Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Báo cáo xác Định sức hút nước của mô THỰC vậ THEO PHƯƠNG PHÁP SADACOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.68 KB, 4 trang )

BÀI 3.
XÁC ĐỊNH SỨC HÚT NƯỚC CỦA MÔ THỰC VẬT
THEO PHƯƠNG PHÁP SADACOP
I.SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ ĐANG THỰC HÀNH:
Để hiễu hơn về cơ chế hút nước của mô thực vật và áp dụng một phương
pháp Sadacop để kiểm tra tính thực tiển của bài. Đồng thời bài thực hành
này còn mang lại một số kĩ năng mới để làm bài.

II.NGUYÊN TẮC LÝ THUYẾT:
Phương pháp này dựa vào sự thay đổi tỷ trọng của dung dịch sau khi ngâm
mô để tìm ra sức hút nước của mô.

III.CÁCH TIẾN HÀNH – GIẢI THÍCH TẠI SAO:
Bài thực hành này ta chỉ tiến hành trên một loại lá cây duy nhất
Cách tiến hành như sau:
Lấy 20 ống nghiệm xếp thành hai hàng trên giá làm thành từng cặp
trước sau có đánh số và số thứ tự. Sau đó cho vào mổi ống 10ml dung dịch
NaCl theo nồng độ từ thấp đến cao và mổi cặp ống nghiệm ta quy định một
ống ngâm mô, 1 ống sẻ làm đối chứng, nồng độ dung dịch NaCl cho vào cặp
ống thứ nhất là 0.05M, cặp ống thứ 2 là 0.10M, cặp thứ 3 là 0.15M, cặp thứ
4 là 0.20M,…cho tới cặp ống thứ 10 là 0.50M. Dùng tỉa củ khoan các bản lá
bỏ vào mổi ống nghiệm ở hành thứ 2 với 20 bản. Thỉnh thoảng lại lắc ống
nghiệm có lá khoảng 4 đến 5 lần. Ta lắc như thế để cho các chất bên trong
dung dịch của ống nghiệm sau khi bị thẩm thấu được hòa đều.
Sau khi để đúng 30 phút thì vớt ra nhuộm bằng 1 giọt xanh metylen
0.1% để nhuộm màu dung dịch, để 30 phút cho các bản lá cân bằng áp suất
thẩm thấu. Rồi dùng piptte 1ml hút dung dịch nhuộm màu nhỏ một giọt vào
lưng chừng dung dịch đối chứng ở ống nghiệm tương đương trong cặp, quan
sát sự chuyển động của giọt dịch này. Tất cả các giọt dung dịch còn lại
trong 9 ống làm tương tự như trên và ta tìm được dung dịch trong đó giọt
màu này đứng yên rồi loang ra chứ không dịch chuyển lơ lửng đó là ống


nghiệm dung dịch NaCl có nồng độ 0.20M. Dung dịch này có sức hút bằng
sức hút của mô.
Sức hút dung dịch dung dịch này hoàn toàn do áp suất thẩm thấu của
nó quyết định và ngược lại tính như sau:
Sdd = Pdd = RiCT = Smô


Trong đó:
R: hẳng số khí 0.0821
C: nồng độ dung dịch tính theo M
T: nhiệt độ Kem-vanh (T = to + 273oC)
i: hệ số Van-hốp biểu thị mức độ ion hóa dung dịch: i=1+α(n-1)
α: hằng số phân ly
n: số ion phân ly từ một phân tử.

IV.KẾT QUẢ:
Nồng độ NaCl được tìm ra là: CNaCl=0.20M
Tra bảng được α=0.94
R=0.0821
n=2 (do NaCl=Na++Cl-)
=> i=1+0.94(2-1)=1.94
T= 33o + 273o = 203oC
Vậy:
Smô = RiCT = 0.0821*1.94*0.2*203 = 6.467

V.TRẢ LỜI CÂU HỎI:
1.So sánh sức hút nước của hai loại mô thực vật làm thí nghiệm?
Bài thí nghiệm này chỉ làm ở một loài thực vật nên không thể so sánh được.
(Câu này bỏ)
2.Tại sao lại chọn giọt dung dịch lơ lững?

Ta chọn dung dịch lơ lửng bởi vì khi dung dịch lơ lửng thì áp suất thẩm thấu
giữa bên trong tế bào và bên ngoài dung dịch NaCl là cân bằng, khi đó giọt
dung dịch màu sẻ lơ lửng trong ống nghiệm dung dịch đối chứng và nó sẻ tự
động loang ra một cách từ từ.
3.Tại sao có giọt dung dịch di chuyển lên, có giọt dung dịch di chuyển
xuống?
Trong quá trình làm thí nghiệm chúng em thấy có giọt dung dịch di chuyển
lên và di chuyển xuống.
Vậy giọt dịch di chuyển lên là vì: giọt dịch này chưa cân bằng áp suất thẩm
thấu, mà trong trường hợp này là các chất bên trong giọt dịch đi ra bên
ngoài, nói cách khác là tỷ trọng của nó bé hơn ban đầu, do đó giọt dịch nhẹ
hơn và kéo theo là giọt dịch màu này đi lên.


Còn giọt dịch di chuyển xuống là vì: tỷ trọng của giọt dịch nặng hơn ban
đầu, bởi vậy nên giọt dịch sẻ đi xuống phía đáy ống nghiệm một cách từ từ,
và nó sẻ loang màu ra.
4.Ý nghĩa của bài thực tập này?
Đo được sức hút của nước của mô thực vật nhưng mà chỉ theo phương
pháp Sadacop.




×