Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách dạy con tiêu tiền thông minh ngay từ nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.81 KB, 6 trang )

Mách mẹ cách dạy con tiêu tiền thông minh ngay từ nhỏ
Mỗi đứa trẻ có một mức độ phát triển khác nhau. Bám sát những chỉ dẫn
dưới đây, mẹ sẽ có một khởi đầu tuyệt vời trong việc dạy con cách chi tiêu
theo từng lứa tuổi.
Dạy trẻ cách quản lý tiền hợp lý

Dạy trẻ cách quản lý tiền từ việc tiết kiệm tiền
Đây chính là bài học về tiền bạc đầu tiên, quan trọng nhất mà bạn cần dạy trẻ. Bạn
cần nói cho trẻ hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa, giá trị của việc tiết kiệm tiền, cần
phải cho chúng hiểu việc tiết kiệm tốt chính là cái gốc cơ bản của sự ổn định và
giàu có.
Đồng thời, vì trẻ còn nhỏ, chưa thể suy nghĩ được sâu xa nên bố mẹ cần hướng dẫn
cho trẻ các hình thức của việc tiết kiệm tiền bao gồm, tiết kiệm tiền tiêu vặt, tiền
ăn quà vặt hàng ngày, tiết kiệm tiền khi không chọn mua những thứ không thật cần
thiết, tiết kiệm điện nước trong nhà, tiết kiệm giấy một mặt để làm giấy nháp hay
thậm chí là ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ để tiết kiệm chi phí chữa bệnh,…

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


dần dần sẽ hình thành cho trẻ những thói quen tiết kiệm rất tốt và hiệu quả từ
những việc nhỏ nhất.
Tuy nhiên, bố mẹ cần có phương pháp chỉ bảo, phân tích cho trẻ phù hợp để chúng
hiểu thế nào là tiết kiệm, mục đích của việc tiết kiệm và phân biệt được tiết kiệm
khác hoàn toàn với keo kiệt, ki bo nhé, nếu không chúng sẽ bị lệch hướng ngay
đấy.
Nhận biết giá trị của đồng tiền là cách quản lý tiền hợp lý

Nhận biết giá trị đồng tiền là rất quan trọng đấy nhé, với trẻ ví tiền của bố mẹ hay
thẻ ATM là những nguồn ngân sách vô giới hạn, vì chúng thấy ở trong ví luôn luôn
có nhiều tiền hay chỉ cần đưa thẻ ATM vào máy là tiền chạy ra nên chúng không


thể ý thức được tiền từ đâu mà có. Chính vì vậy, bố mẹ cần phân tích cho trẻ hiểu
để có tiền mua nhà, mua xe, sắm áo quần bố mẹ phải làm việc vất vả như thế nào
nên các bé phải biết quý trọng, tiết kiệm tiền, cất giữ tiền cẩn thận, không được
lãng phí,…
Bạn cũng có thể cho bé biết giá trị các mặt hàng và có sự quy đổi cụ thể ví dụ như
để mua cho bé chiếc xe đạp, bố mẹ phải làm vất vả trong bao nhiều ngày, bạn cũng

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


có thể cho bé một số tiền tương ứng với món đồ bé cần mua trong khi nó không
thật cần thiết để bé tiết kiệm và sử dụng vào những việc lớn hơn, ý nghĩa hơn,…
cứ như thế bé sẽ hiểu và biết quý trọng giá trị, ý nghĩa của tiền bạc trong cuộc
sống.
Dạy trẻ biết cách quản lý ngân sách

Dù ngân sách của trẻ ban đầu chỉ là một ít tiền tiêu vặt hay tiền mừng tuổi đầu
năm mới, tiền thưởng cuối năm học,… bạn cũng phải dạy trẻ cách quản lý đúng
đắn, phù hợp, hiệu quả.
Trước hết, bạn phải mua cho trẻ một con heo đất thật dễ thương và đáng yêu thay
vì những món đồ chơi khác, khi trẻ được 8 tuổi, mỗi tuần hãy cho chúng một
khoản tiền tiêu vặt phù hợp như cầu, hoàn cảnh. Sau đó bạn hãy giúp trẻ biết cách
phân chia ngân sách của chúng, khoản nào để tiết kiệm vào heo đất, khoản nào để
dành mua áo quần, dụng cụ học tập, khoản nào để tiêu vặt hàng ngày,… để khi
ngân sách của trẻ phát sinh bất kỳ ngân sách nào chúng cũng biết cách phân chia
hợp lý, bố mẹ nên tâm sự, chia sẻ và động viên trẻ khi chúng biết cách quản lý

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



ngân sách tốt, hiệu quả nhé, trẻ thường rất thích khen ngợi, khi được khen chúng
sẽ làm tốt hơn rất nhiều đấy.
Dạy trẻ nỗ lực kiếm thứ mình muốn
Bởi điều này sẽ cho trẻ hiểu rằng mọi thứ không dễ dàng gì mà có được, tất cả đều
phải trải qua quá trình lao động vất vả, cực nhọc. Do đó, ngay khi trẻ còn nhỏ, bố
mẹ không nên thỏa mãn mọi yêu cầu của trẻ, hãy giúp trẻ nhận biết được giá trị
của những món đồ và buộc chúng phải cố gắng để có được điều đó.
Khi trẻ muốn mua một món đồ chơi mà chúng yêu thích, bạn đừng vội mua ngay
cho chúng mà hãy cùng trẻ phân tích xem món đồ đó giá trị bao nhiêu, phải tiết
kiệm trong khoảng thời gian bao lâu và trong thời gian tiết kiệm trẻ sẽ không được
tiêu vặt nhiều, không được mua những món đồ chơi khác,… lúc ấy trẻ sẽ cảm
nhận được để có được một điều gì đó dù nhỏ cũng phải nỗ lực, cố gắng như thế
nào, chắc chắn các bé sẽ vô cùng vui sướng và biết trân trọng, giữ gìn món đồ mà
chúng có được do chính bản thân chúng tiết kiệm, nỗ lực, cố gắng.
Dạy trẻ tiêu tiền theo từng lứa tuổi

3 tuổi: Rèn luyện tính kiên nhẫn
Ở độ tuổi này, trẻ cần học được tính kiên trì, đồng thời học cách ứng xử hợp lí khi
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


những gì bé muốn không được đáp ứng. Kiểm soát ham muốn được xem là bài học
đơn giản nhưng hết sức cần thiết cho con về cả sau này.
Lời khuyên: Khi bé muốn ăn bánh, hãy nói với con rằng bạn sẽ cho con, nhưng
nếu muốn ăn ngay con sẽ chỉ được nhận 1 cái, trong khi nếu con có thể chờ thêm
10 phút nữa thì con sẽ được nhận 2 cái. Mẹ hãy xem

xem con lựa chọn như thế

nào, và cố gắng khuyến khích bé chờ đợi bằng những cách tương tự như thế.

Bài học rút ra: Hãy chờ đợi cho một điều lớn lao hơn, thay vì thỏa mãn lợi ích
trước mắt.
Trẻ lên 4, bố mẹ nên dạy con học đếm để kết nối kĩ năng toán học vừa mới chớm
nở ở con và khái niệm tiền bạc đối với bé.
4 tuổi: Học đếm
Bọn trẻ không thể hiểu được giá trị của đồng tiền ở độ tuổi này, những gì mẹ nên
dạy cho con lúc này là cách đếm và phân biệt những đồng tiền cơ bản. Đây cũng là
lúc mẹ có thể kết nối kĩ năng toán học vừa mới chớm nở ở con và khái niệm tiền
bạc đối với bé.
Lời khuyên: Mẹ hãy đưa cho bé một vài tờ tiền có mệnh giá khác nhau và bắt đầu
bằng việc để bé đếm xem có bao nhiêu tờ trong đó. Mỗi tuần, hãy giới thiệu cho
con 1 tờ tiền cụ thể, và giúp con phân biệt nó bằng cách cho bé tự tìm ra tờ tiền
này trong số nhiều tờ tiền khác.
Bài học rút ra: Nhận diện được các tờ tiền và mệnh giá của nó.
5 tuổi: Thực hành tiết kiệm
Khoảng thời gian trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, mẹ sẽ nhận thấy bé cứng cáp hơn rất
nhiều, phần lớn nhờ việc học hỏi từ bạn bè. Tuy nhiên, cũng chính thời gian này,
sự ganh đua ở trẻ cũng thể hiện rất rõ. Hãy ngăn chặn điều này, ngay từ trước khi
nó bắt đầu.
Lời khuyên: Hãy cho bé biết rằng, con không thể muốn gì được nấy, bé cần phải

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


học được cách xác định được cái gì thì quan trọng hơn. Lần tới, khi đưa bé đi mua
đồ chơi, và có cùng lúc 2 thứ con muốn mua, hãy cho con chỉ 1 sự lựa chọn. Điều
này không quá khó khăn với con như mẹ nghĩ đâu.
Bài học rút ra: Cái gì cũng có giá của nó, bởi thế con phải học cách cân nhắc trước
khi đòi hỏi một điều gì đó.
6 tuổi: Bắt đầu tự chi tiêu

Nhiều chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên cho con bắt đầu tự chi tiêu khi bé đã
được 6 tuổi. Với 1 khoản tiền nhất định, việc để dành hay mua đồ chơi con thích sẽ
hoàn toàn phụ thuộc vào bé.
Lời khuyên: Mỗi tuần, mẹ hãy dành cho bé môt khoản tiền nhất định, số tiền này
không bắt buộc là bao nhiêu, tuy nhiên, mẹ nên lưu ý rằng, không nên gắn liền số
tiền này với công việc nhà. Trẻ cần học được cách quản lí tiền bạc, chứ không phải
được khuyến khích hoàn thành nghĩa vụ của mình bằng tiền.
Bài học rút ra: Khi muốn một thứ gì đó, cần phải chỉ rõ được nó tiêu tốn bao nhiêu
tiền và bạn sẽ nhận được gì từ số tiền bỏ ra đó.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×