Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trẻ bị dị ứng, nổi mề đay chữa thế nào cho nhanh khỏi?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.4 KB, 4 trang )

Bé bị nổi mề đay chữa thế nào cho nhanh khỏi?
Da trẻ khá nhạy cảm nên những biến đổi của thời tiết hay những tác nhân từ
môi trường bên ngoài rất dễ mang đến hiện tượng dị ứng da đặc biệt là tình
trạng nổi mề đay ở trẻ. Các mẹ đừng lo lắng nhé, hãy bình tĩnh làm theo
những chỉ dẫn dưới đây để từng bước loại bỏ những dấu vết của mề đay trên
da của bé.

Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều,
màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa. Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa
dị ứng với nhiệt độ lạnh (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác
nhân khác.
Tình trạng này có thể gặp phải ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào, tuy nhiên hiện
tượng nổi mề đay ở trẻ em luôn khiến các vị phụ huynh đau đầu tìm cách giải
quyết bởi nó ảnh hưởng tất lớn tới việc sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ và cả tâm lý
của trẻ.
1. Bé bị nổi mề đay có triệu chứng như thế nào?
Nổi mề đay là một căn bệnh gây phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da thường xuất

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hiện nhiều khi thời tiết giao mùa hoặc trong mùa hè.
Các mẹ có thể nhận biết tình trạng nổi mề đay ở trẻ qua những dấu hiệu sau:
- Trên da bé đột nhiên xuất hiện các mảng da bị mẩn đỏ, phù nề, nổi nhiều nốt
ngứa như dị ứng.
- Phát ban, ngứa khắp người kèm theo đau bụng, nôn, tiêu chảy…
Bé bị nổi mề đay thường xuất hiện khi giao mùa hoặc trong mùa hè
- Nếu có triệu chứng mề đay nổi ở mặt, quanh miệng và kèm theo phù nề thì cần
rất thận trọng, bởi đó là dấu hiệu “phù nề loạn thần kinh mạch da” có thể tác động
xấu tới họng, lưỡi và ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dẫn tới khó thở cấp tính rất nguy
hiểm.


2. Nguyên nhân bé bị nổi mề đay

Bé bị nổi mề đay có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể kể đến
một số nguyên nhân như:
- Do di truyền: Chứng dị ứng có thể di truyền qua các thế hệ, chủ yếu là dị ứng
thời tiết. Nếu trong gia đình có người từng mắc bệnh mề đay thì trẻ cũng có khả
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


năng cao bị di truyền.
- Do cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu nên không chống lại được các tác nhân gây
bệnh trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thói quen uống ít nước hàng ngày khiến da bị khô, làm các chất độc trong cơ thể
không được lọc qua hệ bài tiết, dẫn trẻ bị nổi mề đay.
- Do dị ứng với thức ăn, thực phẩm.
- Do cơ thể dị ứng với một số loại thuốc có thành phần gây nổi mề đay.
- Do nọc độc của một số loài động vật như ong, kiến, sâu bọ, muỗi, rệp…
- Do chấn thương hay cọ xát với những vật gây dị ứng
- Do tác động của thời tiết, khí hậu: Tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện khi
thời tiết giao mùa, quá nóng, quá lạnh hoặc độ ẩm không khí quá cao.
- Do mắc các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ
thống, u ác tính, cường giáp trạng…
3. Nên làm gì khi bé bị nổi mề đay?

- Nếu trẻ bị dị ứng với thức ăn phải kích thích gây nôn để loại bỏ thực phẩm đó ra
khỏi cơ thể. Hoặc dị ứng do va chạm thì cần loại bỏ vậy dụng đó, khi đi khám nên

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



mang theo vậy gây dị ứng để bác sĩ xác định thành phần gây dị ứng.
- Hạn chế cho trẻ ăn những món như sữa đặc có đường, trứng, bơ sữa, hải sản…
bởi chúng có thể khiến tình trạng mề đay nghiêm trọng hơn. Đồng thời, cần hạn
chế lượng muối trong thức ăn của bé.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể con để tránh viêm nhiễm nặng trên da cho vi khuẩn. Khi
tắm mẹ chỉ nên dội nhẹ nước lên, thoa nhẹ tay để bé không bị đau. Chỉ tắm bằng
nước ấm vừa đủ, tránh dùng nước quá nóng sẽ gây khô da khiến bé bị đau hơn.
Nên dùng loại xà phòng chuyên dụng cho bệnh mề đay để sử dụng. Các loại xà
bông thông thường chứa quá nhiều chất tẩy sẽ không hợp với làn da bị nổi mẩn,
sưng phù.
- Mặc cho bé những bộ quần áo có chất vải cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi và
rộng rãi.
- Cắt ngắn móng tay của trẻ và cố gắng ngăn cản con dùng tay để gãi, bởi sẽ khiến
da tổn thương nặng hơn. Với trẻ nhỏ mẹ đeo bọc tay cho con để hạn chế tình trạng
này.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để
nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
- Nên đưa con đi khám sớm để được kê thuốc điều trị kịp thời, tránh để mề đay nổi
quá nhiều.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×