Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

So sánh ảnh hưởng của xử lý ethrel, đất đèn đến ra hoa trái vụ, sinh trưởng, phát triển quả, năng suất và hàm lượng một số chất trong quả cây dứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (483.75 KB, 54 trang )


LỜI CẢM ƠN
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HÓC Sư PHAM HÀ NÔI 2


•••

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Đính đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thày, Cô trong Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội
2 cùng các Thầy, Cô trong Ban Chủ nhiệm khoa Sinh- KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2, Phòng

HƯƠNG
Sau đại học trường ĐHSP HàNGUYỄN
Nội 2 đã tạoTHỊ
mọi LAN
điều kiện
ừong thời gian tôi học tập chương
trình thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. La Việt Hồng - Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lí thực
vật và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm Sinh lí thực vật - trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện và có những đóng góp quý báu để tôi có thể hoàn thành

so

ẢNH HƯỞNG CỦA xử LÍ ETHREL, ĐẤT ĐÈN
Tôi RA
xin chân
thành TRÁI
cảm ơn tập
thể SINH


lãnh đạo,TRƯỞNG,
các cô, chú công PHÁT
nhân CôngTRIỂN
ty Dịch vụĐẾN
HOA
vụ,
Sản QUẢ,
xuất dứa Suối
Hai - Ba
Vì - Hà Nội
gia đình Ông
Nguyễn Xuân
ChiếnSỐ
(SuốiCHẤT
Hai - Ba Vì
NĂNG
SUẤT
VÀvà HÀM
LƯỢNG
MỘT
- Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất giúpQUẢ
tôi có thểCÂY
hoàn thành
luận văn.
TRONG
DỨA
luận vănSÁNH
này.


Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, gópChuyên
ý cho tôi ừong
thờiSinh
gian qua.
ngành:
học thực nghiệm Mã số: 60 42 0114
Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Tác giả



LUẬN VĂN THẠC Sĩ SINH HỌC
••

Người hướng
dẫn khoa
TS. Nguyễn Văn Đính
Nguyễn
Thị học:
Lan PGS.
Hương

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Đây là đề tài nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện trên đất trồng dứa tại khu vực địa
phương Suối Hai - Ba Vì - Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Đính.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Các số liệu, kết quả

trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2015 Tác giả

Nguyễn Thị Lan Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................................3
5.1.

Ý nghĩa khoa học....................................................................................................... 3

5.2.

Ý nghĩa thực tiễn....................................................................................................... 4

NỘI DƯNG..............................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................5
1.1. GIỚI THIỆU CHƯNG VỀ CÂY DỨA VÀ CÁC GIỐNG DỨA......................................5
1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây dứa ...........................................................................8
1.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây dứa ...............................................................................10
1.1.3. Giá ừị dinh dưỡng, y học và kỉnh tế của dứa............................................................. 11
1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa.........................................................................13

1.1.5. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dứa ở Việt Nam và ừên thế giới..................................16
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP RẢI VỤ THU HOẠCH DỨA VÀ CÁC
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG RẢI VỤ THƯ HOẠCH
DỨA....................................................................................................................................... 17
1.2.1. Khái quát về các phương pháp rải vụ thu hoạch dứa.................................................17
1.2.2. Một số biện pháp cảm ứng sự ra hoa của cây dứa..................................................... 19
1.3. CẢM ỨNG Sự RA HOA VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT DỨA
BẰNG CÁC CHẤT ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG VÀ PHÂN BÓN.......................................22
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu...........................................28

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu............................................................................................................28


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu..................................................................................................28
2.2.1. Bố trí thí nghiệm....................................................................................................28
2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.................................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu........................................................ 29
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm..................................................................... 34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................................35

3.1.SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẢM ỨNG RA HOA
BẰNG ETHREL VÀ ĐẤT ĐÈN ĐẾN THỜI GIAN VÀ TỶ LỆ RA HOA CỦA CÂY DỨA..35

3.2.so SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẢM ỨNG RA HOA
BẰNG ETHREL VÀ ĐẤT ĐÈN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA QUẢ CỦA GIỐNG DỨA
VICTORIA.............................................................................................................................38
3.2.1. So sánh ảnh hưởng của biện pháp cảm ứng ra hoa bằng Ethrel và
đất đèn đến chiều cao quả của giống dứa Victoria...............................................................38
3.2.2. So sánh ảnh hưởng của biện pháp cảm ứng ra hoa bằng Ethrel và
đất đèn đến đường kính quả của giống dứa Victoria............................................................40


3.3.SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẢM ỨNG RA HOA
BẰNG ETHREL VÀ ĐẤT ĐÈN ĐẾN THỜI GIAN BẮT ĐẦU QUẢ CHÍN VÀ TỶ LỆ QUẢ
CHÍN CỦA GIỐNG DỨA VICTORIA...................................................................................43

3.4.SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẢM ỨNG RA HOA
BẰNG ETHREL VÀ ĐẤT ĐÈN ĐẾN NĂNG SUẤT THựC THƯ (NSTT) CỦA GIỐNG
DỨA VICTORIA...................................................................................................................45

3.5.so SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP CẢM ỨNG RA HOA
BẰNG ETHREL VÀ ĐẤT ĐÈN ĐẾN CHẤT LƯỢNG QUẢ DỨA GIỐNG VICTORIA......47
3.5.1. pH, vitminC, đường tan và đường khử ừong dịch chiết quả.....................................47
3.5.2. Hàm lượng nước trong quả.....................................................................................49


3.6.so SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ KHI xử LÍ ETHREL VÀ ĐẤT
ĐÈN TRÊN GIỐNG DỨA VICTORIA..................................................................................50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................52
1. Kết luận..............................................................................................................................52
2. Kiến nghị............................................................................................................................ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................54


DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến thời gian và tỷ lệ ra
hoa (%) của giống dứa Victoria............................................................................35
Bảng 3.2. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến chiều cao quả của
giống dứa Victoria...............................................................................................38

Bảng 3.3. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến đường kính quả dứa
(cm).....................................................................................................................41
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến thời gian bắt đầu
chín và tỷ lệ quả chín (%) của giống dứa Victoria.................................................43
Bảng 3.5. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến năng suất thực thu
(NSTT) của giống dứa Victoria............................................................................46
Bảng 3.6. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến pH, vitminC, đường
tan và đường khử ừong dịch chiết quả..................................................................47
Bảng 3.7. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến hàm lượng nước
trong quả giống dứa Victoria khi thu hoạch..........................................................49
Bảng 3.8. So sánh hiệu quả kinh tế của xử lý Ethrel và đất đèn trên giống
dứa Victoria.........................................................................................................51


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cây dứa (Ananas comosus (L) MeưJ......................................................................5
Hình 3.1. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến thời gian và tỷ lệ ra
hoa (%) của giống dứa Victoria..........................................................................36
Hình 3.1. A: Giai đoạn cây dứa ra hoa (xử lý bằng Ethrel)......................................................36
Hình 3.1. B: Giai đoạn cây dứa ra hoa (xử lý bằng đất đèn)....................................................37
Hình 3.2. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đếnchiều cao quả của
giống dứa Victoria.............................................................................................39
Hình 3.3. Ảnh hưởng của xử lý Ethrel (Anh bên trái) và đất đèn (Anh bên
phải) đến chiều cao quả dứa...............................................................................40
Hình 3.4. Ảnh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến đường kính quả dứa.. 41 Hình 3.5. Ảnh
hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến đường kính quả dứa.. 42 Hình 3.6. Anh hưởng của xử lý
Ethrel và đất đèn đến thời gian bắt đầu
chín và tỷ lệ quả chín của giống dứa Victoria......................................................44
Hình 3.7. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến thời gian bắt đầu
chín và tỷ lệ quả chín của giống dứa Victoria......................................................44

Hình 3.8. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến năng suất thực thu
(NSTT) của giống dứa Victoria..........................................................................46
Hình 3.9. Ảnh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến pH dịch chiết
quảcủa giống dứa Victoria..................................................................................47
Hình 3.10. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến hàm lượng vitamin
С trong dịch chiết quả của giống dứa Victoria....................................................48
Hình 3.11. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến hàm lượng đường
tan (%) ừong dịch chiết quả của giống dứa Victoria............................................48
Hình 3.12. Anh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến hàm lượng đường
khử (ng/g) ừong dịch chiết quả của giống dứa Victoria.......................................49
Hình 3.13. So sánh ảnh hưởng của xử lý Ethrel và đất đèn đến hàm lượng
nước trong quả giống dứa Victoria khi thu hoạch................................................50


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây dứa (Ananas comosus{L) Meư), có nơi gọi là thơm hay khóm, là một trong những
loại cây ăn quả được ưa chuộng trên thị trường thế giới bởi hương vị đặc trưng và giàu chất dinh
dưỡng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được trồng hầu hết ở các nước nhiệt đới và một số nước á
nhiệt đới. Quả dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”,
rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Quả dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường,
lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, Bl,
B2, pp, c. Đặc biệt trong cây và quả dứa có chất Bromelin-là một loại men thủy phân protein
(giống như chất Papain ở đu đủ), có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và
tụ huyết, làm vết thương mau lành sẹo [8]. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm
thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm [13].
Ngoài ăn tươi, quả dứa được chế biến thành dứa hộp và nước dứa, là những mặt hàng
xuất khẩu lớn. Xác bã quả dứa sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá

dứa làm bột giấy.
Ở nước ta, dứa trồng tò Bắc đến Nam, diện tích ừồng cả nước hiện khoảng 40.000 ha với
sản lượng khoảng 500.000 tấn, ừong đó 90% là phía Nam. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền
Nam là Kiên Giang, Cà Mau, cần Thơ, Long An...Miền Bắc có Thanh Hóa, Tuyên Quang, Phú
Thọ...Miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định...Năng suất quả bình quân một năm ở
các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15 tấn/ha [19].
Trong năm, do đặc điểm thời tiết, khí hậu mà cây dứa thường chỉ ra hoa theo vụ: miền
Bắc vụ chính ra hoa tháng 2-3, thu hoạch tháng 6-7; ở miền Nam, dứa có thể ra hoa quanh năm,
song thường tập trung vào tháng 4-5 và


2

tháng 9-10. Từ khi ra hoa đến thu hoạch trung bình khoảng 4-5 tháng. Cây dứa có thời vụ chín
rất tập trung nên lúc thu hoạch sản phẩm quá nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn, giá
thành rẻ, người trồng ừọt thường bị ép giá...
Đe khắc phục tình trạng dứa chín đồng loạt trong cùng một thời vụ, những cơ sở sản xuất
diện tích lớn và những hộ nông dân trồng dứa trên diện tích nhiều càn phải tiến hành các biện
pháp rải vụ thu hoạch nhằm thu hoạch dứa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp rải vụ thu hoạch khác nhau đang được con người sử dụng
như chọn giống phù hợp, dùng các hormone thực vật, ánh sáng nhân tạo nhằm kích thích cây
trồng ra hoa trái vụ, ra hoa đồng loạt, nuôi trái to hơn, ngọt hơn, màu sắc sáng hơn và mùi vị
thơm hơn trên nhiều đối tượng cây trồng như dứa, thanh long, xoài v.v. Với cây dứa nói riêng
cũng đã có nhiều biện pháp để rải vụ thu hoạch như: trồng các giống dứa khác nhau, rải vụ thu
hoạch theo vĩ độ địa lý, tuổi và khối lượng của lượng chồi, xử lí các chất điều hòa sinh trưởng
[6],[16],[17],[30],[33],[34],[26],[45].
Ở Việt Nam hiện nay thường dùng hai loại hóa chất để xử lý ra hoa dứa là Ethrel và đất
đèn (khí đá). Tuy nhiên, hiệu quả của hai loại hóa chất này ảnh hưởng như thế nào đến năng
suất, chất lượng của quả dứa nói chung còn ít các tài liệu bàn đến. Chính vì vậy tôi chọn đề tài:
“So sánh ảnh hưởng của xử lí Ethrel, đất đèn đến ra hoa trái vụ, sinh trưởng, phát triển quả, năng

suất và hàm lượng một số chất trong quả cây dứa” nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng của biện
pháp này đến các chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng quả của cây ừồng, tò
đó khuyến cáo cho người dân.

2. Mục đích nghiên cứu
So sánh ảnh hưởng của Ethrel và đất đèn đến khả năng ra hoa trái vụ, sinh trưởng, phát
triển quả, năng suất và hàm lượng một số chất trong quả của


3

cây dứa hiện đang được người nông dân trồng phổ biến ở khu vực Suối Hai- Ba Vì-Hà Nội.
Trên cơ sở đã khuyến cáo cách dùng các sản phẩm này cho người nông dân.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của biện pháp cảm
ứng ra hoa bằng Ethrel và đất đèn đến:
- Thời gian ra hoa, tỷ lệ ra hoa
-

Động thái sinh trưởng của quả dứa giống Victoria gồm: chiều cao quả, đường

kính quả, khối lượng quả.
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
-

Một số chỉ tiêu chất lượng quả: pH dịch chiết quả, hàm lượng vitamin c, hàm

lượng đường tan tổng số, hàm lượng đường khử
- Hiệu quả kinh tế khi sử dụng hai biện pháp này.


4.

Phạm

vi nghiên cứu

So sánh ảnh hưởng của việc xử lí Ethrel và đất đèn lên giống dứa Victoria (dứa hoa, dứa
tây, dứa hoàng hậu...) thông qua một số chỉ tiêu sinh lí (thời gian ra hoa, quả chín, khả năng sinh
trưởng quả, năng suất), chỉ tiêu sinh hóa (hàm lượng một số chất trong quả) thực hiện trên mảnh
đất Suối Hai-Ba Vì-Hà Nội để rút ra kết luận cần thiết về ảnh hưởng của hai loại hóa chất này.

5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung các tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của Ethrel và đất
đèn đến khả năng ra hoa trái vụ, sinh trưởng, phát triển quả, năng suất và hàm lượng một số chất
trong quả của cây dứa.


4

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần so sánh ảnh hưởng của Ethrel và đất đèn đến
khả năng ra hoa ừái vụ, sinh trưởng, phát triển quả, năng suất và hàm lượng một số chất trong
quả của cây dứa và khuyến cáo người nông dân sử dụng loại hóa chất nào nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế cao.



5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VÈ CÂY DỨA VÀ CÁC GIỐNG DỨA

Hình 2.1. Cây dứaịAnanas comosus (L) Merr)
Cây dứa có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Theo K.F.Baker và J.L.Collin (1939) cho rằng nguồn
gốc của cây dứa là một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ tuyến nam 15 - 30°, kinh tuyến Tây 40 - 60°
bao gồmchủ yếu miền Nam Braxin, miền Bắc Achentina và Paragoay. Đó là dạng hoang dại
thuộc các loài dứa Ananas ananassoides, Ananabracteatus và Pseudananas sageriusị 15],[43].
Theo Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978) [7] và Hoàng Thị Sản (2003) [12], cây dứa có
tên khoa học là (Ananas comosus (L) Merr), thuộc họ Bromeliaceae (lớp Đơn tử diệp), bộ dứa
Bromelỉales, chi Ananas,có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 50[8], [11]. Họ dứa có khoảng 50 chi
và 2000 loài, phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, loài phổ biến và có giá
trị kinh tế là loài dứa (Ananas comosus (L) Merr) với nhiều thứ khác nhau [12].


6

Năm 1835, Muro đã sưu tầm và liệt kê được 52 “dạng” dứa trồng ở nước Anh. Tác giả đã
phân loại giống dứa theo hình dạng quả, đặc điểm gai và màu sắc hoa, lá. Năm 1904, Hume và
Miller đã phân những giống dứa hiện có ở Florida (Mỹ) thành 3 nhóm chính: nhóm dứa
Cayene, nhóm Nữ Hoàng (Queen) và nhóm Tây Ban Nha (Spanish), về sau Pytisan (1965) có
bổ sung thêm nhóm thứ tư là Abacaxi mà trước đây cũng xếp cùng nhóm với Spanish [16],[43].
Dứa là cây ăn quả khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Quả dứa không có
cholesterol, giàu chất xơ, các enzym tiêu hóa, vitamin c, canxi và kali. Cây dứa khá dễ trồng, ít
vốn đầu tư nhưng mang lại hiệu quả cao. Dứa có các lá gai mọc thành cụm hình hoa thị, lá mọc
ở gốc, cứng và thường có gai [14]. Cụm hoa hình đầu ở tận cùng, mỗi hoa có các đài hoa riêng
của nó. Quả phức do lá bắc, bàu cuống hoa và trục cụm phát triển dính nhau tạo nên quả giả có

chứa dịch ngọt.
Ở Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến từ Bắc vào Nam với các nhóm giống dứa chính
khác nhau tùy vào điều kiện khí hậu, đất đai: [5], [8], [16], [17].
- Nhóm dứa Queen hay nhóm “Hoàng hậu”: gồm các giống: Dứa hoa hay còn được gọi
với nhiều tên khác như dứa Victoria, dứa Tây, dứa Phú Thọ, dứa Hoàng hậu...: Lá hẹp, cứng, có
nhiều gai ở mép. Mặt trong của lá có 3 đường vân trắng hình răng cưa chạy song song theo
chiều dài, hoa có màu xanh hồng. Quả có nhiều mắt, mắt nhỏ và lồi, cứng. Thịt quả mịn, màu
vàng đậm, ăn dòn, ngọt đậm và rất thơm.
Ưu diểm của nhóm dứa này là không kén đất, có thể ừồng trên các loại đất nghèo dinh
dưỡng, cây có hệ số nhân giống cao (trung bình 4-6 chồi trên một gốc), có thể chịu được bóng
râm dưới tán các cây to, thịt quả giòn, hương vị phù hợp để ăn tươi.


7

Nhược điểm của nhóm dứa này là quả nhỏ, dạng quả hơi bầu dục khó thao tác ừong khi
chế biến. Thịt quả có nhiều khe hở, không chặt nên nếu dùng làm đồ hộp khó đạt tỉ lệ về trọng
lượng cái, hạn chế khả năng xuất khẩu.
- Nhóm dứa Spanish hay nhóm Tây ban nha: gồm các giống: Dứa ta, dứa mật. Lá mềm,
mép lá cong, hơi ngả về phía lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt. Quả ngắn, kích thước to hơn so với
nhóm Queen nhưng bé hơn Cayen, ừọng lượng quả trung bình xấp xỉ 1 kg. Khi chín, vỏ quả có
màu nâu đỏ, quả cân đối, hơi hình trụ. Thịt quả màu vàng trắng không đều, độ đường thấp, mắt
quả sâu.
Chồi ngọn và nhất là chồi cuống nhiều, ảnh hưởng đến phẩm chất quả. Nhìn chung, các
giống dứa trong nhóm Spanish tuy dễ trồng, chịu được bóng nhưng vì phẩm chất kém nên chỉ
sử dụng chủ yếu trong vườn gia đình, không nên tập trung thành vùng lớn.
- Nhóm dứa Cayen: hay còn gọi là dứa Hồng Kông, dứa độc bình không gai, dứa Cayen
không gai. Lá dài, các lá đều không có gai (trừ một vài gai ở đầu mút lá), dày, lòng máng lá sâu,
có thể dài hơn 100cm, hoa có màu xanh nhạt, hơi đỏ, quả có dạng hình trụ, mắt rất nông, quả
nặng bình quân 1,5- 2,0kg, nhiều nước, thịt vàng ngà,thích hợp với quy cách chế biến làm đồ

hộp. Khi chưa chín quả màu xanh đen, sau đó chuyển dần và đến lúc chùi hoàn toàn quả có màu
đỏ hơi pha da đồng. Cây đẻ yếu, trung binh chỉ có 1 -2 chồi một gốc ừong một năm, nếu chăm
sóc kém có thể không có chồi cuống.
Cây dứa được đưa vào trồng tại Ba Vì từ năm 1971 với giống Queen (giống Victoria hay
dứa hoa, dứa Phú Thọ) do người Pháp nhập vào Phú Thọ và “di trú” theo đường sông sang đất
Ba Vì. Cũng trong năm 1971 với kế hoạch phát triển ngành đồ hộp xuất khẩu, Nông trường
Suối Hai (nay là Công ty Dịch vụ-Sản xuất dứa Suối Hai, thuộc Công ty TNHH nhà nước một
thành viên Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội-HADICO) là đơn vị đầu tiên đưa cây dứa
vào trồng. Đặc thù riêng của dứa Suối Hai là quả rắn chắc, mắt


8

to, hoa bé, do đó dứa Suối Hai rất to, trọng lượng từ 0,7kg đến l,2kg/quả, thơm, ngon, ngọt. Mỗi
hecta cho thu hoạch từ 4,5 vạn đến 5 vạn quả, lợi nhuận đạt ừên 200 triệu đồng/ha. So với các
loại cây ừồng thì dứa là cây cho giá trị kinh tế cao nhất.

1.1.1. Đặc điểm thực vật học của cây dứa[l],[8], [11], [16], [17]
Dứa là cây thân thảo lâu năm; lá mọc hình hoa thị; hoa đều, lưỡng tính; đài màu xanh;
cánh hoa màu tím; quả phức gồm nhiều quả mọng nằm trong các mắt dứa. Sau khi thu hoạch
quả các mầm nách ở thân tiếp tục phát triển và hình thành một cây mới giống như cây trước;
quả thứ hai thường bé hơn quả trước.Cây trưởng thành cao 1 - l,2m và đứng gọn ừong hình khối
một con cù đường kính l,3-l,5m có đáy bẹt.
* Rễ: Rễ dứa thuộc loại ăn nông, phần lớn do nhân giống bằng chồi (nhân giống vô tính)
nên mọc từ thân ra, rễ dứa nhỏ và phân nhiều nhánh,phân bố tập trung ở độ sâu 15-30cm (một
số ăn sâu tới 60cm nếu đất tơi xốp). Rễ dứa phát triển tốt ở 21-35°c, nhiệt độ xuống 7°c hoặc
cao tới 43°c thì rễ dứa ngừng sinh trưởng. Từ tháng 2-3, rễ dứa bắt đầu mọc, tháng 5- 8 phát
triển nhanh nhất, đến tháng 10-11 yếu dần và đến tháng 12-1 thì ngừng sinh trưởng.
* Thân: Thân cây dứa trưởng thảnh dài 20-30cm, đường kính 3-7cm, trọng lượng 200400g tùy giống và điều kiện canh tác. Thân chia làm hai phần: một phần ở ừên mặt đất và một
phần ở dưới mặt đất. Thân ngắn, mập chứng tỏ cây khỏe, ngược lại thân bé, dài là cây yếu.

Trong thời kì sinh trưởng của thân, ở đỉnh sinh trưởng liên tục hình thành các lá, các đốt thân,
mầm, chồi ngủ và rễ khiến cho lá và rễ tăng về số lượng. Tiếp đến giai đoạn sinh trưởng sinh
thực, cây hình thảnh hoa tự, ra hoa và kết quả. Ở trung tâm thân là một mô rỗng, mềm, chứa các
chất dinh dưỡng có nhiều tinh bột ở giữa, nối tiếp là một lớp bó mạch có nhiều xơ, và ngoài
cùng được bao bọc


9

bởi một lớp biểu bì và gốc lá. Trong điều kiện nhiệt độ từ 25°c trở lên thân mọc khỏe, nếu dưới
5°c thì ở đỉnh thân và gốc lá bị những vết cháy do rét.
* Lá:Mọc ừên thân theo hình xoắn ốc. Phiến lá dày, bề ngang hẹp và dài. Lá không có
cuống, mặt lá và lưng có một lớp phấn trắng hoặc một lớp sáp có tác dụng làm giảm độ bốc hơi
cho lá. Hình dạng lá, rìa lá có gai hay không là một trong những tiêu chuẩn để phân biệt các
giống dứa. Một cây dứa trưởng thành có từ 40-80 lá tùy giống dứa, số lá dứa và độ lớn bé của lá
cũng thay đổi tùy theo giống. Lá dứa có chức năng quan trọng trong đời sống của cây: quang
hợp, hô hấp.. .tích lũy các chất dinh dưỡng để nuôi cây, nuôi quả.
* Hoa: Gồm có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đực xếp thành hai vòng, 1 nhị cái có 3 tâm bì
và bầu hạ. Cánh hoa màu xanh, đỏ tía, gốc có màu trắng nhạt, trên mặt cánh hoa có nhiều vảy.
Cả tràng hoa có dạng một ống dài hơi loe ở phía đầu, ở giữa lồi lên 3 núm nhụy có màu tím mờ
của vòi nhụy. Ba tuyến mật thông ra gốc vòi nhị cái qua các ống dẫn. Hoa dứa tự bất thụ, do đó
noãn không đậu. Ở nhiệt độ 13°c hoa không nở, từ 16°c trở lên hoa mới bắt đầu nở, trong một
năm dứa có thể ra hoa nhiều vụ. Ở các tỉnh miền Bắc dứa ra hoa vào tháng 2-3 là chính. Thu
hoạch quả vào tháng 6-7 gọi là dứa chính vụ. Còn ra hoa các tháng khác gọi là dứa trái vụ.
* Quả: Là loại quả kép do 100 - 150 quả đơn hợp lại mà thành. Hình dáng quả và mắt quả
thay đổi tùy thuộc vào giống. Ví dụ dứa tây hình bầu dục, mắt quả lồi; dứa ta hình ống, mắt quả
to và bằng. Bộ phận ăn được của dứa chính là trụ của chùm hoa và lá bắc phát triển mà có. Sau
khi hoa tàn thì quả bắt đầu phát triển. Độ lớn của quả dứa phụ thuộc vào giống, loại chồi, sức
sinh trưởng của cây, kỹ thuật thâm canh và điều kiện khí hậu như nhiệt độ, ẩm độ quyết định.
Theo Cl.Py và Tisseau (1960) nhiệt độ thích họp cho quả chín là 25°c. Nhiệt độ quá cao độ chua

ừong quả tăng, phẩm chất quả kém.


10

1.1.2. Đặc điểm sinh thái của cây dứa [6], [8], [11], [16]
* Khí hậu:
- Nhiệt độ: Dứa sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở 21-27°c . Dứa rất mẫn cảm với nhiệt
độ thấp. Mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp đến 10°c cây dứa đã ngừng sinh trưởng, ở 5°c cây đã bị
rét gây hại, ở 0°c bị rét cóng. Phản ứng với nhiệt độ thấp của các giống cũng có khác nhau (dứa
Cayen kém hơn dứa Queen). Ở nhiệt độ cao từ 38°c ừở lên thường xảy ra hiện tượng lớp biểu bì
và một bộ phận dưới biểu bì của quả bị cháy gây ra triệu chứng nám quả, đặc biệt với giống dứa
Cayen. Nhiệt độ có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến quá trình hình thành và chín quả. Khi
quả chín vào thời kỳ lạnh và ẩm, độ chiếu sáng yếu thì quả thường bé, không cân đối, mã quả
xấu, ăn rất chua, độ ngọt thấp và có khi thấy có vết nâu trong ruột quả.
- Nước: Lượng mưa hàng năm và phân bố mưa qua các tháng có ý nghĩa rất lớn đối với
sinh trưởng, phát triển và năng suất của dứa. Lượng mưa thích hợp cho dứa là 1000- 1500mm.
Nơi có lượng mưa thấp, dứa cũng có thể phát triển được nếu ở đó có độ ẩm không khí cao hoặc
cần phải áp dụng một số biện pháp đặc biệt như dùng nilon che phủ, dùng các loại cây phủ
đất...về mặt nông nghiệp việc phân bố lượng mưa hàng tháng trong năm rất quan trọng, có ý
nghĩa hơn là lượng mưa tổng cộng trong năm. Do vậy có thể nói một vùng có chế độ mưa đều
đặn thích họp cho việc ừồng dứa hơn là vùng khác tuy mưa nhiều mà phân bố mưa lại không
đều nhau qua các tháng.
- Ánh sáng: Dứa có nguồn gốc ở rừng nhiệt đới ừong điều kiện có bóng râm che phủ, cây
dứa thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ. Lượng chiếu sáng thích hợp làm tăng năng suất
và cải thiện phẩm chất hương vị quả. Thiếu ánh sáng cây mọc yếu, quả nhỏ, khả năng ra quả
thấp (với giống dứa Cayen lượng ánh sáng giảm 20% thì sản lượng giảm 10%). Ngược lại nếu
ánh sáng quá mạnh kèm theo nhiệt độ cao lá sẽ bị vàng hoặc đỏ. Độ sáng còn ảnh



11

hưởng đến màu sắc quả, nếu được chiếu sáng đầy đủ, có nhiệt độ trung bình tương đối yếu
thường thu được những quả dứa có màu sắc vỏ rất đẹp trên nền đỏ thẫm.
* Đất đai: cây dứa có bộ rễ phát triểnyếu,90% số lượng rễ tập trung ở lớp đất mặt 0-30cm
và cách gốc 40cm. Do đó để dứa sinh trưởng tốt cần có đất tơi xốp, thoáng, có kết cấu hạt,
không có nước đọng trong mùa mưa. Các loại đất trồng dứa sau một thời gian có kết cấu xấu đi,
độ xốp giảm, độ ẩm cực đại thấp, khả năng giữ nước và thấm nước kém dàn. Hàm lượng mùn
và đạm giảm, pHKCL giảm xuống trong khi đó nhôm di động lại tăng lên. Vì vậy đất trồng dứa
càn được luân canh và có chế độ canh tác thích họp. Dứa thích hợp ở độ pH từ 4,5-5,5 nhưng
các giống dứa khác nhau có yêu cầu độ pH khác nhau: giống Cayen trơn yêu càu pH = 5,6-6,0
và có thể chịu được pH = 7,5; giống dứa tây nhóm Queen sinh trưởng tốt trên đất phèn có độ pH
< 4,0; giống dứa ta thuộc nhóm Spanish đỏ yêu cầu pH 4,5-5,0.

1.1.3. Giá trị dinh dưỡng, y học và kinh tế của dứa [16], [17], [19]
* Giá trị dinh dưỡng:Hàm lượng đường ừong dứa trung bình từ 8-12%, độ axit vào
khoảng 0,6%. Dứa có các vitamin Bl, B2, c. Trong lOOg phàn ăn đượccho 25kcal, 0,03mg
caroten, 0,08mg vitamin Bl, 0,02mg vitamin B2, 16mg vitamin c (dứa tây). Các chất khoáng:
16mg Ca, llmg lân, 0,3mg Fe, 0,07mg Cu, 0,4g protein, 0,2g lipit, 13,7g hydrat cacbon, 85,3g
nước, 0,4g xơ.Trong quả dứa còn có một loại enzim là bromelin có tác dụng tiêu hóa chất
protein rất tốt. Ngoài ra, dứa còn được chế biến và sử dụng trong các món ăn hàng ngày.
* Giá trị y học:Dứa cùng với nhiều loại trái cây khác rất bổ dưỡng với sức khỏe. Trong
dứa không có cholesterol lại giàu chất xơ. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có
tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng
minh:


12

- Dứa có tác dụng kích thích tiêu hóa: các enzim bromelin có trong dứa giúp kích thích

tiêu hóa. Dứa cũng được coi là thực phẩm làm giảm bớt buồn bã, tốt cho dạ dày và giảm chứng
ợ nóng.
- Dứa giúp tăng quá trình phát triển xương, sụn, răng lợi: với nguồn vitamin c dồi dào
cùng các chất khoáng đã đóng góp hữu hiệu trong quá trình phát triển của xương, sụn, răng lợi.
- Dứa chống ho và cảm lạnh: chất bromelin tìm thấy trong dứa giúp ngăn chặn ho và nới
lỏng niêm dịch.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể: ăn dứa hàng ngày giúp cơ thể tăng cường quá
trình hấp thụ chất sắt từ các loại rau quả và đẩy nhanh quá trình lành sẹo.
- Ngoài ra, dứa còn có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng, chữa viêm thận,
cao huyết áp.
Tuy nhiên, có một số người sau khi ăn dứa xuất hiện dị ứng “ngộ độc dứa”. Thường sau
15 phút hoặc 1 giờ, bệnh nhân thấy đau bụng, buồn nôn, đi lỏng, đồng thời có các biểu hiện mẫn
cảm như đau đàu, chóng mặt, mẩn đỏ da, ngứa toàn thân, tay chân và lưỡi cứng đờ, nghiêm
ừọng hơn có thể ngất đột ngột. Do đó những người bị dị ứng dứa không được ăn.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dứa:
- Viêm ruột, tiêu chảy: Lá dứa 30g sắc lấy nước uống.
- Cảm nóng phiền khát: 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống.
- Viêm thận: Dứa quả 60g, rễ cỏ ừanh tươi 30g, sắc uống thay nước.
- Rối loạn tiêu hóa: Dứa 1 quả, quýt 2 quả, ép lấy nước uống.
- Viêm phế quản: Dứa quả 120g, mật ong 30g, lá tỳ bà 30g, sắc uống.
* Giá trị kinh tế: Dứa là một trong những loại quả chiếm lượng lớn nhất trong số các loại
quả được sản xuất thương mại. Quả dứa chiếm khoảng 20%


13

sản lượng quả từ vùng nhiệt đới và trong số đó có đến 70% được sử dụng là quả tươi
(Anonymous, 2011) [23].Quả dứa ngoài sử dụng ăn tươi còn dùng làm nguyên liệu chế biến đồ
hộp, mứt dứa, kẹo dứa, rượu vang, nước giải khát. Sau khi thu hoạch quả, lá dứa có thể dùng để
lấy sợi (trong lá dứa có 2-2,5% xen!ulozo). Sản phẩm dệt từ sợi dứa bền, đẹp, tốt hơn sợi đay.

Thân cây dứa chứa 12,5% tinh bột, là nguyên liệu dùng để lên men chuyển hóa thành môi
trường nuôi cấy nấm và vi khuẩn. Thân lá dứa làm bột giấy. Bã dứa sau khi ủ dùng làm phân
bón, toàn bộ thân lá và chồi sau thu hoạch ép thành tấm dùng làm thức ăn cho gia súc.Ngoài ra,
người ta đã chiết xuất và sản xuất ra chế phẩm bromelin dùng trong công nghiệp thực phẩm,
thuộc da, vật liệu làm phim.

1.1.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa [4], [8], [16], [17], [19]
1.1.4.1. Kỹ thuật trồng
* Nhân giống: Bằng chồi, có thể sử dụng 3 loại chồi chính phát sinh từ cây mẹ để làm
giống khi trồng: chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách. Chồi nách là loại chồi dùng để nhân giống tốt
nhất và giữ được những tính trạng tốt của cây mẹ, chọn những chồi nách ở những khóm dứa
xanh tốt, quả to cân đối. Chồi ngọn biến dị nhiều, sau trồng có khả năng một số sẽ bị thoái hóa.
Chồi cuống là loại trung gian giữa hai loại chồi trên.
Tiêu chuẩn chồi tốt là: chồi ngắn, to, khỏe, lá xanh đậm, phiến lá rộng và dày, trọng lượng
ừên 150-200gr/chồi với nhóm giống dứa Queen và 200- 300gr/chồi với nhóm giống dứa Cayen.
Trước khi trồng phải phân loại các chồi cùng loại trồng vào lkhu, đảm bảo độ đồng đều của
vườn dứa.
Chồi sau khi đã chọn bóc bỏ lá vàng khô ở gốc chồi rồi bó 15-25 chồi thành một bó để
ngâm phần gốc cả bó vào dung dịch diệt nấm ừong 1-2 phút bằng Aliete, nồng độ 0,3% và diệt
rệp sáp truyền bệnh héo virut bằng Decis hoặc Supracide, nồng độ 0,2-0,3%.


14

* Thời vụ trồng: Thời vụ trồng dứa thích họp ở mỗi vùng phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
có liên quan đến chất lượng chồi giống và thời gian ra hoa.
- Miền Bắc: có 2 thời vụ ừồng chủ yếu là vụ xuân (tháng 3-4) và vụ thu (tháng 8-9).
- Miền Nam: trồng vào đàu mùa mưa, từ tháng 4-6.
- Miền Trung: trồng vào 2 thời gian là tháng 4-5 và tháng 10-11.
* Chọn đất và làm đất trồng: Đất càn có kết cấu nhẹ, đảm bảo thoát nước tốt, mực nước

ngầm thấp và hơi dốc. Đất trồng dứa có thể là cày xới toàn bộ diện tích hoặc theo từng hàng.
Nếu phải đào mương lên lớp thì trồng theo từng hốc nhỏ.
* Xử lý chồi: Xử lý chồi nhằm mục đích cho cây mau bén rễ phát triển và phòng ngừa sâu
bệnh. Nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào dung dịch thuốc sâu Pyrinex, Basudin, Vomoca,
Oncol,... để phòng trừ rệp và tuyến trùng hại rễ.
* Khoảng cách và mật độ trồng: Dứa được trồng theo hàng kép, tức là trồng thành từng
băng 2 hàng một. Khoảng cách giữa các băng là 80cm, giữa 2 hàng trên băng là 40cm; trên hàng
cây cách nhau 30cm, với khoảng cách này, mật độ khoảng 55.000 cây/ha.
1.1.4.2. Kỹ thuật chăm sóc
* Tưới nước và giữ ẩm: Dứa là cây chịu hạn. Tuy vậy, nước đối với dứa có ý nghĩa rất
lớn trong việc đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt. Có thể giữ ẩm cho dứa bằng các vật liệu
phủ đất: nilông, cây phân xanh, rơm rạ, thân lá dứa sau khi thu hoạch.
* Tỉa chồi: Chồi cần tỉa bỏ trước hết là chồi ngọn và chồi cuống vì những chồi này không
dùng làm giống.Dùng tay hoặc dao tách nhẹ ra khỏi cuống từ phía trên xuống. Riêng với chồi
ngọn nếu bẻ trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến quả, tạo ra vết thương dễ làm thối quả, nếu không cẩn
thận có thể làm gãy cả quả.


15

* Trừ cỏ: Các loại hóa chất thường dùng là các chất Ametryn (có các thuốc Ameừex,
Gesapax...), chất Aừazin (các thuốc Aừanex, Mizin...), chất Diuron (các thuốc Ansaron,
Maduron...) và chất Paraquat (các thuốc Gramoxon, Pesle...). Các thuốc trên đều phải phun sau
khi làm đất lần cuối trước khi trồng dứa hay sau khi trồng dứa cây cỏ còn nhỏ. Riêng chất
Parquat chỉ phun lên cỏ trước khi làm đất, không được phun trên mộng đã có dứa vì sẽ làm cháy
lá.
* Bón phân:
- Bón lót: Chủ yếu là phân hữu cơ
xanh, phân lân và vôi). Lượng phân hữu cơ bón


(phân chuồng, phân
10-15tấn /

vi sinh,

phân

ha, hoặc mỗi gốc

lkg phân chuồng hoai mục.
- Bón thúc: Lượng NPK nguyên chất bón cho một cây là 8g N + 4g p +12g K. Chia làm
ba lần để bón :
+ Lần 1: sau khi trồng 2-3 tháng.
+ Lần 2: sau lần một 4 tháng.
+ Lần 3: sau lần hai 4 tháng.
* Phòng trừ sâu bệnh:
- Rệp sáp: Có thể cư trú trên tất cả các bộ phận cây dứa, thường tập trung ở phần gần mặt
đất như các gốc lá. Thu nhặt sạch các loại tàn dư cây ngay từ giai đoạn làm đất, các tàn dư thực
vật thu gom được đem đốt. Phun thuốc diệt rệp, có thể dùng các loại thuốc như bassa, decis theo
hướng dẫn ở bao bì.
- Tuyến trùng: Làm hại rễ, vàng lá, cây chậm lớn. Đe phòng trừ cần làm sạch cỏ dại triệt
để.
- Bệnh thối nõn: Dùng Falizan 0,2% hoặc Maneb 0,5% dể phun.
- Bệnh héo virut: Thường phát triển qua bốn giai đoạn: xâm nhập, lây lan, gây héo lá, gây
chết cây. Khi bệnh xuất hiện, khoanh các lô bi bệnh và áp dụng các biện pháp phòng trừ.


16

- Bệnh luộc lá: Cây dứa có hiện tượng lá bị mất dần chất diệp lục và từ màu xanh chuyển

sang ừắng nhợt rồi bạc hẳn như luộc trong nước sôi. Nguyên nhân bệnh cho đến nay chưa được
kết luận, nhưng một số thí nghiệm cho thấy bón đầy đủ phân N, p, K, Mg, Ca theo tỉ lệ 8 : 4 :
1 2 : 4 : 3g/cây có tác dụng làm giảm bệnh

1.1.5. Tình hình sản xuất, tiều thụ dứa ở Việt Nam và trên thế giới
1.1.5.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dứa ở Việt Nam [3], [16], [18]
Cây dứa đã có mặt ở Việt Nam cách đây hơn 100 năm (theo J.Lan, 1928 và Nguyễn
Công Huân, 1939). Còn “dứa tây” người Pháp đưa đến trồng đầu tiên ở Trại canh nông Thanh
ba năm 1913 sau đó được trồng ở các trại Phú Hộ, Tuyên Quang. Từ năm 1960, ngành đồ hộp
phát triển, giống dứa tây được nhân và trồng rộng rãi ở nhiều nông trường và hợp tác xã, được
xem là giống dứa chủ đạo.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê năm 2013: diện tích trồng dứa cả nước ước
tính sơ bộ là 40.400 ha; năng suất bình quân cả nước mới chỉ đạt 13,7 tấn/ha (năm 1992) đến
2013 đạt 16,67 tấn/ha; sản lượng dứa năm 1993 đạt 260.509 tấn, năm 2013 đạt 585.600 tấn.
Theo Trịnh Đình Thảo và cộng sự (1990) [20], giá trị thu được từ 1 ha trồng dứa cao gấp 2 lần
so với trồng cây ăn quả khác và gấp 3 lần so với trồng dứa xuất khẩu. Đây thực sự là bước tăng
trưởng đáng kể của ngành dứa Việt Nam, góp phần vào phát triển sản xuất nông hộ, tạo thu
nhập, việc làm cho người sản xuất và đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu nông sản.
Các sản phẩm dứa của Việt Nam bao gồm dứa tươi, dứa chế biến (dứa hộp, nước dứa,
dứa đông lạnh). Đối với dứa tươi, hàu hết được tiêu thụ ở thị trường nội địa dưới dạng ăn tươi,
làm thực phẩm, làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến.về chế biến dứa: cùng với chủ trương
đẩy mạnh sản xuất dứa, trong những năm qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến
rau


17

quả hộp và đông lạnh. Năm 1990 có 12 nhà máy chế biến đồ hộp với tổng công suất 45.000
tấn/năm. Để phát triển sản xuất công nghệ chế biến đồ hộp, Nhà nước ta đã quy hoạch thêm một
số nhà máy chế biến với tổng công suất 120.000 tấn ở Hà Tĩnh, Kiên Giang, Bình Phước...

1.1.5.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ dứa trên Thế giới [9], [16]
Dứa có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước. Theo Bộ Nông nghiệp và
phát triển Nông thôn, sản lượng dứa năm 2001 trên thế giới là 13,739 triệu tấn. Trong đó nước
xuất khẩu chính là Thái Lan và Philipines; nhập khẩu dứa tươi chủ yếu là Châu Âu chiếm 44%,
Châu Mỹ 40%, riêng Hoa Kỳ khoảng 300 nghìn tấn [9].Theo thống kê của FAO (2004), trung
bình hơn 80 nước trên thế giới sản xuất gàn 14 triệu tấn dứa. Thái Lan (2,3 triệu tấn), Philipines
(1,5 triệu tấn), Brazil (1,4 triệu tấn), Trung Quốc (1,4 triệu tấn) và Ân Độ (1 triệu tấn) là 5 nước
sản xuất dứa chính ừên thế giới. Năm 2007, sản xuất dứa của thế giới đạt 18,9 triệu tấn (theo
FAOSTAT 2009- ) [46], so với năm 2002, sản lượng đã tăng 19%.
Thái Lan, Philipines và Indonesia là những nước sản xuất chính mặt hàng dứa đã chế biến cho
thị trường xuất khẩu (gồm cả dứa tươi, dứa đóng hộp và nước dứa). Nhật Bản đứng đầu thế giới
về nhập khẩu dứa tươi (khoảng 140.000 tấn/năm) chủ yếu tò Philipines.

1.2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP RẢI VỤ THU HOẠCH DỨA VÀ CÁC BIỆN


••

PHÁP sử DỤNG HÓA

CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG RẢI vụ THU HOẠCH DỨA
1.2.1. Khái quát về các phương pháp rải vụ thu hoạch dứa [6], [8], [13], [16],
[17], [21]
Đối với các vùng trồng dứa tập trung thì việc rải vụ là một vấn đề quan ừọng. Do thời
gian chín của dứa rất tập trung và ừong một thời gian ngắn (như với dứa Queen ừồng vụ thu,
trong 2 tháng 6 và 7 sản lượng thu hoạch



×