Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

SỬ DỤNG SÁCH TRANH TRONG HỖ TRỢ CÁ NHÂN NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.11 KB, 5 trang )

TIỂU LUẬN
SỬ DỤNG SÁCH TRANH TRONG HỖ TRỢ CÁ NHÂN NHẰM
TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH CÓ
KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC
PHẦN 1: Mở đầu
1. Nội dung đề tài:
Chương 1: Mô tả khái quát vấn đề, thực trạng, nguyên nhân các tồn tại và vướng
mắc trong quá trình giảng dạy cho học sinh có vấn đề về đọc.
Chương 2: Đưa ra các giả thuyết giải pháp thực hiện nhằm khắc phục các tồn tại
trong quá trình dạy.
Chương 3: Kết quả đạt được khi thực hiện tốt các giải pháp đề ra.
2. Lý do nghiên cứu đề tài:
Nhằm phục phục cho việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn, khắc phục được tình
trạng học sinh có KKVĐ đặc biệt là những HS gặp khó khăn về vấn đề ước lượng
không gian, thời gian, đo lường và thực hiện các phép tính số học, khó khăn trong
việc lĩnh hội khái niệm trừu tượng về so sánh số lượng, khó tính toán, khó đọc.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Từ việc nghiên cứu để có thể sử dụng sách tranh trong việc tăng khả năng đọc
hiểu cho học sinh có khiếm khuyết về đọc được tốt hơn và hiệu quả cao hơn.
PHẦN 2: Nội dung
Chương 1: Mô tả khái quát vấn đề, thực trạng, nguyên nhân các tồn tại và
vướng mắc trong quá trình giảng dạy cho học sinh có khiếm khuyết về đọc.
1. Khái niệm
Khó khăn về đọc chỉ một nhóm người mắc chứng rối loạn biểu hiện ở những vấn đề
gặp phải trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ ở các kỹ năng nghe, nói, đọc,
viết, suy luận dẫn đến khó đọc.


2. Nguyên nhân

HS có khiếm khuyết về đọc có nhiều nguyên nhân như có khiếm khuyết về trí tuệ,


khó khăn về việc học, tự kỷ…, những HS gặp khó khăn về vấn đề ước lượng không
gian, thời gian, đo lường và thực hiện các phép tính số học, khó khăn trong việc lĩnh
hội khái niệm trừu tượng về so sánh số lượng.
3. Phát hiện dấu hiệu KKVĐ
Nghi ngờ nếu xuất hiện ít nhất 2 trong 10 biểu hiện sau
1. Thường lảng tránh nhiệm vụ đọc, viết, tính toán.
2. Khó khăn khi gặp nhiệm vụ tóm tắt và khái quát thông tin.
3. Dành quá ít hoặc quá nhiều thời gian cho những vấn đề tiểu tiết.
4. Làm bài với tốc độ chậm.
5. Khó khăn khi phải đối mặt với sự thay đổi môi trường.
6. Khả năng ghi nhớ kém và khó chỉ ra cách để ghi nhớ.
7. Khó trả lời những câu hỏi dạng mở hoặc thiếu cấu trúc.
8. Bài viết luôn sai nhiều lỗi chính tả.
9. Khả năng đọc hiểu không tốt. Thường hiểu sai nội dung văn bản vừa đọc.
10. Khó khăn trong việc hiểu những khái niệm trừu tượng.
4. Đặc điểm
4.1. Đặc điểm nhận thức
- Biện pháp tăng cường khả năng ghi nhớ các chỉ dẫn
- Chia chỉ dẫn thành từng phần nhỏ hơn.
-Chỉ dẫn rõ ràng, ngắn gọn và đầy đủ.
-Ghi lại các chỉ dẫn của mình bằng cách ghi âm.
-Kết hợp chỉ dẫn bằng lời với sử dụng các đồ dùng trực quan, sách tranh và ảnh.
-Cho nhiều ví dụ với mỗi chỉ dẫn.
-Nhắc đi nhắc lại chỉ dẫn nhiều lần.
-Yêu cầu HS nhắc lại chỉ dẫn.
-Cho HS ngồi gần một HS học khá và có khả năng hợp tác tốt.
-Theo dõi và điều chỉnh trong suốt quá trình HS thực hiện theo chỉ dẫn.
-Biện pháp giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ bài tập, tài liệu
-Hướng dẫn HS cách sử dụng vở để ghi, chép.
-Hướng dẫn HS sử dụng các túi khác nhau để đựng tài liệu cho từng môn học.

-Kiểm tra vở HS một cách thường xuyên.
-Viết các bài tập lên bảng để HS có thể nhìn và chép lại.
-Luôn có các tài liệu dự trữ để phát thêm cho HS trong những trường hợp cần thiết.


-Phát thêm phiếu bài tập HS cho cha, mẹ hoặc người chăm sóc chính để họ tiếp tục hỗ
HS tại gia đình.
-Khen thưởng (bằng điểm số, xếp loại..) khi HS mang đúng sách vở, tài liệu và bút
đến lớp.
-Trả HS những bài tập đã được sửa, chữa.
4.2. Đặc điểm xã hội và cảm xúc
- Cảm giác buồn chán, không động cơ
- Hành vi bất thường, rối loại cảm xúc
5. Dạy học sinh có KKVĐ
5.1. Phương pháp
Xác định đối tượng trẻ
Phân tích mức độ của nhiệm vụ dạy học
Tiếp tục thực hiện như không có điều gì xảy ra?
Giao cho HS nhiệm vụ khác?
Dạy HS các phần chính của nhiệm vụ định giao?
Dạy trước các kĩ năng tiên quyết…
5.2. Điều chỉnh
- Giảm quy mô chương trình khi thấy không đạt hiệu quả mong muốn trong 1 khoảng
thời gian đã định.
- Sử dụng PPDH tích cực, tăng sử dụng tranh ảnh nhằm tạo sự hứng thú và tò mò cho
học sinh, sau đó hướng HS vào sách.
Giảm quy mô chương trình:
- Xác định cái chính yếu cần thiết với HS theo nội dung bài dạy.
- Sử dụng chương trình chức năng bổ trợ
5.3. Dạy học các đối tượng có KKVĐ

5.3.1. HS khó đọc
Khái niệm
Phân loại: khó khăn nhận thức âm vị và khó khăn tri giác chữ viết.
Biểu hiện:
Đọc thành tiếng thường bỏ từ, đảo từ, đọc sai…
Khó khăn với thời gian lưu giữ và khái niệm về thời gian khi làm một công việc nhất
định.
Khó khăn với các kỹ năng tổ chức.
HS khó đọc có thể không nhìn thấy (và đôi khi không nghe) thấy sự giống nhau hoặc
khác nhau giữa các chữ, âm, từ..; khoảng cách giữa các con chữ, các từ vì thế HS


không thể nhận ra các hình dạng con chữ, âm thanh ra các cách phát âm của một từ
không quen.
- Phương pháp và kĩ thuật dạy HS khó đọc
Đọc đảo ngược chữ cái khi
* Quên vị trí, bỏ dòng, lặp dòng
* Hay ngáp và dụi mắt
* Khó hiểu được lời nói
* Không phân biệt được âm thanh
* Không biết lọc tạp âm
* Không nghe được thông tin dài
Một số kỹ thuật do giáo viên đưa vào để trợ giúp HS
5.3.2. Dạy học hòa nhập HS khó viết
Khái niệm: từ việc khó đọc dẫn tới HS khó viết
Phân loại: KV do KĐ, KV do vận động, KV do khả năng định hướng không gian
Biểu hiện: Khó khăn trong việc viết chữ như hay bẻ gãy bút màu, bút chì; không giữ
được thăng bằng; lảnh tránh việc viết; viết sai và nổi cáu khi được yêu cầu phải viết.
Hạn chế về cách cấu tạo từ, kích cỡ chữ, độ cân đối và thẳng hàng, khoảng cách giữa
các chữ, chất lượng của hàng kẻ, độ nghiêng, tốc độ viết.

- Biểu hiện:
HS viết chữ xấu
HS viết chậm, chữ khó đọc
HS viết bài lộn xộn
HS không thể chép bài chính xác
Chương 2: Đưa ra các giả thuyết giải pháp thực hiện nhằm khắc phục các tồn
tại trong quá trình dạy.

Các tồn tại trong việc dạy HS có KKVĐ đó là việc HS có KKVĐ còn rất nhút
nhát và chưa nghe lời của giáo viên trực tiếp giảng dạy do sợ khi phải tiếp xúc với
chữ, do ảnh hưởng về tâm lý…
1.1. Giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng sống
Kĩ năng học tập
Kĩ năng hiểu mình
Kĩ năng xã hội
1.2. Hoạt động tập thể


Trong giờ lên lớp
Ngoài giờ lên lớp
1.3. Tổ chức hoạt động hỗ trợ cá nhân
1.3.1. Tiết học cá nhân
1.3.2. Tiết học nhóm
1.4. Phối hợp các lực lượng tham gia GDHN
- Tăng cường sự tự tin của HS
- Huy động sự tham gia của gia đình.

Chương 3: Kết quả đạt được khi thực hiện tốt các giải pháp đề ra.
Khi thực hiện đầy đủ các giải pháp đề ra thì kết quả cần đạt được đó là HS có KKĐ

tăng được khả năng tiếp thu, tập trung vào bài học nhờ hứng thú với bài học. Học
sinh có KKVĐ cải thiện đáng kể khả năng đọc viết nhờ giáo cụ trực quan là tranh
ảnh, sách bổ trợ. Những mặt khó khăn cần có sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình
mới có thể đem lại kết quả tốt cho HS cần phải liên hệ ngay với gia đình học sinh để
tiến hành hợp tác .
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy trong quá trình giảng dạy HS có KKVĐ người giáo viên giảng dạy trực
tiếp cần quan sát theo dõi học sinh của mình trong quá trình HS đó đọc viết… khi
phát hiện có KKVĐ cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ giảng dạy đặc biệt để giúp các
em cải thiện được KKVĐ, việc sử dụng, sách, tranh ảnh trong giảng dạy cần được
tính toán một cách khoa học và hợp lí tránh gây nhàm chán và gò bó cho học sinh
như vậy sẽ dẫn tới việc sợ học sợ đọc viết cho các em, trên đây là toàn bộ ý kiến của
tôi về vấn đề sử dụng sách và tranh ảnh nhằm hỗ trợ cá nhân HS có KKVĐ còn
nhiều thiếu sót, kính mong thầy cô bổ xung đóng góp ý kiến để tôi hoàn thiện hơn
tiểu luận cũng như áp dụng vào công việc giảng dạy của bản thân được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!



×