Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI PHÁT BIỂU tại lễ đặt bát HƯƠNG THỜ cố TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN VĂN LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.59 KB, 11 trang )

BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐẶT BÁT HƯƠNG THỜ CỐ TỔNG BÍ THƯ
NGUYỄN VĂN LINH (NGUYỄN VĂN CÚC), Ở THÔN CANH HOẠCH (LÀNG
DỤC), XÃ TRUNG DŨNG, HUY ỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN

Kính thưa các Cụ, các Ông, các Bà, các Con, các Cháu đại diện cho các dòng
họ nội ngoại của Bác Nguyễn Văn Linh,
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý và bà con làng Dục,
Hôm nay là ngày 28 tháng 9 năm Nhâm Thìn, tức ngày 11/11/2012, gia đình
họ tộc nội ngoại chúng tôi cùng với những người yêu mến, kính trọng và biết ơn
Bác Nguyễn Văn Linh tổ chức lễ đặt bát hương, để chính thức thờ Bác tại quê
hương, bản quán. Sáng sớm hôm nay, chúng tôi đã làm lễ bốc bát hương và xin
phép anh Linh tại nhà tưởng niệm Bác Nguyễn Văn Linh ở Giai Phạm, Yên Mỹ,
Hưng Yên. Lễ bốc bát hương, rước Anh Linh và đặt bát hương thờ Bác Nguyễn
Văn Linh được thực hiện theo đúng truyền thống “ Lo tang cho người chết, lo tế
lễ Tổ Tiên của người Việt”. Đúng với Đạo Nhà, Đạo Trung, Đạo Hiếu và lời dạy
của Ông Cha: “Nước có nguồn, cây có gốc, người có Tổ Tông”, “Lá rụng về
cội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Chim có Tổ, người có Tông” và nguyện vọng
của Bác Nguyễn Văn Linh.
Bác Nguyễn Văn Cúc (tức Nguyễn Văn Linh) sinh ngày 1/7/1915 (Ất Mão,
Mệnh Thuỷ, Vận 3) tại thôn Canh Hoạch, xã Trung Dũng, Huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên. Ông nội Bác Nguyễn Văn Cúc là Cụ Nguyễn Văn Đạm (Tổng Đạm).
Bố mẹ Bác là Cụ Nguyễn Văn Thìn và Phạm Thị Rẽ. Hai người có 4 người con
là Bác Nguyễn Thị Cuốn, Bác Nguyễn Thị Châm (mẹ của Anh Lương Quốc
Phiên và Anh Lương Quốc Suý), Bác Nguyễn Văn Cự và Bác Nguyễn Văn Cúc
tức Nguyễn Văn Linh.
Năm 1919, khi chị cả 10 tuổi, chị thứ hai 8 tuổi, anh thứ ba 6 tuổi và em út
Nguyễn Văn Cúc 4 tuổi, bố mẹ đều qua đời. Bốn chị em về ở với Bác ruột là Cụ
Nguyễn Văn Du (Lý Du). Ông Nguyễn Văn Du là ông nội của anh Nguyễn Văn
1



Tú. Anh Tú gọi Bác Nguyễn Văn Cúc là chú. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình
đã phải cho Bác Nguyễn Văn Cự và Bác Nguyễn Văn Cúc đi làm con nuôi. Bố
nuôi của Bác Nguyễn Văn Cúc là Cụ Nguyễn Đức Lan, thầy giáo dạy học ở Hà
Nội có quê ở Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên. Bác Nguyễn Văn Cúc được bố mẹ
nuôi đưa lên Hà Nội ở nhà chú Nguyễn Đức Thụ và học tại trường Yên Phụ (gần
chợ Châu Long). Khi bố mẹ nuôi qua đời, Bác Cúc sang ở với chú Nguyễn Đức
Hùng, ở phố Hàng Bột và tiếp tục học ở trường Yên Phụ. Một thời gian sau, chú
Thụ nghỉ hưu (làm ở Sở Hải quan Hà Nội) về Hải Phòng ở, Bác Cúc lại xuống ở
với Chú và Bà. Bác Cúc học ở trường Ngô Quyền, Hải Phòng cho đến năm
1929. Khi Bà và Chú Thụ qua đời, Bác Cúc lại được Chú Nguyễn Đức Hùng
nuôi ăn học. Tại Hải Phòng, Bác Cúc được giác ngộ cách mạng và tham gia rải
truyền đơn. Bị Pháp bắt, đưa lên giam ở nhà tù Hoả Lò, Hà Nội. Năm 1936,
Pháp chuyển Bác xuống Hải Phòng để đầy đi Côn Đảo. Trên đường đi, cai tù
thấy Bác quá bé nhỏ, tin lời Bác khai là 17 tuổi, chưa đến tuổi thành niên, nên đã
trả lại tự do cho Bác. Về thành phố Hoa Phượng đỏ, Bác tiếp tục học tập và hoạt
động cách mạng. Bác được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương và được
giao nhiệm vụ xây dựng, củng cố Đảng Bộ Hải Phòng. Năm 1939, 24 tuổi đời, 3
tuổi Đảng Bác được Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Đông Dương-Nguyễn Văn Cừ
cử vào Nam, làm Phó Bí thư Thành Uỷ Sài Gòn – Gia Định (đồng chí Nguyễn
Thị Minh Khai, vợ của đồng chí Lê Hồng Phong làm Bí thư). Năm 1941, Bác bị
Pháp bắt lần thứ hai và bị giam ở Côn Đảo, cùng đồng chí Lê Duẩn. Cách mạng
tháng 8 thành công. Bác được ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1949
Bác được bầu vào Ban Thường vụ xứ uỷ Nam Kỳ. Năm 1952, Bác được cử ra
Bắc học tập cùng đồng chí Phạm Ngọc Thạch. Sau khi học xong khoá học này,
Bác trở về Nam hoạt động với cương vị Phó Bí Thư Đặc Khu Uỷ Miền Nam,
kiêm Bí Thư Thành Uỷ Sài Gòn – Gia Định. Năm 1958, Bác làm Bí Thư Trung
ương cục Miền Nam. Năm 1959 Bác Nguyễn Văn Cúc và Cô Nguyễn Thị Định
đã chỉ huy đồng khởi ở Bến Tre và tạo nên bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của
2



Cách mạng giải phóng Miền Nam, Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ III, năm 1960, Bác được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục
giữ chức vụ Bí thư Thành uỷ Sài Gòn.
Năm 1976, tại Đại hội Đảng lần thứ IV, Bác được bầu vào Ban chấp hành
Trung ương Đảng, là Ủy viên Bộ chính trị, kiêm Bí thư Thành uỷ thành phố Hồ
Chí Minh.
Năm 1982, tại Đại hội Đảng lần thứ V, Bác là Uỷ viên Ban chấp hành Trung
ương Đảng và từ 8/1985 là Uỷ viên Bộ Chính trị. Trong thời gian này, Bác được
giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: Trưởng Ban cải tạo công thương nghiệp,
Trưởng Ban Dân Vận Trung ương, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam,
Thường trực Ban Bí thư trung ương Đảng… Ở bất kỳ cương vị nào, Bác cũng
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Như một sứ mệnh của lịch sử, tại Đại hội Đảng lần thứ VI, năm 1986, Bác
đuợc bầu làm Uỷ viên Ban chấp hành, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bác đảm nhiệm chức vụ này cho đến năm 1990. Với cương vị Tổng Bí thư, Bác
đã lãnh đ ạo chương trình đổi mới. Tạo nên một bước ngoặt vô cùng quan trọng
cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Dẫn dắt Đất nước và Dân tộc ra khỏi các
khủng hoảng. Bác ký tên nhiều bài báo với tên viết tắt N.V.L tức là Nói và Làm.
Cương lĩnh, Nghị quyết và Chủ trương của Đảng trong giai đoạn 1986 – 1990
đã chứng tỏ Bác Nguyễn Văn Linh là một lãnh tụ sáng suốt, có phương pháp tư
duy minh triết, có tâm, có tầm, sống Cần, Kiệm, Liêm, Chính và là học trò xuất
sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Nguyễn Văn Linh đã đi vào l ịch sử dựng
nước và giữ nước của nước nhà với tư cách là Người lãnh đạo và linh hồn cuộc
cách mạng giải phóng miền Nam Việt Nam và sự nghiệp Đổi Mới của Đảng.
Bác đã biết Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hoà và thực hiện lời dạy của Bác Hồ:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công thành công, đại thành công”

3



Bác đã biết lấy Dân (THỦY) làm gốc để thực hiện công cuộc kháng chiến
chống Pháp, cuộc Đồng khởi và Chiến tranh Nhân Dân. Bác biết “cởi trói”, “giải
phóng” tạo nên sự Dân chủ, Tự do để Đổi mới thành công từ 1986
Ngày 27/4/1998, Bác Nguyễn Văn Linh đã v ề với các Anh Linh của Dân tộc,
tròn 84 tuổi. Bác sinh năm số 6, ra đi năm số 8. Số của Thánh, Thần và Phật.
Người dân Việt Nam thường gọi những người như Bác Hồ, Cô Ba Định và Bác
Nguyễn Văn Linh là những người
“Sống làm Tướng, Chết làm Thần”
“Sống Tử tế, Chết linh thiêng”
Kính thưa các quý vị đại biểu, các vị khách quý và con, cháu, chắt của Bác
Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh).
Năm 2009, gia đình đã hoàn t ất việc di chuyển hài cốt và xây mộ cho Anh
Lương Quốc Suý, con Bác Nguyễn Thị Châm – Chị ruột Bác Nguyễn Văn Cúc
và Bác Nguyễn Văn Cự. Người vào lúc 8 tuổi (năm 1919) đã đưa hai em xuống
chợ Làng, để nhờ thiên hạ nuôi dưỡng và dạy dỗ vì hoàn cảnh gia đình quá khó
khăn. Bác Nguyễn Văn Cự được bố mẹ nuôi đưa đi Quảng Ninh, vùng đất linh
thiêng Đông Bắc, có núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long (Rồng Hạ) để học tập và làm
việc. Bác về Yên Bái hoạt động cách mạng và lấy vợ. Không may, vợ và hai con
Bác Cự đều bị Pháp giết hại. Bác Cự sang Trung Quốc làm hoả xa, sau đó lại về
Lào Cai hoạt động cách mạng. Bác được bổ nhiệm là Trưởng Ty Giao thông Lào
Cai. Lấy bà Hà Thị Vần làm vợ, song không có con. Năm 1958, Bác Cự đã tìm
được đường về làng Dục (Canh Hoạch), xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên. Bác được gặp lại họ hàng, và hai chị gái. Chị cả là bà Nguyễn Thị
Cuốn bị mù bẩm sinh, lấy chồng là Bác Lợi ở thị xã Hưng Yên. Chị thứ hai
Nguyễn Thị Châm, lấy chồng là Bác Lương Quốc Giá ở thôn Hoàng Xá, xã
Trung Dũng, Tiên Lữ, Hưng Yên. Bác Nguyễn Văn Cự đã nhận anh Lương
Quốc Suý (em ruột anh Lương Quốc Phiên) làm con nuôi và đưa anh Suý v ề Lào


4


Cai nuôi dậy. Rất không may, tại cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, anh
Lương Quốc Suý đã hi sinh, khi vừa lấy vợ được 10 ngày.
Từ 1958, Bác Nguyễn Thị Châm và Bác Nguyễn Văn Cự đã cùng các con,
các cháu đi tìm Bác Nguyễn Văn Cúc ở Hà Nội. Không ai biết rằng, Bác Nguyễn
Văn Cúc đã vào Sài Gòn công tác t ừ năm 1939. Bác Cúc trở thành Bác Mười
Cúc (con thứ 9 trong gia đình theo cách gọi ở Nam Bộ, số 9 là số của Thánh
Thần nước Nam, giống số của Bác Hồ), sau này Bác đã đổi tên là Nguyễn Văn
Linh (Linh có lẽ là Tâm linh, Linh thiêng, đủ 4 chữ cái. Có đủ 4 mùa Xuân, Hạ,
Thu, Đông, đủ 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc và đủ 4 đức Cần, Kiệm, Liêm,
Chính như lời Bác Hồ dạy). Nhờ Vận, Mệnh, Phong thuỷ, Phúc đức và Tri thức
của nhiều đời, Bác Nguyễn Văn Linh được bố mẹ nuôi đón về Thăng Long
(Rồng Bay) để nuôi dưỡng và học tập. Bố nuôi Nguyễn Đức Lan là thầy giáo,
thông hiểu Nho học, Lão học và Phật học. Mẹ nuôi làm nghề buôn tờ lụa ở chợ
Đồng Xuân. Tuổi thơ của Bác Nguyễn Văn Cúc gắn liền với Chợ Châu Long,
Chùa Hoè Nhai, dốc Yên Phụ, bờ Sông Hồng thuộc Đông Bộ Đầu, Tổng Tiên
Túc, huyện Thọ Xương, Hà Thành. Mảnh đất linh thiêng ở phía Đông Hà Nội
với các chiến công lừng lẫy của Nhà Trần, Nhà Lê, Quang Trung và nhà
Nguyễn. Bác sinh ở Tiên Lữ, sống ở Hoàn Kiếm lại xuống ở Ngô Quyền, Hải
Phòng tiếp tục học tập và tham gia hoạt động cách mạng. Bác Nguyễn Văn Cúc
đã trở thành Bông Hoa Cúc Vạn Thọ. Chắt đọng tuệ tâm, tinh khí, linh khí linh
thiêng của Phố Hiến, Thăng Long, Sông Hồng, Bạch Đằng và Biển Đông của
nước Việt.
Từ năm 2008, nhờ sự giúp đỡ của Tâm linh, con cháu, những người thân và
yêu mến Bác Nguyễn Văn Linh đã tìm đường về cội nguồn và nơi chôn rau, cắt
rốn của Bác Nguyễn Văn Cúc. Với 6 lần giao lưu với Tổ tông dòng họ Nguyễn
Văn và Anh linh Bác Nguyễn Văn Linh tại quê hương Bác và ở Hà Nội, quãng
đời trước 1920 của Bác và các mong muốn của Bác đã dần dần được sáng tỏ.

Vào mùa xuân năm Nhâm Thìn (26 /2/2012), lần đầu tiên các kết quả của con
5


đường Tâm linh tìm về cội nguồn của Cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã
được các anh Lương Quốc Phiên, Nguyễn Đăng Đới, Nguyễn Văn Tú, Nguyễn
Văn Thực, Hà Trọng Dũng và chị Nguyễn Thị Hợi công bố tại Hà Nội. Các tư
liệu, nhân chứng, vật chứng, chuyện kể lại theo trí nhớ và các nội dung giao lưu
Tâm linh đã đư ợc công bố rộng rãi, để xin ý kiến trong hội thảo.
Sau hơn 9 tháng nghiên cứu, thẩm định, tìm hiểu các vật chứng, trao đổi, thảo
luận với các nhân chứng, các Cụ, các Ông, các Bà, các Anh, các Chị một cách
cẩn trọng và khoa học, đồng thời thực hiện các giao lưu Tâm linh với Anh Linh
Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh), với Cha Trời, Mẹ Đất, Thánh Thần Nước
Nam và Đức Phật Từ Bi, có thể khẳng định:
1. Bác Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh) có nguyên quán tại Làng Dục (3
chữ cái) nay là thôn Canh Hoạch (9 chữ cái), xã Trung Dũng (9 ch ữ cái),
huyện Tiên Lữ (6 chữ cái) tỉnh Hưng Yên (7 chữ cái). Mảnh đất linh
thiêng của Phố Hiến (Nhất Kinh Kỳ, nhì Phố Hiến).
2. Vào khoảng năm 1920, khi ông Nguyễn Văn Cúc 5 tuổi (đủ Ngũ hành, số
5), Bác được Bố nuôi là Thầy giáo Nguyễn Đức Lan đưa về quê để gặp họ
tộc Nhà Nguyễn Văn. Hai nhà đã long trọng tổ chức Lễ Bán khoán Bác tại
chùa Chuông, An Tảo, Thành phố Hưng Yên (chùa 3 nóc, 8 mái). Việc
này được những người cao tuổi trong thôn Canh Hoạch còn nhớ rõ.
3. Bác Nguyễn Văn Cúc đã đư ợc nuôi ăn học ở Hà Nội, Hải Phòng. Tuổi thơ
của Bác Cúc đã đư ợc chứng kiến tang lễ của bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, ông
bà nội, chú nuôi… Vì vậy Bác gặp rất nhiều khó khăn khi tìm về cội
nguồn. Vào thập kỷ 70 và 80 Bác Nguyễn Văn Cúc đã tìm về được làng
Dục, (Canh Hoạch), xã Trung Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Song
chỉ nhớ tên tục (tên cúng cơm) của các chị và anh. Nên Bác đã không nhận
được họ hàng và quê hương bản quán sau hơn 50 năm rời xa (từ 1920).

4. Theo truyền thống của Văn hoá Việt Nam, khi bán khoán lên chùa, 18 tuổi
phải làm lễ chuộc để về lại quê hương, bản quán. Theo nguyện vọng của
6


Bác Nguyễn Văn Cúc, họ hàng và con cháu Bác đã thực hiện xong lễ tạ ơn
và chuộc ở Chùa Chuông vào đầu năm 2010. Sau 90 năm tổ chức Lễ Bán
khoán.
5. Nguyện vọng của Anh Linh Bác Nguyễn Văn Cúc là:
 Tổ chức bốc bát hương và đón vong linh từ nhà tưởng niệm Bác tại
Giai Phạm, Yên Mỹ, Hưng Yên để đưa về nguyên quán.
 Được lập bát hương tại nhà Anh Nguyễn Văn Thức và Anh Nguyễn
Văn Tú tại thôn Canh Hoạch, xã Trung Dũng, Huyện Tiên Lữ, tỉnh
Hưng Yên.
 Thông báo về nguyên quán và lễ đặt bát hương cho vợ ông là bà Ngô
Thị Huệ (quê ở thôn Xanh, xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh) và các con gái của Bác (hiện đang ở Thành phố Hồ Chí
Minh).
 Báo cáo với Đảng, Nhà Nước, Quốc hội, Chính phủ về nguyên quán
của Bác.
 Trên bàn thờ của Bác phải có cờ Đảng và cờ Tổ quốc.
 Lễ bốc bát hương, rước vong và đặt bát hương thờ Bác cần được
thực hiện trang trọng, đơn giản, đúng truyền thống văn hoá của Tổ
tiên người Việt. Không làm giấy mời, chỉ ra các Thông báo để “Ai
có TÂM thì đến, ai có ĐỨC thì giúp”
6. Bác Nguyễn Văn Cúc (Nguyễn Văn Linh) sau khi mất 15 năm (1998 –
2012) đã tr ở thành THÁNH NƯỚC NAM
7. Sau khi đặt xong bàn thờ và bát hương cho Bác Nguyễn Văn Cúc (3), tức
Nguyễn Văn Linh (4), Cây Phúc Đức NGUYỄN VĂN LINH sẽ được tiếp
nước từ LONG MẠCH CỦA QUÊ HƯƠNG TỪ ĐẤT MẸ. CÂY SẼ CÓ

RỄ. CÂY ANH LINH sẽ toả bóng mát như cây ĐA làng, soi bóng xuống
giếng làng. Đứng bên mái Chùa, mái Đình, mái Đền để che chở cho linh
hồn của những người có Tâm. “Sống tử tế, chết linh thiêng”.Đồng thời phù
7


hộ độ trì cho dân tộc đổi mới về tư tưởng, giữ vững đạo đức , đạo
nhà.Học, Hỏi, Hiểu, Hành để Biết Nói và Làm ( N.V.N)
8. Việc xác định và công bố chính thức nguyên quán của Bác và những điều
Anh Linh trăn trở sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Vì sự suy đồi
về Đạo Đức. Phụ thuộc vào ĐỨC TIN, ĐẠO TRUNG HIẾU, ĐẠO ÂM
DƯƠNG, ĐẠO NGŨ HÀNH c ủa từng người. Các con, các cháu, họ hàng
và những người có Tâm, có Tuệ, có Đức phải thật kiên nhẫn mới làm
được.
9. Tâm linh là linh hồn của những người có Tâm. Tâm linh không có không
gian, thời gian, vượt qua các giới hạn của khoa học. “Tâm còn chưa sáng
Tâm linh vô ích”. Trở về với cội nguồn, với Triết học Việt Nam và Văn
Minh Tâm linh sẽ giúp con cháu và người dân biết Thương yêu, Đoàn kết.
Biết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Không làm k ẻ xấu. Vì “Sống xấu xa, chết
làm ma thiên hạ”
Kính thưa Anh Linh Bác Nguyễn Văn Linh
Chúng con, chúng cháu dòng họ Nguyễn, họ Lương, họ Ngô, họ Hà, họ
Đặng, họ Lê, họ Trịnh, họ Vũ, và Bách gia trăm h ọ, đã thực hiện đầy đủ các
mong ước của Bác, theo đúng những gì Bác căn dặn. Chắc chắn Anh Linh của
Bác đã đư ợc về quê hương sau 92 năm.
Chúng con, chúng cháu vô cùng biết ơn, kính trọng và tự hào vì có Bác. Bác
đã sinh ra trên mảnh đất linh thiêng này. Bác đã hi sinh c ả cuộc đời cho Dân, cho
Nước, cho các khát vọng của kẻ sĩ Bắc Hà.
“Lấy Nhân Nghĩa thắng hung tàn
Dùng trí nhân thay cường bạo

Rửa sạch nỗi hận ngàn thu
Dựng nền thái bình muôn thủa”
Nguyễn Trãi

8


Bác đã là Thánh Nhân, tham gia lãnh đạo kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
và chương trình Đ ổi Mới của Dân tộc. Bác đã làm rạng danh nước Việt và quê
hương Canh Hoạch, Trung Dũng, Tiên L ữ, Hưng Yên.
Bác đã lo cho t ất cả chỉ quên mình như Ch ủ tịch Hồ Chí Minh và Cô Ba
Định. Bác đã cho r ất nhiều và nhận rất ít. Hôm nay, xin Bác nhận lòng biết ơn,
sự kính trọng và tình yêu thương vô hạn của tất cả những người có mặt ở đây và
của cả Dân Tộc Việt Nam.
Chúng con, chúng cháu xin học tập tư tưởng, phương pháp tư duy minh triết,
đạo đức, sự lựa chọn,các quyết định và cách ứng xử dũng cảm, kiên quyết,trung
thực, đầy bản lĩnh và hết lòng vì con người. Chúng cháu, chúng con rất hiểu các
trăn trở của Bác, Bác Hồ, Cô Ba Định và các Anh Linh của Dân Tộc. Bác đã
từng tự vấn và trăn trở vào đầu thập thập kỷ 90 “Phải chăng chúng ta sẽ mất dần
tất cả?”. Chúng cháu , dân làng Dục, dân Tiên Lữ, đồng bào cả nước xin hứa sẽ
theo gương của Bác Hồ, cô Ba Định và Bác, cố gắng hết mình đ ể dần tìm lại các
giá trị và niềm tin của Lạc Hồng Siêu Việt. Các giá trị Văn Hiến và Văn Minh
Tâm Linh của Tổ Tiên, sẽ giúp chúng ta dựng nước và giữ nước, như Bác đã
làm.
Xin mọi người dành một phút mặc niệm, để tưởng nhớ đến Anh Linh Bác
Nguyễn Văn Linh.
Xin từng người cắm một nén Tâm Hương cho Anh Linh Bác Nguyễn Văn
Linh.
Xin cám ơn tất cả!


BAN TỔ CHỨC

9


Ghi chú:
Mọi chi tiết, nhân chứng, vật chứng và tư liệu xin liên hệ:
1. Anh Lương Quốc Phiên - (Cháu ngoại Bác Nguyễn Văn Linh)
- Tel: 0975.646.358
- Số nhà 29, Phố Láng Hạ, Hà Nội
2. Anh Nguyễn Văn Tú - (Cháu nội Bác Nguyễn Văn Linh)
- Tel: 0166.400.8479
- Canh Hoạch, xã Trung Dũng, Tiễn Lữ, Hưng Yên
3. Anh Nguyễn Văn Thức - (Cháu nội Bác Nguyễn Văn Linh, Thủ nhang
Đình làng Canh Hoạch)
- Tel: 0321.3885518
4. Anh Nguyễn Đăng Đới- (Cháu rể Bác Nguyễn Văn Linh)
- Tel: 01693755054
5. Chị Nguyễn Thị Hợi - (Cháu nội Bác Nguyễn Văn Linh)
- Tel:0163.480.5025
6. Anh Hà Trọng Dũng - (Bạn của Anh Lương Quốc Phiên - Người giúp
đỡ và kết hợp với họ Nguyễn vì họ Lương tìm về cội nguồn cố Tổng Bí
thư Nguyễn Văn Linh từ 22.6.2011)
- Tel: 0913.367713

10


11




×