Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Những cải cách của Lê Thánh Tông đối với khối cơ quan văn phòng trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.89 KB, 6 trang )

Những cải cách của Lê Thánh Tông đối với khối cơ quan văn phòng
trung ương
Lê Thánh Tông (1442-1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu
Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lê Tư Thành, còn có tên
khác là Lê Hạo. Ông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442,
nổi tiếng là vị minh quân. Nhà vua Lê Thánh Tông ở ngôi được 38
năm, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Trong suốt thời gian trị vì, vua
Lê Thánh Tông đã tiến hành những cuộc cải cách lớn trên nhiều
lĩnh vực quan trọng như chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…và đã
đạt được nhiều kết quả to lớn. Ba mươi tám năm so với lịch sử
quốc gia chỉ là một thời gian rất ngắn, nhưng ba mươi tám năm
dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông là những năm tháng mà
quốc gia Đại Việt phát triển cường thịnh nhất.
NỘI DUNG
1. Mục tiêu và những nguyên tắc chủ yếu trong cuộc cải cách bộ
máy nhà nước của Lê Thánh Tông
Cuộc cải cách bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, nếu không nói
là cuộc cải tổ đầu tiên, thì cũng là cuộc cải tổ lớn nhất và thành
công nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Mô hình nhà
nước thời Lê Thánh Tông trở thành mẫu mực cho những đời vua
sau đó và những triều đại vua sau này mô phỏng theo. Mục tiêu cơ
bản của công cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông là
củng cố và hoàn thiện một bước mới nền quân chủ chuyên chế
phong kiến. Hay nói cách khác là nhằm tập trung tuyệt đối quyền
lực nhà nước vào trong tay nhà vua theo nguyên tắc “tôn quân
quyền” của Nho giáo và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu,


cũng tức là nâng cao sự thể hiện và hiệu quả của quyền lực hoàng
đế.
Ba nguyên tắc chủ yếu mà cuộc cải tổ này theo là:


- Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian,
để bảo đảm sự tập trung quyền lực của nhà vua.
- Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm
quyền và nâng cao trách nhiệm
- Nguyên tắc tản quyền, không để tập trung quá nhiều quyền hành
vào một cơ quan mà được tản ra cho nhiều cơ quan, để ngăn chặn
sự tiếm quyền.
Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước được vua Lê Thánh Tông tiến hành
trong suốt cả quãng đời làm vua của ông. Trong đó, đỉnh điểm là
vào năm Hồng Đức thứ 2 (1471), khi nhà vua ra đạo dụ định quan
chế mà sử sách thường gọi văn bản này là Hoàng triều quan chế.
Lê Thánh Tông đã tiến hành cải tổ bộ máy nhà nước một cách toàn
diện ở cả trung ương và địa phương, cả ngạch dân và quân sự, cả
quan chế và thể chế. Trong đó, những cải cách khối cơ quan văn
phòng trung ương là một phần quan trọng trong việc cải cách bộ
máy nhà nước ở trung ương của Vua Lê Thánh Tông.
2. Những cải cách đối với khối cơ quan văn phòng trung ương của
Lê Thánh Tông


Để lo toan công việc sự vụ hàng ngày cho nhà vua, Lê Thánh Tông
đã tổ chức ra những cơ quan giúp việc mà ngày nay gọi là văn
phòng gồm:
- Hàn lâm viện
Chức năng: phụng mệnh vua khởi thảo một số loại văn thư như
chiếu, chỉ, cùng các văn bản, mệnh lệnh khác của nhà vua… Chức
quan đứng đầu là Thừa chỉ, hàm chánh tứ phẩm. Ngoài ra còn có
các chức như Thị tộc (chánh ngũ phẩm) giữ việc đọc sách, Thị
giảng (tòng ngũ phẩm) phụ trách việc giải thích, bình luận các tấu
biểu, văn thư, Thị thư (chánh lục phẩm) vào sổ các văn thư…

- Đông các viện
Chức năng chủ yếu là rà soát, sửa chữa các văn bản do Hàn lâm
viện đã soạn thảo trước khi trình lên nhà vua duyệt. Chức quan
đứng đầu là Đông các đại học sĩ, hàm tòng tứ phẩm.
- Trung thư giám
Đây là cơ quan phụ trách việc biên chép các dự thảo văn bản của
Hàn lâm viện và Đông các viện thành dự thảo chính thức để trình
vua chuẩn y. Đối với một số văn bản quan trọng như sắc phong
chức tước cho các đại thần, hoàng tử, hoàng hậu, hoàng thân quốc
thích… thì Trung thư giám có nhiệm vụ khắc lên trên các lá vàng,
lá bạc hay viết lên giấy rắc nhũ vàng, nhũ bạc rồi đóng thành từng
tập (quyển) đem lưu trữ. Người xưa gọi các tập văn bản này là kim
sách (sách vàng) và ngân sách (sách bạc).Chức quan đứng đầu là
Trung thư giám xá nhân, hàm chính lục phẩm.


Như vậy, ba cơ quan trên có quan hệ mật thiết với nhau, đều có
chức năng trong soạn thảo văn bản và với quy trình chặt chẽ. Một
số loại văn thư đầu tiên do Hàn lâm viện khởi thảo, rồi chuyển qua
Đông các viện sửa chữa, cuối cùng đến Trung thư giám biên chép
để trình vua xem xét, chuẩn y. Ngoài ra, đối với một số văn bản
quan trọng như sắc phong chức tước cho các đại thần, hoàng tử,
hoàng hậu, hoàng thân quốc thích… thì Trung thư giám có nhiệm
vụ khắc lên trên các lá vàng, lá bạc hay viết lên giấy rắc nhũ vàng,
nhũ bạc rồi đóng thành từng tập (quyển) đem lưu trữ. Người xưa
gọi các tập văn bản này là kim sách (sách vàng) và ngân sách
(sách bạc).
- Hoàng môn tỉnh
Đây là cơ quan quản lí các ấn tín của nhà vua ( Lê Thánh Tông có 6
quả bảo ấn để dùng vào các loại việc khác nhau). Sau khi văn bản

đã được chép lại, Hoàng môn tỉnh có trách nhiệm đóng dấu để ban
hành. Quan đứng đầu là Hoàng môn thị lang, hàm tòng tam phẩm.
- Bí thư giám
Đây là cơ quan trông coi về thư viện và bảo quản các sáng tác thơ
văn của nhà vua. Quan đứng đầu là bí thư ngũ giám học sĩ, hàm
tòng ngũ phẩm.
2. Đánh giá những cải cách của Lê Thánh Tông đối với khối cơ quan
văn phòng trung ương.


Qua sử liệu ghi lại về tổ chức văn phòng cử Lê Thánh Tông cho
thấy nhà vua đã biết cách tổ chức làm việc không bị sa lầy vào
những công việc sự vụ hàng ngày của một người ở đỉnh cao quyền
lực, theo cách cũ nói là cách làm việc của một người đứng trên
muôn người, của người lo cho ức, vạn người, một người mà trăm
công nghìn việc đều thuộc quyền định đoạt của họ.
Bằng cách tổ chức ra cơ quan Đông các, nhà Vua đã buộc mọi
Chiếu, Chỉ, mệnh lệnh của nhà Vua phải được rà soát, phản bác kĩ
lưỡng trước khi ban hành. Tính đúng đắn, tính ngiêm minh trong
mệnh lệnh và pháp luật của Vua ban do vậy được bảo đảm một
cách vững chắc. Chính nhờ vậy, nhà Vua không sa vào lối mòn sự
vụ, không bị cuốn hút vào những lối mòn tiểu tiết, vụn vặt hàng
ngày. Tâm trí nhà vua do đó được rảnh rỗi để chăm lo cho công
việc đại sự của đất nước
Việc tổ chức ra cơ quan Đông các chứng tỏ nhà Vua đã ý thức và
lường trước được mọi hâu họa gây ra nếu trong pháp luật, mệnh
lệnh nhà vua có sơ hở, sai sót hoặc không phù hợp với lòng dân.
Liên hệ với thực tiễn ngày nay cho thấy đây là một bài học quý
giá. Mọi văn bản của cơ quan chính quyền được ban hành áp dụng
nếu có sai sót, sơ hở sẽ gây nhiều hậu quả. Đối với văn bản pháp

luật, văn bản pháp quy của cấp càng cao, nếu có sơ hở, sai sót, thì
hậu quả càng rộng mà không lường hết. Hiện nay trong các cơ
quan nhà nước thường tổ chức ra cơ quan “pháp chế”. Nhưng có
lẽ, nhiệm vụ của cơ quan pháp chế chưa được ý thức đầy đủ nên
tác dụng của tổ chức pháp chế và người làm công tác pháp chế rất
hạn chế


Hay như việc tổ chức ra một thư viện riêng cho nhà Vua chứng tỏ
nhà vua rất coi trọng việc học để tự trau dồi kiến thức và nâng cao
trình độ học vấn của mình. Lê Thánh Tông là một nhà vua, đó là
ông vua rất ham học, đây là một điều hiếm thấy. Những sáng tác
thơ văn, học thuật của ông còn lưu lại ngày nay là một bằng
chứng. Lời ca tụng ông trong văn bia Chiêu Lăng dụng ở Lam Kinh
rằng:…”sức học của Vua có nguồn gốc, rừng kinh, bể sử không đâu
là không kê cứu…” quả là lời ca tụng không thể phản bác.
KẾT LUẬN
Thế kỷ XV là thế kỷ hình thành, xây dựng và phát triển của Nhà
nước Lê Sơ, được xem là đỉnh cao phát triển của chế độ phong kiến
Việt Nam. Đại Việt nửa cuối thế kỷ XV giành được nhiều thành tựu
to lớn, từ việc giữ vững nền độc lập, tự chủ và mở rộng bờ cõi đến
việc xây dựng, phát triển đất nước mạnh mẽ, toàn diện trên mọi
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Có được những kết quả
đó, một phần quan trọng là nhờ đóng góp của những cải cách
quan trọng trên mọi lĩnh vực của vua Lê Thánh Tông. Công tác tổ
chức bộ máy nhà nước ở trung ương thời Lê Thánh Tông có ý nghĩa
sâu sắc không chỉ đối với thực tiễn lịch sử Việt Nam đương thời mà
còn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất
nước ngày nay của nhân dân ta.




×