Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại tiền giang (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.15 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THẠNH VƢỢNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG KINH DOANH DU LỊCH TẠI
TIỀN GIANG
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ VẬN TÀI THỦY-BỘ
Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế phát triển
62.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2016


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng
2. TS. Nguyễn Đức Trí

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Danh Sơn
Phản biện 2: PGS.TS. Lê Xuân Bá
Phản biện 3: TS. Võ Quế



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Vào hồi ...... giờ, ngày ....... tháng ...... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1) Nguyễn Thạnh Vượng (2015), Sự lựa chọn của du khách đối với
du lịch homestay ở Tiền Giang, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, ISSN 0866-7120, tháng 08/2015 (số chuyên
đề).
2) Nguyễn Thạnh Vượng (2015), Các yếu tố tác động tới năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang, Tạp chí Kinh
tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ISSN 0866-7120, tháng
07/2015 (số 14).
3) Nguyễn Thạnh Vượng (2015), Phát triển du lịch xanh: Nâng cao
năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Tiền Giang, Kỷ yếu
Hội thảo cấp Quốc gia “Liên kết phát triển du lịch xanh khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long năm 2015”, Cần Thơ ngày
29/06/2015.
4) Nguyễn Thạnh Vượng (2014), Giải pháp phát triển du lịch Tiền
Giang, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ISSN
0866-7120, tháng 12/2014 (số 24).
5) Nguyễn Thạnh Vượng (2012), Ứng dụng thang đo SERVQUAL
và TRUST trong việc khảo sát sự hài lòng của khách hàng về
dịch vụ khách sạn của Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang, Tạp

chí Thông tin Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Tiền
Giang, ISSN 1859-4530, tr. 153-165.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Qua đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du
lịch (NLCTTKDDL) tại Tiền Giang, cho thấy tăng trưởng trong kinh
doanh du lịch (KDDL) giai đoạn qua chưa tương xứng với tiềm năng,
chất lượng tăng trưởng còn thấp. Khách du lịch đến Tiền Giang tuy có
đông về số lượng, nhưng tỷ trọng thu nhập du lịch tính trên lượt khách
giai đoạn 2005 – 2014 (doanh thu, lợi nhuận) của Tiền Giang lại thấp
hơn các tỉnh như Bến Tre, Vĩnh long. Qua đó, có thể nói năng lực cạnh
tranh (NLCT) trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang kém hơn các tỉnh
khác trong khu vực. Nguyên nhân do ngành KDDL Tiền Giang chưa xác
định được các yếu tố chính yếu tác động đến năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch tại địa phương mình. Hiện nay, tuy đã có rất nhiều
nghiên cứu liên quan đến mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch ở các cấp độ: quốc gia, cấp tỉnh… Nhưng nhìn chung,
những mô hình này chưa đi sâu vào phân tích khám phá, xây dựng và
kiểm định mô hình các yếu tố chính tác động đến NLCTTKDDL, nên
chưa thể vận dụng vào điều kiện cụ thể.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền
Giang” là rất cần thiết góp phần xác lập khung nghiên cứu đánh giá
NLCTTKDDL ở một điểm đến và áp dụng cho trường hợp Tiền Giang
để làm căn cứ đề xuất những giải pháp phù hợp để NLCTTKDDL tại
Tiền Giang, qua đó, tạo đà vững chắc cho sự phát triển của ngành du

lịch, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển du lịch nói
riêng và phát triển kinh tế – xã hội nói chung của địa phương tỉnh Tiền
Giang và cả nước trong thời gian tới.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
du lịch.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Mục tiêu chung
- Nâng cao NLCTTKDDL tại Tiền Giang.
2.2.2. Mục tiêu cụ thể


2

- Xác lập được mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch tại điểm đến.
- Đánh giá được hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
du lịch tại Tiền Giang.
- Đề xuất được các giải pháp phù hợp, mang tính khả thi nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tỉnh Tiền Giang (phạm vi nghiên cứu cứng) và
một số địa phương phụ cận (phạm vi nghiên cứu mềm).
- Về thời gian: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch Tiền
Giang giai đoạn 2005 – 2014 (dữ liệu thứ cấp). Thời gian thu thập số liệu
sơ cấp từ tháng 10/2014 – 04/2015.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Những yếu tố cơ bản nào tạo nên năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch tại điểm đến du lịch? Làm thế nào để xác định được

mức độ cạnh tranh kinh doanh du lịch tại điểm đến?
2) Hiện trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại
Tiền Giang?
3) Giải pháp nào để nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh du lịch tại Tiền Giang trong thời gian tới?
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống kết hợp với
phương pháp so sánh, phương pháp phân tích SWOT: được sử dụng để
hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến NLCTTKDDL tại điểm
đến, xác định các yếu tố tạo nên cũng như ảnh hưởng đến NLCTTKDDL
tại điểm đến; Đánh giá hiện trạng NLCTTKDDL tại Tiền Giang, xác
đinh những hạn chế về hiện trạng NLCTTKDDL tại Tiền Giang và đề
xuất các giải pháp NLCTKDDL tại Tiền Giang trong giai đoạn tới.
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp
điều tra xã hội học: Được thực hiện qua các cuộc điều tra phỏng vấn sâu
với 30 chuyên gia lĩnh vực du lịch về việc xác định các yếu tố tác động
đến NLCTTKDDL; Chỉ tiêu đánh giá và phương pháp điều chỉnh thang
đo.


3
Vấn đề nghiên cứu
Xây dựng cơ sơ khoa học về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
Cơ sở khoa học của nghiên cứu

- Lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động
đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến
- Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
tại điểm đến


Xây dựng mô hình nghiên cứu
- Nghiên cứu định tính (thảo luận, phỏng vấn sâu)

Kiểm định mô hình nghiên cứu (Nghiên cứu định lượng)
- Phân tích dữ liệu (thống kê mô tả)
- Đánh giá thang đo (hệ số Cronbach alpha)
- Đánh giá mức độ phù hợp thang đo (EFA)
- Kiểm định mô hình lý thuyết (phân tích tương quan, hồi quy bội, phân tích
phương sai ANOVA)
Cơ sở hoạch định giải pháp
- Hiện trạng kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
- Hiện trạng các yếu tố tạo năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền
Giang (T – test, ANOVA)
- Xác định các nguyên nhân hiện trang và dự báo điều kiện nâng cao năng lực cạnh
tranh trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
tại Tiền Giang
- Định hướng phát triển ngành du lịch Tiền Giang
- Xác định các yếu tố cần cải thiện hoặc bổ sung để nâng cao năng lực cạnh tranh
trong kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
tại Tiền Giang

Hình 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp phương pháp
điều tra xã hội học nhằm:
1) Đề xuất mô hình đánh giá NLCTTKDDL với hệ thống tiêu
chí kèm theo;
2) Điều tra phỏng vấn sâu chuyên gia, qua đó xác định cụ thể bộ

tiêu chí đánh giá các yếu tố tác động đến NLCTTKDDL chính thức;


4

3) Điều tra xã hội học các đối tượng tham gia mô hình theo các
tiêu chí đánh giá; Trên cơ sở kết quả điều tra xã hội học, tiến hành kiểm
định mô hình đánh hiện trạng NLCTTKDDL tại Tiền Giang;
4) Phân tích kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao NLCTTKDDL tại Tiền Giang trong thời gian tới.
6. Những đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học
như sau:
Một là: Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về cạnh tranh
(quan điểm cổ điển và quan điểm hiện đại), năng lực cạnh tranh, và năng
lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, những yếu tố tác động đến
NLCTTKDDL tại điểm đến.
Hai là: Tổng quan và đề xuất được hệ thống thang đo các yếu tố
tác động đến NLCTTKDDL.
Ba là: Áp dụng mô hình đánh giá được hiện trạng NLCTTKDDL
tại điểm đến Tiền Giang.
Bốn là: Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao
NLCTTKDDL tại Tiền Giang.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại

Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014 và kiểm định mô hình nghiên cứu.
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du
lịch tại Tiền Giang.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Việc nghiên cứu về NLCTTKDDL được nhiều tác giả quan tâm,
cụ thể:
(1) Tác giả Meng F. (2006), với nghiên cứu “Một kiểm định về
năng lực cạnh tranh điểm đến dưới quan điểm khách du lịch: Mối quan
hệ giữa chất lượng trải nghiệm du lịch và cảm nhận về năng lực cạnh
tranh điểm đến”
(2) Pakdeepinit P. (2007), “Mô hình cho phát triển du lịch bền
vững ở khu dân cư bờ hồ Kwan Phayao, tỉnh Phayao, phía trên miền bắc
Thái Lan”.
(3) Tác giả Goffi G. (2012), đề tài nghiên cứu “Các yếu tố quyết
định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch: Mô hình lý thuyết và chứng
cứ thực nghiệm”.
(4) Crouch G.I. (2007), có bài nghiên cứu “Mô hình năng lực
cạnh tranh điểm đến, Một khảo sát và phân tích các tác động của các
thuộc tính cạnh tranh”.
(5) Kim C. và Dwyer L. (2003), với đề tài “Năng lực cạnh tranh
điểm đến du lịch và luồng du lịch song phương giữa Australia và Hàn
Quốc.
(6) Barbosa L.G.M., và các tác giả (2010), trong:“Năng lực cạnh

tranh của điểm đến du lịch: Nghiên cứu 65 điểm đến chính về phát triển
khu vực du lịch”.
(7) Dragićević V., và các tác giả (2012), với nghiên cứu “Năng
lực cạnh tranh kinh doanh điểm đến du lịch: Một tình huống của tỉnh
Vojvodina (Serbia)”.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
(1) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Quang Vinh
(2011), với đề tài “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO)”.
(2) Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Anh Tuấn (2010),
“Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”.


6

(3) Tác giả Nguyễn Thị Thu Vân (2012), với nghiên cứu
“Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng”.
(4) Tác giả Đào Duy Huân (2015), với đề tài nghiên cứu “Đánh
giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ.
(5) Tác giả Phạm Hải Yến (2013), trong nghiên cứu “Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”.
(6) Các tác giả Phạm Thị Thu Hường và Đinh Hồng Lĩnh (2012),
trong đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du
lịch Phú Thọ.
1.2. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn
đề đặt ra
1.2.1. Những vấn đề các tác giả đã làm rõ
- Các tác giả đã xác định được những nét cơ bản về NLCT trong
lĩnh vực du lịch với nội hàm liên quan đến NLCTTKDDL: khái niệm du

lịch, NLCT điểm đến…; Đã xây dựng được mô hình nghiên cứu về
NLCT điểm đến du lịch, và phân tích, đánh giá các yếu tố tác động tích
cực đến NLCTTKDDL; Đã nêu lên đặc điểm, tình hình, NLCTTKDDL
của các doanh nghiệp/ các quốc gia trên thế giới hiện nay, qua đó đã đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao NLCTTKDDL ở điểm đến.
1.2.2. Những vấn đề các tác giả chƣa đề cập tới
Các nghiên cứu về NLCTTKDDL của các tác giả chưa làm rõ
khái niệm NLCTTKDDL, và yếu tố chính tác động đến NLCTTKDDL.
Có rất ít nghiên cứu đề xuất một mô hình định lượng riêng, cụ thể trong
nghiên cứu NLCTTKDDL.
1.2.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận về NLCTTKDDL, các yếu tố tác
động đến NLCTTKDDL, và xây dựng mô hình đánh giá các yếu tố tác
động đến NLCTTKDDL.
Thứ hai, nghiên cứu những kinh nghiệm về nâng cao
NLCTTKDDL của các địa phương, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
ngành du lịch Tiền Giang.
Thứ ba, nghiên cứu cần làm rõ thực trạng KDDL của ngành du
lịch Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014, chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu,
những cơ hội và những hạn chế, trong quá trình kinh doanh du lịch trong
thời gian qua.


7

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH
DOANH DU LỊCH VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.1.1. Quan điểm về cạnh tranh

Khái niệm cạnh tranh trong nghiên cứu này được xem xét dưới
hai quan niệm cổ điển và hiện đại.
2.1.1.1. Quan điểm cạnh tranh cổ điển
- Tự do cạnh tranh: Theo Smith A., tự do cạnh tranh thôi thúc cá
nhân thực hiện công việc tốt hơn và năng suất hơn, làm cho của cải của
quốc gia tăng lên.
- Mục đích cạnh tranh: Theo Mác – Lê nin, “là sự ganh đua, sự
đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với
nhau,.... Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất…”.
- Phương thức cạnh tranh: Theo Từ điển Kinh tế Kinh doanh
Anh – Việt (2002), “Cạnh tranh là sự đối địch giữa các hãng kinh doanh
trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó thu
được nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân,…”
2.1.1.2. Quan điểm cạnh tranh hiện đại
1) Quan điểm cạnh tranh của Porter M.
Theo Porter M. (1996), cạnh tranh trong một ngành diễn ra liên
tục là để kéo tỷ lệ lợi nhuận thu được từ vốn đầu tư về phía lợi nhuận sâu
hoặc tỷ lệ lợi nhuận kiếm được ở một ngành “cạnh tranh hoàn hảo”. Yếu
tố giá cả là hình thức cạnh tranh thường được các bên tham gia áp dụng,
khi một doanh nghiệp hạ giá, các đối thủ sẽ nhanh chóng và dễ dàng bắt
chước các hành động giảm giá.
Porter M. (1998) luận giải, cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ
trong nước trong nhiều ngành là cần thiết để kích thích quá trình đổi mới
và nâng cấp lợi thế cạnh tranh, và đề xuất mô hình lực lượng cạnh tranh:
sự gia nhập, sự đe dọa của các sản phẩm thay thế, quyền lực của người
mua, sức mạnh mặc cả của khách hàng, sức mạnh của nhà cung cấp.
2) Quan điểm cạnh tranh “kinh tế hài hòa”
Theo Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), “Cạnh tranh trong
thương trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải
mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc/ và mới lạ



8

hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải các đối thủ cạnh tranh
của mình”.
Theo Kim W.C. và Mauborgne R. (2007), cạnh tranh không phải
là đối đầu, tiêu diệt lẫn nhau để dẫn đến một“đại dương đỏ”, mà cạnh
tranh là tìm đến những khoảng trống thị trường chưa được khám phá, đầy
giá trị tiềm năng “đại dương xanh”, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn
lợi nhuận cao.
2.1.2. Năng lực cạnh tranh
2.1.2.1. Năng lực cạnh tranh tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho
quốc gia, ngành, doanh nghiệp
- Theo Tsai và các tác giả (2009), “là mức độ mà một quốc gia
có thể, theo điều kiện thị trường tự do và công bằng, sản xuất hàng hóa
và dịch vụ đáp ứng sự thử thách của thị trường quốc tế, trong khi đồng
thời duy trì và mở rộng thu nhập thực tế của người dân trong dài hạn
(1992, p. 327)”; Hatzichronoglou T. (1996): “là khả năng của các công
ty, các ngành công nghiệp, khu vực, quốc gia và khu vực siêu quốc gia để
tạo ra yếu tố thu nhập và yếu tố mức độ việc làm tương đối cao”.
2.1.2.2. Năng lực cạnh tranh là cạnh tranh, tranh giành thị
trường
- Từ điển Thuật ngữ chính sách thương mại (2003), định nghĩa:
“là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc gia
không chịu lép về hiệu quả kinh tế bởi các doanh nghiệp khác, ngành
khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
2.1.2.3. Năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố tạo lợi thế
cạnh tranh
- Theo Tsai H. và các tác giả (2009): NLCT là: “một sự kết hợp

của tài sản và quy trình, mà tài sản hoặc là kế thừa (ví dụ: tài nguyên
thiên nhiên) hoặc được tạo ra (ví dụ: cơ sở hạ tầng) và các quá trình
chuyển đổi tài sản để đạt được lợi ích kinh tế thông qua việc bán sản
phẩm cho khách hàng”.; Enright M.J. và Newton J. (2005): “là một khái
niệm đa chiều tùy thuộc vào các yếu tố như công nghệ, vốn, kỹ năng lao
động, quản lý và tổ chức, và chính phủ chính sách, và những yếu tố
khác”.
2.1.3. Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
2.1.3.1. Các khái niệm


9

1) Khái niệm về du lịch
- Định nghĩa về du lịch, theo Luật Du lịch (2005), Khoản 1, Điều
4: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định”.
2) Khái niệm về kinh doanh du lịch
Điều 38, Luật Du lịch (2005), đã đưa ra khái niệm “Kinh doanh
du lịch là kinh doanh dịch vụ” và xác định các ngành, nghề kinh doanh
du lịch bao gồm: Kinh doanh lữ hành (lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa,
đại lý du lịch); Kinh doanh lưu trú du lịch; Kinh doanh vận chuyển khách
du lịch; Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; Kinh doanh dịch
vụ du lịch khác. Như vậy, KDDL là loại hình kinh doanh dịch vụ với các
hình thức khá đa dạng, loại hình KDDL đang phát triển, đem lại lợi
nhuận cao như du lịch y tế – chăm sóc sức khỏe, du lịch mua sắm, v.v.
2.1.3.2. Năng lực cạnh tranh du lịch
Khái niệm về “năng lực cạnh tranh du lịch” trong đề tài này được

xác định dựa vào khái niệm của Dragićević V. và các tác giả (2012):
“năng lực cạnh tranh du lịch là khả năng của một điểm đến để tạo ra,
tích hợp và cung cấp những trải nghiệm du lịch, bao gồm cả giá trị gia
tăng của hàng hóa và dịch vụ được xem là quan trọng bởi khách du lịch.
Những trải nghiệm này duy trì các nguồn lực của một điểm đến, và giúp
giữ một vị thế thị trường tốt so với các điểm đến khác”.
2.1.3.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2013):
“Năng lực cạnh tranh du lịch của một điểm đến là năng lực của điểm
đến để tối ưu hóa sự hấp dẫn của mình đối với người lưu trú và người
không lưu trú trú, nhằm cung cấp chất lượng, sự sáng tạo và hấp dẫn
dịch vụ du lịch (ví dụ như việc cung cấp hàng hóa tương xứng với đồng
tiền bỏ ra) cho người tiêu dùng và để đạt được thị phần trên thị trường
nội địa và toàn cầu, đồng thời đảm bảo rằng nguồn lực sẵn có hỗ trợ du
lịch được sử dụng một cách hiệu quả và theo một cách bền vững” .
2.1.3.4. Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
Căn cứ vào Điều 38, Luật Du lịch (2005), khái niệm “năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch” có thể được hiểu là khả năng cung


10

cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải
trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng tốt nhất
nhu cầu của khách du lịch khi họ đến tham quan/ du lịch tại điểm đến.
Như vậy, năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến du
lịch có thể được hiểu là khả năng khai thác có hiệu quả các yếu tố thuộc
lợi thế cạnh tranh của điểm đến du lịch về: tài nguyên du lịch, môi
trường kinh doanh, hạ tầng xã hội, anh ninh an toàn, về hình ảnh điểm
đến, về các chính sách hoạch định và phát triển điểm đến du lịch…, kết

hợp với việc phát huy đầy đủ các yếu tố năng lực nội tại của các doanh
nghiệp du lịch về quy mô nguồn lực, về kinh nghiệm kinh doanh, về văn
hóa kinh doanh…, cho hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm đến nhằm
mở rộng thị trường, đồng thời đáp ứng tốt nhất kỳ vọng của khách du
lịch.
2.2. Các mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh kinh doanh du lịch
2.2.1. Mô hình của Crouch G.I. (2007)
Mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của
Crouch (2007), gồm 5 nhóm yếu tố chính với 36 nhân tố đánh giá. Để
nhận dạng các thuộc tính nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh điểm
đến từ 36 thuộc tính đề xuất của mô hình, tác giả đã thu thập và tổng hợp
các dữ liệu theo đánh giá của các chuyên gia.
2.2.2. Mô hình Tích hợp của Dwyer L. và Kim C. (2003)
Mô hình Tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến được
Dwyer và Kim (2003) phát triển bao gồm 6 yếu tố: (1) Nguồn lực thừa
hưởng; (2) Nguồn lực tạo ra; (3) Nguồn lực hổ trợ; (4) Chính sách du
lịch, hoạch định và phát triển; (5) Quản lý điểm đến; (6) Điều kiện cầu.
2.2.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh và tính bền vững của
một điểm đến du lịch của Goffi G. (2012)
Mô hình gồm 7 biến độc lập với 64 biến quan sát tác động đến
NLCT điểm đến: (1) Nguồn lực cốt lõi và sức hấp dẫn chính (10 biến
quan sát), (2) Dịch vụ du lịch (5 biến), (3) Cơ sở hạ tầng nói chung (6
biến), (4) Các nhân tố và điều kiện hỗ trợ (13 biến), (5) Chính sách du
lịch, hoạch định và phát triển (12 biến), (6) Quản lý điểm đến (11 biến),
và (7) Yếu tố cầu (7 biến).


11

2.2.4. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành

(2013) TTCI
Mô hình được tích hợp thành 3 nhóm chính: Chỉ mục A: Khung
pháp lý Du lịch và Lữ hành có 5 trụ cột, (29 biến quan sát), Chỉ mục B:
Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng Du lịch và Lữ hành gồm 5 trụ
cột (27 biến), Chỉ mục C: Nguồn nhân lực du lịch và lữ hành, văn hóa
và nguồn lực tự nhiên có 4 trụ cột (23 biến).
2.2.5. Mô hình của Kim C. và Dwyer L. (2003)
Kim C. và Dwyer L. (2003) đã xây dựng mô hình đánh giá năng
lực cạnh tranh điểm đến du lịch của 2 điểm đến Australia và Hàn Quốc,
gồm 5 yếu tố: (1) Nguồn lực kế thừa, (2) Nguồn lực tạo ra, (3) Các nhân
tố và nguồn lự hỗ trợ, (4) Quản lý điểm đến, và (5) Điều kiện tình huống.
2.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực
cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
Từ việc chọn lọc các khái niệm về năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch của các tác giả, có thể xếp các yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến thuộc các
nhóm sau: (1) Sự hấp dẫn của điểm đến; (2) Sự hấp dẫn của các sản
phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; (3) Hình ảnh của điểm đến; (4) Tính
hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ; (5) Quản lý và Chính sách phát triển
điểm đến du lịch, và; (6) Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.
Trong đó, 5 nhóm đầu được xác định là các biến độc lập, nhóm thứ 6 là
biến phụ thuộc.
Bảng 2.1: Mô hình lý thuyết năng lực cạnh tranh trong kinh doanh
du lịch
TT

I
1
2
3

4
5
6
7

Các yếu tố đánh giá
NLCT trong kinh doanh
du lịch ở điểm đến
Sự hấp dẫn của điểm đến
Khí hậu
Vị trí địa lý
Sinh thái (nguồn tài nguyên
thiên nhiên)
Cơ sở hạ tầng du lịch
Di tích lịch sử
Nghệ thuật truyền thống
Cảnh quan

Crouch
(2007)

Dwyer
& Kim
(2003)

x
x

x
x

x

x
x

x
x
x
x

Goffi
(2012)

TTCI
(2013)

Kim &
Dwyer
(2003)
x

x

x

x

x
x
x


x

x
x
x
x


12
8
II
9
10
11
12
13
14
III
15
16
17
18
19
20
IV
21
22
23
24

25
26
27
28
29
V
30
31
32
33
34
35
36
VI
1
2
3

Văn hóa
x
x
Sự hấp dẫn của các SP/DV du lịch tại điểm đến
Tour du lịch
x
x
Ẩm thực
x
Hoạt động du lịch
x
Hoạt động về đêm

x
Hàng hóa lưu niệm
x
Các sự kiện
x
x
Hình ảnh của điểm đến
Trải nghiệm du lịch
x
x
Giá cả của sản phẩm
x
x
Đội ngũ quản lý/ nhân viên
x
x
Xúc tiến, quảng bá
x
x
Sự nhận biết về điểm đến
x
x
Tiếp cận
x
x
Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ
Y tế
x
x
Tài chính/ Ngân hàng

x
x
Hệ thống viễn thông
x
Lòng hiếu khách
x
x
Yêu cầu về VISA
x
x
Quan hệ thị trường
x
x
Doanh nghiệp
x
x
Chính trị
x
An toàn/ an ninh
x
x
Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch
Phát triển nguồn nhân lực
x
x
Sức tải và sức chứa
x
x
Nhận thức của chính quyền
x

x
địa phương/ DNDL
Nhận thức của cư dân
x
x
Xây dựng thương hiệu
x
x
Sự liên kết, hợp tác
x
x
Chính sách điểm đến
x
x
NLCT trong KDDL ở điểm đến
Điểm đến có sức cạnh tranh
x
mạnh mẻ
Chính sách phát triển bền
x
x
vững
Khả năng cạnh tranh của
x
x
các DN

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ lý thuyết của đề tài)

x


x

x
x

x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x

x

x
x

x


x
x

x
x
x
x
x

x

x
x
x
x
x
x

x
x

x

x

x

x
x
x


x
x

x
x
x
x
x
x
x

x

x
x
x

x

x

x

x
x
x

x


x

x

x

x

x


13

2.4. Những bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh du lịch cho Tiền Giang
2.4.1. Kinh nghiệm của quốc tế
1) Nâng cao NLCTTKDDL qua việc phát triển các làng nghề
- Chính quyền cấp tỉnh tại Tiền Giang cần quan tâm hỗ trợ cho
các làng nghề ở các khu/ điểm du lịch Thới Sơn, Tháp Mười, Cái Bè…,
như: hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ cho người dân phát
triển sản xuất, tổ chức huấn luyện và chuyển giao công nghệ cho cư dân,
phối hợp với các Bộ ngành trung ương hỗ trợ khâu tiếp thị, xúc tiến bán
hàng,… Cần thiết lập bộ tiêu chuẩn phân loại/ đánh giá chất lượng sản
phẩm.
2) Nâng cao NLCTTKDDL homestay
- Để phát triển loại hình du lịch Homestay, ngành du lịch Tiền
Giang cần chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ
khác nhau của chính quyền các cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng
đồng địa phương. Cần thành lập Hiệp hội du lịch Homestay để việc quản
lý và điều hành du lịch Homestay được tốt hơn. Chính quyền cần cấp

phép cho các làng/ xã và các hộ thành viên tham gia chương trình, và
cung cấp ngân quỹ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ
tham gia, (ví dụ: hỗ trợ vốn cho mỗi hộ để sửa sang hệ thống toilet,
bếp…).
3) Nâng cao NLCTTKDDL biển
- Chính quyền địa phương cần ban hành những chính sách quy
hoạch các khu/ điểm du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến
quảng bá… tại Khu du lịch biển Tân Thành, Gò Công. Cần tận dụng tối
đa các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch sinh thái
văn hóa. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch lựa chọn những nội
dung nỗi trội đặc sắc về văn hóa của địa phương với sự tham gia chủ
động của cộng đồng để tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu
du khách (ví dụ, trùng tu chùa chiềng, khôi phục lễ hội văn hóa truyền
thống...). Khuyến khích cư dân vùng biển tham gia du lịch: tổ chức
những tour du lịch cho du khách tham gia thu hoạch ngao với ngư dân…
2.4.2. Kinh nghiệm trong nƣớc
- Đối với loại hình du lịch sinh thái: Cần nâng cấp những điểm
du lịch vừa và nhỏ thành điểm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút nhiều lượng


14

khách hơn nữa. Cần ban hành những chính sách ưu đãi để nhà đầu tư an
tâm góp vốn.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Cần chú trọng phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng du lịch, bảo đảm chất lượng và đồng bộ...
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: Cần nghiên cứu tạo ra
những sản phẩm du lịch độc đáo. Ngoài ra, cần nhiên cứu phát triển thêm
sản phẩm quà lưu niệm Tiền Giang và sản phẩm du lịch đặc trưng của
từng đơn vị, địa phương.

- Phát triển du lịch bền vững: Cần chú trọng nâng cao nhận thức
của người dân về phát triển du lịch, đảm bảo sự tham gia và giám sát
của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch, qua đó đem lại lợi ích
cho cộng đồng.


15

Chƣơng 3
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH
DOANH DU LỊCH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 VÀ
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về ngành du lịch Tiền Giang
3.1.1. Giới thiệu tổng quan
Tiềm năng phát triển du lịch Tiền Giang: vùng cây trái ven sông
Tiền, vùng sinh thái ngập mặn biển Tân Thành, và vùng sinh thái ngập
phèn Đồng Tháp Mười..
3.1.2. Lợi thế Nâng cao NLCT để phát triển du lịch Tiền Giang
3.1.2.1. Tiềm năng về điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nhân
văn
Tiền Giang có bờ biển dài 32km, 800km sông rạch, thuận lợi
việc phát triển du lịch sông nước; Hàng năm có nhiều lễ hội: Nghinh
Ông, Kỳ Yên..., và các di tích văn hóa: Di tích chiến thắng Rạch Gầm –
Xoài mút, Di chỉ khảo cỗ Gò Thành...
3.1.2.2. Tiềm năng về cơ sở hạ tầng giao thông
Giao thông gồm đường bộ và đường thủy, tổng chiều dài giao
thông đường bộ là 5,193km, thuận lợi cho giao lưu hàng hóa trong tỉnh
và các tỉnh lân cận.
3.1.2.3. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang bao gồm các di tích

lịch sử – văn hoá, di tích cách mạng, các nghệ thuật kiến trúc, các nghề
truyền thống…
3.2. Thực trạng HĐKD ngành KDDL Tiền Giang giai đoạn 2005 –
2014
3.2.1. Hoạt động kinh doanh du lịch tại Tiền Giang
3.2.1.1. Tổng số khách du lịch
Giai đoạn 2005 – 2014, tốc độ tăng số lượt khách đến tham quan
du lịch tại Tiền Giang giai đoạn 2005 – 2014, tăng bình quân
12.52%/năm, trong đó, năm 2014 có 1,573,241 lượt khách, đạt 20.31%
so với năm 2013.
3.2.1.2. Doanh thu du lịch


16

Giai đoạn 2005 – 2014, doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch
tăng bình quân 21.66%/năm, đặc biệt là trong năm 2014 doanh thu đạt
433,509 triêu đồng, tăng 32.52% so với năm 2013.
3.2.1.3. Hoạt động lưu trú tại tỉnh Tiền Giang
1) Số khách lƣu trú
Giai đoạn 2005 – 2014, lượng khách lưu trú quốc tế tăng bình
quân 11.35%, lượng khách lưu trú nội địa tăng 29.77%. Năm 2014, Tiền
Giang có 800,950 lượt khách lưu trú, trong đó có 783,988 lượt khách nội
địa, 16,962 khách quốc tế.
2) Thời gian lƣu trú bình quân
Giai đoạn 2005 – 2014, thời gian lưu trú bình quân của khách du
lịch nội địa tại Tiền Giang là 1.61 lần, khách quốc tế là 2.01 lần. Năm
2014 thời gian lưu trú của khách quốc tế là 2.5 lần, khách nội địa là 2.0
lần.
3) Cơ sở lƣu trú và ăn uống

(a) Cơ sở lưu trú
Năm 2005, tỉnh Tiền Giang có 25 khách sạn/ nhà nghỉ du lịch
với 385 buồng, đến năm 2014, có 192 khách sạn/ nhà nghỉ du lịch, với
3,414 buồng (3,881 giường), trong đó, 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao,
5 khách sạn 2 sao.
(b) Cơ sở ăn uống
Tiền Giang, có rất nhiều nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách
du lịch quốc tế như các Nhà hàng: Trung Lương, Sông Tiền, Chương
Dương…
3.2.2. Nhận xét đánh giá thực trạng NLCTTKDDL tại Tiền Giang
2005 – 2014
- Về số lượt khách du lịch: Tỷ trọng này tăng không cao, cho
thấy điểm đến Tiền Giang chưa thu hút du khách, Tiền Giang chưa chú
trọng đầu tư đầu tư vốn nâng cấp phát triển cơ sở hạ tầng các điểm du
lịch. Kết quả nghiên cứu 2010 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tiền
Giang cho thấy, số du khách quay trở lại du lịch Tiền Giang lần 2 không
nhiều (23.34% khách quốc tế, 22.22% khách nội địa), đặc biệt là lần thứ
ba (2.04% khách quốc tế, và 7.01% khách nội địa).
- Về doanh thu du lịch: Doanh thu du lịch Tiền Giang thấp, do
một số doanh nghiệp du lịch (DNDL) Tiền Giang hạ giá thành sản phẩm


17

để cạnh tranh, phá giá. Bên cạnh đó, người dân các điểm du lịch bán
những sản phẩm kém chất lượng, với giá đắt gấp nhiều lần so với giá thị
trường...
- Về hoạt động lưu trú: Số lượt khách lưu trú tại Tiền Giang
không nhiều, do: Vì lý do an toàn/ an ninh nên các nhà hàng, điểm vui
chơi... bắt buộc phải đóng cửa sau 23h; Tiền Giang chưa thu hút được

khách du lịch thương gia, du khách thu nhập cao, du khách MICE... do
chưa có những khách sạn đạt tiêu chuẩn.
3.2.3. So sánh hoạt động kinh doanh của ngành du lịch Tiền Giang
với các tỉnh lân cận giai đoạn 2005 – 2014
3.2.3.1. Về số lượng khách
1) Số lƣợng khách du lịch nội địa (DLNĐ)
Ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đang chiếm ưu thế với tổng số
lượng khách du lịch nội địa đến tham quan/ du lịch giai đoạn 2005 –
2014 là 4,967 ngàn lượt khách, kế đến là Vĩnh Long với 4,574.5 ngàn
lượt khách, hai tỉnh Long An và Bến Tre xếp thứ 3 và thứ 4 với khoảng
3,121.1 và 3,099.1 ngàn lượt khách.
2) Số lƣợng khách du lịch quốc tế (DLQT)
Điểm đến du lịch Tiền Giang chiếm ưu thế vượt trội với 4,712.64
ngàn lượt khách, trong khi xếp thứ 2 là điểm đến Vĩnh Long chỉ đạt
51.39% tổng lượt khách quốc tế so với Tiền Giang (2,422.03 ngàn lượt
khách), Bến Tre 2,320.12 ngàn lượt khách, xếp thứ 4 là điểm đến Long
An chỉ có 43.12 ngàn lượt khách quốc tế.
3.2.3.2. Về số ngày lưu trú bình quân
Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa và quốc tế
tại Tiền Giang là 1.76 lần, xếp hạng cao nhất trong bảng, thứ hạng kế tiếp
của Bến Tre là 1.73, Vĩnh Long là 1.58 và Long An là 1.55.
3.2.3.3. Về thu nhập du lịch
Dẫn đầu về doanh thu là Bến Tre với tổng thu nhập giai đoạn
2005 – 2014 là 2,529.9 triệu VNĐ, Tiền Giang về thứ 2 đạt 2,112 triệu
VNĐ, Vĩnh Long đạt 1,319.21 triệu VNĐ, và Long An đạt 958.62 triệu
VNĐ. Qua đó cho thấy, hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch cao hơn
nhiều so với các tỉnh khác.
3.3. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngành
DLTG



18

3.3.1. Những điểm mạnh
Tiền Giang có nhiều di tích lịch sử rất có giá trị về mặt lịch sử,
văn hóa, nghệ thuật, tạo điều kiện phát triển các gói du lịch sinh thái kết
hợp với tham quan các di tích lịch sử, văn hóa. Hệ thống giao thông
đường thủy Tiền Giang phát triển mạnh, thuận lợi cho việc xây dựng các
tour du lịch sinh thái... Môi trường chính trị Tiền Giang ổn định, độ an
toàn cao, người dân trong vùng rất thân thiện, hiếu khách.
3.3.2. Những cơ hội
Kinh tế ngày càng càng phát triển, thu nhập của người dân càng
gia tăng, do đó nhu cầu du lịch chắc chắn sẽ tăng lên. Nhà nước ban hành
nhiều quy định, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển: Chính phủ đã
miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam cho công dân các quốc gia: Nga,
Nhật, Hàn Quốc, Đan Mạch, Na Uy... đã giúp tăng số lượt khách du lịch
nước ngoài đến Việt Nam trong những năm gần đây.
3.3.3. Những điểm yếu
Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đáp ứng được
đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
chưa chuyên nghiệp; Các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch chưa đa
dạng, thiếu tính sáng tạo độc đáo và đặc thù của vùng; Các doanh nghiệp
du lịch tại địa phương chưa liên kết chặt chẽ với nhau nhằm mở rộng quy
mô dịch vụ theo xu thế phát triển thị trường.
3.3.4. Những thách thức
Ý thức của người dân/ các DNDL về bảo vệ môi trường chưa
cao. Tình trạng “cò mồi” khách du lịch, tình trạng mua bán các sản phẩm
du lịch tự phát diễn ra thường xuyên, gây bức xúc cho khách du lịch.
Cạnh tranh giữa ngành du lịch Tiền Giang và các tỉnh lân cận ngày càng
gay gắt. Các DNDL Tiền Giang chưa tạo dựng được năng lực cạnh tranh,

lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
3.4. Đánh giá về NLCTTKDDL tại Tiền Giang
3.4.1. Thiết kế nghiên cứu
3.4.1.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu này được thực hiện qua việc khảo sát ý kiến 30
chuyên gia thuộc lĩnh vực du lịch. Kết quả phản hồi của chuyên gia về
36 tiêu chí đánh giá, trong đó có 3 tiêu chí được các chuyên gia loại ra
khỏi mô hình, gồm: Trải nghiệm du lịch; Hệ thống viễn thông, và; Chính


19

sách điểm đến. Như vậy, thang đo chính thức của mô hình còn lại 33
biến quan sát.
Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: Các yếu tố Sự hấp dẫn
của điểm đến; Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm
đến; Hình ảnh của điểm đến; Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ trợ;
Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch đều có mối quan hệ
dương (+) với Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch.
3.4.1.2. Nghiên cứu định lượng
Mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp thuận tiện
(convienience sampling), kết hợp chọn mẫu hạn ngạch (quota sampling).
Tỷ lệ mẫu khảo sát du khách 4 khu du lịch (KDL) được phân bổ như sau:
KDL Thới Sơn (31.3%), KDL Cái Bè (24.9%), KDL Biển Tân Thành
(22.5%), và KDL Sinh thái Đồng Tháp Mười (21.2%).
Theo phương pháp hồi quy bội, kích thước mẫu tối thiểu được
tính theo công thức n = 50 + 8m, với m là số biến độc lập (Tabachnick &
Fidell, 1996). Mô hình này có 33 biến độc, do đó kích thước mẫu dùng
trong khảo sát là n = 377.
3.4.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu

3.4.2.1. Phân tích kết quả thống kê mô tả
Giá trị trung bình của biến các biến: Sự hấp dẫn của điểm đến là
3.64 điểm; Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch 2.37 điểm;
Hình ảnh của điểm đến là 3.83 điểm; Tính hiệu quả của các nguồn lực
hỗ trợ là 3.84 điểm; Quản lý và Chính sách phát triển điểm đến du lịch là
2.87 điểm. Thang đo Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, có
giá trị trung bình là 3.56 điểm.
3.4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach alpha của các thang đo: Sự hấp dẫn của điểm
đến bằng 0.900, sau khi loại biến DIEMDEN8; Thang đo Sự hấp dẫn của
các sản phẩm/ dịch vụ du lịch bằng 0.898; Thang đo Hình ảnh của điểm
đến là 0.888, (loại biến HINHANH5); Tính hiệu quả của các nguồn lực
hỗ trợ bằng 0.875 (loại HOTRO1); Thang đo Quản lý và Chính sách
phát triển điểm đến du lịch là 0.899, (loại 2 biến CHINHSACH2 và
CHINHSACH3). Thang đo Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch
có hệ số Cronbach alpha bằng 0.879.


20

Mô hình có hệ số KMO = 0.922 > 0.5, sig.= 0.000 trong kiểm
định Bartlett < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau xét
trên phạm vi tổng thể.
Phƣơng pháp rút trích Principal components đã trích được 5
nhân tố từ 28 biến quan sát, tổng phương sai trích là 66.315% > 50%. Kết
quả nhân tố Năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch, với KMO =
0.731, Sig. = 0.000 trong kiểm định Barlett < 0.05. Một nhân tố được rút
ra với phương sai trích 80.729% > 50%.
3.4.2.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Qua phân tích nhân tố, có sự thay đổi sự sắp xếp thứ tự so với

mô hình nghiên cứu ban đầu tác giả đã đề nghị (Hình 3.2).
Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: Gia tăng chất lượng
các yếu tố Sự hấp dẫn của điểm đến; Tính hiệu quả của các nguồn lực hỗ
trợ; Sự hấp dẫn của các sản phẩm/ dịch vụ du lịch tại điểm đến; Quản lý
và Chính sách phát triển điểm đến du lịch; Hình ảnh của điểm đến, sẽ
làm gia tăng năng lực cạnh tranh trong kinh doanh du lịch tại điểm đến.
Sự hấp dẫn của điểm
đến
Tính hiệu quả của các
nguồn lực hỗ trợ
Sự hấp dẫn của SP/DV
du lịch tại điểm đến

NĂNG LỰC
CẠNH
TRANH
TRONG
KDDL

Quản lý và Chính sách
phát triển điểm đến du
lịch
Hình ảnh của điểm đến

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh
3.4.2.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu điều chỉnh
Phân tích hệ số tương quan, cho thấy biến phụ thuộc Năng lực
cạnh tranh (NANGLUC) tương quan với từng biến độc lập, và các biến
độc lập cũng có tương quan với nhau, thỏa điều kiện –1 ≤ r ≤ +1. Mô
hình có R2 = 0.515 và R2 điều chỉnh (R2a) = 0.508, có nghĩa là mô hình



21

hồi quy tuyết tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 50.8%. Trị
số thống kê F = 56.984, được tính từ R2 của mô hình đầy đủ, giá trị Sig.
rất nhỏ (Sig. = 0.000 < 0.05). Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF của các
biến trong mô hình đều rất thấp: từ 1.221 – 1.715 nhỏ hơn 2, tức là không
có hiện tượng đa cộng tuyến. Giá trị Durbin-Watson = 1.966 Hệ số này
nằm trong miền chấp nhận. Phương trình hồi quy của mô hình như sau:
NANGLUC = (-0.276) + 0.263*HOTRO + 0.232*HINHANH
+ 0.148*DIEMDEN + 0.139*SPDV + 0.113*CHINHSACH.
Bảng 3.1: Kết quả hồi quy
Hệ số
Hệ số chƣa
chuẩn hóa

Mô hình
1 (Hằng số)

B

Độ lệch
chuẩn

Hệ số chuẩn
hóa

Beta


.235
.276

Hệ số thống kê đa cộng
tuyến

t

Độ chấp Hệ số phóng
Mức ý nhận của đại phƣơng
nghĩa
biến
sai (VIF)

.242
1.171

DIEMDEN

.169

.059

.148 2.894

.004

.583

1.715


SPDV

.149

.046

.139 3.214

.001

.811

1.233

HINHANH

.303

.066

.232 4.580

.000

.596

1.678

HOTRO


.336

.065

.263 5.198

.000

.596

1.679

CHINHSACH .144

.055

.113 2.628

.009

.819

1.221

a. Dependent Variable:

NANGLUC

Yếu tố HOTRO (hệ số Bêta = 0.263) được đánh giá cao nhất; Kế

đến là các yếu tố HINHANH (Bêta = 0.232); DIEMDEN ( Bêta = 0.148);
SPDV (Bêta = 0.139), và; CHINHSACH (Bêta = 0.113).
3) Phân tích phƣơng sai (ANOVA)
Kết quả phân tích phương sai ANOVA cho thấy, có sự khác biệt
về phương sai của các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh giữa các
nhóm giới tính, trình độ học vấn, và tình trạng hôn nhân của du khách
(giá trị Sig. của các yếu tố này <0.05). Không có sự khác biệt giữa các
nhóm tuổi, nghề nghiệp, du khách đi tour các khu du lịch tại Tiền Giang.


22

Chƣơng 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
KINH DOANH DU LỊCH TẠI TIỀN GIANG
4.1. Bối cảnh và định hƣớng phát triển du lịch Tiền Giang đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
4.1.1. Bối cảnh quốc tế
Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng với hàng
loạt các Hiệp định thương mại tự do FTA, Hiệp định Đối tác Kinh tế
Chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, gia nhập Cộng đồng Kinh tế
ASEAN AEC... đã và đang chuẩn bị được ký kết.
4.1.2. Bối cảnh trong nƣớc
Chính phủ phê duyệt Quyết định số 2473/QĐ-TTg “Chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Chiến lược đề ra với những nội dung chủ yếu quan điểm, mục tiêu, giải
pháp và chương trình hành động.
Bộ VHTT&DL cũng đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-BVHTTDL
“Về việc tổ chức triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

4.2. Quan điểm, định hƣớng nâng cao NLCTTKDDL tại Tiền Giang
Quyết định số 2369/QĐ-UBND “Về việc Phê duyệt quy hoạch
phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030”: Chú trọng thị trường khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,
Anh, Pháp, Mỹ,..., và khách nội địa đến từ các tỉnh miền Đông Nam bộ...
4.3. Giải pháp nâng cao NLCTTKDDL tại Tiền Giang
4.3.1. Các giải pháp nền tảng
Dựa vào kết quả Bảng 3.1, làm cơ sở hình thành giải pháp này
theo trình tự như sau (trình tự hệ hệ số Bêta trong phương trình hồi quy):
4.3.1.1. Giải pháp 1: Giải pháp nâng cao tính hiệu quả các
nguồn lực hỗ trợ
Gồm các giải pháp về: Tài chính/ ngân hàng; Tạo sự thân thiện
của cư dân đối với du khách; Đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh; Tạo sự
liên kết giữa các địa phương; Đạo đức của các doanh nghiệp du lịch; Môi
trường chính trị ổn định; An toàn/ an ninh tại điểm đến.
4.3.1.2. Giải pháp 2: Giải pháp xây dựng hình ảnh của điểm
đến


×