Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Phân tích một số chỉ tiêu (pH, DO, COD, NO3, NO2, NH4, Fe) trong mẫu nước mặ vùng hạ du sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 34 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt những kiến thức cơ bản cũng
như những kiến thức chuyên môn giúp em có được những kỹ năng cơ bản để phục
vụ cho quá trình thực tập cũng như quá trình làm việc sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Viện Địa lý- Viện Hàn lâm Khoa học và Công
Nghệ Việt Nam đã giúp em có môi trường thực tập tốt.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Tiến sĩ Lưu Thế Anh - Trưởng phòng phân
tích thí nghiệm tổng hợp đã tạo điều kiện tốt nhất để em học tập và thực hành trong
lĩnh vực chuyên môn của mình.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thạc sĩ Dương Thị Lịm, Thạc sĩ Nguyễn
Thị Lan Hương, Thạc sĩ Nguyễn Hoài Thư Hương, Thạc sĩ Nguyễn Thị Huế và các
cán bộ phòng phân tích thí nghiệm tổng hợp Viện Địa Lý đã chỉ bảo và hướng dẫn
em tận tình trong suốt thời gian em thực tập tại phòng, cho em nhiều kiến thức và kỹ
năng thực hành.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 12 tháng 4 năm 2015


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chức năng và nhiệm vụ chính của phòng phân tích tổng hợp Địa lý là tổ chức
nghiên cứa phân tích lý hóa, sinh học các dạng tài nguyên môi trường, đồng thời
nghiên cứu đánh giá định lượng các dạng tài nguyên đất và nước nhằm phục vụ cho


các phòng ban khác của viện. Bên cạnh đó phòng phân tích cũng liên hệ và giúp đỡ
các doanh nghiệp, trung tâm quan trắc, đơn vị và cá nhân trong cả nước về việc phân
tích các chỉ tiêu, các thành phần có trong môi trường đất và nước mà họ gửi đến nhờ
viện phân tích.
Vì vậy khi em đên thực tập tại phòng phân tích Địa lý đã có sẵn các mẫu và các
chỉ tiêu cần phải phân tích do các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân…gửi đến. Trong
đó có cả mẫu đất và mẫu nước từ nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian thực tập em
được làm phân tích các mẫu trên.
Do vậy em chọn chuyên đề “ Phân tích một số chỉ tiêu (pH, DO, COD, NO 3-,
NO2-, NH4, Fe) trong mẫu nước mặ vùng hạ du sông hồng” làm chuyên đề báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Nước mặt ở hạ du sông hồng.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khu vực hạ du sông Hồng
- Về thời gian: Thực hiện chuyên đề từ ngày 19/01/2015 đến ngày 10/04/2015.
Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu có liên quan đến chuyên đề
- Phươn pháp thống kê số liệu thu được
- Phương pháp phân tích số liệu để xác định hàm lượng một số chỉ tiêu trong
nước.
4


3. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng thu thập và tổng hợp tài liệu.
- Rèn luyện kỹ năng về chuyên môn xử lý phân tích mẫu.
- Đánh giá được hàm lượng một số chỉ tiêu trong nước mặt ở vùng hạ du sông hồng.

Nội dung
- Thu thập và tổng hợp tài liêu
- Phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm.

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1. VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ;
Tiền thân là Viện Khoa học Việt Nam được thành lập theo Nghị định 118/CP ngày
20/5/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Ngày 12 tháng 5 năm 2008,
Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 62/2008/NĐ-CP quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chức năng nghiên cứu cơ
bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của
Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công
nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo quy
định của pháp luật.
Viện là cơ quan sự nghiệp KH&CN hàng đầu của cả nước, có vị trí đầu tầu
trong hệ thống KH&CN quốc gia, thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản về
khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ một cách toàn diện, trình độ cao. Viện
KHCNVN luôn sẵn sàng tiềm lực khoa học công nghệ trình độ cao để đáp ứng các
đòi hỏi xử lý các vấn đề phát sinh của tình hình thực tiễn. Viện thực hiện đào tạo
nhân lực trình độ cao cho đất nước.
1.1.1. Chức năng
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng
trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý

khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất
nước theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Tính đến ngày 15/7/2009, Viện KHCNVN có: 30 Viện nghiên cứu và 7 đơn vị
sự nghiệp trực thuộc (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học tự nhiên và
công nghệ, Trung tâm Thông tin tư liệu, Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao
công nghệ, Trung tâm tin học, Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ và dịch vụ,
Trung tâm phát triển kỹ thuật và công nghệ thực phẩm), 9 doanh nghiệp nhà nước,
trên 20 liên hiệp sản xuất và đơn vị 35 trực thuộc các Viện chuyên ngành.
6


Các đơn vị của Viện đóng tập trung tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Nhà Trang, Đà Lạt, Huế.
Viện còn có hệ thống gần 50 đài, trạm quan trắc và cơ sở trạm trại thực nghiệm
phân bố trên khắp các vùng lãnh thổ, ven biển, hải đảo (Quảng Ninh, vùng núi phía
bắc, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, …) để khảo sát, điều tra, thu thập số
liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất, địa từ, địa động lực, địa lý, môi trường, tài
nguyên và thử nghiệm vật liệu.
1.1.3. Cơ sở vật chất
Viện được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng
bộ, nhiều PTN được trang bị các thiết bị nghiên cứu hiện đại (như máy công hưởng
từ hạt nhân 500MHz, Máy nhiễu xạ tia X, Kính hiển vi điện tử phân giải cao, máy
khối phổ plasma ICP-MS). Trong giai đoạn 2001-2006, Viện được đầu tư 4 phòng
thí nghiệm trọng điểm về Công nghệ Gen, Công nghệ mạng, về Vật liệu và linh kiện
điện tử và về Công nghệ tế bào thực vật. Nhiều cơ sở nghiên cứu đã và đang được
xây dựng. Chỉ tính trong 3 năm 2005-2007, tổng kinh phí XDCB của Viện đã đạt
trên 200 tỷ, với nhiều công trình được triển khai và chuẩn bị đưa vào khai thác như:
Khu thử nghiệm công nghệ Nghĩa Đô, Viện CN Môi trường, Viện Hoá học các

HCTN, PTN điện tử - lượng tử, Trạm nghiên cứu tổng hợp về tài nguyên và môi
trường miền Trung, …
1.1.4. Nhân lực khoa học
Đội ngũ cán bộ khoa học của Viện gồm 2464 cán bộ, viên chức, trong đó có
207 giáo sư, phó giáo sư, 673 tiến sĩ, tiến sĩ khoa học và 538 thạc sĩ. Ngoài ra còn có
gần 1200 cán bộ khoa học đang làm việc tại các đơn vị trực thuộc theo chế độ hợp
đồng dài hạn.
1.1.5. Các trọng tâm công tác của Viện hàng năm
Thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai, theo các Chương trình khoa
học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước, theo 9 hướng khoa học và công nghệ ưu
tiên cấp Viện, các dự án về điều tra cơ bản, bảo vệ môi trường và Biển đông - Hải
đảo, và một số nhiệm vụ đột xuất khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy mạnh triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ
vào phục vụ thực tiễn sản xuất và đời sống, bao gồm các dự án đề tài thuộc Chương
trình Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn, các dự án sản xuất thử nghiệm, các
hợp đồng sản xuất và dịch vụ khoa học và công nghệ của các đơn vị và các doanh
nghiệp nhà nước.
7


Thực hiện các nhiệm vụ đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng nghiên cứu khoa
học và công nghệ, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở làm việc, tăng cường trang
thiết bị nghiên cứu và xây dựng các phòng thí nghiệm, các khu sản xuất và thử
nghiệm.
Thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Viện, đặc biệt là nhiệm vụ quản lí,
sử dụng đúng và hiệu quả ngân sách nhà nước, mở rộng và tăng cường hợp tác quốc
tế, thông tin xuất bản, đẩy mạnh kết hợp nghiên cứu với đào tạo đại học và sau đại
học.
Viện đang chủ trì triển khai hoặc tham gia tích cực vào một số dự án quan trọng
của quốc gia:

-Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020: Dự án
chế tạo và phóng vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; Chương trình KHCN độc lập về công
nghệ vũ trụ; dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Hoà lạc.
-Dự án xây dựng Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.
-Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến
2010, tầm nhìn đến 2020: Điều tra khảo sát trên Biển Đông, hợp tác quốc tế trong
điều tra khảo sát Biển Đông...
-Triển khai thực hiện Quy chế quan sát cảnh báo động đất và sóng thần: Công
tác trực được thực hiện liên tục 24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần. Các trận
động đất ≥ 3.5 độ Richter xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam và Vịnh Bắc Bộ đều được
thông báo kịp thời cho các cơ quan hữu quan và trên phương tiện thông tin đại
chúng.
Các hướng KHCN trọng điểm của Viện đã được Chính phủ phê duyệt:
- Công nghệ thông tin và tự động hoá
- Khoa học và công nghệ vật liệu
- Nông nghiệp sinh thái và Công nghệ sinh học
- Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
- Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai
- Các hợp chất có hoạt tính sinh học
- Điện tử, cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ
- Biển và công trình biển
- Công nghệ môi trường
1.1.6. Những thành tựu nổi bật
Hàng năm, Viện chủ trì thực hiện hàng trăm đề tài thuộc các chương trình trọng
điểm cấp Nhà nước, cấp bộ và tương đương, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cơ sở
8


khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Viện đã ký kết hợp tác với nhiều nước trong khu vực và quốc tế như Viện Hàn

lâm khoa học của các nước Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... trong
nghiên cứu khoa học và chuyểngiao công nghệ cũng như về đào tạo cán bộ.
Viện đã kết hợp với các trường Đại học trong và ngoài nước đào tạo hàng trăm
tiến sĩ, thạc sĩ bổ sung cho lực lượng nghiên cứu khoa học của đất nước.
Trong những năm qua, 4 nhà khoa học lớn của Viện đã được Nhà nước trao
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, nhiều tập thể và cá nhân đă được tặng giải thưởng
Nhà nước về khoa học và công nghệ và các giải thưởng khoa học khác. Nhiều viện
nghiên cứu chuyên ngành đã được tặng thưởng Huân chương cao quý của Nhà nước.
Năm 2000, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã vinh dự được Nhà
nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Nhiều nhà khoa học quốc tế có
đóng góp lớn cho sự phát triển khoa học của Viện đã được Nhà nước CHXHCN Việt
Nam tặng thưởng Huân, Huy chương hữu nghị và nhiều phần thưởng cao quý khác.
1.2. VIỆN ĐỊA LÝ
Viện Địa lý là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số: 24/CP ngày 22/05/1993
của Chính phủ và Quyết định số 19/KHCNQG/QĐ ngày 19/06/1993 của Trung tâm
Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam. Với hơn 40 năm trưởng thành và phát triển, Cá nhân và tập thể Viện
Địa lý đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân, huy chương và các danh
hiệu cao quý khác. Huân chương lao động hạng Nhì (năm 2004), Huân chương lao
động Hạng nhất (năm 2008), Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ
(năm 2005), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2012), các giải VIFOTECH, bằng
Sáng tạo Khoa học và công nghệ, huân chương lao đông cho các cá nhân.
1.2.1. Chức năng
Nghiên cứu cơ bản về khoa học Địa lý và phát triển công nghệ theo các hướng
trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý tài
nguyên môi trường và xây dựng chính sách chiến lược, quy hoạch vùng lãnh thổ
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và đào tạo nhân
lực khoa học, công nghệ Địa lý có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp
luật.

Tổ chức công tác điều tra, nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng và biến động của môi trường Địa lý từng vùng lãnh
thổ trên phạm vi cả nước, phục vụ cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
9


phương và trung ương cho việc khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
Tổ chức đào tạo các cán bộ chuyên ngành Địa lý, tài nguyên môi trường, bản
đồ viễn thám.
1.2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực sau:
Nghiên cứu tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên và những vấn đề kinh tế xã hội liên quan nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc lập quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ và của cả nước, tham gia thẩm định các dự án kinh
tế kỹ thuật về khai thác tài nguyên và phân bố dân cư, tổ chức lãnh thổ.
Nghiên cứu, đánh giá và dự báo các biến động môi trường địa lý do tác động
của con người và của các quá trình tự nhiên khác nhằm đề xuất các phương án sử
dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ, cải tạo môi trường trong chiến lược lâu bền.
Ứng dụng các phương pháp hiện đại (Viễn thám, tin học, tự động hoá, bản đồ
học,...) trong nghiên cứu Địa lý.
Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các cơ sở sản xuất trong nước tổ chức
triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, thực hiện
chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nói trên từ nước ngoài vào Việt
Nam.
Tham gia đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học cộng nghệ về địa lý tài nguyên.
Tổ chức hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực Địa lý tài nguyên.
Xây dựng cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai,
ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến thuộc các lĩnh vực nghiên cứu của Viện.
Quản lý đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng và các tài sản khác của Viện.


10


1.3. PHÒNG PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM TỔNG HỢP ĐỊA LÝ.
Lãnh đạo phòng
Trưởng phòng:
TS. LƯU THẾ ANH
Phó trưởng phòng:
TS. DƯƠNG THỊ LỊM
Liên lạc:
Địa chỉ: Tầng 7, nhà A27, Viện Địa lý – Số 18 – Hoàng Quốc Việt- Cầu GiấyHà Nội
Email:
Số điện thoại: 043.7912359

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.


a. Chức năng, nhiệm vụ.
- Tổ chức nghiên cứu, thí nghiệm phân tích hóa lý, sinh học các dạng tài
nguyên môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, đánh giá định lượng các dạng tài nguyên đất và nước.
- Lựa chọn và xây dựng quy trình phân tích phù hợp phục vụ nghiên cứu địa lý,
tài nguyên và môi trường.

- Nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tiên tiến, tiêu chuẩn mới trong phân
tích môi trường.
- Phối hợp và liên kết với hệ thống thí nghiệm ở trạm nghiên cứu. Quản lý và
sử dụng có hiệu quả các thiết bị phân tích được giao.
- Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh giá
định lượng tài nguyên đất và nước.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân tích thí nghiệm địa lý, đánh giá định
lượng tài nguyên đất và nước.
b. Cán bộ của phòng:
TS. Lưu Thế Anh
Ths. Nguyễn Hoài Thư Hương
TS. Dương Thị Lịm
Ths. Nguyễn Thị Lan Hương
Ths. Nguyễn Đức Thành
Ths. Nguyễn Thị Huế
CN. Nguyễn Thị Hương Thúy
CN. Đặng Trần Quân
c. Các công trình tiêu biểu trong 20 năm gần đây:
Các đề tài, dự án các cấp: 11 đề tài
11


Các công trình công bố: 40 bài báo trên các Tạp chí khoa học quốc tế và quốc



gia






Công tác đào tạo: 04 ThS; 03 CN.
d. Các giải thưởng và phần thưởng KH&CN của tập thể và cá nhân:
02 Bằng khen của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
02 Bằng khen của BCH Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

12


CHƯƠNG II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1.TÌM HIỂU VỀ DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ NỘI QUY,
QUY TẮC AN TOÀN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
2.1.1. Dụng cụ thí nghiệm
- Chai thủy tinh.
- Bếp điện.
- Cân điện tử .
- Bình hút ẩm..
- Máy đo quang.,máy cất nước
- Cốc thủy tinh, bình tam giác các loại: 100ml, 500ml...
- Đũa thủy tinh.
- Ống đong 250ml.
- Cuvet.
- Pipet các loại 1ml, 2ml, 5ml, 10ml...
- Giấy lọc băng xanh, giấy đo pH.
- Máy phá mẫu.
- Bếp phá mẫu COD.
- Các thiết bị máy móc hiện đại.
2.1.2. Nội quy phòng thí nghiệm
Điều 1.Đọc kỹ quy trình thực hiện, nghiên cứu tài liệu và nắm rõ quy trình

trước khi làm thí nghiệm.
Điều 2. Phải mặc áo khoác thí nghiệm (Blouse) khi làm việc trong phòng thí
nghiệm; sử dụng bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, v.v) khi làm việc với chất
độc, chất dễ cháy, chất dễ nổ, axít, kiềm đặc…
Điều 3.Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, không đùa giỡn gây mất trật tự. Nếu làm
hư vỡ dụng cụ do cẩu thả, không đúng kỹ thuật thì phải bồi thường.
Điều 4. Tuân thủ tuyệt đối quy trình vận hành máy móc và thiết bị trong quá
trình làm việc tại phòng thí nghiệm. Ghi nhật ký sử dụng máy móc, thiết bị thí
nghiệm vào sổ nhật ký sau mỗi lần sử dụng.
Điều 5. Không được vứt giấy lọc, các chất rắn, axit, kiềm, các chất dễ cháy, dễ
bay hơi vào bồn nước rửa mà phải đổ đúng nới quy định của phòng thí nghiệm.
Điều 6. Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm.
Điều 7. Không tiếp khách phòng thí nghiệm.

13


Điều 8. Làm xong thí nghiệm, trước khi ra về phải rửa sạch dụng cụ, sắp xếp lại
hóa chất làm vệ sinh chỗ làm thí nghiệm, khóa điện nước xong, bàn giao cho tổ trực
trước khi ra về.
Điều 9. Thực hiện tiết kiệm điện, nước, vật tư, hóa chất; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
và ngăn nắp trong phòng.
2.1.3. Quy tắc an toàn phòng thí nghiệm
Tất cả các thí nghiệm có sử dụng chất độc dễ bay hơi, có mùi khó chịu, các khí
độc hoặc các axit đặc phải được tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió. Cần tìm
hiểu về các hoá chất dùng trong PTN để biết các đặc tính như: tính độc, khả năng
cháy, nổ,... để tránh xảy ra những sai sót khi tiến hành thí nghiệm, dẫn đến những
hậu quả đáng tiếc.
Làm việc với các chất độc.
- Các chất thuộc nhóm chất dễ cháy, dễ bay hơi bốc lửa là Et 2O, Me2CO, ROH,

dầu hoả, xăng, CS2, benzen,... Khi làm việc với chúng cần chú ý là chỉ được phép
đun nóng hay chưng cất chúng trên nồi cách thuỷ hoặc cách không khí trên bếp điện
kín.
- Không để gần nguồn nhiệt, cầu dao điện,...
- Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy thì cần thực hiện trong dụng
cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu.
Làm việc với các chất dễ nổ:
- Khi làm việc với các chất như H2, kiềm (kim loại & dung dịch),
NaNH2/KNH2, axit đặc, các chất hữu cơ dễ nổ (đặc biệt là các polynitro)... cũng như
khi làm việc dưới áp suất thấp hay áp suất cao cần phải đeo kính thủy tinh (làm bằng
thuỷ tinh hữu cơ) để che chở cho mắt và các bộ phận quan trọng trên gương mặt.
- Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn đang
đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không lưu ý
vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và luôn
chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng axit
đặc hoặc kiềm đặc.
Lưu ý: Không được cúi đầu về phía các chất lỏng đang đun sôi hoặc chất rắn
đang đun nóng chảy để tránh bị hoá chất bắn vào mặt (có nhiều trường hợp không
lưu ý vấn đề này). Khi đun nóng các dung dịch trong ống nghiệm phải dùng cặp và
luôn chú ý quay miệng ống nghiệm về phía không có người, đặc biệt là khi đun nóng
axit đặc hoặc kiềm đặc. Phải biết chỗ để và sử dụng thành thạo các dụng cụ cứu hoả,
14


-

-

-


các bình chữa cháy và hộp thuôc cứu thương để khi sự cố xảy ra có thể xử lí nhanh
chóng và hiệu quả.
2.2. Kết quả tìm hiểu về quy trình phân tích các chỉ tiêu
2.2.1. Xác định pH
Độ pH là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng nước, nó là đại lượng đặc
trưng cho tính chất của môi trường nước.
Quy trình xác định pH
- Lấy khoảng 50ml mẫu nước ra cốc
- Dùng Precisa pH900 để đo pH:
Nhúng ngập đầu đo xuống dưới phần nước trong cốc, khi đó máy sẽ hiển thị kết
quả pH, để ổn định đến khi thấy kết quả pH không nhảy số nữa thì đọc kết quả được
hiển thị trên máy.
2.2.2. Xác định DO bằng phương pháp Winker cải tiến (TCVN 7324:2004)
DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước. Thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo.
a. Phạm vi áp dụng
Phương pháp này dùng cho mọi loại nước có nồng độ oxy hòa tan từ 0,2 mg/L đến
gấp đôi nồng độ oxy bão hòa (khoảng 20mg/L) khi không có các chất cản trở.
Các chất hữu cơ như dễ bị oxy hóa: tanin, axit humic, lignin cản trở việc xác định.
Cách loại bỏ: Dùng phương pháp đo đầu điện hóa
b. Nguyên tắc
Cho dung dịch hỗn hợp (OH- + I- ) và muối mangan (II) + vào mẫu tạo ra kết tủa
Mn(OH)2
Mn2+ + 2OH- -> Mn(OH)2 ↓ (trắng)
Kết tủa này lập tức bị oxi hòa tan trong nước oxy hóa thành hợp chất MnO(OH) 2 có
màu nâu
MnO(OH)2 + O2 -> 2 MnO(OH)2 ↓ (nâu)
Trong môi trường axit, hợp chất này có khả năng oxi hóa I- để tạo ra I-3
Mn(OH)2 +2H+ -> Mn2+ + 2H2O
MnO(OH)2 +4H+ + 2 I- -> Mn2+ + I-3 + 3H2O

- Chuẩn độ lượng I-3 tạo ra bằng dung dịch chuẩn Na 2S2O3 từ đó sẽ tính được
hàm lượng oxi hòa tan trong mẫu nước
I-3 +2S2O3 -> 3 I-3 + S4O62c. Hóa chất

15


- Dung dịch Mn(II): Hòa tan 480g MnSO 4.4H2O trong nước cất và định mức
1lít (dung dịch này phải không màu với hồ tinh bột khi thêm dung dịch KI vào).
- Dung dịch thuốc thử:
Hòa tan 350g KOH và 150g KI trong nước định mức 1lít;
Hòa tan 10g Na3N trong 40ml nước cất;
Trộn đều hai dung dịch trên thu được hỗn hợp thuốc thử.
- H2SO4 đặc, 1ml tương ứng với 6ml hỗn hợp thuốc thử.
- Hồ tinh bột: Hòa tan 2g hồ tinh bột và 0,2g axit salicylic trong 100ml nước
nóng.
- Dung dịch Na2S2O3 0,025M: Hòa tan 6,205g Na2S2O3.5H2O trong nước. Thêm
1,5ml NaOH 6N (hoặc 0,4g NaOH rắn) định mức 1 lít.
d. Quy trình
Cố định oxy
Ngay khi lấy mẫu, tốt nhất là ở ngay hiện trường lập tức thêm 1ml dung dịch
Mn(II) và 1ml thuốc thử (cần chú ý không được cho không khí lọt vào);
Lật ngược bình vài lần để trộn đều cho kết tủa tạo thành hoàn toàn, cần để yên
ít nhất 5 phút rồi lại trộn đều bằng cách đảo ngược bình để đảm bảo ôxy trong mẫu
đã được cố định hoàn toàn. Để mẫu vào nơi tối không có ánh sáng (túi nilong đen).
Chuẩn độ
Thêm vào bình mẫu đã được cố định oxy 1ml H 2SO4 đặc, lắc đều. Lấy 200ml
mẫu vào bình tam giác 500ml chuẩn độ bằng dung dịch Na 2S2O3 cho tới khi mẫu có
màu vàng rơm, thêm vài giọt hồ tinh bột chuyển thành màu xanh đen, tiếp tục chuẩn
độ tới khi mất màu xanh đen chuyển sang mất màu.

e. Tính kết quả

CN : Nồng độ dung dịch Na2S2O3
V2 : Thể tích dung dịch Na2S2O3 tiêu tốn
V1: Thể tích mẫu đem chuẩn độ
Nhận xét: Quy trình trên giống với quy trình em đã được học ở trường.
2.2.3. Xác định COD bằng phương pháp chuẩn độ (hồi lưu đóng) (TCVN
6491:1999)
a. Nguyên tăc
16


Trong môi trường axit H2SO4 đặc, xúc tác Ag2SO4 chuẩn độ lượng dư
K2Cr2O7 bằng dung dịch muối Morh với chỉ thị feroin, tại điểm cuối chuẩn độ dung
dịch chuyển từ màu xanh lục qua màu nâu đỏ.
b. Phạm vi áp dụng
Áp dụng phân tích COD đối với nước có COD từ 30mg/l – 700mg/l . Nếu
giá trị COD vượt quá 700mg/l thì cần phải pha loãng mẫu. Giá trị COD nằm trong
khoảng 300mg/l – 600mg/l và hàm lượng Cl- < 1000mg/l.
c. Hóa chất
- Dung dịch ôxy hóa: Thêm 500ml nước cất vào 10,216g K 2Cr2O7 chuẩn sạch
sấy khô ở 1050C trong 2h + 167ml H2SO4 đặc +33,3g H2SO4, làm lạnh về nhiệt độ
phòng và định mức 1 lít;
- Tác nhân H2SO4: 5,5g Ag2SO4 trong 1kg H2SO4 đặc;
- Axit sunfamic: 10mg ứng với 1mg NO2-;
- Dung dịch KHP tiêu chuẩn: 425mg HOOCC6H4COOK trong 1lít nước;
- Dung dịch chất chỉ thị Ferroin: Hòa tan 1,485g 1,10 – phenanthroline
monohydrate và 695 mg FeSO4.7H2O trong nước định mức 100ml;
- Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0.0417M: Hòa tan 12,259g K 2Cr2O7 sấy khô ở
0

103 C trong 2h, định mức bằng nước cất đến 1lít;
- Dung dịch chuẩn Fe2+ 0,025N: Hòa tan 9,8g Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong nước
cất + 2ml H2SO4 đặc và định mức 1lít;
- Chuẩn lại bằng K2Cr2O7: Hút 10ml K2Cr2O7 chuẩn đưa thể tích về 100ml +
30ml H2SO4 đặc. Chuẩn muối Morh với chỉ thị là ferroin (2-3 giọt);
Nồng độ phân tử gam Fe : CN = VK2Cr2O7chuẩn* 0,25/VFe2+tiêu tốn (ml)
d. Quy trình: Lượng mẫu lấy tỉ lệ theo bảng:
Ống oxy
ml mẫu
Dung
Tác nhân
Tổng thể
hóa
dịch oxy hóa
oxy hóa
tích
16*100m
2,5
1,5
3,5
7,5
m
Đưa thể tích mẫu vào ống + dung dịch ôxy hóa.Cẩn thận thêm tác nhân
H2SO4.Lắc đều hỗn hợp. Đưa ống vào tủ 150 0C đun hồi lưu trong 2h. Làm lạnh về
nhiệt độ phòng, sau đó chuẩn bằng muối Morh với chỉ thị là Ferroin.

17


e. Tính kết quả

CN: Nồng độ muối Morh chuẩn độ
V1: Thể tích muối Morh tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu trắng
V2: Thể tích muối Morh tiêu tốn khi chuẩn độ mẫu phân tích
Vmẫu: Thể tích mẫu đem phân tích
Nhận xét: Quy trình trên giống với quy trình phân tích em được học ở trường.
2.2.4. Xác định Nitrit (SMEWW 4500-NO2-)
Nitrit là dạng Nitơ trung gian của 2 quá trình: Quá trình nitrat hóa và quá trình
phản nitrat hóa. Nitrit là ion dễ biến đổi vì vậy cần xác định ngay khi lấy mẫu.
Để xác định NO2- ta có thể sử dụng 2 phương pháp là: Phương pháp sắc ký ion
và phương pháp so màu.
Tùy thuộc vào điều kiện trang thiết bị của từng phòng phân tích để có thể lựa
chọn phương pháp thích hợp.
Trong chuyên đề này phòng Phân tích Thí nghiệm Tổng hợp – Viện Địa lý –
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chọn phương pháp so màu bằng
thuốc thử Griss để xác định nồng độ NO2- trong mẫu nước.
a. Nguyên tắc
Trong môi trường axit, ion NO2- phản ứng với axit sunfanilic và anpha
naptylamin tạo thành hợp chất có màu hồng.
So màu ở bước sóng λ=543nm.
Khoảng xác định của phương pháp này là 0,01 đến 1mg N/l.
Chú ý: Nếu mẫu có nồng độ đặc thì xác định bằng phương pháp pha loãng
mẫu.
b. Các yếu tố ảnh hưởng và cách loại trừ
- Ảnh hưởng của sự vẩn đục và màu của nước
Cách loại trừ: Tiến hành lọc qua giấy lọc băng xanh trước khi đi phân tích.
- Lượng Cl- lớn hơn 3000mg/l cũng ảnh hưởng đến quá trình xác định.
Cách loại trừ: Cần loại bỏ bằng cách kết tủa với Ag2SO4
c. Hóa chất
Thuốc thử Griss : Lấy 800ml nước vào bình định mức 1000ml, thêm 100ml
H3PO4 85% và 10g sunfanilamide, lắc cho tan hoàn toàn, thêm 1g N-(1-naphthyl)ethylenediamine dihydrochloride. Hòa tan hỗn hợp hoàn toàn sau đó định mức

1000ml. Dung dịch bền trong một tháng khi được bảo quản trong chai tối màu để
trong tủ lạnh.
18


Dung dịch nitrit gốc: Hòa tan 1,232g NaNO2 trong nước và định mức 1000ml;
dung dịch có hàm lượng 250mgN/l. Bảo quản với 1ml CHCl 3. (Bảo quản trong 6
tháng).
Dung dịch chuẩn trung gian: Lấy 50ml (3.2.2) dung dịch gốc định mức 250
ml bằng nước, dung dịch có nồng độ 50mgN/l. (Dùng trong ngày).
Dung dịch chuẩn làm việc: Hút 10 ml dung dịch trung gian (3.2.3) định mức
100 ml bằng nước cất, dung dịch có nồng độ 5mgN/l. (Dùng trong ngày).
d. Quy trình
Xây dựng đường chuẩn:
- Dung dịch chuẩn gốc có nồng độ 250mg N/l được pha từ muối NaNO 2
- Sấy khô ở 1050C trong 2 giờ.
- Dung dịch làm việc trung gian có nồng độ 50mg N/l được pha loãng từ dung
dịch gốc.
- Xây dựng đường chuẩn có nồng độ 5mg N/l được pha từ dung dịch trung gian.
- Đường chuẩn có nồng độ lần lượt là 0; 0,05; 0,1; 0,2; 0,4; 0,8 mgN/l.
Xác định hàm lượng nitrit trong mẫu nước:
- Hút 25ml mẫu đã lọc vào bình định mức 50ml + 1ml thuốc thử lắc đều
- Sau đó định mức tới vạch, để yên sau 20 phút
- Đem so màu bước sóng λ=543 nm trên máy Jasco UV-VIS 530.
- Tiến hành làm thang chuẩn song song với mẫu.
e. Tính kết quả

Cđo: Nồng độ NO2- xác định được theo đường chuẩn
Vđm: Thể tích định mức mẫu
Vm : Thể tích mẫu đem phân tích

Nhận xét: Từ quy trình xác định NO2- ở trên và quy trình em đã được học tại
trường em nhận thấy rằng có ự giống và khác nhau:
Giống nhau: Cả hai quy trình sử dụng phương pháp trắc quang với thuốc thử
Giss.
Khác nhau:
- Tại trường: dung dịch thuốc thử bao gồm 4 – aminobenzen sufnamid pha vơi
dung dịch H3PO4. Sau đó thêm vào N-(1naphtye)-1,2 diamonietan dihirochorua.
- Tại viện địa lý: dung dịch thuốc thử bao :pha H3PO4 85% và sunfanilamide,
lắc cho tan hoàn toàn, thêm N-(1-naphthyl)-ethylenediamine dihydrochloride.
19


2.2.5. XÁC ĐỊNH AMONI (TCVN 6179-1:1996)
a. Nguyên tắc
Indophenol tác dụng với NH4+ thành hợp chất có màu xanh da trời, xúc tác bởi
natrinitroprusside.
b. Các yếu tố ảnh hưởng và cách loại trừ
- Ảnh hưởng bởi hợp chất của Ca2+, Mg2+, loại ảnh hưởng bằng quá trình kết tủa
ở pH cao;
- Độ đục được loại bỏ bởi quá trình lọc;
- Nếu có mặt H2S loại bằng các axit hóa mẫu đến pH=3 bằng HCl.
c. Hóa chất
- Phenol: 11,1ml phenol(>= 89%) hòa tan trong cồn 95% định mức 100ml.
- Natri nitroprussde 0,5%: Hòa tan 0,5g natri nitroprussde trong 100ml nước
cất. Để trong bình tối bảo quản trong 1 tháng.
- Kiềm citrate: Hòa tan 200g trisodium citrate và 10g NaOH trong nước định
mức 1 lít.
- Natri hypochlorite: 5% NaOCl.
- Dung dịch oxy hóa 100ml kiềm citrate + 25ml NaOCl 5%
- Dung dịch amoni gốc 1000mgN/l: Hòa tan 3,819g NH 4Cl trong nước định

mức 1 lít
d. Quy trình xác định
Xây dựng thang chuẩn
Chuẩn bị thang chuẩn làm việc 10mgN/l.
Chuẩn bị 5 bình định mức 50ml đánh số thứ tự từ 0-4
STT
0
1
2
3
4
C làm việc (mgN/l)
0
0,05
0,1
0,2
0,4
Vhút từ dd làm việc 10mgN/l ( ml)
0
0,25
0,5
1
2
Dung dich Phenol (ml)
0,2
Dung dịch Natri nitroprusside (ml)
0,2
Dung dịch oxy hóa (ml)
0,5
Định mức bằng nước cất tới vạch, để yên sau 1h đo quang ở bước sóng 640nm

- Hút 25ml mẫu vào bình định mức 50ml + 0,2ml dung dịch phenol + 0,2ml
dung dịch natri nitroprusside + 0,5ml dung dịch oxi hóa.
- Định mức vào bình định mức 50ml
- Để yên ở nhiệt độ phòng sau 1 giờ đo quang bằng máy UV-VIS ở λ= 640nm.
e. Tính kết quả
20


Từ phương trình đường chuẩn: y= ax – b (y là abs, x là nồng độ NO2- đo
được).
Cđo: Nồng độ NH4+ xác định được theo đường chuẩn
Vđm: Thể tích định mức mẫu
Vm : Thể tích mẫu đem phân tích
Nhận xét: Quy trình trên giống với quy trình em được học ở trường
2.2.6. Xác định sắt (SMEWW 3111-Fe B:2012)
a. Nguyên tắc
Xác định hàm lượng sắt trong mẫu nước bằng phương pháp đo hấp thụ nguyên
tử trên máy Perkin Elmer Analyst 200 ở bước sóng 248,3nm, ngọn lửa không khí –
axetylen.
Khoảng tuyến tính của phương pháp là từ 0,02 đến 10mg Fe/l.
b. Hóa chất
- Dung dịch Fe tiêu chuẩn gốc 1000mg Fe/l thương mại của Merk
- Dung dịch làm việc 50mg Fe/l được pha từ dung dịch tiêu chuẩn bằng dung
dịch axit HCl 2%.
c. Quy trình
Xây dựng thang chuẩn:
Đường chuẩn gồm các điểm 0; 0,5; 1; 1,5; 3mg Fe/l.
Chuẩn bị 5 bình định mức 50ml
Nồng độ
Vhút (50mg/l)


0
0,5
1
1,5
3
0
0,5
1
1,5
3
Định mức tới vạch bằng dung dịch axit HCl 2%
Phân tích mẫu:
- Hút 100 ml mẫu cho vào bình tam giác chịu nhiệt.
- Thêm 2ml dung dịch axit HCl đặc. Đun trên bếp cách cát đến gần can.
- Để nguội rồi định mức vào bình định mức 10ml bằng dung dịch axit HCl 2%.
Đem mẫu và thang chuẩn đo phổ hấp phụ nguyên tử ở bước sóng 248,3 nm.
e. Tính kết quả
Từ phương trình đường chuẩn Abs
Cđo: Nồng độ Fe xác định được theo đường chuẩn
Vđm: Thể tích định mức mẫu
Vm : Thể tích mẫu đem phân tích
21


Nhận xét:
Quy trình em đã được học và quy trình ở trên sử dụng hai phương pháp khác nhau.
-Tại trương: em phân tích chỉ tiêu Fe bằng phương pháp trắc quang , lấy mẫu
phân tích đi so màu .
- Tại viện địa lý: phân tích chỉ tiêu Fe bằng phương pháp đo phổ hấp thụ

nguyên tử ở bước sóng 248,3 nm.

-

2.2.7. Quy trình làm NO3-: Phương pháp trắc quang dùng axit
sunfosalixylic (TCVN 6180:1996)
a. Nguyên tắc:
- Đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi phản ứng của axit
sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat và axit sunfuric vào
mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm.
- Dinatri dihidro etylendinitrilotetraaxetat (EDTANa) được thêm vào với kiềm
để tránh kết tủacác muối Ca và Mg. Natri nitrua được thêm vào để khắc phục sự
nhiễu của nitrit.
b. Phạm vi áp dụng
Xác định hàm lương ion nitrat đối với mẫu nước thô và nước sinh hoạt, các
mẫu có hàm lượng NO3- nằm trong khoảng 0,2mg N/l – 25mh N/l.
b. Hóa chất
- Dung dịch natri salixylat nồng độ 10g/l: Hòa tan 1g natri salixylat (HO-C 6H4COONa) trong 100ml nước cất. Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh hoặc chai
polyetylen (pha hàng ngày).
- Hỗn hợp NaOH và EDTA (để được lâu): 400g NaOH hòa trong 1600ml (rất
nóng). Phải đi gang tay và đeo kính cẩn thận. Để nguội rồi cho 100g EDTA vào hòa
tan trong dung dịch kiềm đã để nguội. Định mức 2lít.
c. Quy trình xác định:
Phân tích mẫu
Trước khi phân tích phải lọc mẫu để loại bỏ cặn
Hút 25ml mẫu (hoặc ít hơn tùy loại mẫu) cho vào cốc thể tích 100ml
Thêm vào mẫu 1ml dung dịch natri salixylat, lắc nhẹ cho đều hỗn hợp
Cô cạn trên bếp cách thủy
Lấy ra và cho 1ml H2SO4 đặc để phản ứng xảy ra. Lắc nhẹ cho tan hết cặn. Nếu thấy
có khói trắng bốc lên thể hiện mẫu có mặt Clo. Khói trắng đó là HCl tạo thành và

bay lên. Khi đó phải cho thêm H2SO4 đặc để đuổi hết Clo và đủ H2SO4 để tham gia
22


-

-

phản ứng. Phải ghi lại lượng H2SO4 đặc thêm vào để sau này còn tăng thêm thể tích
hỗn hợp NaOH/EDTA vào mẫu cho đủ lượng kiềm.
Cho vào mỗi mẫu khoảng 5ml nước cất
Cho 10ml hỗn hợp NaOH/EDTA, màu vàng hiện lên rất nhanh và nhạy (mẫu nào đã
cho nhiều H2SO4 đặc thì phải cho thêm thuốc thử này.
Sau đó định mức 25ml và sau 10 phút đo trên máy UV-VIS tại bước sóng 410nm.
Thang chuẩn
Dung dịch chuẩn gốc nồng độ 1000mgN/l: Hòa tan 7,215g KNO 3 (đã sấy khô ở
1050C trong 2h) định mức 1lít. Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh và để không
quá 2 tháng.
Dung dịch chuẩn I 100mgN/l: Hút 5ml dung dịch gốc 1000mgN/l định mức 50ml.
Bảo quản dung dịch trong chai thủy tinh không quá 1 tháng.
Hút 20ml dung dịch 100mgN/l định mức 100ml được dung dịch nồng độ 20mgN/l
Dựng thang chuẩn làm việc 0;0,25;0,5;1;1,5 mgN/l
C làm việc ( mg N/l)
Vhút làm việc (ml) cho vào cốc

0

0,25

0,5


1

1,5

chịu nhiệt
Dung dịch Natri salixylat (ml)
1ml
Đun trên bếp cách cát đến can. (không để cháy) lấy ra để nguội
Axit H2SO4 đặc
1 ml, lắc cho tan hêt cặn
Nước cất
5ml
Dung dich EDTA/NaOH
10ml
Chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức 50ml, định mức tới vạch bằng
nước cất, để yên 30 phút sau đó đem so màu bằng máy UV-VIS tại bước sóng
410nm
d. Tính kết quả

Cđo: Nồng độ NO3- xác định được theo đường chuẩn
Vđm: Thể tích định mức mẫu
Vm : Thể tích mẫu đem phân tích
Nhận xét: Quy trình trên giống với quy trình em được học ở trường
2.3. Kết quả phân tích
Kết quả được so sánh với QCVN 08 : 2008/BTNMT : Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước mặt – cột B
Bảng 1. Kết quả chỉ tiêu pH trong nướce
23



STT

Vị trí lấy mẫu

1.

01 Ngã 3 BHac

2.

02.ĐA Cầu Đôi

3.

03. Tam Xá

4.

04. Long Tửu
(hạ lưu trạm bơm)
05. Cầu Da

5.

pH
7,25
7,03
7,22
7,09

7,26

QCVN 08: 2008
( 5,5 – 9)
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Theo QCVN 08 : 2005 cả năm địa điểm lấy mẫu phân tích pH đều không vượt
quá giới hạn cho phép của quy chuẩn.
Bảng 2. Kết quả chỉ tiêu DO trong nước
QCVN 08:2008
STT

Vị trí lấy mẫu

1.

01 Ngã 3 BHac

2.

02.ĐA Cầu Đôi

3.

03. Tam Xá


4.

04. Long Tửu
(hạ lưu trạm bơm)
05. Cầu Da

5.

DO (mgO2/l)
9,15
4,20
10,00
6,40
9,00

mg/l)
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Theo QCVN 08 : 2005 cả năm địa điểm lấy mẫu phân tích DO đều không vượt
quá giới hạn cho phép của quy chuẩn.
Bảng 3. Kết quả chỉ tiêu COD trong nước
QCVN 08:2008
STT

Vị trí lấy mẫu


1.

01 Ngã 3 BHac

2.

02.ĐA Cầu Đôi

3.

03. Tam Xá

4.

04. Long Tửu

COD (mgO2/l)
44
36
44
34
24

mg/l)
Vượt
Vượt
Vượt
Vượt



5.

(hạ lưu trạm bơm)
05. Cầu Da

46

Vượt

Theo QCVN 08 : 2005 cả năm địa điểm lấy mẫu phân tích COD đều vượt quá
giới hạn cho phép của quy chuẩn.Nên mẫu nước ở nhưng địa điểm này có nhiều chất
hữu cơ.
Bảng 4 . Kết quả chỉ tiêu NO2- trong nước
QCVN 08:2008
STT
1.

01 Ngã 3 BHac

2.

02.ĐA Cầu Đôi

3.

03. Tam Xá

4.

04. Long Tửu

(hạ lưu trạm bơm)
05. Cầu Da

5.

NO2- (mgN/l)

Vọ trí lấy mẫu

0,048
0,886
0,062
0,292
0,034

mg/l)
Vượt
Vượt
Vượt
Vượt
Đạt

Theo QCVN 08 : 2005 có bốn địa điểm lấy mẫu phân tích NO 2- vượt qua giới
hạn cho phép của quy chuẩn, riêng mẫu tại đại điểm Cầu Da là nằm trong giới hạn
cho phép.
Bảng 5. Kết quả chỉ tiêu amoni trong nước
QCVN 08:2008
STT

+

4

Vị trí lấy mẫu

NH (mgN/l)
mg/l)
Đạt
Đạt
Đạt
Vượt

1.
2.
3.
4.

01 Ngã 3 BHac
0,032
02.ĐA Cầu Đôi
0,348
03. Tam Xá
0,038
04. Long Tửu
0,964
(hạ lưu trạm bơm)
5.
05. Cầu Da
0,084
Đạt
Theo QCVN 08:2005 thì có bốn vị trí lấy mẫu nằm trong khoảng giới hạn cho

phép. Còn địa điểm Long Tửu có nồng độ NH4+ vượt quá mức cho phép 1,928 lần.
Bảng 6. Kết quả chỉ tiêu Sắt trong nước
STT

Vị trí lấy mẫu

Fe (mg/l)
25

QCVN 08:2008


×