Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

bao cao LINUX FINAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.88 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX

Biên soạn:

KS. Nguyễn Hoàng Nam

HỆ ĐIỀU HÀNH LINUX
Ấn bản 2013

Tài Liệu Lưu Hành Tại HUTECH

www.hutech.edu.vn


2

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

MỤC LỤC


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

3

HƯỚNG DẪN
MÔ TẢ MÔN HỌC
Hệ điều hành Linux là hệ điều hành mã nguồn mở với nhiều tính năng tốt, được sử
dụng phổ biến và đáp ứng được nhiều yêu cầu thực tế. Môn học cung cấp các kiến


thức cơ bản về hệ điều hành, các dịch vụ cơ bản trong hệ thống mạng và những kiến
thức liên quan đến quản trị hệ thống trên nền Linux.
Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên có thể thiết lập, cài đặt, sử dụng hệ điều
hành Linux, triển khai các dịch vụ mạng cơ bản và hiểu rõ hơn vấn đề bảo mật mạng.

NỘI DUNG MÔN HỌC
Bài 1 : Giới thiệu tổng quan về hệ điều hành Linux
Bài này cung cấp cho sinh viên những đặc điểm cơ bản, kiến trúc cũng như lịch sử
hình thành và phát triển hệ của hệ điều hành Linux .
Bài 2: Cấu trúc thư mục hệ thống và các thao tác cơ bản trên tập tin và thư mục
Bài này cung cấp kiến thức về cấu trúc logic của hệ thống tập tin được ánh xạ từ
cấu trúc vật lý được thiết lập khi cài đặt hệ điều hành cùng các thao tác cơ bản trên
tập tin và thư mục.
Bài 3: Các lệnh cơ bản
Cung cấp kiến thức quản lý tài khoản người dùng, nhóm người dùng, tập tin, thư
mục, đường dẫn, phân quyền…
Bài 4: Quản lý người dùng, tập tin và thư mục
Bài này sẽ cung cấp một số thông tin về tài khoản người dùng, tập tin, thư mục và
các tác vụ quản lý người dùng, phân quyền người dùng, tập tin, thư mục.
Bài 5 : Trình soạn thảo VI


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

4

Giới thiệu một trình soạn thảo văn bản phổ biến trên Linux và các tác vụ cơ bản khi
tương tác với văn bản.
Bài 6 : Các dịch vụ cơ bản trên hệ điều hành Linux
Bài này sẽ giới thiệu các dịch vụ cơ bản không thể thiếu trong hê thống mạng máy

tính, cơ chế hoạt động của các giao thức như : DHCP, DNS, FTP…
Bài 7 : Bảo mật trong hệ điều hành Linux
Trong bài này đề cập đến vấn đề an toàn thông tin, an toàn mạng những rủi ro khi
giao tiếp trong môi trường mạng máy tính và phương pháp đảm bảo an toàn hệ
thống với tường lửa Iptables.

KIẾN THỨC TIỀN ĐỀ
Môn học đòi hỏi sinh viên có kiến thức nền tảng về mạng máy tính và kỹ năng sử
dụng máy tính.

YÊU CẦU MÔN HỌC
Sinh viên xem trước tài liệu và làm các bài thực hành đầy đủ. Để học tốt môn này,
sinh viên cần xem qua mỗi bài giảng để nắm vững các lệnh và áp dụng kiến thức vào
các bài thực tập.

CÁCH TIẾP NHẬN NỘI DUNG MÔN HỌC
Để học tốt môn này, người học cần ôn tập các bài đã học, trả lời các câu hỏi và
làm đầy đủ bài tập; đọc trước bài mới và tìm thêm các thông tin liên quan đến bài
học.
Đối với mỗi bài học, người học đọc trước mục tiêu và tóm tắt bài học, sau đó đọc
nội dung bài học. Kết thúc mỗi ý của bài học, người đọc trả lời câu hỏi ôn tập và kết
thúc toàn bộ bài học, người đọc làm các bài tập.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC
Môn học được đánh giá gồm:


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX




5

Điểm quá trình: 30%. Hình thức và nội dung do GV quyết định, phù hợp với quy
chế đào tạo và tình hình thực tế tại nơi tổ chức học tập.



Điểm thi: 70%. Hình thức bài thi báo cáo đề tài do sinh viên tự chọn hay được
giao.


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

6

BÀI 1: TỔNG QUAN LINUX
Sau khi học xong bài này, học viên có thể hiểu được:


Lịch sử phát triển của Linux



Kiến trúc và các đặc điểm cơ bản của Linux



Cài đặt, sử dụng và thiết lập các thông số cho máy chủ Linux




Cài đặt và tháo gỡ các phần mềm, ứng dụng trên Linux

1.1

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LINUX

Năm 1991, Linus Torvalds công bố phiên bản 0.01 và thông báo dự định của mình
về Linux (dựa trên nền tảng của hệ điều hành Unix). Tháng 1/1992, Linus cho ra
version 0.02 với shell và trình biên dịch C.
Linux 1.0 chính thức được phát hành vào năm 1994, được phân phát miễn phí và
phát triển trên mạng Internet cho các dòng máy tính khác nhau. Hệ điều hành này
phát triển nhanh chóng và trở nên phổ biến trong thời gian ngắn và mọi người có thể
dễ dàng tải từ Internet.

1.2

KIẾN TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA LINUX

1.2.1 Kiến trúc Linux
Hệ điều hành Linux bao gồm các thành phần cơ bản sau, trong đó mỗi thành phần
có một chức năng riêng biệt.


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX



7


KERNEL: là trung tâm điều khiển hoạt động của hệ
thống. Đây được xem là thành phần chính của HĐH
Linux.



SHELL: cung cấp tập lệnh cho người dùng thao tác
với Kernel. Shell chính trong Linux là bash (GNU
Bourme Again Shell).



TiỆN ÍCH: các tiện ích dùng trong Linux hầu hết là
sản phẩm của chương trình GNU.

1.2.2 Đặc điểm của Linux



 Đa tiến trình

ỨNG DỤNG: là các chương trình phục vụ cho người
dùng như: OpenOffice, MySQL …

o Cho phép người dùng thực hiện nhiều tiến trình đồng thời nhờ vào điều
phối tiến trình tối ưu.
o Máy tính sử dụng chỉ một CPU nhưng xử lý đồng thời nhiều tiến trình
cùng lúc.
 Tốc độ cao

o Hệ điều hành Linux được biết đến như một hệ điều hành có tốc độ xử lý
cao, vì thao tác rất hiệu quả đến tài nguyên như : bộ nhớ, đĩa…
 Bộ nhớ ảo (partition swap) tốt
o Linux dùng bộ nhớ từ đĩa là partition swap (sử dụng khi thiếu RAM).
o Hệ thống sẽ chuyển các chương trình hoặc dữ liệu nào chưa có yêu cầu
truy xuất xuống vùng swap này, khi có nhu cầu thì hệ thống chuyển lên
lại bộ nhớ chính.
 Thư viện chung
o Hệ thống Linux có rất nhiều thư viện dùng chung cho nhiều ứng dụng.


8

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX
o Giúp hệ thống tiết kiệm được tài nguyên cũng như thời gian xử lý.
 Chương trình xử lý văn bản
o Chương trình xử lý văn bản là một trong những chương trình rất cần thiết
đối với người sử dụng để tương tác với các tập tin văn bản nhằm thiết lập
các dịch vụ mạng trong hệ thống.
o Linux cung cấp nhiều chương trình cho phép người dùng thao tác với văn
bản như vi, emacs, nroff…
 Giao diện đa cửa sổ thân thiện
o Phần server còn gọi là X server.
o Phần client gọi là X window manager hay desktop environment.
 Dịch vụ mạng (NIS)
o NIS là một hệ thống cơ sở dữ liệu dạng client-server, chứa các thông tin
của người dùng và dùng để chứng thực người dùng.
 Lập lịch hoạt động
o Chương trình lập lịch trong Linux xác định các ứng dụng, script thực thi
tự động theo một sự sắp xếp của người dùng như: at, cron, batch…

 Sao lưu dữ liệu
o Linux cung cấp tiện ích Backup and Restore System Unix (BRU) cho phép
tự động backup dữ liệu theo lịch.
 Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
o Linux cung cấp một môi trường lập trình Unix đầy đủ bao gồm các thư
viện chuẩn, các công cụ lập trình, trình biên dịch…
o Ngôn ngữ chủ yếu sử dụng trong các hệ điều hành Unix là C, java và C+
+, python…


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

9

 Ưu điểm
o Khả năng tương thích: có thể hoạt động trên nhiều nền tảng như máy
tính xách tay hay những máy tính lớn.
o Hỗ trợ ứng dụng: Linux có rất nhiều các ứng dụng tiện ích cho người
dùng.
o Công cụ phát triển: nhiều ngôn ngữ lập trình như: C, C++, PL, python…
o Được hỗ trợ từ cộng đồng sử dụng Linux.
 Khuyết điểm
o Hỗ trợ kỹ thuật: không có cơ quan nào chịu trách nhiệm phát triển Linux.
o Phần cứng: cài đặt phần cứng trên hệ điều hành Linux là một điều rất
khó khăn cho người sử dụng cũng như người quản trị. Ngoài ra, hệ điều
hành Linux cũng hạn chế thiết bị phần cứng mới.

1.2.3 Các phiên bản phổ biến
 DEBIAN GNU/LINUX
 RED HAT

 FEDORA CORE
 SUSE
 UBUNTU
 MANDRAKE/MANDRIVA
 CENT OS


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

10

1.3

CÀI ĐẶT VÀ THIẾT LẬP THÔNG SỐ CHO

MÁY CHỦ LINUX
Cấu hình tối thiểu cho máy chủ Linux cung cấp các dịch vụ cơ bản (cần thiết lập
các gói dịch vụ trong quá trình cài đặt hệ điều hành: DHCP, DNS, FTP…) trong hệ
thống với phiên bản Cent OS 5:


Bộ vi xử lý (CPU): tối thiểu Pentium 200MHz cho chế độ text, Pentium II
400MHz cho chế độ đồ họa.



Bộ nhớ chính (RAM): khuyến cáo 256MB.




Đĩa cứng (HDD): dung lượng đĩa phụ thuộc loại cài đặt
 Server: khoảng 1.1 GB
 Personal Desktop: khoảng 2.3 GB
 Workstation: khoảng 3 GB
 Custom Installation (tối thiểu): 620 MB, tối đa khoảng 10GB

1.4

QUẢN TRỊ GÓI

Redhat Package Manager (RPM) là công cụ dùng để cài đặt, tháo bỏ và nâng cấp
phần mềm ứng dụng cho hệ thống Linux. Một gói ứng dụng là một file chứa các
chương trình thực thi, các scripts, tài liệu, và một số file cần thiết khác. Cấu trúc của
một gói như sau:


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

11

Xem cú pháp lệnh rpm: man rpm

1.4.1 Truy vấn gói cài đặt
Để kiểm tra một gói, ứng dụng đã được cài đặt trên hệ thống, dùng lệnh với cấu
trúc sau:
Rpm –[option] tên-gói
Vd: rpm –qa samba : liệt kê các packages có tên là samba

Nếu có kết quả trả về thì gói đó đã được cài đặt.



12

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

Một số tùy chọn tham khảo
Tuỳ chọn

Ý nghĩa

-q

(packagefile) hiển thị package.

-a

(all) truy vấn tất cả các package đã được cài đặt.

-d

(documentation) liệt kê các files tài liệu liên quan
đến package.

-i

(information) liệt kê các thông tin như package
name, description, release number, size, build date,
installation date, vendor, và các thông tin khác.

-c


(configuration) liệt kê các tập tin cấu hình của
package.

1.4.2 Gỡ bỏ một gói
Sử dụng rpm –e tên-gói để gỡ bỏ một gói đã được cài đặt.
Chú ý: Nếu gỡ bỏ một package mà package đó còn phụ thuộc vào các
package khác thì khi gỡ bỏ ta dùng thêm tuỳ chọn --nodeps.

 Lỗi do package samba-3.0.23c-2.rpm phụ thuộc vào gói system-configsamba-1.2.39-1.el5.noarch.rpm. Vì vậy nếu muốn xoá gói samba-3.0.23c2.rpm thì có 2 cách:
Cách 1: xoá gói system-config-samba-1.2.39-1.el5.noarch.rpm trước,
sau đó xoá gói samba-3.0.23c-2.rpm.


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

13

Cách 2: xoá gói samba-3.0.23c-2.rpm dùng với option –nodeps

Dùng lệnh rpm –qa | grep samba để kiểm tra kết quả.

1.4.3 Cài đặt một gói ứng dụng
Sử dụng lệnh:

rpm –ivh tên-gói

Các tùy chọn hay dùng
Tuỳ chọn


Ý nghĩa

-i

(install) cài đặt một package.

-v

(verbose) hiển thị tóm tắt kết quả sau khi cài đặt
package.

-h

(hash) hiện thị đấu “#” thông báo quá trình cài đặt
đang tiếp diễn.

1.4.4 Cài đặt gói với mã nguồn chưa được biên dịch
Gói ứng dụng với mã nguồn chưa được biên dịch sẽ được tiến hành biên dịch trực
tiếp trên máy trước khi cài đặt theo các bước sau:
-

Dùng lệnh, giải nén gói với mã nguồn được nén có phần mở rộng ‘.tar’:
tar xvf tên-gói.tar

-

Chuyển vào thư mục mới được giải nén, thực hiện lần lược các lệnh sau:
#./configure
#make



BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

14

#make install
-

Gỡ bỏ gói tar: # make uninstall # make clean

# make diskclean

1.4.5 Cài đặt gói ứng dụng bằng lệnh YUM
Để cài đặt gói theo cách này, yêu cầu máy tính được kết nối internet, máy tính sẽ
thực hiện tìm kiếm tự động gói ứng dụng phù hợp nhất cho máy tính và tiến hành cài
đặt. Với cách này sẽ rất tiện dụng cho người dụng
Yum –[option] tện-gói
Một số tùy chọn
-install: cài đặt một gói
-uninstall: gỡ bỏ một gói


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

15

TÓM TẮT
Trong bài này, học viên làm quen với kiến trúc hệ điều hành Linux, tìm hiểu các
đặc điểm cơ bản và các tiện ích mà Linux mang lại.
Cài đặt hệ điều hành cho máy tính, thiết lập các thông số cho máy chủ Linux hoạt

động tốt, giúp cho người dùng có được các kỹ năng sử dụng máy tính trên hệ điều
hành mới lạ và giải quyết được các lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng.
Triển khai được các ứng dụng, phần mềm cho người dùng và quản trị các gói cài
đặt ( cài đặt, tháo bỏ, chỉnh sửa, cập nhật…)


16

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Hãy trình bày kiến trúc hệ điều hành linux và chức năng của các thành
phần ?

Câu 2: Hãy phân biệt hệ điều hành đơn nhiệm với đa nhiệm?
Câu 3: Nêu các đặc điểm của hệ điều hành Linux?
Câu 4: Cài đặt hệ điều hành Linux (phiên bản Cent OS 5) trên máy tính và thiết
lập các thông số cho máy chủ Linux này.

Câu 5: Hãy cài các ứng dụng sau trên hệ điều hành Linux:
a. Ứng dụng gõ tiếng Việt (xvnkb)
b. Phần mềm nghe nhạc, xem phim (Mplayer)
c. Phần mềm từ điển Anh-Việt ( Startdict)
d. Ứng dụng Yahoo Messenger

Câu 6: Nếu có chọn lựa một hệ điều hành cho máy tính, anh (chị) sẽ chọn hệ
điều hành nào? Giải thích tại sao?


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX


17

BÀI 2: HỆ THỐNG TẬP TIN
Sau khi học xong bài này, học viên hiểu được:


Cấu trúc tập tin trên hệ điều hành Linux



Các thao tác cơ bản trên tập tin hệ thống



Các thao tác trên tập tin và thư mục



Lưu trữ dữ liệu

2.1

TỔNG QUAN

Mỗi hệ điều hành có cách tổ chức lưu trữ dữ liệu riêng, như: FAT, NTFS ( Window).
Hiện tại, hệ thống Linux sử dụng định dạng tập tin hệ thống là ext3 với những đặc
điểm sau:



Công bố vào 11/2001



Kích thước tối đa của partition từ 2Tb đến 32Tb

Chiều dài tên tập tin đạt 256 ký tự Là cách tổ chức dữ liệu trên thiết bị lưu trữ.

2.2

CẤU TRÚC THƯ MỤC HỆ THỐNG

Cấu trúc hệ thống tập tin được ánh xạ từ cấu trúc vật lý khi cài đặt hệ thống và có
các thành phần chính sau


18

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

Thư mục

Chức năng

/bin, /sbin

Chứa tập tin nhị phân hỗ trợ việc boot và thực thi
lệnh

/boot


Chứa linux kernel, file ảnh hỗ trợ load hệ điều hành

/lib

Chứa các file thư viện chia sẻ cho các tập tin nhị
phân

/usr/local

Chứa thư viện, phần mềm chia sẻ cho các máy trong
mạng

/tmp

Chứa các file tạm

/dev

Chứa các tập tin thiết bị

/etc

Chứa các tập tin cấu hình hệ thống

/home

Chứa home directory của người dùng

/root


Home directory của user root

/usr

Chứa các tập tin chương trình được cài đặt trong hệ
thống

/var

Chứa các log file, mailbox của người dùng

/mnt

Chứa mount_point các thiết bị được mount trong hệ
thống

/proc

Lưu trữ thông tin về kernel


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

19

/

/


h
u
v
2.3 /boot
CÁCbo THAO
TÁC
TRÊN TẬP TIN HỆ
/
o
s
a
/usr
hom

THỐNG
/var
e
t
o

m

r

r

e

Cấu trúc


Cấu trúc logic hệ

vật lý

thống tập tin

2.3.1 Mount và umount
Được sử dụng khi gắn kết (mount) và tháo bỏ gắn kết (umount) đến các thiết bị
ngoại vi đến máy tính sử dụng hệ điều hành Linux. Khi người dùng muốn sử dụng các
thiết bị ngoại vi ( CDROM, USB, HDD…), lệnh mount sẽ gắn kết các thiết bị này vào
các thư mục mà người dùng chỉ định hay mặc định của hệ điều hành và người dùng sẽ
truy xuất dữ liệu chứa trong các thiết bị ngoại vi thông qua thư mục này.
Cú pháp :

#mount –t <device_name> <mount_point>

Một số tùy chọn:
Là vị trí thư mục trong cây thư mục.

-v

: chế độ chi tiết

-w

: mount hệ thống tập tin với quyền đọc và ghi.

-r

: mount hệ thống tập tin với quyền đọc.


-t loai-fs : xác định hệ thống tập tin đang mount : ext2, ext3, ...
-a

: mount tất cả hệ thống tập tin khai báo trong /etc/fstab.

-o remount <fs> : chỉ định việc mount lại 1 filesystem nào đó.



Umount (dùng khi ngắt các gắn kết trong thư mục)
Cú pháp : #umount <device_name> <mount_point>
Ví dụ: Loại bỏ tất cả các filesystem đang mount
#umount -a
Lưu ý: umount không loại bỏ những hệ thống tập tin đang sử dụng


20

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

2.3.2 Định dạng tập tin hệ thống
Để định dạng một hệ thống tập tin ta sử dụng các công cụ
#mkfs.ext2 : định dạng partition theo loại ext2.
#mkfs.ext3 : định dạng partition theo loại ext3.
Cú pháp: #mkfs –t <fstype> <filesystem>
Ví dụ: #mkfs –t ext2 /dev/hda1

2.3.3 Quản lý dung lượng
Để quản lý và theo dõi dung lượng đĩa ta có thể sử dụng nhiều cách khác

nhau, thông thường ta dùng hai lệnh df và fdisk.
Cú pháp: #df <option>
#fdisk <option>
Ví dụ:

2.3.4 Kiểm tra tập tin hệ thống
Cú pháp : #fsck <option>
Ví dụ : #fsck –V –a /
Bảng mô tả các tùy chọn:


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

2.3.5 Thao tác trên thư mục
Đường dẫn tương đối và tuyệt đối


Đường dẫn tương đối bắt đầu từ thư mục hiện hành.



Đường dẫn tuyệt đối bắt đầu từ thư mục gốc (/).



Lệnh pwd: xác định vị trí thư mục hiện hành
Cú pháp: #pwd




Lệnh cd: thay đổi thư mục hiện hành
Cú pháp: #cd [thư mục]



Lệnh mkdir: tạo thư mục mới
Cú pháp: #mkdir [thư mục]



Lệnh ls: liệt kê nội dung thư mục.
Cú pháp: #ls [tùy chọn] [thư mục]

21


22

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX
Một số tùy chọn:
ls –x hiển thị trên nhiều cột.
ls –l

hiển thị chi tiết các thông tin của tập tin.

ls –a hiển thị tất cả các tập tin kể cả tập tin ẩn



Lệnh rmdir: xóa thư mục rỗng.

Cú pháp: #rmdir [thư mục]

2.3.6 Các thao tác trên tập tin


Lệnh cat: dùng hiển thị nội dung tập tin
Cú pháp : #cat <tên tập tin>

Lệnh cat còn dùng để tạo tập tin. Ta có thể dùng dấu > hoặc >> (dấu > sẽ tạo
mới, dấu >> sẽ nối tiếp vào nội dung có sẵn). Nhấn CTRL-d để kết thúc.



Lệnh more: xem nội dung tập tin theo từng trang
Cú pháp : #more <tên tập tin>



Lệnh cp: sao chép tập tin
Cú pháp : #cp <tập tin nguồn> <tập tin đích>



Lệnh mv: di chuyển và đổi tên tập tin.
Cú pháp : #mv <source> <destination>



Lệnh rm: xóa tập tin, thư mục.
Cú pháp : #rm [option] <filename/directory>



BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX



Lệnh find: tìm kiếm tập tin thỏa mãn điều kiện
Cú pháp : #find [tùy chọn] [tên tập tin/thư mục]

Một số các chuỗi tìm kiếm :
-name <file> : tìm tập tin.
-size n<bck> : tìm theo kích thước tập tin.
-user uname : tìm các tập tin được sở hữu bởi uname.



Lệnh grep: tìm một chuỗi trong nội dung tập tin
Cú pháp : #grep [expression] [filename]



Lệnh touch: tạo và thay đổi nội dung tập tin
Cú pháp : #touch <option> <filename>



Lệnh dd: thay đổi định dạng và sao chép tập tin
Cú pháp : #dd if=<file>




of=<device>

Chuyển hướng nhập
Cú pháp: #lệnh < tập_tin



Chuyển hướng xuất
Cú pháp: #lệnh > tập_tin

23


24

BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX


Đường ống (Pipe): hướng xuất của lệnh này là hướng nhập của lệnh
kia.
Cú pháp : #lệnh1 | lệnh2 | …



Lệnh gzip/gunzip: Nén và giải nén các tập tin.
Cú pháp : #gzip/gunzip [tùy chọn]

[tên tập tin]


-c : Chuyển thông tin ra màn hình.
-d : Giải nén, -d tương đương gunzip.
-h : Hiển thị giúp đỡ.



Lệnh tar : Gom và bung những tập tin, thư mục.
Cú pháp : #tar [tùy chọn] [tập tin đích] [nguồn]
cvf : Gom tập tin/thư mục.
-xvf : Bung tập tin/thư mục.
Nguồn có thể là danh sách các tập tin và thư mục.


BÀI 7:BẢO MẬT TRÊN LINUX

25

TÓM TẮT
Trong bài này học viên làm quen với các khái niệm về tập tin hệ thống cũng như
cấu trúc tổ chức tập tin, thư mục trên hệ thống Linux.
Cần hiểu rõ cách thức tổ chức thư mục chính của hệ thống giúp cho người dùng có
thể dễ dàng thao tác cũng như quản lý dữ liệu, tránh các trường hợp sai sót (sao
chép, chỉnh, xóa…) các tập tin, thư mục hệ thống dẫn đến gây lỗi.
Người dùng có thể tương tác đến các tập tin, thư mục để làm các tác vụ cần thiết
với các lệnh cơ bản (yêu cầu người dùng phải nắm được cấu trúc, chức năng của lệnh
và các tùy chọn của lệnh).


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×