Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hoàn thiện kế toán thu, chi hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt động tại viện đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 69 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ở Việt Nam hiện nay, giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng
đang có những bước chuyển mới.Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam là nhu
cầu cấp thiết để bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Nhằm đạt được mục tiêu này, một
trường đại học không chỉ đổi mới không ngừng chương trình giáo dục đào tạo
mà cần phải có một nền tài chính đủ mạnh và phải tự chủ về tài chính.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho
các trường đại học thông qua các chính sách tài chính thông thoáng, cho phép
các trường đại học được phép tự chủ trong cơ chế tài chính. Chính sách tài
chính hiện hành cho phép các đơn vị sự nghiệp sự nghiệp có thutự chủ trong cơ
chế tài chính đó là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015
của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2015 (thay thế
Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ) quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực.Việc
thi hành chính sách tài chính này trong những năm qua đã tạo điều kiện cho các
đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và hệ thống các trường Đại học công lập
nói riêng được chủ động tổ chức hoạt động chuyên môn, gắn việc quản lý, sử
dụng nguồn lực tài chính với chất lượng và hiệu quả hoạt động. Theo đó, các
trường đã thực hiện kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo,
nâng cao năng lực quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, từng bước giảm
dần sự can thiệp trực tiếp của cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đối với
hoạt động của đơn vị để phù hợp với chủ trương phát triển giáo dục đại học hiện
nay. Chính vì vậy, để đảm bảo cho quá trình hoạt động thường xuyên, liên tục
của các trường đại học công lập thì công tác kế toán thu, chi hoạt động đóng
một vai trò rất quan trọng. Bởi lẽ, kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu
của công tác quản lý tài chính. Thông qua các thông tin do kế toán cung cấp, cơ
quan chủ quản và các trường đại học có thể nắm bắt được tình hình tài chính
của đơn vị mình, từ đó đề ra các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao kết


quả và hiệu quả sử dụng nguồn thu của đơn vị.
Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết
định 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Viện Đại học Mở Hà Nội là một
trường đại học công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý. Viện Đại
học Mở Hà Nội là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo
từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội.Viện đã
được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
chính,tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên giai đoạn 2014-2016
1


tại Quyết định số 2605/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/7/2014do Bộ Giáo dục và Đào
tạo ban hành.Hơn một năm thực hiện mô hình tự chủ về tài chính, Viện Đại học
Mở Hà Nội cũng không tránh khỏi những thiếu sót ở các lĩnh vực hoạt động,
trong đó có tổ chức công tác kế toán thu, chi hoạt động. Chính vì thế việc hoàn
thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ
về tài chính tại Viện Đại học Mở nói riêng là hết sức cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, tác
giả Luận văn đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toán thu, chi hoạt
động và xác định kết quả thu chi hoạt động tại Viện Đại học Mở Hà Nội”với
mong muốn góp phần xây dựng Nhà trường, nơi tác giả Luận văn đang công
tác, ngày càng phát triển, hoàn thiện trên các lĩnh vực hoạt động, trong đó có
lĩnh vực quản lý tài chính.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đề tài sẽ hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về kế toán thu,
chi hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt động tại các trường đại học công
lập tự chủ tài chính (ĐHCLTCTC);
- Thông qua việc tìm hiểu, phân tích thực trạng kế toán thu, chi hoạt động
và xác định kết quả thu chi hoạt động tại Viện Đại học Mở Hà Nội,tác giả sẽ
đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng kế toán thu, chi hoạt độngvà xác

định kết quả thu chi hoạt động, đây sẽ là căn cứ nhằm đề xuất các giải pháp cơ
bản nhằm hoàn thiện kế toánthu, chi hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt
động tại Viện Đại học Mở Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận về việc
vận dụng cơ chế chính sách của Nhà nước để thực hiện kế toán thu, chi hoạt
động và xác định kết quả thu chi hoạt động tại các trường ĐHCLTCTC.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng kế
toánthu, chi hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt động tại Viện Đại học
Mở Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2014.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Bổ sung các ý kiến nhằm làm rõ hơn lý luận chung về
kế toán thu, chi hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt động trong các
trường ĐHCLTCTC.
- Về mặt thực tiễn: Qua việc tìm hiểu kế toán thu, chi hoạt động tại Viện
Đại học Mở Hà Nội,tác giả sẽ khái quát thực trạng, đánh giá khái quát những
kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác kế toán tác thu, chi
hoạt động và xác định kết quả thu chi hoạt động của Viện Đại học Mở Hà Nội,
từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiệnkế toán thu, chi hoạt
2


động và xác định kết quả thu chi hoạt động trong đơn vị sự nghiệp công lập nói
chung và Viện Đại học Mở Hà Nội nói riêng.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận
văn được chia làm 3 chương, gồm:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán thu, chi hoạt động và xác định kết
quả thu chi hoạt động tại các trường đại học công lập tự chủ tài chính;
Chương 2: Thực trạng kế toán thu, chi hoạt động và xác định kết quả thu

chi hoạt động tại Viện Đại học Mở Hà Nội;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán thu, chi hoạt động và
xác định kết quả thu chi hoạt độngtại Viện Đại học Mở Hà Nội.
-----------------------------

3


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THU, CHI HOẠT ĐỘNGVÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ THU CHI HOẠT ĐỘNGTẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

1.1.Tổng quan về các trường đại học công lập tự chủ tài chính
1.1.1. Khái niệm và phân loại về trường đại học công lập
Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu tạo ra của cải cho xã hội,
mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể hoạt động, mục tiêu chính là lợi nhuận; thì
ngược lại, hoạt động sự nghiệp là những hoạt động chủ yếu cung cấp hàng hóa,
dịch vụ công nhằm thỏa mãn nhu cầu chung, không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì
lợi ích của cộng đồng về mặt kinh tế cũng như xã hội.
Đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) là những đơn vị do Nhà nước thành
lập hoạt động công lập thực hiện cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng và các
dịch vụ nhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân.
Các đơn vị này hoạt động trong lĩnh vực: y tế, giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ và môi trường, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế,
dịch vụ việc làm…
Đặc trưng cơ bản nhất của các đơn vị SNCL là được đáp ứng chi phí
trong quá trình hoạt động và thực hiện những nhiệm vụ chính trị được giao bằng
nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc không bồi hoàn trực
tiếpđể thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao. Tuy nhiên việc quản lý

chi tiêucủa đơn vị SNCL phải tuân thủ các quy định theo đúng luật pháp, đúng
mục đích, trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của từng
nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo quy định, tiêu chuẩn và định mức
của Nhà nước.
Các đơn vị SNCL được chia thành hai loại: Đơn vị SNCL không có thu
và đơn vị SNCL có thu. Trong đó, đơn vị SNCL không có thu là đơn vị mà Nhà
nước đảm bảo hoàn toàn nhu cầu tài chính cho các đơn vị này hoạt động để
cung cấp dịch vụ cho xã hội. Những dịch vụ mà đơn vị này cung cấp thường là
những dịch vụ thiết yếu cho xã hội, có phạm vi tiêu dùng rộng rãi mà chỉ có
Nhà nước mới có thể thực hiện được một cách hiệu quả, chẳng hạn như các hoạt
động về văn hóa tuyên truyền, giáo dục tiểu học, y tế cho người nghèo, ...Còn
đơn vị SNCL có thu là đơn vị mà nhu cầu tài chính đảm bảo cho hoạt động một
phần do Nhà nước cung cấp, phần còn lại do được phép thu dưới dạng phí và lệ
phí và các khoản đóng góp của người tiêu dùng để không ngừng nâng cao chất
lượng và mở rộng quy mô hoạt động để bù đắp một phần hay toàn bộ chi phí
hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Theo Điều 12; Điều 13; Điều 14 và Điều 15 Nghị định số 16/2015/NĐCP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
4


nghiệp công lập thì đơn vị SNCL được phân loại để thực hiện quyền tự chủ về
tài chính như sau:
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị SNCL có thu được phân loại để
thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
(i)
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo toàn bộ chi phíhoạt
động thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí đảm bảo hoạt
động thường xuyên của đơn vị;
(ii) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt
động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp;

(iii) Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, sự nghiệp không có nguồn
thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách
Nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động cụ thể, đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:
Đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; đơn vị sự nghiệp trong lĩnh
vực y tế; đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn hóa, thông tin; đơn vị sự nghiệp
trong lĩnh vực thể dục thể thao; đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực khoa học công
nghệ, môi trường; đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực kinh tế; đơn vị sự nghiệp
khác.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, các đơn vị SNCL có thu lại có các
loại hình như sau: Các cơ sở giáo dục mầm non; các trường tiểu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông; các trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục từ xa, các trung tâm giáo
dục khác; các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trường đại
học, cao đẳng, học viện.
Như vậy, trường đại học công lập nằm trong hệ thống các đơn vị sự
nghiệp có thu thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Các đơn vị này có trách
nhiệm đào tạo và nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ trí thức,
đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ và quản lý, phù hợp với quy mô
phát triển của quốc gia.
1.1.2. Cơ chế tự chủ tài chính trong trường đại học công lập
Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội,
huy động sự đóng góp của toàn bộ cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, từng bước giảm dần từ ngân sách Nhà nước, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 10/2002/NĐ – CP của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho
các đơn vị sự nghiệp có thu. Năm 2006, Nghị định số 10 được thay thế, bổ sung
bởi Nghị định số 43/2006/NĐ – CP của Chính phủ về việc quy định quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mới đây, ngày 14 tháng 02 năm 2015,
Nghị định số 43/2006/NĐ – CP đã được thay thế bởi Nghị định số 16/2015/NĐ5



CP của Chính phủ,có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 4 năm 2015 quy
định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng lĩnh vực. Đây
là cơ sở pháp lý cho các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài
chính, đó là cơ chế quản lý nhằm tăng cường quyền tự chủ, nâng cao tính tự
chịu trách nhiệm cho các trường đại học về các mặt hoạt động tài chính, tổ chức
bộ máy, sắp xếp lao động, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch
vụ của các trường đại học. Theo Nghị định này, tự chủ tài chính bao gồm tự chủ
về các khoản thu, mức thu phí, lệ phí nhưng không vượt khung mức thu do Nhà
nước quy định. Hoạt động dịch vụ, liên doanh, liên kết được tự quyết định
khoản thu, mức thu theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích lũy. Tự chủ chi
hoạt động thường xuyên theo nhiệm vụ, những khoản chi không thường xuyên
như chi thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ, chương trình mục tiêu quốc
gia, ... phải theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Nhà trường được tự quyết
một số khoản chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn với mức cao hơn hoặc
thấp hơn mức chi của Nhà nước hoặc khoán chi cho bộ phận, đơn vị trực thuộc.
Chi sửa chữa lớn, mua sắm mới tài sản cố định, hoặc đầu tư xây dựng thực hiện
theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, được chủ động sử dụng phần chênh lệch
thu lớn hơn chi sau khi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Số này dùng để chi trả
cho người lao động trên nguyên tắc người có hiệu suất công tác cao, đóng góp
nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được trả thu nhập cao hơn nhưng không
vượt quá 3 lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ đối với đơn vị tự đảm bảo một
phần chi phí.
Ngay từ khi có Nghị định số 43, ngày 25 tháng 3 năm 2005, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã có quyết định số 1248/QĐ – BGD&ĐT – KHTC, từ tháng 2 năm
2005 chỉ giao kinh phí chi thường xuyên đảm bảo chi cho con người 4 trường
đại học là: Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, trường Đại học Ngoại thương,
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh. Riêng với Viện Đại học Mở Hà Nội, giao tự đảm bảo 100% kinh phí chi
thường xuyên từ năm 2005. Đây là các trường đại học có điều kiện hơn các
trường đại học khác. Cụ thể là các trường này có nguồn thu tương đối ổn định
và tăng nhanh qua các năm, có khả năng khai thác nguồn thu sự nghiệp đảm bảo
tự trang trải trên 50% tổng số chi hàng năm thu nhập của giáo viên, cán bộ công
nhân viên có thu nhập cao gấp từ 1,5 đến hơn 3 lần tiền lương từ ngân sách Nhà
nước cấp. Các trường đại học công lập này đã triển khai xây dựng phương án tự
chủ tài chính của đơn vị, đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.Quy chế chi tiêu
nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng
thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực
hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử
6


dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.Những nội dung chi
trong Quy chế chi tiêu nội bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước
như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, sử dụng trụ sở làm việc…Những nội
dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị nhưng Nhà nước chưa ban
hành thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội
dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cho các cơ quan SNCL nói
chung, các trường đại học nói riêng đang là chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước ta, giúp các trường phát huy mọi khả năng sẵn có của mình về trí tuệ,
nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào
tạo.
1.1.3. Nội dung hoạt độngtài chính của các trường đại học công lập
tự chủ tài chính
Hoạt động tài chính của các trường ĐHCLTCTC đều phải căn cứ vào
Luật NSNN của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày

16/12/2002, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính
phủ,cùng các thông tư, hướng dẫn khác có liên quan.Theo các quy định này, nội
dung, nguyên tắc quản lý tài chính của các trường ĐHCLTCTC như sau:
1.1.3.1. Lập dự toán thu chi
Lập dự toán thu chi NSNN trong phạm vi được cấp có thẩm quyền giao
hàng năm được quy định như sau:
Các trường đại học công lập căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện
hành, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm trước
liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường xuyên), lập dự toán thu
chi năm kế hoạch, cụ thể:
- Dự toán thu: Đối với các khoản thu phí, lệ phí sẽ căn cứ vào đối tượng
thu, mức thu và tỷ lệ được để lại chi theo quy định; Đối với các khoản thu hoạt
động thì căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ và mức thu do nhà trường
quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Dự toán chi: Trường ĐHCLTCTC lập dự toán chi tiết từng loại nghiệp
vụ chi thường xuyên và chi không thường xuyên căn cứ vào quy chế chi tiêu nội
bộ hoặc theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Dự toán thu chi của ĐHCLTCTC phải thuyết minh cơ sở tính toán, chi
tiết theo từng nội dung thu chi và gửi cơ quan quản lý cấp trên.
1.1.3.2. Nguồn thu
Nguồn tài chính được hình thành do Nhà nước cấp và các nguồn thu khác
được phép. Nguồn tài chính của các trường ĐHCLTCTC bao gồm: nguồn tài
7


chính từ ngân sách Nhà nước (NSNN), từ học phí của người học đóng góp, từ
thu nhập của các hoạt động nghiên cứu, tư vấn sản xuất kinh doanh, dịch vụ
khác và nguồn tài chính tài trợ từ các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước.
(i) Nguồn kinh phí do NSNN cấp:

Kinh phí do NSNN cấp cho các trường ĐHCLTCTC bao gồm các khoản
mục:
-Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên của các trường đại học được
NSNN đảm bảo;
- Kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ Khoa học – Công nghệ, các đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ, ngành, chương trình mục tiêu
quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao (đối với
các đơn vị không phải là tổ chức khoa học – công nghệ);
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
đặt hang (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ Nhà nước
quy định;
- Vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lơn TSCĐ
phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác (nếu có).
Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí sẽ được NSNN cấp
kinh phí hoạt động thường xuyên. Mức kinh phí NSNN cấp được ổn định trong
thời kỳ là 3 năm, mức NSNN bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.
(ii) Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, bao gồm:
-Thu từ phí,lệ phí thuộc NSNN do đơn vị thu được để lại chi theo quy
định: Học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí đào tạo;
- Thu từ hoạt động cung ứng dịch vụ phù hợp với chuyên môn và khả
năng của đơn vị. Mức thu các hoạt động dịch vụ này do thủ trưởng đơn vị quyết
định theo nguyên tắc đảm bảo thu bù đắp đủ chi và có thể có tích lũy. Cụ thể:Sự
nghiệp giáo dục và đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và

ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…; Sự nghiệp y tế,
đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi
chức năng, y tế dự phòng…; Sự nghiệp văn hóa thông tin: Thu từ bán vé xem
phim, các hợp đồng biểu diễn, thu các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo,
tạp chí, phát thanh truyền hình…; Sự nghiệp thể dục thể thao: Thu từ hoạt động
8


dịch vụ sân bãi, quảng cáo…; Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy
hoạch, dịch vụ thủy lợi, giao thông, xây dựng…
- Các khoản thu sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật nếu có;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân
hàng từ các hoạt động dịch vụ.
(iii) Nguồn thu từ nguồn vốn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định
của pháp luật
Là nguồn kinh phí thuộc chương trình, dự án do các nhà tài trợ nước
ngoài bảo đảm theo nội dung ghi trong cam kết giữa chính phủ Việt Nam, Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố với các nhà tài trợ nước ngoài hoặc là nguồn được
các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước biếu tặng, tài trợ. Đây là nguồn vốn
quan trọng trong việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa
học trong các trường ĐHCLTCTC.
(iv) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Nguồn vốn vay tín dụng, vay của cán bộ, viên chức trong đơn vị; nguồn
vốn tham gia liên doanh, liên kết…; Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Ngoài hai
nguồn thu chính này, các trường đại học công lập có thể huy động sự đóng góp
của các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân, các nguồn tài trợ của nước
ngoài, nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, ... Các trường được phép mở tài
khoản tại ngân hàng hoặc tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện giao dịch thu chi
của đơn vị.

1.1.3.3. Các khoản chi hoạt động
Theo Luật NSNN, sau khi được phân bổ dự toán ngân sách và dự toán
thu chi được duyệt, các trường ĐHCLTCTC căn cứ vào đó để chi tiêu và sử
dụng nguồn tài chính. Nội dung chi của các trường ĐHCLTCTC bao gồm:
(i) Chi thường xuyên
Chi thường xuyên tại các trường ĐHCLTCTC là các khoản chi gắn với
việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường, bao gồm:
- Chi cho hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền
giao;
-Chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí;
- Chi cho các hoạt động dịch vụ gồm: chi trả tiền lãi vay, tiền lãi huy
động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức, chi các khoản thuế phải nộp
theo quy định của pháp luật và các khoản chi khác.
(ii) Chi không thường xuyên, bao gồm:
- Chi thực hiện các nhiệm vụ Khoa học – Công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
9


- Chi thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt
hàng;
- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy
định;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ nhà nước quy
định;
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ
thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định.
(iii) Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).
1.1.3.4.Quản lý và sử dụng chênh lệch thu chi hoạt động
Hàng năm, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định của pháp luật, trường ĐHCLTCTC xác
định số chênh lệch giữa phần thu và phần chi tương ứng và phải thực hiện các
nội dung sau:
-Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trả thu
nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi,
mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm
bình quân thực hiện trong năm;
- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ
tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm đơn vị được quyết định sử dụng: Trả thu
nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập các quỹ: quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp (không khống chế mức trích tối thiểu 25% chênh lệch thu lớn hơn
chi) quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi mức trích tối đa hai quỹ không quá 3 tháng
tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân trong năm.
Mức cụ thể chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ do thủ trưởng
đơn vị quyết định theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.Nhà nước khuyến
khích các trường đại học tự chủ tài chính tăng thu, tiết kiệm chi nhằm tạo điều
kiện tăng thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ được
giao và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN.
1.2.Kế toán thu, chi hoạt động và chênh lệch thu chi hoạt động tại các
trường đại học công lập tự chủ tài chính
1.2.1. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng
Chứng từ kế toán chính là nguồn thông tin ban đầu rất quan trọng để tạo
lập những thông tin tổng hợp tiếp theo nhằm phục vụ cho nhiều đối tượng sử
dụng thông tin. Để đảm bảo cho số liệu kế toán có giá trị pháp lý, có tính trung
10



thực khách quan đòi hỏi mọi số liệu được ghi vào sổ kế toán phải được chứng
minh bằng các chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ.
Theo Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003, chứng từ kế toán
là những minh chứng bằng giấy tờ hoặc bằng vật mang tin về các nghiệp vụ
kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành và làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Một
chứng từ kế toán phải có các yếu tố cơ bản sau đây:
-Tên gọi của chứng từ kế toán;
- Số hiệu, ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân liên quan đến nghiệp vụ kinh tế
của đơn vị;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Các đơn vị đo lường cần thiết phản ánh quy mô của các nghiệp vụ kinh
tế;
- Họ tên, chữ kýcủa cá nhân có trách nhiệm liên quan đến nghiệp vụ kinh
tế của đơn vị;
- Những chứng từ dùng làm căn cứ trực tiếp ghi sổ kế toán phải có thêm
định khoản kế toán.
Hiện nay, tại các trường ĐHCLTCTC, chứng từ kế toán nói chung và
chứng từ kế toán thu chi nói riêng phải được thực hiện theo đúng nội dung,
phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Theo Luật kế toán số
03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 128/2004/NĐ – CP ngày
31/5/2004 của Chính phủ và chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo
Quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính và mẫu
hướng dẫn, Thông tư số 185/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày
15/11/2010, về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo
Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.
Chứng từ để hạch toán kế toán thu hoạt động bao gồm: Phiếu thu, biên lai
thu tiền, ủy nhiệm thu, biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn bán hàng thông thường,
hóa đơn bán lẻ, hợp đồng bán hàng, giấy nộp trả kinh phí bằng tiền mặt, bằng

chuyển khoản, giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt, chuyển khoản, giấy ghi
thu vốn đầu tư, giấy rút dự toán nhân sách kiêm lĩnh tiền mặt, chuyển khoản, ...
Chứng từ để hạch toán kế toán chi hoạt động bao gồm: Phiếu chi, giấy đề
nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, bảng chấm công, bảng chấm công làm
thêm giờ, giấy báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền thưởng, học bổng, phụ
cấpbảng thanh toán tiền phụ cấp, giấy đi đường, bảng thanh toán tiền làm thêm
giờ, hợp đồng giao khoán công việc, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoánsản
phẩm, bảng thanh toán tiền thuê ngoài, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán,
bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng kê thanh toán công tác phí,
11


1.2.2. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Theo Luật Kế toán số 03/2003/QH 11 ngày 17/6/2003, tài khoản kế toán
(TKKT) là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian.
TKKT phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống về tình hình
tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, thu, chi hoạt động, kết quả hoạt
động và các khoản khác ở các đơn vị hành chính sự nghiệp.
TKKT được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng
biệt. Toàn bộ các TKKTsử dụng trong đơn vị kế toán hình thành hệ thống
TKKT. Bộ Tài chính quy định thống nhất hệ thống TKKT áp dụng cho tất cả
các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cả nước. Hệ thống TKKTnày do Bộ Tài
chính quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu, tên gọi
và nội dung ghi chép của từng tài khoản.
Đối với trường ĐHCLTCTC, hệ thống TKKT trong đó có nhóm TKKT
thu, chi hoạt động hiện đang áp dụng hệ thống TKKT ban hành theo Quyết định
số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư số
185/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2010, về việc sửa đổi,
bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

Các trường đại học ĐHCLTCTC phải căn cứ vào hệ thống TKKT ban hành tại
các quy định này để lựa chọn hệ thống TKKT áp dụng cho nhà trường.
* Hệ thống TKKT thu hoạt động
Để kế toán các khoản thu hoạt động, các trường ĐHCLTCTC sử dụng
các tài khoản loại 5 trong hệ thống TKKT theo Quyết định số 19/2006/QĐ –
BTC. Cụ thể như sau:
(i)Tài khoản 511 – Các khoản thu: Để hạch toán các khoản thu phí, lệ
phí, thu hoạt động và các khoản thu khác phát sinh tại các trường ĐHCLTCTC,
kế toán sử dụng.
Tài khoản 511 – Các khoản thucó 3 TK cấp 2:
+ TK5111 - Thu phí, lệ phí: Phản ánh các khoản thu phí, lệ phí và việc sử
dụng số thu đó;
+ TK 5112- Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước: Tài khoản này sử dụng
cho các đơn vị thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước để phản ánh số thu theo
đơn đặt hàng của Nhà nước về khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành được
nghiệm thu thanh toán;
+ TK 5118 - Thu khác: Phản ánh các khoản thu sự nghiệp và các khoản
thu khác như thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ, nguyên vật liệu, các khoản thu
về giá trị còn lại của TSCĐ thuộc nguồn NSNN và công cụ, dụng cụ đang sử
dụng phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý, các khoản thu do các đơn vị trực
12


thuộc nộp từ phần thu sự nghiệpđể chi cho các hoạt động chung của đơn vị theo
quy chế chi tiêu nội bộ, thu lãi tiền gửi ngân hàng và các khoản thu khác.
(ii)Tài khoản 521 - Thu chưa qua ngân sách, tài khoản này dùng để
hạch toán các khoản thu chưa qua ngân sách, bao gồm: Khoản tiền, hàng viện
trợ đã tiếp nhận chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN; Khoản phí, lệ phí đã
thu phải nộp ngân sách Nhà nước được để lại sử dụng nhưng chưa có chứng từ
ghi thu, ghi chi NSNN.

TK 521- Thu chưa qua ngân sáchcó 2 TK cấp 2:
TK 521 Có 2 TK cấp 2:
- TK 5211: Phí, lệ phí: dùng để phán ánh các khoản phí, lệ phí đã thu
phải nộp Ngân sách nhưng được để lại mà đơn vị chưa có chứng từ ghi thu, ghi
chi ngân sách
- TK 5212: Tiền, hàng viện trợ:dùng để phán ánh các khoản tiền, hàng
viện trợ không hoàn lại mà đơn vị đã tiếp nhận nhưng chưa có chứng từ ghi thu,
ghi chi nhân sách
(iii)Tài khoản531 - Thu hoạt động sản xuất kinh doanh: Phản ánh số
thu hoạt động SXKD, cung ứng dịch vụ bao gồm các khoản thu từ bán sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụtùy theo chức năng của đơn vị sự nghiệp.
(iv)Tài khoản461:Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình tiếp nhận,
sử dụng và quyết toán số kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án của đơn vị. Tài
khoản này chỉ sử dụng ở các đơn vị được Nhà nước hoặc đơn vị cấp trên cấp
phát kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án.
Tài khoản 461 - Nguồn kinh phí sự nghiệp, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 4611 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước: Phản ánh số
kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án thuộc năm trước đã sử dụng nhưng báo cáo
quyết toán năm trước chưa được duyệt và số kinh phí sự nghiệp năm trước chưa
sử dụng hết.
- Tài khoản 4612 - Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay: Phản ánh nguồn
kinh phí sự nghiệp, kinh phí dự án đã được Ngân sách hoặc cấp trên cấp trong
năm nay, kể cả các khoản kinh phí sự nghiệp năm trước chưa sử dụng hết khi
xét duyệt báo cáo quyết toán được chuyển thành khoản kinh phí của năm nay.
* Hệ thống TKKTchi hoạt động
Để kế toán các khoản chi hoạt động, các trường ĐHCLTCTC sử dụng các
tài khoản loại 6 trong hệ thống TKKT theo Quyết định số 19/2006/QĐ – BTC.
Cụ thể như sau:
(i)Tài khoản661 – Chi hoạt động: Dùng để phản ánh các khoản chi
mang tính chất hoạt động thường xuyên và không thường xuyên theo dự toán

chi đã được duyệt.
13


Đồng thời kế toán còn sử dụng tài khoản 008 - Dự toán chi hoạt động để
theo dõi kinh phí cấp phát và sử dụng cho mục đích chi hoạt động thường
xuyên và không thường xuyên.
TK 661 chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2
- TK 6611 -Năm trước: Dùng để phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc
kinh phí năm trước chưa được quyết toán.
+ TK 66111: Chi thường xuyên
+ TK 66112: Chi không thường xuyên
- TK 6612 -Năm nay: Phản ánh các khoản chi hoạt động thuộc năm nay
+ TK 66121: Chi thường xuyên
+ TK 66122: Chi không thường xuyên
- TK 6613 -Năm sau: Phản ánh các khoản chi cho thuộc năm sau
+ TK 66131: Chi thường xuyên
+ TK 66132: Chi không thường xuyên
Tài khoản này chỉ sử dụng ở những đơn vị được cấp phát kinh phí trước
cho năm sau. Đến cuối ngày 31/12, số chi ở tài khoản này được chuyển sang tài
khoản 6612 -Năm nay.
(ii) Tài khoản631 - Chi phí hoạt động SXKD, tài khoản này dùng để
phản ánh chi phí của các hoạt động SXKD.Chi phí HĐSXKD, dịch vụ phản ánh
ở tài khoản này bao gồm: chi phí thu mua vật tư, dịch vụ dùng vào hoạt động
SXKD, chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh liên quan đến các hoạt động SXKD,
dịch vụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý liên quan đến hoạt động SXKD dịch
vụ, các chi phí trên phải được hạch toán chi tiết theo nội dung và chi tiết theo
từng hoạt động.
Hạch toán TK 631 phải theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, hoạt động sự nghiệp, chi phí nghiên cứu, thí nghiệm…

Trong từng loại hoạt động phải hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, kinh
doanh, dịch vụ.
(iii) Tài khoản635 - Chi phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước, dùng để
phản ánh các khoản chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước cho việc thăm dò, khảo
sát, đo đạc theo giá thực tế đã chi ra.
(iv) Tài khoản 642 - Chi phí quản lý chung: Tài khoản này dùng
để phản ánh các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến các hoạt động như
hành chính sự nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.
(v) Tài khoản 643 - Chi phí trả trước: Tài khoản này dùng để phản ánh
các khoản chi phí đã chi ra nhưng liên quan tới nhiều kỳ kế toán.Chi phí trả
trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng không thể tính và chi hoạt
động và chi sản xuất kinh doanh trong một kỳ mà phải phân bổ vào nhiều kỳ
tiếp theo.
14


- Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác đã thanh toán liên
quan tới nhiều kỳ kế toán...
* Hệ thống TKKT xác định kết quả thu chi hoạt động
(i) Tài khoản 421 - Chênh lệch thu, chi chưa xử lý: Phản ánh số chênh
lệch thu chi hoạt động chưa xử lý.
TK 421 có 4 TK cấp 2, gồm:
- TK 4211- Số chênh lệch thu - chi hoạt động thường xuyên;
- TK 4212- Số chênh lệch thu - chi của hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- TK 4213- Số chênh lệch thu - chi của hoạt động theo đơn đặt hàng của
Nhà nước;
- TK 4218- Số chênh lệch thu - chi của hoạt động khác.
(ii) Tài khoản 004 - Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên: Tài
khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên
của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và việc xử lý số chênh

lệch đó.
1.2.3. Phương pháp kế toán thu hoạt động
Đối với trường ĐHCLTCTC, phương pháp kế toán thu, chi hoạt động và
xác định kết quả thu chi hoạt động hiện đang áp dụng theo Quyết định số
19/2006/QĐ – BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư số
185/2010/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2010, về việc sửa đổi,
bổ sung chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.
1.2.3.1. Kế toán thuphí và lệ phí
- Khi phát sinh các khoản thu phí và lệ phí
Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng.
Nợ TK 311: Các khoản phải thu ( TK 3118: phải thu khác)
Có TK 511: Các khoản thu. (TK 5111- thu phí, lệ phí)
- Xác định số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách Nhà nước hoặc phải
nộp cấp trên để lập quĩ điều tiết ngành, được để lại đơn vị để trang trải chi phí
cho việc thu phí và lệ phí:
Nợ TK 511: Các khoản thu (TK 5111- thu phí, lệ phí)
Có TK 333 (3332) Các khoản phải nộp Nhà nước.
Có TK 342: Thanh toán nội bộ ( phải nộp cấp trên).
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động (đựoc để lại đơn vị trang
trải).
- Số phí, lệ phí đã thu phải nộp ngân sách nhưng được để lại chi khi đơn
vị cóchứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách thi kế toán ghi bổ sung nguồn kinh phí
hoạt động, ghi:
Nợ TK 511: Các khoản thu (TK 5111- thu phí, lệ phí)
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
15


- Cuối kỳ, kế toán xác định số phí, lệ phí đã thu trong kỳ phải nộp ngân
sách nhưng được để lại chi nhưng do cuối kỳ chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi

ngân sách, ghi:
Nợ TK 511: Các khoản thu (TK 5111- thu phí, lệ phí)
Có TK 521: Thu chưa qua ngân sách (5211- Thu phí, lệ phí)
- Sang kỳ kế toán sau, khi đơn vị có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách
về các khoản phí, lệ phí đã thu của kỳ trước phải nộp ngân sách được để lại chi,
ghi:
Nợ TK 511: Các khoản thu (TK 5111- thu phí, lệ phí)
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
1.2.3.2. Kế toán thutheo đơn đặt hàng của Nhà nước
- Khi khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành được nghiệm thu, căn
cứ vào đơn giá thanh toán và khối lượng thực tế được nghiệm thu thanh toán
theo từng đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Có TK 511 (5112: Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước)
Đồng thời kết chuyển chi phí thực tế theo đơn đặt hàng vào thu theo đơn
đặt hàng của Nhà Nước để xác định chênh lệch thu, chi theo đưon đặt hàng, ghi:
Nợ TK 5112: Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Có TK 635: Chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước.
- Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi về thực hiện đơn đặt hàng của
Nhà Nước, ghi:
Nợ TK 5112: Thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Có TK 421 (4213: Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng)
- Trích lập các quĩ hoặc bổ sung nguồn kinh phí hoạt động từ số chênh
lệch thu, chi theo đơn đặt hàng của Nhà nước, ghi:
Nợ TK 421 (4213) (4213: Chênh lệch thu, chi theo đơn đặt hàng)
Có TK 431: Các quỹ.
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
1.2.3.3. Kế toán các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác
- Khi thu được tiền về các khoản thu sự nghiệp và các khoản thu khác của
chế độtài chính, ghi:

Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 511: Các khoản thu (5118- Thu khác)
- Đối với các khoản thu được coi là tạm thu vì chưa xác định chắc chắn
số thu của các đối tượng phải nộp (như tạm thu án phí,…) khi thu tiền, ghi:
Nợ TK 111, 112: Thu bằng tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng.
Có TK 311: Các khoản phải thu.
+ Khi xác định số tiền các đối tượng phải nộp chính thức, ghi:
16


Nợ TK 311: Các khoản phải thu
Có TK 511: Các khoản thu (5118- Thu khác)
+ Trường hợp nộp thừa thì xuất quĩ trả lại:
Nợ TK 311: Các khoản phải thu
Có TK 111:
- Trường hợp nộp thiếu thìthu bổ sung, ghi:
Nợ TK 111
Có TK 511: Các khoản thu (5118- Thu khác)
- Khi phát sinh các khoản chi trực tiếp cho hoạt động sự nghiệp và hoạt
động khác theo chế độ tài chính (nếu có), ghi:
Nợ TK 511: Các khoản thu (5118- Thu khác).
Có TK 111, 112
- Cuối kỳ, kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động sự
nghiệp và các hoạt động khác theo qui định của chế độ tài chính vào các TK
liên quan, ghi:
Nợ TK 511 (5118) các khoản thu (thu khác)
Có TK 333: Các khoản phải nộp Nhà Nước
Có TK 342: Thanh toán nội bộ.
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 431: Các quỹ

Có TK 421 (4218): Chênh lệch thu, chi chưa xử lý
- Cuối kỳ, nếu có chênh lệch chi lớn hơn thu của hoạt động sự nghiệp và
hoạt động khác.
Nợ các TK có liên quan
Có TK 511: Các khoản thu (TK 511- Thu khác).
1.2.3.4. Kế toán các khoản thu chưa qua ngân sách
- Khi phát sinh các khoản thu phí, lệ phí, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 511 (5111) các khoản thu (Thu phí lệ phí)
-Cuốikỳkếtoán,xácđịnhsốphí,lệphíđãthutrongkỳphảinộpngânsáchNhà
nước đượcđể lại sử dụng nhưng chưacó chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN
Nợ TK 511: Các khoản thu (TK 5111: Thu phí, lệ phí)
Có TK 521 – Thu chưa qua ngân sách
-Sangkỳkếtoánsau, sau khi đơn vị vó chứng từ ghi thu, ghi chi ngân
sách về các khoảnphí,lệphíđãthu của kỳ trướcphảinộpngânsáchNhànướcđược
để lại chi, ghi:
Nợ TK 521:Thu chưa qua ngân sách
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
-Khiphátsinhcáckhoảntiền,hàngviệntrợnhưngchưacóchứngtừghithu,ghi
17


chi, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662...
Có TK 521- Thu chưa qua ngân sách (TK 5212: tiền, hàng viện trợ)
Trường hợp tiếp nhậnTSCĐ, thi đồng thời ghi tăng nguồn kinh phí đã
hình thành tài sản cố định
Nợ TK 661 chi hoạt động
Nợ TK 662 chi dự án
Có TK 466 nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

- Khi đơn vị đã có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN về các khoản hàng,
tiền viện trợ, ghi:
Nợ TK 521 (5212)
Có TK 461 nguồn kinh phí sự nghiệp
Có TK 462 nguồn kinh phí dự án
Có TK 441 nguồn kinh phí đầu tư xây dựng
- Khiphát sinhcáckhoảntiền,hàngviện trợ mà đơnvị đãcó chứngtừ ghi
thu,ghi chi ngân sách ngaylúc tiếp nhận, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 211, 241, 331, 661, 662...
Có TK 461 nguồn kinh phí sự nghiệp
Có TK 462nguồn kinh phí dự án
Có TK 441 nguồn kinh phí đầu tư xây dựng
Trường hợp tiếp nhậnTSCĐ, thì đồng thời ghi:
Nợ TK 661 chi hoạt động
Nợ TK 662 chi dự án
Có TK 466 nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
1.2.3.5. Kế toán các khoản thutừ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
- Khi tiêu thụ sản phẩm, hànghóa hoặc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài
+ Khi xuất sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 155: Xuất kho sản phẩm, hàng hoá
Có TK 631: Xuất bán trực tiếp không qua kho.
+ Xác định số doanh thu bán hàng (Chịu thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ)
Nợ TK 111, 112, 3111: Giá thanh toán
Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 333 (3331) Thuế GTGT khấu trừ phảinộp
+ Xác định số doanh thu bán hàng (Chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp)
Nợ TK 111, 112, 3111: Giá thanh toán

Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
18


Cuối kỳ, Kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng
hóa, dịch vụ đã bán
Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT khấu trừ phảinộp
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí bánhàng, chiphíquảnlý, liên quanđến hoạt
động sản xuất kinh doanh, dịchvụ.
Nợ TK 531
Có TK 631
- Nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng, ghi:
Nợ TK 111, 112.
Có TK 311: Các khoản phải thu.
+ Khi xuất sản phẩm giao cho khách hàng trừ vào tiền ứng trước, ghi:
Nợ TK 311: Các khoản phải thu.
Nợ TK 111, 112: Số tiền nhận bổ sung nếu có.
Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 333 (3331): Thuế GTGT khấu trừ phảinộp
-Khi thu lãi tiền gửi, lãi tín dụng phiếu, trái phiếu của hoạt động sản xuất kinh
doanh, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
-Cuối kỳ, kết chuyển kết chuyểnchênh lệch thu chi của HĐSXKD, dịch
vụ:
+ Trường hợp thu> chi
Nợ TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
Có TK 421 (4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, KD)
+ Trường hợp thu< chi

Nợ TK 421 (4212- Chênh lệch thu, chi hoạt động sản xuất, kinh
doanh)
Có TK 531: Thu hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.4. Phương pháp kế toán chi hoạt động
1.2.4.1. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi hoạt động thường xuyên
- Xuất vật liệu, dụng cụ sử dụngcho hoạt động, ghi
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 152, 153: NVL, CC-DC
+ Nếu xuất kho công cụ, dụng cụ ra sử dụng, đồng thời ghi Nợ TK 005 “
dụng cụ lâu bền đang sử dụng”.
-Xác định tiền lương, phụ cấp phải trả cho cán bộ, nhân viên trong đơn
vị, xác định học bổng, sinh hoạt phí, xác định các khoản phải trả theo chế độ
cho người có công,
19


Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 334: Phải trả công chức, viên chức
Có TK 335: Phải trả các đối tượng khác
- Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi hoạt động thường
xuyên, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 332: (3321, 3322, 3323): các khoản phải nộp theo lương.
-Phải trả về các dịch vụ điện, nước, điện thoại,bưu phí căn cứ vào hóa
đơn của bên cung cấp dịch vụ, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 111, 112, 331 (3311)
- Thanh toán các khoản tạm ứng đãchi cho hoạt động của đơn vị, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 312: Tạm ứng

Có TK 336: Tạmứng kinh phí
- Trường hợp mua TCSĐ bằng kinh phí hoạt động thường xuyên kế toán
phản ánh như sau:
Nợ TK 211
Có TK 111, 112, 461
Đồng thời ghi
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 466: Nguồn kinh phí hình thành TCSĐ
Trườnghợpsửdụngdựtoánchihoạtđộng,phảiđồngthờighigiảmdựtoán:
CóTK 008: Dự toán chi hoạt động
- Rút dự toán chi hoạt động để trực tiếpchi, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
+ Đồng thời, ghi giảm dự toán chi hoạt động:
Có TK 008: Dự toán chi hoạt động
- Phân bổ chi phí trả trướcvào hoạt động thường xuyên, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 643: Chi phí trả trước
-Cuốinăm(31/12)căncứvàobiênbànkiểmkêvậttư,hànghóatồnkho,bảng
xácnhậnkhốilượngSCL-XDCBchưahoànthànhcóliênquanđếnsốkinhphítrongnăm
được duyệt quyếttoán vào chi hoạt động năm báocáo, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 337(371,3372,3373): Kinh phí quyết toán chuyển sang
năm sau
- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.
20


Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 3113: Thuế GTGT được khấu trừ

- Khi sử dụng các khoản tiền, hàng viện trợ phi dự án để chi hoạt động
theo mục đích viện trợ, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động (chi tiết chi kinh phí viện trợ)
Có TK 11, 112, 152…
- Xác định học bổng, sinh hoạt phí…phải trả cho các đối tượng khác (học
sinh, sinh viên) trong đơn vị, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 335: Phải trả các đối tượng khác.
- Kết chuyển số chi trả thực tế về các khoản theo chế độ cho người có
công vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661: chi hoạt động
Có TK 335: Phải trả các đối tượng khác.
- Khi phát sinh các khoản thu giảm chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 111, 112, 152…
Có TK 661: chi hoạt động
-Kế toánxử lý chênhlệch tỷ giá hối đoáicủa chihoạtđộng hành chính sự
nghiệp, căn cứ vào số dư TK 413, ghi:
+ Kết chuyển Lỗ tỷ giá, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
+ Kết chuyển Lãi tỷ giá, ghi:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷgiá hối đoái (lãi)
Có TK 661: Chi hoạt động
- Trường hợp trong kỳ đơn vị được phép tạm chia thêm thu nhập tăng
thêm cho công chức, viên chức và tạm trích lập các quỹ để sử dụng tính vào chi
hoạt động thường xuyên căn cứ vào số tăng thu, tiết kiệm chi theo qui định của
chế độ tài chính, ghi:
Nợ TK 661: Chi hoạt động
Có TK 334: Phải trả công chức, viên chức
Có TK 431: Các quỹ

- Cuối năm, nếu quyếttoánchưa đượcduyệt, kế toántiến hành chuyển số
chi
hoạt
độngthườngxuyênhoặckhôngthườngxuyênnămnaythànhsốchihoạtđộngnămtrước
, ghi:
Nợ TK 6611: Chi hoạt động năm trước
Có TK 6612: Chi hoạt động nămnay
- Năm sau, khi báo cáo quyết toán chi hoạt động được duyệt, ghi:
21


Nợ TK 461: Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 661(6611): Chi hoạt động
- Những khoản chi không đúng chế độ, quá tiêu chuẩn định mức, không
duyệt được, phải thu hồi hoặc chuyển xử lý, ghi:
Nợ TK 311: Các khoản phải thu.
Có TK 661: Chi hoạt động
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến ấn
chỉ cấp.
+ Khi phát sinh chi phí thuê thiết kế mẫu ấn chỉ, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động
Có các TK 111, 112, 331…
Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để thanh toán tiền thuê thiết
kế mẫu ấn chỉ, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.
+ Nhập kho các loại ấn chỉ do công ty in bàn giao theo hợp đồng thuê in
giữa đơn vị với doanh nghiệp in, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp)
Có các TK 111, 112, 331, 461…
Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để thanh toán tiền cho doanh
nghiệp in, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

+ Chi phí vận chuyển, bốc xếp ấn chỉ phát sinh, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động
Có các TK 111, 112, 331…
+ Khi xuất kho ấn chỉ để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn,
nghiệp vụ của đơn vị theo quy định, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).
+ Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị
để cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:
Nợ TK 312- Tạm ứng
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).
+ Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn
chỉ đã cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121)
Có TK 312- Tạm ứng.
+ Cuối năm, căn cứ vào giá trị ấn chỉ còn tồn kho phản ánh giá trị
của chúng vào chi hoạt động năm nay, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)
Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3371).
22


+ Sang năm sau, khi xuất ấn chỉ ra để phục vụ cho hoạt động quản
lý và chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị (nếu ấn chỉ còn sử dụng được) hoặc
tiêu huỷ (nếu ấn chỉ không còn sử dụng được), ghi:
Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3371)
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).
-Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí quản lý chung để tính toán kết chuyển
và phân bổ chi phí quản lý chung vào chi hoạt động, ghi:
Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 642- Chi phí quản lý chung
1.2.4.2. Kế toán các nghiệp vụ chủ yếu về chi hoạt động sản xuất kinh
doanh
- Xuất vật liệu, dụng cụ dùng cho SXKD
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 152, 153
- Tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ (nếucó) của công nhân viênliên quan
đến hoạt động SXKD
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 334: Phải trả công chức, viên chức.
Có TK 332: Các khoản phải nộp theo lương
- Chi phí dịch vụ mua ngoàiđể phục vụ cho hoạt động SXKD và các hoạt
động khác
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 331 (3311), 111, 112, 312
- Mua vật liệu, dụng cụ đưa thẳng vào dùng cho hoạt động SXKD và chi
phí thu mua, ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Nợ TK 311: Các khoản phải thu
Có TK 111, 112, 312, 331... Giá thanh toán
- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD dịch vụ:
+NếulàTSCĐhìnhthànhtừnguồnvốnkinhdoanhhoặcnguồnvốnvaydùngvào
hoạt động sản xuất, kinhdoanh, ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 214- hao mòn TSCĐ
+Nếu là TSCĐ doNSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, ghi
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 4314- Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp
Có TK 333- các khoản phảinộp Nhà nước
- Phân bổ chi phí trả trướcvào chi phí SXKD

Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
23


Có TK 643: Chi phí trả trước
-Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí quản lý chung để tính toán kết chuyển
và phân bổ chi phí quản lý chung vào vào chi hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có TK 642- Chi phí quản lý chung
Muavậttư,hànghóa,tàisảncốđịnh,dịchvụbằngngoạitệdùngvàosảnxuất,
kinh doanh:
Nợ các TK 152, 153, 211, (theotỷ giá giaodịch thựctế)
Nợ TK 631(Chênh lệch tỷ giá ghi sổ >tỷgiá giao dịchthực tế)
Có TK 1112, 1122 (theo tỷ giá ghi sổ)
- hoặc
Nợ các TK 152, 153, 211, (theotỷgiá giao dịchthực tế)
Có TK 1112, 1122 (theo tỷ giá ghi sổ)
Có TK 531 (Chênhlệch tỷ giá ghi sổ < tỷ giá giao dịch thực tế)
- Xác định NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
Nợ TK 152: NVL
Có TK 631: Chi hoạt động SXKD
- Đinh kỳ tính lãi vay phải trả vào chi phí SXKD.
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 331: Các khoản phải trả.
- Xác định thuế môn bài đơn vị phải nộp ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 333- các khoản phảinộp Nhà nước
- Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi bán ngoại tệ của
Nợ TK 111, 112 :theotỷ giá thựctế
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD(Chênh lệch tỷ giá ghi sổ>tỷgiá bán

thực tế)
Có TK 1112, 1122 (theo tỷ giá ghi sổ)
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD (Chênhlệch tỷ giá ghi sổ < tỷ giá bán
thực tế)
- Xử lý chênh lệch tỷ giá của vốn sản xuất, kinh doanh:
+ Lãi tỷgiá được kếtchuyển:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 531: Thu hoạt động SXKD
+ Lỗ tỷ giá đượckết chuyển:
Nợ TK 631: Chi hoạt động SXKD
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
- Số sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho, ghi:
Nợ TK 155: thành phẩm.
24


Có TK 631: Chi hoạt động SXKD
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn
thành được xác định là tiêuthụ trong kỳ
Nợ TK 531: Thu hoạt động SXKD
Có TK 631: Chi HĐSXKD
-Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí
khác liên quan đến hoạt động SXKD phátsinh trong kỳ
Nợ TK 531: Thu hoạtđộng sản xuất, cung ứng dịch vụ
Có TK 631: Chi hoạt động SXKD
- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến ấn
chỉ bán.
+ Khi phát sinh chi phí thuê thiết kế mẫu ấn chỉ, ghi:
Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có các TK 111, 112, 331…

- Nhập kho các loại ấn chỉ do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng
thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ bán)
Có các TK 111, 112
+ Chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh, ghi:
Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có các TK 111, 112, 331…
+ Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị
để bán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ TK 312- Tạm ứng
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ bán).
+ Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn
chỉ đã bán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh
Có TK 312- Tạm ứng.
+ Các khoản ghi giảm chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh
(nếu có), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152…
Có TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Khi phát sinh doanh thu do bán ấn chỉ cho các tổ chức, cá nhân
bên ngoài, ghi:
Nợ TK 111, 112 (nếu thu tiền ngay)
Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3111) (nếu chưa thu tiền)
Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311)
25


×