Tải bản đầy đủ (.doc) (141 trang)

NHÂN vật vạn tâm TRONG TIỂU THUYẾT ẾCH của mạc NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.34 KB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

DƯƠNG THỊ HẠNH

NHÂN VẬT VẠN TÂM TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

DƯƠNG THỊ HẠNH

NHÂN VẬT VẠN TÂM TRONG TIỂU
THUYẾT ẾCH CỦA MẠC NGÔN
Chuyên ngành

: Văn học nước ngoài

Mã số

: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN



Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Diệu Linh

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian là học viên cao học k22( 2012- 2014) của
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã được các Giáo sư, Phó giáo sư,
Tiến sĩ của trường tận tình truyền đạt những tri thức quý báu, thiết thực
cho công việc giảng dạy của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
Nguyễn Thị Diệu Linh- người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt thời gian qua. Nhờ sự chỉ bảo tận tình của cô mà tôi
mới có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong tổ Văn học
nước ngoài- Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã luôn tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè, những
người đã luôn ủng hộ, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe tốt đẹp nhất đến các thầy, cô
giáo, gia đình và bạn bè.
Hà Nội, tháng 06 năm 2015
Tác giả

Dương Thị Hạnh


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách đây hơn 65 năm, ngày 18 tháng 1 năm 1950, nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa- nhà nước đầu tiên trên Thế giới thiết lập quan hệ ngoại
giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu mối quan hệ hữu nghị
truyền thống giữa hai nước núi liền núi, sông liền sông. Trong suốt chiều dài
lịch sử tồn tại và phát triển, chúng ta không thể phủ nhận những ảnh hưởng
của Trung Quốc tới Việt Nam về văn hóa mà trong đó có văn học. Tôi rất
thích những tác phẩm văn học từ cổ chí kim của Trung Quốc và những người
sáng tạo ra chúng. Trong số những tác giả ấy, người để lại cho tôi nhiều ấn
tượng nhất trong các sáng tác là nhà văn Mạc Ngôn. Nhiều người sẽ không
khỏi thắc mắc, vậy Mạc Ngôn là ai? Ấn tượng ông để lại cho bạn đọc là gì?
Từ những năm 80 của thế kỉ trước cho đến nay, trên văn đàn Văn học
Trung Quốc, cái tên Mạc Ngôn không còn xa lạ với những người yêu văn
chương nói riêng và nhân dân Trung Quốc nói chung bởi những sáng tác của
ông luôn là tâm điểm chú ý và tranh luận của giới nghiên cứu và phê bình văn
học nước này.
Mạc Ngôn sinh ngày 17 tháng 2 năm 1955. Ông là một nhà văn xuất
thân từ nông dân. Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh tại huyện Cao
Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Bỏ dở tiểu học giữa chừng do Cách mạng
văn hóa, ông phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, luôn bị đói khát
và cô đơn. Ông đã từng nói: Lão Tử, giáo chủ Đạo giáo của chúng tôi đã nói
rất hay: "Sự may mắn phụ thuộc sự không may mắn. Sự không may mắn ẩn
sau sự may mắn." Tôi thôi học khi còn bé, thường bị đói và cô đơn, và không
có sách đọc. Nhưng chính vì vậy, cũng như nhà văn Thẩm Tùng Văn của thế
hệ trước, tôi đã sớm đọc cuốn sách tuyệt diệu về cuộc sống. Trải nghiệm của

1


tôi, khi đến chợ lắng nghe người kể chuyện, là một trang trong cuốn sách đó [
8]. Ông nhập ngũ năm 1976, tốt nghiệp khoa Văn học viện nghệ thuật Giải
phóng quân (1984-1986). Từ tháng 10.1987, Mạc Ngôn hoạt động trong lĩnh
vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp, đã xuất bản 11 tiểu thuyết, 20 truyện
dài, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút...,
tổng cộng trên 200 tác phẩm. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được dịch ra
nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Nga, Hàn, Hà Lan, Thụy Điển,
Ba Lan, Việt Nam..., đều có sức ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. Thuở
niên thiếu với cuộc sống khó khăn và thiếu thốn, ông đã phải lăn lộn với đời
và bươn chải kiếm sống từ rất sớm. Điều này không những giúp Mạc Ngôn
trưởng thành lên rất nhiều mà còn là nguồn tư liệu quý được ông tái hiện
trong các tác phẩm của mình. Mạc Ngôn đã có rất nhiều sáng tác hay và nổi
tiếng nhưng thế giới chỉ thực sự biết đến ông khi tác phẩm Cao lương đỏ của
ông được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim và đoạt giải
Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994.
Mạc Ngôn là một nhà văn lớn của Trung Quốc. Ông được coi là một
“hiện tượng” của Văn học Trung Quốc đương đại, là nhà văn có bút lực mạnh
nhất hiện nay ở Trung Quốc. Sự nghiệp sáng tác của Mạc Ngôn đã để lại dấu
ấn đặc biệt trên 200 tác phẩm mà ông đã chấp bút. Ở Việt Nam, nhiều tiểu
thuyết của các nhà văn như Vương Mông, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Phùng Kí
Tài…đã được dịch ra Tiếng Việt. Trong số đó, tiểu thuyết của Mạc Ngôn đã
tạo nên “cơn sốt” ở Việt Nam. Nhà văn Nhật Bản Oe Kenzaboko đã từng
đánh giá: “Ở Trung Quốc, người có hy vọng đoạt giải Nobel là Mạc Ngôn”.
Và lời đánh giá của Oe Kenzaboko đã đúng bởi không chỉ được các giải
thưởng trong nước như: Giải nhất tiểu thuyết của Hội Nhà văn Trung Quốc
cho Báu vật của đời (12.1995), Giải Mao Thuẫn 2011 cho Ếch, Giải tiểu
thuyết toàn quốc lần thứ 4 (1987) cho tiểu thuyết Cao lương đỏ, tác phẩm

2


được chuyển thể thành bộ phim truyện nhựa cùng tên (đạo diễn Trương Nghệ
Mưu) đã đoạt giải Gấu Vàng tại LHP Berlin lần thứ 38, Giải Văn học Liên
hợp (Đài Loan), Giải Văn học nước ngoài Laure Batailin (Pháp), Giải Văn
học quốc tế Nonino (Ý), Giải thưởng lớn cho Văn hóa châu Á (Nhật), Giải
Hồng lâu mộng cho Tiểu thuyết Hoa ngữ thế giới (Hồng Kông), Giải Văn học
Hoa ngữ New York (Mỹ), Huân chương Kỵ sĩ Nghệ thuật văn hóa Pháp
(3.2004), Tiến sĩ văn học danh dự do trường Đại học Công Khai Hồng Kông
trao tặng (12.2000). Và đặc biệt, gần đây nhất là giải Nobel văn học vào năm
2012.
Không những gây ấn tượng với khối lượng sáng tác đồ sộ và hệ thống
giải thưởng phong phú mà Mạc Ngôn còn gây ấn tượng với tôi bởi ý thức
trách nhiệm và sự tự giác rất cao trong sáng tạo nghệ thuật với phương thức
người báo tin duy nhất [29]. Mạc Ngôn đã từng khẳng định :Viết gì thì đều
phải có cá tính sáng tạo đầu tiên và độc nhất. Người khác đã làm rồi thì
không thể lặp lại. Tốt nhất là viết những gì người khác chưa viết, thủ pháp
cũng là cái mình chưa sử dụng lần nào [29]. Chưa dừng lại ở đó, ông còn bảy
tỏ quan điểm của mình về một cuốn tiểu thuyết hay: Tiểu thuyết hay trong
lòng tôi, thứ nhất là phải có ngôn ngữ hay, thứ hai phải có cốt truyện hay,
thứ ba phải chứa đựng nhiều điều thú vị và những trăn trở, để độc giả mong
đợi, thứ tư phải để độc giả thấy được những thay đổi trong tư tưởng của nhà
văn, cũng có nghĩa là phải để cho độc giả cảm thấy mình ở cùng vị trí với
nhà văn [29]. Tiểu thuyết của Mạc Ngôn chịu ảnh hưởng của trường phái cảm
giác mới của chủ nghĩa hiện đại phương Tây và Nhật Bản những năm 20, 30
của thế kỷ XX. Bản thân Mạc Ngôn cũng cho rằng: Trạng thái sáng tác nhẹ
nhàng thoải mái, tự do, muốn nói gì thì nói là trạng thái tốt nhất đối với nhà
văn. Trong diễn từ của Mạc Ngôn tại lễ trao giải Nobel năm 2012, chính bản
thân ông đã nói: Quá trình sáng tác của mỗi tác giả là không lẫn với ai. Mỗi

3


tiểu thuyết của tôi đều khác với phần còn lại về cốt truyện và ý tưởng chủ
đạo. Một số tiểu thuyết, chẳng hạn Củ cà rốt trong suốt xuất phát từ giấc mơ,
trong khi một số khác, chẳng hạn Cây tỏi nổi giận lại bắt đầu từ những sự
việc có thật. Dù khởi nguồn của tác phẩm là giấc mơ hay là đời sống hiện
thực, thì chỉ khi kết hợp với những trải nghiệm cá nhân, tác phẩm mới có
được cá tính, mới nổi tiếng với những nhân vật đặc biệt - được xây dựng
bằng những tình tiết sống động, sử dụng ngôn ngữ đầy tính suy tưởng, và tỏ
ra là một cấu trúc được chế tác tốt [ 8]. Mạc Ngôn cũng từng nhận mình là
một người kể chuyện: Tôi là một người kể chuyện. Kể chuyện đã giúp tôi có
được giải Nobel văn học. Nhiều điều thú vị đã xảy đến với tôi sau khi đuợc
giải thưởng này, và chúng thuyết phục tôi rằng sự thật và công lý vẫn tồn tại
vững vàng. Vì thế trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục kể những câu chuyện của
mình [8].
Không những vậy, quan niệm sáng tác của Mạc Ngôn rất rõ ràng và ý
nghĩa vô cùng, bởi theo ông: Viết một cách trung thực là 1 cách chuộc lỗi [28;
294].Vì vậy, sáng tác của ông luôn gần gũi với cuộc đời, là bức tranh phản
ánh cuộc sống một cách tự nhiên và chân thực. Mặt khác, nhà văn Mạc Ngôn
tên thật là Quản Mạc Nghiệp (Mạc Ngôn- bút danh- không nói gì). Nhưng
thực chất, trong tác phẩm của mình, ông lại đặt ra rất nhiều vấn đề chúng ta
quan tâm. Đó không chỉ là số phận của cá nhân các nhân vật mà nó còn liên
quan đến lịch sử, sự sinh tồn của một quốc gia, dân tộc. Các tác phẩm của
Mạc Ngôn mang tính độc đáo, mới lạ và có sức lôi cuốn. Đề tài trong các
sáng tác được Mạc Ngôn phản ánh phong phú và đa dạng như Đề tài phản ánh
sinh hoạt của quân đội thời hiện đại gồm Đoạn thủ, Bãi cát đen; Về đề tài
miêu tả phong tục, tập quán nông thôn như Vết hõm trong dép cỏ, Âm nhạc
dân gian ; Về đề tài phản tư lịch sử, suy ngẫm nhân sinh gồm Củ cà rốt trong
suốt, Dòng sông khô cạn, Làm đường; Về đề tài phản ánh hiện thực nông

4


thôn, miêu tả sự xung đột giữa ý thức cũ và mới trong cuộc kháng chiến
chống quân xâm lược như: Cao lương đỏ, Báu vật của đời, Rượu cao lương,
Cẩu đạo, Đàn hương hình. Chủ đề trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn thường là
những vấn đề sinh tồn của nhân loại như: cái đói, cái rét, tính dục, thù oán,
chiến tranh, mê tín dị đoan…Có thể khẳng định, trong tiểu thuyết của Mạc
Ngôn người đọc sẽ tìm thấy “Trên trời dưới đất, cổ kim, trong ngoài, xương
khô trong mồ, u hồn dưới gốc cây tùng, công tử vương tôn, tài tử giai nhân,
sơn cùng thủy tận, dân tục phong tình” [27].
Như đã nói ở trên, Mạc Ngôn là nhà văn lớn, sáng tác của ông không
còn xa lạ với độc giả trên Thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Độc giả Việt Nam
đã quá quen thuộc với văn phong của ông qua hàng loạt tác phẩm tiêu biểu
như: Báu vật của đời, Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Cao lương đỏ, Rừng
xanh lá đỏ, Tửu quốc, Tứ thập nhất pháo, Thập tam bộ, Sống đọa thác đày,
Châu chấu đỏ, Hoan lạc, Người tỉnh nói chuyện mộng du, Củ cà rốt trong
suốt, Con đường nước mắt, Bạch miên hoa, Trâu thiến, Ếch…Trong số các
tác phẩm kể trên thì Ếch có một đời sống riêng rất đặc biệt cần nghiên cứu và
tìm hiểu.
Trong buổi nói chuyện với sinh viên trường Đại học Cô-ra-la-đô ở Mĩ,
Mạc Ngôn đã nói: Bạn có thể không đọc những cuốn sách khác của tôi,
nhưng không thể không đọc cuốn Báu vật của đời [29; 122]. Là một người rất
yêu thích các tác phẩm của văn học Trung Quốc, đặc biệt là thể loại tiểu
thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới, tôi đã tìm đọc một số tác phẩm thời kì này
trong đó có cả Báu vật của đời. Nhưng trong số những tác phẩm đã đọc ấy,
bản thân tôi thích và ấn tượng nhất với tiểu thuyết Ếch của nhà văn Mạc
Ngôn. Tôi nhận thấy, đây là một cuốn tiểu thuyết hay và lạ mà bạn đọc yêu
thích văn học không thể bỏ qua.


5


Có thể nói, Mạc Ngôn đã tạo ra một tác phẩm độc đáo và mới lạ với sự
kết hợp giữa tiểu thuyết- thư và kịch. Trong Ếch, ông đã đề cập đến một vấn
đề rất đặc biệt và nhạy cảm đó là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch. Đây là một vấn
đề có tính phổ biến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhưng
với Trung Quốc, chính sách sinh đẻ có kế hoạch lại mang đặc thù riêng. Vì
chúng ta sẽ không tìm thấy một nước nào trên thế giới với chính sách sinh đẻ
có kế hoạch chỉ một con duy nhất như ở nước này.
Chúng ta có thể nhận thấy, việc sinh đẻ không chỉ liên quan đến vấn đề
dân số mà nó còn liên quan và ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như Lịch sử,
xã hội, kinh tế, văn hóa. Thực hiện nghiêm chính sách sinh đẻ có kế hoạch, ta
sẽ giải quyết được hàng loạt các vấn đề khác như áp lực về dân số, tài nguyên
và môi trường.
Như vậy, Sinh đẻ có kế hoạch là một câu chuyện lớn, liên quan trực
tiếp đến vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, từ đó nó liên quan đến từng cá nhân
trong đó. Tuy nhiên, không vì thế mà nhân vật bị lu mờ đi. Hơn nữa, thông
qua câu chuyện này, nhân vật càng hiện lên một cách rõ nét, có tính cách và
đời sống riêng.
Có một điều đặc biệt, vấn đề sinh đẻ có kế hoạch được xem là một vấn
đề hệ trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của một quốc gia, dân tộc.
Nhưng vấn đề ấy không phải được gợi ra từ một nhà lãnh đạo với những
chiến lược tài tình hay một nhà hoạch định chính sách dân số mà nó lại được
đề cập, được gợi ra từ chính những người trong cuộc, và trong Ếch- người có
vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách sinh đẻ có kế hoạch không ai
khác ngoài nhân vật Vạn Tâm- bà cô của nhân vật tôi trong tiểu thuyết Ếch.
Mạc Ngôn đã từng viết: Ngài nói: trong trái tim và khối óc của ngài đã
có hình tượng một nữ bác sĩ cùng với chiếc xe đạp lao băng băng trên mặt
sông đã kết băng; Hình tượng một nữ bác sĩ sau lưng đeo hòm thuốc tay che

6


dù, ống quần xắn cao cùng với bầy cóc nhái kết đoàn, kết đội lầm lũi đi về
phía trước; hình tượng một nữ bác sĩ đang bế những hài nhi, tay dính đầy
máu nhưng miệng cười rất tươi; hình tượng một nữ bác sĩ miệng ngậm thuốc
lá, quần áo xộc xệch, gương mặt trầm tư…ngài nói những hình tượng ấy
cũng có lúc lại dung hòa thành một thể thống nhất, nhưng cũng có lúc lại
phân ly, chẳng khác nào những bức tượng điêu khắc độc lập [28; 6].
Một điều khiến chúng ta quan tâm là, tại sao Mạc Ngôn lại lựa chọn
nhân vật bà cô để nói về vấn đề sinh đẻ có kế hoạch mà lại không phải là một
người nào khác? Có thể nói, nhân vật Vạn Tâm- hình tượng một nữ bác sĩ có
nhiều sức gợi, có nhiều sức ám ảnh đối với bạn đọc đã để lại ấn tượng sâu sắc
với những ai quan tâm đến Ếch cũng như những vấn đề mà Mạc Ngôn đặt ra
trong Ếch. Đây là nhân vật trung tâm của tiểu thuyết. Tư tưởng chủ đề của
truyện được Mạc Ngôn gửi gắm qua nhân vật này một cách rõ ràng và sắc nét.
Nhà văn Tô Hoài đã từng cho rằng: Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết
thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Nhà văn Bectôn Brêcht cho rằng:
Các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản
dập của những con người sống mà là những hình tượng được khắc họa phù
hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả”. Chính vì những lí do trên mà chúng tôi đã
quyết định lựa chọn và tiến hành nghiên cứu Nhân vật Vạn Tâm trong tiểu
thuyết Ếch của Mạc Ngôn với mong muốn làm rõ những yếu tố, những khía
cạnh liên quan đến cuộc đời, tính cách và số phận của nhân vật cũng như biểu
tượng tiêu biểu của tiểu thuyết. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vai trò của
cá nhân đối với sự sinh tồn và phát triển của quốc gia, dân tộc cũng như tính
thời sự và ý nghĩa của việc thực hiện chính sách sinh đẻ có kế hoạch mà tác
giả đề cập đến trong tác phẩm.

7



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Mạc Ngôn là một “hiện tượng” trong nền văn học đương đại Trung
Quốc, cùng với Vương Mông, Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Phùng Ký
Tài, Lục Văn Phu…đã trở thành nhà văn có tên tuổi, được bạn đọc trong và
ngoài nước biết tới và yêu mến.
Mạc Ngôn bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình vào năm 1981. Truyện
vừa Cao lương đỏ được giải thưởng toàn quốc năm 1985 và 1986. Sau đó
được đạo diễn Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và đoạt giải thưởng “Cành
cọ vàng” tại liên hoan phim Canne 1994. Tiếp theo đó, ông cho ra đời nhiều
tác phẩm nổi tiếng khác như Đàn hương hình, Củ cà rốt trong suốt…
Theo kết quả bình chọn 60 nhà văn tiêu biểu trong thế kỷ XX của văn
học Trung Quốc, dưới sự chủ trì của các nhà phê bình và đại biểu các nhà
xuất bản văn học như Bạch Hoa, Nghê Bồi Canh, Trần Tuấn Đào, Hạ Thiệu
Tuấn…cùng với 25 nhà phê bình, nhà nghiên cứu, giáo sư nổi tiếng Trung
Quốc bình chọn thì Mạc Ngôn xếp ở Tốp đầu các nhà văn có tỉ lệ bình chọn
cao của các chuyên gia cũng như của độc giả.
Có thể nói, Mạc Ngôn là nhà văn nổi tiếng, tầm ảnh hưởng của ông
không chỉ trong nước mà còn vươn ra thế giới. Đặc biệt là từ khi ông đoạt giải
Nobel văn chương năm 2012.Vào tháng 10 năm 2012, Mạc Ngôn là nhà văn
mang quốc tịch Trung Quốc đầu tiên giành giải Nobel văn chương. Và cũng
từ đó “cơn sốt” mang tên Mạc Ngôn bắt đầu xuất hiện. Chỉ tính riêng trong
vòng ba tháng cuối năm 2012 đã có tới gần 600 bài viết; từ đầu năm 2013 đến
nay đã có thêm trên 150 bài viết nữa trên các báo, tạp chí Trung Quốc.
Có rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận xét theo hướng
khẳng định về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông. Ví như Vương Trọng Tườngnhà văn tỉnh Hồ Bắc đã nói như sau: Đọc sách của Mạc Ngôn với tôi đúng là
một việc rất thú vị, những cảm nhận khi đọc tác phẩm của Mạc Ngôn cũng có
8



thể tìm thấy trong các tác phẩm của Giả Bình Ao. Còn Trương Thành- nhà
văn ở Thượng Hải lại tìm ra và nhận xét về ba phương pháp trong nghệ thuật
viết của Mạc Ngôn :Thứ nhất, Mạc Ngôn có ý đồ thiết lập nên kết cấu truyện
độc đáo của riêng ông. Thứ hai, Mạc Ngôn có ý đồ cường điệu hoá sự hạ
thấp tư thế sáng tác của bản thân. Và thứ ba là, Mạc Ngôn có ý đồ liên kết
giữa kể chuyện dân gian và kể chuyện quy mô lớn. Viện Hàn lâm Thụy Điển
ca ngợi về các tác phẩm của Mạc Ngôn như sau: Hiện thực ảo giác kết hợp
các câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại.
Tư liệu về Mạc Ngôn hoặc Ếch thì có nhiều. Đã có nhiều đề tài luận án,
luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Mạc Ngôn và tác phẩm của ông, như: Nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị
Tịnh Thy với nội dung nghiên cứu là: Người kể chuyện và điểm nhìn tự sự
trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, nghệ thuật tổ chức thời gian và kết cấu tự sự
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn, nghệ thuật kiến tạo ngôn ngữ và giọng điệu
tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn; Cái kỳ trong tiểu thuyết Mạc NgônLuận văn thạc sĩ của Võ Nguyễn Bích Duyên, trường Đại học sư phạm Thành
Phố Hồ Chí Minh với nội dung nghiên cứu là: “Kỳ” và truyền thống “hiếu
kỳ” trong tiểu thuyết Trung Quốc, hình tượng nghệ thuật đậm chất “kỳ” trong
tiểu thuyết của Mạc Ngôn và Thủ pháp nghệ thuật đậm chất “kỳ” trong tiểu
thuyết Mạc Ngôn; Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn của
Bùi Hải Hà- Học viện hành chính ; hay yếu tố hậu hiện đại trong Ếch của
Mạc Ngôn của Đỗ Thu Thuỷ, trường Đại học khoa học Huế... Đỗ Thu Thủy
với bút pháp hậu hiện đại được thể hiện trong ếch như: Yếu tố liên văn bản,
hỗn hợp thể loại, ở cách kết thúc truyện lập lờ. Nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết Ếch của Mạc Ngôn nghiên cứu nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết Ếch của
tác giả Mạc Ngôn qua nghệ thuật kết cấu và cốt truyện, người kể chuyện và
nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu nhằm làm nổi bật đặc trưng nghệ thuật của
9



tiểu thuyết từ góc độ thi pháp học và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn giá trị nội dung
tư tưởng của tác phẩm. Tìm hiểu và đánh giá những thành công và sự đổi mới
trong tư duy và quan niệm nghệ thuật của nhà văn Mạc Ngôn. Trên Non
nước- tạp chí sáng tác nghiên cứu phê bình văn hóa, văn học nghệ thuật số
169, Nguyễn Thị Tịnh Thy có bài viết Kì ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác
trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Trong bài viết này có đề cập đến nhân vật
Vạn Tâm trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn. Tiếng kêu của loài ếch vào
đêm rằm tháng bảy trong tiểu thuyết cùng tên đã cho bác sĩ Vạn Tâm "cảm
nhận được thế nào là sợ hãi”. Dàn âm thanh hỗn độn của chúng "giống như
tiếng khóc của hàng nghìn, hàng vạn đứa hài nhi cùng cất lên một lúc”. Trong
tiếng kêu ấy có sự oán hận, có sự rên rỉ như tinh linh của hơn hai ngàn tám
trăm đứa trẻ bị hại trong phong trào kế hoạch hóa gia đình đang khóc than cho
số kiếp ngắn ngủi của mình. Đàn ếch kêu gào, chen chúc nhau như một dòng
nước lũ cuồn cuộn nhảy xổ vào tấn công Vạn Tâm, bu kín bà. "Tôi cảm thấy sợ
hãi… Sợ vì làn da bụng nhơn nhớt của chúng tiếp xúc với da thịt khiến tôi có
cảm giác rờn rợn, nhớp nhúa không thể nào chịu nổi” (tr.355). Cảm giác khiếp
hãi ấy ám ảnh nữ bác sĩ trong suốt phần đời còn lại khiến bà có một năng lực
thần kỳ là có thể mô tả tỉ mỉ gương mặt của hơn hai ngàn tám trăm đứa hài nhi
(đúng hơn là thai nhi) để người chồng bà nặn thành một thế giới búp bê bằng
đất sét. Quả thật, "cảm giác không chỉ là những điều cảm nhận bên ngoài mà
nó còn là sự dung hợp giữa tri giác và tình cảm” [4, tr.91], những đặc điểm đó
được khúc xạ qua từng lăng kính của cảm quan kỳ ảo đã đẩy ngôn ngữ miêu tả
cảm giác của Mạc Ngôn đạt đến độ xảo diệu [62]…nhưng chưa có công trình,
bài viết nào đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về nhân vật Vạn Tâm trong tiểu
thuyết Ếch.
Ếch ra đời cũng là một thử nghiệm mới trong việc tạo dựng hình tượng
nhân vật. Có thể thấy, nhân vật chính trong tiểu thuyết được xây dựng từ
10



nguyên mẫu trong hiện thực, đó chính là bà cô của Mạc Ngôn. Tác giả đã xây
dựng nhân vật Vạn Tâm là một bác sĩ phụ sản nổi tiếng của vùng Đông Bắc
Cao Mật trong quan hệ mâu thuẫn mà thống nhất. Ta thấy rất rõ, một mặt cô
được đề cập đến như “bồ tát sống”, như “nương nương cứu thế”, người đã
đem lại sinh khí, sức sống cho con người và vùng Đông Bắc Cao Mật. Nhưng
mặt khác, cô lại bị coi là tội nhân, là “Diêm Vương sống”, là “ác quỷ”, là kẻ
sát nhân máu lạnh. Có thể nói, toàn bộ tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời trung
thành với Đảng của Vạn Tâm thông qua việc thực thi chính sách kế hoạch hóa
gia đình trong Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc. Xét về mặt đề tài, ta thấy
đây là một loại đề tài khá nhạy cảm mà xã hội né tránh. Nhiều nhà văn cũng
tìm sự an toàn cho cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của mình khi không đề cập
đến vấn đề này trong tác phẩm của mình. Vì vậy, khi chọn đề tài này để khai
thác và làm phông nền của tác phẩm, có lẽ nhà văn Mạc Ngôn không nhằm
mục đích truy tìm, phân định hay luận bàn về công tội mà chính sách kế
hoạch hóa đã thực hiện. Điều này tác giả để cho nhân vật và bạn đọc tự trải
nghiệm, tự suy ngẫm về những gì đã làm trong quá khứ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với gia tài sáng tác đồ sộ lên tới trên 200 tác phẩm cùng những thành
công đã gặt hái được trong suốt quá trình sáng tác của mình, nhà văn Mạc
Ngôn đang là một trong những cái tên được tìm kiếm nhiều nhất ở Trung
Quốc nói riêng cũng như trên thế giới nói chung. Đến với tác phẩm của ông là
đến với thế giới thu nhỏ của vùng đất Cao Mật quê hương ông và đất nước
Trung Quốc nói chung. Chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu Nhân vật Vạn Tâm
trong tiểu thuyết Ếch không phải với mục đích luận bàn hay phân định công,
tội của nhân vật cũng như phê bình, đánh giá chính sách sinh đẻ có kế hoạch
trong tác phẩm mà chúng tôi tiếp cận tác phẩm với mong muốn tìm ra những
11



tác động, ảnh hưởng, những biến cố của thời đại, của lịch sử có ảnh hưởng tới
cuộc đời của một con người cũng như vai trò của cá nhân đối với vận mệnh,
sự sinh tồn của quốc gia dân tộc và những cái hay, cái lạ, cái độc đáo trong
sáng tạo của nhà văn. Qua đó, ta còn thấy được những nét chấm phá về văn
hóa vùng đất Cao Mật- quê hương của tác giả cũng như hiểu thêm về nền văn
hóa Trung Hoa láng giềng- một nền văn hóa phong phú, đa dạng với sức ảnh
hưởng mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nhiệm vụ đầu tiên là chúng tôi đi khảo sát, thống kê, phân loại
bảng niên biểu của nhân vật, hệ thống nhân vật và biểu tượng tiêu biểu trong
tác phẩm để tiến tới việc đi nghiên cứu, tìm hiểu sâu về nhân vật trung tâm
của tiểu thuyết. Những biến cố của thời đại, của đất nước có ảnh hưởng và tác
động như thế nào tới nhân vật.
3.2.2. Trên cơ sở bảng hệ thống phân loại nhân vật, chúng tôi tiếp tục
tìm hiểu nhân vật Vạn Tâm trong hệ thống các nhân vật của Ếch và vai trò
của người phụ nữ trong xã hội để đi tới khẳng định, nhấn mạnh vai trò trung
tâm của nhân vật trong tiểu thuyết.
3.3.3. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu hai vấn đề trên, chúng tôi đi vào tìm
hiểu biểu tượng tiêu biểu xuyên suốt và gắn liền với công việc cũng như cuộc
sống và biến cố của nhân vật đó là biểu tượng ếch.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là N
hân vật Vạn Tâm trong tiểu thuyết Ếch của nhà văn Mạc Ngôn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về nhân vật Vạn Tâm ở một
số phương diện và khía cạnh như nhân vật Vạn Tâm trong những biến động
12



của đất nước và thời đại, nhân vật Vạn Tâm trong hệ thống nhân vật của tác
phẩm hay nhân vật Vạn Tâm và biểu tượng ếch trong tiểu thuyết Ếch do nhà
văn Mạc Ngôn sáng tác, dịch giả Nguyên Trần - Nhà xuất bản Văn học ấn
hành năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình, tôi đồng thời sử dụng và kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp khảo sát, thống kê,
phân tích phân loại, phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp liệt kê;
phương pháp phân tích nhân vật; phương pháp tiếp cận văn hóa, xã hội, lịch
sử.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và thư mục tham khảo,
luận văn của tôi được chia làm ba chương:
Chương 1: Nhân vật Vạn Tâm trong những biến động của đất nước và
thời đại
Chương 2: Nhân vật Vạn Tâm trong hệ thống nhân vật của tác phẩm
Chương 3: Nhân vật Vạn Tâm và biểu tượng ếch

13


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHÂN VẬT VẠN TÂM TRONG NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA
ĐẤT NƯỚC VÀ THỜI ĐẠI
Năm 2009, Trung Quốc đã xuất bản hơn 3000 tiểu thuyết trường thiên.
Đặc điểm chủ đạo của tiểu thuyết thời kì này là trong mối liên hệ mật thiết
giữa con người và xã hội, giữa con người và thời đại, các tác giả phản ánh sự
gắn kết giữa con người và xã hội, từ đó làm cho số phận của con người hòa
đồng với xu thế thời đại. Tính cách của mỗi con người không những chỉ đạo

được hành vi của con người mà nó còn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc đời và số
phận của họ. Có thể thấy, bối cảnh lịch sử và thời đại cũng như cuộc sống xã
hội cũng làm cho tính cách, cuộc đời và số phận của mỗi con người cũng trở
nên không ổn định. Nếu ai đã từng đọc tiểu thuyết Nước ở dưới thời gian của
nữ nhà văn Phương Phương thì đều thấy rất rõ cuốn tiểu thuyết này miêu tả
cuộc đời đầy truân chuyên và sóng gió của nữ diễn viên ca kịch. Do cuộc
sống quá nghèo khổ và cơ cực nên mười mấy tuổi cô đã phải xin vào làm ở
một gánh hát ở Vũ Hán. Qua thời gian rèn luyện và phấn đấu không ngừng
nghỉ, cuối cùng cô gái nghèo khổ năm nào đã trở thành minh tinh trên sân
khấu ca kịch- một loại hình nghệ thuật rất được yêu thích ở Trung Quốc. Từ
một cô gái nghèo khổ tay trắng, giờ đây cô đã có mọi thứ nhưng dường như
tất cả những điều ấy cũng không làm thay đổi được số phận của cô. Những
yêu thương, đau khổ, căm giận, uất ức cứ bám riết lấy cô. Tại sao lại như vậy?
Sở dĩ có chuyện này tất cả là do cá tính của cô được hình thành từ trong quá
khứ. Từ nhỏ, với cuộc sống nghèo khổ dưới đáy xã hội đã hình thành nên tính
cách kiên cường không chịu đầu hàng và lùi bước trước số phận. Dù chịu
nhiều đau khổ nhưng cô không hề khuất phục mà luôn đấu tranh đến cùng để

14


khẳng định mình. Để rồi có lúc cô đã căm thù tất cả, quyết tâm báo thù đến
cùng cho dù đó là người thân trong gia đình mình. Có thể nói, bi kịch trong
cuộc đời của cô chủ yếu là do tính cách của cô mang lại.
Có thể nói, mỗi con người sinh ra đều có một số phận riêng và số phận
riêng ấy lại có sự gắn kết với xã hội và thời đại họ sinh sống. Nhân vật Vạn
Tâm trong tiểu thuyết Ếch lại có một số phận thật đặc biệt. Bởi những đổi
thay, bước ngoặt của nhân vật này như một cá nhân có mối liên hệ chặt chẽ
với những biến chuyển của lịch sử và đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ. Hay
nói cách khác, chính những biến cố của thời đại, của đất nước đã tác động và

ảnh hưởng tới tính cách, số phận và cuộc đời của nhân vật. Qua đây ta cũng
thấy, lịch sử xã hội được triển khai qua lịch sử cá nhân, các bước thăng trầm
trong cuộc đời của cá nhân cũng chính là “cái gương” phản chiếu những biến
chuyển của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.
1. Tuổi thơ dữ dội trong chiến tranh chống Nhật
Có lẽ đến tận bây giờ, người Trung Quốc vẫn chưa quên được kí ức đau
thương về những ngày quân Nhật xâm chiếm đất nước mình. Cuộc chiến
tranh Trung- Nhật ấy được lịch sử ghi lại, nó trở thành tư liệu quan trọng cho
các nhà làm phim hay được tái hiện trong các tác phẩm văn xuôi….Đây được
coi là cuộc chiến tranh lớn nhất ở Châu Á thế kỷ XX gây tổn thất lớn cho
Trung Quốc về người và của. Đến với những trang tiểu thuyết của Mạc Ngôn,
bạn đọc sẽ một lần nữa được nhìn về quá khứ, ôn lại lịch sử để thấy được
những tác động to lớn của thời đại tới từng cá nhân sống trong đó như thế
nào. Dưới ngòi bút của ông, ta sẽ nhận thấy cuộc chiến tranh trên có tác động
mạnh mẽ tới nhân vật trung tâm của tiểu thuyết Ếch là Vạn Tâm- cô được
sinh ra trong khoảng thời gian Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh chống
quân Nhật xâm lược( 7/7/1937- 9/9/1945).

15


Theo lời nhân vật tôi thì “cô sinh ngày 13 tháng 6 năm 1937, theo âm
lịch thì đó là ngày 5 tháng 5, nhũ danh là Đoan Dương, còn tên đi học là Vạn
Tâm. Tên của cô do ông nội đặt, vừa tôn trọng tập tục của quê hương nhưng
đồng thời cũng có ý tứ rất sâu xa” [28; 28]. Như vậy có thể thấy, nhân vật
Vạn Tâm sinh ra trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó không chỉ là hoàn
cảnh đặc biệt của đất nước( khi quân Nhật xâm lược) mà còn là hoàn cảnh đặc
biệt của gia đình cô. Bởi lúc ấy, cha của cô đang là một bác sĩ cũng tham gia
chiến đấu và phục vụ trong Bát Lộ Quân. Cha của cô- Vạn Lục Phủ là một
bác sĩ nổi tiếng, ông cũng là học trò của bác sĩ Bạch Cầu Ân. Không những

vậy, ông còn là người sáng lập nên bệnh viện dưới lòng đất của Bát Lộ Quân
Tây Hải. Y thuật cao siêu của ông nhanh chóng được lan truyền trong toàn
quân khu Giảo Đông với nhiều thành tích đáng nể như: Mổ lấy mảnh đạn
trong vai của Tư lệnh Hứa, mổ cho một ca đẻ khó là vợ của chính ủy Lê hay
con ngựa Đại Dương của tư lệnh quân đội Nhật Sugitani đóng ở thành Bình
Độ cũng được ông cứu chữa. Chính vì y thuật cao siêu ấy mà Sugitani muốn
chiêu hàng ông. Với quỷ kế học theo “Tam quốc diễn nghĩa”, Sugitani đã bí
mật sai người đến làng của Vạn Tâm để bắt bà nội, mẹ và cô đưa về thành
Bình Độ để làm con tin. Có thế thấy, nếu như không có quân Nhật xâm lược
thì cô và người nhà đã có một cuộc sống yên bình, tính mạng sẽ không bị đe
dọa và cha của cô cũng sẽ không hy sinh trong cuộc chiến này. Như vậy, việc
quân Nhật xâm lược lúc ấy có tác động lớn làm thay đổi cuộc đời, số phận và
tính cách của Vạn Tâm.
Ba tháng ở thành Bình Độ là khoảng thời gian để Vạn Tâm bộc lộ rõ
tính cách và bản lĩnh của mình một cách rõ nét. Đó cũng là khoảng thời gian
để thử thách và tôi luyện sự gan dạ, dũng cảm của cô. Ba tháng ấy là quãng
thời gian mà bà nội Vạn Tâm không bao giờ muốn nhắc lại. Nhưng với Vạn
Tâm, cô hoàn toàn có thể tự hào vì những gì đã diễn ra trong thời gian đó.
16


Mặc dù bị “hành hạ đủ điều, bị bọn Nhật dùng mọi cách để uy hiếp” [28; 26]
nhưng cả cô, mẹ và bà nội đều không hề dao động, quyết không chịu khuất
phục. Có thể nói, sự kiên định, dũng cảm, gan dạ và “chất cộng sản” đã ăn sâu
vào máu tim cô. Đứng trước quân Nhật xâm lược lúc ấy không phải là một cô
bé bảy tuổi ăn chưa no, nghĩ chưa tới mà Vạn Tâm xứng đáng được vinh danh
là “anh hùng” thiếu niên. Phẩm chất anh hùng ấy được biểu hiện ngày một rõ
trong những ngày tháng sống ở thành Bình Độ được cô tái hiện lại trong câu
chuyện kể cho các cháu của mình nghe. Đó là câu chuyện về việc “đấu trí đấu
dũng” với tư lệnh Sugitani.

Trong thời gian sống ở thành Bình Độ, cô và người nhà đã bị quân đội
Nhật đối xử tệ bạc. Khi vừa bị bắt đến nơi, cô và người nhà đã bị nhốt vào
một căn nhà tối om, ngoài cửa có hai con chó to canh giữ ngày đêm. Hai con
chó ấy ngày nào cũng được ăn thịt người, vừa trông thấy trẻ con là thè lưỡi ra
dài ngoằng, nước miếng nhỏ xuống thành dòng. Trong hoàn cảnh đó có lẽ
mọi người không khỏi sợ hãi. Điều đó được thể hiện rất rõ, bởi mẹ và bà nội
cô đêm nào cũng khóc nhưng “cô thì không khóc, hễ nằm xuống là ngủ một
lèo đến khi trời sáng” [28; 47]. Tại sao lại như vậy? Phải chăng vì Vạn Tâm
còn quá nhỏ nên không hề suy nghĩ và nhận thức được hiểm nguy đang đến
với mình và người nhà? Hay đơn giản, cô không hề sợ hãi bởi cô là một người
gan dạ, dũng cảm hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi, lại sớm được thừa hưởng
những đức tính mạnh mẽ từ cha mình? Cô không những tự trấn an bản thân
mình không được sợ hãi mà cô còn khuyên nhủ và trấn an bà nội và mẹ của
mình. Cô nói: “Bà với mẹ đừng khóc nữa, khóc thì được cái gì? Khóc có thể
mọc cánh được không? Khóc có thể bay đến Vạn Lý Trường Thành được
không?” [28; 48] Theo như lời Vạn Tâm nói thì chỉ những kẻ yếu đuối mới
khóc, vì khóc không thể giải quyết được vấn đề mà chỉ làm cho con người ta
thêm yếu đuối, thụ động và bất lực. Và điều quan trọng là khóc không thể
17


giúp ta thoát khỏi hoàn cảnh hiểm nguy này. Rõ ràng, đây đâu phải là lời nói
bột phát của một cô bé bảy tuổi chưa hiểu việc đời mà là lời nói của một con
người có bản lĩnh, có chí lớn, có khí phách, cái khí phách có thể “bay đến
được với Vạn Lý Trường Thành”. Cái khí phách ấy khiến người đọc phải
ngưỡng mộ và nể phục. Còn vị thân hào Nhật thì vỗ tay khen ngợi và tán
đồng: “Nói hay lắm! Tiểu cô nương giỏi quá, lớn lên nhất định sẽ là một nhân
vật phi phàm đây!” [28; 48]. Quả nhiên, lời nhận định trên đã ứng nghiệm,
sau này cô đã trở thành một nhân vật “phi phàm” được cả vùng Đông Bắc
Cao Mật vừa ngưỡng mộ, nể phục lại vừa sợ hãi. Lời nói chứa đựng bản lĩnh

và khí phách mạnh mẽ của cô đã có tác dụng. Khi nghe lời khuyên của Vạn
Tâm thì bà và mẹ cô đã không khóc nữa còn người đọc thì có thời gian dừng
lại để suy ngẫm về cô bé bảy tuổi đầy bản lĩnh này. Có thể nói, ngay lúc ấy cá
tính mạnh mẽ của cô đã được bộc lộ một cách rõ nét. Chính cá tính mạnh mẽ
cùng bản lĩnh kiên cường không khuất phục trước khó khăn và thử thách đã
giúp Vạn Tâm dám đương đầu với những việc mà người khác không dám và
không thể làm. Điều đó giúp cô có được thành công sau này như: Làm chủ
nhiệm khoa phụ sản của bệnh viện huyện kiêm chức phó tổ trưởng tổ kế
hoạch hóa sinh đẻ của công xã và là người có công lớn trong việc thực hiện
kế hoạch sinh đẻ làm giảm tối đa sự gia tăng nhân khẩu ở địa phương.
Bản lĩnh và khí phách của Vạn Tâm đâu chỉ dừng lại ở đó. Khí phách
ấy, bản lĩnh ấy còn được đẩy lên mức cao nhất khi cô trực tiếp “đấu trí đấu
dũng” với tư lệnh Sugitani. Việc “đấu trí đấu dũng” ấy được bắt đầu khi cô
cùng người nhà được đưa đến một căn tiền sảnh bóng lộn với hình ảnh tư lệnh
Sugitani mặc áo Nhật truyền thống, tay cầm một chiếc quạt phe phẩy rất trong
thả ung dung. Đặc biệt dũng khí của Vạn Tâm được thể hiện rất rõ khi cô và
người nhà được mời ngồi vào bàn ăn với các món sơn hào hải vị. Trái với
việc bà và mẹ cô không dám động đũa, Vạn Tâm lại khác “Cô chẳng quan
18


tâm gì cả, cứ ăn một bữa cho thỏa thích!” [28; 49]. Thậm chí, cô còn dùng cả
mười đầu ngón tay để nhét thức ăn vào mồm. Việc “cô chẳng quan tâm gì cả”
rồi cứ vô tư ăn cho chúng ta thấy đây vừa là hành động vô tư, hồn nhiên của
một cô bé. Bởi hành động ấy khiến Sugitani “cứ cười cười nhìn cô ăn”. Bên
cạnh sự hồn nhiên, vô tư ấy ta còn thấy được sự bình tĩnh, thản nhiên đến lạ
lùng của cô bé bảy tuổi thật đáng nể phục. Không chỉ vậy, sự dũng cảm và
bản lĩnh của Vạn Tâm còn được thê hiện qua việc cô dám “trừng mắt” nhìn tư
lệnh Sugitani khi ông ta ngỏ ý muốn mời bố cô đến. Cùng với hành động
trừng mắt là lời nói kiên quyết và mạnh mẽ “Không được!”. Kèm theo đó là

lời lí giải rõ ràng lí do vì sao không được ấy. Lí lẽ mà cô bé bảy tuổi đưa ra
rất sắc bén, trong đó thể hiện rất rõ nhận thức của cô về mối quan hệ giữa
Nhật Bản và Trung Quốc lúc này khi quân Nhật xâm chiếm đất nước Trung
Quốc. Theo đó, quân Nhật lúc này đang là kẻ thù của người Trung Quốc, mà
cha của cô lại là Bát Lộ Quân. Vậy, quân Nhật cũng chính là kẻ thù của cha
cô. Vậy thì không thể có cuộc gặp gỡ giữa bố cô và tư lệnh Sugitani theo ý
muốn của ông ta được. Không những vậy, cô còn dám hỏi lại ông ta: “Bát Lộ
đánh Nhật Bản, ông không sợ bố cháu bắn ông hay sao?” [28; 49]. Câu hỏi
của cô vừa hồn nhiên lại vừa thể hiện sự tự hào cũng như sự khẳng định mạnh
mẽ sức mạnh của Bát Lộ Quân trong đó có bố cô.
Có thể khẳng định, cùng với những biến cố về mặt lịch sử của đất nước
Trung Quốc khi quân Nhật xâm lược, cô bé bảy tuổi Vạn Tâm cũng trưởng
thành hơn trong suy nghĩ, mạnh mẽ, bạo dạn hơn trong lời nói và hành động.
Để rồi sau này mỗi khi có dịp, cô lại tự hào về những gì mình đã thể hiện
trong thời gian sống ở thành Bình Độ. Trong cuộc đấu khẩu với Hoàng Thu
Nhã ở trạm xá công xã, Vạn Tâm vẫn không quên nhắc lại những ngày tháng
kiên cường đã qua của mình.

19


Cũng giống như bao gia đình khác trong thời gian quân Nhật xâm lược,
Vạn Tâm và gia đình của mình đã hứng chịu bao nhiêu đau thương và mất
mát. Mất mát lớn nhất và có tác động mạnh mẽ lên Vạn Tâm có lẽ là sự hi
sinh của cha cô. Cha của cô đã kiên cường đấu tranh không nhượng bộ kẻ thù
và đã hi sinh khi đang mổ cho thương binh ở dưới địa đạo. Sau khi cha của
Vạn Tâm hi sinh, cô và người nhà đã được quân khu Giảo Đông cứu khỏi
thành Bình Độ. Cô và người nhà được đưa ra khu Giải Phóng và cô đã học
trường tiểu học Kháng Nhật ở đó.
Có thể nói, ba tháng làm con tin sống ở thành Bình Độ với thách thức

và hiểm nguy chính là khoảng thời gian thử thách sự gan dạ, dũng cảm của
Vạn Tâm. Đó cũng chính là thời gian tôi luyện bản lĩnh, khí phách của cô bé
bảy tuổi giúp tạo ra những bước ngoặt lớn trong cuộc đời của nhân vật sau
này. Không thể phủ nhận trong những hoàn cảnh nhất định, tính cách của con
người được bộc lộ một cách rõ nét. Đứng trước những biến cố của gia đình và
đất nước, chúng ta thấy một Vạn Tâm trưởng thành, mạnh mẽ và cứng cỏi
không chịu đầu hàng và khuất phục số phận.
2. Thời kì hoàng kim của đất nước và của bà đỡ Vạn Tâm
Sau khi công cuộc khôi phục kinh tế kết thúc thắng lợi vào cuối năm
1952, Trung Quốc đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1953- 1957). Nhờ sự
nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên quy mô lớn, từ thành thị
tới nông thôn đã thu được những thành tựu to lớn. Bộ mặt của đất nước Trung
Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt. Theo đó, thời kì từ năm 1953 đến 1957 là thời
kì hoàng kim của đất nước Trung Quốc cũng là thời kì hoàng kim của nhân
vật Vạn Tâm.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, vùng Đông Bắc Cao
Mật- quê hương của Vạn Tâm nhờ mưa thuận gió hòa nên được mùa mấy
20


năm liên tiếp. Người dân nơi đây không phải chịu đói, chịu rét như trước mà
được ăn no, mặc ấm nên tinh thần của họ phấn chấn hẳn lên. Lúc này, đàn bà
con gái đua nhau mang thai, đua nhau đẻ. Vì vậy, có thể nói đây là thời kì bận
rộn nhất của Vạn Tâm với vai trò là một bác sĩ sản khoa. Sau giải phóng, là
con của liệt sĩ nên Vạn Tâm có nhiều cơ hội để bay nhảy nhưng cô chỉ muốn
kế thừa sự nghiệp của cha mình. Cô đã được bố trí vào học ở Học viện y học
của quân khu. Cô đã tốt nghiệp học viện khi mới 16 tuổi rồi về nhận công
việc tại phòng y tế thị trấn. Sau đó, cô lại được cử tham dự vào lớp bồi dưỡng
kĩ thuật sinh đẻ mới và từ đó “cô bắt đầu có duyên nợ với công việc thần

thánh này” [28; 29].
Thời kì bận rộn nhất của Vạn Tâm được đánh dấu bằng việc cô đỡ đẻ
cho hài nhi đầu tiên là Trần Tị- bạn học của nhân vật tôi vào ngày 4 tháng 4
năm 1953. Đây cũng là ca đỡ đẻ giúp cô tuyên truyền phương pháp đẻ mới,
xóa bỏ cách đỡ đẻ cũ. Ca đỡ đẻ đầu tiên của cô cũng thật đặc biệt và không hề
dễ dàng chút nào. Bởi sản phụ là một người phụ nữ tuổi đã cao, hơn nữa thai
nhi lại không nằm theo tư thế bình thường mà đầu lại quay vào bên trong còn
cánh tay đưa ra trước. Có thể nói, đây là một thử thách lớn đối với Vạn Tâm
nhưng thử thách này có thể giúp cô thể hiện được sự tài giỏi, bình tĩnh và bản
lĩnh của một người đã từng “đấu trí đấu dũng” với tư lệnh quân đội Nhật khi
mới tròn 7 tuổi. Với thái độ nghiêm trang và bình tĩnh đã giúp cô chinh phục
được Ngãi Liên. Sự bình tĩnh đến thản nhiên không một chút hoang mang
cùng kinh nghiệm mang tính truyền kì đã giúp cô phát huy được tài nghệ và
kĩ thuật điêu luyện của mình. Cuối cùng, ca đỡ đẻ đầu tiên của cô đã thành
công: “Lúc ấy, cô rất vui trong lòng, tâm trạng chẳng khác nào một người thợ
vừa hoàn thành một sản phẩm đầu tiên trong cuộc đời mình” [28; 34]. Có thể
nói, Vạn Tâm đã vượt qua thử thách một cách xuất sắc để chứng tỏ được bản
lĩnh và tài nghệ của mình. Từ đó, xóa dần sự e ngại của phụ nữ ở vùng Đông
21


×