Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích bài thơ Đồng Chí hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.97 KB, 3 trang )

Phân tích bài thơ: “Đồng chí”
“Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng
Ôi tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông »
Cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại là nơi tụ hôi của hàng triệu tấm lòng yêu nước. Không kể gái,
trai biết bao người đã ra đi vì tiếng gọi thiếng liêng của tổ quốc. Họ ra đi để lại sau lưng khoảng
trời xanh quê nhà, thửa ruộng, bến nước, gốc đa,… Họ sát cánh bên nhau cùng chiến đấu. Tình
cảm thiêng liêng, cao quý ấy được diễn tả trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.
Bài thơ có ba khổ, ba tứ thơ, chủ yếu tạo thành ý chung xuyên suốt toàn bài thơ “Đồng chí”.“Đồng
chí -thương nhau nắm lấy bàn tay – đầu súng trăng treo”. Bài thơ hàm xúc, mộc mạc, chân thực
trong sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, giợi tả, có sức khái quát cao, khắc hoạ được một trong những
phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đôi cụ Hồ. Đó là mối tình đồng chí, đồng đội gắn bó, keo sơn, thắm
đượm tình cảm, gian khổ có nhau, sống chết có nhau. Bài thơ có thực, có mơ toạ nên vẻ đẹp của
bài thơ, gây cho người đọc những suy tư sâu sắc những cảm xúc sâu lắng.
Mở đầu bài thơ là cơ sở hình thành nên tình đồng chí :
« Quê hương anh nước mận, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau ».
Những câu thơ giản dị vang lên như lời tâm tình của hai người lính xa quê dành cho nhau trong
giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi sau chặng đường hành quân dài, sau trận đánh ác liệt, phục kích
quân thù. Hình ảnh quê hương anh và làng tôi hiện lên với bao nhọc nhằn, vất vả. Thành ngữ
nước mặn đồng chua, đất cảy lên sỏi đá được đặt vào câu thơ thật tự nhiên, khiến người đọc liên
tưởng đến những vùng quê nghèo khó, với bao nỗi cực nhọc. Một nơi thuộc vùng đồng chiêm
trũng ven biển quanh năm ngập úng. Một nơi là vùng trung du, đồi núi, thường xuyên hạn hán. Đó
đều là hai vùng quê nghèo, lam lũ, đổi một bát mồ hôi để lấy về một bát cơm. Câu thơ gợi lên sự
cảm hông, liên tưởng và suy nghĩ đồng điệu của những con người cùng cảnh ngộ. Chỉ với hai câu
thơ thôi, tác giả đã làm nổi bật xuất thân của người chiến sĩ. Để rồi « không hẹn mà gặp », những
người chiến sĩ tưởng chừng như khác biệt, xa lạ nhưng lại có một điểm chung : « lòng yêu nước ».
Tình yêu quê hương, gia đình đã thôi thúc họ lên đường đi chiến đấu. Bởi thế nên « từ phương trời


» xa lạ, chằng hẹn quen nhau.
Cái xa lạ ban đầu nhanh chóng được xóa bỏ, bởi lẽ họ không chỉ cùng có xuất thân nghèo khó mà
còn có chung nhiệm vụ :
« Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. »


Ngôn ngữ thơ giản dị như văn kể chuyện, chắc khỏe mà thanh thoát như chính cuộc đời người
lính, biểu hiện tư thế cảu người chiến sĩ khi có giặc đến vừa là một bức tranh tả thực, vừa mang ý
nghĩa tượng trưng : súng bên súng – chung hành động, đầu sát bên đầu – chung lí tưởng. Ấy là cội
nguồn của sức mạnh. Ngày cùng chung nhiệm vụ chiến đấu, chia nhau gian khổ, hiểm nguy, đêm
về đắp chung một chiếc chăn, qua lời tâm sự họ trở thành đôi tri kỉ chia cùng chia ngọt, sẻ b ùi,
sống chết có nhau. Tình đồng đội đã dần trở thành tỉnh đồng chí thiêng liêng vô hạn.
Trong tình cảm ấy, hai tiếng : « Đồng chí ! » vang lên như một tiếng nói nghẹn ngào, đầy xúc động.
Hai tiếng quen thuộc ấy được tách thành một dòng riêng như một bản lề, một nốt nhấn, tạo nên
kết cấu mới lạ cho bài thơ. Những người chiến sĩ ấy từ khắp mọi phương trời trên mảnh đất Việt
Nam này hội tụ về nơi đây và lúc này giữa họ đã không còn khoảng cách nào. Từ chỗ lạ thành
quen, kề vai sát cánh không xa rời nhau.
Những câu thơ tiếp theo là biểu hiện của tình đồng chí :
« Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.”
Câu thơ gợi nên biết bao hình ảnh thân quen, không bộc lộ trực tiếp cảm xúc nhưng khi đọc lên
nghe nhớ nhung, luyến tiếc đến nao lòng. Là lao động chính của gia đình, giờ các anh đi chiến đấụ,
bao khó khăn vất vả sẽ đè nặng lên vai cha già, mẹ yếu, vợ dại, con thơ. Biết chắc là như thế nhưng
các anh vẫn quyết ra đi cứu nước vì cứu nước là cứu nhà. Ruộng vườn gửi bạn thân cày; gian nhà
tranh cũ kĩ, xiêu vẹo đành mặc kệ gió lung lay. Từ “mặc kệ” biểu thị một ý chí quyết tâm, dứt
khoác, gợi sự hy sinh tình cảm gia đình cho việc nước, một ý chí quyết tâm thật đáng trân trọng.
Nhưng càng chế ngự nỗi nhớ càng dâng lên da diết, đến mức cảm giác như từng cơn gió làm lung
lay ngôi nhà thân thương. Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ giếng nước gốc đa nhớ

người ra lính như một cách nói khác đi về nỗi nhớ từng cảnh vật nơi quê nhà. Người nhớ cảnh,
cảnh nhớ người. Có chăng đó còn là nỗi nhớ mong của những người mẹ, người vợ đang ngày đêm
ngóng đợi tin tức của người con, người chồng nơi chiến trường xa xôi.
Tình đồng chí được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt:
“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai .
Quần tôi cỏ vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”
Đoạn thơ thật đến từng chi tiết, từng hình ảnh và thật trong cả cách diễn tả. Đầu kháng chiến
chống Pháp, hoàn cảnh thiếu thốn không đủ ăn, thiếu quân trang, quân bị, những khó khăn, bệnh


tật. Trong rừng ban đêm, khi sương xuống cái lạnh đến cắt da, cắt thịt. Không có mùng màng,
chăn gối đầy đủ khiến ai cũng bị sốt rét. Cơn sốt kéo đến “run” cả người, vừng trán ướt đẫm mồ
hôi. Ở giữa rừng sâu, kim chỉ chẳng có, rách đến đâu lấy dây rừng cột túm lại đến đấy. Áo rách,
quần vá, chân không mang giày. Thiếu thốn, gian khổ là thế mà họ vẫn vui vẻ, tin tưởng. Câu thơ:
“Miêng…giá” biểu thị cho một tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Bao thiếu thốn vật chất
đều được thay thế bằng tình yêu thương sâu sắc của đồng đội. Họ “thương nhau” nên “họ nắm lấy
bàn tay” nhau, cùng cịu đựng, sẻ chia mọi gian khổ. Có lẽ không một ngôn từ nào diễn đạt cho hết
tình đồng chí thiêng liêng trong hoàn cảnh ấy. Một cái xiết tay thay cho trăm ngàn lời nói, xóa bỏ
trăm ngàn nỗi đau, gian khó.
Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Nó đã khắc ghi vào lòng người đọc bức chân dung của người chiến
sĩ:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Chất hiện thực và chất lãng mạn bay bổng, hòa quyện với nhau. Vẫn là khung cảnh rừng hoang,

sương muối âm u, lạnh giá. Nhưng nổi bật lên là hình ảnh người lính đứng cạnh bên nhau trong
tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tình đồng chí thiêng liêng đã sưởi ấm lòng người chiến sĩ, khiến họ có
thêm dũng khí, tạm quên đi thời tiết khắc nghiệt trong rừng ban đêm. Đêm về khuya, khi vầng
trăng chênh chếch như treo trên đầu súng. Trong một khung cảnh mĩ lệ, tác giả như reo lên vì một
khám phá bất ngờ bởi tâm hồn thơ lãng mạn, trí tưởng tượng phong phú: Đầu súng trăng treo.
Thật lạ lùng làm sao, hai hình ảnh vốn tương phản, tưởng chừng như không có mối quan hệ
người đọc vẫn tìm ra được sự gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến để bảo vệ hòa
bình. Trăng là biểu tượng của cái đẹp và cuộc sống yên vui. Súng và trăng tượng trưng cho tình
thần quyết chiến bảo vệ hòa bình. Là biểu tượng của dân tộc VN dũng cảm, anh hùng, một niềm
tin tưởng, một tâm hồn yêu đời, lạc quan.
Bài thơ đồng chí là bức chân dung sống động về anh bộ đôi cụ Hồ thời kháng chiến. Chính Hữu đã
khắc họa hình ảnh người chiến sĩ với tấm lòng cảm phục, yêu mến cùng hình ảnh ngôn ngữ giản
dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Những năm tháng kháng chiến gian khó nhưng họ
không nản lòng, vẫn hồn nhiên, vẫn sát cánh bên nhau, vẫn giàu tình đồng chí, đồng đội. Chính
những điều đó làm bài thơ lưu lại mãi trong kí ức người đọc.



×