Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu và thiết kế hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô 7 chỗ lấy mẫu xe là toyota inova (word+cad)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.33 MB, 101 trang )

Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 1


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

LỜI NÓI ĐẦU

Trên thế giới, ngành giao thông vận tải là một ngành hết sức quan
trọng. Nó là trợ lực vô cùng to lớn, là tiền đề để phát triển kinh tế,
nâng cao cuộc sống của con người.
Ở Việt Nam, với mức độ phát triển như hiện nay, ngành giao thông
vận tải nói chung và ngành giao thông đường bộ nói riêng càng đóng
vai trò vô cùng quan trọng, là mấu chốt của sự phát triển về mọi mặt,
với ngành vận tải ô tô là chủ yếu. Ngày càng nhiều các xí nghiệp,
công ty về lắp ráp, sửa chữa, bảo dưỡng được thành lặp ở các khu
công nghiệp trọng điểm củng như các tỉnh thành trong cả nước. Cùng
với mức sống ngày một nâng cao, sự phát triển của nền kinh tế, số
lượng xe ô tô ngày càng được tiêu thị với số lượng lớn để đáp ứng tất
cả các nhu cầu. Từ đó kéo theo là sự đòi hỏi số lượng lớn về những
Trang 2



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

cán bộ kỹ thuật hiểu biết về ô tô. Vì vậy, việc nắm rõ và hiểu biết đầy
đủ về việc sử dụng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa là yếu tố cần thiết
và quan trọng của một sinh viên ngành cơ khí ô tô.
Sau gần năm năm theo học tại trường, với sự đào tạo, dạy dỗ, và
hướng dẫn của các thầy cô trong trường nói chung và thầy cô khoa cơ
khí nói riêng, sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa cơ khí, thầy chủ nhiệm. Hôm nay, chúng em sắp kết
thúc khóa học, đã được trang bị được kiến thức chuyên môn nhất định
và có thể tham gia vào sản xuất, góp một phần công sức vào việc xây
dựng kinh tế đất nước.

Với tiêu chí như vậy, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, cho
nên em chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu và thiết kế hệ thống
điều hòa không khí trên xe ô tô 7 chỗ lấy mẫu xe là toyota inova và
thiết kế mô hình minh họa” là rất cần thiết.
Đề tài được hoàn thành sẽ là cơ sở giúp cho em sau này có thể
tiếp cận với những hệ thống điện lạnh được trang bị trên các ô tô
hiện đại. Chúng em mong rằng đề tài sẽ góp phần nhỏ vào công tác
giảng dạy trong nhà trường. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo
cho các bạn học sinh và sinh viên chuyên ngành ô tô và các bạn sinh
viên đang theo học các chuyên ngành khác thích tìm hiểu về kỹ thuật
ô tô.

Trang 3



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

LỜI CẢM ƠN
Chúng em, những sinh viên năm cuối, những người sắp phải rời xa
mái trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh
thân yêu, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trong trường
nói chung và thầy cô trong khoa cơ khí nói riêng.
Trong suốt hơn 4 năm học ngành cơ khí ô tô tại trường, với sự dìu
dắt, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, chúng em đã và
đang từng bước hoàn thiện mình hơn để trở thành những người kỹ sư,
đem bàn tay và khối óc của mình cống hiến cho xã hội.
Bên cạnh đó, với sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà trường, của
khoa cơ khí, chúng em đã được đăng ký đề tài luận văn tốt nghiệp và
trong thời gian thực hiện đề tài, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ,

Trang 4


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn là Thầy Th.s Trần Văn
Trung.
Luận văn đã hoàn thành theo đúng dự kiến. Song do khả năng còn
nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lí do khách
quan nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất

mong nhận được sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô bộ môn và
các bạn sinh viên.
Nhân đây em cũng xin được bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu
sắc tới các quý thầy trong khoa, trong bộ môn, các bạn trong lớp, đặc
biệt là thầy giáo hướng dẫn Th.s Trần Văn Trung đã giúp đỡ em hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Trang 5


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................


TP HCM, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên hướng dẫn
Th.s Trần Văn Trung

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................

Trang 6


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

..................................................................................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
TP HCM, ngày … tháng … năm 2015
Giáo viên Chấm Phản Biện


PHẦN 1: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN
ÔTÔ
CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
1.1 Mục đích việc điều hoà không khí.
-

Điều hòa không khí điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như
một máy hút ẩm có chức năng điều khiển nhiệt độ lên xuống. Điều hòa
không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù,
băng đọng trên mặt trong của kính xe.

-

Điều hòa không khí là bộ phận để :
+ Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe.
+ Điều khiển dòng không khí trong xe.
+ Lọc và làm sạch không khí.

Trang 7


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.1: Điều hòa không khí
1.1.1

Điều khiển nhiệt độ :

1.1.1.1

Bộ sưởi ấm:

Người ta dùng một két sưởi ấm như một bộ trao đổi nhiệt để làm nóng không
khí. Két sưởi lấy nước làm mát của động cơ đã được hâm nóng bởi động cơ
và dùng nhiệt độ này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy
nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay
sau khi động cơ khởi động két sưởi không làm việc như là một bộ sưởi ấm.

Trang 8


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.2: Nguyên lý hoạt động của bộ sưởi ấm

1.1.1.2

Hệ thống làm mát không khí:

Giàn lạnh làm việc như là một bộ trao đổi nhiệt để làm mát không khí trước
khi đưa vào trong xe. Khi bật công tắc điều hòa không khí, máy nén bắt đầu
làm việc đẩy môi chất lạnh (ga điều hòa) tới giàn lạnh. Giàn lạnh được làm
mát nhờ chất làm lạnh và sau đó nó làm mát không khí được thổi vào trong xe
từ quạt gió. Việc làm nóng không khí phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm
mát động cơ nhưng việc làm mát không khí hoàn toàn độc lập với nhiệt độ
nước làm mát động cơ.


Trang 9


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.3: Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát không khí
1.1.1.3

Máy hút ẩm:

Lượng hơi nước trong không khí tăng lên khi nhiệt độ không khí cao hơn và
giảm xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống. Khi đi qua giàn lạnh, không
khí được làm mát. Hơi nước trong không khí ngưng tụ lại và bám vào các
cánh tản nhiệt của giàn lạnh. Kết quả là độ ẩm trong xe bị giảm xuống. Nước
dính vào các cánh tản nhiệt đọng lại thành sương và được chứa trong khay xả
nước. Cuối cùng, nước này được tháo ra khỏi khay của xe bằng một vòi nhỏ.

Trang 10


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.4: Nguyên lý hút ẩm
1.1.1.4


Điều khiển nhiệt độ

Điều hòa không khí trong ô tô điều khiển nhiệt độ bằng cách sử dụng cả két
sưởi và giàn lạnh, và bằng cách điều chỉnh vị trí cánh hòa trộn không khí cũng
như van nước. Cánh hòa trộn không khí và van nước phối hợp để chọn ra
nhiệt độ thích hợp từ các núm chọn nhiệt độ trên bảng điều khiển.

Hình 1.5: Điều khiển nhiệt độ mát

Trang 11


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.6: Điều khiển nhiệt độ bình thường

Hình 1.7: Điều khiển chế độ nóng
1.1.2 Điều khiển dòng không khí trong xe:
1.1.2.1

Thông gió tự nhiên:

Việc lấy không khí bên ngoài đưa vào trong xe nhờ sự chênh áp được tạo ra
do sự chuyển động của xe được gọi là sự thông gió tự nhiên. Sự phân bổ áp
suất không khí trên bề mặt của xe khi nó chuyển động được chỉ ra trên hình
vẽ, một số nơi có áp suất dương, còn có một số nơi có áp suất âm. Như vậy
cửa hút được bố trí ở những nơi có áp suất dương (+) và cửa xả được bố trí ở
những nơi có áp suất (-).


Trang 12


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.8: Thông gió tự nhiên
1.1.2.2

Thông gió cưỡng bức:

Trong các hệ thống thông gió cưỡng bức, người ta sử dụng quạt điện hút
không khí đưa vào trong xe. Các cửa hút và cửa xả không khí được đặt ở cùng
vị trí như hệ thống thông gió tự nhiên. Thông thường hệ thống thông gió này
được dùng chung với hệ thống thông khí khác( hệ thống điều hòa không khí
và bộ sưởi ấm).

Hình 1.9: Thông gió cưỡng bức
1.1.3 Bộ lọc không khí:
1.1.3.1

Chức năng:

Bộ lọc không khí là 1 thiết bị dùng để loại bỏ khói thuốc lá, bụi bẩn.. được đặt
ở cửa hút điều hòa không khí để làm sạch không khí đưa vào trong xe.
1.1.3.2

Cấu tạo:


Bộ làm sạch không khí gồm có một quạt gió, mô tơ quạt gió, cảm biến khói,
bộ khuếch đại, điện trở và bầu lọc có cacbon hoạt tính.

Trang 13


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.10: cấu tạo bộ lọc
 Nguyên lý hoạt động:
Bộ lọc không khí dùng một mô tơ quạt để lấy không khí ở trong xe và làm
sạch không khí đồng thời khử mùi nhờ than hoạt tính trong bộ lọc.
Ngoài ra một số xe có trang bị cảm biến khói để xác định khói thuốc và tự
động khởi động mô tơ quạt gió ở vị trí “HI”.

Hình 1.11: bảng điều khiển
1.2 Các vấn đề cơ bản về dòng nhiệt và trạng thái vật chất.
1.2.1 Dòng nhiệt :
1.2.1.1

Dẫn nhiệt:
Trang 14


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung


Có 3 tính chất vật lý được dùng mô tả về sự hoạt động của nhiệt và quá trình
trao đổi nhiệt:
- Nhiệt luôn được truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp
hơn.
- Khi có sự khác biệt lớn về nhiệt độ, sự truyền nhiệt sẽ xảy ra nhanh hơn.
- Sự truyền nhiệt sẽ tiếp tục diễn ra đến khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
1.2.1.2

Sự đối lưu:

Nhiệt có thể truyền dẫn từ vật thể này sang vật thể kia nhờ trung gian của khối
không khí bao quanh chúng. Đặc tính này là hình thức của sự đối lưu. Lúc
khối không khí được đun nóng bên trên một nguồn nhiệt, không khí nóng sẽ
bốc lên phía trên tiếp xúc với vật thể nguội hơn ở phía trên và làm nóng vật
thể này. Trong một phòng, không khí nóng bay lên trên, không khí nguội di
chuyển xuống dưới tạo thành vòng tròn luân chuyển khép kín, nhờ vậy các
vật thể trong phòng được nung nóng đều, đó là hiện tượng của sự đối lưu.

Hình 1.12: sự đối lưu
1.2.1.3

Sự bức xạ nhiệt:

Sự bức xạ là sự truyền nhiệt do tia hồng ngoại truyền qua không gian xuống
Trái Đất, nung nóng Trái Đất

Trang 15



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.13: sự bức xạ nhiệt từ mặt trời
1.2.2 Sự hấp thụ nhiệt:
Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một nhiệt lượng. Ví
dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống đến 32 0F (00C), nước sẽ đông thành đá, nó
đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn. Nếu nước được đun nóng đến
2120F (1000C), nước sẽ sôi và bốc hơi (thể khí). Ở đây có điều đặc biệt thú vị
khi thay đổi nước đá (thể rắn) thành nước (thể lỏng) và nước thành hơi nước
(thể khí). Trong quá trình làm thay đổi trạng thái của nước, ta phải tác động
nhiệt vào, nhưng lượng nhiệt này không thể đo lường cụ thể được.

Trang 16


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 1.14: Sự hấp thụ nhiệt từ mặt trời tạo ra nước nóng
1.2.3 Áp suất và điểm sôi:
Sự ảnh hưởng của áp suất đối với điểm sôi có một tác động quan trọng đối với
hoạt động biến thể của môi chất lạnh trong máy điều hoà không khí. Thay đổi
áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng
này.
Áp suất càng lớn thì điểm sôi càng cao, có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi
sẽ cao hơn so với áp suất bình thoáng chất lỏng thì điểm sôi nó của sẽ giảm.

Ngược lại, nếu giảm áp suất trên mặt thống điều hoà không khí cũng như hệ
thống điện lạnh ôtô ứng dụng ảnh hưởng này của áp suất đối với sự bốc hơi
và sự ngưng tụ của một loại chất lỏng đặc biệt để sinh hàn gọi là môi chất
lạnh.
1.3 Đơn vị đo nhiệt lượng –môi chất lạnh – dầu bôi trơn:
1.3.1 Đơn vị đo nhiệt lượng:

Trang 17


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Để đo nhiệt lượng truyền từ vật thể này sang vật thể kia, thông thường
người ta dùng đơn vị Calorie và BTU.
+ Calorie là số nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước để tăng nhiệt
độ lên 10C.
+ BTU - Nếu cần cung 1 pound nước (0.454kg) nóng đến 1 0F (0.550C)
phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt:
+ 1Calorie tương đương với 4 BTU.
+ Năng suất của một hệ thống điện lạnh ôtô được định rõ bằng
BTU/giờ, khoảng 12.000 – 24.000 BTU/giờ.
1.3.2 Môi chất lạnh:
Dung dịch làm việc trong hệ thống điều hoà không khí được gọi là môi chất
lạnh hay gas lạnh – là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược
chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải
nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn.
Môi chất lạnh còn gọi là tác nhân lạnh hay ga lạnh trong hệ thống điều hòa
không khí phải đạt được những yêu cầu sau đây:

+ Môi chất lạnh phải có điểm sôi thấp dưới 32 0F (00C) để có thể bốc
hơi và hấp thụ ẩn nhiệt tại những nhiệt độ thấp.
+ Phải có tính chất tương đối trơ, hòa trộn được với dầu bôi trơn để tạo
thành một hóa chất bền vững, không ăn mòn kim loại hoặc các vật liệu khác
như cao su, nhựa.
+ Đồng thời chất làm lạnh phải là chất không độc, không cháy, và
không gây nổ, không sinh ra các phản ứng phá hủy môi sinh và môi trường
khi nó xả ra vào khí quyển.
 Phân loại và kí hiệu môi chất lạnh:

Trang 18


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

- Các freon: Là các cacbuahydro no hoặc chưa no mà các nguyên tử hydro
được thay thế một phần hoặc lạnh, môi chất lạnh.
+ Các đồng phân có thêm toàn bộ bằng nguyên tử clo, flo hoặc brom.
+ R (refrigerant): Chất làm chữ a, b để phân biệt. Ví dụ như R-134a
+ Các olefin có số 1 đứng trước 3 chữ số. Ví dụ như C3F6 kí hiệu là
R1216.
+ Các hợp chất có cấu trúc mạch vòng thêm chữ C. Ví dụ như C4H8 là
RC138.
- Các chất vô cơ: Kí hiệu là R7M, trong đó với M là phân tử lượng làm
tròn của chất đó.Ví dụ NH3 kí hiệu là R717.
 Môi chất lạnh R – 12:
Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất của clo, flo và cacbon; có công thức
hoá học là CCl2F2, gọi là CFC - thường có tên nhãn hiệu là Freon 12 hay R12.

Freon 12 là một chất khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ, nặng hơn
không khí khoảng 4 lần ở 300C, có điểm sôi là 21.70F (-29.80C). Áp suất hơi
của nó trong bộ bốc hơi khoảng 30 PSI và trong bộ ngưng tụ khoảng 150-300
PSI, và có lượng nhiệt ẩn để bốc hơi là 70 BTU trên 1 pound.
R-12 dễ hoà tan trong dầu khoáng chất và không tham gia phản ứng với
các loại kim loại, các ống mềm và đệm kín khi sử dụng trong hệ thống. Cùng
với đặc tính có khả năng lưu thông xuyên suốt hệ thống ống dẫn nhưng
không bị giảm hiệu suất, chính những điều đó đã làm cho R-12 trở thành môi
chất lạnh lí tưởng sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô.
Tuy nhiên, R-12 lại có mức độ phá huỷ tầng ozon của khí quyển và gây
nên hiệu ứng nhà kính lớn – do các phân tử của nó có thể bay lên bầu khí
quyển trước khi phân giải và tại bầu khí quyển, nguyên tử clo đã tham gia

Trang 19


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

phản ứng với O3 trong tầng ozon của khí quyển, chính điều này đã làm phá
huỷ ozon của khí quyển.

Hình 1.15 : Ảnh hưởng của CFC đến Trái đất
Ga lạnh CFC bắt đầu bị hạn chế từ năm 1989. Hội nghị quốc tế về bảo vệ
tầng ôzone đã đưa ra quyết định này nhằm củng cố hơn nữa việc hạn chế sản
xuất các loại CFC.
Hội nghị lần thứ tư của công ước Montreal tổ chức tháng 11 năm 1992 đã
đưa ra quyết định giảm sản lượng CFC năm 1994 và 1995 xuống còn 25% so
với năm 1992 và sẽ chấm dứt hoàn toàn việc sản xuất CFC vào cuối năm

1995.
Vì vậy, nhằm triệt để tuân thủ theo quyết định hạn chế CFC, một số chi tiết
của hệ thống lạnh sử dụng R-12 sẽ bị thay thế để có thể làm việc thích ứng
với môi chất lạnh R-134a. Do đó, môi chất lạnh R-12 đã bị cấm sản xuất, lưu
hành và sử dụng từ ngày 01/01/1996. Thời hạn này kéo dài thêm 10 năm ở
các nước đang phát triển.
 Môi chất lạnh R-134a:

Trang 20


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Để giải quyết vấn đề môi chất lạnh R-12 (CFC-12) phá hủy tầng ozon của
khí quyển, một loại môi chất lạnh mới vừa mới được dùng để thay thế R-12
trong hệ thống điều hòa không khí ôtô, gọi là môi chất lạnh R-134a có công
thức hóa học là CF3-CH2F, ký hiệu là HFC.
Do trong thành phần hợp chất của R-134a không có clo, nên đây chính là lí
do cốt yếu mà ngành công nghiệp ôtô chuyển từ việc sử dụng R-12 sang sử
dụng R-134a.
Các đặc tính, các mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ của R-134a, và các
yêu cầu kỹ thuật khi làm việc trong hệ thống điều hòa không khí rất giống
với R-12.
Tuy nhiên, môi chất lạnh R-134a có điểm sôi là -15.2 0F (-26.80C), và có
lượng nhiệt ẩn để bốc hơi là 77.74 BTU/pound. Điểm sôi này cao hơn so với
môi chất R-12 nên hiệu suất của nó có phần thua R-12. Vì vậy hệ thống điều
hoà không khí ôtô dùng môi chất lạnh R-134a được thiết kế với áp suất bơm
cao hơn, đồng thời phải tăng khối lượng lớn không khí giải nhiệt thổi xuyên

qua giàn nóng (bộ ngưng tụ). R-134a không kết hợp được với các dầu
khoáng dùng để bôi trơn ở hệ thống R-12. Các chất bôi trơn tổng hợp PAG
hoặc là POE được sử dụng với hệ thống R-134a. Hai chất bôi trơn này không
hoà trộn với R-12. Môi chất R-134a cũng không thích hợp với chất khử ẩm
sử dụng trên hệ thống R-12. Vì thế, khi thay thế môi chất lạnh R-12 ở hệ
thống điều hòa không khí trên ôtô bằng R-134a, phải thay đổi những bộ phận
của hệ thống nếu nó không phù hợp với R-134a, cũng như phải thay đổi luôn
dầu bôi trơn và chất khử ẩm của hệ thống.
1.3.3 Dầu nhờn bôi trơn hệ thống điện lạnh:
Tuỳ theo quy định của nhà chế tạo, lượng dầu bôi trơn khoảng 150ml ÷
200ml được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng: Bôi trơn các chi
tiết của máy nén tránh mòn khuyết và kẹt cứng, một phần dầu nhờn sẽ hòa
Trang 21


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

lẫn với môi chất lạnh và lưu thông khắp nơi trong hệ thống giúp van giãn nở
hoạt động chính xác, bôi trơn phốt trục máy nén...
Dầu nhờn bôi trơn cho hệ thống điện lạnh ôtô phải tinh khiết, không sủi
bọt, không lẫn lưu huỳnh. Dầu nhờn bôi trơn máy nén không có mùi, trong
suốt màu vàng nhạt. Bất cứ một loại tạp chất nào cũng làm cho dầu nhờn đổi
sang màu nâu đen. Vì vậy nếu phát hiện thấy dầu bôi trơn trong hệ thống
điện lạnh đổi sang màu đen nâu đồng thời có mùi hăng nồng, chứng tỏ dầu
đã bị nhiễm bẩn. Nếu gặp phải trường hợp này phải xả sạch dầu nhiễm bẩn,
thay mới bầu lọc hút ẩm, châm dầu bôi trơn mới đúng loại và đúng dung
lượng quy định.
Chủng loại và độ nhờn của dầu bôi trơn hệ thống điện lạnh ôtô tuỳ thuộc

vào quy định của nhà chế tạo máy nén và tuỳ thuộc vào loại môi chất lạnh
đang sử dụng. Để có thể châm thêm dầu bôi trơn vào máy nén bù đắp cho
lượng dầu bị thất thoát do xì ga, người ta sản xuất những bình dầu nhờn chứa
59ml dầu nhờn và một lượng thích ứng môi chất lạnh. Lượng môi chất lạnh
cùng chứa trong bình có công dụng tạo áp suất đẩy dầu nhờn nạp vào hệ
thống.
Trong công tác bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô, cụ thể như xả môi
chất lạnh, thay mới các bộ phận, cần phải châm thêm dầu nhờn bôi trơn đúng
chủng loại và đúng lượng. Dầu nhờn phải được châm thêm sau khi tiến hành
tháo xả môi chất lạnh, sau khi thay mới một bộ phận và trước khi rút chân
không. Như ta đã biết, dầu nhờn hoà tan với môi chất lạnh và lưu thông khắp
xuyên suốt hệ thống, do đó bên trong mỗi bộ phận đều có tích tụ một số dầu
bôi trơn khi ta tháo tách bộ phận này ra khỏi hệ thống.

Trang 22


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN Ô TÔ CON
2.1 Khái quát hệ thống điều hòa không khí trên ô tô con:
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ôtô nói riêng là bao gồm những thiết
bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải
nhiệt ra môi trường bên ngoài.
Thiết bị lạnh ôtô bao gồm: Máy nén, thiết bị ngưng tụ, bình lọc/hút ẩm,
thiết bị giãn nở, thiết bị bay hơi và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ
thống lạnh hoạt động hiệu quả nhất.


Trang 23


Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

Hình 2.1 : Sơ đồ bố trí hệ thống điều hòa trên ô tô
2.1.1
-

Công dụng:

Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.

- Rút sạch chất ẩm ướt trong không khí này.
- Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.
- Giúp cho người ngồi trong xe và người lái xe cảm thấy thoải mái, mát dịu
khi chạy xe trên đường trong khi thời tiết nóng bức.
2.1.2 Yêu cầu:
- Không khí trong cabin phải lạnh.
- Không khí phải sạch.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp cabin.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm).
2.1.3 Phân loại hệ thống điều hòa không khí:
2.1.3.1

Phân theo vị trí lắp đặt:

Trang 24



Luận Văn Tốt Nghiệp

GVHD: Th.s Trần Văn Trung

 Kiểu phía trước:
Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với
giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài
hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh
(hoặc sấy) được đưa vào bên trong.

Hình 2.2 Kiểu phía trước
 Kiểu phía sau:
Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào của
khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau.
Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu
này có ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công
suất làm lạnh dự trữ.

Trang 25


×