Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những cấm kỵ khi ăn trái cây không phải ai cũng biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.79 KB, 6 trang )

Những cấm kỵ khi ăn trái cây không phải ai cũng biết
Trái cây tốt cho cơ thể, nhưng cần lưu ý xem loại quả đó có hợp với cơ địa và tình
trạng sức khỏe của mình hay không là điều ai cũng cần biết. Trái cây tốt cho cơ thể
nhưng phải sử dụng đúng cách.
Những lưu ý khi ăn khoai lang

Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo
bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có
tác dụng tối đa. Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể
gây sỏi thận.
Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch
vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải
được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất
men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang
khi đói.
Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có
chứa rất nhiều chất xơ. Rau khoai lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy,
viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Những lưu ý khi ăn dưa chuột
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu
phộng luộc hay rang vàng. Đây là món ăn lạnh, nhiều gia đình thường làm để ăn
cho đỡ ngán, nhưng kỳ thực có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm
trọng hơn. Không kết hợp dưa chuột, cần tây hay dưa chuột, ớt, các enzyme trong
dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này.
Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin
C của cơ thể. Tương tự, rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh,… không nên ăn cùng


với dưa chuột. Không ăn dưa chuột cùng các loại nấm: Có tác dụng giải độc, giảm
cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không
sẽ có tác dụng ngược.
Những lưu ý khi ăn dưa hấu

Nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể, đồng thời không
thể kịp thời bài tiết nước ra khỏi cơ thể dẫn đến lượng nước trong cơ thể vượt quá
khả năng dự trữ nước của cơ thể, dung tích máu tăng lên.
Do đó không những tình trạng sưng phù ngày càng nghiêm trọng mà còn dẫn đến

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


tình trạng mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, khuyến cáo những người thận yếu hoặc mắc
các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe.
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm
suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Dưa hấu có công dụng lợi tiểu, nếu những người
mắc bệnh này ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết
ra ngoài nhanh và nhiều gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây
âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc.
Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía, và
đường fructoza khi ăn dưa hấu xong lượng đường trong máu tăng cao. Do đó,
những bệnh nhân tiểu đường hạn chế ăn dưa hấu.
Khi ăn nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn không những làm cho lượng đường
trong máu tăng cao, mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể
(đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường nặng) gây ngộ độc, thậm chí nguy
hiểm đến tính mạng.
Cà chua không nên ăn khi chưa đun chín

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là 'alkaloid' sẽ giảm dần và

sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây
chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Không nên ăn quá nhiều cà chua, vì chúng chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic
và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng. Nếu ăn cà chua lúc đói,
những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa
tan, gây căng thẳng và làm khó cho dạ dày.
Không ăn quýt trước bữa cơm và khi đói
Trên thực tế quýt có rất nhiều công dụng nhưng không nên ăn quá nhiều trong một
lần và không nên ăn trong khi đói bởi quýt chứa axít, nó dễ làm tổn thương dạ dày.
Những người có thể chất yếu hay sau khi đẻ không nên ăn hồng

Quả hồng có mùi thơm, vị ngọt, hàm lượng đường và vitamin C rất cao, nhưng
hồng có tính hàn nên những người sau khi sinh con và người có thể chất yếu
không nên ăn loại quả này.
Trong quả hồng có chứa nhiều chất tanin, gây khô miệng, sít lưỡi, nếu ăn nhiều sẽ
cản trở sự phân tiết dịch tiêu hóa dẫn đến bệnh táo bón.
Vì vậy, mặc dù hồng là những thứ quả rất thơm ngon, nhưng không nên ăn nhiều,
mỗi lần chỉ nên ăn 1-2 quả, không nên ăn hồng khi đói bụng, không nên ăn vỏ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


hồng, không nên ăn hồng vẫn chưa chín.
Không ăn hồng cùng lúc với món ăn có cua
Trong Đông y, cua và hồng đều thuộc thực phẩm tính hàn, vì thế không thể ăn
cùng nhau. Còn theo góc độ y học hiện đại, cua, cá, tôm giàu protein dưới tác dụng
của tanin có trong hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành các sỏi trong dạ dày.

Người có tì vị suy nhược không nên ăn các loại hoa quả như táo, đào
- Táo cùi dày, vị ngọt là loại quả có tác dụng bổ tì dưỡng vị, nhuận phế, an thần.
Nhưng nếu ăn nhiều sẽ sinh đờm trở nhiệt, đồng thơi gây hại cho răng.
- Đào nếu ăn nhiều sẽ bị nhiệt, dễ sinh mụn nhọt.
- Mận nếu ăn nhiều sẽ dễ sinh dờm.
- Mơ chua nếu ăn nhiều sẽ hại răng.
- Dưa đỏ là loại quả ngon, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu giải khát. Nhưng nếu ăn
nhiều quá sẽ làm tổn thương tì vị.
Không phải ai cũng ăn được chuối tiêu

Có một số người bệnh không nên ăn chuối tiêu. Chuối tiêu có giá trị dinh dưỡng
cao, nhưng không phải là thích hợp với tất cả mọi người.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


- Những người bị viêm thận mãn tính, suy giảm chức năng thận không nên ăn
chuối tiêu.
- Người bị bệnh viêm khớp, bệnh tiểu đường cũng không nên ăn nhiều chuối. Bởi
vì hàm lượng đường trong chuối cao, lại có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm
chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.
- Những người có chức năng dạ dày kém cũng không nên ăn nhiều chuối.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×