Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tiểu luận hệ thống pháp luật nước Anh Phần 2 Hệ thống tòa Án của Anh So sánh hệ thống tòa án Anh với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.32 KB, 25 trang )

Hệ thống tòa án nước Anh

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM
KHOA LUẬT UEH
MÔN LUẬT SO SÁNH

Báo cáo:

HỆ THỐNG
TÒA ÁN NƯỚC ANH

GVHD: TS. Đỗ Thị Mai Hạnh
Lớp: VB16LA003
SV thực hiện: nhóm 5

Tháng 11/2014

|1


Hệ thống tòa án nước Anh

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
|2


Hệ thống tòa án nước Anh

2. Hệ thống cơ quan tòa án Anh:
2.1 Chú thích:
Tên (tiếng Anh)
Tribunals

Tên (tiếng Việt)

Tên ký hiệu

Tòa án
Cơ quan tài pháp

County Courts

Tòa địa hạt

Tòa A1

Magistrater’s Courts

Tòa pháp quan


Tòa A 2

Crown Court

Tòa vương miện / Tòa hoàng gia

Tòa B

Tòa hình sự trung ương
High court of Justice

Tòa cấp cao

Tòa C

Tòa dân sự sơ thẩm
Tòa tối thượng
Chancery Division

Tòa đại pháp chuyên trách
Tòa của Văn phòng Hoàng gia

Queen’s Bench Division

Tòa nữ hoàng

Court of Appeal

Tòa phúc thẩm


Supreme Court

Thượng Nghị Viện

House of Lord (tên cũ)

Tòa án tối cao

Lord Chancellor

Tổng chưởng lý /Đại Chưởng ấn

Tòa D

Đại pháp quan / Ngài Đổng lý Văn
Phòng

|3


Hệ thống tòa án nước Anh

2.2 Sơ đồ hệ thống cơ quan tòa án: (1)
Tòa án Tối cao (trước đây là Thượng viện)

Tòa phúc thẩm
Bộ phận Hình sự

Bộ phận Dân sự


High Court of Justice
Queen’s Bench Division

Phân tòa gia đình

Crown Court

Magistrates’ Courts

Chancery Divion

County Court

Toà án

2.3 Nhận xét chung về cấu trúc tòa án nước Anh.
- Tính phức tạp.
Đầu tiên, điểm phức tạp dễ thấy nhất ở Anh đó là Vương quốc Anh không có hệ thống tòa
án thống nhất và duy nhất. Vào thời điểm trước đây ở England và xứ Wales có chung một hệ
thống tòa án trong khi ở Scotland và Bắc Irelan, mỗi lãnh thổ lại có một hệ thống tòa án riêng.
Tuy nhiên cho tới hiện nay England, xứ Wales và Scotland đã sử dụng chung một hệ thống tòa
án song ở Bắc Irlan vẫn sử dụng một hệ thống tòa án riêng.(2)
Thứ hai, hệ thống tòa án Anh phức tạp không phải vì có nhiều tòa mà bởi vì có rất nhiều
các quy định đặc biệt và trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc lựa chọn tòa sơ thẩm và phúc
1

Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” - TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, trang 61
Và />2
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233


|4


Hệ thống tòa án nước Anh

thẩm phù hợp ở một số loại vụ việc. Nghĩa là không phải bao giờ việc xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm các vụ việc cũng được diễn ra theo một trình tự thống nhất từ cấp tòa dưới lên tòa cấp trên
liền kề; Mà có những vụ việc sau khi đã qua sơ thẩm, nếu có kháng cáo sẽ được chuyển lên
phúc thẩm ở cấp Tòa cấp cao hay Tòa phúc thẩm song có những vụ việc lại được chuyển thẳng
lên Tòa án tối cao; Hay một người dân nước Anh thông thường có thể gửi đơn kiện tới bất cứ
tòa án sơ thẩm nào ở Anh với khoảng hơn 400 tòa dân sự và hơn 1000 tòa hình sự.(3)
Thứ ba, trong hệ thống tòa án Anh quốc có tới hai cấp tòa án hình sự và ba cấp tòa án dân
sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, đã gây ra sự chồng chéo về thẩm quyền hạn xét xử.(4)
Thứ tư, mặc dù hệ thống tòa án ở Anh được chia ra làm hai nhánh lớn tòa án dân sự và tòa
án hình sự song do thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự và hình sự không phải lúc nào cũng
được bóc tách một cách rành mạch, rõ ràng và được giao cho các tòa án khác nhau vì vậy dễ
gây ra sự xung đột về thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự và hình sự (5). Ví dụ như cấp
thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự là tòa pháp quan còn trong hệ thống tòa án dân sự là tòa
địa hạt nhưng thẩm quyền của tòa pháp quan còn vượt ra khỏi lĩnh vự hình sự mà còn bao quát
cả những vụ dân sự nhỏ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như đóng bảo
hiểm quốc gia, đóng lệ phí sử dụng dịch vụ công cộng và bao quát cả những vụ về quan hệ gia
đình, điều này đã xung đột với thẩm quyền của Tòa địa hạt.Một điểm phức tạp nữa trong hệ
thống tòa án nước Anh là sự phân cấp xét trong hệ thống tòa án Anh không được bóc tách rõ
ràng. Có những quan điểm cho rằng ở Anh có hai cấp xét xử sơ phẩm và phúc thẩm song lại có
ý kiến cho rằng ở Anh có 3 cấp xét xử là sơ thẩm, phúc thẩm và cấp xét xử cuối cùng thuộc về
Tòa án tối cao.
- Sự khác biệt của cấu trúc tòa án nước Anh và cấu trúc tòa án trong truyền thống
Châu Âu lục địa.
Thứ nhất, trong lịch sử, trước cải tổ cuối thế kỉ XIX, Anh quốc không có hệ thống tòa án

đơn nhất được tổ chức chặt chẽ mà các tòa án cũng không phát triển một cách đồng bộ mà đã
phát triển cục bộ. Sau cải cách, hệ thống tòa án ở Anh đã được tổ chức lại chặt chẽ hơn song
vẫn chưa thể thống nhất trên toàn vẹn lãnh thổ.(6)
Thứ hai, phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở toàn án dân sự mà được
giải quyết trong những tòa án lựa chọn (altrnatire forums) xuất hiện ở thế kỉ XX, đó là các cơ
quan tài phán (tribunals) và tổ chức trọng tài (arbitration).(7)
Thứ ba, trong cấp tòa pháp quan- cấp tòa thấp nhất xét xử sơ thẩm các vụ việc hình sự (ở
ngoại vi London và các tỉnh), các pháp quan đều là những thường dân, không chuyên, và được
3

Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 94
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr232
5
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr232
6
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr232
7
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233
4

|5


Hệ thống tòa án nước Anh

mệnh danh là “những người vĩ đại làm việc không công” bởi trong quá khứ, đã từng có thời kì
họ không được trả tiền lương cho công sức bỏ ra của mình.
Thứ tư, ở Anh không có Tòa án bảo Hiến để bảo vệ Hiến pháp như các Quốc gia khác ở
Châu Âu; Có thể một phần là do ở Vương Quốc Anh chưa từng có một bản Hiến pháp thành
văn nào.

Thứ năm, trong hệ thống Tòa án nước Anh không tồn tại một nhánh tòa án hành chính
riêng biệt, mà các vụ việc liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện hành chính được một thẩm phán
của Tòa Nữ hoàng chuyên trách hoặc Văn phòng hành chính của Tòa Nữ hoàng giải quyết.
- Căn cứ phân chia cấp tòa.
Trước cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, ở Anh tồn tại 2 hệ thống tòa án: Tòa Hoàng Gia và
Tòa Đại pháp. Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ XIX, hai hệ thống tòa án này đã tỏ ra lỗi thời và bộc
lộ nhiều bất cập; Thêm vào đó, giữa hai hệ thống tòa án này không có sự thống nhất về hoạt
động mà sử dụng những thủ tục tố tụng khác nhau, vì vậy đã gây những khó khăn nhất định
cho bên nguyên khi đi kiện. Những điểm yếu kém trong hoạt động của những các tòa án thời
bấy giờ đã dẫn đến nhu cầu cải tổ của hệ thống pháp luật Anh vào cuối thế kỉ XIX. Điển hình là
sự ra đời của 2 đạo luật là Luật Tòa án tối cao ban hành năm 1873 và luật Thẩm quyền xét xử
phúc thẩm ban hành năm 1876 đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải tổ hệ thống tòa
án nước Anh trong giai đoạn này. Theo đó, nhiều tòa án tồn tại độc lập trước cải tổ đã được quy
tụ và đưa vào làm nên hai bộ phận cấu thành của một hệ thống tòa án tối cao duy nhất. Hai bộ
phận cấu thành đó là Tòa cấp cao (High Court of Justice) và Tòa phúc thẩm. Các tòa án Hoàng
gia, tòa đại pháp và nhiều tòa giải quyết các vụ việc gia đình, hàng hải hoạt động độc lập trước
cải tổ thì sau cải tổ chỉ được coi là các tòa chuyên trách trong Tòa án cấp cao mà thôi. Trên tòa
cấp cao là Tòa phúc thẩm cũng được hợp nhất từ nhiều tòa phúc thẩm hoạt động độc lập trước
cải tổ. Đạo luật năm 1876 cũng đã ghi nhận sự thành lập Ủy ban Tư pháp đặc biệt của Thượng
Nghị Viện, là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng ở Anh.
Vào năm 2005, khi luật cải tổ Hiến pháp năm 2005 ra đời và bắt đầu có hiệu lực kể từ
tháng 10 năm 2009. Trước cải cách năm 2005, thẩm quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng ở
Vương quốc Anh vẫn thuộc về Ủy ban phúc thẩm của Thượng Nghị Viện và Ủy ban tư pháp
của Hội đồng cơ mật. Song những năm đầu của thiên niên kỉ mới, xuất phát từ nguyên tắc phân
chia quyền lực nhà nước, Chính phủ Anh cho rằng sự ra đời của một Tòa án tối cao có thẩm
quyền xét xử phúc thẩm cuối cùng sẽ đảm bảo và tăng cường sự độc lập của ngành tư pháp và
hành pháp. Do đó, Luật sửa đổi Hiến pháp năm 2005 có hiệu lực ngày 1/10/2009 ban hành
đánh dấu sự ra đời của Tòa án tối cao thay thế vị trí của Thượng nghị viện trong hệ thống tòa
án nước Anh.(8)


8

Xem Her Majesty's Courts of Justice of England and
Wales />
|6


Hệ thống tòa án nước Anh

2.4 Tribunals
2.5 County Courts – Tòa A1
a.Thẩm quyền xét xử:
Người dân bình thường, thông thường có thể liên hệ với một trong khoảng 400 tòa án địa
hạt, nơi cóthể xét xử sơ thẩm phần lớn các vụ dân sự gồm hàng loạt các vấn đề.(9)Một vài loại
trường hợp phổ biến nhất là(10):
- Vụ việc liên quan đến tranh chấp kiện đòi nhà đất trong khu vực, tranh chấp giữa chủ
nhà và người thuê (điều này có thể bao gồm nợ tiền thuê nhà, việc trục xuất ra khỏi nhà, việc
sữa chữa…),
- Tranh chấp của người tiêu dùng như hàng hóa dịch vụ bị lỗi,
- Các vụ bồi thường về thương tật,
- Vấn đề nợ nần, vấn đề việc làm,
- Các trường hợp bạo lực gia đình,
- Các trường hợp phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính và người khuyết tật.
Tòa án địa hạt có thẩm quyền chính là quyết định các vấn đề dân sự nhỏ, chẳng hạn như
các khoản nợ với một hạn mức tài chính (thường lên đến tối đa là 50.000 GBP)(11), các vụ việc
còn lại sẽ chuyển lên tòa cấp cao (High of court) trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (ví
dụ thỏa thuận chỉ sử dụng tòa cấp thấp), và ở các khu vực địa lý hạn chế. Hầu hết các bản án
của tòa án địa hạt nằm trong thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm, trừ những vấn đề phá sản
bị kháng cáo tại tòa án phân khu (phúc thẩm Tòa địa phương về phá sản và đất đai) của Tòa
công lý (xử theo lẽ công bằng chứ không phụ thuộc thông luật). Thẩm phán tòa án địa phương

bị ràng buộc bởi các tiền lệ của Tòa án cao cấp, Tòa án cấp phúc thẩm và Tòa án Tối cao.(12)
Trừ số ít các vụ kiện có liên quan đến cảnh sát. Các vụ kiện còn lại thường do một thẩm
phán xét xử dựa vào các tình tiết vụ việc và pháp luật mà không có sự trợ giúp của bồi thẩm
đoàn.(13)
b. Thủ tục xét xử:
- Việc khởi kiện có thể tiến hành bằng cách nguyên đơn trực tiếp đệ đơn lên tòa hoặc gởi
qua bưu điện hoặc qua internet hoặc trong một số trường hợp gởi qua trung tâm chính của tòa
địa hạt (County Court Bulk Centre)(14)
9

Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Tr 94
Theo />11
Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” - TS. Đỗ Thị
Mai Hạnh, trang 66
12
Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, trang 66
13
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233
10

|7


Hệ thống tòa án nước Anh

Ví dụ: người muốn đòi lại quyền sử dụng đất thì bước đầu phải thực hiện việc khởi kiện
tại toà địa hạt nơi có bất động sản hoặc cũng có thể lựa chọn toà nơi cư trú của bị đơn. Tuy
nhiên bất kỳ toà án địa hạt nào ở Anh hay xứ Wales cũng có thể thụ lý những vụ việc dân sự
được chuyển đến từ các toà thuộc địa hạt khác(15)

- Thủ tục xét xử tại các tòa địa phương thường tương đối đơn giản và không quá trang
trọng, chẳng hạn, không có bồi thẩm đoàn. Phán quyết tại Tòa địa phương không được coi là
các án lệ.(16) Phán quyết của tòa án có thể bị kháng cáo kháng nghị đến Toà án cấp cao (High
court) hoặc trực tiếp lên Toà phúc thẩm (Court of Appeal).
c. Thẩm phán:
Các thẩm phán của Tòa án địa hạt (County Court) là các thẩm phán lưu động (hay thẩm
phán quản hạt (Circuit judge) - thẩm phán nay xử ở tòa này mai xử ở tòa kia trong một vùng
theo lịch phân công, có thẩm quyền xét xử tại nhiều thành phố khác nhau trong phạm vi thẩm
quyền lãnh thổ của toà án) hoặc các thẩm phán quận (District judge) ở Tòa quận (District
court).
Xét xử các vụ việc là các thẩm phán không chuyên, được hỗ trợ bởi thư ký được đào tạo
bài bản có kiến thức pháp luật và có tầm quan trọng và ảnh hưởng đặc biệt, bởi vì họ là những
luật gia giỏi.(17) Thẩm phán lưu động được chỉ định bởi Nữ hoàng trên các khuyến nghị của
Chủ tịch thượng viện Anh từ các luật sư biện hộ có ít nhất mười năm kinh nghiệm ở Tòa
Hoàng gia (Tòa đại hình – tòa chuyên xử các vụ án hình sự nghiêm trọng và xét xử phúc thẩm
các vụ việc từ các Tòa sơ thẩm) hoặc có trình độ chuyên môn mười năm ở Tòa địa phương.(18)
Các yêu cầu để được bổ nhiệm làm thẩm phán quận tại tòa án địa phương cũng giống như
những thẩm phán trong Tòa án sơ thẩm(là những luật sư cố vấn và luật sư biện hộ trong khoảng
thời gian ít nhất mười năm và với hai năm kinh nghiệm là phó thẩm phán quận) (19). Họ có
nhiệm kỳ suốt đời và chỉ bị miễn nhiệm trong trường hợp mất năng lực hay có hành vi sai trái.
2.6 Magistates’ Courts – Tòa A2
Hiện nay trên toàn lãnh thổ nước Anh có khoảng 700 tòa Magistrates’ Court với 30.000
thẩm phán
a.Thẩm quyền

14

Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr233
16

Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Tr 94
17
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Tr 94
18
Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, trang 66
19
Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, trang 65
15

|8


Hệ thống tòa án nước Anh

Là tòa thấp nhất trong hệ thống tòa hình sự. Là tòa án quan trọng nhất vì hầu hết các vụ
án hình sự được xét xử sơ thẩm tại tòa này. (20)
Magistrates’ Court thường xử các trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng, ví dụ như hầu hết
các vi phạm về luật giao thông nhỏ mà phần lớn các tội phạm này đều nhận tội và đồng ý nộp
tiền phạt qua đương bưu điện để tránh phải hầu tòa, tội phạm vị thành niên, say rượu làm mất
trật tự công cộng. Ngoài ra tòa này cũng có thể giải quyết các trường hợp nghiêm trọng mà bị
đơn có thể lựa chọn tòa này hoặc tòa hình sự cấp cao (high court) để giải quyết (21) như: trộm
cắp, tội phạm ma túy.
- Ngoài công việc chủ yếu là xét xử các vụ án hình sự, Magistrates’ Court còn có thẩm
quyền giải quyết những vụ án dân sự nhỏ có liên quan đến nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
như đóng bảo hiểm, lệ phí sử dụng dịch vụ công cộng và bao quát cả những vụ về quan hệ gia
đình.
- Không có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
b. Thủ tục xét xử

Hội đồng xét xử của tòa này bao gồm 1 thẩm phán chính thức hưởng lương cùng với sự tư
vấn của 1 thư ký trợ lý hoặc 1 phó thư ký thuộc phạm vi Lon Don. Ngoài phạm vi LonDon,
Hội đồng xét xử gồm bao gồm tối thiểu 2 người và tối đa 7 phán quan không chuyên xét xử với
sự tư vấn về thủ tục tố tụng và cả về luật nội dung từ 1 thư ký tòa án được đào tạo bài bản. Tuy
nhiên khi các phán quan yêu cầu, thư ký tòa cũng có thể tham gia nghị án.
Tòa án có thể đưa ra những hình phạt bao gồm:
- lên đến 6 tháng tù giam (hoặc lên đến 12 tháng trong tổng số hơn một hành vi phạm tội)
phạt tiền lên đến £ 5000.
- Một bản án cộng đồng, như làm công việc không được trả lương trong cộng đồng
Toà án cũng có thể cho một sự kết hợp của những hình phạt - ví dụ như một công việc tốt
và không lương trong cộng đồng.
Phán quyết của tòa này có thể bị kháng cáo kháng nghị ở tòa hình sự trung ương (chỉ áp
dụng ở bên bị) hay tòa nữ hoàng chuyên trách của tòa án cấp cao (áp dụng đối với bên nguyên
và bên bị)
c. Thẩm phán
- Thẩm phán hòa giải(judge of the peace):(22) thường thực hiện việc xét xử tại các tòa
nằm ngoài phạm vi Lon Don.
o Được chủ tịch thượng viện bổ nhiệm từ những người có uy tín địa vị trong xã hội.
Họ có nhiệm kỳ suốt đời, làm việc nửa ngày và không được hưởng lương. Việc sử dụng các
thẩm phán không chuyên thay vì các thẩm phán chuyên nghiệp để xử lý các vụ án ít nghiêm
20

Xem Michel Fromont, các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, bản dịch của NXB tư pháp, trang 141
Xem Michel Fromont, các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, bản dịch của NXB tư pháp, trang 140
22
Xem Đại học Luật Hà Nội, sách giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an, trang 236
21

|9



Hệ thống tòa án nước Anh

trọng mang nặng yếu tố lịch sử(23). Sau khi xảy ra đại dịch ở thế kỷ 14 và các cuộc chiến, dân
số Anh bị giảm đi một nửa và những tổn thất nặng nề về kinh tế. Chính phủ Anh nhận thấy cần
kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền công và sự di chuyển dân cư nên chỉ định 1 số người có uy tín ở
địa phương duy trì trật tự an ninh tại địa phương theo Luật pháp quan an ninh năm 1631.(24) Họ
thường bổ nhiệm những người lính trở về từ sau cuộc viễn chinh sống bằng chiến lợi phẩm thu
được từ các trận chiến. Các pháp quan này coi việc nhận chứ như việc thực hiện một nhiệm vụ
công, sau khi nhận chức họ trở thành thẩm phán với 2 chữ JP đi trước.(25)
o Vì không có kiến thức pháp lý nên họ được tư vấn của 1 viên thư ký tòa là người
được đào tạo về luật, người này cũng có thể tham gia nghị án nếu thẩm phán yêu cầu.Để tránh
sự tùy nghi thẩm phán hòa giải xét xử trong hội đồng gồm ít nhất 2 người và nhiều nhất 7
người
- Thẩm phán hưởng lương: làm việc cho các tòa pháp quan ở London, do nữ hoàng bổ
nhiệm trong số các luật sư bào chữa hay luật sư tư vấn đã có ít nhất 7 năm kinh nghiệm theo đề
nghị của chủ tịch thượng nghị viện. Họ làm việc cả ngày được hưởng lương và có nhiệm kỳ
suốt đời.
2.7 Crown court – Tòa B
Crouwn court là sản phẩm của quá trình phát triển tòa hình sự qua nhiều thế kỷ. Là một
trong 3 tòa án cấp cao ở Anh. (Cấu trúc tòa cấp cao ở Anh gồm có: Tòa hình sự trung ương, tòa
án phúc thẩm và tòa án cấp cao thẩm quyền chung), được thành lập theo Đạo luật tòa án
1971.(26) Đây là tòa án cấp trên của Tòa Magistrates’Court.(27)
Đặc điểm:
Tòa cấp cao ở Anh có những đặc điểm sau:
+ Tòa này đều tập trung ở những thành phố lớn, đặc biệt là London.
+ Thẩm quyền của tòa này có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ nước Anh mà không bị giới
hạn trong một khu vực dân cư như các tòa cấp dưới
+ Tất cả các thẩm phán ở các tòa này đều là các thẩm phán chuyên nghiệp được bổ nhiệm
từ các luật sư tranh tụng, xét xử theo nguyên tắc tập thể.

+ Bồi thẩm đoàn được sử dụng ở Tòa tối cao trong một số trường hợp

23

Còn có tên gọi là thẩm phán không chuyên, thẩm phán hòa bình. Xem đại học Luật Hà Nội, sách giáo trình Luật so sánh,
Nxb Công an, trang 235
24
Xem đại học Luật Hà Nội, sách giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an trang 235
25
Xem đại học Luật Hà Nội, sách giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an trang 235
(26)
Courts Act 1971 (Commencement) Order 1971 (SI 1971/1151) />(27)
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr240

| 10


Hệ thống tòa án nước Anh

Tòa hình sự trung ương có đầy đủ những đặc điểm của một tòa tối cao ở Anh trừ khả năng
tạo ra án lệ. (Các bản án của tòa này không được xuất bản một cách có hệ thống nên chúng
không được coi là án lệ)

a. Thẩm quyền:
- Có cả thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (28)
+ Thẩm quyền sơ thẩm đối với các vụ việc hình sự nghiêm trọng (ví dụ là giết người,
hiếp dâm, cướp…)(29). Đó là những vụ việc xét xử đồi hỏi phải có đoàn bổi thẩm gồm 12 thành
viên để xem xét người bị buộc tội là có tội hay vô tội(30) và xét sơ thẩm một vài vụ việc dân sự
(31)


+ Thẩm quyền phúc thẩm đối với những vụ việc của tòa Magistrates’Court khi có
kháng cáo, kháng nghị. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm cho phép Tòa Crown Court có quyền y
án sơ thẩm, hủy án sơ thẩm hoặc sửa đổi bất kỳ phần nào của bản án sơ thẩm. Sau khi đã xét xử
phúc thẩm,nếu bản án phúc thẩm đưa ra bất lợi cho bị cáo, Tòa Crown Court có quyền áp đặt
bất kỳ mức án nào mà Tòa Magistrates’Court (pháp quan) đã tuyên hoặc có quyền áp đặt mức
án cao hơn mức án trong bản án sơ thẩm.(32)
b. Thẩm phán:
Thẩm phán của tòa Crown Court chính là thẩm phán của tòa High Court, thẩm phán quản
hạt (Circuit judge), thẩm phán không chuyên (recorders). Các thẩm phán quản hạt chính là
thẩm phán của tòa Country Court, còn thẩm phán không chuyên là các Luật sư tranh tụng và
Luật sư tư vấn hành nghề riêng lẽ và có ít nhất quá trình công tác chuyên môn là 10 năm, hành
nghề thẩm phán bán thời gian.(33) Những vụ án nghiêm trọng nhất sẽ được xét xử sơ thẩm tòa
cấp cao và thẩm phán quản hạt lâu năm xét xử.(34)
Số thẩm phán của tòa Crown Court sẽ không ít hơn hai hoặc nhiều hơn bốn thẩm phán
hòa giải.(35)
c. Thủ tục xét xử
Việc xét xử có sự tham gia của bồi thẩm đoàn gồm 12 người.

(28)

Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị
Mai Hạnh, Tr 67
(29)
Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị
Mai Hạnh, Tr 67
(30)
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Tr 95
(31)
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr240
(32)

Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr241
(33)
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr241
(34)
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND. Tr241
(35)
Courts Act 1971 (Commencement) Order 1971 (SI 1971/1151), part II The Crown Court, F25
< />
| 11


Hệ thống tòa án nước Anh

Trong hệ thống xét xử của Anh thì thẩm phán có vai trò thụ động, việc tiến hành thủ tục
xét xử thuộc trách nhiệm của các bên (nghĩa là các luật sư của các bên), thường được thực hiên
theo nguyên tắc buộc tội và theo mô hình tranh tụng.
Tại phiên tòa, các bên sẽ đưa ra chứng cứ hoàn toàn do các bên thu thập và chỉ được đưa
ra tranh luận tại phiên xét xử. Bên buộc tội và bên bào chữa sử dụng quyền kiểm tra chéo đối
với người làm chứng để xác định tính trung thực hay sự thiên vị trong các lời khai của họ (chỉ
ra cái mà người làm chứng biết thực chứ không phải cái mà họ nghĩ rằng họ biết). Mỗi bên có
quyền đặt câu hỏi trực tiếp cho bên kia cũng như những người làm chứng, giám định viên,...
thậm chí có quyền ngắt lời bên kia để phản bác.
Trách nhiệm chứng minh được phân đều cho hai bên buộc tội và bào chữa. Tại phiên
toà, Công tố viên đại diện cho Nhà nước (Nữ hoàng) chỉ đóng vai trò của một chủ thể thuộc
bên buộc tội để thực hiện chức năng buộc tội đối với bị cáo (chứng minh tội phạm của bị cáo
và những thiệt hại mà tội phạm đã gây ra cho xã hội). Luật sư bào chữa tranh luận về sự vô tội
hay giảm nhẹ tội để bảo vệ thân chủ của mình về mặt pháp lý. Toà án (Thẩm phán) chỉ đóng
vai trò là người trọng tài có trách nhiệm bảo đảm để các bên tuân thủ các quy tắc tố tụng. Trên
cơ sở các chứng cứ đã được các bên đưa ra xem xét, kiểm tra tại phiên tòa, Thẩm phán đưa ra
phán quyết về vụ án (mà không có trách nhiệm tìm ra sự thật, không có quyền được biết về các

chứng cứ của vụ án trước khi mở phiên tòa).
Tại phiên toà, các bên có thể sử dụng tất cả các phương tiện, phương pháp mà pháp luật
cho phép để tranh tụng với nhau. Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện cụthể nào phụ thuộc
vào nhiều yếu tố (thời điểm tranh tụng, từng vụ án cụ thể, sở trường, trình độ, kỹ năng nghiệp
vụ, kinh nghiệm thực tiễn,... của mỗi chủ thể). Phương tiện tranh tụng mà các bên sử dụng
trước hết là các chứng cứ, vật chứng được đưa ra xem xét tại phiên toà, các quy phạm pháp luật
(hình sự, TTHS, dân sự, lao động,...), các giải thích pháp luật, án lệ, phân tích, lập luận và phản
bác quan điểm, kết luận của bên đối phương, đồng thời đề nghị Toà án chấp nhận quan điểm
của mình về hướng giải quyết các vấn đề trong vụ án.
d. Khả năng tạo ra án lệ
Các bản án của toàn này không được xuất bản một cách có hệ thống nên chúng không
được coi là án lệ.
2.8 High Court of Justice – Tòa C
a. Cơ cấu
High Court of Justice được hình thành từ việc sát nhập các toàn án riêng biệt vào thế kỷ
thứ 19.(36)

36

Dịch từ />
| 12


Hệ thống tòa án nước Anh

Tòa án cấp cao (High court of Justice) hoạt động với tư cách là tòa án dân sự sơ thẩm và
tòa hình sự phúc thẩm đối với các vụ việc đã giải quyết bởi các tòa án cấp dưới nhưng có kháng
cáo, kháng nghị. Các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của tòa án án cấp cao
thường có giá trị tranh chấp hoặc là các vụ việc hệ trọng. Thẩm phán của Tòa án cấp cao chủ
yếu được bổ nhiệm từ luật sư tranh tụng.(37)

High Court of Justice có ba bộ phận là Queen’s Bench Division, Chancery Division và
Family Division.
+ Queen’s Bench Division: hiện là tòa lớn nhất và còn bao gồm cả Tòa hàng hải và Tòa
thương mại .
+ Chancery Division: đã tồn tại trước năm 1875 và được duy trì bởi hầu hết các nhà lãnh
đạo đầu tiên của nước Anh. Những phán quyết của tòa này không mang tính bắt buộc và có thể
linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể…
+ Family Division: được thiết lập từ năm 1970 để thay thế cho Tòa lao cải, ly hôn và
hàng hải, trước đây tòa giải quyết các vấn đề có liên quan tới thừa kế, hôn nhân và các vụ việc
về hàng hải nên người ta gọi hài hước là “3W” ( Wills:di chúc thừa kế, Wives: Vợ, Wreeks:
đắm tàu).(38)
Người đứng đầu Queen’s Bench Division là Huân tước Chánh án (Lord Chief Justice),
người đứng đầu Chancery Division là Phó Chưởng ấn (Vice – Chancelleor), người đứng đầu
Family Division là Chánh án (Prescident). Tất cả những người này có quy chế giống như các
thẩm phán ở Toà tối cao trừ việc họ được Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng
chính phủ.(39)
b. Thẩm quyền
Cả ba tòa có sự chồng chéo về thẩm quyền, nhưng các vụ việc được chia theo thẩm
quyền cơ bản như sau:
+ Family Division: giải quyết các vu việc về gia đình, ly dị, nuôi con, tài sản, điều trị
bênh cũng như tất cả những vụ việc liên quan tới sức khoẻ và lợi ích của trẻ em, độc quyền xét
xử các vụ giám hộ trẻ em.(40)
+ Queen’s Bench Divicion: quyết định những việc thuộc Common Law (những vụ việc
trước năm 1875 do tòa Common Law xét xử), chuyên xét xử những vụ việc liên quan đến hàng
hải và thương mại, ngoài ra còn có thẩm quyền xem xét một số vụ hình sự nhất định.(41)

37

Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND, Tr.238
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002, Tr.94

39
Xem Michel Fromont, các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, bản dịch của NXB tư pháp, Tr.143
40
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND, Tr.239
41
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002, Tr.95
38

| 13


Hệ thống tòa án nước Anh

+ Chancery Division: xét xử các vấn đề về Vốn chủ sở hữu, đất đai, Bất động sản, tranh
chấp phá sản doanh nghiệp và cá nhân, sở hữu trí tuệ, bản quyền…(42)
c. Thủ tục xét xử
Tòa án cấp cao (High Court) nhận đơn kháng cáo trực tiếp hoặc những vụ án do các Tòa
án hạt chuyển lên.(43) Hầu hết các thủ tục tố tụng được xét xử bởi một Thẩm phán duy nhất.
Tuy nhiên có một vài trường hợp đặc biệt như đối với Queen’s Bench Division thì không phải
một Thẩm phán xét xử vụ án mà là Divisional Court bao gồm hai hay nhiều giám khảo ngồi ở
vị trí dự bị. Đặc biệt tòa án có thể có thêm một bồi thẩm đoàn trong các vụ án phỉ báng hoặc
chống lại cảnh sát.(44)
Phán quyết tại tòa có thẩm quyên có giá trị như các án lệ, cho dù đó chỉ là phán quyết tại
các phiên xét xử sơ thẩm, đối với các vụ án quan trọng hơn.
Tòa cao cấp chỉ sử dụng bồi thẩm đoàn trong một số vụ việc nhất định. Án lệ của Tòa cấp
cao có giá trị bắt buộc đối với các tòa địa phương và tòa sơ thẩm nhưng không có giá trị bắt
buộc đối với các thẩm phán khác tại tòa cấp cao, cho dù họ luôn tôn trọng các phán quyết của
nhau
Đối với những phán quyết của Tòa cấp cao nếu có kháng cáo, kháng nghị thì đơn sẽ được
gửi đến Toàn dân sự của Tòa phúc thẩm hoặc gửi trực tiếp đến Thượng nghị viện nếu là vụ việc

liên quan đến vấn đề hình sự.
d.Thẩm phán
Các Thẩm phán Toà án cấp cao của Nữ hoàng (The Justices of Her Majesty's High Court
of Justice) được gọi là Thẩm phán Toà cấp cao (High Court Judges) và trong các chủ đề toà án
được gọi tên chính thức là Ngài thẩm phán (The Honourable Mr Justice Surname) hoặc gọi tắt
là Thẩm phán (Surname J.) Trong toà án họ được xưng hô chính xác là "My Lord", thường
được phát âm là M'lud. Khi họ được phong tước theo tục lệ, họ sẽ được xưng hô là Ngài (Sir
Forename) bỏ đi danh xưng "The Hon.". Các Thẩm phán cao cấp thỉnh thoảng được gọi là
"Thẩm phán đỏ" theo màu áo choàng của họ.
Các Thẩm phán cấp cao được Nữ hoàng bổ nhiểm theo đề nghị của Hội đồng bổ nhiệm
thẩm phán, họ được bổ nhiệm từ những luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư vấn đủ năng lực, và
được bổ nhiệm suốt đời. Thẩm phán có tính độc lập rất cao và họ chỉ bị bãi nhiệm khi cả
Thượng nghị viện và Hạ nghị viện đề nghị lên Nữ hoàng.
Ngoài các Thẩm phán cấp cao được bổ nhiệm, các thẩm phán có kinh nghiệm năng lực
như thẩm phán về hưu, Thẩm phán địa hạt hay các thẩm phán Nữ hoàng cấp cao được cho phép

42

Dịch từ />Dịch từ />44
Dịch từ />43

| 14


Hệ thống tòa án nước Anh

ngồi như một Phó thẩm phán cấp cao trong các trường hợp cụ thể và họ có đầy đủ quyền tài
phán.
Thẩm phán cấp cao cũng ngồi tại Toà án hình sự trung ương (Crown Court) trong một số
vụ án hình sự đáng chú ý, nghe các trường hợp nghiêm trọng cùng với Thẩm phán địa hạt và

các thẩm phán khác.
2.9 Court of Appeal – Tòa D
Trong nhóm Toà tối cao, Toà phúc thẩm đứng trên hai toà còn lại là Toà cấp cao và Toà
Hoàng gia theo cấp xét xử vì hầu hết các phán quyết của hai toà này lại sẽ được phúc thẩm tại
toà phúc thẩm (trừ các phán quyết về hình sự của Toà cấp cao – High court).
a.Cơ cấu:
- Để thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm của mình, Toà phúc thẩm bao gồm 2 bộ phận
toà:
+ Bộ phận Toà dân sự: xét xử những vụ việc đã được giải quyết bởi Toà cấp cao, Toà
địa hạt và một số cơ quan tài phán khác (cơ quan tài phán lao động; đất đai, tị nạn và nhập cư).
Đứng đầu toà dân sự là một trưởng ban.
+ Bộ phận Toà hình sự: chỉ xét xử các bản án của Toà hình sự trung ương khi có đơn
yêu cầu. Đứng đầu toà hình sự chuyên trách là người đứng đầu Phân toà Nữ hoàng của Toà tối
cao.(45)
b. Thẩm quyền:
- Xét xử phúc thẩm trực tiếp các bản án của các Tòa High court of justice (Tòa dân sự sơ
thẩm – Tòa cấp cao) và Crown court (Tòa hình sự sơ thẩm – Tòa hình sự Trung ương).Mà
trong đó:
+ Bộ phận dân sự, nhận kháng cáo từ:


Ba phân tòa của Tòa án Tối cao (Chancery, Bench Queen và Phân tòa Gia đình)



Từ Tòa án Quận trên khắp nước Anh và xứ Wales,

Từ Toà án nhất định chẳng hạn như việc làm phúc thẩm Tòa án, Tòa Kháng Cáo
Di Trú, Tòa án đất đai và các vấn đề An Sinh Xã Hội.



+ Bộ phận hình sự,nhận kháng cáo từ Crown court.
- Tòa phúc thẩm là Tòa án cao nhất trong Tòa án cao cấp, bao gồm cả Tòa án Tối cao và
Crown Court.
45

Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND, Tr.242

| 15


Hệ thống tòa án nước Anh

- Tòa án cấp phúc thẩm thường lên đến 12 tòa án ở Tòa án Tư pháp Hoàng gia.(46)
c. Thủ tục xét xử:
-

Bộ phận dân sự có chức năng chủ yếu là tiếp nhận kháng cáo từ tòa án tối cao của tòa án
quốc gia.
Chức năng của tòa án hình sự là tiếp nhận kháng cáo đó của người bị kết án, hoặc để
xem xét luật hình sự đối chiếu theo luật tha bổng của tòa án Trung thẩm.(47)
- Các kháng cáo thường được thực hiện bằng cách xử lại. Theo phương pháp này, tòa án
thường không nhắc đến các nhân chứng hoặc bằng chứng nhưng xem xét các trường hợp từ các
hồ sơ được thực hiện tại phiên tòa và từ các ghi chú của thẩm phán. Đạo Luật phúc thẩm Hình
sự năm 1995, khiếu nại chỉ được phép thực hiện khi mà quyết định của thẩm phán là "không an
toàn"
Ví dụ: Bằng chứng của việc truy tố là không đáng tin cậy hoặc bị đơn đã không đầy đủ
đại diện tại phiên tòa.
- Tòa án cấp phúc thẩm thường không nhận được bằng chứng mới, nhưng có quyền điều
tra lại và quyết định làm như vậy nếu cần thiết hoặc thích hợp với lợi ích của công lý. Tòa án

có thể duy trì hoặc đảo ngược quyết định của tòa án cấp dưới, nhưng nó có thể không cấp một
bản án nặng hơn so với ban đầu được áp dụng, trừ trường hợp đặc biệt được tham khảo bởi các
luật sư mà trong đó các thẩm phán đươc quyền xét xử với sự khoan hồng.
- Phòng hình sự cũng hoạt động như một cơ quan tư vấn về pháp luật cho các luật sư nói
chung. Trong hầu hết các trường hợp, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có thể được kháng
cáo lên Thượng viện từ một trong hai bên. Khi việc kháng cáo không được tìm kiếm hay được
cấp, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là cuối cùng.(48)
- Ngoài ra, Tòa án phúc thẩm vẫn có quyền xét xử phúc thẩm về kháng cáo tại tòa án
Trung thẩm.
- Khả năng tạo ra án lệ:
+ Có tới 25% các bản án của toà này được xất bản(49)
+ Án lệ toà phúc thẩm có giá trị bắt buộc đối với các Toà án cấp dưới ( trừ một số
trường hợp) và ngay cả với Toà phúc thẩm.(50) Ngày nay, Toà phúc thẩm là Toà án duy nhất
chịu sự rang buộc bởi chính những án lệ của mình. Các Toà phúc thẩm sẽ không đi chệch các
quyết định trước đó của mình nếu các bản án đó không bị “bác bỏ” bởi Thượng nghị viện hoặc
bởi đạo luật . Tuy nhiên, để phán quyêt của mình phù hợp với những thay đổi của điều kiện

46

Xem />Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, Tr.70
48
Dịch từ trang />49
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Tr.96
50
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Tr.96
47

| 16



Hệ thống tòa án nước Anh

mới, Toà án phúc thẩm sẽ vận dụng phương pháp phân tích sự khác biệt nhằm chỉ ra sự khác
nhau về mặt tình tiết để cỏi trói chính án lệ do mình tạo ra.
+ Toà án cấp phúc thẩm bị ràng buộc bởi quyết định trước đó của mình (trừ khi là họ
trái với quyết định của tòa án tối cao) và quyết định tòa án tối cao (cũng như tiền lệ vẫn còn sự
ràng buộc của Thượng viện). Ngoài ra, nó cũng bị ràng buộc bởi các quyết định của tòa án tư
pháp châu Âu. Quyết định thông báo, mà bao gồm ít nhất 25 phần trăm là quyết định của bản
án tòa án cấp phúc thẩm được theo dõi bởi tòa án trung thẩm, tòa án tối cao ( bao gồm tòa án
phân chia) cũng như chủ tọa và tòa án quốc gia.(51)
d.Thẩm phán:
- Các thẩm phán của tòa án cấp phúc thẩm được gọi là đại diện tư pháp của kháng cáo.
- Thẩm phán được lựa chọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành (barrister). Những
luật sư thực hành được phân cấp và thẩm phán chỉ được lựa chọn từ những luật sư thực hành
cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh nghiệm (thường là có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên).(52)
- Thẩm phán, quan tòa, hay quận trưởng trong vụ án hình sự là người thông qua bản án
và có quyền quyết định phạt tù đối với một cá nhân nếu có chứng cứ kết luận rằng người đó
phạm tội. Tuy nhiên, trong các vụ án dân sự và hôn nhân-gia đình, vai trò của họ thường là cố
gắng giải quyết những khó khăn giữa các bên, có thể thông qua hình thức phạt bồi thường hoặc
ra lệnh có tính ràng buộc về mặt pháp lý, ví dụ lệnh giáo dưỡng.(53)
- 16 Thẩm phán có chức danh là Thẩm phán của Tòa phúc thẩm. Khi xét xử, theo quy
định, Tòa phúc thẩm sẽ có 3 Thẩm phán tham dự. Trong đó, đứng đầu là:
+ Tòa dân sự: là một trưởng ban.
+ Tòa hình sự: huân tước Chánh án, người đồng thời cũng đứng đầu Queen’s Bench
(Tòa nữ hoàng) của Tòa High court of justice.(54)
- Vì số lượng kháng cáo, kháng nghị được giải quyết tại toàn này lớn hơn bất kỳ một toàn

án nào khác kể cả Thượng nghị viện nên người ta cho rằng Chánh án toà phúc thẩm trên thực tế
là thẩm phán có thế lực nhất ở Anh.(55)

2.10 Supreme Court
Supreme Court là tòa án cao nhất trong hệ thống tòa án nước Anh (trước đây là House of
Lords), nó được sinh ra từ Tòa án Hoàng Gia, Supreme Court tốt hơn bởi:
51

Theo Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches to precedent in Viet Nam” TS. Đỗ Thị Mai
Hạnh, Tr.70 Tr.71
52
Xem />53
Xem />54
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Trang 96
55
Xem ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND, Tr.242

| 17


Hệ thống tòa án nước Anh

-Đảm bảo sự tách biệt về mặt lập pháp, hành pháp ,tư pháp, là đặc trưng của Quốc hội và
hệ thống tư pháp Anh
-Thể hiện rõ vai trò cao nhất của Thượng viện trong việc chỉnh sửa, giải thích luật
pháp.(56)
Chẳng hạn như, Thượng nghị sĩ Anh có quyền tuyên bố một đạo luật nào đó không phù
hợp với Công ước Châu âu về quyền con người theo Điều 4 Luật quyền con người năm 1998,
tuy nhiên phán quyết của thượng nghị viện không tự động hủy bỏ hiệu lực của đạo luật mà còn
tùy vào việc Nghị viện có sửa đạo luật đó hay không.
a. Cơ cấu:
- Tòa án trong Commonlaw được tổ chức một cách đan xen giữa sở thẩm và phúc thẩm.
Nhiều tòa án có cả quyền của cấp sơ thẩm và kháng cáo. Tuy nhiên, hệ thống tòa án trong

Common law theo hình thức phân cấp dọc từ trên xuống dưới.
b. Thẩm quyền
- Supreme Court là tòa phúc thẩm cuối cùng trong các vụ án dân sự, hình sự ở England,
xứ Wales và Bắc Ireland; và là tòa phúc thẩm cuối cùng trong án vụ án dân sự ở Scotland.(57)
- Trong trường hợp ngoại lệ thì Supreme Court có thể trực tiếp phúc thẩm các vụ án liên
quan đến giới quý tộc Anh hoặc từ tòa án tối cao.
- Supreme Court có quyền giữ nguyên hoặc bác bỏ quyết định, bản án của tòa án cấp
dưới.

(58)

Khi đó, thẩm phán sẽ phải đọc lại tất cả các tài liệu trong vụ án, lắng nghe lập luận của
luật sư, thậm chí phải thực hiện lại các bước điều tra cơ bản từ đầu trong một vụ án.(59)
Tháng 7 năm 1966, với vị trí cao nhất trong hệ thống tòa án nước Anh, Supreme Court
(trước đây là House of Lords) đã tự mình thoát ra khỏi các tiền lệ trước đó, tự mình ban hành
các quyết định và đó là các quyết định duy nhất nếu đó là các việc đúng nên làm.(60)
Tuy nhiên, từ năm 1972, vương quốc Anh đã trở thành thành viên của cộng đồng châu Âu
và thừa nhận pháp luật châu Âu là tối cao ở Anh trong một số lĩnh vực.

56

Nguồn từ trang cá nhân Jenny Rowe-Giám đốc điều hành của Supreme Court- Dịch từ “Evaluation of the applicability of
common law approaches to precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011
57
Cải cách hiến pháp nước Anh năm 2005 – trang 40. Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law approaches to
precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011
58
Keenan 599, 136; Bogdan 182, 124-5; Canton 868, 491 - Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law
approaches to precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011.
59

Keenan 599, 136; Bogdan 182, 124-5; Canton 868, 491 - Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law
approaches to precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011.
60
Keenan 599, 136; Bogdan 182, 124-5; Canton 868, 491 - Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law
approaches to precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011.

| 18


Hệ thống tòa án nước Anh

Vì vậy, Supreme Court và những tòa án kém cỏi tại England và xứ Wale cũng phải chịu
sự ràng buộc bởi những quyết định của tòa án công lý châu Âu.(61)
Khoảng 75% bản án của House of Lords đã thành tiền lệ trong nhiều năm trước và được
sử dụng tại Court of Appeal, High Court và một số tòa án cấp dưới.(62)
Án lệ của Supreme court có giá trị bắt buộc đối với tòa court of appeal, Hight court, các
tòa địa phương và tòa phúc thẩm cấp dưới nhưng không có giá trị bắt buộc đối với các thẩm
phán khác tại tòa cấp cao, cho dù họ luôn tôn trọng các phán quyết của nhau. Các phán quyết
của tòa cấp cao không là những án lệ bắt buộc đối với các tòa cấp cao hơn.(63)
c. Thủ tục xét xử:
Supreme court chỉ xét xử khi vụ việc đó có giấy phép phúc thẩm do Supreme court hoặc
do tòa phúc thẩm (Court of appeal) cấp. Tuy nhiên, Giấy phép phúc thẩm thường chỉ được cấp
trong những vụ việc có nảy sinh vấn đề pháp lý thuộc mối quan tâm chung của xã hội.(64)
Khi phúc thẩm các phán quyết của Tòa phúc thẩm Scotland hay Bắc Ailen, Ủy ban phúc
thẩm của Thượng nghị viện sẽ áp dụng pháp luật của Scotland hay Bắc Ailen. Nếu các quy
định pháp luật của Scotland hay Bắc Ailen giải thích, áp dụng giống pháp luật của Anh thì
quyết định của Thượng nghị viện trong trường hợp này có giá trị như án lệ ở nước Anh.(65)
d.Thẩm phán:
- Supreme Court gồm 12 thẩm phán,
- Là thành viên cấp cao của hệ thống tòa án,

- Được bổ nhiệm từ vị trí thẩm phán của Court of Appeal,
- Phải làm việc tại văn phòng tư pháp cao cấp 2 năm hoặc tại vị trí quan trọng tại Supreme
court trong 5 năm,
- Lord Chancellor là người triệu tập ủy ban để lựa chọn, phỏng vấn ứng viên.
Năm 2007, Lord Chancellor cũng là thư ký cho Bộ Tư Pháp và chịu trách nhiệm cho toàn
bộ quyết định của các Thẩm phán trong khu vực.
- Thủ tướng là người bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Lord Chancellor
- Ngoài ra, thẩm phán của Supreme Court chính là các Thượng nghị sĩ về hưu kể từ khi
cải cách họ không thể ngồi ở vị trí tại House of Lords nữa.
61

Web 23 tháng 9 năm 2010 - Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law
approaches to precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011
62
Bogdan 182, 124; Walker and Ward 46, 70 - Dịch từ “Evaluation of the applicability of common law approaches to
precedent in VietNam” của TS Đỗ Thị Mai Hạnh, ĐH Wollongong, nước Úc năm 2011.
63
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Trang 95
64
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Trang 96
65
Xem Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002. Trang 97

| 19


Hệ thống tòa án nước Anh

2.11 So sánh Hệ thống tòa án Vương quốc Anh và Việt Nam
a. Sơ đồ cấu trúc Hệ thống tòa án Việt Nam(66)


TAND Tối Cao

Hội đồng thẩm phán

TA phúc thẩm

TA chuyên trách

TAND cấp tỉnh

Ủy ban thẩm phán

TA Quân sự TW

TA Quân sự quân khu

TA chuyên trách

TA Quân sự khu vực

TAND cấp huyện

b. So sánh
Giống nhau:
- Cả hai Hệ thống Tòa án của hai nước đều phân thành nhiều cấp xét xử khác nhau từ
trung ương tới địa phương
- Đều có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm được chia thành vụ việc hình sự và vụ việc
dân sự


66

Xem và
/>
| 20


Hệ thống tòa án nước Anh

- Trong quá trình xét xử có sự tham gia của đại diện nhân dân tuân thủ nguyên tắc xét xử
công khai và độc lập
- Áp dụng chế độ bổ nhiệm đối với thẩm phán
Khác nhau:
Tiêu Chí

Hệ thống tòa án của Anh

Hệ thống tòa án Việt Nam

Tòa án cấp cao là cơ
quan lập pháp đồng thời
cũng là cơ quan cao nhất
trong hệ thống Tòa án của
Anh Quốc
Tính độc lập của Tòa án
(1)

Mô hình tố tụng
(2)


Nguyên tắc hoạt động của
Toà án
(3)

Ở Việt Nam “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có
sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các
Tòa án tối cao thực quyền lập pháp, hành pháp
hiện chức năng xét xử thông và tư pháp”
qua ủy ban phúc thẩm của
Tòa án nhân dân tối cao
tòa cao cấp, tòa tối cao trở là cơ quan xét xử cao nhất
thành cấp xét xử cuối cùng trong lĩnh vực tư pháp
đối với tất cả các vụ án hình
sự và dân sự ở Anh
Áp dụng mô hình tố tụng
Áp dụng mô hình tố tụng
tranh tụng
hỗn hợp (thiên về thẩm vấn)
Đặc thù trong hệ thống
pháp luật Anh là luật thực
định do cơ quan tư pháp
(tức Tòa án sáng tạo dựa
trên cở sở áp dụng và phát
triển án lệ). Vì vậy khi xét
xử các thẩm phán phải tuân
theo các nguyên tắc nghiêm
ngặt. Trong đó có nguyên

tắc quan trọng là tiền lệ
pháp, có nội dungnhư sau:

Thẩm phán và hội thẩm
độc lập khi xét xử và chỉ
tuân theo pháp luật là
nguyên tắc cơ bản trong
hoạt động củaTòa Án Việt
Nam.
*Tính độc lập của Tòa án
thể hiện:
- Thành viên HĐXX
độc lập trong qua trính xét
xử

Mỗi tòa án bị buộc
- Độc lập giữa 2 cấp
phải tuân thủ theo các quyết
định của tòa án cấp cao hơn xét xử
trong cùng hệ thống hoặc
- Độc lập giữa Thẩm
| 21


Hệ thống tòa án nước Anh

của chính tòa án đã ra tiền phán
lệ
án


Hội thẩm với Chánh

Phán
quyết
của
- Độc lập giữa Tòa án
những tòa án ngang cấp với với cơ quan địa phương đặc
nhau chỉ có giá trị tham biệt là trong quá trình xét xử
khảo đối với các tòa này
* Tính chỉ tuân theo pháp
Chỉ những phần luật
quyết định dựa trên chứng
- Thẩm phán giải
cứ pháp lí của vụ án mới có quyết vụ án căn cứ vào các
giá trị bắt buộc để ra các quy định của pháp luật do
quyết định sau này. Phần cơ quan nhà nước có thẩm
nhận định chỉ dựa trên cơ quyền ban hành để xét xử
sở bình luận không có giá (Áp dụng luật)
trị bắt buộc đối với tòa án
- Không công nhận sử
cấp dưới
dụng án lệ trong xét xử tại
Không phải mọi phán Việt Nam
quyết của tòa án đều được
coi là án lệ mà chỉ có
phánquyết của tòa án cấp
cao trở lên đáp ứng các điều
kiện thì mới coi là án lệ
Yếu tố thời gian
không làm mất đi tính hiệu

lực của tiền lệ

Chức năng của Tòa án
(4)

Chế độ bổ nhiệm Thẩm
phán
(5)

- Tòa án có chức năng: xét - Tòa án (đại diện là các
xử, làm luật, lập chính sách thẩm phán) chỉ có chức
- Thẩm phán: xét xử, giải năng xét xử. Căn cứ vào các
quy định của luật sẵn có để
thích luật
giải quyết vụ án.
Thẩm phán được bổ
nhiệm từ những luật sư
tranh tụng và luật sư tư vấn
và được bổ nhiệm suốt đời.
Thẩm phán của Tòa hòa giải
có thể chỉ là những người có

Thẩm phán được bổ
nhiệm từ những người làm
việc trong ngành tòa án
thỏamãn những điều kiện về
thâm niên, đạo đức…
Chương trình đào tạo luật
| 22



Hệ thống tòa án nước Anh

sư và thẩm phán khác nhau.
Luật sư và thẩm phán Điều kiện trở thành luật sư
được đào tạo như nhau. và thẩm phán khác nhau
Thẩm phán chỉ là sự khẳng
Chế độ bổ nhiệm đơn
định thành công của luật sư giản. CATANDTC do Quốc
Chế độ bổ nhiệm phức hội bầu, Thẩm phán
tạp, tùy theo cấp tòa mà có TANDTC do Chủ tịch nước
nhiều chủ thể bổ nhiệm bổ nhiệm, Chánh án và
khác nhau: Tòa địa hạt thẩm TPTAND các cấp do
phán được bổ nhiệm do Nữ CATANDTC bổ nhiệm với
Hoàng với đề nghị của nhiệm kì cùng với nhiệm kì
chưởng ấn. Các thẩm phán ở của Quốc hội
uy tín.

3 phân tòa cấp cao thì được
Nữ Hoàng bổ nhiệm theo đề
nghị của thủ tướng chính
phủ
Thủ tục:
Thủ tục xét xử
(6)

Chỉ có một thủ tục xét xử
+ Bất thành văn: được áp duy nhất là thủ tục thành
(quy
định

dụng cho tòa án áp dụng văn
trongBLTTDS, BLTTHS…)
thông luật
+ Thành văn: áp dụng cho
Tòa án Công bình

Giá trị của bản án và quy
trình kháng cáo
(7)

Bản án sơ thẩm và phúc
thẩm đều có thể bị kháng
cáo, kháng nghị. Bản án
phúc thẩm của tòa cấp dưới
có thể bị xem xét lại và
quyết định của Viện Nguyên
lão mới là quyết định cuối
cùng. Kháng cáo - kháng
nghị có thể đưa lên tòa cấp
trên mà không phải là cấp
trên trực tiếp

Bản án sơ thẩm có thể bị
kháng cáo kháng nghị và
quyết
định,
bản
án
phúcthẩm có hiệu lực thi
hành ngay. Ở Việt Nam

kháng cáo, kháng nghị phải
được đưa lên Tòa Án cấp
trên trực tiếp giải quyết.

VD: Phán quyết của tòa địa
hạt có thể bị kháng cáo,
| 23


Hệ thống tòa án nước Anh

kháng nghị tới cấp cao hoặc
trực tiếp tới tòa phúc thẩm
Hình thức xét xử của Tòa
(8)

Tòa án nhà vua (Tòa án
Xét xử lưu động căn cứ
hình sự cao cấp): các thẩm vào vụ việc (đối với những
phán xét xử lưu động
vụ việc nghiêm trọng muốn
xét xử để mang tính răn đe)
Không có sự phân biệt rõ
Có sự phân định rạch ròi
ràng thẩm quyền ở từng cấp thẩm quyền theo từng cấp
tòa mà có sự phối hợp
tòa

Nguyên tắc phân chia thẩm
quyền (9)


VD: ở tòa dân sự thẩm
quyền chung có quyền xét
xử sơ thẩm và phúc thẩm
đồng thời có thẩm quyền
giải quyết vụ việc dân sự và
vụ án hs Lĩnh vực Hành
chính giao cho cơ quan xét
xử bán tư pháp (không có
tòa hành chính riêng)

VD: Tòa cấp huyện chỉ có
thẩm quyền xét xử sơ thẩm
Thẩm quyền đối với vụ án
HS, vụ việc dân sự được
trao cho các tòa chuyên
trách đảm nhiệm Ngoài Tòa
DS, HS ra còn có tòa Hành
chính

CÂU HỎI ÔN TẬP
1.Trình bày “cấp tòa” và “cấp xét xử” trong hệ thống Tòa án nước Anh.
2. Ở Anh chỉ có tòa án cấp trên mới có thẩm quyền tạo ra án lệ, tào án cấp dưới thì không, đúng
hay sai?
3. Luật do nghị viện Anh ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán ban ra, đúng hay
sai?
4. Tất cả các bản án của Tòa án cấp cao đều trở thành án lệ, đúng hay sai?

| 24



Hệ thống tòa án nước Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Micheal Bogdan, Luật So sánh. Nxb. Kluwer, Norstedts Juridik, Tano 2002.
[2] ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật So sánh. Nxb CAND
[3] Michel Fromont, các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, bản dịch của NXB tư pháp
[4] Đỗ Thị Mai Hạnh, Ph.D Thesis “Evaluation of the applicability of common law approaches
to precedent in Viet Nam”, ĐH Wollongong, nước Úc, năm 2011
[5] Một số website có liên quan

| 25


×