Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.53 KB, 13 trang )

vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn tố tụng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, cấu trúc tâm lí của hoạt động tư pháp là tổng hòa các mục
đích của hoạt động tư pháp, được thực hiện bằng các hoạt động tâm lí nhất định;
trong đó nhận thức là một hoạt động có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi tiến
hành các giai đoạn của hoạt động Tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, vấn đề về
vai trò của hoạt động nhận thức càng cần thiết hơn nữa. Vì thế, để hoạt động nghiên
cứu tâm lí này có thể giữ được vai trò cơ bản và quan trọng đó cũng như làm cho nó
được thực hiện một cách có hiệu quả trong quá trình tố tụng thì vấn đề đặt ra là cần
phải nâng cao hơn nữa sự hiểu biết về hoạt động nhận thức đến từng chủ thể tiến
hành tố tụng cũng như các chủ thể khác. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, e xin trình
bày : “Phân tích vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động
tố tụng ( Điều tra vụ án hình sự, xét xử vụ án hình sự, giáo dục cải tạo phạm nhân).
Rút ra kết luận cần thiết”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm ,
1. Hoạt động nhận thức trong tố tụng hình sự.
Hoạt động nhận thức là quá trình tâm lí phản ánh hiện thực khách quan và bản thân
con người thông qua các cơ quan cảm giác và dựa trên những hiểu biết vốn liếng
kinh nghiệm đã có của bản thân.( Theo giáo trình Tâm lí học Tư pháp_ Trường Đại
học Luật Hà Nội)
2. Hoạt động điều tra.
Theo tài liệu Từ điển bách khoa toàn thư, thì hoạt động điều tra được hiểu là


“ hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra nhằm xác định tội phạm của người có hành vi phạm
tội, lập hồ sơ đề nghị truy tố, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các
cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa. Hoạt
động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và


đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội, những tình tiết tăng
nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm của bị can. Mọi hoạt động điều tra phải tuân
theo pháp luật, chấp hành các nguyên tắc và thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy
định.”
3. Hoạt động xét xử.
Hoạt động xét xử là hoạt động của các toà án được tổ chức và tiến hành trên cơ sở
những nguyên tắc nhất định và theo một trật tự do luật định nhằm xem xét và giải
quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những vụ việc
khác do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân. (Theo Từ điển
bách khoa toàn thư)
4. Hoạt động giáo dục, cải tạo.
Hiện nay, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân là biện pháp chế tài của nhà nước
áp dụng đối với những người phạm tội mà đã có bản án của tòa án tuyên người đó
là có tội và phải chịu hình phạt. hoạt động cải tạo diễn ra khi người đó đang chấp
hành hình phạt tù, hoạt động này nhằm giáo dục nhân cách cũng như nghề nghiệp
cho phạm nhân để sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù học có thể nhanh chóng
hòa nhập được vào cộng đồng xã hội.
II. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động tố tụng.
1. Khái quát về hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp


Như trên ta đã trình bày về khái niệm của hoạt động nhận thức. qua đó ta có thể
thấy : Hoạt động nhận thức là một bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản và không
thể thiếu được của hoạt động tư pháp.
• Mục đích của hoạt động nhận thức: nhằm thu thập tất cả các chứng cứ tài liệu liên
quan đến vụ án; phân tích, đánh giá các chứng cứ để làm sang tỏ sự thật của vụ án;
tìm hiểu thái độ, hành vi xử sự của những người tham gia tố tụng; nắm bắt được đặc
điểm tâm lí của những người tham gia tố tụng; đưa ra các cách thức, phương pháp
tác động tâm lí đến những người tham gia tố tụng.
• Đặc điểm của hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp

Quá trình nhận thức là quá trình phát triển của tất cả các thành phần của hoạt động
tư pháp. Nhận thức chính là phương tiện để thực hiện các hoạt động khác trong hoạt
động tư pháp.
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp chủ yếu mang tính chất gián tiếp.
Hoạt động nhận thức trong hoạt động tư pháp liên quan chặt chẽ với các thủ tục tố
tụng. Hoạt động nhận thức trong quá tình tố tụng luôn mang sắc thái tình cảm cao,
được tiến hành trong trạng thái tâm lí căng thẳng.
Nhận thức bị hạn chế về thời gian.
• Các giai đoạn:
Tri giác các sự việc bằng các cơ quan cảm giác
Thiết lập và tìm ra các cách thức phương hướng thu thập chứng cứ tài liệu liên quan
đến vụ án


Xây dựng mô hình tư duy năng động về vụ án đã xảy ra trên cơ sở các chứng cứ tài
liệu đã thu thập được
2. Vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự.
2.1 Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Dựa trên những đặc điểm trên của hoạt động nhận thức, ta nhận thấy, trong quá
trình điều tra vụ án hình sự, hoạt động nhận thức được đánh giá là thành phần chủ
yếu trong cấu trúc tâm lí của hoạt động điều tra tội phạm. Trong quá trình này, hoạt
động nhận thức nhằm thu thập, xác minh các thông tin có liên quan đến vụ án như:
động cơ mục đích của tội phạm, diễn biến, hậu quả của tội phạm, đặc điểm nhân
thân của người phạm tội và của các đương sự có liên quan… Bên cạnh đó, thông
qua hoạt động này, điều tra viên có thể nghiên cứu nhân cách của bị can để từ đó có
hướng điều tra đúng đắn.
Hoạt động nhận thức trong quá trình tiến hành điều tra vụ án hình sự chủ yếu dựa
vào quá trình nhận thức của các Điều tra viên. Cụ thể:
+ Trong quá trình nhận thức, các Điều tra viên không chỉ tự mình giải quyết những
vấn đề phát sinh trong quá trình tư duy mà còn tự mình đưa ra những nhiệm vụ tư

duy để có thể khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra, hoặc ủy nhiệm cho người khác
khôi phục lại những sự kiện đã xảy ra. Việc nhận thức những sự kiện của vụ án thực
hiện thông qua việc xây dựng mô hình tội phạm trên cơ sở những thông tin thu thập
được cùng với các thông tin bổ trợ khác. Ngoài ra, Điều tra viên cũng phải xây
dựng mô hình tư duy về mối liên hệ biện chứng giữa các sự kiện đã xảy ra với
những sự kiện thực tại. vì thế, đòi hỏi các điều tra viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng các
thông tin, đánh giá chính xác các sự kiện và đề ra hướng hành động, kiểm tra các
giả định.


+ Điều tra viên phải luôn chủ động để phân tích các nguồn thông tin. Sự phong phú
về thông tin vụ án, kết hợp cùng với những tin tức chưa đầy đủ hiện có là điều kiện
giúp quá trình tư duy của điều tra viên về vụ án gặp nhiều thuận lợi, từ đó mà nhanh
chóng xây dựng được mô hình chính xác về vụ án đã xảy ra.
Đặc biệt, trong quá trình điều tra vụ án hình sự thì hoạt động nhận thức của các điều
tra viên được thể hiện ở sự tâp trung thần kinh cao độ. Vì thế mà đòi hỏi các điều tra
phải có sự chuẩn bị tâm lí. Thông qua hoạt động nhận thức, điều tra viên có thể khôi
phục lại mô hình của sự kiện đã xảy ra theo các phương thức: trực tiếp nhận thức
những sự kiện của thực tế khách quan hoặc nhận thức về các nguồn tin do người
khác cung cấp khi không có điều kiện trực tiếp xem xét. Vì thế, khi thực hiện hoạt
động nhận thức thì ở điều tra viên thường nảy sinh hai quá trình liên quan mật thiết
với nhau, đó là: Nhận thức về sự kiện cần thiết cho việc xây dựng mô hình xảy ra và
nhận thức về những người cung cấp thông tin có liên quan đến vụ án.
Như vậy, qua sự phân tích cụ thể trên có giai đoạn điều tra vụ án hình sự, vai trò
của hoạt động nhận thức chủ yếu thể hiện thông qua quá trình nhận thức của các
điều tra viên. Và nó đóng vai trò chủ đạo, có vị trí trung tâm(vì nó có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động khác sẽ diễn ra ở các giai đoạn sau), và là hoạt
động có tính chất cơ sở, là phương tiện để tiếp tục thực hiện các giai đoạn sau. Sở dĩ
trong giai đoạn này hoạt động nhận thức giữ vai trò chủ đạo, bởi vì mục đích của
giai đoạn này là thu thập các thông tin về vụ án nhằm để xác minh sự thật mang tính

khách quan của vụ án. Do đó, các điều tra viên trong quá trình điều tra vụ án cần có
sự nhận thức đúng đắn và khách quan về các sự kiện, những tình tiết của vụ án cũng
như xây dựng nên mô hình tư duy đúng đắn về vụ án.
2.2. Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Như ta vừa phân tích ở trên, trong giai đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức giữ vị
trí cơ bản, chủ yếu; nhưng bước sang giai đoạn xét xử thì hoạt động giữ vai trò cơ
bản và chủ đạo không phải là hoạt động nhận thức nữa mà là hoạt động thiết kế.


Nhưng hoạt động thiết kế của Tòa án chỉ có thể diễn ra và thực hiện có kết quả khả
thi chỉ sau khi đã thực hiện đúng đắn các yêu cầu của hoạt động nhận thức trên cơ
sở kiểm tra, đánh giá những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được trong hồ sơ điều tra
vụ án của cơ quan điều tra chuyển sang.
Tòa án muốn thực hiện được hoạt động thiết kế một cách dễ dàng và có kết quả
đúng đắn thì mọi thông tin cần thiết phải được thu thập tương đối đầy đủ và chính
xác ngay từ trong giai đoạn điều tra. Bởi vì, tài liệu điều tra sẽ tạo ra điều kiện để
Tòa án có thể dễ dàng xác định được mô hình vụ án và hành vi phạm tội cũng như
mối quan hệ giữa chúng. Dựa trên cơ sở của hoạt động điều tra thu thập chứng cứ
và tìm kiếm những thông tin cần thiết mà Tòa án có thể chọn lọc và hệ thống hóa
thông tin, qua đó mà có thể nhận thức về các tình tiết của vụ án cũng như tình tiết
liên quan đến vụ án được dễ dàng hơn. Bởi vì, tất cả các thông tin về vụ án cũng
như mô hình của vụ án đã được thể hiện khá rõ ràng và cụ thể trong hồ sơ điều tra
của cơ quan điều tra , qua nghiên cứu hồ sơ đó sẽ giúp cho Tòa án có cách nhìn toàn
diện và đúng đắn về vụ án.
Tuy hoạt động nhận thức của cơ quan điều tra giúp cho công tác xét xử của Tòa án
được dễ dàng hơn, nhưng kết luận về tài liệu của cơ quan điều tra chỉ mang tính sơ
bộ. Vì thế, Tòa án phải có quá trình nghiên cứu và kiểm tra lại mô hình này tại tòa.
Do đó, xét hỏi về các tình tiết của vụ án là giai đoạn trung tâm của hoạt động xét
xử, là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn độc lập trong hoạt động xét xử để nhằm
xác minh sự thật của vụ án. Đây chính là yếu tố tìm kiếm của hoạt động nhận thức.

Hoạt động nhận thức của Tòa án là quá trình nhận thức những chứng cứ mang tính
gián tiếp cao. Lí do chủ yếu là vì trong các vụ án hình sự, Tòa án không tiếp xúc
trực tếp với vụ án, không tham gia vào giai đoạn điều tra mà chỉ tiếp nhận chứng
cứ, tài liệu thông qua điều tra viên. Từ đó, trong giai đoạn điều tra, điều tra viên
phải có những biện pháp củng cố tài liệu thu thập một cách đầy đủ và các tài liệu đó
phải giúp cho Tòa án nhận thức được chứng cứ, xây dựng mô hình tư duy về vụ án
cần nghiên cứu một cách dễ dàng hơn.


Trong quá trình nhận thức, Tòa án cần phải đối chiếu mô hình về hành vi phạm tội
với điều luật cụ thể. Ở trong hồ sơ điều tra, các điều tra viên đã chỉ ra những điều
luật có thể áp dụng đối với tội phạm. Nhưng các thẩm phán vẫn cần phải kiểm tra
cẩn thận về tính đúng đắn của sự đối chiếu đó, thẩm phán phải đối chiếu một cách
cụ thể và có khoa học, có căn cứ về các hành vi phạm tội với các điều luật tương
ứng.
Như vậy, ta thấy hoạt động nhận thức trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự tuy
không đóng vai trò chủ đạo nhưng với mục đích kiểm tra tính đúng đắn của các
thông tin, tài liệu của vụ án đã thu thập được trong giai đoạn điều tra sẽ tạo ra cơ sở,
căn cứ để Tòa án có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về tội phạm và hình phạt
tương ứng. Đồng thời qua đó cũng khẳng định rằng tuy hoạt động thiết kế giữ vai
trò chủ đạo trong giai đoạn này, nhưng nó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi
vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra cũng như trong quá trình
xét xử.
2.3. Vai trò của hoạt động nhận thức trong quá trình giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Muốn giáo dục phạm nhân có hiệu quả, cần phải hiểu bản chất nhân cách của họ,
ảnh hưởng của điều kiện, hòan cảnh sống ở trại giam đến quá trình giáo dục.. Vì
vậy hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo là cơ sở của hoạt đông giáo dục.
Hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo giúp cán bộ tư pháp nhận thức các vấn
đề như:
+ Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tôi của từung phạm nhân. Trong giai

đoạn điều tra và giai đoạn xét xử vấn đề này cũng đã được các cơ quan tiến hành tố
tụng nghiên cứu. Tuy nhiên, để giáo dục phạm nhân có hiệu quả, cơ quant hi hành
án cần nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện phạm tội của từng phạm nhân một cách
cụ thể, rõ rang hơn. Điều này cho phép những người làm công tác giáo dục phạm


nhân thấy được những đặc điểm tiêu cực trong nhân cách cảu từng phạm nhân,
nguyen nhân hình thành và phát triển chúng, từ đó dự kiến con đường và biện pháp
giáo dục họ.
+ Nghiên cứu đặc điểm tâm lí, nhân cách của phạm nhân. Việc nghiên cứu đặc điểm
tâm lí, nhân cách của phạm nhân cần chỉ ra được những yếu tố tích cực trong nhân
cách của họ cân được củng cố, phát huy; những yếu tố tiêu cực cần hạn chế, loại bỏ.
Nếu được phát hiện, được khơi dậy, những yếu tố tích cực, những điểm sáng còn lại
trong con người phạm nhân sẽ là cơ sở thuận lợi để cải tổ con người của họ , đưa họ
trở thành người có ích cho xã hội
+ Nghiên cứu quá trình chuyển biến về tâm lí của phạm nhân trong thời gian chấp
hành án phạt tù. Việc nghiên cứu vấn đề này cho phép giám thị, quản giáo trại giam
đánh giá được hiệu quả của các biện pháp giáo dục đã được áp dụng, từ đó xác định
kế hoạch và những biện pháp giáo dục cần thiết tiếp theo.
Một nội dung quan trọng nữa của hoạt động nhận thức trong giai đoạn cải tạo là
nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện, hoàn cảnh sống, các quan hệ giao tiếp ở trại
đối với phạm nhân. Việc làm rõ điều kiện, hòan cảnh sống, của các quan hệ giao
tiếp ở trại đến từng phạm nhân giúp cho việc xác định, điều chỉnh các biện pháp
giáo dục cần thiết đối với họ, phòng ngừa những tình huống xấu có thể xảy ra.
Vai trò của hoạt động nhận thức trong giai đoạn này chủ yếu là nhằm giáo dục cảm
hóa phạm nhân, đảm bảo cho họ sẽ không tái phạm sau khi đã chấp xong hình phạt
tù hay được mãn hạn tù. Nhưng mục đích của hoạt động nhận thức phải đảm bảo
cho hoạt động giáo dục, cải tạo của phạm nhân đạt kết quả tốt. Để giáo dục, cải tạo
phạm nhân, cán bộ quản lí không những phải biết trạng thái tâm lí của họ trong hiện
tại mà còn phải biết những thiếu sót tâm lí xã hội của họ đã nảy sinh bằng cách nào

trong quá trình hình thành những tập quán, thói quen, cách cư xử chống đối pháp
luật của họ. Vì thế, cán bộ quản giáo phải thu thập cả nhưng thông tin về điều kiện


phát triển của cá nhân phạm nhân khi nghị án: thông tin về gia đình, về mối quan hệ
giữa họ với gia đình…
Điều tra viên điều tra vụ án hình sự do phạm nhân này thực hiện có thể giúp cán bộ
quản giáo thực hiện hoạt động nhận thức ở giai đoạn cải tạo. Nếu trong quá trình
nghiên cứu, điều tra viên thu thập và tổng hợp lại những thông tin quan trọng để tổ
chức quá trình giáo dục, cải tạo nhằm xác định ai là người có ảnh hưởng tích cực
đến phạm nhân…thì sẽ thông báo những thông tin này cho ban giám thị trại giam có
khả năng giúp cho lựa chọn đúng biện pháp giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Cán bộ quản giáo cần phải nghiên cứu tỉ mỉ về thái độ, hành vi, hứng thú…của
phạm nhân. Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ quản giáo hiểu rõ hơn về những phẩm
chất của phạm nhân: tính cách, phẩm chất, ý chí của phạm nhân…đã hình thình ở
họ. Quá trình nghiên cứu nhân cách phạm nhân cho phép cán bộ quản giáo phát
hiện cả những nét phẩm chất tích cực, nó tạo cơ sở củng cố nhân cách của họ và để
tác động giáo dục đến những phạm nhân khác, tạo cơ sở để thành lập một nhóm
phạm nhân tích cực.
Như vậy, từ những yếu tố trên, có thể kết luận: Tuy hoạt động giáo dục đóng vị trí
quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng bên cạnh đó ta cần phải hiểu vấn đề là
để hoạt động giáo dục có vai trò đó là phải dựa trên những sự tác động của hoạt
động nhận thức, bởi vì ở trong giai đoạn này thì hoạt động nhận thức đã tạo ra các
cơ sở về nhận thức tâm lí bên trong của phạm nhân, để từ đó mà các cán bộ quản
giáo mới có những phương pháp giáo dục cải tạo phạm nhân phù hợp, cảm hóa dần
những sai làm của họ và hướng tới việc đảm bảo cho họ sẽ không thực hiện những
hành vi vi phạm pháp luật nữa sau khi đã chấp hành xong hình phạt.
III. Rút ra kết luận về vai trò của hoạt động nhận thức và một số quan điểm cá nhân.
1. Một số kết luận cần thiết.



Với tất cả những phân tích trên, ta có thể rút ra được một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất, hoạt động nhận thức là một trong những dạng hoạt động cơ bản và không
thể thiếu được trong hoạt động tư pháp. Bởi vì có nhận thức được đúng đắn thì
chúng ta mới có thể đưa ra được những nhận xét đúng đắn và khách quan về đối
tượng cần nghiên cứu. Dẫn chiếu vào bài viết này ta nhận thấy, nếu không có hoạt
động nhận thức thì các điều tra viên sẽ không đánh giá được các nguồn tin, tài liệu
nào là cần thiết cho vụ án. Thậm chí là có thể đánh giá sai về hành vi phạm tội, về
người phạn tội… từ đó mà sẽ không xây dựng được mô hình phạm tội cũng như
hành vi của người phạm tội. Ngoài ra, do không có nhận thức đúng đắn về vụ án
nên cũng sẽ dẫn đến hiện tượng oan sai ngay từ giai đoạn điều tra. Vì thế, trong giai
đoạn điều tra thì hoạt động nhận thức là trung tâm, có vai trò quan trọng nhất.
Bước sang giai đoạn xét xử. Để Tòa án có thể ra được những quyết định tố tụng
khách quan và đúng pháp luật, xử phạt đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm
và không xét xử và làm oan sai người vô tội thì Hội đồng xét xử nói chung cũng
như Thẩm phán giữ nhiệm vụ chủ tọa phiên tòa cũng cần có những nhận thức đúng
đắn về vụ án thông qua quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát gửi lên cũng như đánh giá sự thật khách quan tại phiên tòa thông qua giai
đoạn xét hỏi…Như vậy, bản án quyết định của Tòa án có đúng pháp luật hay không
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quá trình nhận thức khách quan về vụ án của các cơ quan
tư pháp.
Để cải tạo và giáo dục phạm nhân tốt, giúp cho phạm nhân hiểu được các hành vi
sai trái của mình và ăn năn, hối cải thì việc nhận thức về tính cách, thái độ, hành
vi… của phạm nhân sẽ giúp các quản giáo nhận biết được về phạm nhân, từ đó mà
có những phương án cải tạo, giáo dục phù hợp để cảm hóa con người phạm nhân sẽ
trở thành những con người tốt sau khi đã chấp hành xong hình phạt tù.
Thứ hai, hoạt động nhận thức có tính chất là cơ sở và là phương tiện để thực hiện
các hoạt động tư pháp tiếp theo. Đúng như vậy, đề hoạt động thiết kế và hoạt động



cải tạo, giáo dục đạt được hiệu quả cao thì nhất thiết chúng ta phải dựa trên những
căn cứ của hoạt động nhận thức. Tránh được tình trạng oan sai khi quyết định hình
phạt cũng như giáo dục không đúng mục đích của hoạt động tư pháp.
Thứ ba, hoạt động nhận thức và các hoạt động tư pháp khác (hoạt động thiết kế,
hoạt động giáo dục, cải tạo) có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bởi vì trong hoạt
động tư pháp, tuy các hoạt động có vị trí và vai trò khác nhau trong mỗi giai đoạn
nhưng về mặt tổng thể thì chúng đều có sự tác động qua lại với nhau, hỗ trợ cho
nhau và hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho hoạt động tư pháp diễn ra thống
nhất, khách quan và đúng pháp luật, tránh những tình trạng oan, sai trong quá trình
tố tụng hình sự.
2. Thực trạng áp dụng và kiến nghị
Hiện nay, có thể thấy hoạt động này đang bị xem nhẹ trong thực tế tố tụng hiện nay,
vì thế mà các tình trạng “oan, sai”, “lách luật” vẫn thường xuyên diễn ra. Đồng thời,
việc nhận thức về vụ án của các chủ thể tiến hành tố tụng cũng đang là vấn đề thời
sự, đã có nhiều chủ thể có thẩm quyền đã cố tình làm sai lệch nội dung, diễn biến
của vụ án. Chính điều này làm cho người dân ngày càng đánh mất lòng tin vào các
cơ quan tiến hành tố tụng. Vì thế, công tác cải cách tư pháp hiện nay cũng đang đặt
ra việc hoàn thiện hơn nữa về nhận thức của các chủ thể tiến hành tố tụng. Bên cạnh
đó, ý thức chấp hành, phối hợp giữa các chủ thể cũng chính là điều kiện để phát huy
hơn nữa hiệu quả của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động tố
tụng.
Ví dụ tình huống: A là ông chủ một tiệm trang sức ở thị trấn C. Vào ngày
05/09/2010, do mất cảnh giác lúc nửa đêm, của hàng của ông A bị mất trộm lượng
trang sứ lớn trị giá 30 triệu đồng. Ngay sau đó ông A đã báo lên cơ quan công an và
các điều tra viên đã bắt tay vào điều tra. Sau một thời gian tìm hiểu điều tra đã bát
được đối tượng H( thanh niên ăn chơi có tiếng, có nhiều tiền án tiền sự, ở gần nhà


ông A) chính là thủ phạm của vụ án trên. A đã bị Tòa tuyên 3 năm tù vì tội trộm cắp
tài sản.

Phân tích tình huống.
Trong trường hợp này, ở giai đoạn điều tra, hoạt động nhận thức có vai trò vô cùng
quan trọng, cụ thể: giúp điều tra viên thu thập các thông tin như khoanh vùng đối
tượng tình nghi, tìm hiểu rõ tiểu sử, gia đình của từng đối tượng để rút ra kết
luận( mục đích phạm tội: do ăn chơi nợ nần, kẻ trộm cắp chuyên nghiệp…); hành vi
phạm tội được thực hiện lúc nào( nửa đêm không cảnh giác của chủ nhà, ít người
qua lại…); diễn biến( diễn ra nhanh chóng gấp rút, người bị hại không kịp phát
hiện…); hậu quả: chỉ trộm cắp tài sản hay cả gây thương tích... Từ đó có thể rút ra
kết luận về nhân cách phạm nhân. Chính từ quá trình nhận thức mới có thể giúp
điều tra viên có được những thông tin đó.
Trong giai đoạn xét xử, chính hoạt động nhận thức giúp cho Thẩm phán có thể
nghiên cứu kĩ hồ sơ( nhân cách bị cáo là tay ăn chơi có tiếng, tiền án tiền sự, gia
đình…)để đánh giá các tình tiết vụ án; đối chiếu với điều luật để đưa ra mức hình
phạt phù hợp
Đến giai đoạn cải tạo, với việc nhận thức về nhân cách phạm nhân là 1 người đã có
tiền án tiền sự thì cần biện pháp giáo dục cứng rắn nhưng cũng phải kết hợp khuyên
giải để phạm nhân nhận ra lỗi lầm, tìm được hướng đi đúng đắn trong tương lai…
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Trong hoạt động tư pháp nói chung, cũng như quá trình tố tụng hình sự nói riêng thì
hoạt động nhận thức luôn được đánh giá là hoạt động giữ vai trò trung tâm, là tiền
đề, cơ sở cho các hoạt động khác. Tuy nhiên, vai trò đó đang dần bị đánh mất bởi
những tiêu cực trong nền tư pháp Việt Nam hiện nay. Vì thế, yêu cầu đặt ra hiện
nay là cần có biện pháp, chính sách cải cách tư pháp mới nhằm nâng cao hơn nữa


vai trò, cũng như tầm quan trọng của hoạt động nhận thức trong quá trình tố tụng,
trong hoạt động tư pháp Việt Nam trong giai đoạn hội nhập ngày nay.




×