi có hệ
thống xử lý nước thải

- Đặc điểm địa
BVĐKĐĐHN
bàn nghiên cứu.
- Nguồn phát sinh,
phân loại, thành
phần của nước


-Hiệu quả kinh tế khi
xử lý nước thải

Chương III
-Hiện trạng môi trường
nước thải của bệnh viện
trước và sau khi có hệ
thống xử lý nước thải
- Hiệu quả kinh tế khi
xử lý nước thải

thải bệnh viện

10

Tuần 10
( Ngày 17/4 –
23/4)

11

Tuần 11
( Ngày 24/4 –
30/4)

Chương III
Hiện trạng môi trường
nước thải của bệnh viện
trước và sau khi có hệ
thống xử lý nước thải
- Hiệu quả kinh tế khi
xử lý nước thải


-Hiện trạng môi
BVĐKĐĐHN
trường nước thải
của BV trước khi
xử lý nước thải.
-Hiện trạng môi
trường nước thải
của BV sau khi xử
lý nước thải.

12

Tuần 12
( Ngày 1/5 – 7/5)

-Hiệu quả kinh tế
khi sử dụng hệ
thống xử lý nước
thải của bệnh viện

13

Tuần 13
( Ngày 8/5 –
14/5)

Chương III
-Hiện trạng môi trường
nước thải của bệnh viện
trước và sau khi có hệ

thống xử lý nước thải
- Hiệu quả kinh tế khi
xử lý nước thải
Chương IV
Đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện kĩ thuật xử
lý nước thải tại bệnh

11

- Về kỹ thuật
BVĐKĐĐHN
( Phân loại, thu
gom,lưu giữ, xử
lý)
- Thực trạng xử lý
nước thải bệnh
viện qua điều tra,
phỏng vấn bệnh
nhận, người nhà
bệnh nhân, cán bộ
quản lý và cán bộ
vận hành hệ thống
xử lý nước thải
bệnh viện

BVĐKĐĐHN

- Giải pháp pháp lí BVĐKĐĐHN
- Giải pháp chính

sách


14

Tuần 14
( Ngày 15/5 –
21/5)

Tuần 15
( Ngày 21/5 –
27/5)

viện.
Chương IV
Đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện kĩ thuật xử
lý nước thải tại bệnh
viện.
Chương IV
Đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện kĩ thuật xử
lý nước thải tại bệnh
viện

- Giải pháp tài
chính
- Giải pháp nhân
lực


BVĐKĐĐHN

- Giải pháp kĩ
thuật

BVĐKĐĐHN

15

Ngày 1/6

Nộp báo cáo dự thảo đồ Báo cáo được
án tốt nghiệp cho bộ
duyệt để bảo vệ
môn

16

Ngày 10/6

Nộp 1 bản báo cáo đồ
án hoàn chỉnh có chữ
ký GVHD và bản nhận
xét của GVHD

17

Ngày 12/6

Nhận quyết định thành

lập hội đồng chấm đồ
án tốt nghiệp và gửi 2
báo cáo đồ án cho 2
phản biện

18

Ngày 13/6

Nộp 3 bản báo cáo đồ
án (bìa mềm)+ 2 bản
nhận xét phản biện và
đồ án

19

12

Ngày 14/6 – 26/6 Bảo vệ đồ án trước hội
đồng

Nộp 1 bản báo
cáo đồ án hoàn
chỉnh có chữ ký
GVHD và bản
nhận xét của
GVHD
Nhận quyết định
thành lập hội đồng
chấm đồ án tốt

nghiệp và gửi 2
báo cáo đồ án cho
2 phản biện
Nộp 3 bản báo
cáo đồ án (bìa
mềm)+ 2 bản
nhận xét phản
biện và đồ án
Bảo vệ đồ án
trước hội đồng

Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường

Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên &


20

Ngày 30/6

Nộp bản đồ án đã sửa
chữa

Nộp bản đồ án đã
sửa chữa

Môi trường
Hà Nội
Trường Đại
học Tài
nguyên &
Môi trường
Hà Nội

9.Tài liệu tham khảo
-

TT 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT: Quy định về chất thải
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước bệnh viện đa khoa Đống Đa
Tài liệu về hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa Đống Đa

QCVN 28:2010/ BTNMT: Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải y tế.
Thạc sỹ Lâm Vĩnh Sơn ( Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải)
www.Công nghệ xanh.com.vn
Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện- PGS.TS Nguyễn Xuân Nguyên

13



×