Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Danh gia hieu qua kinh te san xuat lua xã quynh giang huyen quynh lưu tinh nghe an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.58 KB, 68 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, vai trò
của ngành nông nghiệp là không thể phủ nhận. Ngành nông nghiệp cung cấp
lương thực, thực phẩm cần thiết để đảm bảo sự sống còn của một nền kinh tế.
Những thành công đáng kể của nền kinh tế Việt Nam sau khi chính thức gia
nhập vào tổ chức thương mại quốc tế - WTO không thể không kể đến những
thắng lợi trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là nước đang phát triển. Ở những
nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Bên cạnh đó, xã hội
đang ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì
nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng không ngừng tăng cả về
số lượng, chất lượng và chủng loại. Vì vậy, bất cứ một quốc gia nào muốn phát
triển nền kinh tế một cách nhanh chóng thì quốc gia đó phải đảm bảo được an
ninh lương thực. Cũng như mọi quốc gia khác, Việt Nam cũng không thể vượt
ra khỏi quy luật này. Dù đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước nhưng Việt Nam vẫn rất chú trọng vào việc đảm bảo an ninh
lương thực cho toàn quốc gia, từ một nước phải đi xin viện trợ lương thực, thực
phẩm ở quốc gia khác, ngày nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo
đứng nhất nhì trên thế giới.
Quỳnh Giang là một xã có truyền thống trồng lúa lâu đời thuộc huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đặc điểm địa hình của xã tương đối bằng phẳng


cùng với diện tích đất nông nghiệp màu mỡ tạo thuận lợi cho việc phát triển
ngành nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Hệ thống kênh mương dày đặc phục vụ
tốt cho công tác tưới tiêu trong hoạt động trồng trọt. Bên cạnh chịu ảnh hưởng


lớn của điều kiện tự nhiên, giá vật tư biến động, giá lúa không ổn định và có xu
hướng giảm, vốn sản xuất còn thiếu, trình độ lao động nông nghiệp vẫn còn hạn
chế… là những thách thức lớn mà người dân phải đối mặt. Trong những năm
gần đây, tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương diễn ra
khá nhanh và mạnh mẽ. Vấn đề đặt ra trong điều kiện khan hiếm đất sản xuất
hiện nay là làm thế nào để tăng sản lượng cây trồng mà không phải tăng diện
tích sản xuất. Xuất phát từ vấn đề đó tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh
Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
nói chung và sản xuất lúa nói riêng.
• Đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất lúa ở các nông hộ trên địa bàn xã
Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất lúa của các nông hộ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
• Phương pháp điều tra thu thập số liệu:
- Điều tra số liệu:
+ Chọn địa điểm điều tra: căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tôi đã
chọn điều tra ở các xóm 6, xóm 7, xóm 8 của xã Quỳnh Giang – huyện
Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.
+ Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 60 hộ. Tất cả các hộ được
chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp.


- Thu thập số liệu:
+ Sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra
phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên.
+ Thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ Ủy ban nhân dân xã Quỳnh Giang,
sách, báo, internet....

• Phương pháp phân tổ: Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như mức đầu tư
chi phí, quy mô đất đai …của các hộ điều tra mà tiến hành điêu tra
• Phương pháp phân tích thống kê: Từ các số liệu thu thập được, vận dụng
các phương pháp số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh
để phân tích sự khác biệt giữa mức đầu tư, năng suất lúa thu được các vụ sản
xuất
• Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Để có thể thực hiện và hoàn thành
đề tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của các cán bộ UBND
xã, cán bộ HTX nông nghiệp xã Quỳnh Giang.


PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1.1. Một số khái niệm và phương pháp tính hiệu quả kinh tế
1.1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thì hiệu quả là một đại
lượng so sánh với thành quả và chi phí thời gian, tài nguyên bỏ ra để đạt được
hiệu quả đó.
Kết quả là cái mà chúng ta thu được, đạt được, là kết quả của quá trình lao
động.
1.1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền
vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt
động kinh tế.
Theo quan điểm kinh tế học vi mô: Hiệu quả kinh tế là tất cả những quyết
định sản xuất cái gì nằm trên đường năng lực sản xuất là có hiệu quả vì nó tận

dụng hết tất cả nguồn lực; Số lượng hàng hoá đạt trên đường giới hạn của năng
lực sản xuất càng lớn càng có hiệu quả cao; Sự thoả mãn tối đa về mặt hàng,
chất lượng, số lượng hàng hoá theo nhu cầu thị trường trong giới hạn của đường
năng lực sản xuất cho ta đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất; Và cuối cùng là kết
quả trên một đơn vị chi phí càng lớn hoặc chi phí trên một đơn vị kết quả càng
nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chon kinh tế của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nâng


cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của
mỗi doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Bên cạnh đó hiệu quả
kinh tế còn phải quan tâm hiệu quả về mặt xã hội cũng như hiệu quả về mặt môi
trường. Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
mục tiêu xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thường thấy là: giải quyết công
ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc từng khu vực kinh tế, giảm số người
thất nghiệp, nâng cao trình độ và đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động
đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, nâng cao mức sống tốt cho các
tầng lớp nhân dân trên cơ sở giải quyết tôt các quan hệ trong sản xuất, đảm bảo
và nâng cao sức khoẻ; đảm bảo vệ sinh môi trường. Hay nói cách khác, đó chính
là tương quan so sánh về mặt kinh tế xã hội so với một đồng chi phí bỏ ra.
1.1.1.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế:
Các nguyên tắc:
Nguyên tắc về mối quan hệ về mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: tiêu chuẩn
hiệu quả được tính trên cơ sở mục tiêu hiệu quả. Phân tích hiệu quả của một
phương án nào đó luôn luôn dựa trên phát triển mục tiêu. Phương án có hiệu quả
cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực hiện các mục tiêu đặt ra với
chi phí thấp nhất.
Nguyên tắc tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả của phương
án cần được trên các hệ thống chỉ tiêu có thể lượng hoá được hoặc không lượng

hoá được tức là phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho
phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc về tính giản đơn và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những
phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở của
các số liệu thông tin thực, đơn giản, dễ hiểu.


Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán dựa trên cơ sở yếu tố đầu vào
và yếu tố đầu ra.
Dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra, hiệu quả kinh tế được xác định
bằng các phương pháp sau:
Dạng thuận : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra:

Trong đó:
H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra
Công thức này cho biết nếu bỏ ra một đơn vị chi phí sẽ tạo ra được bao
nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực.
Dạng nghịch : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa chi phí bỏ ra
và kết quả thu được.

Trong đó:
h: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả thu được
C: Chi phí bỏ ra


Công thức này cho biết để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao

nhiêu đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này mang ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ mật
thiết với nhau, cùng được sử dụng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu
trên còn được gọi là chỉ tiêu toàn phần.
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của cây lúa
1.1.1.2.1. Giá trị kinh tế của cây lúa
1.1.1.2.1.1. Nguồn gốc, xuất xứ
Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) là một trong những loại ngũ cốc có
lịch sử trồng trọt từ lâu đời và sản phẩm của cây lúa là gạo đã trở thành một loại
thực phẩm hết sức cần thiết cho con người. Theo thống kê của cơ quan thực
phẩm Liên Hiệp Quốc trên thế giới có khoảng 147.5 triệu ha đất trồng lúa và
90% diện tích này là thuộc các nước Châu Á, các nước Châu Á cũng sản xuất
92% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Có thể nói rằng Châu Á là trung tâm
sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.
Căn cứ vào tài liệu khảo cổ của Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam, cây lúa
đã có mặt hơn 3000 năm trước công nguyên. Ở Trung Quốc cây lúa đã có mặt ở
Triế Giang khoảng 5000 năm, ở hạ lưu sông Dương Tử là 4000 năm. Theo kết quả
khảo cổ học trong vòng vài thập niên qua, quê hương của cây lúa là vùng Đông
Nam Á và vùng Đông Dương. Từ Đông Nam Á cây lúa mới được du nhập vào Ấn
Độ và Trung Quốc phát triển theo hai hướng đông và tây. Cho đến thập kỷ thứ
nhất cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa Trung Hải như Ai Cập, Italia, Tây
Ban Nha.
Đầu thế kỷ XV, cây lúa từ bắc Italia nhập vào các nước Đông Nam Âu như
Nam Tư cũ, Bungari, Rumani…sau đó lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp và
Hungari. Vào thế kỷ XVII cây lúa được nhập vào Mỹ và được trồng ở các bang
như Virginia, Nam Caronia, hiện nay được trồng phổ biến ở California, Louisiana,


Texa. Theo hướng đông từ đầu thế kỷ XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào
Indonexia đầu tiên ở đảo Java. Đến giữa thế kỷ XVII cây lúa từ Iran vào trồng ở

Kuban (Nga). Cho đến nay cây lúa đã có mặt trên tất cả các châu lục, bao gồm các
nước nhiệt đới, á nhiệt đới và một số nước ôn đới.
1.1.1.2.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Tinh bột: Hàm lượng tinh bột 62,4%. Là nguồn chủ yếu cung cấp calo. Giá trị
nhiệt lượng của lúa là 3594 ca lo. Tinh bột được cấu tạo bởi Amylo se và
amylopectin. Amylose có cấu tạo mạch thẳng và có nhiều ở gạo tẻ. Amylopectin
có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp.
Protêin: Các giống lúa Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng
7- 8%. Các giống lúa Nếp có hàm lượng prôtêin cao hơn lúa tẻ.
Lipit: Chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn
0,52%
Vitamin: Trong lúa gạo còn có 1số vi ta min nhất là vitamin nhóm B như B1,
B2,B6, , PP... lượng vitamin B1 là 0,45 mg/100 hạt ( trong đó ở phôi 47%, vỏ
cám 34,5%, hạt gạo 3,8%).
1.1.1.2.1.3. Giá trị kinh tế
Giá trị kinh tế mà cây lúa đem đến cho con người là rất lớn bởi nó là
nguồn cung cấp năng lượng lớn nhất cho con người, bình quân tại các nước
Châu Á sử dụng 180-200 kg gạo/người/năm, tại các nước châu Mỹ khoảng 10
kg/người/năm. Với dân số trên 80 triệu người, Việt Nam là một trong những
nước sử dụng lúa gạo với số lượng lớn bởi 100% người dân Việt Nam sử dụng
lúa gạo làm lương thực chính.
• Sản phẩm chính của cây lúa


Sản phẩm chính của cây lúa là gạo, dùng làm lương thực. Từ gạo có thể
chế biến được rất nhiều món, món ăn không thể thiếu hàng ngày đối với
người dân Việt Nam là cơm, ngoài ra còn có thể chế biến thành các loại món
ăn khác như bún, phở, bánh đa nem, bánh đa, bánh chưng, rượu gạo, bánh tráng,
bánh tét, bánh giò và còn hàng chục loại thực phẩm khác từ gạo.
• Sản phẩm phụ của cây lúa

o Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, vật liệu đóng lót hàng,
vật liệu độn cho phân chuồng, hoặc làm chất đốt…
o Tấm: Dùng để sản xuất tinh bột, rượu cồn, Axêtôn, phấn mịn và các
loại thuốc chữa bệnh…
o Cám: Dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp; sản xuất vitamin B1 để chữa
bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng…
o Rơm rạ: được sử dụng cho công nghệ sản suất giầy, các tông xây
dựng, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy dép), hoặc làm thức ăn cho gia súc,
sản xuất nấm...
Như vậy, hạt lúa không những là lương thực chính, mà tất cả các bộ phận
khác của cây lúa đều còn được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần
thiết, ngay cả bộ phận rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng được cày
bừa vùi lấp làm cho đất tơi xốp, được vi sinh vật phân giải thành nguồn dinh
dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ sau.
1.1.1.2.1.4. Đặc điểm kỹ thuật của cây lúa
Cây lúa có thời gian sinh trưởng và phát triển tính từ khi nảy mầm đến khi
chín thay đổi từ 90 đến 180 ngày, tùy theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở
nước ta, các giống lúa ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 90-120 ngày, các
giống lúa trung ngày có thời gian sinh trưởng từ 140-160 ngày. Quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lúa có thể chia thành các thời kỳ sau:


- Thời kỳ sinh dưỡng: thời kỳ này bắt đầu từ lúc gieo đến lúc làm đồng.
Trong thời kỳ này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh
dưỡng như lá, phát triển rể, đẻ nhánh. Quá trình phát triển cây lúa trong thời kỳ
này trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn mạ (từ đầu đến khi mạ có 5 lá thật), giai đoạn
đẻ nhánh (bắt đầu từ khi cây lúa có nhánh đến khi đạt được số nhánh tối đa) và
giai đoạn vươn đốt. Thời kỳ này dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống lúa và
đặc điểm ngoại cảnh.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực, là thời kỳ phân hóa, hình thành cơ quan

sinh sản, cây lúa hình thành hoa, tập hợp thành bông lúa bao gồm các quá trình
làm đồng, trổ bông và hình thành hạt. Thời kỳ này kéo dài khoảng 35 ngày. Đây
là thời kỳ quyết định số hoa trên bông lúa, tiền đề cho việc quyết định số hạt trên
môt bông lúa đạt tối đa.
- Thời kỳ chín: bắt đầu từ khi lúa phơi màu (chín sữa) đến khi hạt chín
hoàn toàn kéo dài khoảng 30 ngày ở tất cả các giống lúa. Trong thời kỳ này,
nhiệt độ ôn hòa, độ ẩm vừa phải, đủ nước, trời nắng là điều kiện thuận lợi cho
tích lủy tinh bột, lúa chín đều hạt mẩy.
Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình
thành số bông. Còn thời kỳ sinh trưởng sinh thực quyết định việc hình thành số
hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt. Thời kỳ trổ bông đến chín
là thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.
Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chia làm nhiều giai đoạn, mỗi giai
đoạn phát triển của cây lúa đòi hỏi về dinh dưỡng cũng như các yếu tố khác về
môi trường nước, thời tiết khác nhau. Nắm bắt được mối quan hệ này chúng ta
mới có cơ sở để xây dựng kế hoạch trồng và chăm sóc hợp lý nhằm sử dụng triệt
để các lợi thế của điều kiện tự nhiên và phát huy được khả năng sinh học của
cây lúa nhằm thu được năng suất cao nhất.


1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam và thế giới
Năm 2014, thương mại lúa gạo thế giới tương đối bình ổn, không có
những xáo trộn đáng kể xảy ra do mùa màng hoặc biến cố chính trị. Do nhu cầu
của một số nước gia tăng và số lượng lúa gạo thặng dư tại các nước xuất khẩu,
sự trao đổi lúa gạo thế giới đạt mức kỷ lục 40,2 triệu tấn gạo hay 8% cao hơn
2013.

Theo tiên đoán của Cơ quan FAO, trao đổi lúa gạo sẽ giảm bớt 0,7%
trong 2015. Giá gạo thế giới thấp nhất kể từ2008. Các nước nhập khẩu chính vẫn
là Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Bangladesh, Sri Lanka và Châu Phi.
Năm qua, có vài sự kiện đáng chú ý làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị
trường thế giới. Tháng 2/2014, Chính phủ quân nhân Thái Lan hủy bỏ chương
trình trợ giá gạo lớn lao của Chính phủ trước, thúc đẩy xuất khẩu gạo tồn kho,
hạ thấp giá để giúp nước này phục hồi ngành xuất khẩu truyền thống và đã trở
lại ngôi vị xuất khẩu gạo hạng nhất trong 2014.
Dĩ nhiên, điều này có tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu Việt Nam
và Ấn Độ. Campuchia và Myanmar đang trở nên những nước xuất khẩu gạo giá
thấp và có lực cạnh tranh đáng lo ngại cho cả Việt Nam và Thái Lan trong tương
lai.
Trung Quốc, Úc Châu, Ecuador, Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Uruguay cũng xuất
khẩu gạo nhưng với số lượng tương đối nhỏ.
Với khuynh hướng giảm bớt diện tích trồng lúa, Việt Nam năm vừa qua
được mùa nhờ khí hậu điều hòa, sản lượng đạt đến 45 triệu tấn lúa hay tăng
2,3% so với 2013, năng suất bình quân 5,77 tấn/ha và xuất khẩu 6,2 triệu tấn gạo


trị giá 2,7 tỉ Mỹ kim, so với mục tiêu đầu năm 6,5 triệu tấn và 6,7 triệu tấn của
2013.
Năm 2014, Việt Nam xuống vị trí thứ ba xuất khẩu gạo thế giới, sau Thái
Lan và Ấn Độ. Hai chương trình trợ cấp trồng lúa lai và sản xuất lúa 3 vụ/năm
đã đến lúc cần được nghiêm túc duyệt xét lại vì sự bất hợp lý của nước sản xuất
dư thừa và xuất khẩu gạo lớn thế giới, chưa kể đến yếu tố kỹ thuật.
Cho nên, cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đặc biệt dành hỗ trợ này cho
mục đích khác như ngành trồng bắp, đậu nành cho chăn nuôi và rau cải, màu có
trị giá cao. Hơn nữa, trồng 3 vụ lúa/năm trong khi giá gạo xuất khẩu thế giới
xuống thấp như hiện nay, nông dân còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.
Chỉ tiêu sản xuất lúa gạo hàng năm cần đặt trên cơ sở nhu cầu thế giới và nội địa

để đảm bảo lợi tức cao cho nông dân thay vì dựa vào đất trồng sẵn có.
Năm 2014, thị trường lúa gạo Việt Nam có một số sự kiện nổi bật. Chính
phủ cho phép bổ sung Vinafood 1 (Tổng công ty Lương thực miền Bắc) cùng
Vinafood 2 (Tổng công ty Lương thực miền Nam) làm đầu mối giao dịch hợp
đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia và Malaysia. Cạnh tranh
xuất khẩu gạo vào Trung Quốc ngày càng tăng thêm, Việt Nam chiếm hơn nửa
thị trường này, bên cạnh Pakistan, Thái Lan và Myanmar.
Cũng giống 2013, Việt Nam mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo trong vụ
đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long với lãi suất hỗ trợ để hạn chế dao động
giá cả lúa gạo trong nước.
Từ 18/4, giá gạo xuất khẩu tối thiểu tăng thêm 20 đô la Mỹ lên 375 đô la/tấn cho
gạo 25% tấm. Suốt năm, giá gạo xuất khẩu bị tác động mạnh do cạnh tranh
mãnh liệt với Ấn Độ và Thái Lan. Dù thế, giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng lên


liên tục từ quý 2 đến tháng 9/2014 mới bắt đầu xuống thấp. Châu Á và Châu Phi
là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam.
Tháng 4/2014, doanh nghiệp Việt Nam đã thắng thầu 800.000 tấn gạo
15% tấm nhập khẩu của Philippines, nhưng với giá chỉ 436,5 đô la/tấn, thấp khá
xa so với giá đề nghị của 3 nhà thầu khác từ Pháp, Hồng Kông và Thái Lan. Tuy
nhiên, hợp đồng bán gạo này giúp Việt Nam có đối trọng đáng kể để Trung
Quốc không thể ép giá mua gạo Việt Nam xuống thấp.
Năm 2014 là năm xuất khẩu gạo thơm nhiều nhất, hơn 800.000 tấn gạo
hay 36% so với cùng thời điểm năm trước, với giá trung bình 600 đô la/tấn
(trong khi gạo thơm Hom Mali của Thái Lan từ 1.065 - 1.075 đô la/tấn và
Basmati của Ấn Độ 1.515 - 1.525 đô la/tấn), có thể thu hút nông dân trồng nhiều
lúa thơm trong những năm tới. Thị trường chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông,
Singapore, Malaysia, Philippines và Mỹ.
Một điều đáng mừng cho người Việt hải ngoại là gạo Việt Nam bắt đầu
xuất hiện lần đầu tiên trên thị trường Hoa Kỳ từ quý 4/2014, nhưng chất lượng

và giá cả kém hơn gạo Thái Lan (từ 10-45 đô la/kg), với 3 nhãn hiệu: Gạo thơm
thượng hạng Bạc Liêu, Gạo thơm thượng hạng 3 Miền và Việt Nam Jasmine
ricet tại miền Nam California. Phản ứng sơ khởi của giới tiêu thụ Mỹ cho biết
chất lượng gạo Việt Nam không bằng gạo Thái Lan, loại gạo sau này hiện chiếm
thị phần to lớn tại Mỹ (hơn 80%)


Bảng 1: Sản lượng, xuất khẩu và dự trữ gạo tại một số nước xuất khẩu
quan trọng và thế giới 2013 và 2014

(Nguồn: Tiên đoán FAO Tháng 12-2014)
Năm 2015, theo một số chuyên gia, thị trường xuất khẩu gạo thế giới có
thể gặp khó khăn do nhiều nước đang được mùa và thế giới “xả hàng” nên
nguồn cung nhiều hơn cầu.
Ngoài ra, giá xăng dầu liên tục xuống thấp làm cho nhu cầu sản xuất
nhiên liệu sinh học giới hạn, số lương thực như bắp, đậu nành… sẽ thặng dư làm


giá lương thực khó tăng lên trong tương lai, giá lúa gạo có thể thấp hơn. FAO
tiên đoán thị trường lúa gạo thế giới sẽ kém hơn 2014 một chút, chỉ độ 0,6% hay
số lượng đạt đến 40,5 triệu tấn gạo. Hiện nay, các nước ở Nam bán cầu đang
gieo trồng, theo tiên đoán sơ khởi, sản xuất lúa của Argentina và Uruguay giảm
bớt do mưa quá nhiều và giá thành cao; trong khi tăng thêm tại Bolivia, Chile và
Paraguay.
Ở Indonesia, chính phủ đặt chỉ tiêu tăng 4% (73,4 triệu tấn lúa) so với
2014. Sri Lanka sản xuất phục hồi nhờ mưa trở lại. Tại Châu Phi, triển vọng sản
xuất của Madagascar và Tanzania khá tốt.
Tuy nhiên, sản xuất lúa của Úc Châu sẽ co lại 18% do thiếu nước và giá
thành cao. Ngoài ra, Thái Lan và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ với nội dung
Trung Quốc sẽ mua 2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong 2015-2016 dù thực tế chưa

xác định như đã thấy trong 2014.
Theo FAO tiên đoán, sau khi xuất khẩu được 6,2 triệu tấn gạo trong 2014,
Việt Nam có thể xuất khẩu 6,9 triệu tấngạo trong 2015 do được mùa năm qua,
mà phần lớn đến các nước nhập khẩu chủ yếu: Trung Quốc, Philippines và Đông
Nam Á. Thái Lan sẽ tiếp tục vai trò dẫn đầu xuất khẩu gạo thế giới ở tầm mức
cao hơn, khoảng 11 triệu tấn gạo, do họ còn gạo tồn kho khá lớn.
Một số nước khác như Campuchia, Trung Quốc, Guyana, Myanmar,
Pakistan, Paraguay và Hoa Kỳ có khả năng xuất khẩu gạo nhiều hơn, trong khi
các nước Argentina, Úc Châu, Brazil và đặc biệt Ấn Độ sẽ bị cạnh tranh gay gắt
hơn do giá cả thiếu hấp dẫn.
Theo nhận định gần đây của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện
giữ số lượng tồn kho gạo rất lớn (46,8 triệu tấn gạo), chiếm đến 42% tồn trữ thế
giới (111,2 triệu tấn gạo). Số lượng gạo dự trữ này đủ cho người dân dùng trong


117 ngày so với phần còn lại của thế giới chỉ 71 ngày; do đó, an ninh lương thực
Trung Quốc khá ổn định nên họ có thể ngưng thu mua bất cứ lúc nào khi họ
muốn.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam nên cẩn trọng khi làm ăn với họ. Thái Lan và
Myanmar ký hợp đồng G2G giữa Chính phủ và Chính phủ để bán gạo cho
Trung Quốc dễ dàng hơn Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam còn tiếp tục giao
thương với nước này qua dạng tiểu ngạch, mặc dù WTO yêu cầu giảm bớt.
Trong tương lai, số lượng gạo chất lượng trung bình và thấp sẽ tăng cao
trên thị trường thế giới do Ấn Độ, Myanmar và Campuchia sản xuất mạnh trong
khi nhu cầu gạo với chất lượng này sẽ không thay đổi nhiều, gây cho ngành xuất
khẩu gạo Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt và giá cả hạ thấp. Hơn nữa, các sản
phẩm nông nghiệp, nhất là lúa gạo sẽ được tiến hành tự do hóa thương mại vào
năm 2015 trong khu vực ASEAN.
Do đó, xuất khẩu gạo thơm và gạo có chất lượng cao cần được hỗ trợ khuyến
khích nhiều hơn nữa để nâng cao lực cạnh tranh của khâu này, nhưng phải thực

sự đảm bảo chất lượng cao.
Ngoài ra, mong đợi lộ trình thực hiện chủ trương thương nhân đầu mối
xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên kết, đặt hàng với hộ
nông dân trồng lúa sớm được nghiêm chỉnh áp dụng đại trà, vì đó là bước cơ bản
để thiết lập thương hiệu cho lúa gạo Việt Nam và đảm bảo quyền lợi người trồng
lúa.
(Nguồn: chebien.gov.vn)


CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ QUỲNH GIANG, HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ
AN
2.1. Điều kiện tự nhiên của xã Quỳnh Giang
2.1.1. Vị trí địa lý
Quỳnh Giang là xã vùng phía nam của huyện Quỳnh Lưu với tổng diện tích
729,09 ha, được giới hạn như sau:


Phía bắc giáp Thị trấn Cầu Giát;



Phía nam giáp xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu;



Phía Đông giáp xã Quỳnh Diễn;




Phía tây giáp xã Quỳnh Lâm.

2.1.2. Địa hình, địa mạo
Quỳnh Giang thuộc vùng đồng bằng Bắc trung bộ, nằm ở vùng phía nam
của huyện Quỳnh Lưu. Nhìn chung địa hình ở đây tương đối bằng phẳng, sát với
thị trấn Cầu giát, cách trung tâm huyện 3 km, có đường sắt Bắc – Nam chạy qua
và đường quốc lộ 1 A đi qua, có 3 con sông chính chảy qua là sông tưới N13,
sông Thái, kênh Tô Khê. Có diện tích đất rừng 86 ha tại Hòn Vin.
2.1.3. Thời tiết, khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng khí hậu vùng bắc trung
bộ có đặc điểm chung là: khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm nhưng do kiến
tạo đặc thù về địa hình đã làm cho khí hậu phân hoá mạnh mẽ và trở nên khắc
nghiệt. Mùa nắng gió Tây Nam nóng gắt, mùa đông lạnh và khô.


Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 có gió Tây Nam nên rất nóng và khô gây
hạn hán, nhiệt độ quân lên tới 320C, đặc biệt có những đợt nóng kéo dài, có khi
nhiệt độ lên tới 39 - 400 C..
Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió Đông Bắc kèm theo mưa
phùn và lạnh. Nhiệt độ trung bình xuống dưới 20 0C, nhiệt độ thấp nhất có thể
xuống dưới 100 C. Số ngày mưa trung bình ở đây cũng khá cao từ 120 đến 140
ngày.
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
Trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó vừa
là đối tượng sản xuất vừa là tư liệu sản xuất, chất lượng và quy mô diện tích đất
sản xuất quyết định trực tiếp đến kết quả của quá trình sản xuất. Hoạt động sản
xuất nông nghiệp được tiến hành trên những thửa đất. Đất đai làm nền móng
làm chỗ dựa làm chỗ đứng cho sự sản xuất trong đó có cả con người, đặc biệt nó
đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Điều đó cho thấy vai trò

đặc biệt của nó. Vì vậy việc quản lý và sử dụng đất đai trong quỹ đất hiện tại là
việc rất quan trọng cần phải sử dụng đúng mục đích với từng loại đất khác nhau.


Bảng 2: Tình hình sử dụng đất ở xã Quỳnh Giang giai đoạn 2013-2015
Chỉ tiêu

Tổng diện tích đất tự
nhiên
1. Đất sản xuất nông
nghiệp
- Đất trồng cây hàng
năm
- Đất trồng cây lâu
năm
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thuỷ
sản

2013

2014

2015

Diện

Diện

Diện


tích

tích

(ha)

(ha)

729,09
403

729,09

403,8

380

2014/2013

2015/2014

tích

+/-

%

+/-


%

(ha)
729,0
9

-

-

-

-

0,8

0.2

-

-

0,8

0,21

-

-


403,8

380,8 380,8

23

23

23

-

-

-

-

86,00

86,00

86,00

-

-

-


-

30

29

28,9

-1

-3,33

-0,1 -0,34

0,01

0,03 0,015
2,68 4,42

4. Đất phi NN

200

- Đất ở

60,3

- Đất chuyên dụng

139,7


5. Đất chưa sử dụng

10,09

200,02 200,05 0.02
60,52

63,20 0,22

139,48 136,85 -0.22

0,36

-0,16 -2,63 -1,89
0,01 -0.03 -0,2

10,07 10,04 -0,02
(Nguồn: VP thống kê xã Quỳnh Giang)

Diện tích đất nông nghiệp năm 2013 là 403 ha chiếm 55,27 % tổng diện
tích đất tự nhiên của toàn xã. Năm 2014 là 403,8 ha tăng 0,8 ha tương ứng tăng
0,2% so với năm 2013, năm 2015 là 403,8 ha.


Diện tích đất trồng cây hàng năm của năm 2013 là 380 ha, năm 2014 là
380,8 ha tăng 0,8 ha tương ứng với 0,21 % so với năm 2013, năm 2015 là 380,8
ha giữ nguyên so với năm 2014.
Đất lâm nghiệp thì không có gì thay đổi qua các năm, còn đất nuôi trồng
thuỷ sản lại có xu hướng giảm qua các năm.

Năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp là 200 ha, năm 2010 là 200,02 ha
tăng 0,02 ha tương ứng tăng 0,01 %, năm 2015 là 200,05 ha tăng 0,03 ha tương
ứng tăng 0,015%. Trong đó năm 2013 diện tích đất ở là 60,3 ha, năm 2014 là
60,52 ha tăng 0,22 ha tương ứng 0,36 % so với năm 2013, năm 2015 là 63,2 ha
tăng 2,68 ha tương ứng 4,43% so với năm 2014. Trong khi diện tích đất ở lại
tăng lên thì diện tích đất chuyên dụng lại có xu hướng tăng giảm thất thường,
năm 2013 là 139,7 ha, năm 2014 là 139,48 ha giảm 0,22 ha tương ứng tăng 0,15
% nhưng năm 2015 là 136,85 ha giảm 2,63 ha tương ứng giản 1,89 %.
Đối với diện tích đất chưa sử dụng năm 2013 là 10,09 ha, năm 2014 là
10,07 ha giảm 0,02 ha tương ứng giảm 0,2 %, năm 2015 lại là 10,04 ha giảm
0,03 ha tương ứng giảm 0,29%.
Nhìn chung tình hình đất đai của xã qua 3 năm 2009-2011 không có sự
thay đổi gì lớn chỉ mang tính chất hoán đổi giữa đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp, và đất chưa sử dụng.
2.2.2. Tình hình dân số và lao động:
Lao động là nhân tố quan trọng để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. dân
số tăng trưởng hợp lý, cơ cấu lao động thích hợp là nền tảng vững chắc cho sự
phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá tình hình lao động của địa phương giúp ta
nắm được thực trạng nguồn nhân lực để có phương hướng đúng đắn.


Bảng 3: Tình hình dân số và lao động của xã Quỳnh Giang giai đoạn 2013 2015
201

201

3

4


SL

SL

SL

+/-

%

+/-

%

Khẩu

2343

240
7

2506

64

2.73

99

4.11


Nam

Khẩu

208
1

209
0

2150

9

0.43

60

2.87

Nữ

Khẩu

262

317

356


55

20.99

39

12.30

2. Tổng hộ

Hộ

972
5

990
9

1012
9

18
4

1.89

220

2.22


Hộ NN

Hộ

778
0

7432

7090

348

-4.48

341.45

-4.59

Hộ

1945 2477

3039

53
2

27.37


561.45

22.66

3.Tổng LĐ



709
9

714
9

7186

50

0.70

37

0.52

LĐ NN



213

0

2145

2156

15

0.70

11.1

0.52

LĐ phi NN



4969

500
4

5030

35

0.70

25.9


0.52

4.BQNK/HỘ NK/HỘ 4.15

4.12

4.04

-

-

-

-

5.BQLĐ/HỘ LĐ/HỘ 3.03

2.97

2.87

-

-

-

-


Chỉ tiêu

1. Tổng
nhân khẩu

Hộ phi
NN

ĐVT

2015

2014/2013

2015/2014

(Nguồn: VP thống kê xã Quỳnh Giang)
Tổng nhân khẩu của xã năm 2013 là 9.725 khẩu, năm 2010 là 9.909 khẩu
tăng 184 khẩu tương ứng với 1,89 % so với năm 2013. Nhưng tới năm 2015 là


10.129 khẩu tăng 220 khẩu tương ứng với 2,22% so với năm 2014.
Cùng với sự biến động về dân số và sự gia tăng dân số của cả nước thì tổng
số hộ trên địa bàn xã cũng có biến động. Năm 2013 là 2343 hộ, năm 2014 là
2407 hộ, tăng 64 hộ tương ứng tăng 2,73% so với năm 2013 tới năm 2015 thì số
hộ là 2506 hộ tăng so với năm 2014 là 99 hộ tương ứng tăng 4,11 % . Với quỹ
đất ngày càng hạn hẹp thì việc gia tăng dân số sẽ gây sức ép tới các vấn đề khác
như là y tế, giáo dục, giải quyết việc làm…sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy
cần phải có các chính sách để hạn chế tình trạng sinh con thứ 3, để hạn chế việc

gia tăng dân số.
Tình hình lao động của xã trong những năm gần đây có nhiều biến động.
Năm 2014 là 2145 lao động tăng 15 lao động tương ứng tăng 0,7% so với năm
2013, trong đó thì lao động nông nghiệp năm 2015 là 2156 lao động tăng 11 lao
động tương ứng giảm 0,52 % so với năm 2014. Qua bảng số liệu ta thấy được
năm 2011 BQNK/Hộ là 4,70 người và BQLĐ/hộ là 4,15 người với số lượng như
vậy đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất của các hộ, mặc
dù vào các giai đoạn vụ mùa căng thẳng thì cũng có đủ nguồn lực lao động để
phục vụ quá trình sản xuất.
Nhìn chung dân số và lao động của xã Quỳnh Giang có sự biến động
tương đối tích cực đó là hạn chế sinh con thứ 3, tăng nhanh tỷ trọng lao động
hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng lao động hoạt
động trong ngành nông nghiệp. Để có những chuyển biến tích cực như vậy là do
xã đã làm tốt công tác tuyên truyền kế hoạch hoá gia đình, tạo điều kiện cho lao
động đi xuất khẩu nước ngoài, khơi dậy tính tự giác của người dân …
2.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng:
2.2.3.1. Hệ thống giao thông
Đường xá được hình thành lâu đời qua quá trình sinh sống, địa phương đã
tu sửa nâng cấp và quy hoạch đã phù hợp với yêu cầu hiện nay. Đường giao


thông thôn xóm có mật độ và bề rộng hợp lý. Hiện nay, hầu như toàn bộ đường
trong các thôn, xóm đã được bê tông hóa mặt đường đảm bảo nhu cầu giao
thông đi lại của người dân.
Quỳnh Giang là xã có vị trí khá thuận lợi, với 4 km đường quốc lộ 1 A,
đường sắt Bắn - Nam chạy qua địa phận xã. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi
cho giao lưu, trao đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội với địa phương trong và ngoài
huyện, tỉnh
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có hệ thống giao thông nông thôn tương đối
hoàn chỉnh và đồng bộ. Trong đó:

Đường giao thông liên xã: tổng chiều dài 8,28 km, mặt đường trải nhựa
hóa. Chất lượng trung bình.
Đường giao thông liên thôn, với tổng chiều dài 5,3 km trong đó toàn bộ
được bê tông hóa.
Đường ngõ xóm: Hiện tại đường ngõ xóm trên địa bàn xã 100% các tuyến
đường đã được bê tông hóa, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân trong xã được
an toàn, sạch sẽ.
Đường giao thông nội đồng: hiện trên địa bàn xã toàn bộ là đường đất, chất
lượng ngày càng được cải thiện, dần đáp ứng nhu cầu đi lại phục vụ sản xuất của
người dân.
* Thủy lợi
- Diện tích được tưới nước bằng công trình thuỷ lợi: 380 ha.
- Số trạm bơm: 2 trạm, trong đó số trạm đáp ừng theo yêu cầu là 02 trạm,
số trạm cần xây mới là 02 trạm.
- Số km kênh mương hiện có: 18,93 km.


Trong đó:
+ Đã kiên cố hoá: 12km.
+ Cần kiên cố hoá: 6,93km.
* Hệ thống điện
- Số trạm biến áp: 04 trạm.
- Trạm đáp ứng yêu cầu: 04 trạm.
- Trạm xây mới: 01 trạm.
- Số km đường dây hạ thế: 12,5km, trong đó 10,5km đạt chuẩn, 2km cần
cải tạo nâng cấp, 2km cần xây dựng mới.
- Tỷ lệ hộ dùng điện là 100 %.
* Nhà ở dân cư nông thôn
- Số nhà tạm, dột nát tỷ lệ 1,5%.
- Tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố 60%, nhà cấp 4 là 38,5%.

- Tình trạng chung về xây dựng nhà ở dân cư theo hướng nhà kiên cố và
bán kiên cố: đảm bảo rộng, thoáng mát.
2.2.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích điều kiện cụ thể của địa phương, tôi rút ra
được một số nhận xét sau: Nhìn chung điều kiện tự nhiên của phường xã Quỳnh
Giang thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp và phát triển chăn nuôi cũng.
* Những thuận lợi
- Ở vị trí gần trung tâm huyện Quỳnh Lưu.
- Diện tích đất nông nghiệp lớn, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, nhất là trồng trọt.


- Trình độ dân trí đồng đều, nhất là lực lượng lao động trẻ có trình độ học
vấn cao, nếu được đào tạo nghề phù hợp và có môi trường kinh doanh tốt sẽ trở
thành một trong những nhân tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
Hương An.
- Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, ý thức trách nhiệm cao.
- Cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã có nhiều Nghị quyết chuyên
đề để khuyến khích nhân dân trên địa bàn khai thác tối đa lợi thế tiềm năng đất
đai để làm giàu cho gia đình và xã hội.
- Đời sống tinh thần của bà con nhân dân được chăm lo, phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” có kết quả; các hoạt động văn hóa
cộng đồng được duy trì thường xuyên; môn thể thao bóng đá được bà con yêu
thích và chăm lo phát triển; chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt: tỉ lệ nhà
cấp 4, nhà kiên cố, bán kiên cố đạt 98,5 %, phương tiện nghe nhìn đạt 97%,
phương tiện liên lạc đạt 80% và 100% hộ dân sử dụng điện; 13 thôn đều được
công nhận đạt chuẩn văn hoá.
* Những khó khăn
- Xã không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, ngoài tài nguyên đất và nước;
khả năng thu hút đầu tư từ bên ngoài vào khó khăn.

- Lực lượng lao động trẻ có tri thức hầu hết đi làm ăn xa, không có điều kiện
đóng góp xây dựng quê hương; số lao động làm việc tại xã chủ yếu làm nông
nghiệp, không có nghề phụ nên thu nhập thấp; số hộ làm nghề phi nông nghiệp
ngay trong xã còn ít.
- Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết như chất lượng
khám chữa bệnh; vấn đề đào tạo nghề cho lực lượng lao động trẻ; vấn đề ô
nhiễm môi trường, tình trạng ngập lụt trong mùa mưa bão...


×