Tải bản đầy đủ (.pptx) (6 trang)

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.89 KB, 6 trang )

Trường : Trung cấp Phương Nam
Lớp
: SPMN12A2
Nhóm : 2

HỌC PHẦN: TỔ CHỨC DẠY HỌC CHO TRẺ MẦM NON
ĐỀ TÀI THUYẾT TRÌNH : NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO
TÍNH VỪA SỨC
Thành viên nhóm 2:
1. Đỗ Ánh Nguyệt
2. Đoàn Thị Thúy Liễu
3. Lê Nguyễn Diệu Linh
4. Nguyễn Thị Bé Thảo
5. Lâm Ngọc Trân


Nội dung:
1. Dạy học phải đảm bảo tính vừa sức có nghĩa là nội dung dạy học ( mục đích, khối
lượng tri thức), phương pháp, hình thức dạy học phải phù hợp với khả năng tiếp thu
của trẻ để sao cho dưới sự hướng dẫn, khuyến khích của giáo viên trẻ nỗ lực thì sẽ
nắm bắt nội dung học tập.
VD: Hoạt động dạy học thể chất lớp chồi với nội dung đề tài là: “ Bật qua vật cản
cao 10 – 15 cm”; sử dụng phương pháp: làm mẫu, giải thích, thực hành; hình thức
dạy học là dạy theo nhóm.
2. Nếu nội dung dạy học quá dễ, trẻ không cần cố gắng cũng nắm được kiến thức thì
sẽ “ kìm hãm” sự phát triển của trẻ.
VD: trẻ 5 tuổi mà chọn nội dung dạy học toán: “xếp tương ứng 1 – 1” .
: chọn nội dung: “ tên, đặc điểm nổi bật và lợi ích của quả cam” dạy cho trẻ lớp

Với kiến thức này trẻ không cần cố gắng mà vẫn nắm được kiến thức, không
thu hút được trẻ,gây chán nản, trẻ mất hứng thú học tập.


3. Nếu nội dung học tập quá khó trẻ cố gắng hết sức mà vẫn không nắm được bài thì
sẽ làm cho trẻ mất hứng thú học tập.
VD: giờ học tạo hình của lớp mầm cô hướng dẫn trẻ vẽ con vịt: vẽ 1 hình tròn để
được đầu con vịt, sau đó vẽ thêm hình ô voan dưới hình tròn đó để được thân con vịt
( cô có vẽ mẫu). Trẻ sẽ sớm mất hứng thú học tập ngay và trẻ sẽ không vẽ được vì trẻ
không biết hình ô voan là gì mặc dù cô đã hướng dẫn.


Như vậy để đảm bảo được nguyên tắc này giáo viên phải:
Nội dung dạy học phải đi từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp, từ những
điều đã biết đến những điều chưa biết,từ những điều quen thuộc đến những điều
chưa quen thuộc.
VD: dạy trẻ nhận biết trái phải thì trước tiên cho trẻ đứng: cùng chiều với cô 
cùng chiều với búp bê  chấm một dấu đỏ lên tay phải của trẻ, chấm một dấu
xanh lên tay trái của trẻ và của vật ( búp bê)  dạy trẻ biết trái phải  xoay
ngược chiều vật so với trẻ  tiếp tục dạy trẻ.

Về phương pháp dạy học phải lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, với
nội dung tri thức sao cho dễ hiểu nhất.
VD:  dạy cho trẻ về các loại hoa như: hoa hồng, hoa lan, hoa sen. Nên chọn
phương pháp chủ yếu là trực quan hình ảnh (cho trẻ quan sát hoa thật), phương
pháp kết hợp là đàm thoại; giảng giải, giải thích…
 Nhận biết tập nói là hoạt động phát triển ngôn ngữ của lứa tuổi nhà trẻ. Phương
pháp chủ yếu khi dạy hoạt động này cho trẻ là phương pháp thực hành, luyện tập.


Đồng thời dạy học đảm bảo tính vừa sức còn đòi hỏi những nhiệm vụ nhận thức,
những bài tập buộc trẻ phải cố gắng nỗ lực mới giải quyết được, có như vậy mới
kích thích được hứng thú học của trẻ.
VD: cho trẻ chơi trò chơi “ mảnh ghép bí mật” trò chơi này buộc trẻ phải quan sát,

tư duy, phán đoán, đưa ra lựa chon, trẻ phải nỗ lực hết mình mới tìm ra những
mảnh ghép đúng, trẻ sẽ hứng thú hơn nhiều so với cách chơi nhìn tranh ảnh và nói
tên.

Đặc biệt, trong quá trình dạy học, các giáo viên luôn quan tâm đến khả năng
nhận thức chung của cả lớp, đồng thời cũng lưu ý tới trình độ phát triển nhận
thức riêng của từng trẻ trong lớp. Để kịp thời có những nội dung, hình thức,
phương pháp day học vừa đảm bảo tính vừa sức chung,vừa đảm bảo tính vừa
sức riêng cho trẻ.
VD: “bò dích dắc qua 5 điểm” là nội dung học đảm bảo tính vừa sức chung của
cả lớp, trong đó có vài bé có khả năng thực hiện và phát triển hơn thì GV nên
khuyến khích cho trẻ bò dích dắc qua 6- 7 điểm hoặc rút ngắn khoảng cách các
đoạn dích dắc lại để luyện kỹ năng, kỹ xảo đó cho bé.


Kết luận:
Qúa trình dạy học đảm bảo được tính vừa sức sẽ thúc đẩy sự phát
triển cả về trí tuệ và nhân cách của trẻ, trẻ sẽ hứng thú học tập hơn,
có niềm tin vào năng lực của bản thân. Ngược lại, một sự dạy học
vượt quá giới hạn cho phép của trình độ nhận thức, sẽ khiến trẻ
chán nản, mất hứng thú học tập đó là những dấu hiệu kìm hãm sự
phát triển trí tuệ.


CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE…!




×