Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

MỘT số cơ CHẾ tâm lý xã hội được THỰC HIỆN TRONG GIÁO dục đạo đức ở GIA ĐÌNH VEN đô dưới ẢNH HƯỞNG của GIÁO lý PHẬT GIÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.94 KB, 144 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN
KHOA TÂM LÝ HỌC
-----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

MỘT SỐ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI ĐƯỢC THỰC
HIỆN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở GIA ĐÌNH VEN
ĐÔ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2012-X

Hà Nội, tháng 05/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN
KHOA TÂM LÝ HỌC
-----------------------

NGUYỄN THỊ PHƯỢNG

MỘT SỐ CƠ CHẾ TÂM LÝ XÃ HỘI ĐƯỢC THỰC
HIỆN TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Ở GIA ĐÌNH VEN
ĐÔ DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ PHẬT GIÁO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy


Khóa học: QH-2012-X

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thu Hương

Hà Nội, tháng 05/2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Trần Thu Hương đã hết sức nhiệt tình
và trách nhiệm, dành cho em nhiều tình cảm, hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề
tài khóa luận tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến lãnh đạo xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng hòa,
thành phố Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi khi về nghiên cứu tại địa bàn.
Trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Hữu Công và các thầy cô giáo cùng toàn thể
các em học sinh trường Trung học phổ thông Ứng Hòa A đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Thị Phượng, sinh viên lớp QH-2012X-TL, Khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan, đề tài “Một số cơ chế tâm lý xã hội được thực hiện trong
giáo dục đạo đức ở các gia đình ven đô” là đề tài do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn
của TS. Trần Thu Hương. Toàn bộ kết quả của đề tài khóa luận này cũng là một phần
trong đề tài “Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến giáo dục đạo đức ở gia đình ven đô
hiện nay” do TS. Trần Thu Hương chủ trì.
Tất cả những kết quả đạt được trong báo cáo là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có
bất kỳ điều gì không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên


Nguyễn Thị Phượng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1: Mức độ thường xuyên lựa chọn những giá trị đạo đức với gia đình để giáo
dục con cái.
Bảng 3.2: Mức độ thường xuyên lựa chọn những giá trị đạo đức với bản thân để giáo
dục con cái
Bảng 3.3: Mức độ thường xuyên lựa chọn những giá trị đạo đức với cộng đồng để giáo
dục con cái
Bảng 3.4: Thứ tự ưu tiên khi giáo dục đạo đức cho con cái
Bảng 3.5: Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong giáo dục đạo đức
trong gia đình hiện nay
Bảng 3.6: Quan điểm của người dân về những nội dung cơ bản trong giáo lý đạo Phật
Bảng 3.7: Mức độ phù hợp giữa những giá trị đạo đức với gia đình và những nội dung
cơ bản trong giáo lý Phật giáo
Bảng 3.8: Mức độ phù hợp giữa những giá trị đạo đức với bản thân và những nội dung
cơ bản trong giáo lý Phật giáo
Bảng 3.9: Mức độ phù hợp giữa những giá trị đạo đức với cộng đồng và những nội
dung cơ bản trong giáo lý Phật giáo
Bảng 3.10: Mức độ thường xuyên áp dụng những nội dung căn bản trong giáo lý đạo
Phật vào giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình
Bảng 3.11: Ý nghĩa của những nội dung căn bản trong giáo lý đạo Phật với vấn đề
giáo dục đạo đức trong gia đình
Bảng 3.12: Phong cách giáo dục được sử dụng trong giáo dục đạo đức cho con cái
trong gia đình
Bảng 3.13: Đánh giá mức độ làm theo các nội dung giáo lý đạo Phật
Biểu đồ 3.1: Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình
Biểu đồ 3.2: Mức độ lựa chọn các nhóm giá trị đạo đức

Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ người dân biết đến các giáo lý Phật Giáo


Biểu đồ 3.4: Cách thức giáo dục đạo đức (1)
Biểu đồ 3.5: Cách thức giáo dục đạo đức (2)
Biểu đồ 3.6: Nguyên nhân và tấn suất chịu tác động của các nguyên nhân đó khi áp
dụng những nội dung cơ bản trong giáo lý Phật giáo vào giáo dục đạo đức cho con cái
trong gia đình


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài
Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam khoảng thế kỉ II sau công nguyên và đã
nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của
người Việt (Theo điều tra của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, năm 2008, có 80% người
Việt có niềm tin Phật giáo ở các mức độ khác nhau) bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo
Thiên Chúa… Phật giáo cho rằng, dù ít hay nhiều, con người phải đối mặt với khó
khăn, hiểm nguy, thất bại… Trong những lúc như thế, cuộc sống của con người rất dễ
bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo sẽ giúp cho họ ít khi bị đẩy vào
trạng thái bất an, tuyệt vọng hay đau khổ, u sầu. Do vậy, họ tự tìm ra lối thoát cho
chính mình và cộng động trên cơ sở của niềm tin vào các triết lý của giáo lý Phật giáo.
Quá trình Phật giáo truyền bá vào Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành,
phát triển tư tưởng, đạo đức của con người Việt Nam. Phật giáo luôn đề cao lòng từ,
nhân ái, đây là nguyên nhân quan trọng giúp Phật giáo luôn gắn chặt và đồng hành
cùng dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Phật giáo luôn quan niệm con
người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm), đây là nhân tố chủ yếu giúp phát
triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, điều đó định hướng cho mọi hoạt động (tâm linh và thế

tục) của Phật giáo cho con người và vì con người. Những quan niệm này luôn được thể
hiện trong giáo lý của Phật giáo và cũng chính là nền tảng xây dựng giá trị đạo đức
của con người Việt Nam, thể hiện trong quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan và
định hướng cho hành vi ứng xử.
Ngày nay, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có nhiều thành tựu nổi bật
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tuy vậy, bên cạnh
những thành tựu nổi bật những mặt tích cực đã đạt được vẫn có nhiều vấn đề xã hội
bức xúc nổi lên như: tình trạng nhập cư ồ ạt vào các đô thị lớn, môi trường bị tàn phá,
nghèo đói, thất nghiệp ở nông thôn, bệnh dịch… Các vấn đề xã hội này đang trở thành
thách thức cho nước ta trong quá trình hướng đến sự phát triển ổn định, bền vững.
Đặc biệt tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh như hiện nay đã biến những vùng nông thôn
trở thành vùng ven đô. Vùng ven đô và ngoại thành là khu vực trung gian giữa nông
thôn và thành thị. Các giá trị văn hóa thành thị được chuyển vào khu vực ven đô nhanh
8


hơn bất kỳ khu vực nào khác bởi tính chất giao lưu mạnh mẽ ở khu vực này. Nếu yếu
tố vật chất trong sự chuyển đổi diễn ra nhanh chóng và có thể nhận thấy rất rõ ràng
qua sự thay đổi bộ mặt cảnh quan môi trường, hệ thống dịch vụ…thì yếu tố tinh thần
của sự biến đổi (từ phương diện văn hóa, tâm lý) lại diễn ra từ từ và rất khó khăn nhận
biết được ngay lập tức.Sự biến đổi quá nhanh với tốc độ cao, diễn ra trên diện rộng của
đô thị hóa, công nghiệp hóa, kinh tế thị trường đã khiến cho dân vùng ven đô không
thể thích nghi ngay với môi trường đô thị, từ đó có rất nhiều vấn đề tâm lý xã hội mới
xuất hiện và diễn ra phức tạp. Mặt trái của đô thị hóa và kinh tế thị trường đã làm cho
lối sống và các mối quan hệ xã hội bị biến dạng, các giá trị đạo đức bị lung lay, các
mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng trở nên lỏng lẻo, mâu thuẫn, xung đột ngày
càng nhiều. Như vậy, trước tình hình đó Phật giáo đã, đang và sẽ góp phần hỗ trợ với
Nhà nước (bằng hệ thống giáo lý) thực hiện tốt an sinh và đảm bảo công bằng xã hội,
xây dựng hệ thống giá trị đạo đức (bắt đầu từ trong gia đình và lan tỏa tới cộng đồng)
phù hợp với thuần phong mỹ tục, đảm bảo tính kế thừa những nét đẹp truyền thống

trong ứng xử nhưng vẫn bắt nhịp với lối sống hiện đại.Vì những lí do nêu trên, chúng
tôi đề xuất đề tài nghiên cứu: “Một số cơ chế tâm lý xã hội được thực hiện trong giáo
dục đạo đức ở gia đình ven đô dưới sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằmlàm rõ một số cơ chế tâm lý xã hội nảy sinh trong giáo dục
đạo đức ở các gia đình ven đô dưới ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo. Trên cơ sở đó đề
xuất kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của các cơ chế này trong quá trình vận dụng
những giáo lý căn bản của Phật giáo vào thực tế giáo dục đạo đức tại các gia đình ven
đô.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài, trong đó làm rõ những nội dung lý thuyết chính của
đề tài như: Phật giáo và những nội dung giáo lý của Phật giáo, các cơ chế tâm lý xã hội

-

(bắt chước, ám thị, lây lan), giáo dục đạo đức trong các gia đình ven đô.
Nghiên cứu thực trạng: Phân tích quá trình hình thành các cơ chế tâm lý xã hội trong

-

giáo dục đạo đức tại các gia đình ven đô dưới sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đưa ra kết luận, kiến nghị.

9


4.


Đối tượng nghiên cứu
Một số cơ chế tâm lý xã hội được thực hiện trong giáo dục đạo đức ở gia đình

ven đô dưới sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số người dân ven đô đều sử dụng cả ba cơ chế: bắt chước, ám thị và lây lan
khi ứng dụng những nội dung giáo lý căn bản của Phật giáo vào quá trình giáo dục đạo
đức cho con cái.
6.

Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 310 người, trong đó:
200 khách thể là bố mẹ
100 khách thể là con cái ở độ tuổi vị thành niên (16 – 18 tuổi)
10 khách thể tham gia phỏng vấn sâu
Phương pháp nghiên cứu




7.

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp quan sát
Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Để xây dựng cơ sở lý luận ban đầu cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành

-

thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài
như: giáo dục đạo đức, các cơ chế tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức trong các gia đình,
gia đình ven đô…
Nguồn tài liệu được chúng tôi sử dụng là từ các luận văn, luận án, tạp chí, kỷ
yếu khoa học, sách báo…của các tác giả trong và ngoài nước về các lĩnh vực có liên
quan đến đề tài.
Thông qua việc đọc, lựa chọn và xử lý các thông tin có liên qua, chúng tôi tham
khảo để xây dựng cở sở lý luận, bộ khái niệm công cụ của đề tài, từ đó xây dựng các
phương pháp nghiên cứu của đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính chúng tôi sử dụng
trong nghiên cứu để thu thập ý kiến của người dân và các bạn học sinh về vấn đề giáo
10


dục đạo đức trong gia đình dưới sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo và các cơ chế tâm
lý xã hội nảy sinh trong quá trình giáo dục đó.
Với bảng hỏi dành cho các bậc cha mẹ, chúng tôi thiết kế bộ câu hỏi gồm 14
câu hỏi. Trong đó, có 5 câu hỏi ý kiến người dân về vấn đề giáo dục đạo đức cho con
cái trong gia đình hiện nay, 4 câu hỏi ý kiến người dân về việc áp dụng các nội dung
cơ bản trong giáo lý đạo Phật vào giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình, 3 câu
hỏi để chỉ ra các cơ chế tâm lý xã hội nảy sinh trong quá trình giáo dục đạo đức cho
con cái trong gia đình và 1 câu hỏi để tìm hiểu sự hiệu quả của việc giáo dục đạo đức
cho con cái trong gia đình thông qua các cơ chế tâm lý xã hội đó. Và 1 câu hỏi về các
thông tin cá nhân của khách thể.
Với bảng hỏi dành cho các bạn học sinh, chúng tôi lấy chính là một số câu hỏi
đã được hỏi các bậc cha mẹ, để có thể đối chiếu, so sánh sự đánh giá từ hai nhóm
khách thể.

Các thang đo được thiết kế sử dụng gồm:
-

Thang đo về tần suất, gồm 4 mức độ: Rất thường xuyên, Thường xuyên,
Thỉnh thoảng, Hiếm khi.

-

Thang đo mức độ phù hợp, gồm 4 mức độ: Rất phù hợp, Phù hợp, Ít phù
hợp, Không phù hợp.

-

Thang đo sự nhận thức, gồm 4 mức độ: Rất đúng, Đúng, Đúng một
phần, Không đúng.

-

Thang đo tầm quan trọng, gồm 4 mức độ: Rất quan trọng, Quan trọng,
Bình thường, Không quan trọng.

7.3.

Phương pháp phỏng vấn sâu
Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với mục đích: thu thập, kiểm tra và

làm rõ hơn những thông tin thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng.
Bộ câu hỏi phỏng vấn sâu gồm 9 câu hỏi, tập trung vào tìm hiểu sâu hơn ý kiến
của người dân về những thuận lợi, khó khăn trong giáo dục đạo đức hiện nay, việc
giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình dưới sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo


11


của khách thể và đưa ra được các cơ chế tâm lý xã hội nảy sinh trong quá trình khách
thể giáo dục đạo đức cho con cái.
Số khách thể phỏng vấn sâu ngẫu nhiên là 10 người.
Thời gian phỏng vấn mỗi người là từ 45 đến 60 phút.
Thông qua trao đổi, trò chuyện, chúng tôi thu thập thêm được những thông tin
chân thực hơn, cụ thể hơn của người dân về những vấn đề đã nêu trên.
7.4.

Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát để quan

sát quá trình thực hiện việc giáo dục đạo đức cho con cái tại gia đình của người dân,
quá trình giao tiếp của các thành viên trong gia đình. Từ đó tăng thêm độ tin cậy cho
những kết quả thu được qua phương pháp bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn sâu.
7.5.

Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán học
Để xử lý thông tin thu được sau quá trình điều tra bằng bảng hỏi, tôi sử dụng

phần mềm xử lý số liệu SPSS 21. Tôi tiến hành xử lý và phân tích số liệu, lập bảng
thông kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc tổng hợp, nhận xét và là cơ
sở để đưa ra kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong đó sử dụng các phép
thống kê mô tả (điểm trung bình, tần suất, tỷ lệ phần trăm) và thống kê suy luận (kiểm
định T-test, phép so sánh tương quan).

12



PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
1

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về giáo lý phật giáo và sự

1

tương đồng giữa những nội dung giáo lý với giáo dục đạo đức
Những nghiên cứu theo xu hướng “Luân lý học và nhân bản” – tìm kiếm sự
tương đồng trong quan niệm lý luận của tâm lý học về hành vi và xung đột với
giáo lý Phật giáo.
Đa số các nhà Tâm lý học xã hội như N.Miller, E.Fromm, K.Lewin,

J.P.Chaplin, M.Follet, A.Kauzer đặc biệt quan tâm đến nghiên cứu hành vi cá nhân,
hành vi nhóm, mâu thuẫn, xung đột trong các quan hệ cá nhân, quan hệ liên nhóm.
Theo các tác giả này, nếu các vấn đề của cá nhân, nhóm, cộng đồng được giải quyết
trên cơ sở tạo ra sự cân bằng (trên bình diện cá nhân và xã hội) thì mâu thuẫn và xung
đột của xã hội sẽ giảm thiểu. Những thuộc tính tâm lý cá nhân như tham lam, kiêu
ngạo, thù hận, ganh ghét, ích kỷ (trong Phật giáo là tham, sân, si)… của con người đều
là nguyên nhân tạo nên sự mất cân bằng tâm lý của cá nhân và nhóm xã hội và tạo ra
các “vấn nạn” cho cá nhân và cộng đồng [3,4,5]
Theo quan niệm của Phật giáo, sự hài hòa của thế giới nhân loại được đặt trên
nền tảng sự cân bằng tâm lý cá nhân. Vì vậy, hành vi xã hội của cá nhân hay nhóm,
cộng đồng phải được dựa trên nguyên tắc đó. Bồi dưỡng phẩm chất (đức tính) đã được
nhìn nhận là có giá trị văn hóa xã hội như: tự tiết chế, tâm lý an bình thanh tịnh, tự răn
buộc, giúp đỡ đồng loại… đó chính là đạo đức xã hội, là cơ sở có thể làm giảm thiểu
mâu thuẫn, xung đột trong chính mỗi cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng xã hội, đồng

thời bồi dưỡng, phát triển nhân cách lành mạnh, có thể kiến lập được một xã hội lương
thiện.
Các nhà tâm lý học xã hội phương Tây đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề xung
đột, xung đột giá trị trong bản thân cá nhân và trong quan hệ giữa cá nhân với cá nhân,
giữa cá nhân với nhóm. Và họ coi bất đồng, mâu thuẫn, xung đột khi nhu cầu, lợi ích
không được thỏa mãn là nguyên nhân tạo ra những cảm xúc, hành vi tiêu cực, lệch
chuẩn. Trong khi đó, từ góc độ giáo lý Phật giáo, xung đột cũng luôn được đề cập đến
và lý giải theo quan điểm của Phật giáo. Xung đột xuất hiện là do những nhu cầu, khát
khao, ham muốn, mục tiêu của con người không được thỏa mãn. Giải quyết sự xung
13


đột đương nhiên liên hệ đến nhân tố quyết định của nó và khoảng cách xa gần của mục
tiêu, động cơ cá nhân, cường độ nhu cầu cá nhân, ý chí, thời gian, kỳ vọng cá
nhân… Sự trắc trở, thất bại luôn tồn tại trong quá trình giải quyết xung đột. Sự trắc trở
có thể bởi hoàn cảnh như người nhà bị chết; có những trắc trở bởi yếu tố thể chất, như
khuyết tật; hoặc trắc trở có nhân tố xã hội như ly hôn, thất nghiệp… Phương thức đối
phó với sự trắc trở, thất bại gồm có công kích, gây hấn (gián tiếp hoặc trực tiếp công
kích, gây hấn), ảo tưởng và co rút (trở về với những hành vi trẻ con – như khóc lóc ồn
ào, lạnh lùng…), sợ hãi, dồn nén, kìm chế, phóng chiếu, né tránh, phủ định, cự tuyệt,
bù trừ, hợp lý hóa, di chuyển … Đó chính là các cơ chế phòng vệ trong tâm lý học.
Đức Phật dạy rằng trên cơ bản, sự xung đột và bình an, thanh tịnh có thể kiểm nghiệm
từ hai thứ tầng bậc: Thứ nhất, niết bàn là thanh tịnh, hài hòa một cách tuyệt đối; còn
đau khổ thì đầy dẫy sự bất an và xung đột. Thứ hai, giữa sự hài hòa (mục tiêu truy cầu
lý tưởng của người tại gia) và thanh tịnh tuyệt đối (là lý tưởng truy cầu của người xuất
gia) cũng có rất nhiều khác biệt. Người tại gia chánh trực nếu tuân theo thủ đoạn hợp
pháp để làm giàu, không tham lam thì có công đức và hơn nữa có thể đạt được sự hài
hòa; nếu người tại gia khởi lên tâm tham lam, khát cầu sự hưởng thụ quá độ thì chắc
chắn là bị xung đột với người khác. Người xuất gia vì xả bỏ tất cả, không những có
khả năng giải trừ đau khổ mà hơn nữa còn có thể truy tầm sự thanh tịnh cao nhất trong

nội tâm của họ. [19]
Phật giáo giải thích về những trắc trở, thất bại rằng, khoái lạc và hưởng thụ qua
tham, sân, si của con người, khi mà chúng ta truy tầm kết quả biến thành rỗng tuếch thì
sinh ra trắc trở, thất bại nặng nề. Loại trắc trở thất bại sâu nặng hơn không tức khắc
xuất hiện mà nó xuất hiện khi qua trải nghiệm, day rứt, dày vò hoặc đố kỵ, ghen ghét,
hận thù... Ngoài sự trắc trở vì truy cầu thỏa mãn cảm quan đã gây nên, Phật giáo còn
đề ra sự xung đột tâm lý của tự ngã bảo tồn (quyền lực, địa vị, danh vọng), các nhà
tâm lý học phân loại nó là “nội xung đột”, một người có nhu cầu quyền lực mạnh mẽ
thì sự xung đột tâm lý cũng to lớn và sự trắc trở, trở ngại mà họ gặp phải cũng rất nặng
nề. Khi cảm giác trắc trở lên đến cao điểm là không thể tiếp nhận thì con người hiển
nhiên lập tức gặp một loại hiện tương hy hữu đó là dục vọng và khát vọng muốn hủy
diệt tự ngã. Vì thế, xung đột mà Phật giáo đã đề cập như phân tích động cơ căn nguyên
thỏa mãn nhu cầu, bảo tồn tự ngã, hủy diệt tự ngã và tham lam, ghét hận…cùng với
14


tâm lý học xã hội hiện đại có nhiều điểm tương đồng.
2

Sự tương đồng trong quan niệm lý luận của tâm lý học về động cơ với giáo lý
Phật giáo
Tâm lý học cũng như giáo lý Phật giáo luôn hướng tới lý giải hành vi của con

người. Theo các nhà Tâm lý học hoạt động như Leonchiev, Rubinstein, hành vi của
các nhân lệ thuộc vào nhận thức và động cơ của họ, nhận thức không thể tách rời động
cơ, động cơ thể hiện sự chín muồi của nhận thức, là động lực thúc đẩy hành vi của cá
nhân. [4,19]
Phật giáo coi dục vọng của con người là động cơ của mọi thống khổ của nhân
sinh. Phật giáo dạy rằng có hai loại phương pháp có thể đạt đến sự phát triển trên
phương diện tinh thần: Ninh Tịnh (sự tĩnh lặng an bình); Đổng Kiến (sự nhìn thấy

xuyên suốt bên trong sự vật) và cũng có 5 loại nhân tố có thể nhiễu loạn sự phát triển
của sự ninh tịnh là dục cầu, ý chí xấu, lười biếng và chậm lụt, và lo lắng, hoài nghi.
Đức Phật cũng đã chỉ dạy 7 loại nhân tố của Khai ngộ để có thể bồi dưỡng tri thức và
đổng kiến của chúng ta, đó là: chánh tư duy, truy cầu Phật Pháp, tinh thần, hỷ lạc, ninh
tịnh, thiền định và trấn định (bình tĩnh).
Động cơ là cái mà vì nó con người hành động, nó có vai trò như một sự kích
thích, thúc đẩy nguồn năng lực có trong con người, nguồn năng lực này có thể sinh ra
hành động giúp cho con người đạt được mục tiêu nào đó trong cuộc sống. Động cơ có
thể chia thành hai phần đó là sinh lý và tâm lý. Phật giáo quan niệm động cơ chủ yếu
dẫn đến sự bất an, căng thẳng, nóng nảy, lo lắng, bồn chồn và cảm thọ đau khổ… cả
sự xung đột trên mặt tâm lý và sự bất an của nội tại là do dục cầu của con người, từ đó
đề ra pháp môn bất nhị để hướng dẫn muôn loài đạt đến con đường hạnh phúc, ấm no,
hướng tới chân, thiện, mĩ.
Như vậy, rõ ràng có sự tương đồng giữa quan niệm lý luận của tâm lý học về
động cơ và giáo lý Phật giáo trong quá trình xây dựng hệ giá trị đạo đức lành mạnh,
giúp tạo động lực trong hành vi đạo đức của con người.
3

Sự tương đồng trong quan niệm lý luận về nhân cách của tâm lý học với giáo lý
Phật giáo.

15


Nhân cách là tổ hợp các phẩm chất tâm lý, nó tạo nên bộ mặt giá trị xã hội của
con người. Sigmund Freud (đại diện cho lý thuyết phân tâm cổ điển) cho rằng có ba
loại tầng bậc tâm lý, đó là siêu ý thức, ý thức và vô thức. Nội dung của ba tầng thức
này tạo thành ba loại hệ thống tâm lý, tức cái nó (id), cái tôi (ego) và cái siêu tôi
(superego) được biểu hiện trong nhân cách. Theo S.Freud thì trong xã hội văn minh,
thường do các loại áp lực của xã hội và thật khó để con người có thể được thỏa mãn

các nhu cầu của mình một cách dễ dàng, bởi vậy mà nó biến thành nhân tố chủ yếu
làm ảnh hưởng đến nhân cách. Từ đó về sau, rất nhiều học thuyết, lý luận về nhân cách
mà phát nguồn từ học thuyết của Sigmund Freud và được tu chỉnh thêm, được gọi là
“lý thuyết phân tâm mới” ra đời. Cuối năm 1930 đến đầu năm 1950, có rất nhiều học
trò của Sigmund Freud đã phát biểu về những kiến giải và lý luận về tâm lý phân tích
học, trong đó, Carl Jung chủ trương nhấn mạnh nhân cách là sự thăng bằng của ý thức
và vô thức. [5,18,19]
Lý thuyết tâm lý học cá nhân của Alfred Adler đặc biệt nhấn mạnh đến kỳ vọng
bẩm sinh (birth order) trong sự hình thành nhân cách, sự ảnh hưởng của việc bỏ bê
hoặc nuông chiều trong sự phát triển của trẻ em, khái niệm một động lực về “cái ngã
hoàn hảo” (self perfecting) trong sự tồn tại của con người, và ý tưởng cần nghiên cứu
và đối xử với bệnh nhân như là “con người toàn thể”. Một nguyên lý quan trong khác
trong lý thuyết của Adler đó là khẳng định những mơ tưởng của con người trong tuổi
thơ có thể hướng dẫn cho sự nhận thức và các lựa chọn trong suốt cuộc đời họ, và khả
năng cùng làm việc với ngưới khác vì một lợi ích cộng đồng đóng vai trò trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách.
Nhà tâm lý học nhân văn A.Maslow đã đề xuất hệ thống thang bậc nhu cầu của
con người và cũng coi đó là nguyên nhân thúc đẩy của các hành vi của con người
trong đời sống xã hội. Theo ông, một xã hội hoàn hảo đó là xã hội cần khuyến khích
con người tiến tới các nhu cầu khẳng định bản thân, tạo điều kiện cho cá nhân có cơ
hội phát triển năng lực yêu thương đồng loại.
Carl Rogers, một nhà tâm lý học nhân văn đã đề xuất liệu pháp ‘Thân chủ trọng
tâm” là thuật ngữ được chọn để gọi tên cho một nhóm những phương pháp tham vấn
tâm lý dựa trên quan điểm lý thuyết về bản chất con người và các tương tác xã hội giả
thiết rằng mỗi người đều sở hữu những tiềm năng cho sự lớn lên, tiềm năng cho những
16


hành vi có hiệu quả và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình.
Sở dĩ một cá nhân nào đó phát triển những hành vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm

những mẫu ứng xử sai lệch. Bởi vì mỗi cá nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người
khác chấp nhận, coi trọng nên anh ta hoặc cô ta có thể hành động một cách không tự
nhiên, không thực tế và phát triển những cảm giác sai lệch về bản thân, về những điều
mình mong muốn.
Thuyết hành vi tạo tác của F. Skinner lại coi học tập là quá trình và kết quả lĩnh
hội kinh nghiệm cá nhân, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học tập được xem như là biểu hiện
của phương pháp hành vi nhất định trong các điều kiện tác động của các kích thích cụ
thể. Nói cách khác, học tập là sự thay đổi một cách có hệ thống hành vi khi lặp lại tình
huống giống nhau. Học tập thể hiện như là nguyên tắc phương pháp luận cơ bản và
nhiệm vụ chính của tâm lý học hành vi đó là nhân tố quan trọng của tác động điều trị
trong các hệ thống tâm lý tri liệu, đặc biệt là trị liệu nhóm. Tâm lý trị liệu hành vi thực
chất là sử dụng trong lâm sàng các lý thuyết học tập, được hình thành trong hành vi. F.
Skinner cho rằng hành vi củng cố là yếu tố điều chỉnh sự lệch chuẩn hành vi con
người. Và ông cũng đề cao vai trò của giáo dục trong hình thành và phát triển nhân
cách, đồng thời cũng là một liệu pháp tâm lý giúp cá nhân điều chỉnh hành vi phù hợp
với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội.
Lý thuyết của Alfred Adler, Carl Rogers và F.Skinner rất gần gũi và tương
đồng với quan điểm của Phật giáo (lấy chúng sinh là tâm điểm) luôn hướng chúng sinh
tới sự giải thoát có giá trị thiết thực và nhân bản sâu sắc. Phật giáo dạy con người phải
sống với hiện tại, nhận ra sự khổ đau để đối mặt vượt qua, nhìn nhận thế giới tự nhiên
cũng như nhân sinh bằng sự phân tích nhân - quả. Theo Phật giáo nhân - quả là một
chuỗi liên tục không gián đoạn và không hỗn loạn, có nghĩa là nhân nào quả ấy.
Phật giáo đối với sự giải thích về nhân cách đã có sự bao hàm của triết học, đạo
đức học và tâm lý học. Phật giáo phủ định con người vốn có tự ngã thuần túy cố định
(ego) vì nó chỉ là nhân duyên hòa hợp. Do sự quan hệ của nhân duyên hòa hợp mà mỗi
con người đều có ý thức, ký ức và thuộc tính của nhân cách để có thể phân biệt Ta,
Người (chủ thể, khách thể). Phật giáo tiếp nhận quan điểm cho rằng con người có một
nhân cách, giả hợp biến động bất thường, nhân cách chỉ là một loại danh tự của
phương tiện được sử dụng để phân biệt giữa Người và Ta mà thôi, nhân cách chịu
17



trách nhiệm về hành động của chính mình. Phân tích một cách nghiêm chỉnh về tâm lý
học hành vi cổ điển thì nhân cách cũng chỉ là một phương tiện giả danh, bởi nó biểu
thị cho một loại chức năng thống nhất nào đó – như đi, đứng, tri giác, tư tưởng, quyết
định… giống như chiếc xe ngựa, do sự kết hợp toàn thể của các bộ phận mới có thể
gọi là xe ngựa được (sau này Lý thuyết TLH hành vi mới đã đưa yếu tố xã hội vào
quá trình tạo nên hành vi của cá nhân); Nhân cách cũng thế, do thân thể, cảm giác, ý
thức và định hướng hướng, giá trị v. v… là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tạo nên giá trị
xã hội của cá nhân mà thành và như thế mới có thể gọi là nhân cách.
Giáo lý Phật giáo thể hiện sự tiếp nhận ý nghĩa trọng yếu về mối quan hệ tương
hỗ giữa con người với hoàn cảnh xã hội. Phật giáo cho rằng, luân lý xã hội có thể giúp
cho con người kiến lập một quan hệ nhân tế lành mạnh và một lý tưởng xã hội hài hòa.
Mục tiêu trị liệu (nhân tâm) của đức Phật đặt trên tâm lý, khí chất của cá nhân biến hóa,
Phật giáo truy tìm tung tích về sự xung đột căn bản của cá nhân, xã hội và đã khẳng định
là nó được bắt nguồn từ tham lam, thù hận và vọng tưởng bất hợp lý về bản ngã. Đói
khát là phản ứng nội tại của sinh lý, dục tánh thì có khuynh hướng sinh lý và xã hội, đó
là: dục vọng nhục dục, dục vọng quyền lực, dục vọng danh vọng và địa vị… là kết quả
của quá trình tương hỗ giữa cá nhân với các hoạt động xã hội và điều kiện xã hội của cá
nhân đó.
Nói tóm lại, có thể thấy khẳng định, thông qua việc điểm luận các quan điểm
của các nhà Tâm lý học xã hội, Tâm lý học hành vi, Tâm lý học nhân cách, chúng tôi
thấy có mối liên hệ, thống nhất tương đối trong giáo lý Phật giáo đối với quan điểm
của các nhà Tâm lý học Phương Tây về động cơ, hành vi và nhân cách và đây chính là
những cơ sở khoa học mang tính định hướng để chúng tôi triển khai xây dựng khung
lý thuyết cho đề tài.
2

Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước về giáo lý phật giáo và sự


1

tương đồng giữa những nội dung giáo lý với giáo dục đạo đức
Phật giáo và giáo lý giáo dục luân lý, đạo đức của Phật giáo thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Phật học, Văn hóa học, Tôn giáo
học và hình thành ba nhóm quan điểm khác nhau
Thứ nhất, nhóm quan điểm cho rằng, quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở

Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành phát triển tư tưởng đạo đức của con người.
18


Chính vì vậy, khi nghiên cứu lịch sử, tư tưởng đạo đức Việt Nam không thể không đề
cập đến giáo lý Phật Giáo và những mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng. Các nhà
nghiên cứu đã rút ra kết luận như sau: Nghiên cứu Phật giáo, nhìn nhận và đánh giá nó
là một nội dung quan trọng nhằm tìm hiểu lịch sử cũng như định hướng cho sự phát
triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai. [1,12,16,17]
Thứ hai, những nghiên cứu lý luận chỉ ra: giáo lý Phật giáo có nhiều điểm
tương đồng với giá trị đạo đức của người Việt như: Tính xã hội và nhân bản của đạo
đức Phật Giáo; Mười chuẩn mực đạo đức căn bản của Phật giáo; Quy luật nhân quả,
kiếp luân hồi, bản ngã, chế ngự tham sân si… Các nhà nghiên cứu theo xu hướng này
khẳng định: mặc dù Phật giáo du nhập vào Việt Nam sau một số tín ngưỡng dân gian
như Thờ Mẫu, thờ Thành Hoàng, Thờ cúng Tổ tiên… thế nhưng Phật giáo đã giải đáp
được những băn khoăn mang tính triết lý nhân sinh mà tín ngưỡng dân gian chưa thể
đáp ứng được. Với những tư tưởng về “vô thường vô ngã”, “từ, bi, hỷ, xả”, “nghiệp
chướng, luân hồi”, “nhân quả”…Phật giáo đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tâm linh
của người dân lúc bấy giờ. Do đó, Phật giáo đã nhanh chóng tạo lập được cơ sở thực
tiễn vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của mình trên đất nước Việt Nam. Cùng với
quá trình du nhập và phát triển đó, những chuẩn mực đạo đức Phật giáo cũng xâm
nhập và tác động nhất đinh đến nền đạo đức của dân tộc Việt Nam. Đạo đức Phật giáo

đã góp phần bổ khuyết những giá trị đạo đức mới phù hợp với tâm lý, giá trị của người
Việt. [18,19]
Thứ ba là những công trình nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của Phật Giáo đến
các giá trị đạo đức xã hội của người Việt, đa số các tác giả khẳng định: Phật giáo được
xem là một trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm,
chuẩn mực, hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Trong hệ thống giáo lý của Phật giáo cho
thấy những cơ sở lý luận xác thực cho vấn đề đạo đức xã hội hướng con người tới
Chân, Thiện, Mỹ. Đạo đức Phật giáo đã thực sự ăn sâu vào đạo lý truyền thống dân
tộc, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, lối sống, phong tục, tập quán của người Việt.
Người Việt tiếp nhận đạo Phật không phải chỉ là nội dung triết lý ẩn trong đó, mà quan
trọng hơn là những hành vi đạo đức mang tính hướng thiện. Họ tiếp thu Phật giáo
không phải với tư cách là một hệ tư tưởng với các giáo lý cao siêu mà là những điều
rất gần gũi với tâm tư, tình cảm của mình. [26,27,28,29]
19


Sau cùng là những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tư tưởng Phật Giáo
đến đời sống của các tầng lớp dân cư, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến thanh thiếu
niên, nhưng những nghiên cứu này mới chỉ dừng ở góc độ mô tả hiện tượng, chứ
không lý giải được nguyên nhân, bản chất của hiện tượng và đề xuất các biện pháp
nhằm phát huy mặt tích cực của tư tưởng Phật giáo.
2

Phật giáo và các giáo lý giáo dục đạo đức con người cũng thu hút được sự
quan tâm nghiên cứu của khá nhiều các nhà công tác xã hội, tâm lý học và xã
hội học trong nước
Các nhà Tâm lý học, trên bình diện lý luận chủ yếu quan tâm nghiên cứu mối

dây liên hệ giữa Phật giáo Việt Nam và tâm lý học và các tác giả đã phát hiện ra mối
tương đồng thể hiện ở những mục đích sau đây:

Thứ nhất, cả Phật giáo và tâm lý học đều cung cấp cho con người phương pháp
tự nhận thức chính mình
Thứ hai, giúp con người định hướng tư duy và hành động
Thứ ba, giúp con người thay đổi tình trạng đau khổ do rối loạn tâm lý, đi sâu
vào đời sống nội tâm để giải phóng những ức chế tâm lý.
Về mặt lý luận, các nhà Tâm lý học tôn giáo cũng khẳng định, Phật giáo quan
tâm đến con người như một cá nhân cụ thể. Vì thế, Phật giáo khẳng định con người là
sự phối hợp của các loại vật chất, các giác quan, của tri giác, của những bộ phận cấu
thành tâm trí và của ý thức. Sự kết nối này không ổn định bởi mỗi một tập hợp lại tuân
thủ theo một lôgic riêng trong nhịp tiến hóa của các thành tố từ khi sinh ra cho đến khi
chết đi.
Các nhà Tâm lý học còn chỉ ra cơ sở tâm lý học của hoạt động thờ cúng tổ tiên và
coi chúng như một hình thức biểu hiện, xâm nhập của Phật giáo trong các gia đình Việt
Nam. Lương Cần Liêm (2004), trong cuốn Từ nền Tâm lý Châu Á: tính nhân văn, chính
trị và đạo đức, đã khẳng định: Việc ghi nhớ người đã khuất sẽ làm dịu đi một cách từ từ
nỗi đau mất người thân trong tâm trí của người sống và từ đó “chuyển ký ức cá nhân
thành điều mà mọi người đều có thể chia sẻ được với nhau”. Bàn thờ trong mỗi gia đình
gợi cho mỗi thành viên nhớ rằng linh hồn người đã mất vẫn còn tồn tại, họ không vô
hình mà luôn hiện hữu trong tâm trí những người đang sống, chúng ta vẫn giữ mối liên
20


hệ mật thiết với người thân của mình cho dù họ đã nằm sâu dưới lòng đất và khi chúng
ta chết, chúng ta sẽ tái ngộ với họ. Nhìn từ góc độ văn hóa truyền thống, thờ cúng tổ tiên
được xem như phương thức thể hiện đạo hiếu, là quy tắc hành xử đúng đắn trong xã hội
và mang đậm bản sắc dân tộc, là sự kết hợp giữa những giá trị đạo đức truyền thống với
giáo lý răn dạy luân lý của Phật giáo. [12,16,19]
Sâu hơn nữa, trong Tâm lý học trị liệu, một chuyên ngành ứng dụng của Tâm lý
học, người ta áp dụng Thiền (Meditation) như một hình thức trị liệu bằng thư giãn
mới. Có khá nhiều các tài liệu về thực hành các phương pháp chăm chữa sức khỏe tinh

thần khẳng định rằng: Việc nghe giảng các giáo lý, những quan điểm của đạo Phật tỏ
ra có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm triệu chứng và mang lại an dịu tinh thần cho
thân chủ mà không cần thiết phải dùng đến thuốc. Tuy ở góc độ lý luận, mặc dù vẫn
còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của các phương pháp chăm chữa này nhưng
những hiệu quả trong ứng dụng thực tế của chúng là không thể phủ nhận.
Trong lĩnh vực công tác xã hội, các nhà công tác xã hội cũng có những nghiên
cứu về lý luận nhằm phát hiện ra cơ chế tâm lý học tạo nên sự tương đồng giữa các
hoạt động xã hội của Phật giáo với công tác xã hội. Nguyễn Hồi Loan (2012) đã khẳng
định: “Vấn đề cốt tủy của Phật giáo đó là căn nguyên khổ đau của nhân loại và con
đường giải thoát, cũng vậy, vấn đề cốt tủy của công tác xã hội về cơ bản cũng là
những vấn đề đặt ra của Phật giáo – nguyên nhân của vấn nạn con người gặp phải
trong đời sống của họ và cách thức (con đường) giải thoát vấn nạn đó trên cơ sở trợ
giúp, can thiệp, trị liệu (liên kết nguồn lực, dịch vụ) của nhân viên công tác xã hội
nhằm nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội cho cá nhân, gia đình và cộng
đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn nạn trên bình diện cá nhân và xã hội nhằm
đảm bảo an sinh xã hội. Các phạm trù: động cơ (motivation), hoạt động (action) và
cảm xúc (emotion); nhận thức (cognition), nhân cách (personality), hành vi
(behaviour), can thiệp (prevention), trị liệu (therapy) đều là các phạm trù “sống còn”,
“thấm đẫm” và xuyên suốt không chỉ trong giáo lý và thực hành các lễ nghi của Phật
giáo và trong nghiên cứu lý luận và ứng dụng của Tâm lý học mà còn thể hiện trong lý
thuyết và thực hành, ứng dụng của công tác xã hội ở nước ta hiện nay”. [19]
Tiếp cận tìm kiếm sự tương đồng giữa Phật giáo, tâm lý học và công tác xã hội
trên phương diện trị liệu, theo Nguyễn Hồi Loan (2012): “Các vấn nạn của con
21


người” của tâm lý học, công tác xã hội và “Nhân sinh là đau khổ” của Phật giáo dù
không có sự mưu tính nhưng vẫn đã gặp nhau. Phật giáo đề ra phương pháp dùng
quan niệm vô ngã để có thể trị liệu sự nóng nảy, lo lắng, khổ đau và phiền chán. Phật
giáo cũng cho rằng con người sở dĩ nóng nảy lo lắng bất an là bởi vì bám víu vào sự

chấp trước nơi tự ngã. Tâm lý học, Công tác xã hội đưa ra các cách trị liệu, can thiệp
như nhận thức, hành vi, nhận thức - hành vi, nhân văn … để can thiệp, trị liệu có hiệu
quả những vấn nạn con người. Phật giáo thì đề ra tinh thần vô ngã để giải quyết vấn
đề một cách rốt ráo vấn nạn của con người”; Tác giả đi đến kết luận như sau: “Đối
chiếu triết lý của Phật giáo với các mục tiêu của CTXH dưới góc độ TLH chúng ta
thấy có sự trùng lặp đáng kể, các cơ sở lý luận khoa hoạc và thực tiễn hiện nay chúng
ta có thể xây dựng một cách tiếp cận mới trong công tác xã hội tại Việt Nam mang
tính dân tộc, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng của hoạt động này, đó là cách tiếp cận Phật giáo trong CTXH”. [19]
Các nhà công tác xã hội cũng đã có những tổng kết về hoạt động thực tế của
giáo hội Phật giáo Việt Nam với vấn đề an sinh xã hội. Họ coi, hoạt động từ thiện xã
hội là một hoạt động cụ thể về chức năng xã hội của Phật giáo, những hoạt động từ
thiện đó đã nói lên ý nghĩa cao đẹp của đạo Phật và đạo lý dân tộc Việt Nam, thể hiện
tính hiệu quả, thiết thực góp phần trợ giúp cho những người yếm thế vượt qua những
nan đề họ gặp phải trong cuộc sống. Hoạt động từ thiện của Phật giáo Bình Dương và
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh được coi là hoạt động mang tính điển hình và phổ
biến trong giáo hội, là sự hiện thực hóa những giáo lý Phật giáo vào trợ giúp con người
trong đời sống thế tục. Qua việc tìm hiểu vấn đề hoạt động từ thiện xã hội của Phật
giáo Việt Nam của các nhà công tác xã hội, chúng ta phần nào hiểu thêm được tư
tưởng của Phật giáo. Giáo lý Phật giáo mang tính độ sinh, giúp cho con người thức
tỉnh, bỏ ác làm lành, vượt qua mọi khổ đau phiền muộn ngay ở trong hiện tại để có
một cuộc sống hạnh phúc, an lạc cho dù còn nhiều thiếu thốn về vật chất hay bất cứ
một yếu tố khách quan nào đưa lại, qua đó cho chúng ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa
quan trọng trong việc xây dựng hình thành tình yêu thương và trách nhiệm xã hội của
mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Những kết quả nghiên cứu, tổng kết trên đây khiến chúng ta không thể phủ
nhận những giá trị đạo đức – xã hội to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Hệ thống giáo lý
22



đạo đức của Phật giáo giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình.
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại và gắn liền
với cuộc sống của con người Việt Nam. Công tác từ thiện xã hội là một trong những
công tác Phật sự trọng yếu của Giáo hội. Công tác từ thiện được Giáo hội chỉ đạo các
thành viên thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và được xem như một nội dung
tu tập thực hành giáo lý từ bi của Đạo Phật. Giáo hội luôn có mặt đúng lúc và kịp thời
cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt và tham gia tích cực ủng hộ phong trào xóa đói
giảm nghèo, chăm sóc các đối tượng người có công với đất nước. Các hoạt động từ
thiện xã hội cũng như những giá trị nhân bản Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây
dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
Như vậy, có thể nói, đã có khá nhiều nghiên cứu (chủ yếu dưới góc độ lý luận)
phân tích, mổ xẻ, tìm kiếm sự liên hệ giữa giáo lý Phật giáo với những giá trị đạo đức
mà người Việt Nam theo đuổi thực hành trong cuộc sống thực nhưng chưa hề có
nghiên cứu nào chuyên sâu tìm ra sự ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến vấn đề giáo
dục đạo đức trong các gia đình ven đô hiện nay.
Trong quá trình tìm kiếm các tài liệu khác nhau để tổng quan về vấn đề nghiên
cứu chính của đề tài, chúng tôi nhận thấy, vấn đề đô thị hóa, tốc độ đô thị hóa nhanh
và mạnh bên cạnh những mặt tích cực thì còn rất nhiều hệ lụy xã hội phải giải quyết
như: sự phát triển không bền vững, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, thất nghiệp, mất
đất canh tác, mất việc làm, sự lung lay, biến đổi của các giá trị đạo đức truyền thống
trong gia đình, tất cả những vấn đề này khiến cho gia đình ven đô đang phải đối diện
với sự cố kết không bền chặt, mâu thuẫn, xung đột ngay trong chính bản thân nội tại
từng gia đình. Những giá trị đạo đức trong gia đình lung lay tất yếu sẽ ảnh hưởng đến
sự cố kết, tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng. Chính vì thế, để giúp cho các gia đình
ven đô có thể thích nghi được với quá trình đô thị hóa thì việc xây dựng một hệ thống
những giá trị đạo đức phù hợp với bản sắc truyền thống, thích nghi được với lối sống
hiện đại và vận hành chúng để củng cố và duy trì các mối quan hệ gia đình bền chặt là
việc làm cần thiết.
Như đã phân tích ở trên, những giá trị đạo đức được phổ biến trong đạo Phật có
rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống đạo đức truyền thống của người Việt Nam nói

chung, người dân ven đô nói riêng. Chính vì vậy, việc tổng quan các công trình nghiên
23


cứu về giáo lý Phật giáo, sự tương đồng giữa giáo lý Phật giáo với giá trị đạo đức của
người Việt, các vấn đề về gia đình ven đô trong quá trình đô thị hóa … đã bước đầu
giúp cho chúng tôi xây dựng khung lý thuyết để tìm ra mức độ ảnh hưởng, phổ biến
thật sự của giáo lý Phật giáo trong giáo dục đời sống đạo đức gia đình ven đô.
1.3. Đạo Phật
1.3.1. Sơ lược về sự ra đời của Đạo Phật
Đứng về mặt lịch sử loài người thì đạo Phật ra đời từ rất sớm. Tín đồ Phật giáo
tin rằng có một con người thật được tôn xưng là đức Phật, hay Đấng Giác Ngộ. Theo
tương truyền, người sáng lập đạo Phật làSiddhartha Gautama, sau khi thành Phật được
đệ tự tôn xưng là Thích Ca Mâu ni, con vua nước Capilavaxtu, ở chân núi Hymalaya.
Năm 29 tuổi, hoàng tử Siddhartha Gautamaxuất gia đi tu dể tìm kiếm con đường cứu
vớt nỗi khổ của con người. Đến năm 35 tuổi, ông đã nghĩ ra được cách giải thích bản
chất của tồn tại, nguồn gốc của mọi nỗi khổ, do đó ông đã tìm thấy con đường cứu vớt.
Về niên đại của Phật, hiện nay đang có ý kiến khác nhau. Có một số người cho rằng
Phật sinh năm 563, mất năm 483TCN; một số khác lại cho rằng sinh năm 624 và mất
năm 544TCN. Tín đồ Phật giáo lấy năm 544TCN làm năm mở đầu kỉ nguyên Phật
giáo.
Trong quá trình phát triển, đạo Phật đã hình thành nhiều bộ phái khác nhau. Có
hai bộ phái lớn là Đại thừa và Tiểu thừa.
Đại thừa và Tiểu thừa hình thành từ khi Phật giáo bị chia thành hai bộ phái Đại
chúng bộ và Thượng tọa trưởng lão bộ. Sự phân biệt rõ nét giữa Đại thừa và Tiểu thừa
vào khoảng 500 năm sau khi Phật nhập diệt.
Phật giáo Đại thừa (Mayhayana) còn có tên gọi là Phật giáo Bắc tông. Phật giáo
Tiểu thừa (Nihayana) còn có tên gọi là Phật giáo Nam tông.
Đạo Phật được truyền vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ I, đầu thế kỉ thứ II.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời kì này, Luy Lâu (Bắc Ninh) là một trung tâm

Phật giáo không kém hai trung tâm ở Trung Quốc lúc đó là Bành Thành và Lạc
Dương.
Nếu Nho giáo vào Việt Nam đi liền với sự thống trị, cưỡng bức của phong kiến
phương Bắc, thì Phật giáo vào Việt Nam bằng con đường hòa bình: đường thủy từ Ấn
Độ, Trung Á qua công việc buôn bán và đường bộ từ Trung Quốc qua việc giao lưu
văn hóa. Nghi lễ thờ cũng của đạo Phật đơn giản. Giáo lí đề cao tư tưởng bình đẳng,
24


bác ái, từ bi, vị tha, cứu khổ… có phần gần gũi với tín ngưỡng dân gian, phù hợp với
tâm lí, tình cảm nên dễ được người Việt chấp nhận.
Lịch sử tồn tại của Phật giáo Việt Nam cho đến nay đã gần 2000 năm, có thể chia
làm nhiều giai đoạn, gắn với các giai đoạn phát triển của lịch sử Việt Nam.
Từ cuối thế kỉ thứ I đến thế kỉ X:
Đây là giai đoạn Phật giáo du nhập vào Việt Nam. Từ cuối thế kỉ thứ I đến thế kỉ
V, sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam được gắn liền với tên tuổi của một số nhà sư
Ấn Độ là: Ma ha kì vực, Khương tăng hội… Đến thế kỉ V, ở Việt Nam đã có những
nhà sư người Việt nổi tiếng như: Huệ thắng (440-479), Thích Đạo Thiền (457-483)
được mời sang Trung Quốc để thuyết pháp. Đến thế kỉ thứ VI, thời hậu Lý Nam Đế,
nhà sư Ấn Độ là Tỳ-ni-đa-lưu-chi là học trò Tăng Cán đến tu tại chùa Pháp Vân và trở
thành tổ thứ nhất của phái Thiền ở Việt Nam.
Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ thứ XIV:
Sang đến thế kỉ thứ X, nhà nước phong kiến Việt Nam được xây dựng, củng cố
và phát triển. Các triều đại phong kiến từ Đinh, Tiền Lê đến Lý, Trần đều có những
chính sách nhằm nâng đỡ và khuyến khích đạo Phật.
Đây là một yếu tố của kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam từ thế kỉ X đến
thế kỉ XVI, được giai cấp phong kiến Việt Nam sử dụng trong quá trình xây dựng và
củng cố địa vị thống trị của mình và đã có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị và văn hóa,…
Tuy nhiên, do giáo lí mang tính duy tâm chủ quan về mặt nhận thức, nên càng về

sau Phật giáo càng tỏ ra kém hiệu quả trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc
sống xã hội.
Giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX:
Từ thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam suy tôn Nho giáo, lấy đó làm chỗ
dựa về tư tưởng, chính trị và đạo đức. Phật giáo cung đình suy tàn dần. Phật giáo dân
gian mang yếu tố thần bí. Người Việt sáng tạo ra hình ảnh Phật Bà nghìn mắt, nghìn
tay thể hiện ước vọng được cứu vớt.
Từ thế kỉ XX đến nay:
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, phong trào “chấn hưng đạo Phật” do một số
nhà sư cùng với một số nhân sĩ tri thức có tinh thần dân tộc và mộ đạo khởi xướng đã
làm cho Phật giáo dần dần được khởi sắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuyệt nhiên đại bộ phận tăng niPhật tử vẫn
giữ nguyên tinh thần yêu nước.
25


×