Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRÊN nền TẢNG DI ĐỘNG HNUE’S STUDENT LIFE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRÊN NỀN TẢNG DI ĐỘNG
HNUE’S STUDENT LIFE

Giảng viên hướng dẫn

: ThS.KIỀU TUẤN DŨNG

Sinh viên thực hiện

: VƯƠNG THÀNH HƯNG

Lớp

:B

Khóa

: K61

Hà Nội, tháng 10 năm 2014


2

MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin không thể nhắc tới


trào lưu của các trang mạng xã hội, bên cạnh đó, khái niệm smartphone trở nên vô
cùng quen thuộc đối với mỗi tầng lớp thanh niên nói chung và sinh viên, đoàn viên
trường sư phạm nói riêng. Vì vậy, khoảng cách giữa các sinh viên, đoàn viên trong
trường sẽ được rút ngắn đáng kể nếu có môi trường hòa nhập, gắn kết.
Công tác Đoàn thanh niên – Hội sinh viên ngày càng thể hiện được vai trò tích cực
trong việc giáo dục, rèn luyện, phát huy tính sáng tạo, nhiệt huyết của sinh viên sư
phạm. Tuy nhiên, thực trạng công tác hoạt động Đoàn của trường hiện nay cho thấy
tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:
-

Nhiều đoàn viên, sinh viên không nắm bắt được đầy đủ thông tin về

-

các hoạt động trong trường.
Chất lượng các hoạt động được đánh giá chủ quan bởi người tổ chức
cho nên không sát với thực tiễn: nhiều chương trình tổ chức có chất
lượng kém, không có sự khảo sát về mức độ quan tâm và chất lượng
sau chương trình từ sinh viên trong trường, một số chương trình nhận
được các phản hồi từ mạng xã hội Facebook không có tính chất thống
kê, không thu hút được sinh viên tự nguyện tham dự các chương
trình …

Vì vậy, trong bài báo cáo này, em đề xuất phần mềm ứng dụng “HNUE Student’s
Life” dựa trên nền tảng di động của hệ điều hành iOS với mong muốn cống hiến một
phần nhỏ bé của bản thân dành cho ngôi trường đại học gắn bó 4 năm qua và thực
nghiệm niềm yêu thích của em đối với nền tảng di động iOS. Ứng dụng này áp dụng
CNTT trong công tác khảo sát và đánh giá chất lượng các hoạt động đoàn, hội, câu lạc
bộ của Đoàn TN – Hội SV trường ĐHSPHN để các hoạt động ngày càng trở nên bổ
ích và ý nghĩa tới sinh viên.

Bài báo cáo khóa luận gồm 5 chương:





Chương 1: Đặt vấn đề: Nêu thực trạng công tác Đoàn và giải pháp.
Chương 2: Nền tảng công nghệ
Chương 3: Khảo sát thực trạng công tác hoạt động, đánh giá và đưa ra kết luận.
Chương 4: Phân tích và thiết kế hệ thống ứng dụng: xây dựng ứng dụng theo quy

trình: phân tích yêu cầu, thiết kế ứng dụng.
 Chương 5: Triển khai phát triển ứng dụng và đánh giá.
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

2

SVTH: Vương Thành Hưng


3

LỜI CẢM ƠN
Sự thành công của bài báo cáo khóa luận ngoài sự chăm chỉ, cố gắng của bản thân
em còn nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình về kĩ năng tìm hiểu tài liệu, xây dựng
cơ sở dữ liệu, kĩ thuật lập trình từ những cá nhân, tập thể trong trường và những anh
chị tại nơi công ty em thực tập. Họ đã không ngại mất thời gian của bản thân mà luôn
dành thời gian giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc em gặp phải. Để tò lòng biết ơn, em
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới những cá nhân, tập thể đã giúp đỡ để em hoàn
thành bài báo cáo khóa luận của mình.

Trước hết, em xin được bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới thầy giáo Kiều Tuấn Dũng.
Thầy đã tận tình giúp đỡ, quan tâm em thực hiện bài báo cáo khóa luận từ những việc
nhỏ nhất. Từ những buổi gặp trao đổi hay những email hướng dẫn, thầy đã dành cho
em những lời khuyên bổ ích để bài khóa luận của em ngày càng hoàn thiện.
Sau đó, em gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin – những
người đã tạo điều kiện thuận lợi để em được học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận của mình.
Mỗi khi gặp phải khó khăn gặp phải, em luôn được những lời động viên, chia sẻ,
khuyến khích từ bố mẹ, bạn bè, anh chị. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến họ.
Dù đã cố gắng nhưng bài báo cáo khóa luận của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót.
Vì vậy, để bài khóa luận hoàn thiện tốt hơn nữa, em mong nhận được những sự góp ý
từ các thầy cô trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn!

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

3

SVTH: Vương Thành Hưng


4

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng


4

SVTH: Vương Thành Hưng


5

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Mục lục

Danh mục hình ảnh

Danh mục các bảng

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

5

SVTH: Vương Thành Hưng



6

CHƯƠNG 1:

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Lý do chọn đề tài
Việc Ứng dụng Công nghệ thông tin trong mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống
ngày càng phổ biến và trở thành nhu cầu thiết thực đem lại sự hiệu quả rõ rệt trong
công việc. Thiết bị di động và các ứng dụng trên nó đã đến với đông đảo người dân
nói chung trên toàn thế giới, đặc biệt là bộ phận thanh niên nói chúng và học sinh, sinh
viên trường Đại học Sư phạm nói riêng.
Đoàn thanh niên trường Đại học Sư phạm là một cơ sở Đoàn mạnh với sự liên kết
giữa 25 khoa cùng 2 trường THPT trực thuộc. Tuy nhiên với số lượng đoàn viên lớn
như vậy, sự liên kết, tương tác giữa các sinh viên trong trường Đại học sư phạm còn
chưa chặt chẽ với nhiều bất cập: thiếu tin tức đồng bộ giữa đoàn – hội – câu lạc bộ tới
toàn thể sinh viên trong trường; các hoạt động diễn ra rời rạc, thiếu liên kết giữa các
câu lạc bộ; nội dung chương trình thiếu hấp dẫn, không lôi cuốn được sinh viên tự
nguyện tham gia, thiếu đánh giá – khảo sát trước và sau chương trình. Việc chưa có
một hệ thống dành cho các đoàn viên tra cứu thông tin, theo dõi, đánh giá các hoạt
động của Đoàn. Thực trạng là nhiều đoàn viên không biết tới những hoạt động của
Đoàn, dẫn đến có thể bỏ lỡ những hoạt động đó, muốn tham gia nhưng không có thông
tin cụ thể.
Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống đánh giá, chia sẻ các hoạt động công tác Đoàn
giữa các sinh viên trong trường là điều cần thiết. Từ đó, tập thể đoàn viên cùng nhau
đoàn kết, xây dựng một Đoàn thanh niên vững mạnh với nhiều hoạt động bổ ích.
1.2 Lịch sử nghiên cứu
Chưa có một đề tài nghiên cứu nào ở Việt Nam về vấn đề xây dựng ứng dụng di
động trong việc hỗ trợ thông tin, thu thập thông tin trong hoạt động đoàn, hội, câu lạc
bộ của sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và ở trường Đại học Sư

phạm Hà Nội nói riêng.
1.3 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được ứng dụng di động HNUE Student’s Life với đầy đủ các chức năng
cơ bản và có giao diện thân thiện, dễ dàng sử dụng và đạt được mục tiêu đề ra.
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

6

SVTH: Vương Thành Hưng


7

1.4 Đối tượng nghiên cứu
 Hoạt động Đoàn – Hội – Câu lạc bộ và nhu cầu sinh viên trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội trong các hoạt động văn hóa – văn nghệ - thể thao – học tập.
 Nền tảng ngôn ngữ: Objective – C trên nền tảng hệ điều hành iOS.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
 Thời gian: từ tháng 10/2014 – 05/2015.
 Ứng dựng cho Đoàn thanh niên – Hội sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội .
1.6 Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu, phân tích, hệ thống hóa tài liệu có
liên quan đến đề tài trên thế giới để làm cơ sở cho việc xây dựng ứng dụng.
 Phương pháp quan sát và nghiên cứu thực tiễn, khảo sát chuyên gia: Khảo sát, lấy
ý kiến cán bộ Đoàn Hội, nhu cầu sinh viên Trường ĐHSPHN để tiếp cận một
cách chính xác hơn trong việc xây dựng các tiện ích trong ứng dụng.
 Phương pháp thực nghiệm: Lập kế hoạch, thiết kế, lập trình và tiến hành triển
khai ứng dụng trong các phong trào của Đoàn, Hội, Câu lạc bộ trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội.
1.7 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề tổ chức và hoạt động của
các phong trào Đoàn, Hội, Câu lạc bộ.
 Xây dựng ứng dụng HNUE Student’s Life.

CHƯƠNG 2:

NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ

2.1 Giới thiệu chung ngôn ngữ lập trình Objective – C
 Hai tác giả của ngôn ngữ lập trình Objective – C là Brad Cox và Tom Love. Đây
là hai thành viên của công ty Stepstone. Đến năm 1988, bản quyền của ngôn ngữ
này thuộc về công ty neXT Software.
 Một bước tiến đúng đắn của Apple vào tháng 12 năm 1996, công ty này đã mua

lại công ty neXT Software cùng ngôn ngữ lập trình Objective – C. Đây là ngôn
ngữ cốt lõi của hệ điều hành Mac OS X của Apple sau này. Phiên bản đầu tiên
của môi trường lập trình được Apple cho ra mắt với tên gọi Cocoa.
 Objective-C là ngôn ngữ lập trình chính sử dụng khi viết phần mềm cho OS X và
iOS. Nó được xây dựng trên ngôn ngữ lập trình C và cung cấp khả năng hướng
đối tượng và thời gian chạy năng động. Objective-C kế thừa các cú pháp, các loại

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

7

SVTH: Vương Thành Hưng


8


biến nguyên thủy, và luồng câu lệnh điều khiển của C và thêm cú pháp để đĩnh
nghĩa các lớp và phương thức.
2.2 Mô hình Model – View – Controller trong Objective – C [1].

Hình 2-1: Mô hình Model – View – Controller
a. MVC là một design pattern trong quá trình phát triển ứng dụng iOS với ba đối

tượng ứng với ba nhóm vai trò khác nhau: model, view, controller. Các đối tượng
này tuy được ngăn cách nhau bởi đường phân cách trừu tượng nhưng chúng có
thể giao tiếp với nhau.
b. Lợi ích của mô hình MVC: các đối tượng có xu hướng được tái sử dụng nhiều

lần, giao diện của các đối tượng được định nghĩa tốt hơn, các ứng dụng xây dựng
trên nền tảng mô hình MVC dễ dàng mở rộng hơn nền tảng khác.
 Đối tượng Model
 Đối tượng này đóng gói dữ liệu của ứng dụng và định nghĩa logic hay các

thao tác với dữ liệu đó.
 Đối tượng Model tốt không nên có sự kết nối, ràng buộc rõ ràng tới các đối

tượng View hiển thị dữ liệu tương ứng của đối tượng Model đó. Đối tượng
Model cần có tính chất độc lập, không liên quan tới việc hiển thị giao diện.
 Khi một đối tượng Model thay đổi, nó sẽ đưa ra thông báo tới đối tượng

Controller, từ đó cập nhật dữ liệu trên đối tượng View tương ứng.
 Đối tượng View
 Đây là đối tượng tương tác với người dùng(user interface).
i. Mục đích: hiển thị dữ liệu lấy từ đối tượng Model và cho phép người dùng
thao tác chỉnh sửa với những dự liệu hiển thị trên View.
ii. Trong hệ điều hành iOS, framework cung cấp một tập hợp các view là

UIKit framework, các đối tượng view trong ngôn ngữ Objective – C đều
được thừa kế từ lớp UIView.
iii. Các đối tượng View tìm hiểu sự thay đổi về mặt dữ liệu của đối tượng
Model thông qua đối tượng Controller, đồng thời thực hiện giao tiếp về sự
thay đổi dữ liệu thông qua sự tương tác với người dùng ứng dụng.
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

8

SVTH: Vương Thành Hưng


9

2.1
Đối tượng Controller:
 Đây là đối tượng có vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa một hay nhiều đối
tượng View với một hay nhiều đối tượng Model.
 Quá trình thực hiện của đối tượng Controller: khi đối tượng View tương tác

với người dùng, đối tượng Controller có nhiệm vụ phiên dịch những tương tác
đó và giao tiếp dữ liệu mới hoặc thay đổi dữ liệu tới các lớp Model tương ứng.
Khi đối tượng Model thay đổi, đối tượng Controller đưa ra thông báo về sự
thay đổi đó tới các đối tượng View tương ứng để hiển thị dữ liệu mới nhất.
2.3 Giới thiệu về ViewController trong Objective – C
 Khái niệm ViewController
 ViewController là sự liên kết tất yếu quan trọng giữa dữ liệu của ứng dụng và
giao diện của nó.
 Các ViewController được tạo sẵn để hỗ trợ giao diện người dùng như các
thanh tab, thanh chuyển hướng (navigation).


Hình 2-2: ViewController
 Cơ bản về ViewController
 Các ứng dụng trên iOS hiện nay đều bị hạn chế về không gian màn hình,

không thể hiển thị tất cả nội dung trong một màn hình được. Vì vậy, thông tin
sẽ được hiển thị một phần, sau đó sẽ bổ sung khi người dùng tương tác với
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

9

SVTH: Vương Thành Hưng


10

ứng dụng. ViewController quản lý việc hiển thị hay ẩn các nội dung của ứng
dụng cho phù hợp.
 Mỗi ViewController quản lý các phần riêng biệt của giao diện người dùng.
Khi quá trình dịch chuyển xảy ra, các ViewController đều có thể giao tiếp và
phối hợp với các ViewController khác bằng các liên kết giữa chúng.

Hình 2-3: Minh họa ViewController
 Quản lý View
 Mỗi ViewController đều tổ chức và điểu khiển một View.
 ViewController vừa đảm nhận chức năng đối tượng controller trong mô hình

Model – View – Controller vừa thực hiện xem và quản lý nguồn tài nguyên,
thực hiện nhiệm vụ kế thừa từ lớp UIViewController.


GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

10

SVTH: Vương Thành Hưng


11

Hình 2-4: Quản lý View
 Phân loại ViewController

Hình 2-5: Các lớp ViewController
 ViewController được chia thành hai loại: Content ViewController và

Container ViewController.
 Content ViewController: sử dụng một view hay hệ thống view để hiển thị nội
dung trên màn hình. Một số ví dụ sử dụng content ViewController:
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

11

SVTH: Vương Thành Hưng


12

Hiển thị dữ liệu
Thu thập dữ liệu
Thực hiện thao tác cụ thể

Điều hướng tập lệnh
 Container ViewController: chứa nội dung dung của ViewController khác.
o
o
o
o

Container ViewController có thể vừa là cha vừa là con cúa một Container
khác. Mối quan hệ giữa các Container ViewController tạo thành một hệ thống
phân cấp ViewController.
2.4 Mô hình thiết kế Singleton
 Khái niệm
 Đây là một design pattern quen thuộc trong ngôn ngữ lập trình Objective - C.
Mô hình này cho phép tạo ra duy nhất một thể hiện của lớp, các lớp khác có
thể truy cập vào lớp này ở bất kì đâu.
 Lợi ích
 Mô hình này mang lại sự chia sẻ cực mạnh dữ liệu giữa các lớp với nhau mà
không cần thông qua lớp trung gian.
 Chương trình được bảo trì dễ dàng khi thay đổi thông tin cần thiết. Trong thực
tế, chẳng hạn như hệ thống trung tâm trường đại học sư phạm Hà Nội là duy
nhất. Nếu có hai hệ thống thì sẽ không được gọi là hệ thống trung tâm nữa. Vì
vậy mô hình này giải quyết được vấn đề trên.
 Trong một chương trình, UIApplication có một phương thức là
“sharedApplication”. Đây là phương thức được chia sẻ tới tất cả các lớp trong
ứng dụng.
 Mô hình

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

12


SVTH: Vương Thành Hưng


13

Hình 2-6: Singleton
2.5 Kĩ thuật Delegate
 Khái niệm
 Delegate là một kĩ thuật để một đối tượng bất kì ủy nhiệm cho đối tượng khác
thực hiện hộ một công việc thông qua giao thức protocol mà đối tượng được
ủy nhiệm cần phải tuân thủ.
 Ưu điểm
 Mô hình Model – View – Controller là một điển hình rõ nét của kĩ thuật này.
 Đối với lượng dữ liệu trả về lớn, đường truyền Internet không thể đáp ứng kịp
thời. Kĩ thuật này giúp cho ứng dụng không bị dừng để đợi dữ liệu.
 Giảm thiểu tối đa các liên kết giữa các lớp không cần thiết.
 Chương trình dễ dàng nâng cấp, thay đổi tính năng.
 Nhược điểm
 Trong một số trường hợp, ứng dụng bị treo.
 Khi sử dụng delegate với các phương thức thể hiện sử dụng nhiều câu lệnh

điều kiện, dòng code tại các phương thức này cồng kềnh, khó bảo trì.

CHƯƠNG 3:

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ

3.1 Khảo sát
 Dựa trên kinh nghiệm của bản thân đã từng tham gia và bị bắt buộc tham gia một

số hoạt động của Đoàn như lễ kỷ niệm 10 năm thành lập khoa Công nghệ thông
tin, ngày hội ẩm thực HNUE'S MASTERCHEF, Vũ điệu tháng ba, kỷ niệm 65

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

13

SVTH: Vương Thành Hưng


14

năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên, và hội sinh viên Việt Nam,… cùng rất
nhiều hoạt động khác nữa.
 Đồng thời, em đã tiến hành khảo sát nhanh suy nghĩ, cảm nhận và đánh giá một
số sinh viên và các cán bộ Đoàn – Hội về các hoạt động đã từng tham gia, về
những ưu điểm, nhược điểm của công tác thực hiện, đánh giá của các hoạt động
Đoàn – Hội trong thời gian vừa qua.
 Hiện nay, sự ảnh hưởng của mạng xã hội facebook trở nên mạnh mẽ và phổ biến
đối với sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội, vì vậy em cũng tìm hiểu thông
tin về các chương trình trên các kênh thông tin của Đoàn trường trên mạng xã hội
này.
3.2 Đánh giá
Sau quá trình khảo sát trực tiếp và trên các kênh thông tin khác nhau, em đã rút ra
được kết luận về thực trạng công tác hoạt động, đánh giá các hoạt động Đoàn – Hội
của trường ta như sau:
 Các chương trình mang tính cố hữu, ít thay đổi, không phù hợp.
 Nhiều chương trình ép buộc sinh viên tham gia với thời gian không thích
hợp.
 Sinh viên không tham gia nhiệt tình các hoạt động mà chỉ mang tính chất

đối phó. Vì vậy, chất lượng của hoạt động Đoàn – Hội không cao.
 Sự gắn kết giữa các sinh viên, đoàn viên với cán bộ còn lỏng lẻo. Cán bộ
Đoàn – Hội chưa thúc đẩy phong trào hoạt động sôi nổi.
 Nội dung chương trình nhàm chán, không phù hợp, không tạo được sự yêu
thích, quan tâm của sinh viên, đoàn viên trong trường.

CHƯƠNG 4:

PHÂN TÍCH THIẾT KẾ ỨNG DỤNG

4.1 Phân tích hệ thống ứng dụng
a. Phân tích yêu cầu của hệ thống ứng dụng
 Tác nhân của hệ thống
Ứng dụng gồm 2 tác nhân chính: Người dùng (Đoàn viên, Sinh viên) và Người quản
trị (Cán bộ Đoàn chủ chốt).
 Yêu cầu chức năng của hệ thống ứng dụng
Hệ thống sau khi xây dựng cần đảm bảo được các chức năng sau:
 Chức năng xem thông tin sự kiện, tin tức: Sau khi đăng nhập vào hệ thống,

người dùng được quyền xem thông tin về sự kiện, tin tức:
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

14

SVTH: Vương Thành Hưng


15
o
o

o

Tin tức được đăng lên bởi danh sách bạn bè.
Tất cả các sự kiện của trường.
Với các sự kiện, ưu tiên hiện tin tức có số lượng bình chọn cao nhất và số lượng
follow cao nhất lên trên cùng.

o Gửi thông báo cho những thành viên follow sự kiện 1 ngày trước khi diễn ra.
 Chức năng tạo mới sự kiện: Chỉ có tài khoản quản trị được tạo mới sự kiện.
 Chức năng tạo mới thông báo: Chỉ có tài khoản quản trị được tạo mới thông

báo, khi một thông báo mới được đăng sẽ gửi thông báo cho tất cả người dùng
khác.
 Chức năng đánh giá sự kiện: Sau khi sự kiện kết thúc, người dùng có thể đánh
giá sự kiện bằng hình thức thích, bình luận.
 Chức năng thêm mới trạng thái: Cả người dùng và quản trị được tạo mới trạng

thái bằng kí tự hoặc hình ảnh.
 Chức năng sửa trạng thái: Người dùng và người quản trị được quyền sửa trạng
thái của mình đã tạo.
 Chức năng thích: Người dùng đánh giá sự yêu thích của mình cho một trạng
thái hay sự kiện bất kỳ.
 Chức năng bình luận: Người dùng trao đổi với nhau thông qua các bình luận về

trạng thái hoặc sự kiện.
 Chức năng sửa/xóa bình luận: Người dùng và người quản trị có thể sửa bình
luận đã đăng của mình.
 Chức năng xem danh sách bạn bè: Người dùng có thể xem danh sách bạn bè
của mình.
 Chức năng tìm kiếm bạn bè: Người dùng tìm kiếm bạn bè của mình theo tên.


Hệ thống sẽ trả về kết quả tìm kiếm thỏa mãn điều kiện.
 Chức năng thông báo: Khi có sự kiện, thích, bình luận thì hệ thống sẽ gửi thông
báo tới người dùng.
 Chức năng quản lý sự kiện: Liệt kê các sự kiện mà người quản trị đó đăng lên,
thống kê số lượng bình chọn, tổng lượt bình chọn, giúp người quản trị thấy
được sự kiện nào nhiều người tham gia.
 Chức năng quản lý người dùng: Người quản trị phân quyền cho tài khoản, nâng
cấp từ tài khoản người dùng bình thường thành tài khoản quản trị.
 Chức năng cập nhật thông tin người dùng: Mỗi người dùng được quyền thay

đổi thông tin cá nhân của mình.

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

15

SVTH: Vương Thành Hưng


16

Hình 4-7: Biểu đồ phân rã chức năng
 Yêu cầu phi chức năng của hệ thống ứng dụng
 Yêu cầu về dung lượng: Ứng dụng phải có dung lượng bộ nhớ không
quá lớn.
 Yêu cầu về tốc độ xử lý: tốc độ xử lý các thao tác trên ứng dụng nhanh,
khi gặp vấn đề về internet cần có thông báo tới người dùng.
 Yêu cầu về giao diện người dùng: thân thiện, các cử chỉ, chức năng dễ


sử dụng.
 Yêu cầu về bảo mật: dữ liệu cần được bảo mật khi chạy trực tuyến.
Thông tin riêng tư của người dùng cần được bảo mật.
b. Thông tin về dữ liệu đầu vào, dữ liệu đầu ra của hệ thống
 Dữ liệu dữ liệu đầu vào
 Thông tin sinh viên, đoàn viên.
 Thông tin về tin tức, sự kiện, thông báo.
 Thông tin dữ liệu đầu ra
 Thông tin về đánh giá của tin tức, sự kiện, thông báo thông qua hình thức thích,
bình luận.
 Thông tin về cập nhật trạng thái, hình ảnh.

c. Phân tích ứng dụng
 Biểu đồ Usecase
 Biểu đồ Usecase tổng quát

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

16

SVTH: Vương Thành Hưng


17

Hình 4-8: Biểu đồ usecase tổng quát
 Biểu đồ Usecase đăng nhập, đăng ký
o Chức năng “Đăng nhập” cho phép người dùng truy cập vào hệ thống ứng
o


dụng để sử dụng các chức năng trong ứng dụng.
Chức năng “Đăng ký” cho phép người dùng tạo mới một tài khoản để truy
cập ứng dụng.

Hình 4-9: Biểu đồ usecase đăng nhập, đăng ký

 Biểu đồ Usecase quản lý bạn bè

Người dùng sử dụng chức năng “quản lý bạn bè” với những tính năng sau:
o

Xem danh sách bạn bè, người dùng có thể tìm kiếm bạn bè trong danh sách

theo tên. Hệ thống ứng dụng trả về kết quả tìm kiếm thỏa mãn điều kiện.
o Xóa bạn bè.
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

17

SVTH: Vương Thành Hưng


18
o

Gửi lời mời kết bạn. Hệ thống ứng dụng sẽ gửi thông báo tới người dùng

nhận được lời mời.
o Từ chối lời mời kết bạn. Hệ thống ứng dụng sẽ gửi thông báo tới người
dùng gửi lời mời kết bạn.

o Đồng ý lời mời kết bạn. Hệ thống ứng dụng sẽ gửi thông báo tới người dùng
gửi lời mời kết bạn.

Hình 4-10: Biểu đồ usecase quản lý bạn bè
 Biểu đồ Usecase quản lý người dùng

Chỉ có tài khoản quản trị được sử dụng chức năng này. Chức năng “quản lý người
dùng” cho phép quản trị phân quyền tài khoản cho người dùng (nâng cấp tài khoản
người dùng bình thường thành tài khoản quản trị).

Hình 4-11: Biểu đồ usecase quản lý người dùng

 Biểu đồ Usecase thao tác sự kiện

Người dùng sử chức năng “thao tác sự kiện” để thực hiện các thao tác khác nhau đối
với một sự kiện nào đó.
o

Người dùng xem sự kiện, quan tâm tới sự kiện bằng hình thức bình luận hay

thích sự kiện đó.
o Người dùng có thể theo dõi sự kiện để nắm bắt được thông tin của sự kiện.
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

18

SVTH: Vương Thành Hưng


19

o

Sau khi sự kiện kết thúc, người dùng được đánh giá sự kiện.

Hình 4-12: Biểu đồ usecase thao tác sự kiện

 Biểu đồ Usecase quản lý sự kiện

Chỉ người quản trị được sử dụng chức năng “quản lý sự kiện”. Người quản trị sử dụng
chức năng này để tạo mới sự kiện, thống kê lượt đánh giá sau khi sự kiện kết thúc.

Hình 4-13: Biểu đồ usecase quản lý sự kiện

 Biểu đồ Usecase quản lý thông báo

Chỉ người quản trị được sử dụng chức năng “quản lý thông báo”. Người quản trị sử
dụng chức năng này để tạo mới thông báo. Khi một thông báo mới được đăng sẽ gửi
thông báo cho tất cả người dùng khác.

Hình 4-14: Biểu đồ usecase quản lý thông báo
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

19

SVTH: Vương Thành Hưng


20

 Biểu đồ Usecase thao tác trạng thái

o Người dùng sử dụng chức năng này để tạo mới trạng thái bằng kí tự, hình

ảnh, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sau khi đăng trạng thái mới, người
o

dùng có thể sửa trạng thái đã đăng của mình.
Người dùng xem các trạng thái của mình hay của bạn bè, có thể thực thích
hay bình luận trạng thái đó.

Hình 4-15: Biểu đồ usecase thao tác trạng thái
 Biểu đồ tuần tự
 Biểu đồ tuần tự đăng nhập

Hình 4-16: Biểu đồ tuần tự đăng nhập

 Biểu đồ tuần tự đăng ký

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

20

SVTH: Vương Thành Hưng


21

Hình 4-17: Biểu đồ tuần tự đăng ký

 Biểu đồ tuần tự thích


Hình 4-18: Biểu đồ tuần tự thích

 Biểu đồ tuần tự đăng bình luận

Hình 4-19: Biểu đồ tuần tự đăng bình luận

 Biểu đồ tuần tự sửa/ xóa bình luận

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

21

SVTH: Vương Thành Hưng


22

Hình 4-20: Biểu đồ tuần tự sửa/ xóa bình luận
 Biểu đồ tuần tự đăng trạng thái, sự kiện, thông báo

Hình 4-21: Biểu đồ tuần tự đăng bài
 Biểu đồ tuần tự xem trạng thái, sự kiện, thông báo

Hình 4-22: Biểu đồ tuần tự xem bài
 Biểu đồ tuần tự sửa/ xóa trạng thái, sự kiện, thông báo

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

22


SVTH: Vương Thành Hưng


23

Hình 4-23: Biểu đồ tuần tự sửa/ xóa bài
 Biểu đồ tuần tự đánh giá sự kiện

Hình 4-24: Biểu đồ tuần tự đánh giá sự kiện
 Biểu đồ tuần tự thống kê đánh giá sự kiện

Hình 4-25: Biểu đồ tuần tự thống kê đánh giá sự kiện

 Biểu đồ tuần tự quản lý người dùng

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

23

SVTH: Vương Thành Hưng


24

Hình 4-26: Biểu đồ tuần tự quản lý người dùng
 Biểu đồ tuần tự cập nhật thông tin người dùng

Hình 4-27: Biểu đồ tuần tự cập nhật thông tin người dùng
 Biểu đồ tuần tự quản lý bạn bè


Hình 4-28: Biểu đồ tuần tự quản lý bạn bè
 Biểu đồ tuần tự gửi lời mời kết bạn

GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

24

SVTH: Vương Thành Hưng


25

Hình 4-29: Biểu đồ tuần tự gửi lời mời kết bạn
 Biểu đồ tuần tự đồng ý/ từ chối lời mời kết bạn

Hình 4-30: Biểu đồ tuần tự đồng ý/ từ chối lời mời kết bạn
 Biểu đồ lớp

Hình 4-31: Biểu đồ lớp
4.2 Thiết kế ứng dụng “Hnue’s Life”
a.

Thiết kế cơ sở dữ liệu

• Bảng cơ sở dữ liệu người dùng (users)
STT Tên trường
Kiều dữ liệu Ràng buộc
GVHD: ThS.Kiều Tuấn Dũng

25


Ghi chú
SVTH: Vương Thành Hưng


×