Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.06 KB, 4 trang )

Những Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016
Có nhiều Thông tư nổi bật có hiệu lực từ ngày 01/7/2016. VnDoc.com xin điểm lại
những Thông tư nổi bật nhất là:
1. Điều kiện để được nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng
Theo Thông tư 23/2015/TT-BKHCN, thì thiết bị đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu khi
đáp ứng các điều kiện sau:
- Tuổi thiết bị không quá 10 năm.
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc
Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam (TCVN) hoặc phù hợp tiêu chuẩn các nước G7 về an toàn,
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với các thiết bị đã qua sử dụng thuộc dự án đầu tư (bao gồm mới và mở rộng) như dự
án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) mà không thuộc diện quyết định chủ
trương đầu tư:
- Nếu trong hồ sơ dự án đầu tư có danh mục thiết bị đã qua sử dụng, được cơ quan có
thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp GCNĐT thì không
áp dụng điều kiện nêu trên.
- Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan
đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến thẩm định công nghệ của cơ quan chuyên môn về KHCN
đối với thiết bị này trong hồ sơ dự án trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp
GCNĐKĐT.
Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: chỉ được nhập khẩu khi DN
sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại DN. DN
sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho DN khác nhập khẩu.
Lưu ý: trường hợp cần thiết và tùy thuộc đặc thù các ngành, lĩnh vực được phân công,
các Bộ có thể yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn điều kiện nêu trên.
2. Tăng thuế suất tài nguyên từ 01/7/2016
Cụ thể:
- Đối với nhóm khoáng sản kim loại:
Sắt (từ 12% lên 14%), Măng-gan (từ 11% lên 14%), Ti-tan (từ 11% lên 18%), vàng (tăng



từ 15% lên 17%), đất hiếm (từ 15% lên 18%), bạch kim, bạc, thiếc (từ 10% lên 12%),
vonfarm, antimoan (từ 18% lên 20%), chì, kẽm (từ 10% lên 15%)…
- Đối với nhóm khoảng sản phi kim loại:
Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình (từ 4% lên 7%), đá, sỏi, đá nung vôi và sản
xuất xi măng (từ 7% lên 10%), đá hoa trắng (từ 9% lên 15%), cát (từ 11% lên 15%), cát
làm thủy tinh (từ 13% lên 15%), kim cương (từ 22% lên 27%)…
- Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai,
đóng hộp (từ 8% lên 10%).
- Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện (từ 4% lên 5%).
- Nước dưới đất dùng cho sản xuất nước sạch (từ 3% lên 5%).
- Nước dưới đất dùng cho mục đích khác (từ 5% lên 8%).
Căn cứ Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 và Thông tư 12/2016/TT-BTC.
3. 19 nội dung phải có tại Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc
Đây là quy định mới được đề cập tại Thông tư 06/2016/TT-BYT về việc ghi nhãn thuốc,
theo đó, các nội dung phải có tại Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc dành cho người bệnh gồm:
- Tên thuốc.
- Các câu khuyến cáo: “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, “Để xa tầm tay trẻ
em”, “Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những tác dụng không mong muốn gặp
phải khi sử dụng thuốc”.
Riêng đối với thuốc kê đơn, phải có dòng chữ “Thuốc bán theo đơn” hoặc “Thuốc kê
đơn”, “Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sỹ”.
- Thành phần, hàm lượng của thuốc.
- Mô tả sản phẩm.
- Quy cách đóng gói.
- Thuốc dùng cho bệnh gì.
- Nên dùng thuốc này như thế nào và liều lượng.
- Khi nào không nên dùng thuốc này.
- Tác dụng không mong muốn.
- Nên tránh dùng những thuốc hoặc thực phẩm gì khi đang sử dụng thuốc này.



- Cần làm gì khi một lần quên không dùng thuốc.
- Cần bảo quản thuốc này như thế nào.
- Những dấu hiệu và triệu chứng khi dùng thuốc quá liều.
- Cần phải làm gì khi dùng thuốc quá liều khuyến cáo.
- Những Điều cần thận trọng khi dùng thuốc này: Ghi đầy đủ các nội dung thận trọng khi
dùng thuốc.
- Khi nào cần tham vấn bác sỹ, dược sĩ.
- Hạn dùng của thuốc.
- Tên, địa chỉ, biểu tượng (nếu có) của cơ sở sản xuất.
- Ngày xem xét sửa đổi, cập nhật lại nội dung hướng dẫn sử dụng thuốc.
Thông tư 06/2016/TT-BYT thay thế Thông tư 04/2008/TT-BYT.
4. Giới thiệu 5 biểu mẫu thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp xã hội
Thông tư 04/2016/TT-BKHĐT cung cấp 5 loại biểu mẫu khi thực hiện thủ tục đăng ký
doanh nghiệp xã hội, bao gồm:
- Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
- Thông báo thay đổi nội dung cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường.
- Thông báo chấm dứt cam kết thực hiện Mục tiêu xã hội, môi trường.
- Thông báo tiếp nhận viện trợ, tài trợ quy định.
- Thông báo thay đổi nội dung tiếp nhận viện trợ, tài trợ.
- Báo cáo đánh giá tác động xã hội, môi trường.
5. Tiền lương dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân
- Đối với đại biểu HĐND chuyên trách là cán bộ, công chức nhà nước được trả lương,
phụ cấp và các chế độ khác từ ngân sách nhà nước theo quy định của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội.
- Đối với đại biểu HĐND không chuyên trách đang làm ở cơ quan, tổ chức, đơn vị trong
thời gian thực hiện nhiệm vụ được trả lương, phụ cấp và các chế độ khác theo Luật tổ
chức chính quyền địa phương.
Đại biểu HĐND không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả hưởng

lương hưu) hoặc trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ BHXH thì được chi


trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế làm nhiệm vụ đại biểu:
+ Đại biểu HĐND cấp xã: 0.1 mức lương cơ sở/ngày.
+ Đại biểu HĐND cấp huyện: 0.12 mức lương cơ sở/ngày.
+ Đại biểu HĐND cấp tỉnh: 0.14 mức lương cơ sở/ngày.
Ngoài tiền lương, đại biểu còn được hưởng tiền hoạt động phí, các chế độ BHXH, BHYT,
được cấp kinh phí tiếp xúc cử tri, giám sát; hỗ trợ công tác phí; khám và chăm sóc sức
khỏe; may lễ phục; nghiên cứu, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đại biểu do HĐND
cấp tỉnh quyết định.
Các chế độ tiền lương và chính sách nêu trên được đề cập tại Nghị quyết
1206/2016/NQ-UBTVQH13.



×