Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Kỹ thuật làm tiêu bản KST SR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 25 trang )

PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN
MÁU ĐÀN, GIỌT ĐẶC


MỤC TIÊU
Sau khi học xong, học viên có khả năng:

1. Trình bày được phương pháp làm tiêu bản máu
giọt đàn, giọt đặc.
2. Tiến hành được kỹ thuật làm tiêu bản máu giọt
đàn, giọt đặc từ máu ngoại vi.
3. Tiến hành được kỹ thuật nhuộm giemsa

4. Nhận định được kết quả làm tiêu bản.


NỘI DUNG
1. Kỹ thuật làm tiêu bản máu ngoại vi, tìm
ký sinh trùng sốt rét
2. Kỹ thuật nhuộm tiêu bản Giemsa


Làm tiêu bản máu ngoại vi


CHUẨN BỊ

-Bông
-Cồn
-Kim
chích



Lam
kính

Lam
kéo

Giá
lam

Bút
ghi
kính

Phiếu
xét
nghiệm


Chuẩn bị đủ dụng cụ, hóa chất
Ghi phiếu XN
Sát khuẩn vị trí lấy máu
Chích máu
Lấy máu làm tiêu bản


Kéo lam giọt đàn
Đánh máu giọt đặc
Làm khô tiêu bản và ghi số hiệu lam máu
Đóng gói và ghi thông tin trên bao gói

Xử lý dụng cụ, chất thải


2. Tiến hành
1. Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, bệnh nhân
Lấy máu tìm KST SR tốt nhất khi bệnh nhân đang
lên cơn sốt
2. Ghi phiếu xét nghiệm
Hỏi BN và ghi đầy đủ các mục cần thiết
3. Sát khuẩn vị trí lấy máu
4. Chích máu
 Chích nhanh, dứt khoát, sâu khoảng 1,5 – 2mm
 Dùng bông khô lau bỏ giọt máu đầu


Động tác chích máu


2. Tiến hành
5. Lấy máu làm tiêu bản



Lấy 1 giọt máu bằng đầu
que diêm (khoảng 12mm3) vào giữa lam để
làm giọt đàn



Lấy 3 giọt máu mỗi giọt

khoảng 1mm3 hoặc 1 giọt
máu tương đương 3mm3
vào 1/4 lam còn lại để làm
giọt đặc


2. Tiến hành
6. Kéo lam giọt đàn



Đặt lam kéo chạm
phía trước giọt máu,
nghiêng 1 góc khoảng
300- 450



Chờ máu lan ra cách
mép lam khoảng 2mm



Giữ nguyên góc độ và
đẩy nhẹ đều lam kéo
về phía trái


2. Tiến hành
7. Đánh máu giọt đặc

Dùng một góc lam
đánh đều giọt máu
theo một chiều từ
trong ra ngoài đến khi
giọt máu dàn đều, có
kích thước khoảng
1cm, không đánh quá
6 động tác.


2. Tiến hành
8. Làm khô tiêu bản và ghi số hiệu lam máu
• Để khô tự nhiên
• Dùng bút chì ghi số hiệu lam và ngày lấy máu
vào phần đầu (dày) của giọt máu đàn


Ghi SHM và ngày lấy máu
Đuôi

Đầu


2. Tiến hành
9. Đóng gói
• Ghi đủ các mục cần thiết trong phiếu xét nghiệm
• Gói lam máu (chú ý: giọt máu khô hẳn mới gói)
• Bên ngoài ghi đủ 5 mục sau: số lượng lam, người
gửi, ngày gửi, nơi gửi, nơi nhận
10. Xử lý dụng cụ, chất thải

Theo đúng quy định và thu dọn sạch sẽ, gọn gàng


Yêu cầu kỹ thuật
• Vị trí:
- Giọt đặc: tâm giọt đặc nằm đúng giữa ¼ lam
kính.
- Giọt đàn: đầu giọt máu ở giữa lam kính.

• Kích thước:
- Giọt đặc: đường kính khoảng 1 cm
- Giọt đàn: dài khoảng 2 - 2,5 cm; cách mép
lam khoảng 2mm


Yêu cầu kỹ thuật
• Độ dày mỏng: được đánh giá chính xác nhất khi
soi trên kính hiển vi ở vật kính 100x
- Giọt đặc: trung bình 1 vi trường có 15 – 20
bạch cầu
- Giọt đàn: có 1 lớp hồng cầu xếp sát nhau đều
đặn
• Độ đồng đều:
- Giọt đặc: dàn đồng đều, không bị đông
- Giọt đàn: đồng đều, mỏng dần về phía đuôi,
không loang lổ, không sóng, không xước.


Nhuộm tiêu bản máu –
Nhuộm Giemsa



Chuẩn bị - dụng cụ
- Ống Đong có chia độ với nhiều loại khác nhau:
10ml, 50ml, 100ml
– Ống hút nhỏ giọt
– Cốc nhỏ 50 – 250ml
– Khay
– Giá nhuộm tiêu bản hoặc bình nhuộm
– Giá đựng lam kính
– Đồng hồ báo phút
- Bút ghi kính….


Chuẩn bị - hóa chất
- Thuốc nhuộm Giemsa
– Methanol
– Dung dịch đệm (dung dịch phosphat, pH = 7,2) gồm có:
0,7g KH2PO4
1,0 g Na2HPO4
Nước cất 1 lít
Hòa tan, thử pH. Chỉnh pH = 7,2 bằng dd KH2PO4 2% và
Na2HPO4 2%
Thời hạn sử dụng dung dịch đệm là vài tuần. Khi nào thấy
có cặn thì bỏ.


Chuẩn bị - hóa chất
- Thuốc nhuộm Giemsa
– Methanol

– Dung dịch đệm (dung dịch phosphat, pH = 7,2) gồm có:
0,7g KH2PO4
1,0 g Na2HPO4
Nước cất 1 lít
Hòa tan, thử pH. Chỉnh pH = 7,2 bằng dd KH2PO4 2% và
Na2HPO4 2%
Thời hạn sử dụng dung dịch đệm là vài tuần. Khi nào thấy
có cặn thì bỏ.


Quy trình nhuộm thường quy
1. Làm tiêu bản máu giọt đàn, giọt đặc. Để khô
2. Cố định giọt đàn bằng cồn methanol. Để khô
3. Nhuộm thường quy:
- Pha dung dịch nhuộm Giemsa 3%
(3 giemsame: 97 dung dịch đệm)
- Phủ dd nhuộm kín vùng bệnh phẩm.
- Để 30-45 phút
- Rửa nhẹ nhàng
- Để khô


Quy trình nhuộm nhanh
1. Như quy trình thường quy
2. Dung dịch nhuộm là giemsa 10%
3. Thời gian nhuộm là 5-10 phút


NHẬN XÉT TIÊU BẢN NHUỘM
- Tiêu bản sạch, không cặn, không bụi.

- Hồng cầu bắt màu xanh tím hoặc xanh da trời, hoặc
có màu hồng nhạt.
- Nếu có hồng cầu bị nhiễm KST SR, thấy có những hạt
sắc tố và hạt đặc hiệu (hạt Schuffner, hạt Maurer).
- Bạch cầu rõ nhân và NSC
- KST SR có hình thể rõ ràng: nhân thường bắt màu đỏ
sẫm hoặc đỏ tía, tế bào chất bắt màu xanh lơ, hạt sắc
tố của ký sinh trùng bắt màu tím sẫm hoặc màu nâu
đen


Xin trân trọng
cảm ơn!


×