Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Vấn đề phòng chống bạo lực gia đình trên báo chí tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.58 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 25-11 hàng năm được Liên Hợp quốc lấy làm Ngày quốc tế
phòng, chống bạo lực gia đình. Hiện có 89 quốc gia có những quy định
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Ở Việt Nam, ngày 21-112007, Luật phòng chống bạo lực gia đình ra đời, đồng thời Nhà nước
cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật với chế tài xử lý nghiêm minh
những hành vi bạo lực gia đình. Việc sử dụng thông tin đại chúng để
tuyên truyền được coi là một trong nhưng giải pháp hữu hiệu trong công
cuộc phòng chống BLGĐ, đặc biệt là nam giới tham gia nói không với
BLGĐ.
Trước đây, các chương trình truyền thông về vấn đề này vẫn còn
mang tính thời vụ, chưa đồng bộ, thường chỉ là truyền thông theo các
ngày lễ kỷ niệm, hoặc chỉ đưa tin khi có sự vụ BLGĐ xảy ra...gây nên
tình trạng mất cân đối thông tin. Rất ít tác phẩm báo chí phân tính, bình
luận sâu sắc về vấn đề BLGĐ dưới các góc độ xã hội như: tâm lý học, xã
hội học, pháp luật... Các cơ quan báo chí chưa chủ động trong công tác
truyền thông, vẫn làm theo phong trào hoặc có chăng là nội dung kế
hoạch tuyên truyền trong các dự án của các tổ chức phi chính phủ. Để có
những thông tin về BLGĐ, ngăn chặn tình trạng BLGĐ, những người
làm việc trong lĩnh vực truyền thông, từ các nhà báo, các biên tập viên
cho đến những nhà quản lý phải có một cách nhìn nhận mới mẻ, nhạy
cảm và tiến bộ nhất về vấn đề giới - BLGĐ hiện nay. Những gì các loại
hình truyền thông đại chúng đã làm được trong việc truyền thông phòng
chống bạo lực gia đình (TTPCBLGĐ), góp phần nâng cao nhận thức về
việc gây ra BLGĐ là vi phạm nhân quyền, vi phạm pháp luật, từ đó có
những chiến lược truyền thông phù hợp.


2



Kể từ khi Luật phòng chống BLGĐ ra đời, đến nay các loại hình
báo chí đã có nhiều tin bài phản ánh tập trung tuyên truyền về vấn đề
này. Các tin bài đa dạng hơn, phong phú hơn, không chỉ đơn thuần là
việc đưa tin.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình (BLGĐ)
đối với phụ nữ. Và đã có những cách nhìn nhận rằng việc bảo vệ quyền
của phụ nữ thuộc về phụ nữ. Điều này đã làm chúng ta bỏ quên một lực
lượng hùng hậu. Đó chính là những người đàn ông đã biết vượt qua sai
lầm, chía tay với BLGĐ, biết hàn gắn những tổn thương mất mát do
mình gây ra, góp phần xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. Đó là những
người đàn ông tiến bộ. Chính họ mới là những ngưởi chủ lực trong công
cuộc bảo vệ hạnh phúc gia đình, mang lại tiếng cười cho các em thơ. Họ
là các tư vấn viên, tuyên truyền viên tích cực trong công cuộc vận động,
thuyết phục những nam giới khác nói không với BLGĐ.
Trong các nghiên cứu về bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em là nạn
nhân của BLGĐ chiếm tỷ lệ rất lớn. Cũng từ những nghiên cứu này,
chúng ta có thể nhận ra rằng nam giới là người gây ra bạo lực và chính
nam giới là người có thể ngăn chặn bạo lực gia đình.
Với tình hình đó, tác giả chọn đề tài: “Vấn đề phòng chống bạo
lực gia đình trên báo chí”, (khảo sát mục “Thức đêm của bạn” trên
kênh VOV giao thông và mục “Gia đình” của giadinh.net.vn từ 1/2011
đến 6/2012) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này. Thông qua việc
phân tích, tổng hợp công tác truyền thông về phòng chống bạo lực gia
đình nói chung, truyền thông PCBLGĐ cho nam giới nói riêng, chỉ ra
những thành tựu và hạn chế, đề xuất kiến nghị và giải pháp. Tác giả hi
vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng các chương
trình truyền thông về PCBLGĐ cho nam giới, nam giới nói không với
BLGĐ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.



3

2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề bạo hành gia đình, hay bạo hành đối với
phụ nữ là vấn đề không mới. Đã có khá nhiều cá nhân và tổ chức quan
tâm nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm góp phần bình đẳng giới, bảo vệ
người phụ nữ khỏi BLGĐ. Có những nghiên cứu thể hiện vai trò quan
trọng của truyền thông trong phòng, chống BLGĐ như báo in, báo mạng
điện tử, truyền hình, phát thanh... Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu
khá chí tiết, bài bản về lĩnh vực này như:
* Khi nghiên cứu về Thông điệp về bạo lực gia đình trên báo mạng điện
tử ở Việt Nam hiện nay, khóa luận tốt nghiêp chuyên ngành XHH năm
2010, Học viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Huệ
muốn đề cập đến việc thông tin về bạo lực giới nói chung, bạo lực gia
đình nói riêng trên hệ thống truyền thông có tác động tích cực đến nhận
thức của công chúng, từ đó có sự thay đổi, nhìn nhận vấn đề một cách
đúng đắn, ngăn chặn BLGĐ. Dưới cách tiếp cận xã hội học, tác giả đã có
những phân tích, đánh giá về thực trạng cách thể hiện bài viết về BLGĐ
trên báo mạng điện tử.
* Trong luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2006: Tuyên truyền về bình
đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên Đài THVN, Học
viện báo chí và tuyên truyền Hà Nội, của Úy Thị Thu Huyền, - tác giả
nhấn mạnh về nhiệm vụ, vai trò cũng như thế mạnh của truyền hình
trong việc tuyên truyền về bình đẳng giới trên sóng truyền hình Việt
Nam.
* Nguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng năm 2007,
Bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay, Học viện báo chí và
tuyên truyền Hà Nội. Tác giả có cái nhìn cụ thể, và hệ thống về đề tài
bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí. Và chỉ ra được vấn đề bạo hành

với phụ nữ đã và đang nhận được sự quan tâm của xã hội, của giới


4

truyền thông. Vì đó là vấn đề thuộc quyền con người, vấn đề thuộc phạm
trù xã hội.
* Trong cuốn, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của
truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, do TS Hoàng
Bá Thịnh chủ biên, 2003, đã đăng tải một số nghiên cứu của các tác giả
về BLGĐ: Trong nghiên cứu Giải pháp phòng chống BLGĐ đối với phụ
nữ, tác giả Lê Thị Thu khẳng định nguyên nhân của BLGĐ là do nhận
thức của xã hội về bình đẳng giới, và quyền của người phụ nữ đã có tiến
bộ, nhưng do tư tưởng phong kiến lạc hậu ảnh hưởng nặng nề, nên nhận
thức về vấn đề này vẫn còn hạn chế; Trong nghiên cứu Phương tiện
truyền thông đại chúng với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ
nữ, 2003, tác giả Phan Thị Thanh đã chỉ ra tầm quan trọng của việc
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ qua phương tiện
truyền thông đại chúng. Lợi thế sử dụng các phương tiện thông tin đại
chúng là: tốc độ truyền tải nhanh cho phép công chúng ở nhiều địa bàn
khác nhau tiếp cận thông tin kịp thời, nhất quán, số lượng người hưởng
thụ lớn, sự hưởng thụ của người này không làm cản trở người khác mà
trái lại dễ tiếp cận đại chúng với chi phí thấp.
Trong các công trình nghiên cứu này, có một số đã đi vào tìm
hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động của các phương tiện truyền thông đại
chúng trong công tác BLGĐ, một số tiếp cận dưới góc nhìn xã hội học.
Thực tế cho thấy báo chí và các cơ quan truyền thông đã theo sát diễn
biến các sự kiện, các vụ việc bao lực gia đình xảy ra. Tuy nhiên cùng
một vấn đề, mỗi công trình có cách tiếp cận và khai thác vấn đề khác
nhau, pham vi và đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau. Cho đến nay

chưa có một công trình nghiên cứu khoa học cụ thể, bài bản nào về
truyền thông PCBLGĐ cho đối tượng là nam giới trên hai loại hình báo
chí: báo mạng điện tử và phát thanh.


5

Vì vậy, luận văn “Vấn đề phòng chống bạo lực gia đình trên báo
chí” sẽ kế thừa và phát huy các luận điểm đã được nghiên cứu của các
tác giả về BLGĐ nói chung, thông tin BLGĐ trên báo chí nói riêng và
trên cơ sở đó, nghiên cứu đánh giá công tác TTPCBLGĐ cho nam giới,
đề ra các giải pháp kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chế còn tồn
tại.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Đề tài này được thực hiện nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn
đề phòng chống bạo lực gia đình, khảo sát mục “Thức đêm cùng bạn”
trên VOV giao thông, của đài tiếng nói Việt Nam, mục “Gia đình” của
giadinh.net.vn. Nhằm nhận diện được những đặc thù tính riêng biệt trong
truyền thông PCBLGĐ cho nam giới trên hai loại hình báo chí phát
thanh và báo mạng điện tử. Đề xuất, khuyến nghị những giải pháp về nội
dung, hình thức thể hiện nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình
truyền thông PCBLGĐ cho nam giới.
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận liên quan đến truyền thông
phòng chống bạo lực gia đình cho nam giới trên báo chí hiện nay.
- Phân tích những yêu cầu cơ bản, những bài học kinh nghiệm,
những mâu thuẫn đặt ra, những điều kiện cần thiết trong truyền thông
PCBLGĐ cho nam giới.
- Xây dựng hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động truyền thông PCBLGĐ cho nam giới trên báo phát thanh, báo
mạng điện tử.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là vấn đề PCBLGĐ cho nam
giới trên báo phát thanh, báo mạng điện tử giadinh.net.vn


6

Phạm vi nghiên cứu là một số chương trình cơ bản mang tính đặc
thù của đài TNVN - mục “Thức đêm cùng bạn” của kênh VOV giao
thông, mục “Gia đình” của Báo mạng điện tử giadinh.net.vn
Thời gian khảo sát từ 1/2011 đến 6/2012
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Đề tài được thực hiện đảm bảo nguyên
tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài thực hiện dựa trên một số lý thuyết chủ
yếu sau: lý thuyết truyền thông, lý thuyết chức năng, lý luận báo chí học,
lý luận báo phát thanh, lý thuyết xã hội học về bình đẳng giới.
Phương pháp nghiên cứu: Để thu thập thông tin nhằm đáp ứng
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể
theo cách phân loại quan sát sự kiện như sau:
Nhóm quan sát gián tiếp – chủ yếu là nghiên cứu tài liệu
Tiến hành thu thập những tài liệu có sẵn bao gồm: các đề tài
nghiên cứu trước đây có liên quan.
Khảo sát chuyên mục “Thức đêm cùng bạn” trên VOV giao thông
của đài TNVN, mục “Gia đình” của trang web giadinh.net.vn
Nhóm quan sát trực tiếp: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định
tính, định lượng, phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã hội học bằng
phiếu thăm dò ý kiến

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như,
tham gia các lớp tập huấn truyền thông PCBLGĐ cho nam giới, dự các
buổi sinh hoạt câu lạc bộ nam giới nói không với bạo lực gia đình...
6. Đóng góp mới về mặt khoa học
- Làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận về truyền thông PCBLGĐ trên báo
phát thanh, báo mạng điện tử.


7

- Góp phần làm phong phú thêm vai trò, vị trí, chức năng phản ánh
tác động của báo chí trong truyền thông PCBLGĐ cho nam giới.
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp về kỹ năng truyền thông
PCBLGĐ cho nam giới trên báo phát thanh, báo mạng điện tử.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài khái quát hóa hệ thống lý thuyết về
TT PCBLGĐ cho nam giới
- Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần nhận diện thực trạng công
tác truyền thông PCBLGĐ cho nam giới, trên báo mạng điện tử và báo
phát thanh. Xác định hệ thống các phương pháp truyền thông trên báo
phát thanh, báo mạng điện tử trong truyền thông về phòng chống BLGĐ
cho nam giới. Là tài liệu giá trị cho phóng viên, biên tập viên, tư vấn
viên và những người có liên quan trong công tác truyền thông PCBLGĐ.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá
luận dự kiến gồm 3 chương 9 tiết.
Chương 1: Lý luận tổng quan về truyền thông PCBLGĐ cho nam giới
trên báo mạng điện tử, báo phát thanh.
Chương 2: Đặc thù của TT PCBLGĐ cho nam giới trên báo mạng điện
tử, báo phát thanh..

Chương 3: Những giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh truyền thông
PCBLGĐ cho nam giới trên các loại hình báo chí.
NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG PCBLGĐ CHO
NAM GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ, BÁO PHÁT THANH
1.1 Lý luận chung về truyền thông


8

1.1.1 Khái niệm truyền thông
1.1.2 Lý thuyết truyền thông
1.1.3 Lý thuyết liên quan: lý thuyết chức năng, lý luận báo phát
thanh...
1.2 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PCBLGĐ
1.2.1 Một số vấn đề về Bạo lực gia đình
1.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác
truyền thông PCBLGĐ trên báo phát thanh, báo mạng điện tử..
1.3 Vai trò, nhiệm vụ truyền thông PCBLGĐ cho nam giới trên báo
phát thanh, báo mạng điện tử
1.3.1 Vai trò truyền thông PCBLGĐ cho nam giới trên báo phát
thanh, báo mạng điện tử.
1.3.2 Nhiệm vụ truyền thông PCBLGĐ cho nam giới trên báo phát
thanh, báo mạng điện tử.
Chương 2
ĐẶC THÙ CỦA CÔNG TÁC TTPCBLGĐ CHO NAM GIỚI TRÊN
MẠNG ĐIỆN TỬ, BÁO PHÁT THANH
2.1 Đặc thù công tác truyền thông PCBLGĐ trên phát thanh
2.2 Đặc thù công tác truyền thông PCBLGĐ trên báo mạng điện tử

2.3 Điểm chung và sự khác biệt trong truyền thông PCBLGĐ cho
nam giới của hai loại hình báo chí
2.4 Thành công và những vấn đề đặt ra trong TTPCBLGĐ cho nam
giới trên báo phát thanh và báo mạng điện tử.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN
THÔNG PCBLGĐ CHO NAM GIỚI
3.1 Nhóm giải pháp mang tính dài hạn


9

3.1.1. Về phía Nhà nước
3.1.2. Về phía chương trình
3.2. Nhóm giải pháp trước mắt
3.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề
nghiệp, kiến thức về bạo lực giới – bạo lực gia đình, bản lĩnh chính trị
của những người làm truyền thông.
3.2.2 Nâng cao chất lượng nội dung, cải tiến hình thức các
chương trình truyền thông về PCBLGĐ cho nam giới.
KẾT LUẬN


10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo mạng điện tử giadinh.net.vn
2. Đài TNVN, mục Thức đêm cùng bạn, kênh VOV giao thông.
3. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông,
lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Lý luận Chính trị

4. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, Báo chí truyền thông hiện đại, (2011),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. PGS.TS Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Báo phát thanh, (2002) NXB
Văn hóa thông tin, HN..
6. TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ
bản, (2011) NXB Chính trị hành chính.
7. Nguyễn Thị Hoa, luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng năm 2007,
Bạo hành đối với phụ nữ trên báo chí hiện nay. Học viện báo chí và
tuyên truyền HN
8. Nguyễn Thị Huệ, khóa luận tốt nghiêp chuyên ngành XHH năm 2010,
Thông điệp về bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện
nay, Học viện báo chí và tuyên truyền HN.
9. Úy Thị Thu Huyền, luận văn thạc sĩ báo chí học năm 2006, Tuyên
truyền về bình đẳng giới trong chuyên mục Phụ nữ với cuộc sống trên
Đài THVN, Học viện báo chí và tuyên truyền HN
10. Luật PCBLGĐ – QH 02/2007/QH 12 của nước CHXHCNVN.
11. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 4/2/2009 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật PCBLGĐ.
12. Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng, (2004) NXB Chính trị quốc
gia.


11

13. TS Hoàng Bá Thịnh, chủ biên, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam
và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ.
NXB Thế giới.
14. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch Số: 4379/BVHTTDL-GĐ
V/v Hướng dẫn thực hiện công tác gia đình năm 2012
15. Truyền thông về BLGĐ, sách hướng dẫn nhà báo và các chuyên gia

trong lĩnh vực truyền thông, bản quyền thuộc Hiệp hội phòng chống Bạo
lực Gia đình bang Washington.
16. Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông, 2003 Thế
Hùng – Trà My dịch, NXB Chính trị Quốc gia.


12



×