Tải bản đầy đủ (.docx) (269 trang)

GIÁO TRÌNH BỆNH THÔNG THƯỜNG, BỆNH NGOẠI KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 269 trang )

BÀI 1
ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các nguyên nhân gãy xương.
2. Trình bày được các triệu chứng, các biến chứng gãy
xương.
1. ĐỊNH NGHĨA
Gãy xương là
sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do tác
nhân cơ học. Do đó gây ra sự gián đoạn về truyền lực qua
xương.
2. NGUYÊN NHÂN
2.1. Nguyên nhân do chấn thương
+ Gãy xương trực tiếp: Nếu nơi gãy ở chính ngay nơi
điểm đặt của tác nhân gây chấn thương. Ví dụ: Xe cán ngang
qua đùi.
+ Gãy xương gián tiếp: Nếu nơi gãy ở xa điểm đặt của tác
nhân gây chấn thương.
Ví dụ: Gãy đầu dưới xương quay do té ngã chống tay.
1


2.2. Nguyên nhân do bệnh lý
Xương đã có bệnh trước như viêm xương mạn tính, u
xương, lao xương... thì chỉ cần một chấn thương bên ngoài
không đáng kể cũng gây ra gãy xương .
2.3. Nguyên nhân do mỏi
Là trạng thái của một xương lành bị gãy do các chấn
thương nhẹ nhưng nhắc đi nhắc lại nhiều lần gây ra sự quá sức
đối với xương, lâu dần gây gãy xương. Ví dụ: công nhân đào
hầm mỏ thường ngày phải cúi lưng ưỡn lưng hàng ngàn lần để


đào và xúc đất nên các dây chằng liên sống lưng thường xuyên
bị kéo căng ngày này qua ngày khác dẫn đến gãy gai do động
viên chạy ma-ra-tông cũng có thể bị gãy xương đốt bàn chân
do mỏi là như vậy.
3. ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI và GIỚI TÍNH ĐẾN GÃY
XƯƠNG
Do

sự

phát

triển của bộ xương có một vài khác biệt theo lứa tuổi và giới
tính, nên có một số loại gãy xương đặc thù sau:
3.1. Ở trẻ em

2


Do bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dày nên gặp
các loại gãy xương cành tươi, gãy xương cong tạo hình
( traumatic bowing, fracture plastique ), bong sụn tiếp hợp.
3.2. Ở người già
Do bị loãng xương, nên một số các xương xốp yếu dễ bị
gãy xương dù chấn thương rất nhẹ, thường gặp lún đốt sống
( còng lưng ở người già ), gãy cổ xương đùi, gãy cổ phẩu thuật
xương cánh tay, gãy đầu dưới xương quay...
3.3. Ở giới nữ từ sau tuổi mãn kinh
Gãy xương do loãng xương xuất hiện sớm hơn so với nam
giới cùng lứa tuổi.

4. CÁC HÌNH THỨC GÃY XƯƠNG
4.1. Gãy không hoàn toàn ( gãy thân xương hầu hết ở trẻ
em ):
+ Gãy cong tạo hình.
+ Gãy phình vỏ xương cứng.
+ Gãy cành tươi.
4.2. Gãy hoàn toàn
+ Gãy xương đơn giản ( làm 2 đoạn ).
+ Gãy xương hai tầng.
+ Gãy nhiều mảnh ( có mảnh thứ ba, gãy nát ).
3


4.3. Các kiểu gãy đặc biệt
+ Gãy có cài nhau.
+ Gãy lún mất xương ( depression ).
+ Gãy nén ép ( compression ).
+ Gãy vùng sụn tiếp hợp ở trẻ em.

5. PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG
5.1. Đối với gãy xương kín ( tiên lượng chèn ép khoang )
+ Gãy xương kín độ O: Gãy xương không có tổn thương
mô mềm hoặc tổn thương nhẹ không đáng kể.
+ Gãy xương kín độ I : Gãy xương có xây xát da nông
hoặc do đoạn gãy gây chạm thương mô mềm.

4


+ Gãy xương kín độ II : Xây xát da sâu hoặc chạm

thương da và cơ khu trú do chấn thương trực tiếp gây ra, đe
dọa hội chứng chèn ép khoang.
+ Gãy xương kín độ III: Chạm thương da hoặc xây xát da
lan rộng, lóc da kín hoặc giập nát cơ, có thể có hội chứng chèn
ép khoang hoặc đứt mạch máu lớn.
5.2. Đối với gãy xương hở ( tiên lượng chèn ép khoang và
nhiễm trùng )
+ Gãy xương hở độ I: Chỉ có da bị thủng mà chạm
thương phần mềm không đáng kể. Thường do đoạn xương gãy
chọc thủng từ trong ra. Xương gãy đơn giản, ít nguy cơ bị
nhiễm trùng.
+ Gãy xương hở độ II: Rách da, chạm thương da và cơ
khu trú do chấn thương trực tiếp gây ra. Nguy cơ bị nhiễm
trùng ở mức độ trung bình, gãy xương các thể.
+ Gãy xương hở độ III: Rách da, tổn thương phần mềm
rộng lớn, thường có kèm theo tổn thương thần kinh hay mạch
máu. Nguy cơ đe dọa nhiễm trùng nặng. Các mô bị thiếu máu
cục bộ và xương nát vụn.
+ Gãy xương hở độ IV: Đứt lìa chi hoặc đứt gần lìa chi
do chấn thương. Đứt gần lìa chi theo qui ước là đứt rời tất cả
5


các cấu trúc quan trọng nhất về giải phẫu, đặc biệt là đứt hết
các mạch máu chính gây thiếu cục bộ hoàn toàn. Phần mềm
che phủ còn lại không quá 1/4 chu vi của chi.
6. TRIỆU CHỨNG
6.1. Triệu chứng toàn thân:
- Nếu gãy xương lớn và gãy xương phức tạp thường có sốc
kèm theo.

- Nếu gãy xương nhỏ triệu chứng toàn thân vẫn bình
thường..
6.2. Triệu chứng cơ năng:
- Đau
- Sưng
- Bầm tím tại ổ gãy.
- Mất hoặc giảm cơ năng ( do xương gãy hoàn toàn hoặc
không hoàn toàn)
Trong chấn thương khác như trật khớp, bong gân v.v...cũng có
các triệu chứng trên nên chúng là các triệu chứng không chắc
chắn của gãy xương.
6.3. Triệu chứng thực thể:
- Biến dạng của chi bị gãy: Chi ngắn, gập góc, lệch trục.
- Tiếng lạo xạo xương.
6


- Cử động bất thường.
Sau một chấn thương nếu thấy một hoặc nhiều trong các triệu
chứng kể trên thì chắc chắn có gãy xương .
6.4. Triệu chứng cận lâm sàng:
Chụp X-quang chổ xương bị gãy: Chụp hai phim thẳng
và nghiêng để phát hiện vị trí và sự di lệch của hai đầu xương
gãy.
7. BIẾN CHỨNG
7.1. Các biến chứng đe dọa tức thì tính mạng của nạn
nhân:
+ Choáng chấn thương: do đau, do mất máu.
+ Hội chứng tắc mạch máu do tủy xương: khi gãy ở thân
xương dài, máu tụ làm tăng áp lực trong ống tủy xương , theo

cơ chế “ cái bơm xe đạp “ làm tủy xương thấm qua thành tĩnh
mạch trong nội tủy gây tắc nghẽn mạch tại chổ và tắc nghẽn
mạch toàn thể.
7.2. Các biến chứng ảnh hưởng đến vùng chi bị chấn
thương:
+ Hội chứng chèn ép khoang: chỉ sự tăng cao áp lực trong
một hay nhiều khoang làm giảm sự lưu thông máu qua khoang,
7


dẫn đến thiếu máu cục bộ. Nếu áp lực cao kéo dài sẽ gây ra các
tổn thương cơ, các rối loạn thần kinh.
+ Tổn thương các mạch máu lớn chính.
+ Tổn thương thần kinh ngoại biên.
+ Gãy xương hở và nhiễm trùng.
+ Hội chứng rối loạn dinh dưỡng: đây là biến chứng rối
loạn lưu thông máu do cơ chế rối loạn vận mạch thần kinh. Hai
yếu tố: đau nhiều và bất động kéo dài dễ gây ra biến chứng rối
loạn dinh dưỡng, xuất hiện muộn sau chấn thương.
8. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
+ Phòng, chống các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh
nhân.
+ Điều trị xương gãy ( nắn bó bột hay phẫu thuật ) và
các biến chứng khác.
BÀI 2
ĐẠI CƯƠNG TRẬT KHỚP
MỤC TIÊU
1. Trình bày được phân loại trật khớp .
2. Trình bày được triệu chứng, biến chứng và cách xử trí trật
khớp.

8


1. ĐẠI CƯƠNG
Trật khớp là sự di lệch đột ngột hoàn toàn hoặc không
hoàn toàn các mặt khớp với nhau. Nguyên nhân thường gặp là
chấn thương do một tác nhân tác động gián tiếp trên khớp hoặc
do động tác sai tư thế của khớp. Trật khớp cũng có thể do bệnh
lý nhưng rất ít gặp. Vì vậy khi nói đến trật khớp thì đó là trật
khớp chấn thương.
2. TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU CỦA TRẬT KHỚP
Tổn thương cơ bản của trật khớp là các dây chằng và bao
khớp: bao khớp bị rách, dây chằng bị đứt, mạch máu đứt gây
nên tụ máu trong khớp, thần kinh bị tổn thương gây đau, cơ
gân thường không đứt và chính nó gây nên các triệu chứng
biến dạng và dấu lò xo. Mặt sụn khớp nếu được nắn lại sớm
thường không bị tổn thương, nếu để trật lâu ngày có thể gây
nên hư sụn và gây ra hư khớp về sau.
3. PHÂN LOẠI TRẬT KHỚP:
Phân loại trật khớp theo 4 phương diện sau đây:
3.1.

Theo thời gian: có 3 loại
+ Trật khớp cấp cứu: Bệnh nhân đến khám trước 48 giờ sau

khi bị tai nạn.
9


+ Trật khớp đến sớm: Bệnh nhân đến khám trước 3 tuần sau

khi bị tai nạn.
+ Trật khớp đến muộn: Bệnh nhân đến khám sau 3 tuần.
3.2.

Theo giải phẫu và X-quang: có 3 loại
+ Trật khớp hoàn toàn: các mặt khớp không còn nhìn nhau,
di lệch nhiều.
+ Bán trật khớp: các mặt khớp di lệch không hoàn toàn.
+ Gãy trật khớp: trật khớp kèm thêm gãy xương tại ổ trật
khớp.

3.3.

Theo mức độ tái phát: có 3 loại
+ Trật khớp lần đầu.
+ Trật khớp tái diễn: trật lần thứ 2 trở lên, sau một thời gian
lành như khớp vai
+ Trật khớp thường trực: khớp thường xuyên bị trật sau một
động tác như trật xương bánh chè do đứt dây chằng.

3.4.

Theo thể lâm sàng: Có 4 loại
+ Trật khớp kín.
+ Trật khớp hở: trật khớp có vết thương thông vào ổ khớp.
+ Trật khớp kèm biến chứng thần kinh, mạch máu.
+ Trật khớp khóa: do có mảnh xương nhỏ bị vỡ và kẹt vào
giữa 2 mặt khớp.
10



4. CHẨN ĐOÁN TRẬT KHỚP
4.1. Bệnh sử:
+ Hỏi cơ chế chấn thương , thông thường là chấn thương
gián tiếp.
4.2. Triệu chứng lâm sàng:
4.2.1. Triệu chứng cơ năng:
+ Sưng, đau.
+ Mất cơ năng của khớp.
4. 2.2. Triệu chứng thực thể:
+ Biến dạng.
+ Dấu ổ khớp rỗng.
+ Dấu lò xo.
4.3. Chụp X-quang: Phải chụp đủ cả 2 bình diện, xác định
trật khớp, gãy xương...
5. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP
5.1. Nguyên tắc chung : NẮN - BẤT ĐỘNG – TẬP VẬN
ĐỘNG.
- Nắn trật khớp ngược theo biến dạng, cần phải chú ý các vấn
đề sau đây:
+ Phải khám toàn diện để phát hiện tổn thương nặng cần
điều trị trước.
11


+ Phải xác định loại trật khớp trước điều trị,có biến chứng
thần kinh không?
+ Phải đủ phim X-quang trước lại khi nắn khớp.
+ Khớp bị trật cần được nắn lại càng sớm càng tốt.
+ Khi nắn khớp không được gây đau, phải gây tê hoặc

gây mê .
+ Thời gian bất động khớp sau nắn dựa vào 2 yếu tố:


Thời gian lành bao khớp, xương gãy.



Sự phục hồi chức năng của khớp.

- Thời gian bất động khớp thay đổi tùy mỗi khớp và loại trật
khớp, trong trật khớp đơn thuần, nếu khớp không dễ dàng bị
trật lại, sau khi nắn thì việc bất động lâu dài sẽ không cần thiết.
Không bất động lâu chờ cho bao khớp lành hẳn mà chỉ bất
động tương đối và cho bệnh nhân tập vận động sớm.
+ Trong trật khớp đến muộn có 2 vấn đề cần chú ý:


Bao khớp , gân cơ bị co rút.



Ổ khớp bị lấp đầy bởi mô xơ.

- Cho nên việc nắn bảo tồn thường không kết quả, phải mổ
để đặt lại hoặc tạo hình khớp. Khi can thiệp phẫu thuật vào ổ
khớp sẽ có những bất lợi sau:
* Làm tổn thương thêm bao khớp và dây chằng.
12



* Gây dính khớp.
* Phải bất động lâu dễ bị dính khớp.
* Có thể bị nhiễm trùng và viêm khớp.
5.2. Bất động và vật lý trị liệu:
5.2.1. Khớp vai:
- Áp cánh tay vào thân, xoay trong cánh tay và cố định
bằng băng bột hoặc băng thun Desault , thời gian 2-3 tuần. Tập
nhẹ nhàng khớp vai trong 2-3 tuần tiếp theo.
- Tránh vận động nặng trong 2-3 tháng đầu. Khi tập vận
động lại khớp vai thì cử động dạng và gập được thực hiện
trước, xoay ngoài và đưa ra sau chậm rãi hơn.
5.2.2. Khớp khuỷu:
- Bất động khuỷu ở tư thể 90o , băng bột cánh bàn tay 2-3
tuần.
- Chỉ cho phép lao động nặng sau 3 tháng kể từ ngày bó
bột.
5.2.3. Khớp háng:
- Khớp háng được bất động tư thế duỗi hoàn toàn, xoay
trong 15o , hơi dạng, bó bột chậu –lưng – chân hoặc nằm yên
trên giường 2-4 tuần. Tập vận động nhẹ nhàng sau 4-8 tuần,
cho tì xuống chân đau tăng dần. Cứ 6-12 tháng phải chụp lại
13


X-quang kiểm tra khớp háng để phát hiện biến chứng thoái hóa
khớp, tiêu chỏm.

BÀI 3
ĐẠI CƯƠNG BONG GÂN

MỤC TIÊU
1. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng của bong gân.
2. Trình bày được nguyên tắc điều trị bong gân
1. ĐẠI CƯƠNG
Bong gân là từ ngữ dân gian ( được ngành Y Việt Nam
chấp nhận là từ ngữ khoa học ) chỉ các tổn thương thường là
kín, chủ yếu của các dây chằng. Thông thường có kèm theo
tổn thương bao khớp nói chung. Đôi khi có thể thấy cả tổn
thương các cơ giữ vững khớp xương tương quan.
2. CƠ CHẾ BONG GÂN

14


Thường là chấn thương gián tiếp theo chiều hướng vặn
xoắn hoặc gập góc làm khe khớp bên đối diện toác rộng và dây
chằng bị kéo căng quá mức mà bị thương tích. Có khi cơ chế
phức tạp gồm cả vặn xoắn và gập góc.
3. PHÂN LOẠI
3.1. Bong gân nhẹ
- Dây chằng bị dãn hoặc bị đứt một phần.
3.2. Bong gân nặng
- Dây chằng bị bong khỏi vị trí bám hoặc bị dứt. Bao
khớp bị tổn thương, ổ khớp có thể bị tràn máu hoặc tràn dịch.
4. CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán dựa vào:

+ Hỏi bệnh sử.

+ Các dấu hiệu lâm sàng.

+ X- quang.
4. 1. Bệnh sử:
- Thường là cơ chế chấn thương điển hình gây vặn xoắn,
gập góc hoặc cả hai.
- Đau tự nhiên điển hình theo 3 giai đoạn:
+ Đau chói “ như điện giật ” khi bị chấn thương.
+ Tê bì ( hết đau ) độ một vài giờ.
15


+ Đau nhức trở lại càng tăng, mặc dù khớp đã được
bất động.
- Phù nề có sớm là bong gân nặng.
- Nghe tiếng “ rắc “ khi bị tai nạn là đứt hoàn toàn dây
chằng.
4.2. Các dấu hiệu lâm sàng:
+ Phù nề khu trú, đôi khi có kèm theo bầm tím do máu tụ
khu trú ở nơi bị tổn thương, đôi khi chỉ là tràn dịch chung toàn
khớp.
+ Đau tự nhiên có tính chất như mô tả ở trên .
+ Đau khó chịu khi ấn vào vùng dây chằng bị thương tích
hoặc đau toàn bộ dây chằng hoặc chỉ đau chói khi ấn ở nơi dây
chằng bám vào xương. Đau tăng lên khi ta làm toác khe khớp
bên phía dây chằng bị thương tích.
+ Vận động toác khe khớp nhiều hơn so với bên lành.
+ Các dấu hiệu lâm sàng của viêm bao khớp chấn thương
thấy khá rõ:
- Khớp sưng nề .
- Sờ bao khớp thấy dầy hơn bình thường, đầy dịch
làm mất các hõm quanh khớp, ấn đau, hơi nóng.

16


+ X-quang: giúp cho chẩn đoán tổn thương dây chằng ở
nơi bám vào xương, thấy hình ảnh mẻ xương. Các trường hợp
bong gân nặng thấy hình ảnh toác khe khớp...
5. TIẾN TRIỂN
- Bong gân nhẹ: được điều trị đúng, bệnh nhân sẽ khỏi sau
1-2 tuần.
- Bong gân nặng: xử lý không tốt gây biến chứng như teo
gân, teo cơ, xương mất chất vôi, bong gân mạn tính.
6. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ
6.1. Điều tri viêm tấy cấp tính sau chấn thương:
+ Chườm đá gián cách nhau 20–30phút trong 4giờ liền
sau chấn thương.
+ Băng bất động khớp, kê cao chi tổn thương, dùng thuốc
chống viêm.
6.2. Điều trị phục hồi và tái tạo các dây chằng:
+ Tùy theo mức độ bong gân mà bất động khớp hoặc mổ
tái tạo dây chằng.

17


BÀI 4
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO
MỤC TIÊU
1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng các loại tổn thương
của chấn thương sọ não kín
2. Kể đúng các phương pháp thăm khám cận lâm sàng chấn

thương sọ não kin.
3. Biết theo dõi chấn thương sọ não kín.
1. ĐẠI CƯƠNG
Điều cơ bản trong chấn thương sọ não kín là chẩn đoán
máu tụ trong hộp sọ gây chèn ép ép cấp tính, cần phải được xử
trí nhanh và kịp thời mới mong cứu sống được người bệnh. Đã
từ lâu, việc theo dõi và chẩn đoán máu tụ trong chấn thương
sọ não kín là một cấp cứu trong ngoại khoa chung mà người
thầy thuốc phải biết chẩn đoán và xử trí kịp thời mới mong hạ
thấp tỉ lệ tử vong. Tiếc rằng tỉ lệ tử vong của loại thương tích
này hiện nay còn cao (49%) do chúng ta chẩn đoán chậm, mổ
không kịp thời, mặc khác các tai nạn giao thông và sinh hoạt
khác ngày càng nhiều và nặng.
18


Hiện nay, qua các thống kê trong y văn, 60% các loại tai
nạn chết người đều do chấn thương sọ não, và nhìn chung
trong các tai nạn giao thông thì 70% có các thương tổn ở sọ
não. Con số nay nói lên tần số và tình trạng nặng của chấn
thương sọ não nói chung.
2. GIẢI PHẪU BỆNH LÝ
Một chấn thương sọ não kín có thể gặp một hoặc nhiều
thương tổn kết hợp sau:
2.1. Da đầu: Có thể vẫn bình thường, hoặc có bầm tím, sây xát
da đầu. hoặc có khối máu to hay nhỏ dưới da đầu, cũng có
trường hợp da đầu bị rập nát-rách rộng, có thể để lộ ra cả
một phần xương sọ, đôi khi qua đó ta nhìn thấy đường vỡ
xương. Cần chú ý để khám kỹ để tránh bỏ sót các thương


2.2.1.

tích nhỏ của da đầu.
2.2. Xương sọ: có thể bị vỡ.
Xương vòm sọ
Sau khi chấn thương vòm sọ có thể vẫn bình thường, hoặc
bị rạn nứt, đặc biệt chú ý đường vỡ xương ở vùng thái dương
để gây đứt động mạch màng não giữa gây máu tụ ngoài màng
cứng. Xương sọ có thể bị lún sâu vào phía trong sọ gây đè ép
màng não cứng và có thể gây đụng rập não nơi xương lún. Nếu
mảnh xương lún ở vị trí tương ứng với hệ xoang tĩnh mạch não
19


(Xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang tĩnh mạch ngang, hoặc vùng
hợp lưu Herophile..) thì có thể làm rách xoang tĩnh mạch, gây
ra máu tụ ngoài màng cứng.
2.2.2.

Xương nền sọ
Một chấn thương mạnh có thể gây ra vỡ xương nền sọ, vỡ

xương vòm sọ cũng có thể lan xuống nền sọ.
Vỡ sọ phân loại như sau:
+ Vỡ tầng trước nền sọ: đường vỡ có thể đi qua.
-

Trần hóc mắt: gây máu tụ quanh hố mắt (dấu hiệu đeo

-


kính dâm)
ống thị giác: gây liệt thần kinh số II
Xoang hơi trán: dễ nhiễm trùng.
Xoang sàng: gây chảy máu mũi, có khi chảy ra cả dịch

-

não tủy qua mũi do rách màng não cứng.
Cánh xương bướm: gây liệt thần kinh vận nhãn khi vào

-

khe bướm.
+ Vỡ tầng giữa nền sọ: làm vỡ xương đá gây chảy máu tai
và tụ máu dưới vùng xương chũm có thể kèm theo làm thương
tổn các giây thần kinh ở trong xương đá: dây VII(liệt mặt
ngoại biên) , dây VIII (điếc tai)
+ Vỡ tầng sau nền sọ: thường hiếm gặp.
3. TRIỆU CHỨNG
20


Tùy theo thương tổn do chấn thương gây nên mà có một số
thể lâm sàng như sau :
3.1. Chấn động não
Thường sau khi bị chấn thương ở vùng đầu thì bệnh nhân bị
mê ngay, mặt nhợt nhạt, mạch nhanh, thở nông.
Bệnh nhân có thể mê trong 3 - 5 phút hoặc hằng giờ, rồi
tỉnh dần. Ngay trong khi mê bệnh nhân có thể nôn nhiều. Khi

tỉnh lại bệnh nhân kêu nhức đầu, quên các sự việc xảy ra. Nếu
ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế thì bệnh nhân chóng mặt, khó
chịu. Sau khoảng 10 ngày thì các triệu chứng đều mất hết và
không để lại di chứng nào cả.
3.2. Giập não
Tổ chức não bị giập thường ở vùng trực tiếp bị thương tổn
vỏ não, nhưng cũng có thể ấn sâu vào tổ chức não hoặc lan
rộng. Dấu hiệu lâm sàng rất khó phân biệt với thể chấn động
não.
Trường hợp nhẹ bệnh nhân mê rồi tỉnh lại dần, và có dấu
hiệu liệt khu trú tương ứng với vùng tổ thương của não.
Trường hợp nặng thì bệnh nhân hôn mê sâu, nhịp thở thay
đổi, nhiệt độ tăng, bệnh nhân bị kích thích, giãy giụa, nôn
nhiều nói lung tung la hét.
21


Khi bệnh nhân ổn định, chọc dò nước não tủy thấy có lẫn
máu.
3.3. Khối máu tụ trong sọ
Có 3 trường hợp xảy ra :
3.3.1. Khối máu tụ ngoài màng cứng:
Thường hay xảy ra nhất. Máu tụ gây nên do máu từ động
mạch màng não giữa bị đứt. Động mạch này có nhiều nhánh ở
sát mặt trong hộp sọ, vì vậy, khi xương sọ bị vỡ hay long khỏi
màng cứng là có nguy cơ động mạch bị đứt, gây chảy máu.
Ngoài ra máu còn có thể từ xương xốp chảy ra.
3.3.2. Khối máu tụ dưới màng cứng:
Máu tụ dưới màng cứng thường do tỉnh mạch của não bị
đứt, hoặc do bị giập với các mạch máu của não bị đứt.

3.3.3. Khối máu tụ trong não:
Loại này ít gặp, nằm sâu trong chất trắng của não, ít khi
chẩn đoán được bằng lâm sàng

22


Máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng cứng, máu
tụ trong não
3.4. Triệu chứng lâm sàng của thể khối máu tụ ngoài màng
cứng:(là loại hay gặp nhất)
3.4.1. Khoảng tỉnh:
Ngay sau khi bị chấn thương sọ não bệnh nhân bị mê ngay,
mất tri giác, nhưng sau 5-10 phút, bệnh nhân tỉnh dần, có thể
nói chuyện bình thường. Sau đó một vài giờ hoặc lâu hơn bệnh
nhân kêu nhức đầu, nôn, có khi bị động kinh và lại mê dần đi.
Như vậy là có khoảng tỉnh.
3.4.2. Dấu hiệu chèn ép não:
- Nhức đầu kèm theo có thể nôn.
- Tri giác:Giảm dần. Lúc đầu hỏi còn trả lời chậm chạp,
về sau kích thích đau ít kháng cự lại hoặc không kháng cự, và
đi dần vào hôn mê.
23


- Rối loạn thần kinh thực vật:
+Mạch giảm dần:
+Huyết áp tăng dần
+Nhiệt độ tăng: nếu >40oC là tiên lượng rất xấu.
+Nhịp thở: nhịp thở càng nhanh thì càng nặng (3040 lần/phút).Nếu thở nông, sùi bọt mép, giản đồng tử 2 bên thì

thường tử vong.
3.4.3. Dấu hiệu thần kinh khu trú :
- Rối loạn vận động: Thường bệnh nhân có thể bị liệt một
chi hoặc liệt 1/2 người (đối diện bên có máu tụ).
- Giản đồng tử cùng bên có máu tụ.
- Dấu hiệu gan bàn chân ( Babinski ): dương tính.
- Rối loạn cảm giác: khó xác định vì bệnh nhân hôn mê.
- Soi đáy mắt thấy phù gai thị.
3.4.4. Tư thế :
- Tư thế Wernicke – Mann : liệt nửa người do tổn thương
bó tháp.
- Tư thế ‘‘cò súng ’’: bệnh nhân nằm ngửa cổ ra phía sau,
chân co, bụng lõm do màng não bị kích thích gây tăng trương
lực cơ co cứng, nhất là các cơ phía sau cơ thể.
24


- Tư thế ‘‘duỗi cứng mất não ’’: ưỡn cổ và lưng, 2chân
2tay duỗi, khép và xoay trong, cổ tay gấp. Tư thế này gợi ý ta
nghĩ đến tổn thương các vận động ở não giữa. Duỗi cứng mất
não là hậu quả của tăng phản xạ kéo căng cơ da tăng tính chịu
kích thích của vòng Gama.
- Tư thế ‘‘co cứng mất vỏ não ’’ : 2 tay co gấp, 2 chân và
toàn thân duỗi cứng. Co cứng mất vỏ não do giải phóng trung
tâm kề dưới vỏ, đặc biệt là các nhân xám và tổ chức lưới ( hệ
thống lưới ức chế không hoạt động vì không nhận được kích
thích từ vỏ não) do đó tăng kích thích neuro gama gây tăng
trương lực co cứng).
- Tư thế bệnh nhân Parkinson : gấp ở cổ, hông, gối và
khuỷu. Khi nằm xuống bệnh nhân thường giữ đầu cao hơn gối

một lúc lâu.
Trong theo dõi và việc đánh giá các rối loạn về tri giác
đòi hỏi những tiêu chuẩn đơn giản, dể dàng áp dụng đó là dựa
vào thang điểm Glasgow.
Mở mắt (M) Tự nhiên

4 điểm

Gọi mở

3 điểm

Cấu mở

2 điểm
25


×