Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

tieu chi danh gia muc do chin muoi RRR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.03 KB, 7 trang )

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ CHÍN MÙI NHẬP HỌC LỚP 1 Ở TRẺ 5 TUỔI
TS. Trần Thị Ngọc Trâm
Viện chiến lược và chương trình giáo dục
Sự phát triển kinh tế-xã hội trong thời đại ngày nay đã làm cho con người có nhu cầu mới và
những tiềm năng mới .Vì thế, ngay cả trẻ em cũng có những nhu cầu mới ,những tiềm năng
mới và có những biểu hiện phát triển sớm và tăng gia tốc phát triển hơn trước. Việc nghiên
cứu mức độ chín muồi nhập học lớp một (ở trẻ 5 tuổi nhằm xác định đúng độ tuổi thích hợp
vào lớp 1 tiểu học trong bối cảnh mới là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Để nghiên cứu mức độ chính muồi nhập học lớp môt ở trẻ 5 tuổi, trước hết phải xác định
đúng tiêu chí đánh giá mức độ chín muồi nhập học lớp môt ở trẻ 5 tuổi.
1. Thế nào là “Chín muồi nhập học lớp một tiểu học”
Chín muồi nhập học ở tiểu học (thường được gọi tắt là “Chín muồi đến trường”,
hoặc “Chín muồi đi học”, hoặc “Chín muồi học đường”). Theo từ điển Tiếng Việt do
Hoàng Phê chủ biên, “Chín muồi là đạt đến mức phát triển đầy đủ nhất để có thể chuyển
giai đoạn hoặc trạng thái” (1).
Đối với trẻ em, việc bắt đầu đi học ở trường phổ thông là bước ngoặt quan trọng
trong cuộc sống, là sự chuyển qua một lối sống mới và những điều kiện hoạt động mới,
chuyển qua một vị trí mới trong xã hội và những mối quan hệ qua lại mới với người lớn
và các bạn cùng tuổi , Để bước sang một giai đoạn mới trong cuôc sống, trở thành một
người học sinh ( HS) thực thụ, trẻ cần phải có những tiền đề cần thiết hay còn gọi sự
“Chín muồi đến trường” để có thể thích ứng được với những điều kiện mới của môi
trường hoc đường.
Sự “Chín muồi đến trường” ở trẻ là những tiền đề cần thiết nhất về các mặt tâm –
sinh lý, thích ứng xã hội đạt đến mức phát triển đầy đủ nhất để trẻ có thể chuyển sang giai
đoạn mới thích ứng với học đường – chuyển từ hoạt động chơi giữ vai trò chủ đạo sang
hoạt động học tập giữ vai trò chủ đạo.
Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chơi giữ vai trò chủ đạo. Đó là hoạt động phù
hợp nhất với nhu cầu, hứng thú về khả năng của trẻ ở giai đoạn này. Coi là một hoạt động
mang tính chất thoải mái, không bắt buộc (thích thì chơi, không thich thì không chơi).
Vào lớp một, trẻ phải làm nhiệm vụ của một HS, hoạt động học tập giữ vai trò


chủ đạo. Hoạt động học tập hoàn tàon mới mẽ đối với trẻ. Khác với hoạt động chơi như
đã nêu ở trsẵn sng gip đỡ ên, hoạt động học tập là một hoạt động mang tính bắt buộc, có


tổ chức chặt chẽ, có mục đích, có kế hoạch và có y’ nghĩa xã hội. Bản thân mỗi học sinh
phải cố gắng, tự giác và có tinh thần trách nhiệm học tập mới có thể đạt được kết quả tốt.
Vào học ở trường phổ thông, trẻ phải hoà nhập vào mối quan hệ mới với những người
xung quanh, với thầy cô. Quan hệ thầy cô đối với trẻ lúc này mang tính chất thầy – trò
hơn là quan hệ cô mẫu giáo đối với trẻ ( mang tính chất mẹ- con), trẻ phải tuân theo các
yêu cầu và quy tắc của sinh hoạt nhà trường. Vì vậy, khi nhập học lớp một tiểu học, trẻ
cần có sự chín muồi đến trường về tất cả các mặt tâm – sinh lý, thích ứng xã hội để có thể
thích nghi được với những điều kiện mối của môi trường học tập ở trường phổ thông và
cuộc sống.
Sự chín muồi đến trường và tuổi nhập học lớp một của trẻ có mối quan hệ mật
thiết và có một ý nghĩa rất quan trọng.Theo đó, khả năng theo học và sự thích nghi với
nhà trường của trẻ có mốu quan hệ chặt chẽ với nhau. Trường hợp trẻ vào trường trước
khi có được những khả năng về học tập dễ dẫn trẻ đến nguy cơ thất bại, phải lưu ban và
sớm bỏ học,… Nhưng ngược lại, nếu choo trẻ đi học muộn hơn so với khả năng đi học
của trẻ sẽ kìm hảm hoặc làm chậm đi sự phát triển của trẻ.
2. Một số công cụ đánh giá mức độ chín mưồi đến trường và tiêu chí đánh giá.
2.1. Một số công cụ đánh giá mức độ chín muồi đến trường
- Trắc nghiệm ( TN) “Đến tuổi học” của Pháp ( Test de maturité scolaire do
Centre de Psychologie appliqée xuất bản tại Paris năm 1973) (2), gồm 3 tiểu TN : + Dị
biệt ( Difference) có 24 item; + Thông tin- từ ngữ ( Information-Vocabulaire) có 32
item ;+ Mã (code) . Những TN này sử dụng các hình vẽ dùng để đo trí lực của trẻ em vào
lớp một.
- TN trí lực của wechsler (2) nhằm đánh giá khả năng trí lực của trẻ thông qua
vận dụng ngôn ngữ , gồm 5 tiểu TN : + Sự hiểu biết về bản thân và gia đình( 6 item) ;+
Biểu tượng về sơ đồ thân thể(4 item) ;+ Biểu tượng về thời gian ( 5 item) ;+ Trí nhớ
( ngắn, dài, ngôn ngữ, nhớ máy móc – 8 item);+ Khả năng suy luận ( 5 item)

- TN “Đến tuổi học” của Viện Tâm Lí học – sinh lí lứa tuổi, thuộc viện Khoa
học giáo dục (2) soạn thảo chủ yếu dựa vào hai TN nêu trên, đồng thời có chỉnh lý và bổ
sung thêm một số item, chia thành ba phần :
+Trí tuệ( phần bình), gồm 3 tiểu TN: Dị biệt(12 item) nhằm đánh giá thao tác
gộp nhóm và loại trừ trong tư duy của trẻ; thông tin – từ ngữ ( 16 item) nhằm đánh giá
trình độ ngôn ngữ của trẻ; tiểu TN về số (4 item) nhằm đánh giá khả năng đếm và một số
thao tác tính đơn giản của trẻ.


+Trí tuệ ( phần lời) đánh giá khả năng trí lực của trẻ thông qua vận dụng ngôn
ngữ, gồm 5 tiểu TN: sự hiểu biết về bản thân và gia đình (6 item) ; biểu tượng về sơ đồ
thân thể ( 4 item); biểu tượng về thời gian ( 4item); trí nhớ( 8 item); khả năng suy luận (5
item)
+ Phần thích nghi (hay thích ứng xã hội- trường học) có 10 item đánh giá kh3
năng thích nghi của trẻ trong những tình huồng gia đình, lớp học .Một số item đánh giá
khả năng thích nghi của trẻ ở những khía cạnh như khả năng kiềm hãm nhu cầu(3 item),
khả năng hợp tác ,quan hệ với bạn (5 item), khả năng thích nghi với tình huống mới (3
item), khả năng hợp tác với thầy cô giáo(gồm 3 item)
Kết qủa các phần của TN được lượng hóa thành điểm số. Khi tổng hợp lại thành
điểm số của mỗi nghiệm thể, có thể dùng để tham khảo mức độ chín muồi đi học của trẻ.
- TN “sẵn sàng đi học” ( 3), gồm 5 tiểu TN với 41 bài tập như sau:
+ Hiểu biết về bản thân ( 12 bài tập không cho điểm,c hỉ dùng để nhận xét tính tổng
quát về sự hiểu biết bản thân và gia đình) .
+ Ngôn ngữ( 7 item), dùng để đo khả năng nhận biết chữ cái, khả năng ghi nhớ ngôn
ngữ và ngữ điệu ngôn ngữ, khả năng phân biệt âm vị, tìm hiểu vốn từ, mức độ phát
triển của các thao tác tư duy;viết đúng tên và đánh vần tên.
+ Toán (7 item), dùng để đo khả năng định hướng trong không gian, kĩ năng đếm đến
10,nhận biết về con số và kĩ năng sơ đẳng về tính toán trong phạm vi nhận biết quan hệ
giũa các con số, thực hiện các thao tác gộp nhóm, so sánh nhiều ít từ đối tượng cụ thể
đến con số trừu tượng , và khả năng khái quát hóa trong tư duy toán để có khả năng

tính toán.
+ Tâm vận động (5 item) dùng để kiểm tra khả năng thành thục về thần kinh, cảm
giác vận động, biểu hiện qua vận động (thô sơ và tinh tế), điều khiển vận động theo
đúng tín hiệu.
+ Thích ứng xã hội (item) dùng để đánh giá động cơ, khả năng xử lý tình huống và
đo khả năng biểu hiện xúc cảm và đáp ứng xúc cảm với người khác, điều chỉnh hành
vi cho phù hợp với quy tắc chung của trường lớp.
Tương tự như TN “Đến tuổi học”, kết quả từng phần của TN “Sẵn sàng đi học” cũng
được lượng hóa thành điểm số. Khi tổng hợp lại thành tổng số điểm của mỗi nghiệm
thể có thể dùng để tham khảo mức độ sẵn sàng đi học của trẻ. TN này nhằm đánh giá
mức độ sẵn sàng đi học của trẻ khi mới vào lớp 1.Mức độ “Sẵn sàng đi học” có thể bao
hàm tiềm năng ban đầu về “Thích nghi học đường”, còn sự thích nghi học đường cần
được kiểm nghiệm sau một thời gian học lớp 1 của trẻ.


2.2. Một số hệ thóng tiêu chí đánh giá mức độ chín muồi đến trường của trẻ em.
Ngoài các hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ chín muồi đến trường hay chín muồi
đi học ở trẻ được nêu ra trong các TN nêu ở phần trên còn có:
a) Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực học đường của trẻ em theo quan điểm
phát triển mà tác giả Nguyễn Huy Tú đề cập (4), bao gồm:
-

Tình trạng phát triển thể chất, gồm: Thể giá( trẻ nhỏ- trẻ nhỡ- trẻ học đường ),
tình trạng sức khỏe ( tốt- thỉnh thoảng ốm- hay ốm ), vận động( hiếu động- cân
bằng; khéo léo- không khéo léo), đặc điểm( năg lực cảm giác đặc biệt , mù lòa ,
khuyết tật…).
- Thái độ xã hội – tính cách: Sẵn sàng giao tiếp ( cởi mở- nhút nhát- sợ sệt ), tính tự
lập( tự lập cao-ít tự lập- không tự lập), tình cảm ( nồng nhiệt- nhạy cảm – ít biểu lộ
xúc cảm – lạnh nhạt), ý chí ( kiên quyết – tự thích ứng – khuất phục – nhân nhược),
thói quen vệ sinh ( sạch sẽ- cẩu thả ),thái độ xã hội( sẵn sànggiúp đỡ –ích kỉ,vững

vàng – không vững vàng )
- Thái độ học tập –thái độ xã hội: hứng thú học tập- viu vẻ học tập (tò mo nhận
thức – hứng thú – không hứng thú ), nhịp độ học tập và làm việc ( nhanh – chậm –
ể ỏai), thực hành làm việc (kĩ năng –lúc kĩ lúc qua loa –sai sót), sự tập trung chú ý
(rất tập trung – tập trung bình thường – dễ phân tán ) phản ứng với thất bại( nổi
giận –buồn bực –dửng dưng).
- Năng lực trí tuệ: nhận thức (nhanh – suy nghĩ kĩ càng – chậm – thận trọng –
trì đồn), ghi nớ – nhớ – nhận lại (học thuộc nhanh –trung bình chậm –lưu giữ không lâu –
quên nhanh),ngôn ngữ (lỗi ngôn ngữ: như ấp úng –đầy lưỡi –nói lắp- ồn ào -mất ngữ
pháp –nhát gừng -câu không hòan chỉnh –mở rộng lưu lóat –quá cứng nhắc ), tư duy
(nhận thức các quan hệ logicvà nhân quả trong các quan hệ đơn giản, có thể nhìn thấy –
tư duy gắn với trực quan),nhận thức về môi trường (tốt –trung bình –ít).
b) Các tiêu chí đánh giá sự chín muồi đến trương ( trong nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Thị Mến)(5),gồm:
-Về thể lực :Thể chất và tinh thần, dẻo dai,linh họat và có năng lựv phối hợp các
vận động.
-Về tâm lí gồm:
+Các chức năng tâm lí cấp cao:chú ý có chủ định , tư duy trừu tượng…
+Sự ham hiểu biết,trí tưởng tượng: +Khả năng quan sát,chú ý, trí nhớ


+ Ngôn ngữ
+Động cơ học tập và nhận thức nhiệm vụ học tập
+Những năng lực và phẩm chất chuyên biệt, trực tiếp giúp trẻ dễ dàng và nhanh chóng
thích ứng với việc tham gia các lớp học, môn học ở lớp 1.
3. Những yêu cầu của giáo dục tiểu học đối với việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
Từ năm học 2002 -2003, thực hiện chỉ thị số 14/2001/CT –TTg ngày 11/6/2001 của
Thủ thướng Chính phủ , chương trình tiểu học do Bộ tưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành ngày 9/ 11/2001 được áp dụng thống nhất trong cả nước, bắt đầu từ lớp 1. Trong
quá trình đổi mới giáo dục tiểu học, đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu búc xúc .

Các hình thức tổ chức dạy học mới được đưa vào trường tiểu học như: dạy học cá nhân,
dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học ở hiện trường (ngòai lớp), trò chơi học tập,
…trên cơ sở ý tưởng dạy học “lấy người học làm trung tâm của quá trình dạy học”, “cá
thể hóa dạy học”… đòi hỏi mỗi HS phải tích cực, chủ động tham gia vào họat động học
tập theo khả năng…(6)
Chương trình giáo dục tiểu học như đã nêu trên có những yêu cầu đối với việc chuẩn
bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 tiểu học như :
3.1. Chuẩn bị về thể lực
- Đảm bảo trẻ khỏe mạng về thể chất và tinh thần, không bệnh tật, đau ốm.
- Có kỹ năng vận động cơ bản và khả năng phối hợp các vận động cơ bản.
3.2. Chuẩn bị về khả năng hoạt động trí tuệ.
- Các thao tác tư duy cơ bản ( so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa…), trí
tưởng tượng, trí nhớ; khả năng quan sát, phân loại, chú ý và ghi nhớ có chủ định, suy
luận.
- Khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản của cuộc sống .
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và diễn cảm.
- trí thức cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển của trẻ và những trí thức này ở mức độ
tiền khái niệm, như: Sơ đồ về thân thể ; định hướng trong không gian và thời gian ;số
,phép đếm, hình dạng , màu sắc;một số kiến thức sơ đẳng, thiết thực về các sự vật, hiện
tượng xung quanh.
3.3. Chuẩn bị về khả năng thích ứng xã hội: khả năng giao tiếp, hòa nhập, tinh
thần, hợp tác,chia sẻ ,yêu thương mọi người ,tính kiềm chế , tính kỉ luật, khả năng
điều chỉnh hành vi có ý thực


3.4. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học: hứng thú nhận thức( tò mò , ham hiểu biết ),
hứng thú đi học và thích trở thành HS
3.5. Chuẩn bị những khả năng và hiểu biết chuyên biệt giúp trẻ dễ dàng và nhanh
chóng thich ứng với việc tham gia vào các tiết hoc , môn học ở lớp 1 nói riêng và bậc
tiểu học nói chung, như :

- Chuẩn bị thích ứng với các ”tiết học” ở lớp 1 và bậc tiểu học sau này.
- Chuẩn bị về động cơ học tập và nhận thức nhiệm vụ học tập
- Chuẩn bị về cách học : từng bước tập cho trẻ quen dần với 1 số kĩ năng học tập, cụ
thể là các kĩ năng : nghe , hiểu yêu cầu nhiệm vụ học tập ; định hướng thực hiện nhiệm
vụ học tập ; biết tự lập kế hoạch học tập, chuận bi cho học tập; biết làm việc theo nhiệm
vụ chung và nhịp độ chung cũa lớp; biết hợp tác thi đua học tập ; biết tự kiểm tra đánh
giá ,…
- Chuẩn bị cho việc học các môn ở lớp 1 tiệu hoc, chủ yếu là môn tóan và môn tiếng
việt.
- Việc chuẩn bị cho trẻ đi học lớp1 ở trường phổ thông là chuẩn bị những tiền đề cần
thiết,tạo cơ hội giúp trẻ đạt độ chín muồi đến trường vế mọi phương diện:thể lực, trí tuệ,
ngôn ngữ ,tình cảm, giao tiếp và ứng xử xã hội , tâm thế,… để trẻ thích nghi với họat
động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông,chứ không phải là dạy trước chương trình
lớp 1 cho trẻ
Từ các nghiên cứu nêu trên, đặc biệt xuất phát từ yêu cầu của giáo dục tiểu học đối
với việc chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1 ,có thể thấy rằng ,hệ thống tiêu chí đánh giá
mức độ chín muồi đến trường ở trẻ bao gồm: - Thể lực, -Hứng thú học tập và khả năng
họat động trí tuệ; - khả năng giao tiếp và thích ứng xã hội.
(1) Hoàng Phê ( chủ biên ) Từ điển tiếng việt, NXB Khoa học xã hội H 1994
(2) Trần Trọng Thủy và cộng sự “ Đặc điểm sinh lý của hs lớp 1 chưa chín
muồi đến trường”. Báo cáo tổng kết đề tài B91 – 37 – 09. Viện tâm lý
học –sinh lý lứa tuổi. H 1993
(3) Nguyễn Thị Hồng Nga. Góp phần hòan thiện bộ trắc nghiệm đo lường
mức độ sẵn sàng đi học của trẻ 6 tuổi vào lớp 1 (Luận án phó tiến sĩ khoa
học sư phạm – tâm lý), H1996
(4) Nguyễn Huy Tú “Đánh giá năng lực học đường của trẻ em theo quan
điểm phát triển” Tạp chí Thông tin Khoa học giáo dục” số 60 năm 1997


(5) Nguyễn Thị Mến “Sự chín muồi đến trường là thích nghi học đường của

học sinh lớp 1” Tạp chí giáo dục, số 19 (12/2001)
(6) Đỗ Đình Hoan “Những điểm mới của sách tóan 1” Tạp chí thông tin khoa
học giáo dục, số 92/ 2002.
Theo Tạp Chí Giáo Dục.



×