Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo lá cải luận văn tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.13 KB, 35 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã
hội. Nó là vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng.
Kể từ khi tờ báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra
số đầu tiên (21/6/1925) - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí
Việt Nam, khai sinh ra nền báo chí cách mạng, góp phần giải phóng con
người giành độc lập cho dân tộc.
C.Mác và Ph.Ăngghen có một nhận xét rất đúng về báo chí: "Nghĩa
vụ của giới báo chí, là phải bênh vực những người bị áp bức xung quanh
mình. [...] Chỉ đấu tranh nói chung chống nhưng quan hệ tồn tại và chống
nhà cầm quyền cấp cao thôi chưa đủ. Báo chí phải đấu tranh chống lại
viên hiến binh này, viên công tố này, viên tổng đốc này. [...] Nhiệm vụ
đầu tiên của báo chí hiện nay là: Phá hủy toàn bộ những cơ sở của chế độ
chính trị hiện tồn"(1).
Từ trước đến nay, Báo chí vẫn luôn là nguôn tin đáng tin cậy của
bạn đọc, tuy nhiên , tồn tại song song với báo Đảng , bạn đọc còn được
tiếp nhận được nhiều thông tin từ “báo lá cải”. Những thông tin chưa
được qua chọn lọc và kiểm duyệt. Chọn đề tài " Báo lá cải " làm đề tài
như một cách đưa quan điểm của các nhà nghiên cứu Báo lá cải đến với
bạn đọc, đồng thời thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề vô cùng
nhạy cảm và nóng bỏng này. Thông qua việc nghiên cứu Báo Lá Cải ở
Việt Nam sẽ gián tiếp giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về điểm mạnh và
điểm yếu của nó để bạn đọc có thể tiếp nhận thông tin một cách có chọn
lọc hơn .
Vì những lý do trên, em xin phép được chọn đề tài " Báo Lá Cải”
1(1). C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 6, Tr 316 – 317


2.Mục đích nghiên cứu
Tiêu luận tập trung nghiên cứu vào chủ đề “báo lá cải” . Giúp độc giả có


thể nhìn ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu và từ đó có thể tiếp nhận
được thông tin chọn lọc hơn . Cũng như để người đọc có thể hiểu rõ thế
nào là báo lá cải và nhận biết rõ hơn. Giúp những người hoạt động trong
lĩnh vực Báo chí nắm được rõ những vấn đề mà mình được phép hay
không được phép đề cập đến. Thông qua đó rút ra được những bài học
kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển báo chí không chỉ trong sự
nghiệp cách mạng mà trong cả thời đại mới ngày nay
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Một là : Định nghĩa thế nào là báo lá cải ? Tìm hiểu chi tiết nội dung và
hình thức của báo lá cải
-Hai là : Sự khác nhau giữa báo lá cải và báo chính thống
-Ba là : Cho công chúng thấy rằng sự phát triển của báo lá cải hiện nay .
Điểm mạnh và điểm yếu .
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào các định nghĩa cũng như thực tế để nêu lên định nghĩa và ưu
điểm cũng như nhược điểm của báo lá cải. Song song với đó là khảo sát
các báo mạng cũng như báo giấy để thấy được sự phát triển và nhu cầu
của người đọc báo lá cải. Tìm hiểu các chủ đề , các khía cạnh mà báo lá
cải hay đề cập để từ đó nhìn nhận được nhu cầu của bạn đọc hiện nay .

5. Kết cấu đề tài


A. Mở đầu
B. Nội dung
Chương 1: Các quan niệm về Báo lá cải
Chương 2: Các quan niệm về báo chính thống
Chương 3 : Sự khác biệt giữa báo lá cải và báo chính thống
Chương 4: Điểm mạnh và điểm yếu của báo lá cải
Chương 5: Khảo sát báo giấy và báo mạng về vấn đề báo lá cải .

( Phapluatvadoisong.vn , 24h.com.vn)
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
B. NỘI DUNG
Chương 1. Các quan niệm về Báo lá cải
Báo lá cải là một vấn đề được rất nhiều cá nhân và tập thể quan tâm
trong thời kì gần đây. Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có
rất nhiều quan niệm về báo lá cải . Mỗi cá nhân đưa ra một quan niệm
báo lá cải cho riêng mình như một cách thể hiện quan điểm, cái nhìn
khách quan của bản thân về nó. Và sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu
một số quan niệm về Báo lá cải.
1.1 Theo wikipedia , Báo lá cải (tiếng Anh: tabloid) là một loại báo có
khổ giấy in nhỏ hơn so với loại báo xuất bản hàng ngày mặc dù không có
tiêu chuẩn rõ rệt nào về khổ chính xác của một tờ báo lá cải. Thuật từ báo
chí lá cải (tabloid journalism) mà có xu hướng khai thác các đề tài như
các câu chuyện tội phạm, chiêm tinh, và lời đồn thổi có liên quan đến
những người nổi tiếng gây chấn động, thường thường được dùng để chỉ
đến những tờ báo có khổ "lá cải" mặc dù cũng có một số tờ báo đáng nể
như The Times cũng có khổ "lá cải". Tại Vương quốc Anh, khổ lá cải
được gần như tất cả các tờ báo địa phương sử dụng. Tại Hoa Kỳ, đây là


khổ giấy được nhiều tờ báo phụ (alternative newspaper) sử dụng để phát
hành. Thuật từ lá cải đã trở thành đồng nghĩa với các tờ báo kém chất
lượng tại một số khu vực. Tuy nhiên một số tờ báo khổ nhỏ nhưng có tiêu
chuẩn chất lượng cao như tự tuyên bố thì thường hay gọi chính mình là
báo khổ nhỏ (compact newspaper).
Dạng báo khổ "lá cải" đặc biệt rất phổ biến tại Vương quốc Anh với khổ
giấy khoảng chừng 430 × 280 mm (16.9 in × 11.0 in).
Những tờ báo khổ lớn hơn, xưa nay có tiếng về chất lượng báo chí cao,

thì thường được gọi theo tiếng Anh là "broadsheet" (tạm dịch là nhật báo
khổ rộng). Thuật từ này vẫn luôn được dùng để gọi chúng cho dù các tờ
báo đó sau này quay sang in ấn trên khổ giấy nhỏ hơn như nhiều tờ báo
đã làm vậy trong những năm qua. Như thế thuật từ "lá cải" (tabloid) và
báo khổ rộng (broadsheet) được dùng ngày nay có ý nghĩa diễn tả vị trí
trên thị trường của tờ báo hơn là khổ in thật sự của tờ báo.
Khổ "Berliner" được nhiều tờ báo nổi tiếng của châu Âu sử dụng có kích
thước nằm giữa khổ "lá cải" và báo khổ rộng. Theo văn mạch báo chí,
thuật từ Berliner thường được dùng để diễn tả khổ báo, chớ không phải
để chỉ chất lượng của tờ báo.
Báo lá cải thường hay bị chỉ trích vì tính chất ưa tạo nên chấn động, tin
giựt gân nhưng lại thiếu tính chất báo chí đúng nghĩa. Một số người chỉ
trích còn đi quá xa khi đề nghị tước quyền công dân của những người đọc
báo lá cải.
1.2 Theo Trung Thuần ( báo Thanhtravietnam.vn )
Theo quan niệm của người Việt Nam, “báo lá cải” là những tờ báo mới ra
chuyên đăng tin vụ án li kỳ hoặc những scandal đình đám liên quan đến
người nổi tiếng. Trên các sạp báo hiện giờ treo đầy những tờ báo kiểu này


vì người bán báo bảo được bán rất chạy, còn các tờ báo thời sự - chính trị
thì bị xếp xuống dưới hầu như chẳng ai mua.
Người Việt Nam chúng ta đang tiếp xúc một loại gọi là “thảm họa truyền
thông”, thảm họa của những tờ “báo lá cải”.
Nhiều người ở Việt Nam có chung nhận xét: Nếu nói loại “báo lá cải” ở
Việt Nam hoàn toàn giống với loại báo tabloid journalism ở Phương Tây
là không đúng. Có những người còn cho rằng tại Việt Nam chưa có thứ
gọi là báo lá cải, mà chỉ có cách khai thác tin lá cải.
Về điều này, xin được mượn lời nhà báo, CEO tập đoàn Le Group Lê
Quốc Vinh trong một bài phỏng vấn có tiêu đề: “Thảm họa truyền thông”

ở Việt Nam.
“Tôi nói thật những chuyện như thế này chúng tôi cũng tranh luận rất
nhiều. Những sản phẩm báo chí, cái này vẫn là báo chí, có thể vẫn gọi
như thế, nhưng mà là một trường phái báo chí chúng ta chỉ có thể thấy ở
Việt Nam chứ không thể thấy ở bất cứ nước nào khác trên thế giới, là moi
móc những chuyện riêng tư, thậm chí là thổi phồng lên cả những cái
chuyện mà rất nhỏ thành to, đấy là những chiêu trò của một nhóm báo chí
muốn câu khách bằng những thông tin kiểu như vậy.
Ở Anh quốc, bạn cũng rất khó tìm ra được những loại bài báo như vậy
trên báo chí ở Anh quốc hay ở Mỹ. Nhưng ở Việt Nam thì cái quan điểm
về “lá cải” nó hơi khác với cái quan điểm về “lá cải” ở phương Tây.
Tôi cho đấy thực sự là những thảm họa. Và đây là trách nhiệm không
phải là trách nhiệm của những người phát ngôn đâu. Như tôi nói ngay từ
lúc đầu là tôi không trách những người như cô Phạm Ngà phát biểu như
vậy, mà tôi trách những người làm báo.


Những người làm báo mà moi móc khía cạnh như vậy để đưa lên mặt báo
thì đấy là phương pháp làm báo mà nếu dân chúng cứ bị mê hoặc, cứ
chạy theo những loại báo chí như vậy thì tôi nghĩ câu chuyện thảm họa đó
không chỉ dừng lại ở chuyện một cô gái mà nó sẽ ảnh hưởng đến cả xã
hội”.
Khái niệm “lá cải” rành rành là một khái niệm được nhập khẩu từ Phương
Tây, thế nhưng không thể không đặt câu hỏi: Tại sao người Việt mình lại
gọi là “báo lá cải”?
Thử ngắm nghía kích thước chiếc lá cải sẽ thấy một chiếc lá cải to cũng
có khổ tầm tầm bằng kích cỡ loại báo khổ nhỏ này. Có lẽ vì liên tưởng
khổ báo tương tự như hình dạng chiếc lá cải, mà loại báo này đã được
người Việt mình gọi là “báo lá cải”, có nghĩa là “báo có khổ lá cải”
chăng?

1.3 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: "Ở
nước ta không có báo gọi là báo “lá cải”. Tất cả cơ quan báo chí phải thực
hiện đúng tôn chỉ, mục đích. Báo nào có sai phạm, đi lệch tôn chỉ, mục
đích thì phải xem xét xử lý".


Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son. Ảnh: Vietnamnet.vn
"Báo chí có quyền nói sự thật nhưng sự thật đó phải vì lợi ích của đất
nước, của nhân dân. Những vụ án như vậy, viết một cách chi tiết các tình
tiết thì có nên hay không? Viết như thế anh còn làm cho người ta tò mò
hơn, nhất là giới trẻ. Vậy có nên như thế hay không? Điều này rõ ràng
không phù hợp với lợi ích của đất nước, nhất là thuần phong mỹ tục của
Việt Nam", bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết.
"Nhà báo là những người hoạt động trên mặt trận chính trị tư tưởng, anh
phải có nhạy cảm về chính trị, tư tưởng, văn hóa, tại sao anh lại mô tả chi
tiết tình tiết vụ án như thế nhất là những vụ án giết người man rợ, những
hành vi hiếp dâm, đồi trụy. Trong khi đó chỉ là hình ảnh rất cá biệt ở Việt
Nam, không phải phổ biến và không cần phải tuyên truyền, cổ súy cho
các hành động đó. Điều đó không có lợi, nhất là trong việc hình thành
nhân cách của lớp trẻ. Cái đó ta phải chống. Mỗi cơ quan báo chí phải đi
đúng tôn chỉ, mục đích của mình, đúng Luật Báo chí", cũng theo lời bộ
trưởng.
Cũng theo VOV, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phát biểu: "Có
nhiều cách giật gân, câu khách. Giật gân mà đúng sự thật thì phải hoan
nghênh vì đấy là một nghệ thuật làm báo giỏi. Nói sai sự thật, gây phản
cảm, tác động xấu thì không thể khuyến khích".
Chương 2 : Các quan niệm về báo chính thống
2.1 Theo Wikipedia
Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo - và

"chí" - giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ,
như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền


thông khác như đài phát thanh, đài truyền hình. Định nghĩa này cũng áp
dụng được cho một tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử).
2.2 Theo hiến pháp của nhà nước
- Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn
luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới
đây gọi chung là tổ chức); là diễn đàn của nhân dân.
- Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai
trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà
nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo
chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí,
quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
tập thể và công dân.
Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng.
- Các loại hình báo chí
Báo chí nói trong Luật này là báo chí Việt Nam, gồm: báo in (báo, tạp chí,
bản tin thời sự, bản tin thông tấn); báo nói (chương trình phát thanh); báo hình
(chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện
bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc
thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.


Chương 3: Sự khác nhau giữa báo lá cải và báo chính thống

Báo chí đều có điểm chung là đem đến thông tin cần thiết cho bạn đọc
cũng như đưa đến cho người đọc nhiều kiến thức mới . Tuy nhiên với báo
chính thống thì nguồn tin và thông tin đưa ra cần phải tuân theo đường lối
, chính sách của Đảng và nhà nước , nguồn tin đảm bảo và chính xác .
Báo lá cải lại tập trung vào những vấn đề đời sống, đời tư và đi quá sâu
vào đấy. Nội dung của báo lá cải thường không đảm bảo và chưa được
xác thực.
Trong một blogger đã có một bài báo nói về “trận chiến giữa báo lá cải và
báo chính thống” trong đó có sự tham gia của cả các nhà lãnh đạo cấp cao
của đất nước .
“Bàn tròn kỳ này mở cho bạn đọc cùng bàn thảo về một chủ đề đang
được… chửi nóng trên các mặt báo. Đó là cuộc đấu chửi giữa một nhóm
báo tự xem là… chính chuyên (chính thống) với báo lá cải. Thấy cả các
Bộ trưởng, tướng tá, cựu- nguyên các loại nhảy vào tranh cãi búa xua.
Tôi không cổ vũ báo lá cải, nhất là các loại “cướp giết hiếp”.
Nhưng nói đó là “thảm họa”, là “mối lo ngại lớn cho xã hội” thì không
biết những loại báo được xếp hàng “chính thống” nhưng tổn phí tiền dân,
in ra không biết bán cho ai, không có người đọc như Nhân Dân, Quân đội
nhân dân, tạp chí Cộng sản… thì “thằng” nào thật sự vô bổ và “nguy hại”
hơn?
Nhiều người đọc, không ăn vào tiền thuế của dân. Ở mặt này thì rõ
báo lá cải vô hại, thậm chí hữu ích hơn báo Nhân Dân, Quân đội nhân
dân, tạp chí Cộng sản, …
Còn ở nghĩa “tuyên truyền, định hướng” thì không biết giữa lá cải
với chính thống, “đứa” nào “tuyên truyền định hướng” tốt hơn? Hay cả
hai đều có “giá trị” đầu độc, tha hóa và… phá hoại như nhau?


Và vì thế, có phải sự bới chửi ỏm tỏi đang diễn ra trên các mặt báo
cũng chính là cuộc chiến rất… “lá cải”?

Anhbasam đưa tin:
- Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: PHỤ NỮ TPHCM
tiếp tục thanh trừng (Lê Thiếu Nhơn). Đó là bài đăng trên Phụ nữ Online:
Ma trận truyền thông – Kỳ 2: Tràn lan cỏ dại. Mời xem lại: MA TRẬN
TRUYỀN THÔNG – KỲ 1: CHOÁNG VÁNG VỚI BÁO “LÁ CẢI” –
Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: ĐỜI SỐNG &
PHÁP LUẬT trả đòn trực diện (PhunuToday/ Lê Thiếu Nhơn). Bài này
đã đăng trên báo Người Đưa Tin: Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống
– báo Lá Cải: trong rừng luật vẫn có luật rừng ? (Lê Thiếu Nhơn). – Phan
Sông Giang: Cuộc chiến khốc liệt báo Chính Thống – báo Lá Cải: CÔNG
AN TPHCM xuất kích (CATP/ Lê Thiếu Nhơn). “Các bác chê nhau lá
cải, báo công dân chúng em hóa ra lá sen“.
Đáng buồn và cả đáng thương cho màn đấm đá, cãi vã rất … “lá cải” này.
Tức là chính Sài Gòn Giải Phóng lại đầu têu … phóng ra một đòn dưới
thắt lưng để bôi xấu đồng nghiệp.
Làm công việc điểm tin tức từ blog, web, báo hàng ngày nên BS và các
cộng sự quá biết tình trạng gọi là “lá cải”, đưa tin tức rẻ tiền, câu khách
đang đến độ tệ hại trên các trang báo nhà nước tới đâu. Thế nhưng lạ là
những đối tượng đáng “đánh”, nếu như SGGP thực tâm làm, thì lại không
phải như họ đã làm. Còn các đối tượng bị “đánh” thì lại phản ứng thái
quá, không cần thiết, góp phần làm phiền độc giả, hạ thấp mình. Điều nên
làm ngay từ ban đầu là họ chỉ cần đưa ra một bài viết của ban biên tập,
phản ứng có chừng mực với trò sinh sự kia, không cần lao vào cuộc đôi
co.
Dù cuộc cãi vã có thế nào thì thực tế thấy rõ là hai trang SGGP và PNTP
HCM là những trang quá xoàng, mặc dù SGGP cùng Nhân dân, QĐND
thường được trang Baomoi.com “ưu tiên” đưa bài vở xếp hàng lên đầu


hơn hẳn các báo khác. Chỉ hiện tượng đó cũng tàm tạm giải thích cho một

trong những lý do họ phát động cuộc tấn công, mà hôm qua một độc giả
đã gọi là “trâu buộc ghét trâu ăn”. – BÁO BUỒN (Sơn Thi Thư). – Tờ
báo không thực hiện theo tôn chỉ mục đích sẽ thu hồi giấy phép
(Infonet). – BÁ LÁP CHUYỆN NGỒI COI CÁC BÁO “CHIẾN”
NHAU (NCTG).
Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ báo
29-05-2012 | 09:39 | 10 bình luận
(Nguoiduatin.vn) - Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ
báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu
“đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…
Trong khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên là những mô hình
báo chí thành công về mọi mặt thì nhiều tờ báo thuộc một số cơ quan ở
TP Hồ Chí Minh đã tự đánh mất mình và đánh mất bạn đọc vì lối làm báo
xơ cứng, thiếu hơi thở của đời sống, xa rời bạn đọc hoặc chỉ chạy theo lợi
nhuận quảng cáo mà quên mất nội dung thông tin.
Ở thời đại thông tin, khi nhu cầu và trình độ của độc giả đã được nâng
cao, những cách làm báo tự cho mình là chính thống theo kiểu “ông trời”
con, muốn “phán” gì cũng được như báo Sài Gòn Giải phóng hoặc chỉ
chạy theo phục vụ các “đại gia” nhiều tiền với la liệt các loại PR, quảng
cáo trá hình trơ trẽn và thô thiển trên trang báo như báo Phụ nữ TP Hồ
Chí Minh thì việc bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt cũng là điều dễ
hiểu. Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng
chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới
lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…


Đã có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các
đồng chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà
khoa học từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật
Tác nghiệp theo cách... đứng trên tất cả

Như một sự sắp đặt mang tính chất “liên minh” từ trước, sáng hôm qua
(28/5/2012), 2 tờ báo thuộc các cơ quan TP. Hồ Chí Minh là Sài Gòn
Giải phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đồng loạt đăng bài phê phán báo
“lá cải” và cơ quan quản lý báo chí.

Trong khi tự cho mình quyền đưa ra nhận định thay cho cơ quan chức
năng quản lý báo chí, để tăng tính “gây sốc”, tờ Sài Gòn Giải phóng còn
dẫn ý kiến của một sĩ quan an ninh - Ông Nguyễn Tuấn Việt, thiếu tá, phó
trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông
đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ
Thông tin -Truyền thông cần phải làm thế này, thế khác như sau: "Cần
kiên quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm;
tránh tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ
quản lý trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo


chí vi phạm. Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý
mạnh tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ
tục. Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với
những tờ báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý
người đứng đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai
phạm”.
Những bài báo này sẽ khách quan và hữu ích nếu như mang tính xây
dựng. Đáng tiếc là trong khi khoác “tấm áo đạo đức” và lên giọng dạy dỗ
người khác, dưới chiêu bài phê phán báo “lá cải”, hai tờ báo này đã “trình
diễn” một cách làm báo “lá cải” nhất với những lời bôi bẩn đồng nghiệp
một cách thiếu văn hoá, thậm chí đưa ra những thông tin bịa đặt mà
không hề kiểm chứng.
Một trong số những điều mà báo “lá cải” khiến nhiều người “sợ” nhất là
việc trở thành nạn nhân của những cuộc “trả lời phỏng vấn” mà như

không được nói, theo đó mọi câu trả lời đều được bóp méo, xuyên tạc, cắt
cúp theo ý đồ của phóng viên, mọi việc làm, cử chỉ dù là vô tình của đối
tượng phỏng vấn đều được đưa vào bài viết theo góc nhìn của người viết.
Những cuộc phỏng vấn này thường được đưa ra với một lời quy chụp
chung chung theo kiểu: “nhiều người cho rằng…”, “có ý kiến nói
rằng…”. Thì đây, trong bài “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo
lá cải”, một phóng viên trẻ của báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã không
ngần ngại thể hiện cách tác nghiệp “phỏng vấn” theo kiểu “ông trời con”
đối với… lãnh đạo một tờ báo khác.
Xin được trích lại nguyên văn đoạn box trong bài viết này: “Chiều
24/5/2012, chúng tôi hẹn phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng - Trưởng văn
phòng đại diện Báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia VN). Phóng
viên đặt vấn đề: “Một số người cho rằng tờ Đời sống và Pháp luật cùng
một số ấn phẩm phụ như Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Người đưa tin
đang dần lá cải hóa để thu hút bạn đọc, bất ngờ, ông Nguyễn Tiến Thanh


(Tổng biên tập Báo Đời sống và Pháp luật), lúc này đang ngồi ở bàn làm
việc bên cạnh, chen ngang cuộc phỏng vấn. Ông nổi giận cho rằng phóng
viên Báo Phụ Nữ TP đặt vấn đề sai và chỉ đạo ông Dũng ngưng ngay
cuộc phỏng vấn. Ông Thanh quát tháo: “Báo Đời sống và Pháp luật hoạt
động với tôn chỉ khác, không làm theo kiểu lá cải, người ta lấy căn cứ nào
dám bảo báo của chúng tôi lá cải?. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Riêng
trong tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ ra
nhiều tin bài của Báo Đời sống và Pháp luật, đã vi phạm Nghị định 51.
Ông Thanh tiếp tục cắt ngang: “Đó là chuyện của Sở, họ có quyền thống
kê”. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Thưa ông, còn những ấn phẩm phụ của
Đời sống và Pháp luật như Hôn nhân và Pháp luật, Người đưa tin thì thế
nào?”. Ông Thanh vẫn chưa hết nóng giận, tuyên bố từ chối trả lời phỏng
vấn”.

Trên thực tế, phóng viên này đăng ký gặp ông Dũng (quyền trưởng cơ
quan đại diện, không phải trưởng Văn phòng đại diện như bài báo đưa)
với nội dung trao đổi về kinh nghiệm của một tờ báo có lượng phát hành
lớn, nhưng đến khi gặp lại đưa ra câu hỏi mang tính quy chụp cho rằng tờ
báo “đang dần lá cải hoá để thu hút bạn đọc”. Tổng biên tập báo Đời
sống và Pháp luật đã yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn vì phóng viên trẻ này
đã vi phạm quy chế phỏng vấn của cơ quan quản lý Nhà nước và nhắc
nhở về đạo đức nghề nghiệp của người phỏng vấn cũng như quyền của
người được phỏng vấn, không hề có chuyện nóng giận và quát tháo. Việc
bà tổng biên tập báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho đăng đoạn “phỏng vấn”
nói trên đủ cho thấy thế nào là một tờ báo “lá cải” theo đúng nghĩa của từ
này.
Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hoá
Tương tự như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, với tiêu đề: “Thảm hoạ “báo
lá cải””, báo Sài Gòn Giải phóng số ra ngày 28/5/2012 đăng bài của tác
giả Đường Loan với một cách tác nghiệp “lá cải” mang tính “gây sốc”, sử


dụng những lời lẽ quy chụp để bôi bẩn đồng nghiệp một cách trắng trợn
nhất. Báo SGGP viết: “Hãi hùng nhất trong việc “trồng cải” là “tập đoàn”
ĐS&PL với 4 ấn phẩm “con, cháu”. Đáng chú ý, tờ báo chính là ĐS&PL
chỉ được xuất bản 4 số/tuần thì ấn phẩm phụ Người đưa tin lại được cấp
phép xuất bản hàng ngày! Có số lượng hùng hậu “tập đoàn” này làm mưa
làm gió với những thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”.
Chúng tôi chưa nói đến tính đúng sai trong một số thông tin trong đoạn
bài báo này (như chuyện cấp phép) mà chỉ nói đến cách viết tuỳ tiện,
thiếu hiểu biết, vô văn hoá đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của không
chỉ Báo ĐS&PL mà còn với hàng chục vạn độc giả và đặc biệt là những
người đã từng tham gia đóng góp tin bài, trả lời phỏng vấn trên báo
ĐS&PL.

Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Báo ĐS&PL tự hào và có thể
liệt kê, chứng minh rằng: Đã có hàng chục ngàn lượt các nhà khoa học,
các chuyên gia; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung ương cũng như
các địa phương (trong đó có cả lãnh đạo của Thành uỷ TP Hồ Chí Minhcơ quan chủ quản của báo SGGP) và thậm chí các đồng chí lãnh đạo cao
cấp của Đảng và Nhà nước đã từng trả lời phỏng vấn, viết bài trực tiếp,
trích dẫn đăng trên báo ĐS&PL.
Báo cũng đã tổ chức nhiều loạt bài và các tin bài lẻ khác thông tin, tuyên
truyền, đóng góp ý kiến về các chủ trương lớn, hoạt động lớn của Đảng,
Nhà nước và các cơ quan quản lý khác. Từ các kỳ Đại hội, hội nghị của
Đảng đến các kỳ họp Quốc hội, các diễn đàn, hội thảo quốc tế với sự có
mặt của các nguyên thủ, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Vậy mà tác giả bài báo này dám viết một câu nhận xét: “...làm mưa làm
gió với những thông tin TRƠ TRẼN, THÔ TỤC” (Chúng tôi nhấn mạnh
những chữ viết hoa - PV). Không có từ ngữ nào chính xác hơn để mô tả
cách viết báo này là “quy chụp, thiếu hiểu biết và vô văn hoá”.
Ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải bài viết, Báo ĐS&PL đã


nhận được nhiều thư, điện thoại của độc giả bày tỏ sự bất bình về nội
dung bài báo của Báo Sài Gòn Giải phóng và đề nghị Báo ĐS&PL phải
lên tiếng để bảo vệ danh dự cho bản thân tờ báo và hàng chục vạn độc
giả, cộng tác viên của Báo.
Với cách viết quy chụp như trên, bài báo này còn tiếp tục: “Ngay cả
ĐS&PL, bạn đọc cũng “ngã ngửa” khi phác hoạ bức tranh xã hội Việt
Nam quả là dễ sợ đủ chuyện cướp – giết - hiếp với giọng văn vô cảm và
bỏ lửng, không hề thấy nhà báo phân tích việc nào đúng việc nào trái
pháp luật; hung thủ có khả năng phạm tội gì, điều luật nào, nạn nhân có
thể vận dụng pháp luật để giải quyết vấn đề theo cách nào...”.
Chúng tôi thực sự bất ngờ với cách viết quy chụp một cách “trơ trẽn” và
“chợ búa” trong đoạn bài báo trên. Qua hơn 10 năm hình thành và phát

triển, với hàng triệu tin, bài mà Báo ĐS&PL đã xuất bản, không hiểu tác
giả Đường Loan đã đọc được bao nhiêu bài mà dám “tổng kết” như trên.
Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi cũng không muốn liệt kê tính
toán từng bài báo cụ thể để “so đo” với tác giả Đường Loan của Báo Sài
Gòn Giải phóng (mời đọc thêm ý kiến độc giả của Báo ĐS&PL mà chúng
tôi đăng tải trên số báo này-PV) mà chỉ muốn nói về một kiểu tác nghiệp
mà các nhà báo, cơ quan báo chí tự cho mình cái quyền đứng trên tất cả
để dạy dỗ bạn đọc, dạy dỗ người khác-mà bài báo này nói chung và đoạn
bài báo chúng tôi trích dẫn nói trên là một điển hình.
Cũng trong bài báo trên, báo SGGP đã trắng trợn bịa đặt thông tin khi nói
rằng: “Ấn phẩm HN&PL không hề giấy phép theo quy định của Luật báo
chí và báo ĐS&PL lại có tới 2 văn phòng đại diện hoàn toàn riêng biệt để
sản xuất nội dung tại TP Hồ Chí MInh”. Việc bịa đặt này nhằm mục đích
gì thì có lẽ chỉ có báo Sài Gòn Giải phóng mới có câu trả lời.
Không thể “bán báo” bằng cách xúc phạm người khác
Ai cũng hiểu rằng, khi phản ánh một vấn đề sự kiện, mỗi cơ quan báo chí
phải tuân theo tôn chỉ, mục đích và có cách tiếp cận riêng. Đối với Báo


ĐS&PL, ngoài việc đưa thông tin chính xác, tôn trọng kết quả xác minh
của các cơ quan chức năng luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia trong
nhiều lĩnh vực (trong đó đặc biệt là các luật gia) để phân tích không chỉ
sự đúng sai mà soi rọi và tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn và nhân
phẩm của con người.
Báo ĐS&PL là cơ quan tuyên truyền của Hội Luật gia Việt Nam nên các
vấn đề liên quan đến pháp lý là mảng để tài lớn. Tuy nhiên, mục đích
cuối cùng của luật pháp là để hướng con người đến làm điều thiện nên
không cần phải có những biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp.
Chính vì vậy, có lẽ không một người hiểu biết nào lại nghĩ rằng tuyên
truyền các điều luật một cách khô khan kiểu “tầm chương trích cú” có thể

đem lại hiệu quả. Hơn thế nữa, những đối tượng cần được hỗ trợ pháp lý
nhiều nhất là những người bình dân trong xã hội, cho nên báo chí cần có
cách viết đa dạng, sinh động cho phù hợp.
Vì thế, khi phản ánh các vấn đề sự kiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan
đến pháp lý, Báo ĐS&PL không chỉ đưa các thông tin mang tính gợi mở,
định hướng thông qua ý kiến của các luật gia mà luôn có ý thức đi sâu
khắc hoạ số phận của mỗi con người, mối quan hệ xã hội, qua đó soi rọi
và làm rõ những giá trị nhân văn, đạo đức.
Đặc biệt, ĐS&PL xác định Báo là một diễn đàn, đăng tải chính xác ý kiến
của mỗi người dân, của các cơ quan chức năng chứ không thể làm thay
công việc của họ bằng cách đứng ra “phán” ai đúng ai sai, “kết tội” người
này người khác như cách mà Báo Sài Gòn Giải phóng “chỉ đạo”. Chính
vì vậy, Báo ĐS&PL tự hào khi có một lượng bạn đọc đông đảo, có hàng
chục vạn người chờ đón đọc các ấn phẩm của Báo ĐS&PL mỗi kỳ xuất
bản.
Báo ĐS&PL không thể rập khuôn theo bất kỳ một tờ báo nào, đặc biệt là
Báo Sài Gòn Giải phóng Chúng tôi xin trích đăng nguyên văn lời nhận
xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn


Đua trong lần đến thăm Báo SGGP ngày 5/5/2012 (đã được chính Báo
Sài Gòn Giải phóng đăng tải): “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Báo
Sài Gòn Giải phóng nên Đảng uỷ, Ban biên tập Báo Sài Gòn Giải
phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để Báo Sài Gòn Giải phóng đạt được
mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra
mua báo”.
Theo phó bí thư thường trực Thành uỷ, hiện nay Báo Sài Gòn Giải phóng
đã đảm bảo được tính đúng trong thông tin nhưng phải nghĩ cách để báo
đến với đông đảo, qua việc đổi mới công tác phát hành, lượng báo phát
hành phải tính đến từng người đọc, cũng như tính đến bạn đọc truy cập

báo điện tử. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh nội dung báo phải luôn bám sát
thực tiễn để phản ánh được hơi thở cuộc sống, khơi gợi những cách viết
đi vào lòng người.
Từ những nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Văn Đua- lãnh đạo cơ quan chủ quản của Báo Sài Gòn Giải
phóng có thể nhận thấy: Những người làm Báo Sài Gòn Giải phóng cần
xem lại chính mình, với việc hàng năm được cấp một khoản ngân sách
không nhỏ cộng với sự đầu tư về trang thiết bị, trụ sở... từ nguồn đóng
góp qua thuế của người dân nhưng báo Sài Gòn Giải phóng chưa hoàn
thành tốt nhiệm vụ là tuyên truyền để đưa các nghị quyết của Đảng, chủ
trương chính sách của Nhà nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh đến
với đồng đảo người dân. Báo Sài Gòn Giải phóng không thể che đậy sự
yếu kém hay lớn mạnh được như mong muốn của lãnh đạo cơ quan chủ
quản bằng việc đi bôi nhọ xúc phạm cơ quan báo chí khác và đồng
nghiệp.
Nhóm phóng viên “

Chương 4: Điểm mạnh và điểm yếu của Báo lá cải.


3.1 Điểm mạnh
Tào lao nhưng nhiều “mánh”
Báo lá cải thường tập trung khai thác những đề tài giật gân liên quan tới
tiền tình tù tội, tướng số, chuyện phiếm về đời riêng của người nổi tiếng
trong giới nghệ thuật hay thể thao. Báo lá cải chạm vào những vùng tin
tức mà báo chí nghiêm túc “không ngó ngàng” và không coi báo “tử tế”
là đối thủ cạnh tranh vì có lượng độc giả riêng của mình.
Với những tờ nghiêm túc, các bước tác nghiệp của phóng viên và tòa
soạn trước khi đăng tải đều rất thận trọng, đảm bảo chính xác, khách
quan, công bằng, thì báo lá cải chả thèm để ý đến những điều đó. Chỉ cần

một vài chi tiết nhỏ của câu chuyện nghiêm túc cũng có thể được phóng
đại lên. Báo lá cải sử dụng từ ngữ trực diện, đơn giản, đời thường, cố tình
phóng đại, đôi lúc thô lỗ, kết hợp với lối trình bày báo chú trọng tới hình
ảnh và đồ họa, tiêu đề bắt mắt, chữ to.
Ví dụ, tờ Daily Mail số báo ngày 15-6 có những tiêu đề sau: “Bác sĩ tắc
trách khiến học sinh nữ 15 tuổi trở thành nạn nhân của bệnh tật, dù em đã
đến thăm khám ở phòng mạch chín lần”; “63 tuổi, bị bầu trong miệng sau
khi ăn mực sữa chiên” (tức miệng bị phồng rộp); “Ai mời những kẻ
này?”. Hình cưới bị hỏng vì những “kẻ đánh bom hình ảnh” (thực chất là
những hình ảnh cưới mà tự nhiên có ai, con gì, hoặc vật gì xuất hiện chen
vào một cách vô duyên).
Báo lá cải cũng thường cố tình bóp méo sự thật. Báo Daily Mail vừa
“được” giáo sư Dorothy Bishop, chuyên khoa thần kinh của ĐH Oxford,
“tặng” giải thưởng “bài viết khoa học trên một tờ báo tiếng Anh phát
hành toàn quốc có độ thiếu chính xác cao bất thường nhất”. “Vinh hạnh”
đó là nhờ bài viết “Chỉ một điếu cần sa cũng có thể gây ra tình trạng tâm
thần phân liệt và phá hủy trí nhớ”. Tức con người có thể bị hư hại thần


kinh đáng kể nếu hút một lượng nhỏ cần sa. Nhưng nghiên cứu thực tế lại
là trên chuột và phải dùng lượng cần sa lớn hơn nhiều!
Lượng phát hành cực lớn!
Tác nghiệp bằng mọi cách để có được thông tin kích thích trí tò mò và thị
hiếu của số đông là phong cách của báo lá cải. Gần đây nhất, tờ News of
The World đình đám nhất thế giới với 168 năm lịch sử đã “tẽn tò” đóng
cửa sau khi bị tố giác nghe lén điện thoại, từ nhân vật hoàng gia, vợ thủ
tướng, cầu thủ, diễn viên điện ảnh, ca sĩ, gia đình của nạn nhân bị giết
chết.
Không những thế, tờ báo còn trả tiền hối lộ, “nuôi” lực lượng thực thi
pháp luật để có tin. Bởi vậy, dù cực kỳ gây ảnh hưởng trong xã hội với

gần 3 triệu tờ phát hành mỗi ấn bản, tuần báo này cũng buộc phải đóng
cửa, thỏa thuận dàn xếp bồi thường hàng chục triệu USD với các nạn
nhân trước khi có thể bị hầu tòa và phải trả phí nặng hơn.
Nhưng số phát hành của báo lá cải khiến bất kỳ tờ báo “tử tế” nào cũng
thèm thuồng. Tính riêng ở Anh, năm 2012 The Sun on Sunday ra vào chủ
nhật có lượng phát hành 3,2 triệu bản/số, Sunday Mirror 1,5 triệu bản
(tăng 44,1% so với năm 2011), The People 701.246 bản (tăng 43,6%),
Daily Star Sunday 599.078 bản (tăng 93,1%).
Trong khi đó, ngược lại, các tờ “tử tế” đều giảm: The Independent giảm
42,3% xuống còn 105.160 bản, The Guardian giảm 17,8% xuống còn
215.988 bản và FT giảm 16,4% xuống còn 316.493 bản. Nhiều tờ báo lớn
rơi vào tình trạng đóng cửa, sáp nhập, sa thải. Bởi vậy, không có gì ngạc
nhiên khi các nhà chuyên môn kêu gọi tìm giải pháp cứu báo “tử tế” vì
báo lá cải không cần cứu vẫn sống khỏe.
Trang web MailOnline của Daily Mail hiện là trang web có đông lượng


người truy cập nhất thế giới, với 45,348 triệu lượt người ghé thăm trong
tháng 12-2011, hơn cả New York Times. Mỗi ngày MailOnline có 5,3
triệu lượt người ghé thăm, hơn cả BBC News Service. Lý giải về thành
công, Mail Online quảng cáo “giật gân”: vì trang web là “sự kết hợp độc
đáo giữa tin tức sốt dẻo, những phóng sự đầy hấp dẫn, những hình ảnh
chất lượng tuyệt hảo không nơi đâu sánh bằng và cách đưa tin tuyệt vời
về thế giới giải trí”.
Dù người đọc tức giận, các nhà văn hóa bực bội ra sao, chỉ trích thế nào
thì thực tế không thể phủ nhận là báo lá cải vẫn đang có nhiều người đọc.
Những người làm báo lá cải lại cho rằng họ mới chính là nơi bắt kịp với
sự thay đổi của người đọc, không “đạo đức giả”, tự hào “giật gân câu
khách” và chấp nhận mục đích duy nhất là thu lợi nhuận càng nhiều càng
tốt mà thôi.

Nhưng đọc báo lá cải thì giúp ích gì cho sự phát triển xã hội?
KHỔNG LOAN (Báo Tuổi Trẻ)
Đánh vào tâm lý tò mò của người đọc .
Mặc dù tin tức trên báo lá cải là những tin tức “tào lao” , “ăn theo nói
leo” nhưng lại đánh vào tâm lý tò mò của người đọc. Những tittle giật gân
luôn đem đến cho người đọc sự tò mò và muốn khám phá . Tuy nhiên
những tin tức đó lại chưa được kiểm chứng cũng như sẽ đem lại cho
người đọc những cái nhìn sai lầm và chưa chính xác .
3.2 Điểm yếu
Một số cơ quan báo chí thực hiện không nghiêm khắc các quy định về tôn
chỉ, mục tiêu , đối tượng đã được quy định trong giấy phép. Đây là
khuyết điểm, yếu kém thể hiện khá rõ tại một số báo,tạp chí , đã kéo dài


từ nhiều năm nhưng chậm được khắc phục . Vi phạm này làm cho một số
báo , tạp chí có nội dung giống nhau , sao chép , trùng lặp về thông tin, về
cách thức phản ánh thông tin , khi phản ánh thông tin về mặt trái , mặt
yếu kém thường sa đà , giật gân câu khác , tự nhiên chủ nghĩa. Nói đúng
ra , đó là cách làm báo thiếu cách chuyên nghiệp , vi phạm đạo đức nghề
nghiệp , thiếu bản lĩnh và bản sắc riêng, hạ thấp yêu cầu về tính chính trị ,
khoa học và văn hoá của các sản phẩm báo chí.
Với cách làm báo theo kiểu giật gân, câu khách quá mức, một số tờ báo
như Đời sống và Pháp luật, Đời sống và Pháp luật tuần, Hôn nhân và
Pháp luật thứ 7, Đang yêu, Tuổi trẻ và Đời sống, Người đưa tin, Cuộc
sống, Gia đình và Cuộc sống... và các trang tin điện tử như Eva.vn,
24h.com, Yahoo!... khiến người đọc không khỏi choáng váng. Dường như
những người làm nội dung các tờ báo này chỉ đua nhau biến trang báo
“càng lá cải càng tốt” để câu khách, bất chấp tính định hướng dư luận và
giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt Nam.


Một số ấn phẩm “lá cải” đang tràn ngập thị trường


TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH: GIẬT GÂN VÀ ĐỊNH
HƯỚNG... NGƯỢC!
Tờ Hôn nhân và Pháp luật thứ 7 (ấn phẩm phụ của báo Đời sống và Pháp
luật) nhanh chóng bán chạy khi “ra sạp” vào đầu năm 2011, với cách giật
tựa, đưa hình ảnh, chuyển tải thông tin khiến người đọc phải ngỡ ngàng.
Trang 2 của tờ này có chuyên trang “Chuyện hòa giải”, có vẻ như sẽ cung
cấp cho bạn đọc những kinh nghiệm vượt qua mâu thuẫn gia đình, nhưng
thực tế, nội dung khá ngây ngô và giật gân một cách vụng về đến buồn
cười. Số 24 (tháng 3/2012), chuyên trang này có bài “Gia đình nứt vỡ vì
chồng nghiện ngập đem cả nồi quấy cháo của con đi bán”. Bài báo kể về
câu chuyện một người vợ phát hiện chồng nghiện ma túy, đòi chia tay.
Cán bộ hòa giải ở địa phương tìm đến khuyên can, và người chồng đang
trong quá trình cai nghiện. Chuyện chỉ đơn giản là vậy nhưng được người
viết “tán hươu tán vượn” thành một trang báo gần 2.000 chữ, và “giật”
chi tiết “anh chồng bán cả nồi quấy cháo cho con để lấy tiền mua ma túy”
thành tựa, để gây “cảm giác lạ” cho người đọc.
Không chỉ sử dụng các chi tiết “rẻ tiền” để câu khách, các báo “lá cải”
còn đi ngược định hướng thẩm mỹ, trái thuần phong mỹ tục khi tung hê
những câu chuyện “ngược đời”. Tờ Đang yêu (Đặc san của báo Phụ nữ
Thủ đô) số 17 (ngày 28/2/2012) có bài “Kiếp chồng chung của hai chị em
họ”. Bài viết kể về một người đàn ông ở Hải Dương chung sống với hai
chị em họ, cùng những tình tiết ly kỳ. Câu chuyện toát lên tinh thần “vẫn
cơm lành canh ngọt dù hai người phụ nữ cùng chung một mái nhà với
kiếp chồng chung”. Ai cũng biết điều này trái pháp luật, đi ngược thuần
phong mỹ tục VN, nhưng bài báo vẫn “hoành tráng” chiếm trọn một trang
cùng hai bức ảnh sống động của nhân vật.



Điều đáng lo ngại, các “vườn cải” vẫn không ngừng “ươm mầm cỏ dại”
với cấp độ ngày càng cao. Tờ Gia đình và Cuộc sống (ấn phẩm của báo
Gia đình Việt Nam) số 3, ra ngày 22/5/2012 có bài “Mối tình ngang trái
của chàng trai đồng tính yêu nhầm cháu ruột mình”. Có thể, bài báo kích
thích trí tò mò của độc giả, nhưng khó mà đong đếm được tác hại của nó
đối với tâm hồn người đọc. Cũng ở số báo này, một bài báo ở trang 18 có
tựa dài và kỳ quặc chưa từng thấy: “Bí mật đắng lòng sau vụ việc hai cha
con ôm nhau treo cổ tự sát ở Tây Ninh: Lá thư tuyệt mệnh tố cáo người
vợ lăng loàn vạch ngực khêu gợi đám đàn ông”.
Khi các báo “lá cải” cạnh tranh quyết liệt thị phần, có vẻ như đang diễn ra
chuyện mạnh ai nấy “cải”, và cấp độ giật gân đang bị đẩy lên đến mức
cao nhất. Thử tưởng tượng, nếu các thành viên trong một gia đình cầm số
báo ngày 22/5 của tờ Người đưa tin (ấn phẩm hàng ngày của báo Đời
sống và Pháp luật) lên đọc, sẽ cảm giác thế nào khi ập vào mắt là bài
“Yêu râu xanh hiếp dâm con rồi dùng dao chém mẹ”?
TS Đinh Phương Duy - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục TP.HCM nhận
định: “Nội dung chuyển tải trên các phương tiện truyền thông có tác dụng
ám thị nhận thức, tình cảm và hành vi của độc giả, đặc biệt là đối với giới
trẻ, những người rất năng động, nhạy bén với điều mới mẻ. Những nội
dung mang tính giật gân, thiếu chính xác, thiếu kiểm chứng có thể gây hại
cho nhiều người, thậm chí có thể làm cho ai đó tìm đến cái chết. Những
nội dung “nhạy cảm” hoặc dung tục mang tính câu khách có thể làm
không ít người ngộ nhận về giá trị của mình và của xã hội, do đó ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục những giá trị nhân văn lành
mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội, làm quá trình phát triển, hoàn thiện
nhân cách của các bạn trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực”.
SEX: "PHÔ" VÀ TỤC!



Những thông tin liên quan đến “chuyện phòng the”, có lẽ được các “vườn
cải” đầu tư nhiều nhất. Bên cạnh báo in, các báo mạng cũng đang ầm ĩ
với mức độ "phô" hơn nhiều. Rất khó để tìm được một nội dung “ngay
ngắn” ở trang Phunutoday.vn - một trong những trang tin điện tử đang
"được lòng" đông đảo người xem. Ngày 25/5/2012, chuyên mục Chia sẻ,
hiển thị trên trang nhất của Phunutoday.vn “giật” lên hàng loạt bài mà chỉ
cần đọc tựa đã choáng: Chán chồng, tôi tìm đến phi công trẻ; Dân văn
phòng gần như ai cũng ngoại tình; Thỏa mãn với cùng lúc ba người, tôi
ghê tởm chính mình; Tôi thỏa dục vọng với sếp và cả đối tác của sếp... Tờ
Cuộc sống (ấn phẩm của báo Nhân đạo và Đời sống), số 3, ra ngày
21/5/2012 không ngại bung hình bán nude của nam người mẫu Hà Việt
Dũng ra gần hết trang nhất, minh họa cho bài “Tình dục cầu danh”.
Tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã thống kê hàng
loạt bài vi phạm các quy chuẩn báo chí, có nhắc đến một số bài: “Đứa
cháu bệnh hoạn không cưa đổ mợ thì đốt chợ khiến cả xã xém đi ở đợ”
hay “Những cuộc đời lụi tàn hậu khoảnh khắc càn quấy tốc váy hoa hậu
Đại học Sư phạm” (ấn phẩm Pháp luật và Thời đại, số 32, tháng 5/2012);
“Lời sám hối của một phụ nữ chơi trò đùa cợt với thân xác đàn ông”
(Cảnh sát toàn cầu - số 69, tháng 5/2012); “Gặp lại cháu bé 5 tuổi bị xâm
hại tình dục bị vứt bỏ tại chùa Bồ Đề: Choáng váng trước tội ác thú tính
của kẻ đội lốt người”. Ấn phẩm Hôn nhân và Pháp luật thứ 7 cũng bị
“điểm mặt” với bài “Nỗi oan của người vợ khi có con với người chồng
yếu khoản ấy”, “Phạm tội hiếp dâm vì một chữ yêu khờ dại...”. Thật khó
tưởng tượng, những nội dung như vậy lại có thể xuất hiện trên mặt báo!
Gần đây, chuyện kỹ thuật chốn phòng the cũng được các báo “giải trí”
khai thác mạnh mẽ, đặc biệt là các trang mạng. Trang 24h.com.vn không
ngại đưa ra những đề tài rất nhảm nhí, như “Bị em chồng bắt gặp lúc ái
ân” (kể lại chuyện đang ái ân với chồng thì bất ngờ em chồng bước vào),



×