Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bảng tiêu chuẩn chiều cao - cân nặng của trẻ mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.27 KB, 6 trang )

Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ mới nhất
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và sức khỏe nhi khoa, cân nặng của bé lúc
mới sinh không phải là điều quan trọng nhất, mà sự phát triển và mức độ lên
cân của bé theo từng giai đoạn tăng trưởng sau này mới là điều đáng quan
tâm hơn.

Để bé phát triển khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không béo quá cũng không gầy quá cũng
là cả 1 vấn đề khiến bậc cha mẹ quan tâm. Có những bé ăn rồi phát phì ra ngược
lại nhiều bé không ăn được, hay ăn được cũng không thấy tăng cân. Cùng tìm hiểu
về vấn đề này để chăm bé thật tốt:
Mốc phát triển cân nặng của một đứa trẻ sinh đủ tháng:
Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 - 3500g, nếu bé có cân nặng
<2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu
tháng gọi là bé sinh non.
Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 - 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt
đầu tăng cân nhanh.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 - 1200g/tháng, từ 3 - 6 tháng tăng khoảng
600g/tháng, từ 6 - 12 tháng tăng 300 - 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng
trung bình 2 - 2,5 kg/năm.
Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau:
- 10 - 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.
- 5 - 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.
- 1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh
Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, bạn đã cho bé ăn đủ
chưa là phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng
đầu đời.
Thời gian cân như thế nào?
Cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 - 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm


xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho
bé cân 1 lần/tháng. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng
để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định
trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra "con đường sức khỏe" để tiện
theo dõi. Để biết được cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa, bạn có thể tính cân
nặng chuẩn của bé theo độ tuổi công thức sau đây:
X = 9,5kg + 2(N-1)
Trong đó: 9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình
1 năm, N là số tuổi. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9,5kg + 2(3-1)
= 13,5kg. Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13,5kg.
Những vấn đề về cân nặng của bé cần lưu ý
Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liền, nhưng cân nặng vẫn ở trong giới hạn bình
thường có ảnh hưởng gì không?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Trẻ tuy chưa bị suy dinh dưỡng nhưng 3 tháng liền không tăng cân có nghĩa là sự
phát triển của trẻ đang bị ngừng lại. Đó là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi
dưỡng chưa tốt. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hay ít tùy thuộc vào nuôi
dưỡng và bệnh tật của trẻ.
Với trẻ chậm lớn, không tăng cân gồm 1 số lý do như:
- Ăn chưa đủ, thiếu chất, bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo dinh
dưỡng, ít thức ăn động vật, đậu đỗ, thiếu dầu mỡ không đủ năng lượng cho trẻ hoạt
động và phát triển.
- Ăn tốt nhưng chơi quá sức, tiêu hao năng lượng nhiều, cần cho trẻ ăn thêm.
- Trẻ bị mắc một bệnh nào đó nhưng chưa nhận thấy.
Với bé dư thừa cân nặng:
Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân, trong đó, phổ biến nhất là tình trạng năng lượng
khẩu phần vượt quá nhu cầu, nhất là năng lượng do chất béo và bột, đường cung

cấp. Ngoài ra, giảm hoạt động thể lực cũng là yếu tố nguy cơ cao của thừa cân.
Nếu bé không tham gia thể dục, thể thao, ít đi bộ, đi xe đạp…mà dành nhiều thời
gian cho xem vô tuyến, chơi điện tử, cũng làm bé thừa cân. Điều quan trọng là
theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng, chiều cao. Như
vậy, cha mẹ sẽ phát hiện sớm suy dinh dưỡng hoặc thừa cân để xử trí kịp thời.
Bí quyết bảo đảm cân nặng lý tưởng cho bé
Cân bằng dinh dưỡng bằng một thực đơn đa dạng cho bé, theo dõi sức khỏe, sức
đề kháng, cũng như hệ tiêu hóa của bé có khỏe mạnh để mang lại sự hấp thu đều
và tốt nhất.
Từ 6 tháng, bé bắt đầu ăn dặm, bạn phải tập cho bé quen dần với thức ăn đặc, làm
quen với thức ăn giống của người lớn. Ở tuổi mẫu giáo, bé cần có một chế độ ăn
đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn đa dạng
là một chế độ ăn trong đó mỗi bữa ăn có đầy đủ các nhóm thực phẩm quan trọng.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Chẳng hạn như các bữa ăn hàng ngày cùng với các bữa phụ sẽ đảm bảo được nhu
cầu dinh dưỡng cơ bản của cơ thể trong từng giai đoạn, mà không phải áp dụng
thêm chế độ ăn đặc biệt nào. Vì vậy, nếu bé nhà bạn ăn 3 bữa 1 ngày và có từ 3 - 4
bữa phụ, với các thực phẩm như hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc, các thực phẩm
chứa tinh bột như bánh mì, cơm, mì, thịt cá, trứng, các loại hạt, đậu đỗ, sữa, sữa
chua, phô mai và các chế phẩm khác thì bạn có thể an tâm rằng ngay cả khi bé bỏ
một bữa hay thậm chí là bỏ ăn cả ngày thì dinh dưỡng trong cả tuần hay cả tháng
vẫn đáp ứng được nhu cầu cửa cơ thể bé.
Khuyến khích bé vận động
Bạn cũng cần tạo điều kiện cho bé chơi, vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi
ngày. Sẽ chẳng có bé nào đến bữa lại không đói, đến giấc lại không ngủ nếu bé
được vận động đầy đủ. Ăn được ngủ được chắc chắn sẽ lên cân đều đặn.
Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Hãy tạo cho bé một thói quen tốt như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, có ngủ trưa vì
chính giấc ngủ sẽ giúp cho trẻ nghỉ ngơi lấy lại sức sau khi đã chơi, đùa nghịch cả
ngày. Giấc ngủ sẽ đảm bảo cho bé của bạn được khỏe mạnh và cân nặng cũng sẽ
được cải thiện hơn.
Làm thế nào để phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng?
Biện pháp đơn giản nhất là cân cho trẻ đều đặn hằng tháng để theo dõi diễn biến
cân nặng của trẻ. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một trẻ
khỏe mạnh, phát triển bình thường. Không tăng cân là dấu hiệu báo động về sức
khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần cho bé đi bác sỹ khám.
Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé 0 - 5 tuổi
Chiều cao, cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa chính là một trong những câu
hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Vì vậy, nhằm giúp các mẹ luôn chủ động trong
việc theo dõi sự phát triển của con, các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi
khoa cung cấp bản tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé trong 5 năm đầu đời. Tài
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


liệu này gồm 5 chỉ số về cân nặng: Suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, phát
triển bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì và chỉ số chiều cao tối thiểu bé cần
đạt.
Nếu có thể, các mẹ hãy in ra và dán ở nơi mình thường xuyên nhìn thấy nhé. Chúc
chỉ số của các bé yêu sẽ luôn thật đẹp để các mẹ an lòng!
Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé gái

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng bé trai

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×