Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh trong Doanh nghiệp tư nhân Trọng Tuấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.25 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
Đề tài
Hiệu quả sử dụng vốn kinh trong Doanh nghiệp tư nhân
Trọng Tuấn

Họ và tên sinh viên

: Vũ Thị Hạnh

Lớp

: Tài chính ngân hàng 2 - Khóa 5

Giáo viên hướng dẫn

: Th.s Nguyễn Thị Nguyệt Dung


HÀ NỘI – 2014
MỤC LỤC

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
DN tư nhân Trọng Tuấn là một DN tư nhân, được thành lập vào ngày
08/04/2005. Đăng kí kinh doanh trong lĩnh vực trao đổi mua bán hàng hóa,
dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, hàng hóa trong nước, hệ thống mua
bán vật liệu xây dựng, xăng dầu, công trình giao thông thủy lợi và đầu tư
kinh doanh vào một số lĩnh vực thương mại nội địa.
• Tên DN: DN tư nhân Trọng Tuấn.


• Trụ sở kinh doanh: Km 38, Quốc lộ 5, thôn Cờ Đỏ, xã Cẩm
Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
• Điện thoại: 0320.354.6262
• Fax: 0320.354.6010
• Email:
• Mã số DN (mã số thuế): 0800295465.
• Vốn đầu tư: 6.000.000.000 (Sáu tỷ đồng).
DN đã thành lập và phát triển gần 9 năm và cho đến nay DN có những
phát triển đáng kể trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Cụ thể:
- Năm 2007 : DN mở 1 cửa hàng ở thôn Gạch, xã Lai Cách, huyện
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
- Năm 2010: DN mở rộng quy mô kinh doanh và mở thêm 1 cửa hàng
và địa điểm chính trụ sở của DN ở thôn Tân Hợp, xã Tân Kỳ, huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.


- Năm 2012 : DN phát triển dự án nhập khẩu thiết bị máy móc sản
xuất kinh doanh trong nước.
Quá trình hoạt động của DN cho tới nay mới chỉ trải qua thời gian
ngắn song bằng sự tích cực và không ngừng sáng tạo trong kinh doanh DN
đã đạt được những thành tích đáng kể trong kinh doanh.
1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản:
Do công ty chưa hạch toán đầy đủ được số liệu của năm 2013 nên em sẽ
lấy số liệu 3 năm gần nhất của công ty là 2010-2012 để tính toán và nhận
xét
Bảng 1.1: Bảng chỉ tiêu kinh tế cơ bản của DNTN Trọng Tuấn 3 năm 2010,
2011, 2012.
ĐVT: Đồng


Stt

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Doanh thu các hoạt động
(tr)

32.455

25.969

17.554

2

Lợi nhuận (tr)

2.478

1.314

518


VCĐ (tr)

6.210

5.271

5.789

3

Tổng
vốn

VLĐ (tr)

385

2.581

3.143

ĐH, CĐ

27

22

18


Trung cấp

16

13

10

Phổ thông

17

15

9

4

Số
công
nhân
viên
(ng)

Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy rõ được tình hình hoạt động của DN tư nhân
Trọng Tuấn trong ba năm 2010-2012 cụ thể như sau:
1. Về tổng số cán bộ công nhân viên: giảm từ năm 2011 đến năm 2012,
giảm 13 người do tình hình hoạt động kinh doanh của DN càng ngày



càng giảm sút nên cần cắt giảm nhân công để tiết kiệm chi phí đầu
vào.
2. Về tổng doanh thu: Năm 2011 so với năm 2010 giảm 6.486 triệu
đồng tương ứng giảm 19.98%. Năm 2012 so với năm 2011 giảm
8.414 triệu đồng tương ứng với giảm 32.41%. Tổng doanh thu càng
ngày càng giảm là do DN chưa linh động xem xét, nghiên cứu mở
rộng thị trường để bán được nhiều hàng hóa cả thị trường trong và
ngoài nước.
3. Về tổng lợi nhuận: Năm 2011giảm so với năm 2010 là 1.164 triệu
đồng, giảm tương ứng 46.98%. Năm 2012 so với năm 2011 giảm
mạnh 796 triệu đồng tương ứng giảm 60.58%.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong 3
năm qua là chưa hiệu quả, với kết quả kinh doanh đạt được chưa góp
phần nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên, và chưa
góp phần làm tăng tổng sản phẩm quốc dân.

PHẦN 2: NHIỆM VỤ CHÍNH VÀ NHIỆM VỤ KHÁC CỦA
DN TƯ NHÂN TRỌNG TUẤN
2.1. Nhiệm vụ chính của DN tư nhân Trọng Tuấn.
- Vận tải hành khách đường bộ khác: Vận tải hành khách bằng xe ô tô
theo tuyến cố định, theo hợp đồng vận chuyển khách du lịch bằng ô
tô.
- Kinh doanh bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, dịch vụ ăn uống.
- Mua bán vật liệu xây dựng.
- Thu gom phế liệu, xử lý chất thải rắn.
- Xử lý nước sạch.
- Xây dựng công trình giao thông thủy lợi.


2.2. Nhiệm vụ khác của DN tư nhân Trọng Tuấn.

- Trong thời gian hoạt động của mình DN luôn thực hiện chấp hành đầy
đủ các chính sách, chế độ pháp luật của nhà nước. Đào tạo đội ngũ cán
bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN.
Thực hiện đầy đủ các chế độ về tiền lương, BHXH, an toàn lao động
đối với công nhân sản xuất và hành chính và cán bộ hành chính.
- Cải tạo nâng cấp các cửa hàng đồng thời chuyển đổi mặt hàng cho phù
hợp với tuyến phố trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao theo
phương pháp cuốn chiếu đúng hướng, hiệu quả. Chấm dứt hiện tượng
bán hàng không có địa chỉ sản xuất, hàng kém phẩm chất, ẩn doanh
số.
- Nâng cao lợi ích nhà nước, DN và người lao động.
- Tăng tích lũy và phát triển sản xuất kinh doanh của DN.
- Giúp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.

Giám đốc

- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm đảm bảo phù hợp giữa
phương thức kinh doanh với tình hình thị trường.

PHẦN 3: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DN
TƯ NHÂNPhó
TRỌNG
giám đốcTUẤN
3.1. Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy tổ chức quản lí và mối quan hệ giữa
các bộ phận.
3.1.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của DN
Phòng tổ chức
Phònghành chính
Phòng kếtoán

Phòng kế hoạch
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của DN tư nhân Trọng Tuấn.

Phòng vận tải

Phòng SX-KD

Phòng DV ăn uống

Phòng xây dựng


Chú thích:

Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

3.1.2. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận.
• Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong DN, là người điều
hành quản lý chung, là đại diện pháp nhân trước pháp luật của DN và
là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
• Phó giám đốc: là người giữa nhiệm vụ trợ giúp, tham mưu cho Giám
đốc, là người chịu trách nhiệm về những công việc mà Giám đốc ủy
quyền hoặc phân công, trợ giúp Giám đốc trong công việc theo dõi,
giám sát, đôn đốc, chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh.
• Các bộ phận chức năng:


- Phòng tổ chức: Chịu trách nhiệm về nhân sự, tuyển dụng, đào tạo
công nhân, thực hiện các chính sách nâng lương, bảo hộ lao động,

các phong trào thi đua khen thưởng, kí kết các hợp đồng với người
lao động…
- Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm về việc thực hiện công tác hành
chính văn phòng, công tác hành chính pháp chế như văn thư bảo mật.
Phụ trách tiếp khách, hội nghị trong DN …
- Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm lập các kế hoạch tài chính, kế hoạch
tín dụng hàng năm, quản lý tiền hàng của DN , tham mưu cho Giám
đốc, chịu trách nhiệm về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của
DN.
- Phòng kế hoạch: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các kế
hoạch kinh doanh của DN. Xây dựng các kế hoạch hàng năm về thị
trường, công tác tiêu thụ, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hoạch định
các phương án kinh doanh, tổ chức tuyên truyền, quảng cáo, tổ chức
hội nghị khách hàng…
• Các đơn vị khối kinh doanh
- Phòng vận tải: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt
động vận tải hành khách, hàng hóa bằng đường bộ và ô tô.
- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến
hoạt động kinh doanh bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, dịch vụ ăn uống,
quản lý các đại lý mua bán xăng dầu, Sản xuất sản phẩm cơ khí, inox
và việc xếp dỡ hàng hóa.
- Phòng dịch vụ ăn uống: Cung cấp các món ăn phục vụ cho việc đặt
tiệc, ăn uống…như: hoa quả tươi, thực phẩm tươi sống, nguyên liệu
thuốc lá…


- Phòng xây dựng: Thực hiện việc kinh doanh các mặt hàng như vật liệu
xây dựng, công trình giao thông thủy lợi, công trình dân dụng công
nghiệp, xử lý nước sạch và các phế liệu rắn.


PHẦN 4: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DN TƯ NHÂN TRỌNG TUẤN
Hoạt động SXKD của DNTN Trọng Tuấn không giống như những DN
khác bởi lẽ DN này vừa tạo ra sản phẩm cũng vừa làm tăng thêm giá trị hàng
hóa, giá trị này chính là sức lao động của công nhân viên và giá trị hao mòn
của tài sản chuyển vào hàng hóa khi DN tiến hành hoạt động SXKD. DN
kinh doanh nhiều ngành nghề nên việc tổ chức SXKD rất chuyên nghiệp thì
mới có thể phát triển lâu dài.
4.1. Các nhóm sản phẩm chính của DN.
Hoạt động chính của DNTN Trọng Tuấn là kinh doanh các dịch vụ ăn
uống, vật liệu xây dựng, vận tải và xử lý chất thải rắn. Ngoài ra, DN còn
kinh doanh các loại bánh kẹo, rượu bia, thuốc lá, xăng dầu…
4.2. Quy trình sản xuất một loại sản phẩm chính.
Do DN chủ yếu kinh doanh đa dạng các mặt hàng, không tập trung
vào một loại sản phẩm nên quy trinh sản xuất không diễn ra. Thay vào đó là
quá trình xử lý các loại chất rắn phế liệu.


BÁO CÁO THỰC TẬP TÔT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PHẦN 5: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TSCĐ CỦA DNTN TRỌNG TUẤN
Thống kê số lượng TSCĐ, tình trạng TSCĐ.
Bảng 1.2: BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUÝ 1/2013
ĐVT: đồng
Giảm trong kỳ

ST
T


Loại TSCĐ

Có đầu năm

Tăng trong kỳ

1

Nhà cửa

230.000.000

0

2

Phương tiện
1.838.313.718
vận tải

0

3

Thiết bị văn
33.897.858
phòng

0


4

Tổng

0

2.102.211.576

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

Tổng số

Loại không
Hao mòn
cần dùng

126.326.441 98.226.441

27.600.000

828.465.452 756.703.193 71.762.259

33.897.858

33.897.858

988.689.751 889.327.492 99.362.259

9


Có cuối năm

103.673.559

1.009.848.266

1.113.521.825

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PHẦN 6: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA
DNTN TRỌNG TUẤN
DNTN Trọng Tuấn là DN chuyên về kinh doanh nhiều mặt hàng và
lĩnh vực nên số lượng và nhân viên của DN không tập trung ở một chỗ mà
được phân tán ở các phòng ban trong DN, chủ yếu là phòng kế toán,
maketting, kinh doanh…Chính vì vậy việc bố trí và sử dụng lao động một
cách hợp lý, chặt chẽ là vấn đề được DN rất quan tâm. DN chỉ tổ chức tuyển
dụng khi có nhu cầu cần thiết cho các vị trí làm việc mới hoặc thay thế các
vị trí cũ. Bộ phận tổ chức tuyển dụng phải có tờ trình xin Giám đốc DN phê
duyệt, đồng ý. Khi có nhu cầu lao động trong phục vụ kinh doanh DN tiến
hành tổ chức thuê lao động ở bên ngoài.
- Qua đó DN không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ công nhân
viên nhằm nâng cao năng lực làm việc, tại hiệu quả cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại doanh thu lớn cho DN.

- DN tư nhân Trọng Tuấn phân loại hợp đồng theo quan hệ với quá
trình sản xuất:
 Lao động trực tiếp: Là lao động trực tiếp tham gia vào quá trình


mua bán hàng hóa của DN.
Lao động gián tiếp: Là lao động làm việc trong khối văn phòng.

6.1. Cơ cấu lao động của DN.
Bảng 1.3:Cơ cấu lao động của DN 2 năm 2011 –2012
Năm 2011
Chỉ tiêu

Số LĐ
( người )

1. Tổng số lao động

50

Năm 2012

%
100%

Số LĐ
(người)
37

%

100%

2. Theo trình độ lao động

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

10

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Đại học, cao đẳng

22

44

18

48,64

Trung cấp

13

26


10

27,03

Phổ thông

15

30

9

24,33

Nam

31

62

20

54,05

Nữ

19

38


17

44,95

3. Theo giới tính

6.2. Tổng quỹ lương, các hình thức trả lương của DN.
- DNTN Trọng Tuấn trả lương theo thời gian và trả lương khoán.
ü Trả lương theo thời gian: Là hình thức trả lương cho người lao động
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, hệ số cấp bậc kỹ thuật và đơn
giá tiền lương theo thời gian. DN trả lương cố định theo tháng trên
cơ sở hợp đồng lao động (Trả bằng tiền mặt vào ngày mùng 10 hàng
tháng).
 Lương thời gian bằng mức lương cơ bản của từng vị trí (mức lương
tối thiểu nhân bậc lương) chia cho số ngày hành chính trong tháng
nhân với thời gian làm việc (tăng ca bình thường * 1.5, tăng ca chủ


nhật * 2.0…)
Mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng cho nhân viên toàn DN là
mức lương 1.050.000VND, trong trường hợp nhân viên làm đủ số
ngày công trong tháng. DN chia làm 02 ngạch là ngạch quản lý và
ngạch nhân viên, ngạch quản lý gồm:
Bảng 1.4: Bậc lương cho ngạch quản lý

Chức vụ

Bậc lương


Giám đốc

7.8

Phó giám đốc

5.0

Trưởng phòng

3.0

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

11

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Phó phòng

2.7

Bảng 1.5: Bậc lương cho ngạch nhân viên

Chức vụ


Bậc lương

Nhân viên văn phòng

1.9

Nhân viên hành chính khác

1.9

Nhân viên bán hàng tại cửa hàng

1.7

Ghi chú:( Bậc lương được tăng theo thâm niên với tốc độ tăng
khoảng 8% tùy vào kết quả kinh doanh của DN).

Công thức:
Lương nhân viên = Thời gian làm việc thực tế x Mức lương thời gian

ü Trả lương theo sản phẩm:
 Lương sản phẩm của người lao động dựa trên số lượng công đoạn


đạt chất lượng và đơn giá công đoạn của người lao động.
Đơn giá sản phẩm do Trưởng bộ phận sản xuất duyệt. Trường hợp




sản xuất mã hàng mới thì đơn giá sản phẩm được nhân thêm 20 %.
Số công đoạn dùng để xác định lương được tính trên cơ sở phiếu
báo công đoạn của nhân viên, có xác nhận của Trưởng bộ phận trực
tiếp. Tổng số lượng của các nhân viên làm trong cùng một công
đoạn không được vượt quá tổng số công đoạn theo quy trình sản



xuất.
Lương sản phẩm được dung để trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất
ở xưởng.
Bảng 1.6: Tổng quỹ tiền lương

Chỉ tiêu

Năm 2011
Mức (trđ)

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

Năm 2012

Tỷ
12

Mức (trđ)

Tỷ lệ

Chênh lệch

Mức (trđ)

Tỷ lệ

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

lệ(%)
Lương tính theo
sản phẩm
Lương tính theo
thời gian
Tổng

(%)

1.330

61,57

1.997

61.71

667


50,15

830

38,43

1.293

38.29

463

55,78

2.160

100

3.236

100

1.076

49,81

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

PHẦN 7: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA DNTN TRỌNG TUẤN

7.1. Phân tích nguốn vốn và cơ cấu nguồn vốn của DN
Cơ cấu vốn kinh doanh của DNTN Trọng Tuấn được thể hiện trong bảng
dưới đây:
Bảng 1.7: Bảng cơ cấu nguồn vổn của DNTN Trọng Tuấn năm 2011, 2012

ĐVT: triệu đồng
Giá trị

Chỉ

Tỷ trọng (%)

Chênh lệch

tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2011

Năm 2012

Giá trị

%

A


B

C

D

E

F=C-B

F/B

VLĐ

7,364

7,810

93.79

87.44

446

6.06

VCĐ

488


1,122

6.21

12.56

634

129.92

Tổng

7,852

8,932

100

100

1,080

13.75

Từ số liệu khái quát, ta nhận thấy: tổng vốn kinh doanh của DN tính
đến thời điểm cuối năm 2012 là 8.932tr, tăng 1.080tr so với thời điểm đầu
năm, với tỷ lệ tăng tương ứng là 13,75%. Điều đó cho thấy quy mô về vốn
SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

13


GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

của DN tăng lên. Khả năng về cuối kỳ quy mô SXKD của DN được mở
rộng.
Tổng VKD tăng lên cả ở hai bộ phận: vốn cố định và vốn lưu động,
trong đó:
- VLĐ tại thời điểm cuối năm so với đầu kỳ tăng với tỷ lệ tăng tương
ứng là 6,06%. VLĐ tăng lên chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn
hạn tăng mà phần lớn là phải thu của khách hàng, lượng tiền của DN
cũng tăng lên.
- VCĐ tại thời điểm cuối năm 2012 so với đầu kỳ tăng với tỷ lệ tăng
tương ứng là 129,92%. Tỷ trọng VCĐ trong tổng VKD tăng lên 6,35%
chiếm 12,57% trong tổng nguồn vốn vào thời điểm cuối năm. Nguyên
nhân chủ yếu là do trong năm 2012 DN tiến hành mua sắm thêm một
số phương tiện vận tải phục vụ cho việc vận tải và đầu tư mua sắm
thêm thiết bị dụng cụ quản lý làm số VCĐ năm 2012 cao hơn năm
2011.
Hoạt động trong ngành kinh doanh nhiều ngành nghề thường có giá trị
không lớn, xoay vốn nhanh, vì thế mà DN thường có VLĐ chiếm tỷ lệ lớn.
Tuy nhiên, DN có tỷ lệ VLĐ quá lớn so với VCĐ trong tổng số VKD của
DN, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như
hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.
Qua bảng số liệu ta nhận thấy:

Tổng nguồn vốn của DN trong kỳ tăng 1.080tr với tỷ lệ tăng là 13,75%,
trong đó:
- Nợ phải trả cuối năm tăng 562tr với tỷ lệ tăng là 21,8%
- Vốn chủ sở hữu cuối năm tăng 518tr với tỷ lệ tăng là 9,83%
Cả đầu năm và cuối năm nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng lớn trong NVKD
của DN.
SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

14

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Như vậy, việc tăng lên của tổng NVKD chứng tỏ nhu cầu vốn của DN trong
kỳ tăng lên và tổng nguồn vốn tăng chủ yếu do tăng nợ phải trả. Điều đó cho
thấy chính sách tài trợ của DN phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài rất lớn,
sự độc lập về tài chính thấp, rủi ro là khá cao.
7.2. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của DNTN Trọng Tuấn.
Bảng 1.8: Bảng phân tích BCKQKD của DNTN Trọng Tuấn

ĐVT: nghìn đồng
Chênh lệch

Stt

Chỉ tiêu


Quý 1/2013

Năm 2012

1

DTT

6,691,547

17,554,655

10,863,108 162.34%

2

GVHB

5,908,636

15,367,541

9,458,905

160.09%

3

LN gộp


782,911

2,187,114

1,404,203

179.36%

4

DT TC

2,697

3,694

997

36.97%

5

CP TC (CP lãi vay)

96,773

354,343

257,570


266.16%

6

CP QLDN

421,526

1,145,649

724,123

171.79%

8

LNTT

261,915

683,428

421,513

160.94%

9

Thuế TNDN phải nộp


65,479

170,857

105,378

160.94%

10

LNST

196,436

512,571

316,135

160.94%

Giá trị

%

Từ bảng phân tích trên ta thấy:
Từ năm 2012 sang đầu năm 2013, LNST tăng nhanh, cụ thể là 316135 nghìn
đồng tương ứng với 160,94% do các biến động sau:
ü Cả doanh thu và giá vốn đếu tăng mạnh và tương đương nhau, trong
đó DT tăng 10,863,108 nghìn đồng tương đương 162,34% và GVHB

tăng 9,458,905 nghìn đồng tương đương 160,09%. Điều này chứng tỏ chỉ
3 tháng đầu của năm 2013 mà kết quả hoạt động kinh doanh của DN đã

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

15

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

tiến triển rất tốt làm tăng doanh thu nhưng kéo theo đó chi phí bỏ ra cũng
tăng theo
ü Đặc biệt là chi phí lãi vay tăng khá mạnh, tăng 257,570 nghìn đồng tương
ứng với 266.16%. như vậy DN đã tăng các khoản vay ngân hàng và bên
ngoài làm cho các khoản lãi phải trả tăng lên rất nhiều. Nếu tình trạng này
kéo dài thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới DN.
ü CP QLDN cũng tăng khá mạnh 724,123 tương ứng với 171.79%. Có thế
nói chi phí hoạt động và quản lý DN cũng tăng theo khi doanh thu mang
lại tăng mạnh
Như vậy, với việc quản lý tốt các nguồn chi phí phát sinh và đẩy mạnh
hoạt động kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho DN nhưng DN vẫn
cần áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí lãi vay xuống mức thích
hợp để đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho DN.
7.3. Phân tích các hệ số tài chính của DNTN Trọng Tuấn
Từ các số liệu trong bảng CĐKT và BCKQKD của DNTN Trọng Tuấn
ta tính được các chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 1.9: Các chỉ tiêu tài chính của DNTN Trọng Tuấn năm 2012.
Chỉ tiêu

Kí hiệu

Đơn vị

Năm 2012

Các tỷ số về khả năng thanh toán
1. Tỷ số khả năng thanh toán tạm thời

KHH

%

2,48

2. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh

KN

%

0,67

1. Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động

CTSLĐ


%

0,87

2. Tỷ số cơ cấu tài sản cố định

CTSCĐ

%

0,13

CCV

%

0,65

CTTDH

%

5,15

1. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động

VTSLĐ

vòng


3

2. Tỷ số vòng quay tổng tài sản

VTTS

vòng

2

3. Số vòng quay hàng tồn kho

VHTK

vòng

4

Các tỷ số về cơ cấu tài chính

3.Tỷ số tự tài trợ
4. Tỷ số tài trợ dài hạn
Các tỷ số về khả năng hoạt động

Các tỷ số về khả năng sinh lời

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

16


GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

LĐT

%

2,95

2. Tỷ suất sinh lời vốn CSH (ROE)

LVC

%

8,95

3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

LTTS

%

8,95


Nhận xét:


Tỷ số khả năng thanh toán tạm thời là 2,48 > 1 chứng tỏ giá trị
TSLĐ của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ
ngắn hạn và đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, tình
hình tài chính đã tương đối ổn định và an toàn. Tuy nhiên tỷ số khả
năng thanh toán nhanh là 0,67< 1 chứng tỏ TSLĐ có thể sử dụng
ngay của DN chỉ đủ đảm bảo cho việc thanh toán ngay cho một
phần nợ ngắn hạn, nếu chủ nợ đòi tiền cùng một lúc, DN có thể gặp
khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn do ảnh hưởng
của hàng tồn kho làm cho tỷ lệ thanh toán chung cao hơn rất nhiều



so với tỷ lệ thanh toán nhanh
Tỷ số cơ cấu TSCĐ < tỷ số tài trợ dài hạn chứng tỏ tình hình tài



chính của DN vững chắc.
Tỷ số tự tài trợ > 1 chứng tỏ mức độ tài chính của DN càng nhỏ.
3 tỷ số về khả năng hoạt động của DN tương đối thấp chứng tỏ khả



năng luân chuyển tài sản của DN không cao.
Trong các tỷ số về khả năng sinh lời, ROS là thấp nhất 2,95 , ROE




và ROA bằng nhau đều là 8,95 chứng tỏ mức khả năng sinh lời của
vốn kinh doanh bằng với của DN do đây là DNTN không phải công
ty cổ phần nên vốn CSH bằng với tổng nguồn vốn. Và giá trị đạt
được của chủ DN là rất cao trên một đồng vốn CSH bỏ ra.

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

17

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PHẦN 8: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
8.1. Đánh giá chung
Là một DN có nhiều ngành nghề kinh doanh đa dạng thì một yêu cầu
lớn đặt ra đối với DN là có được một hệ thống quản lý phải đáp ứng được
những đòi hỏi mà công việc kinh doanh thương mại đặt ra. Qua tìm hiểu
thực tế tại DNTN Trọng Tuấn và dựa trên những kiến thức cơ bản đã được
trang bị tại nhà trường, em xin nêu một số nhận xét về những ưu điểm,
nhược điểm và những vấn đề tồn tại cần tiếp tục hoàn thiện trong công tác tổ
chức quản lý, tổ chức hạch toán tại DNTN Trọng Tuấn.
8.1.1. Ưu điểm
− DNTN Trọng Tuấn hoạt động trong nhiều lĩnh vực, các địa bán của

DN nằm dàn trải. DN luôn duy trì các bạn hàng truyền thống, đồng
thời cũng luôn tìm kiếm các bạn hàng mới, mạng lưới tiêu thụ ổn định,
khách hàng ngày một đông.
− Với đội ngũ lãnh đạo năng động, khả năng nắm bắt thông tin trên thị
trường nhạy bén, cơ cấu tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với nhu
cầu kinh doanh. Ban Giám đốc hàng năm xây dựng kế hoạch đề ra
phương hướng, mục tiêu phấn đấu cụ thể, đồng thời có những đối sách
phù hợp, kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi.
− DN có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm
cao trong công việc. Đặc biệt là nhân viên bán hàng luôn làm việc hết
mình, đảm bảo với chất lượng cao nhất thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, tạo được sự tin cậy của khách hàng.


DN đã xây dựng và phát triển được mối quan hệ tốt với hầu hết các
khách hàng, tạo dựng được uy tín và hình ảnh đối với khách hàng
trong khu vực. Hơn nữa DN ngày càng mở rộng và chất lượng dịch vụ

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

18

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

phục vụ khách hàng ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của

khách hàng. Với phương châm “Uy tín và chất lượng lên hàng đầu”
thời gian qua DN đã chiếm được lòng tin của rất nhiều khách hàng.


Với mạng lưới kinh doanh gồm nhiều cửa hàng trải khắp, DN đã áp
dụng hình thức tổ chức kế toán phân tán cho tất cả các đơn vị trực
thuộc là hợp lý. Tạo điều kiện cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát
tại chỗ đối với hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh ở các đơn vị trực
thuộc để từ đó DN có thể đưa ra những quyết định chính xác kịp thời
khi có khó khăn xảy ra, tránh được tình trạng quan liêu.



Trong công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, kế
toán DN đã tổ chức một cách linh hoạt vừa đơn giản vừa đáp ứng yêu
cầu quản lý với số lượng hàng hoá đa dạng, phong phú.



Công tác đào tạo cán bộ kế toán được chú trọng, hiện nay DN không
ngừng tạo điều kiện cho các nhân viên đi học thêm nhằm nâng cao
kiến thức chuyên môn.

8.1.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong công tác bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh thì DN vẫn còn có những nhược điểm nhất định trong quá
trình phát triển của mình.


Trong công tác tiêu thụ hàng hoá, DN chưa áp dụng việc thường xuyên

bán hàng có giảm giá chiết khấu cho khách hàng. Đây cũng là một nguyên
nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tiêu thụ hàng hoá, nhất là
trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường gay gắt như hiện nay.



Hoạt động nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin và dự báo thị
trường được quan tâm nhưng chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa đáp
ứng kịp thời với những biến động nhanh chóng của thị trường, chưa khai
thác được hết tiềm năng thị trường tại chỗ. Đó là do DN chưa xây dựng

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

19

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

cho mình một bộ phận chuyên sâu trong việc lập kế hoạch và nghiên cứu
thị trường.


DN chưa có nhiều hoạt động xúc tiến bán hàng, nhân viên bán hàng
nhiều khi còn thụ động. Ngân sách DN đầu tư cho quảng cáo và xúc
tiến bán hàng còn hạn chế.




Bên cạnh lợi thế năng động và nhiệt tình thì đội ngũ cán bộ công nhân
viên của DN vẫn còn mặt hạn chế đó là trình độ chuyên môn chưa cao,
khả năng giao tiếp còn yếu.



DN đã xác định được mục tiêu và đề ra kế hoạch bán hàng cho từng
giai đoạn, từng chu kỳ kinh doanh nhưng chưa cụ thể, không tổ chức
được phong trào thi đua giữa các cá nhân, phòng ban,… tất cả những
việc này sẽ làm giảm sự hăng hái, nhiệt tình trong công việc của người
lao động, làm giảm hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.



Về công tác kế toán hàng tồn kho, giảm giá và các khoản phải thu khó
đòi: Hiện nay, DN chưa có quỹ dự phòng cho công tác kế toán này.
Quỹ dự phòng nếu được lập sẽ làm tăng chi phí và giảm thiệt hại
xuống mức thấp nhất.

8.2. Các đề xuất hoàn thiện.
Việc sử dụng và quản lý vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng
sao cho có hiệu quả cao nhất là một nhân tố quyết định đến sự thành công
của bất kỳ một DN nào. Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý và
sử dụng VLĐ tại DNTN Trọng Tuấn. Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và
thực tiễn tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến và giải pháp
nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa hiệu quả kinh doanh của DN.
Để khuyến khích việc mua hàng, DN nên có chính sách chiết khấu
thương mại đối với những bạn hàng thường xuyên, lớn sử dụng nhiều

hàng hóa, dịch vụ của DN.

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

20

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường


DN cần theo dõi sự biến động của thị trường: giá cả, mức độ cũng
như xu hướng tiêu thụ hàng hóa, mẫu mã mới của hàng hóa, đối thủ
cạnh tranh.



Dựa vào kết quả nghiên cứu, DN đưa ra các dự báo về khả năng
phát triển thị trường của mình cả về thị phần, ngành hàng kinh
doanh, khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ.

• Tăng cường các biện pháp tiết kiệm chi phí:
 Giá vốn hàng bán: Là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng
chi phí của DN. Tuy nhiên, do đặc thù kinh doanh của DN là mua
đi bán lại nên việc tiết kiệm giá vốn hàng bán phải được xem xét kĩ

lưỡng. Không thể cứ cắt giảm chi phí giá vốn hàng bán bằng việc
nhập các sản phẩm giá rẻ, chất lượng thấp hơn mà phải biết phối
hợp mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và tiết kiệm tối
đa các phụ phí phát sinh.
 Chi phí quản lý DN: Chi phí quản lý DN của DN tăng khá nhanh.
Một số biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý DN:
-

Xác định mức giới hạn cho các khoản chi như: chi cho điện, điện
thoại, chi phí hội họp, tiếp khách… của từng phòng ban cụ thể.
Nếu như vượt giới hạn thì phòng ban đó tự chi trả để tránh tình
trạng lạm dụng vào việc tư nhiều làm tăng chi phí cho DN.

-

Thiết bị phục vụ quản lý là thiết bị hiện đại dễ hao mòn vô hình
nên cần xem xét kỹ lưỡng trước khi đầu tư mua sắm, gắn những
thiết bị này với kế hoạch sử dụng, kế hoạch sản xuất.

-

Mọi chi phí quản lý, chi phí hội nghị trên cơ sở hóa đơn chứng từ
rõ ràng đảm bảo tính hợp lý, mục đích của chi phí bỏ ra.

• Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn kinh doanh:
 Đánh giá một cách chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn hiện
có của DN. Để thực hiện điều này DN cần phải có một hệ thống chỉ
SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

21


GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

tiêu đánh giá hoàn chỉnh, cụ thể và một đội ngũ đánh giá có trình
độ, được đào tạo một cách cơ bản để thẩm tra cẩn thận và chính
xác trên cơ sở tình hình vốn thực tế của DN.
 Xác định một cách hợp lý, chính xác nhu cầu vốn kinh doanh của
DN.
 Sau khi xác định nhu cầu sử dụng vốn, DN cần có kế hoạch huy
động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ từ bên trong hay bên ngoài thích
hợp nhằm tạo ra được một mức sinh lời tối thiểu bù đắp được chi
phí.
 DN phải dựa vào sự tính toán, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của kì
trước và kết hợp với phương thức hoạt động kinh doanh, sự biến
động của thị trường và đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình để
xây dựng, thiết lập kế hoạch cho việc phân phối và sử dụng vốn sao
cho hiệu quả nhất.
• Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định:
 Trước khi tiến hành đầu tư phải thực hiện phân loại rõ ràng từng
nhóm TSCĐ, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để
có kế hoạch thanh lý.
 Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết
bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng không sử dụng được để vào bãi
chờ sửa chữa.
 Có các biện pháp cụ thể để đánh giá lại TSCĐ để xác định đúng giá

trị còn lại của TSCĐ. Từ đó có biện pháp khấu hao thích hợp để
thu hồi vốn.
8.3. Các đề xuất về lựa chọn chuyên đề.
Trong nền kinh tế thị trường lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực của
các DN khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho DN có lợi nhuận và
phát triển không ngừng, từ đó nâng cao được lợi ích của người lao động thì
trong chính sách quản lý các DN phải tìm mọi cách để huy động vốn, quản lý và
SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

22

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

sử dụng hiệu quả nhất nguồn vốn của mình. Và từ những số liệu phân tích ở
trên, chúng ta đã có những cái nhìn khái quát nhất về tình hình hoạt động kinh
doanh của DNTN Trọng Tuấn là 1 DN mới thành lập xong ta cũng không thể
phủ nhận những kết quả mà công ty đã đạt được là đáng tự hào trong khi có
hàng loạt những DN mọc lên rồi lại phá sản. Nhưng để có thể phát triển một
cách toàn diện thì DN cần khắc phục những nhược điểm của mình. Và để có thể
làm được điều đó thì vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Hơn nữa để có được
nó và sử dụng nó như thế nào lại là một điều không hề đơn giản. Và điều đó là
hết sức quan trọng đối với một DN mới thành lập như Trọng Tuấn. Nhận thức
được tầm quan trọng và ý nghĩa của vấn đề trong quá trình thực tập em đã
nghiên cứu chuyên đề : Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong Doanh
nghiệp tư nhân Trọng Tuấn. Bài thực tập chuyên đề của em sẽ bao gồm 3

phần:

Phần 1: Tổng quan về hiệu quả sử dụng vốn của DNTN Trọng Tuấn.

Phần 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của DNTN Trọng Tuán.

Phần 3: Giải phấp giúp sử dụng vốn tai DNTN Trọng Tuấn một cách hiệu
quả

SV: VŨ THỊ HẠNH_TCNH2_K5

23

GVHD: NGUYỄN THỊ NGUYỆT DUNG



×